Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Công tác xã hội với trẻ em nghèo tại Làng Cằng – Môn Sơn – Con Cuông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.82 KB, 31 trang )

PHẦN A: LỜI MỞ ĐẦU
Công tác xã hội là một ngành khoa học tương đối non trẻ trên Thế Giới, tính chất chuyên
nghiệp mới được hình thành trên 100 năm nay, mặc dù có nguồn gốc hình thành từ xa xưa.
Tuy vậy ngày nay trong xã hội hoạt động công tác xã hội đã và đang không ngừng khẳng
định vai trò, vị trí quan trọng của mình trong xã hội. Công tác xã hội là sự vận dụng các lý
thuyết khoa học về hành vi con người và hoạt động xã hội nhằm xây dựng và thúc đẩy sự
thay đổi liên quan đến vị trí, địa vị, vai trò của cá nhân, nhóm, cộng đồng người yếu thế,
tiến tới bình đẳng xã hội.
Chúng tôi là những sinh viên năm 3 chuyên ngành công tác xã hội trường Đại học
Vinh được trang bị những ý thuyết, kỹ năng, phương pháp thực hành công tác xã hội và
hơn hết được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo bộ môn trong khoa, lớp
học phần công tác xã hội, cá nhân chúng tôi đã có chuyến đi tới từng địa bàn khác nhau, và
nhóm chúng tôi được phân công thực tế tại địa bàn Làng Cằng – xã Môn Sơn – huyện Con
Cuông – tỉnh Nghệ An. Qua chuyến đi thực tế tại đây, tôi nhận thấy cuộc sống người dân ở
đây còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng kém. Do đó việc học của trẻ em miền núi chưa
được quan tâm và đạt hiệu quả. Vấn đề nâng cao chất lượng của các em là một vieejc làm
thiết thực và mang ý nghĩa rất lớn. Nhận thấy được điều đó nên chúng tôi đã chọn đề tài
“Công tác xã hội với trẻ em nghèo tại Làng Cằng – Môn Sơn – Con Cuông” làm đề tài
cho bài báo cáo của mình.
Chính vì đợt thực tế này rất quan trọng và nó đưa lại co chúng tôi nhiều bài học thực
tế trong công tác xã hội với cá nhân. Đây là cơ hội cũng như thách thức để tôi nỗ lực, rèn
luyện và củng cố kiến thức của bản thân mình. Qua đó tìm tòi học hỏi kiến thức mới ngoài
sách vở góp phần nâng cao nhận thức của bản thân mình về trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
đặc biệt cũng như tham gia vào tiến trình ra quá đinh, lập kế hoạch trợ giúp cho thân chủ
của mình. Những gì tiếp thu được trong quá trình thực hành sẽ là hành trang giúp tôi nắm
vững được kiến thức chuyên môn và công việc sau này.
Để có được kết quả như vậy, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ
môn công tác xã hội trường Đại học Vinh đã hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo, quan tâm,
giúp đỡ tôi trong đợt thực tế cũng như giúp tôi hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Do kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân còn hạn chế vì vậy trong bài không thể
tránh khỏi những thiếu sót, mong quý thầy cô góp ý bổ sung để bài bài báo cáo thực hành


được hoàn thiện và đầy đủ hơn, đồng thời để giúp tôi có thêm kinh nghiệm làm những bài
báo cáo lần sau chất lượng hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Sinh viên
Đinh Thị Hoa Thắm
PHẦN B: NỘI DUNG
I.
Tiến trình công tác xã hội với với các nhân
1. Tiếp cận đối tượng và xác định vấn đề ban đầu
Tiếp cận thân chủ là bước đầu tiên trong cả tiến trình. Tiếp xúc với trẻ có hoàn cảnh gia
đình nghèo là một vấn đề rất khó bởi âm lý trẻ luôn khép mình, có sự sợ hãi, lo lắng khi
gặp người lạ.... vì thế mà ngay từ đầu NVXH cần phải chân thành, khéo léo, nhẹ nhàng,
cởi mở để tạo được sự tin tưởng với thân chủ ngay từ ban đầu.
Qua tìm hiểu và được sự hướng dẫn của các cán bộ trong bản, tôi đã biết được thực
trạng, nguyên nhân và những khó khăn mà trẻ em hiện nay của bản Cằng đang gặp phải.
1


Dựa trên danh sách trẻ em nghèo trên địa bàn của bản, tôi đặc biệt lưu tâm đến em
Lương Thị Linh. Nên tôi đã đến thăm hỏi và gặp gỡ gia đình em Lương Thị Linh. Mục
tiêu của buổi làm việc là nhằm thiết lập mối quan hệ với những thành viên trong gia đình
qua đó tìm hiểu thông tin về hoàn cảnh sống, đời sống và việc học hành của con cái họ. Từ
đó cung cấp phương pháp học tập phù hợp cho các em, giúp các em được tiếp cận với các
chính sách của Đảng và Nhà Nước. Nâng cao nhận thức cho phụ huynh để hiểu được tầm
quan trọng của việc học tập đối với các em.
Sau khi tìm hiểu tôi đã thu được một số thông tin về thân chủ như sau:
Họ và tên thân chủ: Lương Thị Linh
Sinh ngày
: 1/7/2004
Bố thân chủ

: Lương Văn Nga
Sinh ngày
: 7/9/1981
Mẹ thân chủ
: Hà Thị Cúc
Sinh ngày
: 2/12/1979
Chị gái thân chủ : Lương Thị Bảo
Sinh ngày
: 18/10/2000
Em gái thân chủ : Lương Thị Nam
Sinh ngày
: 15/7/2009
Ông nội thân chủ : Lương Văn Thủy
Sinh năm
: 1949
Bà nội thân chủ
: Vi Thị Xuân
Linh là một cô bé ngoan ngoãn, hoàn cảnh gia đình tuy gặp nhiều khó khăn nhưng luôn
cố gắng phấn đấu trong học tập và biết yêu quý cha mẹ, luôn tranh thủ thời gian rảnh rỗi
để giúp việc nhà, chăm lo cho chị gái khuyết tật và em gái út. Là một cô bé sống giàu tình
cảm, có ước mơ.
Buổi đầu tiên đến gặp em vào chiều chủ nhật thì em đã đi làm đồng với mẹ. Buổi thứ
hai thì tôi đến gặp thấy em đang nấu cơm, lần đầu tiên gặp em có vẻ sợ hãi, e dè vì người
lạ. May có mẹ em ở nhà nên tôi trò chuyện và nói rõ mục đích tiếp cận Linh và nhờ sự
giúp đỡ từ phía gia đình. Mẹ Linh tỏ ra rất vui và đồng ý chia sẻ thông tin về Linh với tôi.
Ngày 16/12/2014 NVXH đã chủ động đến gặp em. NVXH đã sử dụng kỹ năng vãng gia
với thân chủ bởi tâm lý trẻ lo lắng, khép mình khi gặp người lạ. Do đó vãng gia giúp thân
chủ thấy được NVXH thăm nhà ho, thấy được sự quan tâm tạo niềm tin cho thân chủ và
giúp tôi quan sát môi trường gia đình của em.

Buổi gặp gỡ đầu tiên giữa NVXH và thân chủ nhằm giới thiệu, làm quen và tạo lập mối
quan hệ thân thiện, cởi mở, chia sẻ và lắng nghe.
“nhà em nghèo lắm, bố mẹ em đi làm về không đủ để nuôi ba chị em, chỉ được có một sào
ruộng đất nên lúa được ít, chỉ có đi làm công cho họ rồi họ cho lúa, cho khoai về có ăn chị
ạ. Chị gái em lại bị khuyết tật bẩm sinh từ nhỏ phải ngồi xe lăn, em thương chị lắm, gia
đình không đủ điều kiện nên không thể đưa chị đi khám xem có phải bị nhiễm chất độc
không để được hưởng chế độ hàng tháng. Nhiều lúc em muốn nghỉ học để đỡ phần nào
tiền cho gia đình lại giúp được bố mẹ làm việc” nói xong chưa dứt lời thấy em nghẹn ngào
nức lời và khóc.
(ôm em vào lòng) chị hiểu tâm trạng của em lúc này, em hãy xem chị như một người bạn
thân của em và chia sẻ với chị. Mọi thông tin của em chia sẻ chị sẽ tuyệt đối giữ bí mật, vì
2


đây là nguyên tắc làm việc của nghành chị nên em đừng lo lắng khi chia sẻ thông tin. Em
hãy cố lên vì gia đình luôn ở cạnh em và cùng em vượt qua tất cả. Có chuyện gì chúng ta
cùng chia sẻ và làm bạn em nhé. Dù có khó khăn thế nào thì chị cũng tin là em sẽ cố gắng
và vượt qua được tất cả nên em hãy tự tin lên, mạnh mẽ lên nhé.
Như vậy qua buổi gặp gỡ và làm việc đầu tiên, NVCTXH đã trực tiếp giới thiệu bản
thân, trình bày với thân chủ về mục đích, nguyên tắc của NVXH….nhằm xây dựng niềm
tin với thân chủ đồng thời giúp thân chủ cởi mở trong giao tiếp và phần nào đồng cảm với
thân phận hoàn cảnh của thân chủ.
Đồng thời qua buổi tiếp xúc đầu tiên này, NVCTXH cũng tranh thủ thu thập thông tin
để xác định vấn đề ban đầu thông qua thân chủ. Như vậy bằng kỹ thuật thấu cảm, kỹ năng
lắng nghe, kỹ năng giúp thân chủ trực diện với vấn đề, kỹ năng cung cấp thông tin,….đồng
thời quan sát và trò chuyện ban đàu NVCTXH nhận thấy đối tượng đang gặp phải các vấn
đề sau:
Vấn đề 1: thân chủ là một người gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, bố mẹ thường
hay đi làm cả ngày nên thân chủ phải lo lắng việc nhà khi tuổi đang còn nhỏ.
Vấn đề 2: thân chủ chưa sắp xếp được thời gian giữa việc học ở trường và công việc

ở nhà một cách hợp lý.
Vấn đề 3: thân chủ luôn cảm thấy có lỗi với gia đình khi bản thân mình đi học nên có
ý nghĩ muốn nghỉ học.
2. Thu thập thông tin
Sau những buổi gặp gỡ và trò chuyện với thân chủ NVXH nhận thấy thân chủ và gia
đình đã dành cho mình sự tin cậy nhất định.
NVCTXH tiến hành bước tiếp theo đó là: Thu thập thông tin.
Để thu thập những thông tin cần thiết NVCTXH đã sử dụng rất nhiều kỹ năng: kỹ năng
lắng nghe, quan sát, khuyến khích làm rõ ý, phỏng vấn sâu,….để khai thác được những
vấn đề cụ thể của thân chủ.
Vấn đề của thân chủ :
Đầu tiên NVXH lắng nghe thân chủ bộc lộ về gia đình, bản thân, những khó khăn mà
họ đang gặp phải trong cuộc sống. qua đó, NVCTXH xác nhận một số vấn đề mà thân chủ
gặp phải:
Thứ nhất: thân chủ là một người gặp nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần, trong
gia đình có ba chị em nhưng chị gái của thân chủ bị ngồi xe lăn không thể hoạt động và
sinh hoạt được nếu không có sự giúp đỡ của người thân. Bố mẹ thân chủ thường hay đi
làm cả ngày, một mình thân chủ đi học về trưa đang phải lo lắng chuyện lợn gà cơm
nước….việc nhà giúp bố mẹ nên có hôm không kịp thời gian đi học buổi chiều. nguồn thu
nhập của gia đình mỗi tháng chỉ được vẻn vẹn có 400.000 nghìn đồng không đủ chi tiêu
trang trải cho cả nhà trong việc sinh hoạt và ăn uống….nên trong gia đình còn thiếu thốn
rất nhiều, tài sản lớn nhất của gia đình thân chủ là chiếc tivi đã cũ, nhưng nó lại là thứ giúp
3


gia đình thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi, cùng nhau quây quần ăn cơm và xem
tivi với nhau. Cuộc sống tuy nghèo nhưng cảm giác đầm ấm.
“ông bà em có bốn người con nên ruộng chia ra mỗi nhà được có một sào ruộng đất,
không thể cung cấp đủ ăn cho cả nhà được nên bố mẹ hay phải đi làm thuê giúp họ, có
hôm em đi học về muộn mà cả ba chị em đều đói nhưng không có gì ăn cả, em chỉ kịp vào

nấu cơm nhanh cho chị Bảo và em Nam ăn đỡ đói nhưng cơm cũng không có thức ăn gì
mà ăn cả”
Thứ hai: Thân chủ chưa sắp xếp được thời gian giữa việc học ở trường và công việc ở
nhà một cách hợp lý để có điều kiện hoàn thành việc đi học đầy đủ.
Qua trò chuyện tiếp xúc với em thì NVCTXH nhận thấy có những hôm học cả ngày thì
em chỉ học được mỗi buổi sáng còn buổi chiều em phải ở nhà làm việc nhà giúp bố mẹ.
Buổi trưa đi học về trưa rồi làm xong việc đi học là chậm giờ nên em ko đi nữa.
Thứ 3: Thân chủ luôn cảm thấy có lỗi với gia đình vì em cho rằng việc học của em đã
làm ảnh hưởng đến gia đình về tiền bạc cũng như ko phụ giúp được bố mẹ công việc nhà.
Theo lời kể của em Linh và quan sát của nhân viên CTXH nhận thấy em có ý định muốn
nghỉ học để phần nào bớt được số tiền của gia đình và có thể giúp bố mẹ làm việc nhà tốt
hơn.
Về ngoại lực:
Anh em họ hàng: em sinh ra trong một gia đình nghèo, trong nhà thì có ba chị em, chị gái
lại bị ngồi xe lăn tật bẩm sinh từ nhỏ. Ông bà nội thì giả cả, mới tách ra ở riêng năm nay
nên chỉ giúp đỡ được một phần nhỏ nào đó, ông là thương binh đến tháng có lương nhưng
cũng chỉ đủ tiền thuốc men, ăn uống cho hai ông bà. Anh em họ hàng ai cũng nghèo như
nhau cả nên không giúp đỡ nhau được nhiều, gia đình ông bà sinh được 4 người con, bố
của Linh là con trai út có ai O đã đi lấy chồng không có thời gian về thăm gia đình vì hoàn
cảnh, một người chú nữa cũng vậy đều nằm trong diện hộ nghèo của xã.
Hàng xóm láng giềng: có nhiều người xung quanh hiểu hoàn cảnh thương cảm thì hay cho
củ khoai, củ sắn và yêu quý ba chị em nhà Linh, nhưng cũng chỉ đến một chừng mực nào
đó bởi vốn dĩ hoàn cảnh của họ cũng chỉ khá hơn một tý.
Các tổ chức đoàn thể: đã có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ về mặt vật chất cũng như
tinh thần cho thân chủ, đên thăm hỏi khi gia đình ốm đau. Năm `2015 này trưởng bản và
mọi người dân trong bản xác nhận gia đình em Linh là gia đình thuộc diện hộ nghèo. Tuy
nhiên sự giúp đỡ quan tâm đó vẫn chưa khơi dậy được những tiềm năng và khả năng vươn
lên giải quyết vấn đề của thân chủ.
Trường học, bạn bè: đã có những chương trình tặng quà vào các dịp ngày lễ, miễn giảm
học phí cho những học sinh nghèo như Linh, quan tâm và động viên, bạn bè quý mến, đến

hỏi thăm về những hôm Linh nghỉ học. Nhưng đó cũng chỉ hỗ trợ được một phần nhỏ nào
đó vì điều kiện kinh tế khó khăn nên việc học vẫn chưa được đầu tư, nhà trường chưa thật
sự sát sao và quan tâm hết được từng học sinh là điều không khó tránh khỏi.
4


Như vậy, qua một số thông tin trên đây có thể thấy thân chủ không chỉ gặp khó khăn về
vật chất mà còn khó khăn về cả tinh thần. chính vì thế thân chủ cần có sự cảm thông, chia
sẻ, quan tâm và giúp đỡ của cộng đồng. Đây là một vấn đề khó khăn đặt ra cho nhân viên
CTXH, nhân viên CTXH cần phải đề ra một kế hoạch cụ thể trong tiến trình can thiệp với
đối tượng.
3. Chẩn đoán
Là xác định trọng tâm của vấn đề dựa trên các dữ liệu đã thu thập được ở giai đoạn trước,
NVCTXH nhận thấy vấn đề của thân chủ gặp phải có tính chất khá nghiêm trọng:
Vấn đề 1: khó khăn về hoàn cảnh sống.
Vấn đề 2: chưa sắp xếp được thời gian giữa việc học và việc nhà hợp lý.
Vấn đề 3: cảm thấy có lỗi với gia đình khi đi học nên có ý định muốn nghỉ học.
Đánh giá: theo thứ tự các vấn đề mà thân chủ đang gặp phải, thân chủ phải tự đánh giá và
và xác định được vấn đề nào cần ưu tiên trước, điểm đánh giá từ 1 đến 3 theo thứ tự vấn đề
nào, điểm đánh giá cao thì vấn đề đó là vấn đề ưu tiên.
Trong tất cả các vấn đề đó thì NVCTXH cùng với thân chủ đã xác định vấn đề ưu tiên đó
là: chưa sắp xếp được thời gian giữa việc học và việc nhà một cách hợp lý. Đây không
phải là vấn đề khó khăn nhất nhưng đây là vấn đề mà trong một thời gian nhất định cùng
với những kỹ năng của mình NVCTXH có thể can thiệp được phần nào. Hơn nữa, đây
cũng là vấn đề mà nếu khắc phục nó sẽ tạo thuận lợi hơn, tạo đà cho việc giải quyết vấn
đề.
Thứ hai là từ việc sắp xếp thời gian hợp lý giữa việc học và việc nhà thì thân chủ sẽ được
đi học ổn định và không còn có ý định nghỉ học nữa, hòa nhập được cùng bạn bè cùng
trang lứa và có thể thực hiện được ước mơ của bản thân.
Sau khi xác định vấn đề ưu tiên, NVCTXH cùng với thân chủ xác định lại nguyên nhân

của vấn đề từ đó giúp thân chủ một lần nữa nhìn rõ lại nhằm chuẩn đoán bản chất của vấn
đề để lên kế hoạch giải quyết một cách hiệu quả nhất. Từ cách đánh giá và nhìn nhận vấn
đề các nguyên nhân gây nên vấn đề được xác định cụ thể như sau:
- Gia đình thân chủ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, thiếu thốn về cái ăn, cái mặc
nên việc học của thân chủ không được đảm bảo ổn định.
- Do xã Môn Sơn là một xã thuộc huyện miền núi nên trình độ dân trí vẫn còn thấp,
chưa được tiếp xúc nhiều với khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin. Do nhận thức
của người dân còn hạn chế, nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tam đến việc học tập
của con cái và tầm quan trọng của việc học.
- Thân chủ luôn cảm thấy có lỗi vì đi học mất tiền và không có thời gian giúp bố mẹ.
Sau khi chuẩn đoán xác định vấn đề ưu tiên, tính chất và những nguyên nhân dẫn đến vấn
đề, NVCTXH đã hướng đến và cùng với thân chủ vẽ sơ đồ phả hệ cụ thể như sau:
Sơ Đồ Phả Hệ:
5


Ông
Nội


Nội

Bố

Mẹ

Bảo

Nam


Linh

Chú giải Sơ Đồ:

Nữ

Nam

Kết Hôn

Mối Quan Hệ Thân Thiết
Mối quan hệ một chiều
Mối Quan Hệ Yếu,Xa Cách.
6


Nhận xét về sơ đồ phả hệ gia đình: sau khi hoàn thành sơ đồ phả hệ gia đình nhà em Linh,
nhân viên CTXH cùng em Linh nhìn lại cây phả hệ thì dễ dàng nhận thấy rằng mối quan
hệ trong gia đình là rất tốt. Ông bà ở riêng nhưng trong một vườn nên dễ dàng quan tâm
đến con cháu mặc dù sức khỏe đã yếu. chỉ có hai O bên nội đi lấy chồng nên mối quan hệ
không được thân thiết lắm vì phải chăm lo cho gia đình bên chồng không có thời gian về
thăm các cháu. Đồng thời bên ngoại do ở xa nên quan hệ xa cách, và khi nhìn vào sơ đồ
phả hệ cho thấy chị gái của Linh là Bảo quan hệ có chút không tốt lắm vì đôi lúc Bảo tự ti
về bản thân và có lúc ghen tỵ vì em Linh được đến trường đi học, được chơi đùa…..còn
Bảo chỉ học Sđược đến lớp 5 là không được đi nữa vì gia đình không có thời gian và điều
kiện để đưa em đi học rồi đưa em về. Vì vậy mà thân chủ đã có rất nhiều sự thay đổi tiêu
cực trong tâm lý, suy nghĩ và hành động.
Tiếp đến NVXH cùng thân chủ tìm hiểu và đánh giá nguồn lực qua sơ đồ sinh thái của
thân chủ để hiểu rõ những vấn đề, điều kiện ảnh hưởng và cần thiết cho quá trình giải
quyết vấn đề của thân chủ.

Sơ Đồ Sinh Thái:

Ban Chính Sách Xã
Nhà Trường

Anhh em họ,
hàng

Hội Phụ Nữ

Thân Chủ
(Linh)

Gia đình

Hàng xóm bạn bè
Cán bộ thôn bản

Chú Giải Sơ Đồ:
Các nguồn Lực
7

Trạm y tế


Tác động mạnh
Tác động một chiều
Tác động yếu.

Nhận xét: nhìn vào sơ đồ sinh thái của thân chủ ta dễ dàng nhận thấy rằng em Linh có sự

tương tác qua lại với nhiều mối quan hệ, gia đình, bạn bè, nhà trường,….hầu như là rất hạn
chế tương tác một chiều. Do vậy NVCTXH cần phát huy được những điểm mạnh của em
để giúp em có động lực và cố gắng đi học đầy đủ, chuyên cần và không còn ý định nghỉ
học nữa, tìm cách phân công, phân bố thời gian để việc học và việc ở nhà được hợp lý.
Mặt khác qua biểu đồ sinh thái nhân viên CTXH thấy các nguồn lực xung quanh em là khá
nhiều, đây chỉ là do sự thụ động của chính bản thân em, cho nên NVCTXH phải là người
tổng hợp và kết nối tất cả các nguồn lực để giúp thân chủ của mình. Đặc biệt là nêu cao
nguyên tắc đó là “ không làm thay, làm hộ và làm cho” mà chỉ là người đóng vai trò hỗ trợ
và khơi dậy các tiềm lực trong em.
Từ hai sơ đồ đó là sơ đồ phả hệ và sơ đồ sinh thái NVCTXH rút ra được những điểm
mạnh và điểm yếu sau:
Điểm mạnh

Thân chủ

-Là người con
ngoan hiền, thật
thà, học giỏi và có
giữ chức vụ trong
lớp, tham gia các
hoạt động của
trường và lớp nhiệt
tình, năng nổ đặc
biệt là bên mảng
văn nghệ.
-Thương ông bà,
cha mẹ, biết giúp
đỡ gia đình các

Ông bà


-Yêu thương và
quý con cháu.
-Tuy già cả không
làm được nhưng
mỗi tháng ông
được nhận tiền
lương thương
binh đều mua
bánh cho các
cháu.
-Khuyên răn và

Bố mẹ

-quan tâm, yêu
thương và hết
mực lo lắng cho
thân chủ.

Hàng xóm, Cơ quan,
bạn bè.
chính
quyền.
-Có nhiều
người
xung
quanh
thương
cảm, giúp

đỡ. Lúc
cho củ
khoai, lúc
cho củ
sắn.

-Mặc dù gia
đình khó khăn
nhưng vẫn tiết
kiệm, vay
mượn cho Linh
được đi học để
thành người.
-Sống có
-Động viên Linh tình làng,
8

-Các cán
bộ thôn
bản đã
có các
cuộc
thăm hỏi
và tặng
quà em
và gia
đình.

-Giup đỡ



công việc nhà cũng
như đồng áng.

dạy dỗ con cháu
những điều hay,
cái đúng.

-Mong muốn được
có cuộc sống ổn
định, đầy đủ, ấm
no.

-Khuyến khích
thân chủ cố gắng
học giỏi sẽ có
thưởng nếu cuối
năm được giấy
-Là con người giàu khen để thân chủ
tình cảm, sống có
có động lực cố
ước mơ có nghị lực. gắng.

cố gắng để
vượt qua
những khó
khăn của gia
đình.
-khích lệ thân
chủ phấn đấu

trong học tập
và trong cuộc
sống hàng ngày.

nghĩa xóm
-Bạn bè ở
lớp quan
tâm, hỏi
han khi
thấy Linh
nghỉ học.

gia đình
tiếp cận
những
chính
sách mà
Nhà
Nước hỗ
trợ.

Hạn chế
Thân chủ

Ông, bà

Bố, mẹ

Hàng xóm
Bạn bè

9

Cơ quan
Chính quyền


-Tâm lý lo lắng vì
đi học thì không
ai làm giúp bố mẹ
và chị gái việc
nhà.
-Có suy nghĩ lệch
lạc và dẫn đến
suy nghĩ muốn
nghỉ học.
-Chưa sắp xếp
được thời gian
hợp lý để việc
học trở nên dễ
dàng và đầy đủ
hơn.

-Sức khỏe
yếu, tiền
lương
thương
binh vừa
đủ tiền
mua thuốc
men nên

không có
điều kiện
để giúp đỡ
được cho
cháu
nhiều.

-Công việc không -Mọi người dân
ổn định nên thu xung quanh hầu
nhập thấp.
như ai cũng khó
khăn như nhau
-Ruộng được có nên không giúp
1 sào khiến gia
được gì nhiều.
đình càng khó
khăn.
-Bạn bè cũng
đang ít tuổi,
-Thường hay
cuộc sống phụ
phải đi làm rẫy
thuộc vào gai
xa nhà nên đi cả đình, chỉ có khi
ngày mới về nên thấy linh nghỉ
không chăm lo
học thì có thắc
được cho con cái mắc, hỏi thăm.
tới nơi tới chốn.


-Do điều
kiện kinh tế
ở bản còn
nghèo nhiều,
vấn đề học
tập chưa
được quan
tâm nên sự
giúp đỡ của
các cơ quan
chính quyền
cũng không
thể bao phủ
được hết.
-Giup đỡ
cũng chỉ là
mang tích
chất tạm
thời

Qua tiếp xúc và tìm hiểu thu thập thông tin NVCTXH và thân chủ đã cùng xác định vấn đề
chính và vẽ được cây vấn đề của thân chủ như sau

Thân chủ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là
trong học tập

10


Hoàn cảnh gia đình

thiếu thốn, khó
khăn.

Bố mẹ không có thời
gian quan tâm đến
việc học của con cái.

Chưa phân bố
được thời gian
giữa việc học và
việc nhà.

Có suy nghĩ
muốn nghỉ học

Hậu quả:- Không được học hành tới nơi tới chốn
- Tâm lý lo lắng vì sợ đi học làm ảnh hưởng tới gia đình
- Có suy nghĩ lệch lạc

- Hướng giải quyết vấn đề:
• NVXH phối hợp với bố mẹ chia sẻ, động viên và hỗ trợ giúp thân
chủ lấy lại động lực và tự tin đi học, xóa bỏ ý nghĩ muốn nghỉ học
của em.
• Cung cấp các kiến thức và cách sắp xếp phân bố thời gian hợp lý
để em vừa có thể đi học đều đặn, đến trường đầy đủ vừa có thể
làm công việc nhà giúp bố mẹ.
• Cố gắng liên kết với bố mẹ để giúp em thực hiện tốt việc đi học
của bản thân.
Cây vấn đề dùng để mô hình hóa vấn đề của thân chủ như sau:
• Tầng 1: là vấn đề ưu tiên trước hết mà đối tượng đang gặp phải, đó là em

Linh đang gặp khó khăn trong cuộc sống đặc biệt là vấn đề học tập.
• Tầng 2: đây là những nguyên nhân dẫn đến vấn đề của thân chủ, vấn đề ưu
tiên mà NVXH xác định ở đây là nguyên nhân: hoàn cảnh gia đình khó
khăn, chưa phân bố được thời gian để học tốt hơn,…..
11


• Tầng 3: NVXH cùng phân tích vấn đề và xem xét hậu quả nếu như vấn đề
không được giải quyết như sau: không được học hành tới nơi tới chốn, tâm
lí lo lắng vì sợ đi học làm ảnh hưởng đến gia đình,…..
• Tầng 4: từ việc xác định nguyên nhân đó để đi đến tìm hướng giải quyết vấn
đề của thân chủ.
Tóm lại, từ việc vẽ cây vấn đề là hết sức quan trọng giúp NVXH giải quyết vấn đề một
cách chính xác, hiệu quả, là cơ sở cho phần sau. Sau khi đã đánh giá và nhìn nhận lại vấn
đề và các nguyên nhân gây ra và chuẩn đoán xác định được vấn đè ưu tiên.
4. Xây dựng kế hoạch can thiệp.
Sau khi đã hoàn thành giai đoạn chuẩn đoán thì điều cần phải làm ngay là NVXH phải lên
kế hoạch trị liệu nhằm giải quyết vấn đề của thân chủ. Tuy nhiên để lập kế hoạch trị liệu
phù hợp với nhu cầu và giải quyết vấn đề hiệu quả cho thân chủ thì điều đầu tiên NVXH
cần xác định mục đích trị liệu và mục tiêu cụ thể. Qua tìm hiểu và thu thập thông tin,
NVXH đã xác định được hai mục đích trị liệu cho thân chủ đó là:
- Thứ nhất: giúp thân chủ tự tin, cố gắng phân bố thời gian phù hợp để việc học được
hoàn thành tốt, sống có ý chí vươn xa mà không lo lắng, bất an, suy nghĩ tiêu cực vì
những trở ngại nhỏ.
- Thứ hai: giúp gia đình thân chủ dành thời gian quan tâm đến việc học của Linh để em
có thể đi học đầy đủ và có ý chí quyết tâm cao.

st

1.


Mục
Tiêu

-Giúp
thân chủ
sắp xếp
thời
khóa
biểu về
lịch học
và công
việc nhà

Hoạt Động

-Trò chuyện, lắng
nghe các công việc
thường ngày em
làm và cách phân
bố thời gian làm
việc.
-Tham vấn giúp
thân chủ giải tỏa
những nỗi niềm và

Nguồn lực

Thời


Nội
lực

Ngoại
lực

gian

-Bản
thân
em, gia
đình

-Nhà
trường,
bạn bè,
hàng
xóm,
chính
quyền
địa
phương,.

-Bắt đầu từ
ngày
17/12/2014
đến
24/12/2014

12


Kết quả

-Giúp thân
chủ thấy
được việc
sắp xếp
thời gian
hợp lý sẽ
mang lại
hiệu quả
cao cho


2.

3.

phù hợp
để
không
ảnh
hưởng
đến học
tập.

khó khăn đang gặp
phải, khuyến khích
động viên thân chủ
hãy cố gắng vượt

qua, cố gắng phân
bố thời gian sẽ giúp
cho việc học của
thân chủ trở nên
tốt hơn.
- Nêu một số tấm
gương có hoàn
cảnh khó khăn
tương tự nhưng họ
biết vươn lên số
phận, học tập tốt
hơn để em học hỏi
noi theo.

.

-Cung
cấp cho
thân chủ
những
phương
pháp
học tập
tốt và có
suy nghĩ
tích cực.

-Cung cấp một số
cuốn sách về
phương pháp học

tập phù hợp với lứa
tuổi của em.
-Trao đổi và phân
tích giúp em có thể
phân bố thời gian
vừa học vừa giúp
việc nhà mà không
ảnh hưởng đến
việc học.
-Cho em những bài
học về giá trị trong
cuộc sống, nghị lực
vươn lên, tinh thần
lạc quan, yêu đời.

-Nâng
cao đời
sống gia
đình
thân

-Tìm các nguồn lực -Gia
hỗ trợ từ thôn bản, đình
chính quyền địa
em.
phương và nhà
trường.

Bản
thân

em
Linh.

-Gia
-Bắt đầu từ
đình, nhà ngày
trường.
22/12/2014
đến ngày
25/12/2014

-Các
chương
trình,
chính
sách của
13

-Bắt đầu từ
ngày
26/12/2014
đến ngày
29/12/2014

việc học
của bản
thân.
-Thân chủ
ổn định
được tâm

lý và không
còn suy
nghĩ muốn
nghỉ học
nữa.
-Thân chủ
có them
nghị lực và
tự tin cố
gắng phấn
đấu vươn
lên trong
cuộc sống.
-Thân chủ
đã thay đổi
suy nghĩ
tiêu cực lúc
trước, em
có thêm kỹ
năng và
phương
pháp học
tập hiệu
quả, hợp lý.
-Tinh thần
thoải mái
hơn, không
còn cảm
giác áp lực
hay lo lắng

như trước
nữa.
-Gia đình
được hỗ
trợ vay vốn,
kinh tế
được cải


chủ.

4.

-Thay
đổi nhận
thức của
em và
gia đình
về tầm
quan
trọng và
vai trò
của việc
học.

địa
phương,
cơ quan
xã hội mà
NVXH

đang làm
việc.
-Nhà
trường,
chính
quyền
địa
phương.

-Cung cấp các kiến -Gia
thức, các lợi ích từ đình
việc học của em
em.
Linh
-Trao đổi chia sẻ để
bố mẹ Linh dành
thời gian và tạo
điều kiện cho việc
học của em.
-Khuyến khích bố
mẹ động viên,
khích lệ tinh thần
học tập của con cái.

thiện và
nâng cao
thu nhập.

-Bắt đầu từ
ngày

30/12/2014
đến ngày
2/12/2015

-Em và gia
đình nhận
thức được
việc học là
quan trọng.
-Bố mẹ
dành thời
gian chú
tâm đến
con cái và
để ý đến
lịch học của
Linh để
phân chia
thời gian
hợp lý.
Những
ngày em
học cả ngày
thì trưa mẹ
sẽ về lo
giúp cho ba
chị em rồi
chiều đi
làm tiếp để
em kịp thời

gian đi học
buổi chiều.

Như vậy, với việc vận dụng các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp NVXH đã phát huy
được khả năng của thân chủ để cùng em xây dựng một bản kế hoạch trị liệu phù hợp với
mong muốn của thân chủ và đã kết hợp, huy động được các nguồn lực một cách hiệu quả
nhằm giải quyết vấn đề cho thân chủ một cách tốt nhất.
II. Phúc trình tiền trình công tác xã hội với cá nhân.
1. Buổi làm việc 1: tiếp cận, làm quen, tạo lập mối quan hệ sơ bộ về đối tượng.
14


• Họ và tên: Lương Thị Linh
- Tuổi: 10
• Phúc trình lần 1: ngày 17/12/2014
• Địa điểm: tại nhà thân chủ thuộc bản Cằng – Môn Sơn – Con Cuông – Nghệ
An, vào lúc 15h ngày 17/12/2014.

Cảm xúc,
hành vi của
đối tượng
khi tiếp xúc
với NVXH

Tự đánh giá
về cảm xúc,
suy nghĩ, lo
Mô tả vấn đàm
lắng, hiểu
biết, bài học

của NVXH
khi tiếp xúc
với thân chủ.
Lúc đầu em -Tiếp xúc tôi
NVXH: Dạ con chào dì ạ.
Linh tỏ ra
thấy em là
hơi ngại vì
người năng
Dì: Vâng, chào em mời em vào nhà uống nước.
chưa quen,
động, ngoan
nhưng sau
ngoãn và
NVXH: Cháu xin giới thiệu, cháu là Đinh Thị Hoa
khi bắt
học giỏi.
Thắm là sinh viên trường Đại Học Vinh và được
chuyện và
-Chỉ vì hoàn
nhà trường phân cho lên đây để thực tế và học
quen dần thì cảnh gia
hỏi cho nghành nghề của chúng cháu dì ạ.
em tỏ ra là
đình và do
người rất dễ nhận thức
Dì: Vâng, cháu ở dưới Vinh lên đây à.
gần.
tầm quan
trọng của

NVXH: Dạ! thế này dì ạ, con được biết là gia đình
việc học trên
mình có hoàn cảnh khó khăn và có em Linh là
này còn
đang đi học nhưng việc học của em chưa được ổn
thấp, nên
định, và em chưa phân bố được thời gian hợp lý
việc học của
để hoàn thành tốt việc học. Nên dì có thể cho
em mới
phép con gặp gỡ và nói chuyện với em được
chưa được
không ạ.
ổn định.
-Qua cuộc
Dì: Cháu hỏi gì thì hỏi, nó hơi ngại khi mới gặp
trò chuyện
người lạ tý nhưng quen rồi thì chơi vui lắm đó.
thì tôi thấy
mình còn
NVXH: Dạ cháu cảm ơn dì ạ.
nhiều thiếu
( dì gọi Linh lại và cuộc trò chuyện chính thức
sót rất nhiều
15


được bắt đầu ).

so với việc

học trên lý
thuyết.

NVXH: Chị chào em.
TC: Dạ em chào chị.
NVXH: Có phải hôm trước mình gặp nhau ở buổi
giao lưu văn nghệ giữa thôn bản với đoàn sinh
viên bọn chị không nhỉ (cười)
TC: Dạ em tưởng chị không nhớ em nữa, hôm đó
đốt lửa trại vui chị nhỉ (cười).
NVXH: Làm sao chị quên được, hôm đó em hát
hay thế ai cũng nhớ đó (hihi). Vậy chị em mình có
thể làm bạn với nhau được không?
TC: Dạ chị.
NVXH: Em tên gì có thể cho chị biết được không?
TC: Em tên là Lương Thị Linh chị ạ, chị cứ gọi em
là Linh còi cũng được, bạn bè em hay gọi em vậy
(hihi).
NVXH: Chị xin giới thiệu chị là Thắm, họ tên đầy
đủ là Đinh Thị Hoa Thắm, là nhân viên CTXH
tương lai, chị về đây để học tập và thực tế tại địa
bàn bản Cằng mình về những vấn đề mà như em
và một số bạn khác gặp phải. À, thế giờ là bạn rồi
cho chị hỏi thêm một số câu hỏi nha?
TC: Dạ
NVXH: Thế em mấy tuổi rồi và đang học lớp mấy
nhỉ?
TC: Em năm nay 10 tuổi, đang học lớp 5B Trường
Tiểu Học 2 Môn Sơn.
NVXH: Thế trong lớp em giữ chức vụ gì không?

TC: Dạ em được cô và cả lớp phân cho làm bên
16

-Tuy nhiên
cũng rất vui
khi thân chủ
đã trao đổi
thông tin với
mình.
-Sử dụng kỹ
năng đặt câu
hỏi để tạo
lập mối quan
hệ và khai
thác thông
tin về thân
chủ.
-Biết cách
lắng nghe và
tạo bầu
không khí
vui vẻ để tạo
tiền đề cho
buổi gặp mặt
hôm sau.
-Biết vận
dụng một số
kỹ năng hỏi
và quan sát
vào trong

quá trình
tiếp xúc.


quản ca của lớp và chủ tịch hội đồng tự quản chị
ạ.
NVXH: Hèn gì hôm đó em hát hay thế, mà được
làm cả hai chức vụ trong lớp luôn à, Linh còi nhà
ta giỏi thế (hihi).
TC: Dạ em cảm ơn chị (cười).
NVXH: Thế em có thấy vui và thích khi được đến
trường đi học không?
TC: Dạ có em thích lắm chị ạ, nhưng năm nay em
lên lớp 5 rồi nên thời gian học nhiều hơn, có
những hôm đi học cả ngày em chỉ học được buổi
sáng còn buổi chiều em không đi học được.
NVXH: Sao buổi chiều em lại không đi được vậy,
có thể nói cho chị biết được không?
TC: Dạ vì buổi sáng em đi học 11h mới về nên về
làm việc nhà xong là không kịp đi học nữa chị à.
NVXH: Thế giờ đó bố mẹ em đi làm vẫn chưa về à
hay sao mà em phải về làm rồi không kịp đi học
vậy?.
TC: Dạ bố mẹ em đi làm rẫy sáng đi chiều mới về
chứ trưa về xong rồi đi tiếp mất thời gian chị à.
NVXH: Thế gia đình mình có mấy người em nhỉ?
TC: Nhà em có 5 thành viên chị ạ.
NVXH: Gồm những ai kể chị nghe với nào?
TC: Có bố, mẹ, chị Bảo, em Nam với em chị ạ.
NVXH: Như vậy ba chị em hay chơi trò gì nào?

TC: Em với Nam hay chơi nhảy dây cho chị Bảo
xem rồi cười chị à.
17


NVXH: Thế bây giờ mình ra sân chơi cho vui
nào(hihi).
TC: Ồ chị cũng biết chơi à (cười)
NVXH: Khi nhỏ chị cũng hay chơi mà em, giờ chị
thử chơi cùng em xem biết chơi nữa không nhé.
TC: Dạ chị.
(chơi và nói chuyện thêm một lúc nữa thì trời
cũng gần tối nên tôi và thân chủ kết thúc cuộc tiếp
xúc trò chuyện vui vẻ. Khi ra về em và tôi còn hẹn
nhau hôm sau gặp nói chuyện và chơi với nhau
tiếp).

- Những kết quả đạt được trong buổi đầu phúc trình:
• Tạo lập được mối quan hệ tương đối tốt với thân chủ.
• Biết được một số tâm tư tình cảm của thân chủ.
• Thông qua lần tiếp xúc và quan sát cho thấy thân chủ là một người ham học
và thích được đến trường đi hoc.
• Thân chủ là một người trung thực mặc dù có vài lần ấp úng trong lời nói.
- Những tồn tại, hạn chế:
• Do thời gian là chiều nên không có nhiều thời gian trao đổi chia sẻ thông tin
với thân chủ nhiều hơn.
• Trong giao tiếp thì còn vụng về và chưa biết cách xoáy sâu vấn đề.
• Lần đầu tiên tiếp xúc thực tế một ca nên chưa có nhiều kinh nghiệm.

2. Buổi làm việc thứ 2: xác định, phân tích vấn đề của thân chủ.

• Họ và tên: Lương Thị Linh
- tuổi: 10
• Lần phúc trình thứ 2: ngày 21/12/2014
• Địa điểm: tại nhà thân chủ vào lúc 12h30p ngày 21/12/2014.S
• Mục tiêu: tìm hiểu vấn đề của thân chủ.
Cảm xúc
hành vi của
đối tượng
khi tiếp xúc
với NVXH.

Mô tả vấn đàm

18

Tự đánh giá về
cảm xúc, suy
nghĩ, lo lắng,
hiểu biết, bài
học được của
NVXH khi tiếp


NVXH: Chào Linh, em còn nhớ chị nữa không
nào.
TC: Dạ nhớ chứ chị (cười).

Thân chủ
cởi mở hơn
sau cuộc

gặp gỡ đầu
tiên.

NVXH: Cả nhà mình ăn cơm chưa em? Bố mẹ,
Thân chủ
chị Bảo và em Nam đi đâu hết rồi mà mình em ở chia sẻ về
nhà sắp củi thế này?
vấn đề học
tập và
TC: Dạ ăn rồi chị ạ, bố với mẹ em đi rẫy cả ngày
những khó
chiều mới về, chị Bảo và em Nam thì qua nhà
khăn đang
ông bà chơi rồi chị ạ.
gặp phải
một cách
NVXH: Vậy à, thế chiều nay em có học không?
chân thành,
tình cảm.
TC: Dạ hôm nay em chỉ học buổi sáng thôi chị ạ.
NVXH: Thế em đi học về muộn mà nấu cơm ăn
được sớm vậy à?
TC: Em về cũng chỉ nấu cơm còn thức ăn không
có món gì nấu nên cũng nhanh thôi chị à, chỉ là
làm những công việc khác nữa nên lâu thôi.
(cười).

xúc với thân
chủ.
Thân chủ là

người con
ngoan, rất yêu
thương gia
đình.
Có suy nghĩ
chin chắn
trước tuổi, sợ
đi học sẽ làm
ảnh hưởng đến
gia đình.
Tôi cũng nhận
thấy mình còn
nhiều thiếu sót
nhưng cũng rất
vui khi thân
chủ đã tin
tưởng, chia sẻ
và tâm sự với
tôi.

NVXH: Thế không nấu thức ăn vậy lúc nãy ba chị
em ăn cơm với gì được?
TC: Dạ hôm nay may có lạc rang sẵn đó nên chan
với nước mắm rồi ăn với cơm ngon lắm chị à, có
hôm không có lạc nhà em chỉ ăn cơm với nước
mắm thôi. Chị ăn chưa em lấy cơm cho chị ăn
nha, đang còn lạc đó chị.
NVXH: Chị cảm ơn em nhiều lắm nhưng chị ăn
rồi, hẹn hôm sau chị sẽ ăn với em bữa đó. Mà
thế một tuần em có mấy buổi học cả ngày vậy?

TC: Dạ chị nhớ phải ăn một bữa đó, mà khi mô
em nấu canh môn cho chị ăn nha. À em có hai
19

Trong tôi đã
hình thành
được một số
kỹ năng như
biết lắng nghe,
chia sẻ và đồng
cảm với thân
chủ.


bữa là học cả ngày còn lại học một buổi sáng chị
à.
NVXH: Ồ được ăn món đặc sản vậy thì chị hạnh
phúc quá, cảm ơn em nhiều nha. Mà Linh này,
hôm nay qua thông tin của thôn bản và hôm qua
chị có nói chuyện với mẹ thì cũng đã hiểu sơ qua
về hoàn cảnh nhà mình. Vậy bây giờ em có thể
chia sẻ với chị thêm một ít nữa để chị hoàn
thành bài báo cáo mà chị đang giang dở được
không?
TC: Dạ có gì chị cứ hỏi ạ.
NVXH: Em có thể kể rõ cho chị nghe về công việc
học tập cũng như công việc nhà của em được
không?
TC: Dạ, thì như chị đã biết nhà em nghèo, đã vậy
chỉ được có một sào ruộng nên không đủ ăn.

Vậy nên bố mẹ em thường hay phải đi làm công
cho người khác. Làm xong co người trả lúa,
người trả khoai,….rồi đưa về chăm lo cho ba chị
em. Bố mẹ em hay đi làm vậy nên thường hay
đưa cơm đi trưa không về vì mất thời gian về
xong rồi chiều lại đi tiếp nên hay đi làm cả ngày
đến chiều tối mới về. Vì vậy em phải làm việc
nhà giúp bố mẹ, chị em lại bị ngồi xe lăn không
thể giúp đỡ được. Chính vì vậy mà những bữa
học cả ngày em chỉ đi được có một buổi.(nói tới
đây thân chủ rung rung nước mắt).
NVXH: (Ôm em vào lòng) thôi cố gắng lên nào,
chị hiểu mà, ai trong trường hợp này cũng sẽ
như em thôi, em là một cô bé mạnh mẽ đúng
không?
TC: (rồi cô bé nói tiếp) chắc tại do em đi học nên
mới làm bố mẹ càng thêm vất vả, gia đình em
càng thêm nghèo nếu cho em đi học chị ạ.
NVXH: Không sao đâu em à, không phải như em
nghĩ đâu, bố mẹ và gia đình yêu thương em,
20


muốn cho em đi học để sau này tương lai của
em tốt hơn, sẽ giúp được gia đình thoát khỏi
cảnh nghèo. Bố mẹ mong muốn em sẽ học tốt
và không phải sống cuộc sống nghèo như những
người dân nơi đây. Nên em phải cố lên nào, rồi
mọi chuyện sẽ ổn cả thôi. Nếu chị và em cùng
sắp xếp thời gian hợp lý giữa việc học và việc

nhà thì em sẽ được đi học đầy đủ như bạn bè
thôi.
TC: Dạ cảm ơn chị, khi nghe chị nói vậy em có
thêm động lực hơn rồi
NVXH: Thế ở lớp em học tốt môn gì mà ko tốt
môn nào nhỉ?
TC: Dạ em học tốt môn toán, đạo đức, địa lý và
ko tốt môn tiếng việt, lịch sử chị ạ.
NVXH: À vậy em thấy hai môn đó khó ở phần
nào mà lại học không tốt được bằng mấy môn
kia nhỉ?
TC: Dạ vì em thấy tiếng việt em phát âm đang
còn chậm và hơi khó, môn lịch sử thì em vẫn
chưa nhớ được các mốc lịch sử quan trọng chị ạ.
NVXH: Vậy những buổi nghỉ học em có dành thời
gian cho việc học bài không? Đặc biệt là
chú tâm vào những môn em cảm thấy khó học
hơn?
TC: Không chị ạ, em có ít thời gian để học vào
buổi nghỉ lắm vì em phải làm công việc phụ giúp
bố mẹ, em chỉ học được vào buổi tối thôi chị ạ.
(chị em ngồi nói chuyện và chơi được một lúc
nữa thì em phải đi làm đồng cùng bố mẹ nên
cuộc nói chuyện, tìm hiểu về vấn đề của thân
chủ kết thúc tại đây).

21


- Những kết quả đạt được:

• Thân chủ cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ.
• Khai thác được một số thông tin hữu ích về vấn đề của thân chủ.
• Biết được những khó khăn mà thân chủ đang gặp phải trong học tập, công
việc.
• Biết được những tình cảm của thân chủ đối với gia đình.
- Những tồn tại, hạn chế:
• Còn chưa khai thác được nhiều thông tin chi tiết cụ thể về vấn đề của thân
chủ.
3. Buổi làm việc thứ 3: Lập kế hoạch.
• Họ và tên: Lương Thị Linh
- tuổi: 10
• Phúc trình lần thứ 3: ngày 25/12/2014
• Địa điểm: tại nhà thân chủ vào lúc 13h ngày 25/12/2014
• Mục tiêu: cùng với thân chủ lên một kế hoạch hoạt động
Cảm xúc
hành vi của
đối tượng
khi tiếp xúc
với NVXH.

Mô tả vấn đàm

NVXH: Chào em. Hôm nay trời nắng sáng đi học
về có mệt không em?
TC: Dạ em chào chị, cũng bình thường chị à em
đi quen rồi (cười)
NVXH: Vậy à, giỏi quá nhỉ.
(hai chị em nói chuyện đùa nhau và hát hò vài
bài để tạo không khí vui vẻ để dễ làm việc)
NVXH: Qua mấy hôm chị em mình làm việc với

nhau thì cũng đã nắm bắt được phần nào, nên
hôm nay chị với em sẽ cùng nhau xây dựng một
kế hoạch hoạt động, nhằm giúp em vượt qua
được các vấn đề mà em đang gặp phải để em có
điều kiện đi học tốt hơn được không?
22

Tự đánh giá về
cảm xúc, suy
nghĩ, lo lắng
hiểu biết, bài
học được của
NVXH khi tiếp
xúc với thân
chủ.


TC: Dạ được ạ, nhưng em có biết làm gì đâu chị
(cười).
NVXH: Chưa biết thì rồi sẽ biết lo gì em (hihi).
TC: Dạ, vâng chị.
NVXH: Chị biết gia đình em có hoàn cảnh khó
khăn, phận làm con như em lại không muốn bố
mẹ phải vất vả nuôi em ăn học. Nhưng khi bố
mẹ đã quyết tâm cho em đi học là bố mẹ đã đặt
cả niềm tin, hi vọng của gia đình vào em. Nên
đừng vì một khó khăn nhỏ mà em nản chí, hãy
cố gắng lên, em phải nghĩ rằng cha mẹ có công
sinh thành, giáo dưỡng em thì em phải làm gì để
đền đáp lại công lao đó. Mà không phải là báo

đáp bằng việc nghỉ học giữa chừng để giúp bố
mẹ làm việc mà vẫn phải đi học, vẫn làm việc
giúp bố mẹ nhưng phân bố thời gian hợp lý lại là
được.
TC: Cô bé thút thít nói “dạ vâng ạ, em cảm ơn
chị”.
NVXH: Qua quá trình tìm hiểu vấn đề của em và
dựa vào nhu cầu của em thì chị đã đưa ra bản kế
hoạch cụ thể đây, em xem thế nào rồi góp ý cho
chị để kế hoạch này được hoàn thành và đạt
hiệu quả em nhé.
TC: (đọc bản kế hoạch) chị à em đồng ý với ý
kiến và bản kế hoạch của chị đưa ra đây.
NVXH: À mà chị được biết em không chỉ hát hay
mà còn vẽ tranh rất đẹp nữa có thể vẽ cho chị
xem với được không?(hihi).
TC: Dạ chị đợi em tý nhé.
(sau khi em lấy bút chì, giấy,…ra ngồi vẽ khoảng
ít phút sau thì bức tranh được hoàn thiện)
TC: Em vẽ xong đây rồi chị, không đẹp lắm đâu
nhưng em cũng muốn tặng chị để chị làm kỉ
23


niệm nha chị(cười).
NVXH: Ồ chị được tặng à, thích quá cảm ơn em
nha, vậy em có thể cho chị biết những hình vẽ
trong bức tranh này nói về cái gì và có ý nghĩa gì
không nhỉ?
TC: Dạ đây là ngôi trường học, đây là con đường

đến trường, còn đây là dòng sông Giăng, đây là
các ngôi nhà của dân và cây cối xung quanh bản
chị ạ. Em vẽ bức tranh này với mong muốn ngày
nào chúng em cũng được đến trường và đi qua
dòng sông Giăng này, những ngôi nhà này là em
mong bản em sẽ có những ngôi nhà đẹp thế này
để ở.(hihi)
NVXH: À thì ra bức tranh này có ý nghĩa như vậy,
thế em tặng chị rồi lúc nào về Vinh mỗi lần nhớ
đến em và những người dân nơi đây chị sẽ mang
nó ra xem nhé.
TC: Dạ mà chị hôm sau về rồi thì có dịp nào lên
chơi với em nữa không vậy?
NVXH: Lên đây có ai cho chị ăn cùng, ngủ cùng
không này, chị đùa đấy hôm sau có thời gian chị
lên thăm em và mọi người.(hihi). À em này, chị
sẽ nói chuyện trao đổi với bố mẹ em về lịch học
của em để bố mẹ điều chỉnh lịch làm việc của gia
đình một cách hợp lý để giúp em có thể đi học
đầy đủ nhé.
TC: Dạ nhưng nếu như vậy thì bố mẹ sẽ mất thời
gian và không đi làm được à chị, em không
muốn bố mẹ phải vì việc học của em mà ảnh
hưởng đến công việc được.
NVXH: Không sao đâu bố mẹ đã cho em đi học là
bố mẹ cũng đã suy nghĩ nhiều rồi, để chị trao
đổi với bố mẹ thì sẽ hiểu và điều chỉnh được
thôi mà em. Chỉ cần những hôm em học cả ngày
thì trưa mẹ về giúp em cùng làm mấy việc nhà
để kịp thời gian em đi học rồi mẹ lại đi làm chiều

24


tiếp, còn những hôm em học một buổi sáng thì
mẹ có thể đi làm cả ngày như lâu giờ vẫn đi đó.
Thế em hay học buổi tối thế có ai chỉ bày bài cho
em học không?
TC: Dạ em tự học chị ạ, có hôm không hiểu bài
thì phải đợi hôm sau đi học mới hỏi được bạn
bè hoặc thầy cô.
NVXH: Thế em có hay kể về vấn đề học tập cho
bố mẹ nghe không? Khi đi học có được nhận
quà hay trợ cấp giúp đỡ của trường lớp hay thôn
bản không?
TC: Dạ em cũng ít kể với bố mẹ vì bố mẹ em
cũng không có thời gian rảnh nhiều. Em có được
nhà trường miễn giảm học phí với các dịp trung
thu, lễ tết đều được nhận quà của thôn chị ạ.
Mà chị ơi hôm sau ta nói chuyện tiếp được
không chứ giờ em phải đi lên đồi lấy củi với mẹ
rồi.
NVXH: À vậy cũng được, thế cho chị đi cùng em
với mẹ cho vui được không giờ chị cũng đang
rảnh này(hihi).
TC: Dạ thế ta cùng đi nhưng chị không sợ mệt à?
NVXH: Ui em làm được chị cũng phải cố gắng
chứ, nếu làm không tốt thì đừng cười chị nhé.
Đợi chị xíu về chị thay đồ áo rồi ta đi nhé.
TC: Dạ chị.
(sau đó NVXH và thân chủ cùng mẹ thân chủ đi

lấy củi, trong lúc đi lấy củi thì cùng nhau nói
chuyện, chia sẻ, tâm sự rất vui và tự nhiên).

- Những kết quả đạt được:
• Thân chủ đồng ý với kế hoạch của NVXH.
• Thân chủ chia sẻ những vấn đề của mình một cách cởi mở và có quyết tâm,
cố gắng để vượt qua.
25


×