Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Vấn đề sử dụng thuốc kháng nấm trên chủng candida gây bệnh trên miệng và âm đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.59 KB, 72 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Nấm Candida gây bệnh ở miệng…………………………………………..…….3
Hình 3.1 Viêm âm đạo do Candida: khí hư giống sữa đặc, thành âm đạo màu đỏ………..7
Hình 3.7 Nhiễm nấm Candida âm đạo……………………………………………….…..12

2


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.8 Thuốc điều trị và phác đồ…………………………………………………….12

3


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, khí hậu nóng và ẩm là những yếu tố thuận lợi
cho nấm phát triển và gây bệnh ở khắp các bộ phận trên cơ thể trong đó có nấm miệng và
viêm âm hộ, âm đạo.
Nhiễm nấm niêm mạc miệng là một trong những bệnh nấm hay gặp trên Thế giới
cũng như ở Việt Nam [11]. Căn nguyên gây bệnh thường là do nấm Candida, trong đó c.
albicans là chủ yếu, với tỷ lệ phát hiện được thay đổi theo từng nghiên cứu, chiếm khoảng
từ 50 đến 80% các chủng Candida phân lập được [19; 14]. Các chủng nấm Candida khác
như C. krusei, C. tropicalis... ít gặp hơn [23]. Có khoảng trên 100 loài Candida khác nhau
đã được phân lập và nghiên cứu, trong đó có 12 loài được xác định gây bệnh trên da và
niêm mạc [11; 17], Nấm Candida miệng cũng hay gặp ở những người suy giảm miễn dịch
hoặc mắc bệnh mạn tính [19]. Nhiều báo cáo liên quan đến tỷ lệ nhiễm Candida ở bệnh


nhân HIV, đái tháo đường [15; 66]. Việc chẩn đoán, nuôi cấy, định danh và làm kháng
sinh đồ với các thuốc chống nấm ở các bệnh nhân bị nhiễm nấm Candida niêm mạc
miệng đến nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp bệnh nhân và người
nhà tự mua thuốc và tự điều trị hoặc đến các cơ sở y tế chuyên khoa muộn nên hiệu quả
điều trị chưa cao. Các thuốc trên thị trường hiện nay trong đó có thuốc chống nấm được
bán rất phổ biến, không cần kê đơn. Bệnh nhân thường dùng thuốc không đúng nên thuốc
ít hiệu quả, nhiều tác dụng phụ và góp phần làm tăng khả năng kháng thuốc của nấm gây
bệnh. Các thuốc chống nấm sử dụng cho viêm miệng Candida là thuốc bôi như nystatin,
miconazole. Trong thường hợp nặng có thể sử dụng thuốc toàn thân ketoconazole,
fluconazole, itraconazole [11].
Trong số các bệnh do nấm gây ra, bệnh nấm sinh dục do Candida thường hay gặp,
biểu hiện bệnh mạn tính, tái diễn nhiều lần, điều trị còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên,
nếu tuân thủ điều trị kết hợp với việc loại trừ các yếu tố nguy cơ, bệnh vẫn hoàn toàn có
thể chữa khỏi. Nhiễm nấm sinh dục thường gặp nhất là nấm âm đạo. Bình thường, nấm
Candida ký sinh trên cơ thể người và không có biểu hiện gì. Khi môi trường pH âm đạo
thay đổi tạo điều kiện cho nấm phát triển, gây ra những biểu hiện bệnh. Bệnh nấm
Candida có thể lây truyền theo nhiều đường khác nhau như quan hệ tình dục không an
toàn với người mang bệnh qua âm đạo, hậu môn hay miệng. Bệnh có thể lây lan qua các
công cụ dùng chung như khăn, quần lót, công cụ trợ dâm (sextoy) với người mang bệnh.
4


Khi nhiễm nấm Canida âm đạo người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, bức rức khó chịu, và
ra khí hư. Các biểu hiện khác là đau, cảm giác bỏng rát trong âm đạo, âm hộ, đi tiểu khó
và đau khi giao hợp. Bệnh thường nặng lên trước kỳ kinh nguyệt. Trường hợp nặng có thể
gây đỏ, phù nề âm hộ và môi nhỏ, môi lớn, đôi khi lan ra cả đùi, bẹn, ảnh hưởng đến sức
khỏe tinh thần, thậm chí cảm thấy chán nản, tự ti, mất hứng thú trong quan hệ tình dục.
Đàn ông khi quan hệ tình dục với phụ nữ bị bệnh cũng có thể bị viêm quy đầu với biểu
hiện đỏ, ngứa, cảm giác bỏng, rát và có chất nhày trắng. Bệnh thường xảy ra vài phút
hoặc vài giờ sau khi giao hợp và thường khỏi sau khi rửa sạch. Nếu bệnh tái phát nhiều,

không điều trị đúng và kịp thời bệnh sẽ tiến triển nặng và có thể gây nhiều biến chứng
như: viêm tử cung, ống dẫn trứng, viêm buồng trứng, có thể dẫn đến vô sinh [16].
Vì vậy việc tìm hiểu tình hình mắc bệnh, việc chẩn đoán sàng lọc, những yếu tố liên
quan đến căn nguyên lây bệnh nhằm phát hiện điều trị sớm để giảm các biến chứng là hết
sức cần thiết. Lựa chọn thuốc điều trị đạt hiệu quả cao, qua đó làm giảm các biến chứng
viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng, viêm buồng trứng đặc biệt là vô sinh sẽ là việc làm rất
có giá trị trong phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Chính vì vậy, đề tài: “VẤN ĐỀ SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG NẤM TRÊN
CHỦNG CANDIDA GÂY BỆNH TRÊN MIỆNG VÀ ÂM ĐẠO” nhằm mục tiêu:
1. Tìm hiểu về chủng Candida gây bệnh trên miệng và âm đạo
2. Tìm hiểu về thuốc kháng nấm trên chủng Candida gây bệnh trên miệng và âm

đạo được sử dụng trong điều trị.
3. Ảnh hưởng của sự tương tác thuốc trong điều trị

5


CHƯƠNG 2. NHIỄM NẤM CANDIDA GÂY BỆNH TRÊN MIỆNG
2.1 ĐỊNH NGHĨA

Nấm miệng là tình trạng nhiễm khuẩn nấm ở miệng, không dễ lây và có thể trị khỏi
bằng thuốc kháng nấm. Đây là tình trạng nhiễm nấm Candida albicans phát triển vượt
mức kiểm soát ở niêm mạc miệng. Candida vốn là một sinh vật thường trú trong miệng
nhưng đôi khi chúng phát triển quá mức và gây ra các triệu chứng [11].
2.2 NGUYÊN NHÂN

2.2.1 Vài nét về Candida
Từ thời Hippocrates, tác giả đã mô tả hình ảnh nhiễm Candida ở miệng (bệnh tưa
miệng). Năm 1847, nhà nấm học người Pháp, Charles Philippe Robin phân loại các loại

nấm Oidium albicans và sử dụng từ albicans nghĩa là “trắng” để đặt tên cho loại nấm gây
bệnh tưa miệng. Năm 1954, từ Candida albicans chính thức được sử dụng.
Nấm Candida có thể gây bệnh ở các lứa tuổi khác nhau và ở cả hai giới. Bệnh
thường xuất hiện ở những người có yếu tố nguy cơ như đái đường, chứng khô miệng,
băng bịt, tăng tiết mồ hôi, sử dụng corticoid và kháng sinh phổ rộng và suy giảm miễn
dịch, bao gồm nhiễm HIV/AIDS [59].
Có rất nhiều loại có tới 300 giống.
+ Năm 1952: thấy có 30 loài có liên quan y học. Ngày nay: 35 loài.
+ Trong các loài đó thì C.albicans có độc tính cao nhất và hay gây bệnh ở người.
+ Ngoài ra còn có C.tropicalis, C.pseudotropicalis, C.parakrusei, C.krusei,
C.guillermondi mà trên lâm sàng cũng hay gặp.
Những loài candida thường tạp sinh. Nhưng trong điều kiện thuận lợi thì gây bệnh
(gây bệnh cơ hội).

Hình 2.1 Nấm Candida
- Vị trí của canbicans trong phân loại dạng nấm men: (lêvures).
C.albicans là một loại nấm men sinh sản bằng đơn bào nảy chồi. Ở bên cạnh đó có
thể có sợi nấm giả gồm các tế bào dài dính vào nhau bởi một điểm nhỏ và dễ gẫy
(levures= 8).
Theo Lodder có 2 loại nấm men là:
6


+ Men chính cống: sinh sản bằng nang đảm (ascus) trong đó điển hình là nấm men
saccharomyces.
+ Men không có nang đảm: hợp thành họ lớn cryptococacâe. Và nấm candida là một
trong những loài thuốc họ cryptococcacea.
Tất cả các bệnh do nấm candida gây ra thì gọi là bệnh candidose (ngày xưa gọi là
bệnh levures, monilia).
- Hình thể của C. albicans khi xét nghiệm:

+ Soi tươi hoặc nhuộm (theo phương pháp nhuộm gram hay nhuộm PAS) thấy tế
bào tròn đơn lẻ kích thước 2- 4 m. Trong đó thành tế bào mỏng. Bên cạnh có một số tế
bào nảy chồi. Cạnh đó có tế bào dài, ngắn, gắn vào nhau bằng điểm yếu dễ gẫy.
+ Trong phiến đồ tổ chức (sinh thiết bộ phận mắc bệnh) cũng có hình sợi miến giả
và hình tế bào nảy chồi bắt mầu đậm. Nếu là tạp nấm không có tế bào nảy chồi.
+ Ở da có thể tìm thấy tế bào nảy chồi ở lớp: sừng, gai, trung bì.
Chú ý: soi tươi hay ở trong tổ chức nấm khi chẩn đoán phải :
+ Thấy tế bào nấm men mọc chồi hình con lật đật, sợi "miến giả".
+ Số lượng phải nhiều so với tạp khuẩn khác.
+ Nếu bệnh phẩm lấy ở tổ chức kín ( như túi mủ, màng não, khoang bụng, nước
tiểu) mà thấy hình chồi nẩy mầm- sợi " miến" coi là dương tính.
+ Trên da nếu thường thấy nhiều tế bào nấm nảy chồi và sợi "miến giả" cũng được
coi là dương tính. Vì candida albicans thường không thấy sống tạp sinh trên da lành.
- Giới thiệu một số tỷ lệ : trong 6 năm từ 1960- 1966 (BV Pastơ) lấy 3000 bệnh
phẩm cấy được 640 chủng candida. Phân bố như sau:
+ C.albicans 500 chủng (78%), C.pesudotropicaliss 25 (39%).
+ C.tropicalis 50 (7,8%), C.guillermondi 15 (2%). C. krusei 50 (48%).
Theo RLEY(1977) đã cấy 14600 bệnh phẩm từ dịch âm đạo của 12.365 phụ nữ, nấm
candida albicans chiếm 57,9%, C. krusei 12,1%, Torulops glabrata 8,8%, sacharomyces
cerevisiae 3,6% [29].
2.2.2 Dấu hiệu và triệu chứng
Nấm candida ở niêm mạc miệng lưỡi hay còn gọi là tưa (muguet) hay gặp ở trẻ em,
người già yếu hay người bị các bệnh khác làm suy nhược cơ thể, hoặc dùng kháng sinh,
corticoid dài ngày.

7


-


Hình 2.2 Nấm Candida gây bệnh ở miệng
Triệu chứng khi bị nấm niêm mạc miệng đỏ, trên hàm ếch có thể có ít vết trợt nông
tập hợp lại thành đám trông như sữa đọng lại, lấy ra dễ dàng. Hay khu trú vào lưỡi, vào
mặt trong má, có khi lan xuống cả họng, thực quản, có khi kèm điểm loét, hoại tử. Ở
những người già yếu, trẻ em suy dinh dưỡng, có thể phối hợp với tụ cầu, liên cầu làm cho
niêm mạc sần sùi lên.
Nứt mép: Mép đỏ, nứt và loét trợt, hay kèm theo tưa trong miệng và có thể lan ra cả
mặt. Thường hay phối hợp với tụ cầu gây viêm môi (Céilite) [29].
Gây ra các triệu chứng như nuốt đau hoặc nuốt khó, cảm giác thức ăn bị mắc lại ở cổ
hoặc ở ngực và sốt.
Triệu chứng ở trẻ dưới 1 tuổi và ở phụ nữ nuôi con bú: Triệu chứng ở trẻ sơ sinh
khỏe mạnh thường xuất hiện trong vài tuần đầu, ngoài những đám tổn thương màu trắng
rải rác trong miệng, trẻ có thể khó bú và quấy khóc. Trẻ cũng có thể làm lây bệnh sang mẹ
trong khi bú.
Phụ nữ cho con bú bị nhiễm Candida có thể có những triệu chứng sau: Núm vú đỏ
hoặc nhạy cảm bất thường. Da ở quầng vú căng và đỏ rực. Đau núm vú. Cảm giác đau ở
sau khi cho con bú [71].
2.2.3 Nguyên nhân
Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch bị suy yếu không kiểm soát được sự phát triển của
nấm trên cơ thể. Hệ miễn dịch có thể bị suy yếu do bệnh hoặc do các thuốc như
prednisone. Hoặc do kháng sinh phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của vi sinh vật trên cơ thể
[71].
Lạm dụng thuốc kháng sinh:
Kháng sinh là một trong những loại thuốc cần thiết để điều trị một số bệnh liên quan
đến vi khuẩn hoặc chống lại các bệnh nhiễm khuẩn trên cơ thể. Tuy nhiên, nhiều bệnh
nhân lại quá lạm dụng thuốc kháng sinh dẫn tới tình trạng tiêu diệt hết lợi khuẩn – kháng
kháng sinh. Chính điều này đã tạo môi trường thuận lợi để Candida sinh sôi, phát triển
nhanh chóng.
8



- Uống thuốc Corticosteroid:
Đối với các bệnh nhân hen suyễn, việc sử dụng corticosteroid trong điều trị có thể là
nguyên nhân dẫn tới nhiễm nấm candida ở niêm mạc miệng. Nguyên nhân chủ yếu là do
người bệnh không được vệ sinh sạch sẽ vùng miệng sau khi xịt thuốc. Do đó, sau mỗi lần
xịt luốc bệnh nhân nên súc miệng sạch với nước để tráng nấm có nguy cơ phát triển.
- Sử dụng thuốc tránh thai:
Khác với các loại thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai không là nguyên nhân trực tiếp
khiến cho candida phát triển. Tuy vậy, với các chị em phụ nữ khi sử dụng thuốc kháng
sinh và ăn nhiều đường tinh luyện khi uống thuốc tránh thai thì việc nhiễm nấm candida
hoàn toàn có thể xảy ra. Vì lúc này, hệ miễn dịch của chị em suy giảm, tạo môi trường
thuận lợi cho các tế bào nấm Candida sinh sôi và phát triển.
- Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường:
Đối với các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 1, 2 thì lượng đường trong khoang
miệng và các mô thường cao hơn những người bình thường. Đặc điểm của candida là nấm
ăn đường nên những bệnh nhân tiểu đường cũng có nguy cơ nhiễm nấm candida khá cao.
- Hệ miễn dịch suy giảm:
Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già, bệnh nhân HIV/AIDS,… cùng một số bệnh
khác khiến hệ miễn dịch của bệnh nhân kém chính là nguyên nhân khiến cho nấm candida
phát triển.
- Xạ trị, dùng hóa chất để điều trị ung thư:
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng hóa chất, xạ trị ở các bệnh nhân ung thư
ngoài tiêu diệt các tế bào ung thư quá trình này còn tiêu diệt các các lợi khuẩn. Từ đó, tạo
điều kiện cho nấm candida xâm nhập và phát triển mạnh.
- Các nguyên nhân khác bao gồm
+ Đeo răng giả, đặc biệt là nếu không phù hợp
+ Vệ sinh răng miệng kém
+ Miệng khô hoặc vì một căn bệnh hay một loại thuốc bạn đang dùng
+ Hút thuốc [35].
+

+
+
+
+
+
+
+
+
+
+

Bệnh nhiễm trùng cấp tính hay mãn tính.
Bệnh chuyển hoá: tiểu đường, mập phì.
Thiếu các sinh tố B (B2, B6, PP và C).
Sử dụng các kháng sinh có phổ rộng kéo dài.
Sử dụng cocticoid kéo dài .
Bệnh đái đường, bỏng, ung thư, nhiễm HIV/AIDS, thai nghén.
Sau phẫu thuật thay van tim.
Bệnh nhân suy mòn, suy kiệt.
Viêm sau lậu.
Người già, răng rụng hết.
Loét do bỏng ở bệnh nhân bỏng.
9


+ Người hay tiếp xúc với nguồn nước, hoa trái, thực phẩm, công nhân sản xuất bia, thợ

giặt... [29].
2.2.4 Những người thường mắc phải bệnh nấm miệng
Nấm miệng là tình trạng rất phổ biến, thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam

giới nhưng có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, có thể kiểm soát
bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ [5,11].

2.3

XÉT NGHIỆM VÀ CHẨN ĐOÁN VI NẤM CANDIDA

2.3.1 Bệnh phẩm
Rất đa dạng, tuỳ theo dạng bệnh mà ta có những bệnh phẩm khác nhau: mảng trắng
trong miệng, đờm, da, móng, dịch âm đạo, mảnh sinh thiết... Bệnh phẩm lấy xong phải
gửi đến phòng xét nghiệm ngay trong vòng 24h [68].
2.3.2 Khảo sát trực tiếp
Mảng trắng trong miệng, đờm, cặn lắng nước tiểu... khảo sát với NaCl 0,9% hoặc
phết lam nhuộm Gram. Mẫu sinh thiết sau khi lấy được bỏ vào dung dịch cố định, xử lý
theo phương pháp mô học rồi nhuộm Hematoxylin. Khi quan sát dưới kính hiển vi thấy
nhiều tế bào hạt men và sợi tơ nấm giả [68].
2.3.3 Cấy Nấm
- Các loại bệnh phẩm cấy vào môi trường Sabourauud + Chloramphenicol ủ ở 25oC.
- Mẫu máu cấy vào môi trường BHI ủ 37 0C trong vòng 10 ngày. sau đó chuyển sang
Sabourauud + Chloramphenicol, khuẩn lạc nấm Candida sp có màu trắng nhão.
2.3.3.1 Định danh Candida albicans.
- Thử nghiệm sinh ống mầm.(Serum test)
Trong ống nghiệm có chứa sẵn 0,5-1ml huyết thanh thỏ, hoà tan một ít khuẩn lạc
nấm hoặc bệnh phẩm vào huyết thanh, ủ 37oC trong 4giờ. Lấy một giọt huyết thanh nhỏ
lên lam kính rồi quan sát dưới kính hiển vi.
+ Nếu thấy có ống mầm: Candida albicans.
+ Nếu không có ống mầm: Các loại Candida khác
- Thử nghiệm tìm bào tử bao dày (Chlamydospore)
+ Dùng que cấy lấy nấm từ môi trường Sabouraud rồi vạch sâu vào trong thạch bột
bắp, thạch khoai tây-cà rốt-mật hai đường song song dài 1,5cm. Đốt que cấy rồi vạch

đường zic-zac lên mặt thạch. Đậy lá kính lên đường cấy rồi ủ ở nhiệt độ phòng 48-96 giờ,
sau đó quan sát, thấy:
+ Nếu thấy tế bào nấm men, sợi tơ nấm giả, bào tử bao dày: Candida albicans
10


+ Nếu thấy tế bào nấm men, sợi tơ nấm giả: Candida khác
+ Nếu thấy tế bào nấm men: không phải Candida mà là một loại nấm men khác
2.3.3.2 Định tên các loại Candida sp khác
- Cấy lên môi trường Sabouraud lỏng:
+ Hoà tan một ít nấm vào ống Sabouraud lỏng, ủ ở nhiệt độ phòng 1-3ngày.
+ Nếu thấy nấm mọc thành lớp váng trên mặt môi trường: là Candida krusei hoặc
Candida tropicalis.
+ Nếu thấy nấm mọc thành cặn ở đáy môi trường: là Candida khác.
- Thử nghiệm lên men đường.
+ Dùng 4 ống nghiệm có pepton lỏng, chất chỉ thị màu tím Bromocresol purple
(BCP), ống Durham.
+ Cho vào mỗi ống một loại đường: Glucose, Maltose, Saccharose, Lactose.
+ Cấy nấm vào 4 ống nghiệm nói trên, rồi đổ hỗn hợp dầu parafin-vaselin lên trên để
tạo môi trường kỵ khí.
+ Ủ 37oC trong vòng 10 ngày.
+ Khi lên men, nấm sẽ biến đường thành acid và hơi. Acid làm màu tím của chỉ thị
BCP chuyển sang màu vàng. Hơi được sinh ra sẽ bay lên làm hạ mực nước trong ống
Durham.
- Thử nghiệm đồng hoá đường.
+ Cấy nấm vào môi trường dồng hoá.
+ Khi môi trường đông thì đặt lên mặt thạch các đĩa giấy có tẩm đường glucose,
Maltose, Saccharose, Lactose, Galactose.
+ Ủ nhiệt độ phòng trong 2 ngày.
+ Đồng hoá loại đường nào, nấm sẽ mọc quanh đĩa đường đó.

- Thử nghiệm đồng hoá Nitrate
+ Quy trình cũng giống như đồng hoá đường. Chỉ khác là môi trường đông thì đặt
lên mặt thạch đĩa KNO3.
Bảng 2.1 Tóm tắt các đặc điểm để định danh một số loại Candida sp thường gặp.

11


- Đôi khi một mẫu nhỏ được kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định chẩn đoán bệnh
nấm lưỡi.
- Ở trẻ lớn hay thanh thiếu niên, không có yếu tố nguy cơ khác được xác định, một
bệnh có thể là nguyên nhân gây ra bệnh nấm miệng. Nếu bác sĩ nghi ngờ, sẽ khám thực
thể và thực hiện một số xét nghiệm máu để tìm các nguồn căn của bệnh.
- Nếu nấm có trong thực quản: Nấm lan vào thực quản có thể nghiêm trọng. Để giúp
chẩn đoán bệnh này, bác sĩ có thể yêu cầu phải làm một số xét nghiệm sau:
+ Ngoáy họng: ngoáy phía sau họng bằng bông vô trùng và mẫu mô được nuôi cấy
trên môi trường đặc biệt để giúp xác định vi khuẩn hoặc nấm (nếu có) đang gây ra các
triệu chứng.
+ Nội soi kiểm tra: trong thủ thuật này, bác sĩ kiểm tra thực quản, dạ dày và phần
trên ruột-tá tràng bằng nội soi [61].
2.3.4 Ý nghĩa việc tìm thấy Candida trong bệnh phẩm
- Nếu bệnh phẩm có tính tạp nhiễm như niêm mạc miệng, dịch âm đạo, đờm, phân:
chỉ có ý nghĩa khi khảo sát trực tiếp thấy nhiều sợi tơ nấm giả và tế bào nấm men. Đối với
những loại bệnh phẩm này khảo sát trực tiếp quan trọng hơn cấy.
- Nếu bệnh phẩm là máu, dịch não tuỷ, tuỷ xương, mủ ổ apxe...khảo sát trực tiếp hay
cấy tìm thấy Candida đều có ý nghĩa chẩn đoán [68].
2.4 ĐIỀU TRỊ
2.4.1 Những phương pháp dùng để điều trị nhiễm Candida gây viêm miệng
Mục tiêu của điều trị nấm miệng là để ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của các
loại nấm.

- Đối với trẻ sơ sinh và bà mẹ cho con bú: Nếu đang cho con bú, trẻ sơ sinh cũng bị
nấm miệng, sẽ là tốt nhất nếu là cả hai mẹ con cùng điều trị. Nếu không, có khả năng
12


nhiễm trùng tái phát. Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc kháng nấm nhẹ cho em bé và
kem chống nấm cho vú mẹ. Nếu em bé sử dụng một núm vú hoặc nguồn cấp từ chai, rửa
sạch núm vú trong dung dịch nước và giấm với phần bằng nhau hàng ngày và phơi khô để
ngăn chặn sự phát triển nấm. Ngoài ra, nếu sử dụng máy hút sữa, cần rửa sạch các bộ
phận có thể tháo rời trong dung dịch giấm và nước.
- Đối với người lớn khỏe mạnh và trẻ em: Nếu là người lớn khỏe mạnh hoặc trẻ em
mắc nấm miệng, ăn sữa chua không đường hoặc uống viên nang acidophilus có thể giúp
giảm nhiễm trùng. Sữa chua và acidophilus không tiêu diệt các loại nấm, nhưng có thể
giúp khôi phục lại các vi khuẩn bình thường trong cơ thể. Nếu bệnh vẫn còn, bác sĩ sẽ kê
toa một loại thuốc chống nấm.
- Đối với người lớn có hệ miễn dịch suy yếu: Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên nên sử
dụng một thuốc kháng nấm, có thể một trong các dạng bao gồm viên ngậm, viên nén hoặc
chất lỏng.
Candida albicans có thể trở nên kháng với thuốc kháng nấm, đặc biệt là ở những
người bị nhiễm HIV giai đoạn cuối. Một loại thuốc được biết đến như amphotericin B có
thể được sử dụng khi các thuốc khác không hiệu quả. Một số thuốc kháng nấm có thể gây
tổn thương gan. Vì lý do này, bác sĩ có thể sẽ thực hiện xét nghiệm máu để theo dõi chức
năng gan, đặc biệt nếu cần điều trị kéo dài hoặc có tiền sử bệnh gan [62].
- Candida ở niêm mạc miệng, lưỡi thì rửa, súc miệng bằng dung dịch natricácbonat
hoặc chấm dung dịch glycerinborat 3 % và bằng Daktarilgel. Candida hệ thống hay u hạt
do candida có thể truyền tĩnh mạch chậm amphotericin B 0,25-1,0 mg/kg thể trọng/ngày
hoặc uống thuốc chống nấm nhóm polyen hay nhóm imidazol. Trong điều trị nấm candida
cần tăng cường uống vitamin B các loại, cần giảm lượng đường trong chế độ ăn, khi bị
bệnh [29].
- Nhẹ: Nystatin 25000 UI pha trong 5ml nước rơ lưỡi hoặc sức miệng hàng ngày đến khi

hết bọn trắng hoặc
- Nặng: Nystatin 500.000UI. Trẻ em từ 15 tuổi trở lên và người lớn 2v x 3 lần/ngày x 14
ngày hoặc
- Fluconazole 100-150mg/ngày x 7 ngày hoặc -Ketoconazol 200mg 2 lần/ngày x 7 ngày.

13


Hiệu quả chống nấm có thể thấy sau điều trị bằng các thuốc như fluconazol (100
mg/ngày trong 7 - 14 ngày), ketoconazol (200 - 400 mg uống khi ăn sáng, thuốc này cần
môi trường acid đã hấp thụ, cần dùng 7 - 14 ngày), clotrimazol viên (10 mg ngậm trong
miệng 5 lần/ngày) hoặc viên nystatin (100 000 đơn vị ngậm 5 lần/ngày) hoặc nước súc
miệng (500 000 đơn vị [5 ml dung dịch có nồng độ 100.000 đơn vị/ml] ngậm trong miệng
trước khi nuốt, dùng 3 lần/ngày). Điều trị đợt ngắn cũng cố kết quả trong nhiều trường
hợp, chẳng hạn như dùng fluconazol. Ngoài ra, có thể dùng 0,12% cholorhexidin hoặc
nước oxy già súc miệng có tác dụng tại chỗ. Bột nystatin (100 000 đơn vị/g) dùng cho
những bệnh nhân đeo hàm giả 3 - 4 lần/ngày trong nhiều tuần có thể có tác dụng tốt [70].
2.4.2 Dùng thuốc điều trị nhiễm Candida ở thực quản
- Fluconazole 200-300mg/ngày x14 ngày hoặc -Ketoconazol 200mg 2 lần/ngày x 14 ngày
hoặc Itraconazol 400mg/ngày x 14 ngày.
- Ở người lớn bị suy giảm miễn dịch, bệnh được điều trị bằng thuốc chống nấm dạng
viên hoặc dung dịch, liệu trình thường từ 10 – 14 ngày. Trong trường hợp người bị nhiễm
HIV giai đoạn muộn Candida albicans đã kháng với các thuốc chống nấm khác, có thể
dùng amphotericin B [71].
2.4.3 Phòng ngừa bệnh nấm miệng
Nhiễm nấm là một bệnh khó chữa, gây nhiều tổn hại cho sức khỏe của người bệnh,
nhưng có thể phòng tránh được bằng các việc làm thiết thực và hiệu quả sau đây: giữ vệ
sinh răng miệng, chải răng 2 - 3 lần một ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và sau các
bữa ăn. Đồng thời dùng chỉ nha khoa sau khi chải răng để loại bỏ cặn thức ăn ở khe giữa
2 răng. Hạn chế dùng nước súc miệng diệt khuẩn vì có thể làm thay đổi vi khuẩn chí trong

miệng họng, tạo điều kiện cho nấm phát triển. Nhưng có thể súc miệng bằng nước muối
ấm, bằng cách pha 1/2 muỗng cà phê muối trong 1 ly (trên 200ml) nước ấm.
Nếu đang dùng thuốc corticosteroid, cần súc miệng bằng nước sạch hoặc đánh răng
sau khi uống thuốc. Thường xuyên ăn sữa chua tươi có chứa Lactobacillus acidophilus
hoặc Bifidobacterium sau khi dùng thuốc kháng sinh để lập lại cân bằng vi khuẩn có lợi
trong miệng, kìm hãm nấm phát triển. Ở phụ nữ nếu bị nhiễm nấm âm đạo trong thời kỳ
mang thai cần điều trị tích cực để tránh lây nhiễm cho con trong cuộc đẻ. Hạn chế ăn ngọt
vì đường có thể làm cho nấm Candida phát triển mạnh. Người đeo răng giả, cần rửa sạch
răng ngày 1 - 2 lần, nên tháo răng ra làm sạch trước khi đi ngủ [54].
14


CHƯƠNG 3. NHIỄM NẤM CANDIDA GÂY BỆNH TRÊN ÂM ĐẠO
3.1

ĐẠI CƯƠNG
Có khoảng 75% phụ nữ bị viêm âm đạo do nấm ít nhất một lần và 40 – 45% mắc
bệnh từ hai lần trở lên trong đời.
Khi bị viêm âm đạo do nấm, khí hư sẽ nhiều, có mùi hôi, âm đạo đỏ và ngứa. Tình
trạng này không nguy hiểm, nhưng khiến cơ thể khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống [58].
Là bệnh thường gặp, so với các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục thì bệnh
chiếm tỉ lệ cao hơn lậu, chlamydia, trùng roi sinh dục …
Các yếu tố thuận lợi phát bệnh là: hoạt động tình dục, độ pH âm đạo, sử dụng kháng
sinh và corticoid toàn thân hay tại chỗ kéo dài, mắc bệnh đái đường, có thai, dùng thuốc
tránh thai…
Nấm có thể xâm nhập vào cơ thể qua quan hệ tình dục, do làm các thủ thuật y tế
không tiệt trùng, do tắm nước ao hồ nhiễm nấm, dùng chung đồ lót với người mắc bệnh,
làm việc trong môi trường ẩm ướt…
Người mắc bệnh tái phát nhiều lần, không được điều trị hoặc điều trị không đúng

cách bệnh có thể đưa đến những biến chứng nghiêm trọng và làm cho điều trị càng khó
khăn hơn khi gặp tình trạng kháng thuốc [22].
3.2 DỊCH TỂ HỌC
Bệnh được viết trong y văn từ thời Hypocrate và Galen. Năm 1792, Frank mô tả lâm
sàng căn bệnh này. Năm 1894, Wilkinson xác định các triệu chứng lâm sàng của bệnh liên
quan với căn nguyên là nấm. Hầu hết các nghiên cứu được thực hiện ở các phòng khám
STIs, kế hoạch hoá gia đình, phòng khám sức khoẻ tình dục… gần đây cho thấy tỉ lệ
nhiễm nấm sinh dục ở nữ 5-15% tuỳ thuộc vào quần thể nghiên cứu. Theo Klein
Catherine (2002) thì có khoảng 70-75% phụ nữ nhiễm nấm sinh dục ít nhất 1 lần trong
đời, trong số đó có 40-50% trường hợp tái phát. Ở Anh, dữ liệu thống kê dịch tễ từ
năm1976-1984, cho thấy tỉ lệ nhiễm nấm sinh dục nữ là 118-200/ 100.000. Ở Mỹ, dữ liệu
từ năm 1979-1981 cho thấy, nấm sinh dục là căn nguyên thứ hai gây nhiễm trùng âm đạo
theo sau bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn (BV). Năm 1990 có khoảng 13 triệu người Mỹ bị
nhiễm nấm sinh dục được công bố trong y văn [8].
Một số nghiên cứu cho thấy khoảng 20-55% phụ nữ khoẻ mạnh nhiễm nấm sinh dục
không có triệu chứng. Trong số những người có triệu chứng tiết dịch âm đạo được phân
lập chẩn đoán xác định nấm chiếm 29,8%.
15


Ở Việt nam, theo Nguyễn Thị Đào (1987) tỉ lệ nhiễm nấm sinh dục ở người khoẻ
mạnh là 25-30%, ở phụ nữ có thai tỉ lệ đó là 30-50% [9].
Theo báo cáo của Bệnh viện Da liễu Tp. HCM (1995), tỉ lệ nhiễm nấm C.albican âm
đạo là 30% [4].
Theo tác giả Dương Thị Cương (1999), tỉ lệ nhiễm nấm âm đạo từ 22-26% trong các
trường hợp đến khám phụ khoa tại Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ em [13].
Trần Thị Phương Mai và Phan Kim Anh (2001), tỉ lệ nhiễm nấm âm đạo chiếm
11,1% trong số các trường hợp đến khám phụ khoa tại Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ em [7].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Huyền (2002), tỉ lệ nhiễm nấm âm đạo chiếm
24,4% trong số các trường hợp có hội chứng tiết dịch âm đạo đến khám tại Viện Da liễu

Việt nam [5]. Tương tự, nghiên cứu của Đỗ Thị Hằng (2003), cũng tại Viện Da liễu Việt
Nam, tỉ lệ đó là 28,3% [55].
3.3 ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC
3.3.1 Đặc điểm của nấm Candida
Tồn tại ở trạng thái đơn bào, hay gặp là hình tròn, hình trái xoan, kích thước gấp 10
lần vi khuẩn. Sinh sản vô tính theo kiểu nảy chồi. Khả năng thích nghi với môi trường
đường cao. Tồn tại trong thiên nhiên, trong các môi trường chứa đường như hoa quả, rau
dưa, mật mía…
Có nhiều chủng Candida, trong đó Candida gây bệnh như: C. albicans, C.glabrata,
C.tropicalis… Ít gây bệnh hơn là các chủng như: C.krusei, C.parapsilosis,
C.stellatoidea…
Có khoảng 80-90% các chủng phân lập được trong âm đạo là C.albican. C.glabrata
(Torulopsis glabrata) về mặt lâm sàng gây bệnh giống như C.albican nhưng thường đề
kháng với điều trị [22].
3.3.2 Tính chất gây bệnh
Bình thường có thể tìm thấy Candida ký sinh trong họng, đường tiêu hoá, âm đạo,
da mà không gây bệnh, chúng sống cộng sinh và cân bằng trong vi hệ bình thường.
Sự phát triển và gây bệnh của chúng chịu sự kiềm chế của các vi khuẩn sống trong
vi hệ. Chúng trở nên gây bệnh khi điều kiện thuận lợi, giảm sức đề kháng (do nhiều căn
nguyên), mất cân bằng trong vi hệ và do một số yếu tố thuận lợi khác.

16


Các loài Candida tồn tại được trong môi trường âm đạo, đầu tiên chúng phải bám
dính được vào tế bào biểu mô âm đạo, sau đó xâm nhập vào tế bào biểu mô nhờ men gây
phân huỷ protein đặc hiệu do Candida tiết ra. C.albican có khả năng bám dính và xâm
nhập vào tế bào biểu mô âm đạo cao hơn loài C.tropicalis, C.krusei và C. keyfer. Điều này
giải thích lý do vì sao nhiễm Candida âm đạo chủ yếu do loài C.albican.
Candida có thể gây bệnh ở nhiều tổ chức, cơ quan nông (da, niêm mạc) và sâu (hệ

thống).
3.3 ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU
- Âm hộ được cấu tạo một phần là da (ở phần ngoài âm hộ) và một phần là niêm mạc.
- Âm đạo là một ống cơ sợi đi từ cổ tử cung đến âm hộ, nằm sau bàng quang và niệu đạo,
nằm trước trực tràng và gấp với trục ống cổ tử cung một góc 90 0. Âm đạo dài 8 cm, chạy
chếch ra trước và xuống dưới tạo cùng với đường ngang một góc 700.
- Âm đạo là phần tiếp xúc trực tiếp lúc giao hợp, là phần cuối của ống sinh sản, là ống
dẫn kinh nguyệt từ buồng tử cung ra ngoài. Do đó môi trường ở đây rất dễ thay đổi,
thuận lợi cho viêm nhiễm xảy ra.
- Cổ tử cung là phần hẹp và dưới hết của tử cung. Cổ tử cung có hình chóp cụt gồm
có 2 phần: phần trên âm đạo và phần trong âm đạo. Biểu mô tuyến ở mặt trong cổ tử cung
giống niêm mạc tử cung [11].
3.5 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG NẤM CANDIDA
 Ở nam giới: thời kỳ ủ bệnh thường khó xác định.
• Viêm quy đầu và rãnh quy đầu do Candida
- Hay gặp ở người bệnh đái đường.
- Thường có quan hệ với phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo.
- Thương tổn lâm sàng là một hay nhiều vết trợt ở quy đầu và da bao quy đầu. Vết trợt là
đám hình tròn, màu đỏ tươi, giới hạn rõ, xung quanh có bờ.
- Ngứa, có khi ngứa dữ dội.
• Viêm niệu đạo do Candida
Viêm niệu đạo cấp do Candida triệu chứng lâm sàng giống như lậu cấp ít gặp.
Biểu hiên lâm sàng là đái rắt, đái buốt, có khi đái ra máu, niệu đạo xuất tiết nhiều
dịch mủ trắng đục giống lậu.Đái rắt thường kèm theo đau ở phần cuối.
Thông thường là viêm niệu đạo bán cấp. Người bệnh có cảm giác nóng bỏng dọc
niệu đạo. Ngứa ở miệng sáo, nước tiểu có ít sợi bông, nhất là ở cốc đầu nếu làm nghiệm
pháp 2 cốc.
Thăm khám tiền liệt tuyến thấy tiền liệt tuyến nhạy cảm.
17



Trường hợp đặc biệt có thể lan đến cả tuyến tiền liệt, túi tinh, mào tinh hoàn làm cho
hình ảnh lâm sàng thêm phức tạp.
 Ở nữ giới: Viêm âm hộ, âm đạo do Candida.
Cơ năng:
Ngứa thường là triệu chứng nổi bật, ngứa dữ dội, cảm giác rát bỏng vùng âm hộ, âm
đạo và nhất là trước khi hành kinh.
Đau khi giao hợp.
Đái buốt hiếm gặp
Thực thể: Khám từ ngoài vào trong thấy có những triệu chứng như:
Âm hộ:
Đỏ phù toàn bộ hoặc từng đám, bờ giới hạn rõ,
Môi lớn đỏ, rãnh giữa môi lớn, môi bé phủ dịch tiết trắng đục. Làm kỹ thuật lau sạch
dịch tiết thấy niêm mạc màu đỏ sẫm, bóng, bờ không đều nham nhở, bên ngoài có một
viền vảy đỏ.
Âm đạo:
Thành – niêm mạc âm đạo: phù nề và có màu đỏ tươi
Có dịch màu kem dính vào thành âm đạo, có khi không thấy rõ do xuất tiếtnhiều
dịch, có khi lẫn mủ, nhưng triệu chứng thường gặp hơn là dịch âm đạo trắng đục và lổn
nhổn như váng sữa. Cùng đồ sau dịch thường đọng lại giống như cặn sữa.
Đo pH dịch âm đạo thường dưới 4,5.
Mùi dịch bình thường, nghiệm pháp Sniff không có mùi cá ươn [22].

Hình 3.1 Nhiễm nấm Candida âm đạo

18


Hình 3.2 Viêm âm đạo do Candida: khí hư giống sữa đặc, thành âm đạo màu đỏ
 Viêm cổ tử cung

Biểu mô cổ tử cung được cấu tạo bởi 2 lớp tế bào khác nhau tế bào gai và tế bào
tuyến. Tác nhân gây viêm cổ tử cung tùy loại sẽ gây tổn thương cổ tử cung trong hay
ngoài. Candida thường gây viêm cổ tử cung ngoài.
Cổ tử cung: Phù nề, có thể trợt loét, có khi lộ tuyến. Thường thì cổ tử cung phủ một
lớp màng trắng như màng giả lấy ra dễ dàng [22].
+ Ca bệnh xác định: Viêm âm đạo do nấm candida được xác định khi soi tươi hoặc
nhuộm Gram thấy có bào tử nấm men, có thể nảy chồi hoặc có giả sợi. Nuôi cấy ở môi
trường Sabouraud. [11, 7]
3.6 NGUYÊN NHÂN
3.6.1 Tác nhân gây bệnh
- Candida là nấm men, gây bệnh ở niêm mạc sinh dục, tiêu hóa và có thể gây nhiễm nấm
hệ thống. Khoảng 50 % người mang Candida sinh dục sẽ trở thành bệnh có triệu
chứng.
- Các loài Candida thường gây viêm âm đạo là C. albicans, C. glabrata và C. tropicalis.
Các chủng khác như C. turolosis, C. Krusei, C. stellatoide cũng có thể gây bệnh nhưng
ít hơn [53].
3.6.2 Yếu tố thuận lợi
- Nấm Candida có thể sống ký sinh trong âm đạo mà không có biểu hiện lâm sàng. Sự
phát triển và gây bệnh của nấm phụ thuộc vào độ cân bằng môi trường âm đạo và hệ
19


thống miễn dịch cơ thể. Khi phá vỡ sự bình ổn môi trường này thì nấm sẽ phát triển và
gây bệnh.
- Các yếu tố thuận lợi

+ Yếu tố bệnh lý: tiểu đường, béo phì, suy dinh dưỡng.
+ Yếu tố nghề nghiệp: các nghề ẩm ướt.
+ Yếu tố sinh lý: phụ nữ có thay, gia tăng hormone gây biến đổi sinh thái âm đạo cộng


với suy giảm miễn dịch khiến cho vi nấm có điều kiện phát triển hơn.
+ Yếu tố thuốc men: kháng sinh phổ rộng dùng liêu cao và thời gian lâu sẽ diệt các vi

khuẩn sống chung với vi nấm. Do đó phá vỡ thế cân bằng tại chỗ. Hay một số thuốc
làm suy giảm miễn dịch như corticoid, thuốc ức chế miễn dịch.
Ngoài ra, bệnh còn hay gặp ở những phụ nữ vệ sinh không đúng cách, mặc quần áo quá
chật. [3]
3.6.3 Nguồn truyền nhiễm
- Ổ chứa: Nấm candida khưu trú trong âm đạo của người bệnh và có thể ở hậu môn.
- Thời gian ủ bệnh: Thông thường bệnh nấm men candida âm hộ- âm đạo có thời gian ủ

bệnh không rõ ràng. Nấm có thể ký sinh trong âm đạo mà không gây triệu chứng bệnh
và chỉ gây bệnh khi có yếu tố thuận lợi làm nấm tăng sinh gây bệnh.
- Thời kỳ lây truyền: Bệnh nấm candida âm đạo có thể lây truyền qua đồ dùng quần áo

ẩm ướt và lây từ hậu môn. Vai trò lây bệnh từ bạn tình nam giới không rõ ràng [7].
3.6.4
-

Yếu tố môi trường dẫn đến mắc bệnh nấm candida
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: Việc vệ sinh âm đạo không sạch sẽ, môi trường âm đạo
thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt, là điều kiện rất phù hợp rất dễ bị nhiễm nấm
candida. Trong điều kiện môi trường, độ ẩm phù hợp, loại nấm này sẽ phát triển rất nhanh
chóng, lây lan mạnh mẽ, xâm nhập loại bỏ các vi khuẩn có lợi sinh sống và gây viêm
nhiễm âm đạo.

20


-


Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Rất nhiều chị em phụ nữ có các thói quen vệ sinh
vùng kín không đúng, gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục, vô tình tạo môi trường điều
kiện thuận lợi cho nấm âm đạo phát triển. Các thói quen dùng các dung dịch vệ sinh và
thụt sâu vào trong âm đạo, sẽ khiến môi trường và nồng độ pH của âm đạo thay đổi, tạo
điều kiện cho nấm candida tấn cống, gây bệnh.

-

Sử dụng nhiều các loại thuốc kháng sinh: Việc thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh
mỗi khi cơ thể có bệnh, như một con dao 2 lưỡi với sức khỏe và vô tình đó cũng là một
trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mắc bệnh nấm candida ở phụ nữ. Khi dùng
thuốc kháng sinh sẽ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, nhưng cùng với đó cũng làm
các vi khuẩn có lợi bảo vệ cơ thể bị suy yếu, và thay đổi môi trường âm đạo, sức đề kháng
của cơ thể, tạo điều kiện cho các loại nấm âm đạo phát triển.

-

Quan hệ tình dục không an toàn: Đây là nguyên nhân chủ yếu nhiễm nấm cadida. Phụ nữ
đã quan hệ tình dục, quan hệ tình dục không an toàn và có nhiều bạn tình sẽ có nguy cơ
mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với phụ nữ chưa quan hệ tình dục. Việc có nhiều bạn tình
và quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn không chỉ dễ bị mắc các bệnh nguy
hiểm lây truyền qua đường tình dục, mà còn khiến phụ nữ dễ mắc bệnh viêm nhiễm phụ
khoa, trong đó có nhiễm nấm candida [69].
3.7 TRIỆU CHỨNG
- Khí hư ra nhiều, màu trắng như váng sữa, không hôi, thành mảng dày dính vào
thành âm đạo, ở dưới có vết đỏ.
- Ngứa ngáy khó chịu vùng sinh dục - hậu môn và mẩn đỏ xung quanh vùng âm đạo
- Xuất hiện nhiều khí hư màu trắng bột hay vón đặc, nếu nhiễm khuẩn có mùi hôi
khó chịu.

- Đau khi đi tiểu và khi quan hệ tình dục [30, 52].
3.8 CHẨN ĐOÁN
Dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng
- Lâm sàng:
+ Ngứa âm hộ, âm đạo.
+ Dịch âm đạo váng sữa
+ Viêm đỏ âm đạo, âm hộ.
+ pH < 4.5.
+ Soi tươi tìm thấy nấm có chồi, giả sợi.
21


- Cận lâm sàng: soi tươi và nhuộm Gram thấy có tế bào nấm hình quả xoan, hình con lật
đật, hình giả sợi.
- Nuôi cấy nhằm để phân lập chủng nấm, làm kháng đồ nhằm giúp cho việc chẩn đoán và
điều trị có kết quả cao nhất [22].
- Chẩn đoán phân biệt:
+ Viêm âm đạo do trùng roi: dịch tiết âm đạo nhiều, dịch mủ màu vàng hoặc xanh, loãng,
có bọt, ngứa âm hộ, pH dịch âm đạo ≥ 5,0; soi tươi dịch thấy trùng roi di động.
+ Viêm âm đạo do vi khuẩn: dịch tiết âm đạo ít hoặc trung bình, có màu xám đồng nhất,
lỏng, tráng đều thành âm đạo, có mùi hôi, pH dịch âm đạo > 4,5; test Sniff có mùi cá ươn;
soi tươi hay nhuộm Gram dịch thấy tế bào“Clue cell“, tăng Gargnerella vaginalis và vi
khuẩn yếm khí, giảm Lactobacilli.
+ Viêm ống cổ tử cung do lậu cầu và/hoặc C. trachomatis: Ống cổ tử cung có dịch nhày
mủ hoặc mủ máu. Có thể kèm theo viêm tuyến Bartholin, Skène.
+ Xét nghiệm: Nhuộm Gram và nuôi cấy tìm lậu cầu.
+ PCR chẩn đoán lậu cầu và Chlamydia. [23]
3.9 ĐIỀU TRỊ
3.9.1 Nguyên tắc điều trị
Điều trị theo hướng dẫn quốc gia phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình

dục. Không cần điều trị cho cả bạn tình của bệnh nhân, trừ trường hợp họ có triệu chứng
bệnh. Đối với các cơ sở y tế không chuyên khoa và tuyến y tế cơ sở, quận huyện không có
xét nghiệm hỗ trợ thì điều trị theo tiếp cận hội chứng; đối với cơ sở chuyên khoa, các cơ
sở y tế có xét nghiệm hỗ trợ thì điều trị theo căn nguyên. [1, 11]
Dùng một trong các phác đồ sau đây:
- Viên đặt âm đạo nystatin 100.000 đơn vị, đặt 1 viên vào âm đạo khi đi ngủ trong
14 ngày liên tục (kể cả những ngày có kinh), hoặc
- Viên đạn miconazol hoặc clotrimazol 200mg, đặt 1 viên vào âm đạo khi đi ngủ
trong 3 ngày, hoặc
- Viên đạn clotrimazol 500mg, đặt 1 viên duy nhất, hoặc
- Viên đạn econazol 150mg, đặt 1 viên vào âm đạo khi đi ngủ trong 2 ngày, hoặc
- Itraconazol (Sporal) 100mg uống 2 viên/ngày trong 3 ngày, hoặc
- Fluconazol 150mg uống 1 viên duy nhất. Các trường hợp viêm âm hộ-âm đạo tái
phát cần được nghiên cứu và đánh giá rất cẩn thận để phòng tái phát cho người bệnh.
Chú ý: Loại bỏ các yếu tố dễ đưa đến tái phát bệnh như sử dụng kháng sinh kéo dài,
các thuốc corticoid, thuốc ức chế miễn dịch kéo dài, thụt rửa âm đạo. Nên mặc đồ lót
22


thoáng bằng vải sợi. Trong khi uống thuốc không được uống rượu, không quan hệ tình
dục.
Không cần điều trị cho bạn tình. Tuy nhiên, các trường hợp bạn tình có viêm qui đầu
và bao da qui đầu do nấm vẫn cần điều trị.
Không dùng clotrimazol cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu.
Đối với phụ nữ có thai chỉ nên dùng thuốc bôi hoặc thuốc đặt tại chỗ, các thuốc
nhóm azol hiệu quả nhất là miconazol, clotrimazol, buconazol và terconazol.
Thai nghén làm cho bệnh nặng lên và khó chữa. Bà mẹ có thể lây bệnh cho con khi
sinh đẻ gây tưa miệng làm trẻ khó bú. Do vậy, cần điều trị tốt cho mẹ và cần khám cho
con để điều trị sớm [53].
Bảng 3.1 Thuốc điều trị và phác đồ

Họ
Imidazoles

Tên khoa học
Butoconazole
(Femstat)

Dạng trình bày
Liều dùng
Cream 2%
5 gamx 3 ngày

Clotrimazole
(gynelotromin,
Mycelex)

Cream 1%
Cream 10%
Viên đặt 100mg
Viên đặt 500mg
Cream 2%
Viên đặt 100mg
Viên đặt 1200 mg
Viên đặt 150 mg
Cream 2%
Cream 2%
Cream 6,5%
Cream 0,4%
Cream 0,8%
Viên đặt 80mg

Viên uống 150 mg

5gam x 7-10 ngày
5 gam liều duy nhất
1 viên x 7 ngày
1 viên liều duy nhất
5 gam x 7 ngày
1 viên x 7 ngày
1 viên liều duy nhất
1 viên x 3 ngày
5gam x 7ngày
5 gamx 3 ngày
5 gam liều duy nhất
5 gam x 7 ngày
5 gam x 3 ngày
1 viên x 3 ngày
1 viên liều duy nhất

Viên uống 200mg

2 viên x 5 ngày

Miconazole
(Monistat)
Econazole
Fenticonazole
Tioconazole
(vagistat)
Terconazole
(terazol)

Fluconazole
(Diflucan)
Ketoconazole
(Nizoral )
Itraconazole
(sporonox)

Viên uống 100 mg 2 viên x 3 ngày

3.9.2 Test kiểm tra
23


- Cần kiểm tra lại sau khi kết thúc liệu trình điều trị, sau 15 ngày, sau 3 tháng hoặc sau khi
có quan hệ tình dục trở lại.
- Đối với nam giới dùng Nitrate bạc 1% nhỏ hai giọt vào niệu đạo, sau 48 giờ nhỏ lại lần
hai và lấy dịch ở niệu đạo soi tươi và nuôi cấy tìm nấm.
- Đối với nữ giới dùng Nitrate bạc 2% bôi vào âm đạo, cổ tử cung, làm hai lần cách nhau
48 giờ, sau đó lấy bệnh phẩm soi tươi và nuôi cấy lại. [11]
3.10 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH
- Vệ sinh đúng cách:
+ Chỉ nên chùi giấy từ trước ra sau: Khi đi vệ sinh nên nhớ đừng bao giờ chùi giấy
từ sau ra trước vì nếu làm như vậy vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn từ hậu
môn xâm nhập lên âm đạo, tăng nguy cơ viêm nhiễm.
+ Tránh tự ý thụt rửa âm đạo: Thụt rửa âm đạo không đúng cách sẽ gây nên mất cần
bằng vi khuẩn (vi khuẩn có lợi) cư trú tại âm đạo, tiêu diệt những vi khuẩn gây hại và làm
mất cân bằng độ pH của âm đạo, gây nên tình trạng viêm nhiễm.
+ Vệ sinh thường xuyên vùng kín và luôn giữ khô thoáng.
+ Nên tắm bằng vòi sen và tránh ngâm mình lâu trong nước và tránh tắm bằng
những chất tạo bọt.

- Mặc quần áo thích hợp: Sử dụng đồ thoáng, nhẹ, chất liệu cotton…
- Không sử dụng kháng sinh thường xuyên hoặc kéo dài.
- Khám phụ khoa định kỳ
- Khác: Nếu bị bệnh tiểu đường: cố gắng giữ đường huyết ở mức bình thường [33].

24


3.11 BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH
- Nấm âm đạo và những biến chứng khôn lường khi mang thai
- Trong thời gian mang thai, thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng bởi nấm, em bé vẫn
phát triển bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhiễm nấm có thể gây sảy
thai, sinh non.
- Vào giai đoạn chuyển dạ, nếu tình trạng viêm nhiễm vẫn chưa được giải quyết dứt
điểm sẽ có rất nhiều biến chứng xảy đến cho bé. Nhẹ nhất là tình trạng đẹn ở miệng của
trẻ, gây đau, làm trẻ bỏ bú. Lúc này, trẻ cần được điều trị lập tức bằng thuốc chống nấm.
- Nặng hơn, khi bé tiếp xúc trực tiếp, hít hoặc nuốt phải nấm khi đi qua âm đạo để ra
ngoài sẽ gây nên tình trạng viêm phổi, viêm phế quản, rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng
đường ruột do nấm, thậm chí tỉ lệ tử vong do nhiễm nấm cũng khá cao. Nếu điều trị tích
cực, bé cũng sẽ vượt qua được tình trạng này nhưng ảnh hưởng ít nhiều đến vấn đề dinh
dưỡng, bé hay bỏ bú, thường xuyên tiêu chảy, dẫn đến bệnh tật, còi cọc, ốm yếu [2].
- Viêm nhiễm vùng chậu: viêm nhiễm vùng chậu bao gồm các nhiễm trùng đường
sinh dục trên: viêm tử cung, viêm ống dẫn trứng, viêm tắc vòi trứng, viêm buồng trứng,…
Tình trạng viêm nhiễm này gây ra do sự di chuyển ngược lên của những vi khuẩn ở âm
đạo. Khi bị viêm âm đạo, sức đề kháng của bạn đã giảm sút, nhất là ở vùng gần đó, do
vậy, vi khuẩn dễ dàng di chuyển lên trên và gây bệnh. Viêm nhiễm vùng chậu không chỉ
gây ra những triệu chứng cấp tính: đau vùng bụng dưới, đau khi đi tiểu và quan hệ tình
dục, nó còn có nguy cơ cao dẫn tới vô sinh và chửa ngoải tử cung. Nếu không được điều
trị, tình trạng viêm nhiễm kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần làm tăng khả năng gây ung thư
cổ tử cung, ung thư buồng trứng.

- Viêm nội mạc tử cung: viêm nội mạc tử cung là sự nhiễm trùng của lớp niêm mạc
lót bên trong tử cung. Bệnh gây ra do có sự xâm nhập của vi khuẩn có hại, có thể là vi
khuẩn gây viêm âm đạo, đi từ âm đạo lên đường sinh dục, đặc biệt khi bạn phá thai hoặc
sinh con, lớp niêm mạc này rất dễ bị tổn thương nếu bạn đang bị viêm âm đạo. Viêm nội
mạc tử cung có thể có các triệu chứng: chảy máu âm đạo, sốt và đau vùng chậu. Bệnh có
thể dẫn tới nguy cơ vô sinh, hình thành áp xe trong tử cung, thậm chí sốc nhiễm trùng.
- Nguy cơ trong giai đoạn thai kỳ: nếu bị viêm âm đạo trong thời gian mang thai,
bạn có nguy cơ vỡ ối sớm, nhiễm trùng trong tử cung, gây nguy hiểm cho em bé. Do vậy,
dễ sinh non khiến trẻ đẻ thiếu tháng, nhẹ cân, trường hợp nặng có thể hỏng thai.
- Mắc các bệnh truyền nhiễm khác: Khi bị viêm âm đạo, sức đề kháng đã giảm sút.
Do vậy, bạn dễ bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục: lậu, giang mai, HIV,… đồng thời
cũng dễ lây các bệnh đó cho bạn tình (nếu đã mắc bệnh) [63].
25


×