Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ quả cam lòng vàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.34 KB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG- LÂM BẮC GIANG

KHOA KINH TẾ- TÀI CHÍNH
--------

BÁO CÁO
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
QUẢ CAM LÒNG VÀNG TẠI XÃ HỒNG GIANG,
HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG”

Giảng viên hướng dẫn
Họ và tên sinh viên
Lớp
Khóa học

:
:
:
:

TS. MAI THỊ HUYỀN
KIỀU NGỌC THOẠI
ĐLTV- KINH TE 6B
2016-2019

Bắc Giang, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong chuyên đề
này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện Chuyên đề này
được ảm ơn và các thông tin trích dẫn trong chuyên đề đều được ghi rõ nguồn
gốc.
Bắc Giang,ngày 19 tháng 4 năm
2019
Sinh viên

Kiều Ngọc Thoại

i


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi
sinh viên, giúp sinh viên bước đầu tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận
dụng những kiến thức mình đã học trong nhà trường vào thực tế, tạo điều kiện
cho sinh viên khi ra trường trở thành những cán bộ khoa học - kĩ thuật được
trang bị đầy đủ cả kiến thức lí luận và kiến thức thực tiễn, đáp ứng được nhu
cầu công việc của mình.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Kinh tế- Tài chính, dưới sự hướng dẫn của cô giáo: TS. Mai Thị Huyền, em
đã thực hiện đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ quả
cam lòng vàng tại xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”. Qua
4 tháng thực tập tại UBND xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn đến nay đề tài đã
được hoàn thành.
Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân,
em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của tập thể, cá nhân.
Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo: TS. Mai

Thị Huyền, người đã trực tiếp hướng dẫn em một cách tận tình, chu đáo trong
suốt thời gian thực tập và hoàn thành đề tài này. Em cũng xin bày tỏ lòng cảm
ơn chân thành tới các Thầy, Cô giáo khoa Kinh tế- Tài chính đã dạy dỗ em
trong những năm tháng học tập tại trường.
Qua đây, em cũng xin cảm ơn cán bộ Đảng ủy, UBND, các ban nghành
đoàn thể xã Hồng Giang đã quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình
và cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin để em hoàn thành đợt thực tập này.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè - những
người đã luôn động viên và giúp đỡ em trong suốt hơn 3 năm học vừa qua.
Do thời gian thực tập ngắn, khối lượng công việc nhiều và năng lực bản
thân có hạn nên đề tài không tránh được thiếu sót, em rất mong nhận được sự
góp ý của thầy, cô giáo và tất cả các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Lục Ngạn, ngày 19 tháng 4 năm 2019
Sinh viên

ii


Kiều Ngọc Thoại
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................. II
MỤC LỤC................................................................................................................................................. III
DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU................................................................................................................... IV
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT..................................................................................................... IV
1. MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4. BỐ CỤC BÁO CÁO

1
2
3
3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU....................................................................................................... 4
2. 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
4
2.1.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................................................4
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
10
2.2.1. Giá trị kinh tế của cây cam lòng vàng..........................................................................................10
2.2.2. Đặc điểm chung của cây cam lòng vàng......................................................................................10
2.2.3. Nguồn gốc giống cam lòng vàng.................................................................................................13
2.2.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cam lòng vàng.................................................................................14
2.2.5. Các loại sâu bệnh hại cam lòng vàng...........................................................................................16
2.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
22
2.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAM LÒNG VÀNG TRÊN THẾ GIỚI
23
2.4.1. Tình hình sản xuất và các vùng trồng cam quýt chủ yếu trên thế giới........................................23
2.4.2. Tình hình tiêu thụ cam quýt của một số nước trên thế giới........................................................23
2.5. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAM LÒNG VÀNG TẠI VIỆT NAM
24
2.5.1. Tình hình sản xuất và các vùng trồng cam quýt ở Việt Nam.......................................................24
2.5.2. Tình hình tiêu thụ cam, quýt tại Việt Nam...................................................................................27
2.5.3. Những khó khăn trong việc trồng cam quýt ở nước ta...............................................................28
2.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

29
2.6.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp....................................................................................29
2.6.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp......................................................................................30
2.6.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin...................................................................................31
2.6.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................................................................33
2.6.4.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng sản xuất sản phẩm...........................................................33
2.6.4.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả liên kết................................................................................34
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................35
3.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
35
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................................................35
3.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội................................................................................................................36
3.1.3. Đánh giá chung............................................................................................................................45
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................................................................... 48
4.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ QUẢ CAM LÒNG VÀNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HỒNG GIANG, HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH
BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2016- 2018
48
4.1.1. Kết quả sản xuất và tiêu thụ quả cam lòng vàng trên địa bàn....................................................48
4.1.2. Đặc điểm về các hộ trồng cam.....................................................................................................49
4.1.3. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và chi phí của cây cam lòng vàng tại các hộ điều tra.........................52
4.1.4. Kết quả sản xuất của nhóm hộ điều tra.......................................................................................64
4.1.5. Hiệu quả kinh tế của cây cam lòng vàng tại nhóm hộ điều tra....................................................65

iii


4.1.6. Tính bền vững của việc trồng cam...............................................................................................66
4.1.7. Đánh giá chung............................................................................................................................67
4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ QUẢ CAM LÒNG VÀNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HỒNG
GIANG, HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

69
4.2.1. Quan điểm, định hướng phát triển sản xuất...............................................................................69
4.2.2.Một số giải pháp...........................................................................................................................71
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................................................... 76
5.1. KẾT LUẬN
5.2. KIẾN NGHỊ

76
76

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................................. 78

DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Phân loại số lượng mẫu chọn điều tra.................................................................................31
Bảng 2.2: Phân chia hộ theo diện tích:................................................................................................31
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Hồng Giang từ năm 2016-2018......................................37
Bảng 3.2: Tình hình dân số, lao động của xã Hồng Giang....................................................................38
Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế xã Hồng Giang giai đoạn (2016 - 2018).........................................................40
Bảng 3.3: Hiện trạng cơ sở vật chất chủ yếu của xã đến tháng 12/2018.............................................41
Bảng 3.4: Tổng giá trị sản xuất các ngành nghề kinh tế xã Hồng Giang................................................43
Bảng 3.5: Diện tích cây nông nghiệp xã Hồng Giang giai đoạn (2016-2018)........................................44
Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản lượng Cam Lòng vàng xã Hồng Giang qua 3 năm 2016- 2018......48
Bảng 4.2: Diện tích Cam Lòng vàng trên địa bàn các thôn điều tra......................................................49
Bảng 4.3: Tình hình cơ bản về chủ hộ điều tra....................................................................................50
Bảng 4.4: Lao động và nhân khẩu của nhóm hộ điều tra.....................................................................50
Bảng 4.5: Diện tích, cơ cấu cây ăn quả của các hộ điều tra..................................................................51
Bảng 4.6: Chi phí bình quân/1ha cây cam lòng vàng............................................................................53
Bảng 4.7: Tình hình sâu bệnh hại cây cam trên địa bàn các thôn điều tra...........................................57
Bảng 4.8: Chi phí bình quân thuốc Bảo vệ thực vật cho 1 ha cam/năm...............................................60
Bảng 4.9: Diễn biến sản lượng Cam Lòng vàngtrên 1 ha diện tích của các hộ điều tra từ năm 20162018....................................................................................................................................................65

Bảng 4.10: Đánh giá hiệu quả sản xuất cây cam lòng vàng trong thời kỳ kinh doanh của các hộ điều
tra........................................................................................................................................................65
Bảng 4.11. Ý kiến nguyện vọng của hộ................................................................................................66
Bảng 4.12: Những khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất cam...................................................67

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT

iv


Từ viết tắt

Diễn giải

BNN
BQ
BVTV
DT
FAO
GAP
GMO
GO
HĐND
IC
IPM
KHKT

NN&PTNT
NPK
NSNN

NTM
PGS,TS
RAT
SL
TCVN
UBND
V
VA
WHO
XD

Bộ nông nghiệp
Bình quân
Bảo vệ thực vật
Diện tích
Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
Sinh vật biến đổi di truyền
Giá trị sản xuất
Hội đồng nhân dân
Chi phí trung gian
Quản lý dịch hại tổng hợp
Khoa học kỹ thuật
Lao động
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Phân bón tổng hợp
Ngân sách Nhà nước
Nông thôn mới
Phó giáo sư, tiến sĩ
Rau an toàn

Số lượng
Tiêu chuẩn Việt Nam
Ủy ban nhân dân
Công lao động
Giá trị tăng thêm
Tổ chức y tế thế giới
Xây dựng

v


1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trái cây chiếm một vị trí rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của
chúng ta. Trên khắp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trái cây luôn gắn
liền với nhu cầu ăn uống của con người. Những năm gần đây, trái cây ở nước ta
ngày càng đa dạng và phong phú. Trái cây có vai trò rất quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế nông thôn, góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn
việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng vạn lao động từ nông thôn đến thành thị.
Trái cây là một trong những loại thực phẩm có ý nghĩa quan trọng và không
thể thiếu trong tiêu dùng hàng ngày của con người. Khi xã hội càng phát triển thì
nhu cầu tiêu thụ trái cây càng tăng. Trái cây có mặt trong các siêu thị, các chợ từ
thành thị đến nông thôn. Trong các loại trái cây thì trái cây có múi luôn là mặt
hàng chiếm thị phần lớn nhất và được khách hàng lựa chọn nhiều nhất.
Những năm gần đây trái cây Việt Nam còn có vặt trên cả thị trường
quốc tế như Mỹ, Úc, New zealand, Hàn Quốc, Trung Quốc, ...Theo Bộ
công thương năm 2017 nước ta xuất khẩu trái cây đạt 1,5 tỷ đô, năm 2018
đạt 1,85 tỷ đô.
Nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu có nhiều nét độc
đáo và đa dạng, tài nguyên thiên nhiên phong phú… Điều kiện tự nhiên đó đã

ưu đãi cho đất nước ta trồng được nhiều loại cây ăn trái đặc trưng như Vải
thiều, Nhãn, Thanh long, Măng cụt, Vú sữa, bưởi, Chôm chôm, Na, Hồng,
Mận, .... đặc biệt là trái cam.
Trái cam là loại trái cây nhiệt đới được sử dụng rất phổ biến trong các
tầng lớp xã hội. Ở nước ta đã có rất nhiều loại cam như như Cam sành Hà
Giang; Cam cao phong, Cam canh Hòa Bình; Cam xoàn Đồng bằng sông cửu
long; Cam canh, Cam Lòng vàng Bắc Giang; ... Trái cam không những có giá
trị về mặt kinh tế mà còn là đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao, có nhiều
ứng dụng trong y học cổ truyền của dân tộc.

1


Vì vậy trái Cam ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường và được nhiều
người tiêu dùng ưa chuộng. Những năm gần đây, trên địa bàn xã Hồng GiangLục Ngạn - Bắc Giang đã có nhiều tấn Cam Lòng vàng (Cam Vinh ) được bán
ra thị trường hoa quả của các tỉnh phía bắc đặc biệt là các thành phố lớn. Vì vậy
Cam Lòng vàng góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời mở ra một
tiềm năng mới, một hướng đi mới cho người dân nơi đây. Tuy nhiên hiện nay
quy mô các vườn trồng cam còn nhỏ lẻ, phát triển chưa có chiến lược rõ ràng
người dân vẫn tự tìm đầu ra cho sản phẩm của mình là chính, công tác quản lý
giống còn nhiều bất cập, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật và chăm sóc chưa
đúng quy trình nên cây cam tàn cỗi nhanh, sâu bệnh nhiều. Chưa tạo ra sản
phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Thực trạng phát triển cây ăn quả nói
chung và cây Cam Lòng vàng nói riêng trên địa bàn xã Hồng Giang- Lục Ngạn
- Bắc Giang cũng như các xã trong huyện còn manh mún, chưa hình thành các
vùng sản xuất tập trung thành hàng hoá với qui mô lớn, chưa được sự quan tâm
đầu tư đúng mức, hiệu quả kinh tế có cao nhưng chưa ổn định.
Các gia đình trồng cam phát triển tự phát theo phong trào, không có sự
quy hoạch vùng sản xuất, gây những tác động tiêu cực kinh tế, xã hội và môi
trường. Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không đúng kỹ thuật, quy

trình gây nguy cơ suy thoái môi trường. Thị trường đầu ra cho sản phẩm còn
nhiều bấp bênh, giá cả không ổn định, phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái.
Người dân trong xã Hồng Giang chủ yếu sống bằng nghề làm vườn nên
cây cam có vai trò đặc biệt quan trọng đến sự phát triển kinh tế xã hội của xã.
Từ thực tế trên em tiến hành nghiên cứu đề tài: :"Giải pháp nâng cao hiệu
quả sản xuất và tiêu thụ quả Cam Lòng vàng tại xã Hồng Giang, huyện
Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung: Đánh giá được thực trạng sản xuất, sức tiêu thụ sản
lượng Cam Lòng vàng tại xã Hồng Giang- Lục Ngạn - Bắc Giang

2


* Mục tiêu cụ thể: Xác định được những thuận lợi và khó khăn trong
sản xuất, tiêu thụ sản lượng Cam Lòng vàng từ đó định hướng và đề xuất giải
pháp nhằm phát triển cây Cam Lòng vàng để mang lại hiệu quả kinh tế cao
cho người dân trồng cam trên địa bàn nghiên cứu.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là các hộ gia đình trông Cam Lòng
vàng trên địa bàn xã Hồng Giang- Lục Ngạn - Bắc Giang.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Phạm vi thời gian: Báo cáo sử dụng và thống kê số liệu trong khoảng
thời gian từ 2016- 2018;
- Phạm vi không gian: Báo cáo thực hiện tại 8 thôn thuộc xã Hồng Giang,
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang;
- Phạm vi nội dung: Tình hình sản xuất Cam Lòng vàng tại địa bàn
nghiên cứu;
Thị trường tiêu thụ Cam Lòng vàng tại xã Hồng Giang.
1.4. Bố cục báo cáo

1. Mở đầu
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
5. Kết luận và Kiến nghị

3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2. 1. Cơ Sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Lý luận về phát triển sản xuất
Cam, quýt là cây ăn quả lâu năm chịu ảnh hưởng rất rõ của điều kiện
ngoại cảnh, biểu hiện qua sinh trưởng, phát triển, khả năng cho năng xuất và
phẩm chất quả. Những đặc trưng, đặc tính của cây được biểu hiện qua một
vòng đời hay trong một năm, đều là kết quả phản ánh tổng hợp giữa đặc điểm
các loài với ngoại cảnh.
Trong quá trình phát triển, mỗi quốc gia đều có chiến lược phát triển
kinh tế khác nhau phù hợp với điều kiện, tận dụng hiệu quả lợi thế so sánh về
vùng, lựa chọn cây trồng vật nuôi có lợi thế để tạo ra nhiều của cải vật chất,
đất nước phồn vinh, mức thu nhập của người dân tăng cao.
Trong điều kiện nước ta hiện nay ở khu vực nông thôn tỷ lệ thất nghiệp
ngày càng tăng, sức ép về việc làm lớn, do đó trong tương lai phát triển sản
xuất theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu với các ngành nghề trong đó
có nghề trồng cây ăn quả ở nông thôn là hướng đi đúng đắn và cần thiết.
2.1.1.2. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài
* Khái niệm đánh giá
- Đánh giá (Assessment): là một quá trình (có thể là hệ thống hoặc
không hệ thống) thu thập thông tin, phân tích thông tin, sau đó thiết lập một

điều chỉnh dựa trên cơ sở các thông tin thu thập.
- Đánh giá (Evaluation): là một sự xem xét, sự kiểm tra có tính chất hệ
thống một dự án đã được lập, một dự án đang thực hiện hoặc đã kết thúc.
Đánh giá nhằm trả lời các câu hỏi quản lý đặc biệt và để đánh giá toàn bộ giá
trị của một nỗ lực và cung cấp bài học kinh nghiệm để cải tiến các hoạt động
tương lai, lập kế hoạch và ra quyết định. Đánh giá nói chung là tìm kiếm xác
định hiệu quả, hiệu lực, tác động, bền vững và thích hợp của dự án hoặc mục
tiêu của tổ chức. Một đánh giá có thể cung cấp thông tin hữu ích và tin cậy,
4


đưa ra bài học kinh nghiệm cụ thể để giúp cho các đối tác và các tổ chức
chuyên môn thực hiện các quyết định một cách đúng đắn.
- Đánh giá (Appraisal): đánh giá có liên quan đến chỉ tiêu quyết định đã được
thiết lập, gồm tính khả thi và tính có thể chấp nhận được của một dự án hoặc
chương trình ưu tiên với các thỏa thuận về ngân sách. Các chỉ tiêu hay tiêu chí
thông thường bao gồm tính thích ứng và tính bền vững. Một đánh giá có thể quan
hệ với sự xem xét các lựa chọn như một phần của tiến trình chọn lọc.
- Đánh giá dự án là nhìn nhận và phân tích toàn bộ quá trình triển khai
thực hiện dự án, các kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực tế đạt được của
dự án trong mối quan hệ với nhiều yếu tố, so sánh với mục tiêu ban đầu.
- Đánh giá là so sánh những gì đã thực hiện bằng nguồn lực của thôn
bản và những hỗ trợ từ bên ngoài với những gì thực sự đã đạt được.
- Đánh giá để khẳng định sự thành công hay thất bại của các hoạt động
khuyến nông so với kế hoạch ban đầu
* Khái niệm thị trường
- Thị trường là nơi người mua và người bán mua và bán hàng hóa và
dịch vụ. Theo định nghĩa này chợ là thị trường.
- Chợ là nơi công cộng, hợp pháp để người mua và người bán tụ họp tại
một địa điểm có ranh giới, trong một thời gian nhất định. Theo định nghĩa này

sẽ có một địa điểm họp chợ. Người có hàng mang ra chợ bán, người mua
hàng đến chợ để mua. Chợ họp trong một thời gian nhất định. Chợ có thể
chuyên bán một hàng hóa nào đó, có thể chỉ họp chợ vào một dịp nào đó (chợ
phiên). Chợ có thể là nơi người bán người mua gặp nhau ở chợ để giới thiệu,
tìm hiểu hàng hóa, đàm phán mua bán. Thông thường chợ thường phân loại
thành: chợ đầu mối, chợ bán buôn, chợ bán lẻ.
- Thị trường là tập hợp người mua.
- Thị trường là một cơ chế phân bố nguồn lực, quy định sản xuất và
phân phối sản phẩm, dịch vụ thông qua hệ thống giá cạnh tranh. Đây là cách
hiểu thị trường mà các nhà kinh tế tân cổ điển thường nói đến và thị trường
5


được coi là là kinh tế đối ngược lại với cơ chế điều tiết bằng mệnh lệnh,... hay
kế hoạch hóa tập chung. Lý thuyết kinh tế tân cổ điển chứng minh rằng nếu
các điều kiện cho cạnh tranh hoàn hảo được thỏa mãn, từng thị trường riêng lẻ
sẽ đạt trạng thái cân bằng, tức trạng thái tối ưu về kinh tế. Khái niệm cơ chế
thị trường lúc này có thể coi là đồng nghĩa với khái niệm thị trường trên đây.
- Thị trường là một thể chế kinh tế (economic institution) để thực hiện
các giao dịch kinh tế. Đây là cách tiếp cận của kinh tế học về chi phí giao dịch
(transaction cost economics), hay đôi khi còn gọi là kinh tế học thể chế mới
(new institutional economics), Theo đó thị trường và doanh nghiệp được coi
là các thể chế thay thế nhau để thực hiện các giao dịch. Một giao dịch kinh tế
có thể được tổ chức thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp (tự làm), hoặc có thể
thực hiện thông qua thị trường (thuê/mua ngoài). Chi phí để thực hiện giao
dịch thông qua thị trường (chi phí giao dịch) càng lớn thì giao dịch càng có xu
hướng được thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp.
- Thị trường chứa tổng số cung, tổng số cầu và cơ cấu của tổng số cung
và cầu về một loại hàng, nhóm hàng nào đó; Thị trường bao gồm cả yếu tố
không gian và thời gian; Trên thị trường luôn diễn ra các hoạt động mua bán

và quan hệ tiền tệ.
- Thị trường là nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ. Nói cách khác, thị
trường là một nhóm người có nhu cầu cụ thể và sẵn sàng trả tiền nhằm thỏa
mãn các nhu cầu đó.
* Khái niệm sản xuất
- Liên hiệp quốc khi xây dựng phương pháp thống kê tài khoản quốc gia
đã đưa ra định nghĩa sau về sản xuất: Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và
máy móc thiết bị của các đơn vị thể chế (một chủ thể kinh tế có quyền sở hữu
tích sản, phát sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với
những thực thể kinh tế khác) để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ
thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Tất cả những hàng hóa và dịch vụ

6


được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng
cung cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền.
- Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các
hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử
dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những
vấn đề chính sau: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? giá
thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các
nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm.
- Sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào biến chúng thành
các các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra. Theo nghĩa rộng sản xuất bao hàm
bất kỳ hoạt động nào nhằm thỏa mãn nhu cầu con người [3]. Nó phân thành:
+ Sản xuất bậc 1 (sản xuất sơ chế): là hình thức sản xuất dựa vào khai
thác tài nguyên thiên nhiên hoặc là những hoạt động sử dụng những nguồn tài
nguyên có sẵn, còn ở dạng tự nhiên như: khai thác khoáng sản, khai thác lâm
sản, khai thác thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi,…

+ Sản xuất bậc 2 (công nghiệp chế biến) là hình thức sản xuất chế tạo,
chế biến các loại nguyên liệu thô hay tài nguyên thiên nhiên biến thành hàng
hóa như: chế biến thực phẩm, rau quả,…
+ Sản xuất bậc 3 (công nghiệp dịch vụ): Cung cấp hệ thống các dịch vụ
nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của con người.
* Khái niệm hiệu quả sản xuất
Đối với tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt
động trong nền kinh tế, với các cơ chế quản lý khác nhau thì có các nhiệm vụ
mục tiêu hoạt động khác nhau. Ngay trong mỗi giai đoạn phát triển của doanh
nghiệp cũng có các mục tiêu khác nhau. Nhưng có thể nói rằng trong cơ chế
thị trường ở nước ta hiện nay, mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh
doanh (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công
ty trách nhiệm hữu hạn...) đều có mục tiêu bao trùm lâu dài là tối đa hoá lợi
nhuận. Để đạt được mục tiêu này mọi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình
7


một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp thích ứng với các biến
động của thị trường, phải thực hiện việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh,
các phương án kinh doanh, phải kế hoạch hoá các hoạt động của doanh
nghiệp và đồng thời phải tổ chức thực hiện chúng một cách có hiệu quả.
Trong qúa trình tổ chức xây dựng và thực hiện các hoạt động quản trị
trên, các doanh nghiệp phải luôn kiểm tra ,đánh giá tính hiệu quả của chúng.
Muốn kiểm tra đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh chung của toàn
doanh nghiệp cũng như từng lĩnh vực, từng bộ phận bên trong doanh nghiệp
thì doanh nghiệp không thể không thực hiện việc tính hiệu quả kinh tế của các
hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Vậy thì hiệu quả kinh tế của các hoạt động
sản xuất kinh doanh (hiệu quả sản xuất kinh doanh) là gì ? Để hiểu
được phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh thì trước
tiên chúng ta tìm hiểu xem hiệu quả kinh tế nói chung là gì. Từ trước đến nay

có rất nhiều tác giả đưa ra các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế :
- Theo P. Samerelson và W. Nordhaus thì : "hiệu quả sản xuất diễn ra
khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hoá mà không cắt giảm
một loạt sản lượng hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới
hạn khả năng sản xuất của nó". Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến
khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc
phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản
xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Có thể nói mức hiệu quả ở đây
mà tác giả đưa ra là cao nhất, là lý tưởng và không thể có mức hiệu quả nào
cao hơn nữa.
- Có một số tác giả lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi
quan hệ tỷ lệ giữa sự tăng lên của hai đại lượng kết quả và chi phí. Các quan
điểm này mới chỉ đề cập đến hiệu quả của phần tăng thêm chứ không phải của
toàn bộ phần tham gia vào quy trình kinh tế.
- Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ
số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình
8


cho quan điểm này là tác giả Manfred Kuhn, theo ông : "Tính hiệu quả được
xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh
doanh"Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp
dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các qúa trình kinh tế.
- Hai tác giả Whohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả
kinh tế. Đó là hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế
tính bằng đơn vị giá trị. Theo hai ông thì hai khái niệm này hoàn toàn khác
nhau. "Mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc,
kg...) và lượng các nhân tố đầu vào (giờ lao động, đơn vị thiết bị,nguyên vật
liệu...) được gọi là tính hiệu quả có tính chất kỹ thuật hay hiện vật", "Mối
quan hệ tỷ lệ giữa chi phí kinh doanh phải chỉ ra trong điều kiện thuận lợi

nhất và chi phí kinh doanh thực tế phải chi ra được gọi là tính hiệu quả xét về
mặt giá trị" và "Để xác định tính hiệu quả về mặt giá trị người ta còn hình
thành tỷ lệ giữa sản lượng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng
tiền" Khái niệm hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật của hai ông chính
là năng suất lao động, máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, còn hiệu
quả tính bằng giá trị là hiệu quả của hoạt động quản trị chi phí.
- Một khái niệm được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước quan tâm
chú ý và sử dụng phổ biến đó là : hiệu quả kinh tế của một số hiện tượng
(hoặc một qúa trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi
dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định. Đây là khái niệm tương
đối đầy đủ phản ánh được tính hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế thì có thể đưa ra khái niệm về
hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh (hiệu quả sản xuất
kinh doanh) của các doanh nghiệp như sau : hiệu quả sản xuất kinh doanh là
một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy
móc, thiết bị, tiền vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh
nghiệp đã đề ra.
9


2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Giá trị kinh tế của cây cam lòng vàng
Những năm gần đây, trong công cuộc đổi mới, Đảng rất chú trọng phát
triển nông nghiệp, khuyến khích phát triển kinh tế nông thôn, ưu tiên phát
triển những ngành nghề như chăn nuôi, trồng trọt... tạo nên sự cân đối hài hòa
giữa ngành nông, lâm, ngư nghiệp.
Trong giai đoạn hiện nay nghề trồng cây ăn quả được xác định là một
ngành kinh tế quan trọng trong ngành kinh tế nông nghiệp nước ta đặc biệt là
trong nông thôn, nó đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tăng thu

nhập cho hộ, tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động dư thừa.
Phát triển sản xuất cam thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hóa trong nông
nghiệp nông thôn, góp phần chuyển nền sản xuất tự cung tự cấp sang nền kinh tế
sản xuất hàng hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo trong nông thôn hiện nay, từng
bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân ở nông thôn.
Phát triển sản xuất cam là một khâu quan trọng thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa - hiện đại hóa nền sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm sản xuất có giá
trị và nhu cầu tiêu thụ cao và có thể xuất khẩu để thu ngoại tệ về cho nước ta.
Qua đây có thể nhìn thấy phát triển sản xuất cam, quýt ở khu vực nông
thôn đã và đang được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương,
tạo điều kiện phát triển nhằm thúc đẩy kinh tế ở địa phương, giúp người dân
có công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hộ, xóa đói giảm nghèo...
2.2.2. Đặc điểm chung của cây cam lòng vàng
* Đặc điểm sinh học
Theo ông Tăng Văn Huy- Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lục Ngạn
cho rằng: tuổi thọ cây có múi thường cao, đặc biệt là nơi có khí hậu ôn hòa,
đất tốt nhưng có độ dốc thoát nước tốt. Ở các vườn cam á nhiệt đới hoặc nhiệt
đới nếu trồng đúng kỹ thuật, chọn địa điểm thích hợp, tuổi thọ vườn cam là
10- 15 năm.

10


+ Rễ: Sự phân bố của rễ cam phụ thuộc vào đặc tính của giống, mực
nước ngầm và chế độ canh tác, chăm bón nhưng nhìn chung rễ cam ăn nông
từ 0-50cm. Sự hoạt động của rễ cam hoạt động theo chu kỳ nhất định, có 3
thời kỳ rễ hoạt động mạnh: Trước khi ra cành mùa xuân (Khoảng tháng 2, đầu
tháng 3); Sau khi rụng quả sinh lý đợt đầu đến lúc cành hè xuất hiện (Tháng
6- đầu tháng 9); Sau khi cành mùa thu đã sung sức (Khoảng tháng 10).
+ Thân, cành: Cam có đặc điểm tự rụng ngọn, nó liên tục xảy ra đối với

các đợt lộc khiến cho cam không có thân chính rõ rệt, cành lá rậm rạp... Trong
một năm, cam ra nhiều đợt cành: Cành xuân nẩy vào tháng 2, 3, 4; Cành hè
nẩy vào tháng 6, 7, 8; Cành thu nẩy vào tháng 9, 10; Cành đông nẩy vào tháng
11, 12 và tháng 1 năm sau. Tùy từng giống, tùy từng tuổi cây, tùy điều kiện
khí hậu và chăm sóc mà lượng cành và thời gian ra các đợt cành này có sự
thay đổi: cành non có thể quang hợp được; Cành xuân ra đều và tập trung,
cành ngắn; Cành hè thường khỏe, lá to, dài nhưng ra rải rác hơn; Cành thu
yếu hơn cành hè và cành đông thì yếu ớt nhất.
+ Lá: Cam có lá kép, cành lá là một đặc điểm để phân biệt giữa các
giống. Trung bình từ 15-24 tháng, hết thời kỳ sinh trưởng thì lá rụng rải rác.
Lá quan hệ chặt chẽ với sản lượng quả, vậy cần phải giữ bộ lá xanh tốt.
+ Hoa: Hoa có 2 loại:
Hoa đủ: là hoa có cánh dài, màu trắng mọc thành chùm hoặc đơn độc số
nhị gấp 4 lần số cánh hoa, xếp 2 vòng, nhị cái có vòi nhị. Bầu có 10-14 ô múi
tùy thuộc từng loại.
Hoa dị hình: Là hoa phát triển không đầy đủ, cuống hoa và cánh ngắn hoa
ngắn hoặc vẹo vọ không đồng đều, số này chiếm 10-20 % hầu hết không kết quả.
+ Quả: Khi còn xanh chứa nhiều axit khi chín thì lượng axit giảm, hàm
lượng đường và chất tan tăng lên. Cấu tạo quả gồm có 3 phần:
- Vỏ quả: Có các tế bào sừng và các túi tinh dầu có tác dụng bảo vệ quả.
- Thịt quả: màu sắc thịt quả và số ô múi khác nhau tùy vào giống.

11


- Hạt: Tùy theo giống mà có sự khác nhau về kích thước, số lượng, màu
sắc và phôi hạt.
Quả có 2 đợt rụng sinh lý:
- Đợt 1: Sau khi ra hoa khoảng 1 tháng (Tháng 3-4) quả còn nhỏ khi
rụng mang theo cả cuống.

- Đợi 2: Khi quả đạt đường kính 3-4cm (Cuối tháng 4) quả rụng không
mang theo cuống.
* Yêu cầu ngoại cảnh
+ Nhiệt độ: Phần lớn cam không chịu được nhiệt độ thấp, cây sinh
trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 13 0C-300 C, phù hợp nhất từ 23 0C290C. Nếu nhỏ hơn 10 0C và lớn hơn 35 0C thì cây sinh trưởng chậm. Nếu
nhiệt độ cao đồng thời khô hạn và có sương muối kéo dài sẽ gây ảnh hưởng
đến sinh trưởng của cam và gây dụng quả.
+ Mưa và độ ẩm: Nước cần cho suốt quá trình sinh trưởng của cam nhưng
cần nhất vào lúc nảy mầm. Ở nước ta có lượng mưa phù hợp cho sinh trưởng và
phát triển của cây cam. Tuy nhiên phân bố không đồng đều trong năm, mùa khô
phải tưới ẩm cho cây, mức nước ngầm cao hoặc ngập úng sẽ làm rễ thối, lá rụng.
+ Ánh sáng: Cam là cây ưa sáng, nếu đủ ánh sáng thì mã quả đẹp, chất
lượng tốt, nếu cường độ ánh sáng quá mạnh mẽ làm xám quả.
+ Đất đai: Các giống cam có yêu cầu khác nhau về đất, nhưng đất trồng
cam tốt nhất là phù sa cổ, đất thịt nhẹ tầng đất dầy, nhiều mùn, có độ pH từ
5,5 - 6,5. Mực nước ngầm thấp, độ dốc vừa phải không quá 15 0 tránh trồng
trên đất sét hoặc đất có mực nước ngầm cao.
+ Dinh dưỡng: Cam là cây cho sản lượng cao nên yêu cầu nhiều dinh
dưỡng để cây sinh trưởng và phát triển và bù lại lượng dinh dưỡng đã bị mất
đi theo sản phẩm thu hoạch. Cam cần đầy đủ và cân đối các nguyên tố đa
lượng như N, P, K, Ca và các nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Bo, Mo...

12


2.2.3. Nguồn gốc giống cam lòng vàng.
+ Nguồn gốc:
Cam lòng vàng là một giống cây ăn quả thuộc chi cam chanh có quả
gần như quả cam, có nguồn gốc từ Việt Nam. Có ba giống cam quả ở tỉnh
Nghệ An được mang chỉ dẫn địa lý “Vinh”. Đó là giống cam Xã Đoài, cam

Vân Du và cam Sông Con trồng trên địa bàn các xã Nghi Diên, Nghi Hoa
(thuộc huyện Nghi Lộc); Hưng Trung (thuộc huyện Hưng Nguyên), Nghĩa
Bình, Nghĩa Hiếu, Nghĩa Hồng, Nghĩa Lâm, Nghĩa Sơn (thuộc huyện Nghĩa
Đàn); Minh Hợp (thuộc huyện Quỳ Hợp) và Tân An, Tân Long, Tân Phú
(thuộc huyện Tân Kỳ).
Trong đó Cam lòng vàng (Vinh) được trồng trên địa bàn Xã Minh Hợp
– Huyện Quỳ Hợp – Tỉnh Nghệ An. (Khi về đất Lục Ngạn, bà con đã đặt tên
mới là Cam Lòng vàng).
Cam Lòng vàng quả tròn đều, mọng nước, vàng đều. Màu vàng của
cam là màu vàng tươi chanh pha với màu xanh, chứ không phải màu vàng da
cam.
Kể cả phần tép cam cũng vàng nhẹ chứ không phải màu vàng cam. thu
hoạch từ tháng 9 âm lịch tới sau Tết.
Trong thập niên 70 và 80, cam lòng vàng được xuất khẩu sang các nước
xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, các nước Đông Âu. Đến thời mở cửa, cam
Vinh không còn được xuất khẩu nhiều nữa, thương hiệu dần mất đi trên thị
trường trường quốc tế. Tuy nhiên ở Việt Nam, đây vẫn đang là loại đặc sản có
tiếng.
+ Cơ cấu giống cây trồng
Phương pháp nhân giống chủ yếu của bà con nông dân là nhân giống vô
tính mà chủ yếu là chiết cành theo kinh nghiệm của bà con, sử dụng phương
pháp nhân giống này có ưu điểm là cam sinh trưởng và phát triển nhanh giai
đoạn đầu của chu kỳ sản xuất nhưng tuổi thọ ngắn chính vì điều này mà sâu

13


bệnh lây lan, nhanh người dân không có thuốc đặc trị (do sâu bệnh nhờn thuốc)
dẫn đến cam chết hàng loạt gây thiệt hại nghiêm trọng cho người dân trồng cam.
2.2.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cam lòng vàng

* Kỹ thuật trồng
Đào hố trồng: Do cây cam lòng vàng tán nhỏ nên không nên đào hố quá
rộng và thưa để tiết kiệm đất trồng. Theo tiêu chuẩn đào hố trồng phân lô thẳng
hàng ngang, so le hàng dọc, với khoảng cách là 2m x 3m tùy theo độ dốc của địa
hình vườn trồng cam, mật độ trung bình là 600 cây/ha.
Cách trồng: Bón lót: 0,3 – 0,5 kg lân + 0,1-0,2 kg Kali + Vôi bột 0,5 1 kg; thuốc sâu bột (Basudin 10H...) 0,1kg). Trộn đều lượng phân trên (không
có vôi và thuốc) với lớp đất mặt và lớp đất giữa (khi đào hố để riêng). Trả lớp
đất dưới xuống hố, tiếp đó lấp phân và đất đã trộn xuống hố, dùng cuốc phá
thành hố sau đó rải vôi lên mặt hố và lấp đất mỏng 2-3 cm. Tiếp đó bơm nước
vào đầy hố, khoảng 10-15 ngày sau bón thuốc sâu bột trên mặt hố, dùng cuốc
đảo trộn đều khoảng 15 ngày sau là trồng được. Đặt bầu cây thẳng đứng, lấp
đất sao cho bầu cây nổi so với mặt đất, đóng cọc ghim tránh cho cây bị long
gốc. Sau một thời gian đất lún là vừa.
Thời vụ trồng: Nên trồng cây vào cuối mùa mưa tháng 8 -11 dương lịch.
*. Kỹ thuật chăm sóc
Làm cỏ và vun xới: Trong quá trình điều tra chúng tôi thấy việc làm cỏ
của các hộ nông dân trồng cam là tuỳ theo sinh trưởng, phát triển của cỏ dại.
Đa số các hộ sử dụng phương pháp thủ công hoặc sử dụng thuốc trừ cỏ để
diệt. Thông thường vào mùa đông cỏ sinh trưởng chậm, khoảng 30 - 40 ngày
hộ tiến hành làm cỏ 1 lần bằng phương pháp nhổ, hoặc cào. Vào mùa hè cỏ
sinh trưởng, phát triển nhanh chỉ sau khoảng 10 ngày họ phải tiến hành làm
cỏ hoặc phun thuốc trừ cỏ hoặc phát.
Quá trình điều tra cho biết hầu hết các hộ trồng cam lòng vàng hàng
năm phải vun xới 3 lần. Họ thường kết hợp bón phân với việc vun xới.

14


Nước là một nhân tố sinh thái rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng
và phát triển của cây. Tuy nhiên, cũng mới chỉ có 30% số hộ trồng cam là tưới

nước cho cam. Hầu như các hộ trồng cam chỉ sử dụng vòi phun, hoăc tưới từ
giếng khoan của các hộ gia đình, chưa có hệ thống tưới nhỏ giọt, còn lại là
phụ thuộc vào nước trời.
Bón phân cho cây cam.
Bón phân cho cây cam lòng vàng có ý nghĩa rất quan trọng. Cây cam lòng
vàng có cho năng suất, chất lượng cao hay không phụ thuộc vào việc bón phân
như thế nào, với liều lượng bao nhiêu… Qua điều tra cho thấy mỗi hộ bón phân
cho cây cam lòng vàng khác nhau, sử dụng loại phân khác nhau, với liều lượng
khác nhau.
Trong giai đoạn này toàn bộ chi phí được tính bình quân chia đều theo
lứa tuổi của cây. Đây là giai đoạn khó khăn nhất với bà con nông dân, đầu tư
chăm sóc với nguồn vốn lớn mà không cho bất kỳ khoản thu nhập nào từ cây
cam, khi cam bước vào độ tuổi từ 3 - 4 đã bắt đầu cho bói quả với lượng
đáng kể ( 10- 20 kg/ cây), cho giá trị kinh tế cao.
* Kỹ thuật tỉa cành:
Công việc tỉa cành được thực hiện hàng năm vào thời kỳ mà cây có hoạt
động trao đổi chất thấp nhất (sau khi thu hoạch trái), trước khi cây ra đọt mới
để chuẩn bị cho mùa trái mới, đây là thời điểm thích hợp nhất. Không nên tỉa
quá nhiều cành (khoảng 15%). Khi tỉa cành, cần loại bỏ những cành sau đây:
- Cành đã mang trái (thường rất ngắn khoảng 10-15 cm).
- Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả
năng cho trái.
- Cành đan chéo nhau, những cành vượt (cành có thân hình tam giác)
trong thời kỳ cây đang mang trái nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng
với trái.
- Loại bỏ các cành già cỗi để trẻ hoá, góp phần cây được sung mãn và dễ
cho trái hơn.
15



* Kỹ thuật thu hái:
Cam được thu hoạch mỗi năm một lần, tuy nhiên có thể kéo dài thời
gian thu hoạch trong nhiều tháng, thu hoạch chủ yếu bằng phương pháp thủ
công, cam trồng trên địa hình bằng phẳng, vào mỗi vụ thu hoạch cam phải
huy động một số lượng lao động lớn để cắt.
Khâu thu hái cũng được bà con rất coi trọng về kỹ thuật cũng như thời
điểm thu hái, các biện pháp thu hái chủ yếu là thủ công truyền thống, tuy
nhiên các phượng tiện chứa đựng thô sơ không đảm bảo an toàn, hơn nữa có
nông hộ thu hoạch quá sớm hoặc quá muộn nên có ảnh hưởng không nhỏ chất
lượng quả và sinh trưởng của cây.
+ Thu hoạch không đúng và đảm bảo khoa học, các vật dụng chứa đựng
không đủ tiêu chuẩn làm cho thời gian bảo quản bị rút ngắn, hơn nữa phương
tiện vận chuyển giao thông không thuận lợi làm cho Cam Lòng vàng hay bị
dầm bì mau thối, khó khăn cho bảo quản.
+ Thu hoạch quá sớm có lợi về khối lượng nhưng cam chưa đảm bảo về
chất giá thành thấp giá bán thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.
+ Thu hoạch quá muộn cam ngon nhưng số lượng suy giảm mặc dù giá
thành cao tuy vậy hiệu quả kinh tế cũng không được cao.
Những năm gần đây, với sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức
chính quyền địa phương, người dân cũng đã được tham gia vào các lớp tập
huấn kỹ thuật trong các biện pháp canh tác mới do các cán bộ khuyến nông
phòng NN & PTNT tổ chức nhờ đó hiệu quả của cây Cam Lòng vàng đang
dần được tăng lên.
2.2.5. Các loại sâu bệnh hại cam lòng vàng
• Sâu vẽ bùa
+ Đặc điểm hình thái:
Thành trùng là một loại bướm rất nhỏ, thân hình mỏng mảnh, dài khoảng 2
mm, sải cánh rộng khoảng 4 – 5 mm. Toàn thân có màu vàng nhạt, hơi có ánh
bạc. Cánh sau rất hệp so với cánh trước, cả hai cánh đều có rìa lông dài. Cánh
16



trước có hai gân dọc màu đen kéo dài đến giữa cánh, khoảng 1/3 về phía đầu
cánh có một vân xiên giống hình chữ Y. Chiều dài râu đầu khoảng 3/4 chiều dài
của cánh. Do kích thước nhỏ và hoạt động về đêm nên trong điều kiện tự nhiên
rất khó phát hiện được thành trùng. Sâu mới nở có màu xanh nhạt trong suốt, dài
khoảng 0,4mm. Sâu mới nở có màu xanh giống màu xanh của lá non, lớn lên sâu
có màu vàng xanh dài khoảng 4mm, mình sâu hơi dẹp. Có thể quan sát dễ dàng
sự hiện diện của sâu trong đường đục. Sau khi nở, sâu non đục vào lá và ăn phần
thịt lá dưới lớp biểu bì của mặt lá tạo thành các đường hầm ngoằn ngoèo. Lá non
bị hại kém phát triển, cong queo nên khả năng quang hợp kém. Kết qủa làm cây
sinh trưởng chậm, đặc biệt khi vườn cây ở thời kì mới trồng và trong giai đoạn
kiến thiết cơ bản thì mức độ tác hại lớn hơn vì làm cho cây còi cọc chậm lớn.
Sâu vẽ bùa có thời gian vòng đời ngắn, khoảng 2 - 3 tuần.
+ Thời điểm gây hại:
Sâu vẽ bùa bắt đầu gây hại từ giai đoạn sâu còn rất nhỏ (0,5mm). Sự
gây hại xảy ra rất sớm, trên những lá non 4 – 5 ngày tuổi, sâu vẽ bùa tấn công
chủ yếu những lá có kích thước biến động từ 1 - 8cm x 1 - 4cm, khi lá lớn hơn
kích thước này thì tỷ lệ lá bị sâu tấn công giảm rõ rệt và gần như không đáng
kể. Theo các hộ nghiên cứu thì cây còn non bị nhiều sâu vẽ bùa còn khi cây
lớn và già thì sâu vẽ bùa không đáng kể dường như không có.
+ Mức độ gây hại:
Sâu vẽ bùa lây lan nhanh. Nếu sâu tấn cong sớm, lá hoàn toàn bị biến
dạng, khô và rụng di sau đó. Nếu mật độ sâu cao và sâu tấn công vào giai
đoạn lá còn thật non thì có thể ảnh hưởng đến năng suất. Lá non bị tấn công
sẽ không phát triển và co rúm lại, giảm khả năng quang hợp, do đó cây sinh
trưởng và phát triển kém, hoa trái dễ bị rụng, nhất là cây con mới trồng.
• Sâu đục thân
+ Đặc điểm hình thái: Sâu đục thân hay còn gọi là xén tóc sao hay xén
tóc hoa vì trên toàn thân màu đen của con bọ trưởng thành cánh cứng này có

điểm khoảng 30 chấm trắng.
17


+ Thời điểm gây hại:
Sâu trưởng thành thường ăn bổ sung bằng các phần non của cây đặc biệt là
rễ non trước khi đẻ trứng vào tháng 5 tháng 6, vũ hóa vào tháng 5-6. Trước khi đẻ
xén tóc sao cắn vào gốc cây 1 vết hình chữ T ngược rồi đẻ trứng vào đó. Sau 6 đến
12 ngày thì trứng nở, sâu non di chuyển xuống phía dưới gốc, phá hại phần gốc, rễ
cây tiếp giáp với thân. Đầu tiên sâu hại vỏ, sau đó đục vào bên trong phần gỗ.
Nhiều khi sâu đục cả những rễ to làm cho cây héo toàn bộ, rụng lá và chết. Sâu
non phá hại trong 2 - 3 tháng thì nghỉ đông ở gốc cây. Đến tháng 3, tháng 4 năm
sau thì hoá nhộng, tháng 5 - 6 vũ hoá. Vòng đời của xén tóc sao là một năm.
+ Mức độ gây hại:
Sâu đục thân thường thường đục cành nhỏ trên tán lá, rồi đục dần vào
cành lớn, đến thân và có loại đục vòng quanh gốc ăn lớp vỏ, ngăn cản quá
trình vận chuyển và lưu thông chất dinh dưỡng và chất hữu cơ, làm cây bị rối
loạn trao đổi chất, tán lá héo xanh, héo vàng và có thể làm cho cây bị chết. Do
sâu gây hại bên trong thân cây nên biện pháp phun thuốc hoá học thường
không đem lại hiệu quả.
• Nhện hại:
* Nhện đỏ
+ Đặc điểm hình thái:
Cơ thể của nhện đỏ rất nhỏ, dài khoảng 0,3 – 0,4mm, hình bầu dục, gàn
giống như con mạt gà. Con trưởng thành có 8 chân, bò nhanh, con ấu trùng
nhỏ hơn, có màu nhạt hơn. Nhện đỏ sinh trưởng, phát triển và tích luỹ số
lượng rất nhanh, do vòng đời của chúng rất ngắn (khoảng 10 ngày) và sinh
sản nhiều (một con cái có thể đẻ hàng trăm trứng).
+ Thời điểm gây hại:
Nhện đỏ xuất hiện nhiều trong giai đoạn vườn ươm và giai đoạn cây

non mới trồng. Vào các đợt lộc, giai đoạn quả non hàng năm.
+ Mức độ gây hại:

18


Nhện trưởng thành và nhện non sống ở mặt trên của lá, dùng miệng
chích hút dịch lá, tạo nên các chấm nhỏ li ti màu trắng vàng. Khi mật độ cao
chúng có mặt cả trên quả, cành bánh tẻ. Khi bị nặng toàn bộ lá và quả có màu
trắng hơi vàng, lá bị rụng, sự phát triển của cây bị đình trệ.
* Nhện trắng
Đặc điểm sinh học của nhện trắng
Nhện trắng (white mite) - Polyphagotarsonemus latus (Banks) (Họ
Tarsonemidae, Bộ Acari) còn có tên là nhện ớt (chili mite), nhện bạc lá cam
(citrus silver mite), nhện trà vàng (yellow tea mite) và nhện rộng (broad mite),
là một loài gây hại chính và phổ biến trên nhiều loại cây trồng. Việc kiểm soát
loài này đòi hỏi một hay nhiều lần xử lý thuốc trừ nhện mỗi năm.
Đặc điểm hình thái:
Nhện trưởng thành: Nhện cái có dạng hình bầu dục dài khoảng 0,2 mm.
Cơ thể phồng lên theo hướng nghiêng và có màu từ vàng sáng đến hổ phách
hay xanh lá cây với một đường sọc không rõ, màu sáng, nằm giữa và phân
nhánh ở cuối lưng. Các con đực có màu sắc tương tự con cái nhưng không có
sọc này. Hai chân sau của con cái trưởng thành thoái hoá thành phần phụ. Con
đực thường nhỏ hơn (0,11mm) và di chuyển nhanh hơn con cái. Các chân sau
to lớn của con đực thường được sử dụng để nâng các con nhộng cái lên và đặt
vuông góc với cơ thể con đực khi giao phối.
Trứng:
Trứng không màu sắc, có hình bầu dục. Mỗi trứng dài khoảng 0,08mm
và được bao phủ bởi 29 đến 37 chùm lông trên bề mặt.
Ấu trùng:

Nhện trắng con chỉ có 3 cặp chân. Chúng thường di chuyển rất chậm và
có màu hơi trắng được tạo thành từ những điểm nhỏ trên da. Khi ấu trùng phát
triển, chúng sẽ tăng chiều dài từ 0,1 lên 0,2mm. Giai đoạn không hoạt động
xuất hiện như một ấu trùng bất động.

19


×