Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Pháp luật về thời giờ làm việc ,thời giờ nghỉ ngơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.04 KB, 28 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người ,nó không chỉ tạo ra của cải vật
chất nuôi sống con người ,cải tạo xã hội mà nó còn mang lại những giá trị tinh thần làm
phong phú thêm cho đời sống con người .
Quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi là một trong những quyền rất cơ bản của con người
được pháp luật bảo vệ . Con người là một thực thể sinh học .Hệ thần kinh của con người
cũng hoạt động theo chu kì.Các nhà khoa học đã nhất trí rằng một con người bình thường
phải dành ít nhất 8 giờ đồng hồ để ngủ mỗi ngày.Như vậy ,trong số 24 giờ mỗi ngày sẽ
chỉ còn lại trên dưới 16 giờ ,trong đó có một số giờ dành cho làm việc.Một người làm việc
hiệu quả là khi họ phải tuân theo những quy luật tự nhiên và nguyên tắc làm việc.Để có
thể làm việc hiệu quả ,người lao động phải có thời gian nhất định dành cho nghỉ ngơi.Đó
chính là giai đoạn mà người lao động tái xuất sức lao động.
Pháp luật quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được hình thành trên cơ sở
cả sinh học ,tâm lí và kinh tế xã hội có liên quan đến quyền và lợi ích thiết thân trong
quan hệ lao động,được người lao động và cả người sử dụng lao động cùng quan tâm ,tạo
hành lang pháp lí nhằm bảo vệ sức khoẻ người lao động trong quan hệ lao động để làm
việc được lâu dài, có lợi cho hai bên ,có một tỉ số hợp lí giữa hai loại thời giờ này, có tính
đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, vừa không thiệt hại cho sản xuất kinh
doanh,vừa không làm giảm sút khả năng lao động,khả năng sáng tạo của người lao động
suy cho cùng là nhằm bảo vệ việc làm, tăng năng suất ,chất lượng, hiệu quả của lao
động,hướng vào chiến lược của con người.
Để hiểu rõ hơn những quy định mà pháp luật lao động quy định về thời giờ làm việc và
thời giờ nghỉ ngơi,tôi xin chọn đề tài “ quy chế pháp lí về thời giờ làm việc và thời giờ
nghỉ ngơi”,làm tiểu luận kết thúc khoá học với mong muốn nắm bắt cặn kẽ và hiểu rõ
hơn những quy chế pháp lí về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi mà Bộ luật Lao động
2012 quy định từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hiện hành về thời
giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi trong Bộ luật Lao động 2012.
2.Tình hình nghiên cứu
Pháp luật về thời giờ làm việc ,thời giờ nghỉ ngơi là một trong những quy định quan
trọng của pháp luật lao động ,vì nó liên quan thiết thực đến đời sống và việc làm của




người lao động.Tuy nhiên , hiện nay tình trang vi phạm trobg lĩnh vực này ngày càng phổ
biến.
Trong thời gian vừa qua đã có một số đề tài,công trình nghiên cứu về các quy định của
pháp luật về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi như các khoá luận tốt nghiệp và một số
bài báo đăng trên các tạp chí khoa học pháp lí...Các công trình bài viết trên mới chỉ đi sâu
nghiên cứu các quy định pháp luật về thời giờ làm việc ,thời giờ nghỉ ngơi áp dụng cho
một số đối tượng lao động đặc biệt như lao động chưa thành niên,lao động nữ,người cao
tuổi hoặc chỉ tập trung vào liệt kê các hành vi vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc thời
giờ nghỉ ngơi mà không đề cập đến tổng thể các quy định pháp luật về thời giờ làm
việc,thời giờ nghỉ ngơi,thực trạng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp
luật trong lĩnh vực này.
Việc nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ về vấn đề “Pháp luật về thời giờ làm việc
nghỉ ngơi ở Việt Nam-Thực trạng và một sô ý kiến nghị” là việc làm mang ý nghĩa lý luận
và thực tiễn sâu sắc.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về thời giờ
làm việc ,nghỉ ngơi nhằm đưa chúng ta có thể hiểu được những nội dung:
Khái quát chung về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi.
Các quy định cụ thể của pháp luật về thời giờ làm việc,nghỉ ngơi theo pháp luật hiện
hành,kết hợp với việc tham khảo tổng hợp thực trạng thực hiện các quy định pháp luật về
thời giờ làm việc , nghỉ ngơi trên thực tế.
Đề xuất cá nhân ,đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật.
4.Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận được kết cấu thành 3 chương,cụ thể như sau:
Chương 1: Khái quát chung về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi và sự điều chỉnh của
pháp luật.
Chương 2: Pháp luật hiện hành về thời giờ làm việc ,thời giờ nghỉ ngơi.
Chương 3: Một số nhận xét về thực trạng áp dụng luật về thời giờ làm việc , thời giờ

nghỉ ngơi và đưa ra kiến nghị để hoàn thành pháp luật.


Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ
LÀM VIỆC,THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
1.1.Khái quát chung về thời giờ làm việc ,thời giờ nghỉ ngơi
Thời giờ làm việc ,thời giờ nghỉ ngơi là hai phạm trù mà được Bộ luật Lao động 2012
quy định nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành quy chế không thể tách rời
trong pháp luật Lao động.Thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi có thể hiểu ở các góc độ
khác nhau như : Khoa học , Kinh tế ,Lao động,…Việc nghiên cứu về thời giờ làm việc ,
thời giờ nghỉ ngơi ở góc độ nào đi chăng nữa thì mục đích của việc quy định này nhằm
đưa ra một khoảng thời gian hợp lí cho người lao động làm việc và có một thời gian để
người lao động nghỉ ngơi.
1.1.1.Khái niệm về thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi
Dưới góc độ khoa học kinh tế lao động :
Thời giờ làm việc là độ dài thời gian cần thiết mà người lao động phải tiến hành hoàn
thành một công việc theo định mức thời gian.
Thời giờ nghỉ ngơi là độ dài thời gian mà người lao động được tự do sử sụng để tái
sản xuất sức lao động.
Theo đó thời giờ làm việc và nghỉ ngơi được xem xét chủ yếu dưới góc độ của việc tổ
chức quá trình lao động và phải được đặt trong mối quan hệ sản xuất hữu cơ với năng
suất,chất lượng và hiệu quả lao động với mụ tiêu:sử dụng ít nhất thời gian làm việc mà
vẫn đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.Dưới góc độ này ,thời giờ làm việc chính là
khoảng thời gian cần và đủ để năng suất lao động hoàn thành ,thời giờ nghỉ ngơi là
khoảng thời gian cần thiết để người lao động tái sản xuất lại sức lao động đã hao phí
nhằm đảm bảo quá trình lao động diễn ra liên tục.
Dưới góc độ khoa học pháp lí :
Thời giờ làm việc là khoảng thời gian do pháp luật quy định theo đó người lao động
phải có mặt tại nơi làm việc và thực hiện những công việc đã được thoả thuận trong hợp

đồng lao động và thoả ước lao động tập thể với những giới hạn theo quy định của pháp
luật.


Thời giờ nghỉ ngơi là khoảng thời gian do pháp luật quy định mà theo đó người lao
động không phải thực hiện những nghĩa vụ lao động và được quyền tự do sử dụng thời
gian ấy.
Theo đó thời giờ làm việc và nghỉ ngơi được biểu hiện dưới dạng quyền và nghĩa vụ
của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật lao động.Quan hệ này thể hiện sự ràng buộc
trách nhiệm giữa người lao động và người sử dụng lao động .Khi tham gia quan hệ
này,người lao động phải trực tiếp hoàn thành nghĩa vụ của mình ,phải tuân thủ những quy
định nội bộ và có quyền được hưởng những thành quả trong khoảng thời gian đó.Ngoài
thời giờ làm việc là thời giờ nghỉ ngơi ,người lao động được tư do sử dụng khoảng thời
gian đó theo ý muốn của bản thân mình.
1.1.2.Sự cần thiết phải có pháp luật về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi
Năm 1986,Đại hội toàn quốc lần thứ VI,Việt Nam chủ trương chuyển hướng nền kinh
tế .Từ đó quan hệ lao động và vị thế người lao động trong quan hệ đó bắt đầu có sự thay
đổi .Trước đây , người lao động chủ yếu tham gia quan hệ lao động trong khu vực Nhà
nước.Khi phát triển kinh tế thị trường,họ có thể được sử dụng trong tất cả các thành phần
kinh tế .Trong cơ chế quản lí kinh tế tập trung ,pháp luật về thời giờ làm việc ,thời giờ
nghỉ ngơi đã được đưa vào nội dung của luật lao động.Trong cơ chế kinh tế thị
trường,pháp luật về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi ngoài những lí do truyền thống
còn có lí do khác do cơ chế thị trường mang đến .
Trong mối quan hệ là việc giữa người sử dụng lao động và người lao động thì người
lao động luôn ở vị trí yếu thế hơn,cần có sự phụ thuộc và chịu sự quản lí điều hành của
người sử dụng lao động.Trước đây,khi pháp luật lao động chưa ra đời việc quy định về
thời giờ làm việc,nghỉ ngơi là do người sử dụng lao động quy định cho người lao động
làm việc,thời giờ làm việc thì quá nhiều dẫn đến thời giờ nghỉ ngơi thì hạn chế ,việc này
ảnh hưởng quá sức của con người nên rất mệt mỏi,nặng nhọc,ảnh hưởng đến sức khoẻ
người lao động trong quá trình làm việc và trong thời gian này việc xử lí cũng chưa

nghiêm.
Khi nhận xét về kinh tế thị trường,người ta thường nói về tính hai mặt của nó .Đó là
những tác động tích cực không thể phủ nhận đối với sự phát triển kinh tế và các tác động
tiêu cực này thể hiện rất rõ trong quan hệ lao động vì bản thân lĩnh vực này vừa chứa
đựng các yếu tố kinh tế ,vừa thể hiện các vấn đề xã hội sâu sắc .Mặt khác , sức lao động
còn được coi là một loại hàng hoá đặc biệt ,không tách rời với bản thân người lao động.
Khi sức lao động của người lao động bị lạm dụng thì các quy định pháp luật trở thành các
chế tài bảo vệ người lao động tránh khỏi những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị
trường.Trong lĩnh vực lao động ,kinh tế thị trường đã mở ra điều kiện thuận lợi để phát


huy các nguồn lực,tạo nhiều việc làm cho người lao động đồng thời thúc đẩy năng lực
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.Điều đó đã tạo ra một nền kinh tế đa dạng,năng động,có
tốc độ phát triển cao.Tuy nhiên,để đáp ứng nhu cầu linh hoạt của thị trường,các nhà kinh
doanh ( người sử dụng lao động ) thường xuyên phải thay đổi kế hoạch,quy mô sản
xuất…Đặc biệt khi mục đích cao nhất là lợi nhuận,người sử dụng lao động có xu hướng
kéo dài thời gian làm việc,giảm thời gian nghỉ ngơi.Điều đó không những ảnh hưởng đến
sức khoẻ,tới khả năng tái sản xuất sức lao động mà còn ảnh hưởng đến các nhu cầu khác
trong đời sống,ảnh hưởng đến các nhu cầu khác trong đời sống,ảnh hưởng đến khả năng
phát triển toàn diện của người lao động.Vì vậy , các quy định về thời giờ làm việc ,thời
giờ nghỉ ngơi đã trở thành một trong những nội dung cơ bản trong luật lao động ở các
quốc gia , để sử dụng sức lao động hợp lí ,làm cơ sở bảo vệ người lao động trong những
trường hợp cần thiết.
Từ những bất cập đó pháp luật đã thừa nhận rằng cần có một chế định quy định về
thời giờ làm việc,nghỉ ngơi để tạo ra quan hệ lao động được bình đẳng hơn và đến nay bộ
luật lao động 2012 đã củng cố về quy định thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi qua đó
hạn chế sự lạm quyền của người sử dụng lao động.
Việc có chế tài quy định như vây không chỉ nhằm bảo vệ sức khoẻ của người lao động
mà còn bảo vệ quyền,lợi ích của người lao động về việc làm,nghề nghiệp,mức thu
nhập,tính mạng hay có thể là danh dự ,nhân phẩm,..của người lao động.

1.1.3.Ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với thời giờ làm việc ,thời giờ nghỉ
ngơi.
Quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi là một trong những quyền rất cơ bản của con
người.Trước hết là người lao động trong quan hệ lao động phải được pháp luật can thiệp
và bảo vệ .Hiến pháp của các nước đều ghi nhận điều này trong đó có Hiến pháp của nước
ta.Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc năm 1948 cũng ghi nhận điều đó. Pháp luật
lao động của các quốc gia quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đã tạo hành
lang pháp lí nhằm bảo vệ sức khoẻ người lao động trong quan hệ lao động để làm việc
được lâu dài ,có lợi cho cả hai bên.
Việc điều chỉnh pháp luật đối với chế độ về thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi có ý
nghĩa rất quan trọng,cụ thể:
Đối với người lao động :
Thứ nhất ,việc quy định thời gian làm việc,thời giờ nghỉ ngơi tạo điều kiện cho người
lao động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động trong quan hệ,đồng thời giúp người lao động


bố trí ,sử dụng quỹ thời gian của mình hợp lí hơn,vừa đảm bảo thời gian lao động vừa có
thời gian tái tạo lại sức lao động.
Thứ hai ,quy định pháp luật về thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi có ý nghĩa trong
bảo hộ lao động,đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho người lao động.Trong khoảng thời gian
lao động người lao động phải tuân thủ các nội quy an toàn để tự bảo vệ mình trong suốt
khoảng thời gian lao động.
Đối với người sử dụng lao động:
Thứ nhất,việc quy định thời giờ làm việc ,thời giờ nghỉ ngơi giúp người sử dụng lao
động xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh khoa học và hợp lí,sử dụng một
cách tiết kiệm các nguồn tài nguyên trong doanh nghiệp nhằm hoàn thiện tốt tất cả các
mục tiêu đã đề ra .Các doanh nghiệp hoạt động theo kế hoạch sử dụng các tài nguyên để
sản xuất sản phẩm nên cần một thời gian cố định làm việc của nguồn lao động để đảm bảo
bộ máy hoạt động hiệu quả.
Thứ hai,những quy định về thời giờ làm việc ,thời giờ nghỉ ngơi là căn cứ pháp lí cho

việc người sử dụng lao động thực hiện quyền quản lí ,điều hành,giám sát lao động,đặc
biệt trong xử lí kỉ luật lao động ,từ đó tiến hành trả lương ,thưởng,..khen thưởng và xử
phạt người lao động.
Đối với Nhà nước :
Quy định pháp luật về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi thể hiện rõ thái độ của Nhà
nước đối với nguồn lực lao động vừa tuân thủ các công ước quốc tế vừa tạo điều kiện thời
giờ làm việc cho người lao động.
1.2.Các nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi.
Nguyên tắc thời giờ làm việc ,thời giờ nghỉ ngơi do nhà nước quy định
Nguyên tắc thời giờ làm việc ,thời giờ nghỉ ngơi do các bên trong quan hệ lao động
thoả thuận
Nguyên tắc rút ngắn thời gian làm việc đối với các đối tượng đặc biệt hoặc làm công
việc nặng nhọc ,độc hại
1.3.Nội dung điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi
Hệ thống pháp luật nước ta điều tiết thời giờ làm việc ,thời giờ nghỉ ngơi làm ba loại
quy định:


Quy định pháp luật của nhà nước ; pháp luật quy định mức tối đa thời giờ làm việc và
mức tối thiểu thời giờ nghỉ ngơi mà không quy định cụ thể.
Quy định chung trong nội bộ doanh nghiệp ;dựa vào những quy định về mức tối thiểu
và mức tối đa của Nhà nước mà các doanh nghiệp có quy định cụ thể ( trong nội quy của
doanh nghiệp) .Những quy định đó phải phù hợp với quy định của Nhà nước và điều kiện
thực tế của doanh nghiệp cũng như thoả ước lao động tập thể của doanh nghiệp.
Quy định cụ thể:Thông qua hợp đồng lao động,người lao động và người sử dụng lao
động thống nhất với nhau về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi của người lao động.
1.4.Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển pháp luật về thời giờ làm việc ,
thời giờ nghỉ ngơi ở nước ta .
Cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới,ở Việt Nam,vấn đề thời giờ làm việc

thời giờ nghỉ ngơi được Đảng và Nhà nước quan tâm,điều này thể hiện ở một hệ thống
các văn bản pháp luật về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi khá lớn có phạm vi rộng kể
từ sau cuộc Cách mạng tháng 8 thành công đến những năm đổi mới sau này. Lịch sử phát
triển của pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng gắn liền với lịch sử phát
triển của đất nước mà các mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng Hoà hoàn toàn độc lập là cuộc CMT8 do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo.Vì thế,có thể
chia lịch sử phát triển của chế định thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi thành các thời kì
chủ yếu sau:
Thời kì từ năm 1945 đến năm 1954: nhiều vắn bản về thời giờ làm việc,nghỉ ngơi được
ban hành như Sắc lệnh số 55 ngày 20/11/1945 của Chính phủ quy định về việc nghỉ có
lương ngày 1/5, ngày lễ, tết kỉ niệm lịch sử và ngày lễ tôn giáo.Hiến pháp năm 1946;Sắc
lệnh số 29-SL ngày 12/3/1947.Sắc lệnh 29-SL đã có những quy định khá đầy đủ và tiến
bộ mà các quy định sau này phải ghi nhận;
Thời kì từ năm 1955 đến năm 1975:Đây là thời kì đất nước ta bị chia cắt làm hai miền
Nhà nước đã banh hành nhiều văn bản quy định về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi
như Thông tư số 05-LĐTT ngày 9 tháng 3 năm 1955 quy định về thời giờ làm việc tại các
xí nghiệp quốc doanh và công trưởng;
Thời kì từ năm 1976 đến nay:Chính phủ đã có một sô vắn bản như Nghị định 233 của
Hội đồng bộ trưởng ngày 22/06/1990 ban hành quy chế hoạt động đối với các xí nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài;
Ngày 23/6/1994,Quốc hội đã chính thức thông qua Bộ luật lao động có hiệu lực tư ngày
1/1/1995.Đây là văn bản pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong điều chỉnh quan hệ lao


động.Trong đó thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi là một chế định quan trọng của Bộ
luật lao động được quy định tại chương VII.Sau các lần sửa đổi,bổ sung vào các năm
2002 ,2006,2007 và hiện nay là 2012,Bộ luật lao động cũng đã khẳng định được vai trò
của mình trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động đặc biệt trong việc đảm bảo giờ
làm,nghỉ ngơi cho người lao động.
Mặc dù ra đời muộn hơn so với các nước trên thế giới nhưng các quy định của pháp luật

lao động Việt Nam nói chung và các quy định của chế định thời giờ làm việc ,thời giờ
nghỉ ngơi nói riêng cũng tương đối phát triển.Các quy định về thời giờ làm việc,thời giờ
nghỉ ngơi đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển chung của đất nước trong từng thời
kì .Chế định thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi trong Bộ luật Lao động là một chế định
khá hoàn thiện,nó không chỉ bảo vệ có hiệu quả quyên lợi của người lao đọng mà còn góp
phần không nhỏ trong công cuộc công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước mà Đảng và Nhà
nước ta đang thực hiện.

CHƯƠNG 2


PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC ,THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012
Hiện nay việc quy định về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi được Bộ luật Lao động
2012 quy định tại Chương VII,trong đó có 04 mục 14 điều cụ thể là từ điều 104 quy định
về Thời giờ làm việc bình thường đến điều 117 quy định về Thời giờ làm việc,thời giờ
nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt.Để hiểu rõ hơn những quy
định trong chương này,tôi xin đề cập đến một số vấn đề như sau:
2.1.Pháp luật về thời giờ làm việc
2.1.1.Thời giờ làm việc bình thường
Theo như Pháp luật hiện hành thì tại Điều 104 thời giờ làm việc bình thường được quy
định trong Bộ luật Lao động 2012 quy định:
“ Thời giờ làm việc bình thường không qua 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc
tuần;trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01
ngày,nhưng không qua 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ
Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công
việc đặc biệt nặng nhọc,độc hại ,nguy hiểm , theo danh mục do Bộ Lao động –Thương
binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành “

Theo như quy định thì trong điều kiện làm việc bình thường người lao động làm việc
không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.Quy định này là cơ sở pháp lí
vững chắc bảo vệ quyền lợi cho người lao động ,đảm bảo tái sản xuất sức lao động ,ngăn
chặn các hậu quả có thể xảy ra ,đồng thời đảm bảo lợi ích lâu dài cho người sử dụng lao
động.Đây là mốc thời gian làm việc tiêu chuẩn được áp dụng cho người lao động làm việc
trong điều kiện môi trường lao động bình thường,bao gồm những loại thời gian được quy
định tại điều 3 nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn bộ luật lao động về thời giờ làm
việc, nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Tại khoản 2 điều này quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng lao
động thảo thuận với người lao động để có thời giờ làm việc hợp lí phù hợp với tính chất
của công việc,trên cơ sở quy định này đã góp phần khuyến khích giảm giờ cho người lao
động đảm bảo tăng cường sức khoẻ cũng như đời sống tinh thần cho người lao động


Tại khoản 3 điều này thể hiện khi người lao động làm việc trong môi trường độc
hại,nặng nhọc được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế
ban hành.
Theo quy định tại khoản 1,2 Điều 104 Bộ luật Lao động 2012 và Điều 3 Nghị định số
45/2013/NĐ-CP,điểm a khoản 3 Điều 14 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP về chế tài phạt
tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi
thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật.
2.1.2.Thời giờ làm việc ban đêm
Theo điều 105 Bộ luật Lao động 2012 thời giờ làm việc ban đêm được quy định:
“Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau “
Thời giờ làm việc được tính là làm việc ban đêm được pháp luật lao động nước ta quy
định như sau:
Từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc được tính từ 22 giờ đến 6 giờ;
Từ Đà Nẵng trở về phía Nam được tính từ 21 giờ đến 5 giờ;
Thời giờ làm việc ban đêm là thời giờ làm việc từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau hoặc
từ 21 giờ đến 5 giờ tuỳ theo vùng khí hậu và khi người lao động làm việc trong khoản

thời gian này thì được hưởng phụ cấp làm thêm.Làm việc ban đêm có những ảnh hưởng
biến đổi nhất định đến tâm sinh lí của người lao động,làm giảm khả năng đề kháng của cơ
thể ,tạo điều kiện cho sự phát triển của các tình trạng bệnh lí …. Điều này dẫn đến nhu
cầu được bảo vệ và bù đắp hao phí sức lao động cao hơn so với làm việc vào ban ngày.
2.1.3.Làm thêm giờ
Theo điều 106 Bộ luật Lao động 2012 làm thêm giờ được quy định:
Làm thêm giờ là khoản thời gian làm việc ngoài thời gian làm việc bình thường được
quy định trong pháp luật,thoả ước lao động tập thể hoặc trong nội quy lao động.
Người sử dụng lao động được sử dụng lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều
kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% sô giờ làm việc bình
thường trong 01 ngày,trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm


việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày, không quá 30 giờ
trong 01 tháng và tổng số không qua 200 giờ trong 01 năm,trừ một số trường hợp do pháp
luật quy địnhthì làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng,người sử dụng lao động
phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ “.
Pháp luật đã ban hành những quy định trên nhằm ngăn chặn những trường hợp các
doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận ,nhiêu doanh nghiệp sử dụng lao động làm thêm giờ để
tránh việc tuyển thêm lao động,cố tình vi phạm các quy định về làm thêm giờ
2.1.4.Làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt
Theo điều 107 Bộ luật Lao động 2012 làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt
được quy định:
“Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kì
ngày nào và người lao động không được từ chối trong các trường hợp sau đây:
Thực hiện lệnh động viên,huy động đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng,an ninh trong tình
trạng khẩn cấp về quốc phòng,an ninh theo quy định của pháp luật;

Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng của con người,tài sản của cơ quan tổ
chức,cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai,hoả hoạn,dịch bệnh và
thảm hoạ.”
Theo quy định trên người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm
thêm giờ bất kì ngày nào,dù là ngày làm việc bình thường hay ngày nghỉ và người lao
động không được từ chối trong hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất :Thực hiện lệnh động viên ,huy động đảm bảo nhiệm vụ quốc
phong ,an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng,an ninh theo quy đinh của pháp
luật về nghĩa vụ quân sự và công an nhân dân;
Trường hợp thứ hai:Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người,tài sản
của cơ quan tổ chức ,cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả của thiên tai,hảo
hoạn ,dịch bệnh và thảm hoạ;
Những trường hợp cấp bách nêu trên vừa liên quan đến đơn vị sử dụng lao động ,vừa
giải quyết những vấn đề quan trọng đối với nhà nước mà mỗi công dân phải có nghĩa vụ
thực hiện.Trong nhiều trường hợp phải thực hiện vô điều kiện ,không hạn chế thời gian


Mặc dù trong các trường hợp làm thêm giờ này không cần có sự đồng ý của người lao
động,vì đây là bắt buộc người lao dộng làm thêm giờ, song người sử dụng lao động vẫn
phải đảm bảo số thời giờ làm thêm và các quyền lợi cho người lao động.
Bên cạnh đó,Điều 4 ,Khoản 2Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chi
tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi và an toàn
lao động,vệ sinh lao động đã hướng dẫn thực hiện việc làm thêm giờ ải đảm bảo các yêu
cầu sau:
“2.Việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm được quy định như
sau:
a) Các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm:
- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm,
thủy sản;
- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

- Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.
b) Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ
quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây
gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về lao động tại địa phương”.
Thời gian nghỉ bù theo điểm c Khoản 2 Điều 106 Bộ luật Lao động
Như vậy ,trừ trường hợp làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt,người sử dụng lao
động khi sử dụng người lao động làm thêm giờ cũng cần lưu ý không được sử dụng quá
số giờ làm thêm được quy định để đảm bảo an toàn lao động và sức khoẻ cho người lao
động.
2.1.5.Thời giờ làm việc của một số đối tượng đặc biệt
Theo quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật Lao động 2012 về đối tượng làm việc đặc
biệt nặng nhọc,nguy hiểm.
“Thời giờ làm việc bình thường không quá 6 giờ trong 1 ngày đối với những người làm
công việc nặng nhọc , độc hại ,nguy hiểm theo danh mục do Bộ luật Lao động-Thương
binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành .”
Người lao động làm các công việc bức xạ , hạt nhân là đối tượng lao động đặc biệt.Tuỳ
vào nhóm nghành nghề họ đảm nhiệm ,cũng như mức độ độc hại,tính chất nguy hiểm của
công việc ,mức độ ảnh hưởng bởi bức xạ ion hoá gây ra đối với người lao động làm công


việc bức xạ,hạt nhân mà pháp luật có những quy định riêng nhằm đảm bảo sức khoẻ,tính
mạng cũng như hiệu quả công việc cho người lao động
Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Lao động về lao động là nữ
“Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ có thai từ tháng thứ
bảy hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ,làm việc ban đêm và đi công tác xa.
Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 7 được chuyển làm
công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 1 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
Người lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút ;trong thời
gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi ,được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc
mà vẫn được hưởng đủ lương .”

Lao động nữ là một loại lao động đặc thù ,chiếm gần nửa số lao động trong cả
nước.Ngoài công việc xã hội,lao động nữ còn đảm trách vai trò làm vợ ,làm mẹ với rất
nhiều công việc không tên trong gia đình.Do vậy ,xây dựng một chế độ làm việc hợp lý
cho lao động nữ là hết sức cần thiết.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 163 Bộ luật Lao động 2012 và điểm b khoản 2 Điều 19
Nghị định số 95/2013/NĐ-CP về lao động chưa thành niên.
“Thời giờ làm việc tối đa của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18
tuổi không được quá 8 giờ trong 1 ngày và 40 giờ trong 1 tuần .”
“Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 1 ngày và 20 giờ
trong 1 tuần .
Lao động chưa thành niên là lao động dễ tổn thương nhất trên thị trường lao động,do sự
non nớt về thể chất ,trí tuệ và tinh thần nên việc nghiên cứu các quy định về thời giờ làm
việc hợp lí cho các em cũng rất quan trọng.Chế tài phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động chưa thành
niên làm việc quá thời giờ làm việc theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại Điều 166 Bộ luật Lao động 2012 về lao động là người cao tuổi
“Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp
dụng chế độ làm việc không trọn thời gian .”
“Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu,người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc
bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian”


Người lao động cao tuổi là người lao động nam trên 60 tuổi ,nữ trên 55 tuổi .Đây là đối
tượng lao động đặc biệt cần được Nhà nước quan tâm vì thể lực,sức khoẻ cũng như trí tuệ
đã bị giảm sút.
2.2.Pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi có hưởng lương
2.2.1.Quy định về nghỉ ngơi trong giờ làm việc và nghỉ chuyển ca
Theo điều 108 nghỉ trong giờ làm việc được quy định:
“Người lao động làm việc liên tục trong 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại điều 104
đã được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút,tính vào thời giờ làm việc.

Trường hợp làm việc ban đêm,thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45
phút,tính vào giờ làm việc.
Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản điều này ,ngươi sử dụng
lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động”
Theo khoản 1 điều này nhằm bảo vệ về mặt sinh học của người lao động,sau khoảng
thời gian làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ lúc này người lao động tập trung cao độ để
làm việc nên sức khoẻ của người lao động giảm sút vì thế mà luật định đưa ra một khoảng
thời gian thư giãn thần kinh,cơ bắp,thực hiện công việc có hiệu quả.
Theo khoản 2 của điều này và điều 5 Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn bộ luật lao
động về thời giờ làm việc ,thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động,vệ sinh lao động thì thời
gian nghỉ ngơi trong giờ làm việc của người lao động tuỳ thuộc vào người lao động làm
việc ban ngày hay ban đêm.Việc quy định này là một quy định mở cho người lao động và
người sử dụng lao động,họ có thể thương lượng kéo dài thời điểm nghỉ ngơi.Thời điểm
nghỉ ngơi do người sử dụng lao động quyết định,có thể quy định người lao động nghỉ
cùng lúc hoặc nghỉ luân phiên,tuỳ vào loại lao động hoặc yêu cầu công việc.
Theo khoản 3 điều này thì việc quy định như vậy là một cách uyển chuyển trong việc
sử dụng người lao động,nhằm tạo điều kiện cho người sủ dụng lao động xem xét công
việc của người lao động ở môi trường nào đó đê đảm bảo sức khoẻ cho người lao
động,tránh tình trạng người lao động làm việc liên tục và gây ra hao tổn sức khoẻ cho
người lao động.
Theo điều 109 Bộ luật Lao động 2012 quy định về nghỉ chuyển ca:
“Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển ca sang làm
việc khác”


Điều này là cần thiết đối với người lao động vì mục đích của nghỉ chuyển ca có thời
gian dài như vậy là để tái sản xuất sức khoẻ cho người lao động và sau khi nghỉ chuyển ca
thì người lao động có thể đạt được một trạng thái tinh thần làm tốt,ổn định củng như hiệu
suất làm việc được tăng cao.
2.2.2.Nghỉ hằng năm

Theo điều 111 Bộ luật Lao động 2012 được quy định như sau:
“Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được
nghỉ hằng năm,hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a)12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b)14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc,độc hại,nguy hiểm hoặc
người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục Bộ lao
động-thương binh và xã hội chủ trì phối hợp với bộ y tế ban hành hoặc lao động chưa
thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
c)16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc,độc hại , nguy hiểm
hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh
mục do Bộ Lao động –thương binh và xã hội chủ trì phối hợp với Bộ y tế ban hành;
Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý
kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động;
Người lao động có thể thảo thuận với người sử dụng lao động đề nghị hằng năm thành
nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần;
Khi nghỉ hằng năm,nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ,đường
sắt,đường thuỷ mà số ngày đi đường cả ngày đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi
được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần
nghỉ trong năm”.
Nghỉ hằng năm là khoảng thời gian mà người lao động được quyền nghỉ ngơi,ngoài các
loại thơi gian nghỉ hằng tuần,nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương,khi làm việc
cho đơn vị sủ dụng lao động,được tính theo năm.
Tại khoản 1 điều này quy định cụ thể ,người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một
người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm với mức 12 ngày,14 ngày hoặc 16 ngày
tuỳ thuộc vào điều kiện lao động,tính chất công việc và điều kiện sinh sống của người lao
động.Để đảm bảo tiến độ công việc và thực hiện chế độ sản xuất ,kinh doanh của đơn vị.


Tại khoản 2 điều này quy định người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ
hằng năm của người lao động sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông

báo trước cho người lao động biết.Đồng thời để đáp ứng nhu cầu về thời điểm cần nghỉ
ngơi của người lao động và giúp họ chủ động trong kế hoặc nghỉ,đảm bảo được mục
đích,ý nghĩa của các ngày nghỉ hằng năm.
Tại khoản 3 điều này quy định người lao động có thể thảo thuận với người sử dụng lao
động để nghỉ hằng năm làm nhiều lần hoặc nghỉ gộp nhiều năm.Nếu nghỉ gộp nhiều năm
thì tối đa 03 năm một lần.Đặc biệt để phù hợp với điều kiện thực tế trong việc sử dụng
ngày nghỉ hằng năm.
Tại khoản 4 điều này còn qu định trường hợp người lao động đi nghỉ hằng năm bằng
các phương tiện (trừ máy bay) mà có số ngày đi đường cả đi cả về trên 02 ngày thì từ
ngày thứ 03 trở đi được tính thêm ngày đi đường ngoài thời gian nghỉ hằng năm,đồng thời
phòng tránh trường hợp người lao động lạm dụng thời gian này,pháp luật quy định rằng sô
ngày đi đường chỉ được tính cho một lần nghỉ trong năm.
Có thể nói ,pháp luật về nghỉ hằng năm khá hoàn chỉnh.Các quy định về nghỉ hằng
năm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được nghỉ ngơi,giúp họ giảm bớt những
mệt nhọc,căng thẳng trong công việc,đồng thời giúp người sử dụng lao động chủ động
hơn trong việc bố trí,sắp xếp tổ chức kinh doanh.
2.2.3. Nghỉ Lễ,Tết
Theo điều 115 Bộ luật Lao động 2012 nghỉ Lễ,Tết được quy định như sau:
“Người lao động được nghỉ làm việc,hưởng nguyên lương trong những ngày Lễ ,Tết
sau đây:
a)Tết dương lịch 01 ngày( ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b)Tết âm lịch 05 ngày;
c)Ngày Chiến thắng 01 ngày(ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d)Ngày quốc tế lao động 01 ngày ( ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Ngày quốc khánh 01 ngày ( ngay 02 tháng 9 dương lịch);
e)Ngày Giỗ tổ Hùng Vương 01 ngày ( ngày 10 tháng 3 âm lịch);


Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Viêt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy
định tại khoản 1 điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày

Quốc khánh của nước họ
Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 điều này trùng vào các ngày nghỉ hằng
tuần,thì người lao động được nghỉ bùi vào các ngày nghỉ kế tiếp”.
Ngày nghỉ lễ tết,được coi là thời gian nghỉ ngơi quan trọng trong năm.Điều 115 quy
định tổng thời gian nghỉ lễ tết trong năm hiện nay là 10 ngày,được hưởng nguyên
lương.So với trước,BLLĐ 2012 tăng 01 ngày,cụ thể là tăng số ngày nghỉ tết cổ truyền từ
04 ngày lên 05 ngày.Quy định này không chỉ thể hiện sự phù hợp với thông lệ các nước
trên thế giới mà còn phù hợp với những sự kiện trọng đại và phong tục cổ truyền,văn hoá
tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam.Điều đáng kể là,do thời gian nghỉ tết âm lịch tương đối
dài,nên để phù hợp với kế hoạch,tiến độ công việc trong đơn vị,người sử dụng lao động
được quyền lựa chọn 1 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm âm lịch hoặc 2 ngày cuối năm
và 3 ngày đầu năm âm lịch.Kết quả lựa chọn này phải được người sử dụng lao động thông
báo cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.
Riêng đối với lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt nam,ngoài những
ngày lễ theo quy định tại khoản 1 điều này còn nghỉ được nghỉ thêm 1 ngày tết cổ truyền
và 1 ngày quốc khánh của nước họ.Điều đó thể hiện pháp luật Việt Nam luôn luôn tôn
trọng phong tục ,tạp quán và ngày lễ trọng đại của nước ngoài,đồng thời tôn trọng quyền
được nghỉ và hưởng thụ những giá trị tinh thần trong những dịp lễ,tết trọng đại nhất của
người lao động nước ngoài khi làm việc ở Việt Nam.
Tại khoản 3 của điều này quy định nếu như ngày nghỉ mà được quy định tại khoản 1
điều này trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế
tiếp.Lí do có việc quy định này là do nghỉ hằng tuần người lao động đương nhiên la được
nghỉ và việc nghỉ Lễ ,Tết là hai loại thời gian nghỉ khác nhau nên từ đó pháp luật quy định
thời gian nghỉ bù là hợp lí và cần thiết.
2.2.4.Nghỉ việc riêng
Theo khoản 1 điều 116 Bộ luật Lao động 2012 được quy định như sau:
“Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương trong những
trường hợp sau:
a.Kết hôn:nghỉ 03 ngày;
b.Con kết hôn:Nghỉ 01 ngày;



c.Bố đẻ,mẹ đẻ bố vợ,mẹ vợ hoặc bố chồng ,mẹ chồng chết,vợ chết hoặc chồng chết,con
chết:nghỉ 3 ngày”
Việc quy định nghỉ trong các trường hợp trên có liên quan đến bản thân và nhân thân
của người lao động tạo điều kiện cho họ yên tâm giải quyết công việc gia đình mà vẫn
đảm bảo thu nhập của họ.
So với trước đây,Nghị định 28/TTg quy định người lao động được nghỉ từ 1 đến 3
ngày được hưởng lương và được tính ngày đi và về ( nếu có) không trừ ngày nghỉ hằng
năm trong trường hợp bố mẹ,vợ,chồng chết thì nay BLLĐ đã mở rộng phạm vi được nghỉ
vì việc riêng.Điều này thể hiện tính linh hoạt trong quy định pháp luật hiện hành,đồng
thời bảo vệ người lao động hơn nữa.Tuy nhiên,pháp luật khi quy định vì việc riêng cần
tính đến điều kiện đi lại vì nhiều trường hợp nơi nghỉ việc riêng và nơi làm việc cần thời
gian đi lại.
Tuy nhiên,Bộ luật Lao động hiện hành chưa đưa ra một số hướng dẫn cụ thể về việc
hưởng chế độ nghỉ việc riêng.Ví dụ,khi kết hôn ,người lao động được nghỉ 3 ngày ,như
vậy có phân biệt giữa lần kết hôn đầu tiên và các lần kết hôn tiếp theo hay không?Khi con
kết hôn thì người lao động được nghỉ 1 ngày;tương tự,con của người lao động kết hôn lần
đầu hay kết hôn các lần tiếp theo.
2.3.Pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi không hưởng lương
Theo khoản 2,3 điều 116 Bộ luật Lao động 2012 được quy định như sau:
“Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử
dụng lao động khi ông nội,bà nội,ông ngoại,bà ngoại,anh,chị ,em ruột chết ;bố hoặc mẹ
kết hôn;anh chị,em ruột kết hôn.
Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này người lao động có thể thoả thuận với
người sử dụng lao động đề nghỉ không hưởng lương.”
Khoản 2 điều này là một điểm mới trong Bộ luật Lao động 2012 mà trước đây trong
Bộ luật cũ đã gây ra một số bất cập,bởi sự kiện chết hoặc kết hôn của những đối tượng
được quy định trong điều khoản trên là những sự kiện quan trọng trong gia đình,cần có sự
tham gia của nhiều thành viên trong gia đình,cũng như phải phù hợp với đạo lý và truyền

thống,văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Nhằm tạo điều kiện cho người lao động giải quyết những việc riêng tư mà cần nhiều
thời gian,nhằm tôn trọng sự thoả thuận của các bên,cũng như đảm bảo quan hệ giữa các


bên diễn ra hài hoà,người lao động có thể thoả thuân với người sử dụng lao động để đề
nghị nghỉ ngoài giờ quy định mà không hưởng lương theo khoản 3 điều này.
Như vậy ,ngoài những ngày nghỉ việc riêng mà pháp luật đã quy định rõ sẽ được nghỉ
việc và hưởng nguyên lương thì người lao động hoàn toàn có quyền thảo thuận với người
sử dụng lao động về việc xin nghỉ không hưởng lương.Nghỉ việc trong bao lâu và có được
trả lương hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự thoả thuận của cả 2 bên.
2.4.Quy định về thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm có tính chất
đặc biệt
Theo điều 117 Bộ luật Lao động 2012 quy định:
“Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ,đường sắt
đường thuỷ,đường hàng không,thăm dò khai thác dầu khí trên biển;làm việc trên
biển,trong lĩnh vực nghệ thuật;sử dụng kĩ thuật bức xạ và hạt nhân;ứng dụng kĩ thuật sóng
cao tần;công việc của thợ lặn;công việc trong hầm lò;công việc sản xuất có tính thời vụ và
công việc gia công hàng theo đơn đặt hàng;công việc phải thường trực 24/24 giờ thì các
bộ,ngành quản lí quy định cụ thể thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất
với Bộ Lao động-Thương binh và xã hội và phải tuân thủ điều 108 của bộ luật này”.
Những người làm việc trong lĩnh vực nêu trên không nhất thiết áp dụng về thời giờ
làm việc,nghỉ ngơi tại Bộ luật Lao động mà các Bộ ,Ngành thực hiện chức năng quản lí
Nhà nước trong các lĩnh vực này sẽ quy định cụ thể thời giờ làm việc,nghỉ ngơi sau khi
thống nhất với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại điều
108 về nghỉ trong giờ làm việc.
Việc có chế tài quy định như vậy không chỉ nhằm bảo vệ sức khoẻ của người lao động
mà còn bảo vệ quyền,lợi ích của người lao động về việc làm,nghề nghiệp,mức thu
nhập,tính mạng hay có thể là danh dự,nhân phẩm…của người lao động.


CHƯƠNG 3


MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG THỜI GIỜ LÀM VIỆC ,THỜI GIỜ
NGHỈ NGƠI VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT
3.1.Một số nhận xét pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
3.1.1. Những kết quả đạt được
Bộ luật Lao động 2012 ra đời đã banh hành nhiều điểm mới hơn so với những Bộ luật
Lao động trước đây ,cùng với đó chính là việc điều chỉnh về thời giờ làm việc , thời giờ
nghỉ ngơi đã được hợp lí hơn so với trước .Cụ thể tại Chương VII trong Bộ luật Lao động
2012 quy định về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi đã thể hiện rõ quan điểm của pháp
luật bảo vệ cho người lao động về thời giờ làm việc ,thời giờ nghỉ ngơi ,tính mạng,sức
khoẻ của họ.
Là một chế định quan trọng và cũng là một trong những chế định mang tính hoàn thiện
nhất của Bộ luật Lao động, chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã góp phần tạo
ra khung pháp lý quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao
động trong quan hệ lạo động; người lao động được quyền làm việc không quá 8 tiếng/
ngày hoặc 48 tiếng/ tuần. Trong khối các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội và các đơn vị sự nghiệp Nhà nước, người lao động còn được hưởng chế
độ làm việc không quá 40 giờ/ tuần. Bên cạnh thời giờ làm việc, người lao động còn được
hưởng chế độ nghỉ ngơi hợp lý với ít nhất 01 ngày nghỉ mỗi tuần và chế độ nghỉ giữa ca,
nghỉ chuyển ca. Các quy định về nghỉ lễ tết, nghỉ hàng năm và nghỉ việc riêng cũng tạo
điều kiện cho người lao động có thêm thời gian nghỉ ngơi. Chính những quy định này đã
giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
3.1.2. Những điểm hạn chế
Bên cạnh các thành tựu mà chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã đạt
được thì chế định này qua một thời gian áp dụng cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định.
Thứ nhất: Khi người lao động ký kết nhiều hợp đồng lao động thì thời gian làm việc
của người lao động được tính như thế nào? Sẽ là không quá 8 giờ/ngày làm việc đối với

một hợp đồng lao động hay đối với tất cả các hợp đồng lao động.


Thứ hai: Quy định về thời giờ làm thêm chưa hợp lý. Mức 4 giờ/ ngày là giới hạn
khá cao, bên cạnh đó mức giới hạn theo ngày và theo năm là chứ hợp lý mà nên giới hạn
mức giờ làm thêm theo ngày và theo tháng.
Thứ ba: chưa có quy định về nghỉ ăn cơm giữa ca. BLLĐ quy định mỗi ca làm việc
liên tục 8 tiếng thì người lao động được nghỉ giữa ca ít nhất 30 phút và ít nhất 45 phút đối
với ca đêm tính vào thời giờ làm việc. Tuy nhiên, BLLĐ hiện hành lại chưa có quy định
về việc người lao động có quyền nghỉ ăn cơm giữa ca làm việc. Bởi vì, thời giờ nghỉ giữa
ca làm việc với thời giờ nghỉ ăn cơm là hai loại thời giờ khác nhau.
3.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
Khối các doanh nghiệp, Tổng công ty, công ty Nhà nước là nhóm thực hiện tương
đối tốt các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như Tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn viễn thông quân đội
Viettel,…
Đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, bên cạnh một số doanh nghiệp thực
hiện tốt các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như Công ty TNHH Ford
Việt Nam (do Mỹ đầu tư), Mạng thông tin di động Vietnamobile (do đối tác Hutchison
đầu tư), còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc các quy định của BLLĐ về
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Các hànhvi vi phạm các quy định về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi như việc kéo dài ca làm việc, giảm giờ nghỉ giữa ca, tăng số giờ
làm thêm là các hành vi vi phạm thường thấy trong các doanh nghiệp đặc biệt là trong các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Việc vi phạm giờ làm việc tiêu chuẩn: Việc tăng thời giờ làm việc tiêu chuẩn quá 8
giờ/ ngày là tình trạng diễn ra phổ biến. Theo thống kê mới nhất gần đây đối với các công
nhân làm việc trong các nhà máy sản xuất và khu công nghiệp, có 81,81% người lao động
trong khu vực doanh nghiệp được hỏi và trả lời có làm thêm giờ; 27,3% phải làm thêm
quá 200 giờ/năm; 22,73% cho biết chỉ được trả lương như làm việc bình thường.

Bớt xén thời giờ nghỉ giữa ca: Tình trạng bớt xén thời giờ nghỉ giữa ca không chỉ
diễn ra tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tình trạng này có xảy ra ở phổ biến tại các doanh


nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là các công ty sản xuất có
vốn đầu tư nước ngoài.
Tăng số giờ làm thêm quá mức quy định: Để nhằm tối đa hóa lợi nhuận, tránh việc
phải tuyển thêm lao động, nhiều người sử dụng lao động đã cố tình vi phạm các quy định
về làm thêm giờ. Theo một khảo sát mới đây của Ban Nữ công Tổng Liên đoàn lao động
Việt Nam, các doanh nghiệp đều vi phạm quy định về thời giờ làm việc và nghỉ 12 ngơi.
Cụ thể, các doanh nghiệp đều kéo dài thời giờ làm việc từ 12 đến 14 giờ/ngày. Đối với lao
động nữ tại doanh nghiệp may mặc, thủy sản, da giày, thời gian làm thêm từ 2 giờ đến 5
giờ/ngày, khoảng 600 giờ đến 1.000 giờ/năm, vượt quá xa quy định. Trong số lao động
được hỏi có 35,8% người cho rằng phải làm thêm ít nhất 2 giờ/ngày; 18,8% phải làm 3
giờ/ngày và 7,5% phải làm thêm từ 4 giờ đến 5 giờ/ngày.
Phớt lờ các quyền lợi của lao động nữ: Công nhân không được hưởng chế độ thai
sản vì doanh nghiệp trốn trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, lao động nữ không được nghỉ
60 phút mỗi ngày đối với trường hợp nuôi con dưới 12 tháng tuổi, không được chuyển
công việc khác nhẹ nhàng hơn khi mang thai trên 7 tháng tuổi.
Lạm dụng lao động trẻ em: Một số doanh nghiệp bắt các em làm việc quá mức thời
gian cho phép, bắt làm thêm, làm đêm hoặc làm các công việc nặng nhọc như làm trong
các công trường xây dựng, tại nông trại sản xuất. Có thể nói, đa số các vụ vi phạm đều
xuất phát từ ý thức của người sử dụng lao động xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của
người lao động. Vì vậy, đa số các vụ vi phạm đều dẫn đến các cuộc đình công của người
lao động. Theo báo người lao động đăng ngày 12/7/2017 cho biết, dựa theo thống kê của
Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, tính đến hết ngày 30/6/2017, cả nước đã xảy ra 440
cuộc ngừng việc tập thể tại 23 tỉnh, thành, nhiều gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2015. Tại
Hà Nội Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2017 toàn thành phố xảy ra 33 vụ đình công với khoảng
15.000 công nhân tham gia, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ. Nội dung chủ yếu là đòi quyền
lợi: tăng lương, giảm giờ làm, tăng trợ cấp và độc hại môi trường. Các cuộc đình công,

lãn công chủ yếu xảy ra tại các khu công nghiệp và tiếp tục có những diễn biễn phức tạp.
Đình công thường xảy ra ở những địa phương có nhiều doanh nghiệp và các khu công


nghiệp tập trung đặc biệt một số vụ đình công trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài chiếm tỷ lệ cao.
Một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng vi phạm các quy định của BLLĐ
về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đó là các doanh nghiệp không có tổ chức công
đoàn cơ sở hoặc nếu có thì cũng rất mờ nhạt nên quyền lợi của người lao động không
được bảo vệ một cách thỏa đáng, tình trạng này thường xuyên xuất hiện ở các thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh. Theo số liệu thống kê mới nhất thì chỉ có 30% cơ sở kinh
doanh ngoài quốc doanh có đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở trên tổng số các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, trong tổng số các
doanh nghiệp có công đoàn thì chỉ có 20% công đoàn hoạt động hiệu quả.
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi
3.3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Thứ nhất: Tăng cường tính hoàn thiện của các quy định về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi
Để các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được thêm hoàn thiện,
chúng ta cần khắc phục những bất hợp lý của các quy định hiện hành, đảm bảo sự hợp lý,
tính thống nhất trong điều chỉnh và thực thi pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi, đảm bảo sự phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam. Yêu cầu này đòi
hỏi pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đầy đủ và khả thi hơn.
Thứ hai: Tăng cường đảm bảo việc thực thi các quy định pháp luật về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi
Để các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được thực thi và
tuân thủ nghiêm minh trên thực tế thì cần có các cơ chế bảo đảm. Việc bảo đảm này được
thực hiện trên các lĩnh vực chính trị - tư tưởng; pháp lý và kinh tế - xã hội.
- Về chính trị - tư tưởng :

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp
luật”. Cần phát huy tư tưởng “lấy sự phát triển của con người làm gốc” trong Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI nhằm “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo,


chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Tập trung
giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội,
bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho
nhân dân”.
- Đảm bảo về mặt pháp lý :
Nhà nước luôn xem kế hoạch xây dựng và hoàn thiện các quy định về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi là nhiệm vụ quan trọng. Bên cạnh đó, do nhu cầu phát triển của
nền kinh tế và quá trình hội nhập toàn cầu, Nhà nước luôn xem xét, học hỏi các quy định
tiến bộ các nước trên thế giới để tiến tới áp dụng cho Việt Nam bằng việc đề xuất sửa đổi,
thay thế các quy định đã lạc hậu về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam.
- Đảm bảo về mặt kinh tế - xã hội :
Về mặt kinh tế, Nhà nước cần có những chính sách nhằm đảm bảo mức sống của
người lao động, đảm bảo mức thu nhập của người lao động như chính sách về lương tối
thiểu chung, chính sách lương tối thiểu theo vùng hợp lý nhằm đảm bảo mức sống cho
người lao động.
Thứ ba: Tăng cường ý thức chấp hành tốt các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi
- Đối với người lao động :
Nâng cao trình độ nhận thức và tuân thủ về các quy định của pháp luật liên quan đến
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Một mặt người lao động sẽ nghiêm chỉnh thực hiện
các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; mặt khác, người lao động
có đủ kiến thức pháp lý để bảo vệ được bản thân mình trong mối quan hệ lao động.
- Đối với người sử dụng lao động :
Nâng cao ý thức tuân thủ các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ

ngơi của người sử dụng lao động. Ban hành quy chế về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi hợp lý trên cơ sở thỏa thuận với tập thể người lao động và được quy định trong thỏa
ước lao động tập thể và mỗi hợp đồng lao động riêng biệt.
- Đối với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động :


Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại các doanh nghiệp. Tăng cường về số lượng, nâng cao trình
độ của các cán bộ thanh tra, kiểm tra. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật
về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
3.3.2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi
Thứ nhất, cần quy định chặt chẽ hơn về thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong trường
hợp một người lao động ký kết và thực hiện từ hai hợp đồng lao động trong một thời điểm
với một hoặc nhiều người sử dụng lao động thì tổng thời giờ làm việc của người lao động
đó cũng không quá 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần đối với các công việc bình thường trong điều
kiện bình thường.
Thứ hai, cần điều chỉnh quy định về thời giờ làm thêm theo hướng quy định giới hạn
mức tối đa theo ngày và theo tháng và tiến tới giảm số giờ làm thêm. Ngoài ra, để hạn chế
tình trạng làm thêm giờ tràn lan và tạo điều kiện cho những người chưa có việc làm kiếm
được việc làm, Nhà nước cần có một số quy định cấm doanh nghiệp áp dụng việc làm
thêm trong một số trường hợp đặc biệt (ví dụ như trong trường hợp tình trạng thất nghiệp
gia tăng) và yêu cầu tăng cường tuyển dụng nhằm tạo điều kiện kiếm việc làm cho những
người đang thất nghiệp.
Thứ ba, cần có quy định về nghỉ ăn cơm giữa ca làm việc, BLLĐ năm 2012 hiện
hành chưa có quy định này.
Thứ tư, Nhà nước cần sửa đổi một số quy định về chế tài xử phạt vi phạm hành
chính trong pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo hướng tăng mức phạt
vi phạm lên mức cao hơn so với hiện nay nhằm làm tương xứng với mức độ nghiêm trọng
của hành vi vi phạm và tạo ra sự răn đe nhất định đối với các doanh nghiệp.



×