Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

CƠ sở lí LUẬN về QUẢN lý đội NGŨ GIÁO VIÊN ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.14 KB, 60 trang )

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO
VIÊN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG QUỐC TẾ


CƠ SỞ LÝ LUẬN
QLĐNGV bậc phổ thông từ lâu đã trở thành một đề tài
nghiên cứu phong phú và hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu
khoa học xã hội, vì thế có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu
sâu và khẳng định vai trò to lớn trong sự hình thành và phát
triển nhân cách toàn diện của con người nói chung và HS nói
riêng. Với mô hình liên kết trong đào tạo giáo dục như hiện
nay thì vấn đề về quản lý nguồn lực con người tại các trường
ngoài công lập nói chung và đội ngũ giáo viên bậc phổ thông
ở trường quốc tế nói riêng là một phần quan trọng không thể
thiếu trong chương trình giáo dục trong nước cũng như các
nước trên thế giới.
Nghiên cứu ngoài nước
Ở phương Đông cổ đại, nhất là ở Trung Hoa và Ấn Độ
đã xuấthiện tư tưởngquản lý từ rất sớm. Những tư tưởng về
phép trị nướccủa Khổng Tử (551 – 479TrCN), Mạnh Tử (372
– 289 TrCN), Hàn Phi Tử (280 – 233 TrCN)... theo đánhgiá
của các nhà nghiên cứu hiệnđại vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc và
đậm nét trongphong cách quản lý và văn hóa của nhiều quốc
gia Châu Á, nhất là các nước TrungQuốc,Nhật Bản, Việt


Nam, Triều Tiên...
Khổng Tử (551 - 479 trước công nguyên) – một nhà giáo
dục lỗi lạc của nước Trung Hoa cổ đại, thông qua tư tưởng
giáo dục của mình, đào tạo ra lớp người “Tu thân, Tề gia, Trị
quốc, Bình thiên hạ” luôn gắn học phải đi với hành. Ông đã


đưa ra quan điểm của mình: “Đọc ba trăm thước kinh thư
giỏi, giao cho việc hành chính không làm được, giao cho việc
đi sứ không có khả năng đối đáp. Học kiểu đó phỏng có ích
gì”. [17]
Ở phương Tây cổ đại (vào thế kỷ IV – III TrCN) nhà
triết họcnổi tiếngXôcơrat trong tập nghị luận của mình viết
rằng: những người nào biết cách sửdụng con người sẽ điều
khiển được công việc, hoặc cá nhân hay tập thể một cáchsáng
suốt. Những người không biết làm như vậy sẽ mắc sai lầm
trong công việc.
Tư tưởng về quản lý con người và những yêu cầu về
người đứng đầu – caitrị dân còn tìm thấy trong quan điểm của
nhà triết học cổ đại Hy LạpPlatôn(427- 347 TrCN). Theo ông,
muốn trị nước thì phải biết đoàn kết dânlại, phải vìdân. Người
đứng đầu phải ham chuộng hiểu biết, thành thật, tự chủ, biết


điều độ,ít tham vọng về vật chất, đặc biệt là phải được đào tạo
kỹ lưỡng.
Vào thế kỷ thứ XVII, có những nhà nghiên cứu về quản
lý tiêu biểu như: Robert Owen(1771- 1858), Charles Babbage
(1792- 1871), F. Taylor (1856-1915) - người được coilà “cha
đẻ” của “Thuyết quản lý theo khoa học”.
J. A Cômenxki (1592 -1670) được coi là ông tổ của nền
sư phạm cận đại đã có nhiều đóng góp to lớn cho nền giáo dục
thế giới. Trong đó ông đặc biệt chú trọng đến việc kết hợp học
tập ở trên lớp và hoạt động ngoài lớp nhằm thoát khỏi hình
thức học tập giam hãm trong bốn bức tường của hệ thống nhà
trường giáo hội thời trung cổ. Ông khẳng định “học tập không
phải là lĩnh hội những kiến thức trong sách vở mà còn lĩnh

hội kiến thức từ bầu trời, mặt đất, cây sồi, cây dẻ” [14].
Do những lợi ích lớn lao của quản lý mà sang thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX xuất hiện hàng loạt các công trình nghiên
cứu với nhiều cách tiếp cận khác nhau về quản lý như: Tính
khoa học và nghệ thuật quản lý, làm thế nào để việc ra quyết
định quản lý đạt hiệu lực cao, những động cơ để thúc đẩy một
tổ chức phát triển ... Thành công trong quản lý đã tạo ra một


số hiện tượng nhảy vọt thần kỳ trong phát triển kinh tế – xã
hội, như sự xuất hiện các con rồng Châu Á: Nhật Bản,
Singapo, Trung Quốc.. ở thế kỷ XX. [17]
Nghiên cứu trong nước
Khoa học quản lý ở Việt Nam tuy được nghiên cứu
muộn, nhưng tư tưởng về quản lý cũng như “Phép trị nước an
dân” đã có từ lâu đời. Trong “Bình ngô đại cáo” Nguyễn Trãi
viết: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”… qua đó chúng ta cũng
thấy rằng các ông vua hiền tài đất Việt từ xa xưa đã biết lấy
dân làm gốc trong việc quản lý đất nước.
Nhiều công trình nghiên cứu gần đây về khoa học quản
lý của các nhà nghiên cứu và các giáo sư giảng dạy các trường
đại học viết dưới dạng giáo trình, sách tham khảo, phổ biến
kinh nghiệm đã được công bố. Đó là các tác giả: Phạm Thành
Nghị, Trần Quốc Thành, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Gia Quý, Bùi
Trọng Tuân. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã
giải quyết được vấn đề lý luận rất cơ bản về khoa học quản lý
như: khái niệm quản lý, bản chất của hoạt động quản lý, thành
phần cấu trúc, chức năng quản lý, chỉ ra các phương pháp và
nghệ thuật quản lý...



Cũng như đối với các ngành quản lý khác, quản lý giáo
dục luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu hết sức quan tâm.
Đặc biệt là trong sự nhận thức sâu sắc vai trò của giáo dục đối
với tương lai phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc thì điều
này càng có ý nghĩa. Các công trình nghiên cứu giáo dục như
“Cơ sở khoa học quản lý giáo dục” của tác giả Nguyễn Minh
Đạo, “Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục” của tác
giả Nguyễn Ngọc Quang, “Quản lý, quản lý giáo dục tiếp cận
từ những mô hình” của tác giả Đặng Quốc Bảo, những giá trị
về tổ chức và quản lý của tác giả Vũ Văn Tảo, thực sự là
những công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục, mang lại
hiệu quả nhất định cho công tác quản lý giáo dục nói chung
và công tác quản lý trong nhà trường nói riêng.
Bên cạnh những công trình mang tính phổ quát đó, công
tác quản lý trong nhà trường phổ thông cũng là vấn đề được
nhiều nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu. Đặc biệt trong những
năm gần đây nhiều luận văn tiến sỹ, thạc sỹ đã đề cập đến nhiều
vấn đề cụ thể trong công tác quản lý trường học. Nhưng đó là
những vấn đề có tính chuyên sâu, gắn với công tác quản lý nảy
sinh ở địa phương, nên việc tiếp tục nghiên cứu những vấn đề
này vẫn có ý nghĩa thực tiễn.


Trong những năm gần đây, giáo dục Việt Nam đã có sự
thay đổi đáng kể vàgặt hái được nhiều thành tựu. Tuy nhiên
nhìn chung vẫn còn nhiều yếu kém về chấtlượng, mất cân đối
về cơ cấu, hiệu quả giáo dục chưa cao, giáo dục chưa gắn
bóchặt chẽ với thực tiễn, đào tạo chưa gắn với sử dụng, đội
ngũ GV còn yếu, phương pháp giáo dục và phương pháp quản

lý còn chậm đổi mới, một số tiêu cực còn chậm khắc phục
chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục toàn diện HS giai đoạn
hiện nay, chưa đáp ứng nhu cầu và sự kỳ vọng của xã hội đối
với ngành giáo dục.
Sự quyết tâm thay đổi từ căn bản, gốc rễ của sự trì trệ,
chậm phát triển của giáo dục nước nhà đã được khẳng định
trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng ta lần thứ IX:
“Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là điều kiện để
phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã
hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.”[2] và trong
chiến lược phát triển giáo dục ở nước ta, trong văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ta đã nêu: “phấn
đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại của dân, do dân, vì dân,
đảm bảo công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều


kiện để toàn xã học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước….”[3]
Sựbiến đổi nền kinh tế kéo theo sự biến đổi nhiều mặt
của đời sống xãhội, trongđó có sự biến đổi của giáo dục - đào
tạo: nhu cầu học tập của nhândân tăngnhanh, mục đích học
tập đa dạng, học để tìm kiếm việc làm, học đểphát triển,học
để có cơ hội làm giàu... Trong khi kinh phí cho giáo dục
củanhà nướchạn hẹp, không thể bao cấp nổi thì việc phát triển
các loại hình nhà trườngngoài công lập là một tất yếu khách
quan.
Trên thực tế, hệ thống các trường ngoài công lập, trong
đó có trường quốc tế đã được hình thành và phát triển từ rất
sớm trên thế giới cũng như ở nước ta. Các trường này đã góp
phần không nhỏ vào sự phát triển nền giáo dục ở mỗi quốc

gia.

Hiện nay số lượng các trường công lập trên cả nước
không đủ đáp ứng nhu cầu của người học. Cũng có nhiều
trường ngoài công lập đượcthành lập nhưng còn nhiều bất cập
trong đó vấn đề đáng quan tâm nhất là đội ngũ giáoviên giảng


dạy còn thiếu và yếu. Và để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế
thìmô hình trường quốc tế trong những năm gần đây rất được
xã hội quan tâm vàhưởng ứng.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nhiều những nghiên
cứu thựcsự chuyên sâu về mô hình trường học quốc tế ở nước
ta. Như vấn đề xây dựngvà phát triển đội ngũ giáo viên của
các trường phổ thông quốc tế, vấn đề xâydựng kế hoạch
chuyên môn, vấn đề kiểm tra đánh giá, vấn đề thẩm định
cấpchứng nhận quốc tế….. tuy đã được một vài tác giả đề cập
đến, nhưng chưathực sự phù hợp với nhu cầu phát triển hiện
nay của xã hội. Chính vì vậy, với mong muốn góp phần nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trường trung học nói
chung và đội ngũ giáo viên ở các trường phổ thông quốc tế
của Việt Nam nói riêng tôi đã chọn hướng nghiên cứu “Quản
lý đội ngũ giáo viên trường phổ thông quốc tế Duy Tân, thành
phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên theo cách tiếp cận quản lý nguồn
nhân lực”
Một số khái niệm cơ bản
Quản lý
Nghiên cứu về quản lí có rất nhiều quan niệm khác nhau.



Các quanniệmnàyphản ánh những mặt, những chức năng cơ
bản của quá trình quản lí.Song, về cơbản, các quan niệm đều
khẳng định đến chủ thể, đối tượng quản lí, nội dung,phương
thức và mục đích của quá trình quản lí.
Theo C.Mác: "Quản lí là lao động điều khiển lao động".
Ông coi việcxuất hiện quản lí như là kết quả tất nhiên của sự
chuyển nhiều quá trình laođộng cá biệt, tản mạn, độc lập với
nhau thành một quá trình xã hội được phốihợp lại. Ông viết:
"Bất cứ lao động hay lao động chung nào mà tiến hành
trênmột quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo
để điều hoà nhữnghoạt động cá nhân... Một nhạc sĩ độc tấu
thì điều khiển lấy mình, nhưng mộtdàn nhạc thì phải có nhạc
trưởng"
Nhà triết học V.G.Afanatsev cho rằng: quản lí xã hội một
cách khoahọc là nhận thức, phát hiện các quy luật, các khuynh
hướng vận động của xãhội và hướng sự vận động của xã hội
cho phù hợp với các khuynh hướng đó;là phát hiện và giải
quyết kịp thời các mâu thuẫn của sự phát triển; là duy trìsự
thống nhất giữa chứcnăng và cơ cấu của hệ thống; là tiến hành
một đườnglối đúng đắn dựa trên cơ sở tính toán nghiêm túc
những khả năng khách quan,mối tương quan giữa các lực


lượng xã hội...
Theo các nhà sáng lập lí luận quản lí hiện đại:
Frederick Winslow Taylor(1856 - 1915) là nhà thực hành
quản lí khoahọc về lao động đã nghiên cứusâu các thao tác,
các quá trình lao động nhằm khai thác tốiđa thời gian
laođộng, sử dụng công cụ, phương tiện lao động cóhiệu quả
nhất với năng suấtvà chất lượng lao động cao nhất. Ông đã

đưa rađịnh nghĩa: "Quản lí làbiết được chính xác điều bạn
muốn người khác làm, vàsau đó hiểu được rằng họ đã hoàn
thành công việc một cách tốt nhất và rẻnhất". Theo ông, có
bốn nguyên tắcquản lí khoa học (The Principles ofScientific
Management):
Nghiên cứu một cách khoa học mỗi yếu tố của một công
việc và xácđịnh phương pháp tốt nhất để hoàn thành;
Tuyển chọn người và huấn luyện họ hoàn thành nhiệm
vụ bằngphương phápkhoa học;
Người quản lí phải hợp tác đầy đủ, toàn diện với người
bị quản lí đểđảm bảochắc chắn rằng họ làm theo phương pháp
đúng đắn;


Có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa người quản lí
và người bịquản lí.
H.Koontz lại khẳng định: "Quản lí là một hoạt động
thiết yếu, nó đảmbảophối hợp những nỗ lực hoạt động cá
nhân nhằm đạt được các mục đíchcủa nhóm(tổ chức). Mục
tiêu của quản lí là hình thành một môi trường màtrong đó con
người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian,
tiềnbạc, vật chất và sự bấtmãn cá nhân ít nhất".
Henry Fayol (1841 - 1925) đã xuất phát từ nghiên cứu
các loại hình hoạtđộng quản lí và phân biệt thành 5 chức năng
cơ bản: "kế hoạch hoá, tổ chức, chỉhuy,phối hợp và kiểm tra",
sau này, được kết hợp lại thành 4 chức năngcơ bảncủa quản lí:
kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Nghiên cứu của ông
đãkhẳng định rằng: khi con người lao động hợp tác thì điều
quan trọng làhọ cầnphải xác định rõ công việc mà họ phải
hoàn thành. Theo nghiên cứucủa mình,ông đã đưa ra 14

nguyên tắc trong quản lí là: phân công lao động, quyền hạn,
kỉluật, thống nhất chỉ huy, thống nhất chỉ đạo, quyền lợi cá
nhân phải phục tùng quyền lợi chung, tiền lương xứng đáng,
tập trung hoá, sợi dây quyền hạn, trật tự,bình đẳng, ổn định
đội ngũ, sáng kiến và tinh thần đồng đội... Những cống


hiếncủa ông về lí luận quản lí đã mang tính phổ quát cao.
Nhiều luận điểm đến nayvẫn còn giá trị khoa học và thực tiễn
[19]
Xung quanh khái niệm quản lý còn có rất nhiều định
nghĩa khác nhau.
Theo giáo sư Hà Thế Ngữ thì “Quản lý là một quá trình
định hướng,quátrìnhcó mục tiêu, quản lý một hệ thống là quá
trình tác động đến hệ thốngnhằm đạt được những mục tiêu
nhất định” [23].
Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ
Lộc cho rằng : “Hoạt động QL là tác động có định hướng, có
chủ đích của chủ thể (người QL) đến khách thể QL (người bị
QL) trong một tổ chức làm cho tổ chức vận hành và đạt được
mục đích của tổ chức.” [13]
Theo tác giả Trần Kiểm: “QL là những tác động của chủ
thể QL trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều
chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực)
trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu
nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất”. [21]


Cũng vấn đề này, tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Bản
chất hoạt động QLgồm hai quá trình tích hợp vào nhau: quá

trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duytrì hệ ở trạng thái ổn
định; quá trình lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới hệđưa
vào thế phát triển….[4]
Quản lí là một hoạt động có chủ đích, có định hướng
được tiến hành bởimộtchủ thể quản lí nhằm tác động lên
khách thể quản lí để thực hiện các mụctiêu xácđịnh của công
tác quản lí. Trong mỗi chu trình quản lí, chủ thể tiếnhành
những hoạt động theo các chức năng quản lí như xác định
mục tiêu, cácchủ trương, chính sách; hoạch định kế hoạch, tổ
chức chỉ đạo thực hiện, điềuhoà, phối hợp, kiểm tra, đánh giá
và huy động, sử dụng hợp lí, có hiệu quả cácnguồn lực cơ bản
như tài lực, vật lực, nhân lực... để thực hiện các mục tiêu,mục
đích mong muốn trong bối cảnh và thời gian nhất định.
Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu một cách
khái quát: QL là mộtquá trình tác động có tổ chức, cóđịnh
hướng của chủ thể QL đến khách thể quản lýtrong một tổ
chức bằng việc thông qua công cụ và phương pháp QL, nhằm
sử dụng có hiệu quả nhất những tiềm năng, cơ hội của tổ
chức, làm cho tổ chức đó vận hànhhợp quy luật để đạt được


mục tiêu đặt ra.
Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ
thuật và sự biến độngkhông ngừng của nền kinh tế - xã hội,
QL được xem là một trong năm nhân tốquyết định đến sự phát
triển kinh tế - xã hội (vốn – nguồn lực lao động - khoa họckỹ
thuật - tài nguyên và QL) trong đó QL đóng vai trò quyết
định sự thành bại củacông việc. Hoạt động QL tồn tại với ba
yếu tố cơ bản đó là: “chủ thể QL, khách thểQL, mục tiêu QL,
công cụ QL ” các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với

nhau và cùng nằm trong môi trường QL thể hiện qua sơ đồ
sau :
MÔI TRƯỜNG QUẢN LÝ

Công cụ
quản lý

Chủ thể
quản lý

Khách thể

quản lý

Mục tiêu
QL

Phương pháp
QL

-Sự tác động qua lại giữa các yếu tố trong quá trình quản lý

Quản lý giáo dục và chức năng quản lý giáo dục


Quản lý giáo dục:
Cũng như các lĩnh vực khoa học xã hội khác, giáo dục
cũng có một quátrình phát triển và không ngừng hoàn thiện hệ
thống lý luận của mình. Giáo dục xuất hiệnnhằm thực hiện cơ
chế truyền kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người, của

thếhệ trước cho thế hệ sau và để thế hệ sau có trách nhiệm kế
thừa, phát triển nó mộtcách sáng tạo, làm cho bản thân con
người và xã hội phát triển một cách khôngngừng. Để đạt được
mục đích đó, QL được coi là nhân tố tổ chức chỉ đạo thực
thicơ chế nói trên. Giống như khái niệm “quản lý”, “quản lý
giáo dục”cũng có nhiều quan niệm khác nhau.
Theo giáo sư Phạm Minh Hạc thì “Quản lý nhà trường,
quản lý giáodục là tổ chức hoạt động dạy và học... Có tổ
chức được hoạt động dạy học,thực hiện được các tính chất
của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủnghĩa... mới
quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục
củaĐảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu
cầu của nhân dân,của đất nước”. [17]
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “QLGD theo nghĩa tổng


quát là hoạt động điều hành, phối hợp của các lực lượng xã
hội nhằm thúc đẩy công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu
của xã hội”. [1]
Còn theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì: “Quản lý giáo
dục là hệ thống những tác độngcó mục đích, có kế hoạch, hợp
quy luật của các chủ thể quản lý nhằm làm chohệ thống vận
hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực
hiện đượccác tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, mà tiêu điểm hội tụlà quá trình dạy học - giáo dục thế
hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêudự kiến, tiến lên
trạng thái mới về chất.” [24]
Theo các tác giả Nguyễn Kỳ và Bùi Trọng Tuân:
“QLGD được hiểu là nhữngtác động tự giác (có ý thức, có
mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể

QL đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến
các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất
lượng và hiệu quả mục tiêuphát triển giáo dục, đào tạo thế hệ
trẻ theo yêu cầu của xã hội” [22]
Theo tác giả Trần Kiểm quản lý giáo dục có 2 cấp độ:
Xét ở cấp độ vĩ mô: “QLGD được hiểu là những tác


động tự giác (có mục đích, có ý thức, có kế hoạch, có hệ
thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt
xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục,
đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội)”.
Xét ở cấp độ vi mô: “QLGD (vi mô) được hiểu là những
hệ thống tác động tự giác (có mục đích, có ý thức, có kế
hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể QL đến tập thể
giáo viên (GV), nhân viên(NV), tập thể học sinh (HS), cha mẹ
học sinh (PHHS) và các lực lượng trong và ngoài nhà trường
nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục
của nhà trường”. [20]
Như vậy, cũng như quản lý nói chung, QLGD cũng là hệ
thống các tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm đạt được
mục tiêu giáo dục đề ra. Nhưng nó không đơn thuần là những
tác động theo một hướng. Quản lý giáo dục là quản lý hoạt
động dạy và học, do đó những tác động của nó lên hệ thống
phải là những tác động kép... Tác động lên hoạt động dạy, nó
đồng thời chuyển hoáhoạt động đó thành hoạt động học để đạt
tới mục tiêu giáo dục, và chính trongquá trình thực hiện sự
chuyển hoá đó, nó sẽ phải điều hành, phối hợp tác độngcủa



các lực lượng khác, nhằm tạo ra một sức mạnh tổng hợp tác
động đếnhoạt động dạy và học.
Bên cạnh những đặc điểm cơ bản của quản lý nói chung,
quản lý giáodụcvẫn có những nét đặc thù riêng, đó là một hoạt
động đặc biệt. Để thựchiện tốt các chức năng của mình nhằm
đạt tới mục tiêu giáo dục, quản lý giáodục chịu sự tác động rất
lớn của các yếu tố khách quan. Hiểu rõ đặc điểm nàysẽ là cơ
sở lý luận cần thiết để đề ra những biện pháp cụ thể trong
quản lýgiáo dục.
Chức năng của quản lý giáo dục:
Quản lý giáo dục diễn ra các hoạt động cụ thể của chủ
thể quản lí với sựtham gia tích cực của các thành viên trong tổ
chức với 4 chức năng: dự báo,lập kế hoạch; tổ chức thực hiện;
chỉ đạo, lãnh đạo; giám sát, kiểm tra, đánhgiá. Trong đó, các
hoạt động trên đan xen nhau, tác động, bổ sung lẫn nhau
đểhoàn thiện cả quá trình quản lí. Do đó, QLGD thể hiện ở
các chức năng:
Dự báo và lập kế hoạch là chức năng cơ bản nhất trong
số các chức năng QLGD, bao gồm xác định mục tiêu của tổ
chức, xác lập chiến lược tổng thể để đạt được mục tiêu đặt ra


và xây dựng một kế hoạch rõ ràng để thực hiện trong từng
giai đoạn, cho từng nhiệm vụ cụ thể. Thực hiện chức năng kế
hoạch hóa tạo ra tầm nhìn chiến lược cho các nhà QL, giúp
cho việc phát hiện và lựa chọn chính xác các chương trình
hành động phù hợp với nguồn nhân lực của hệ thống, làm
giảm thiểu những rủi ro, hạn chế lãng phí do đã được sắp đặt
và tính toán từ trước. Đồng thời, chức năng kế hoạch hóa là
căn cứ để hình thành và thực hiện các chức năng khác như tổ

chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá.
Tổ chức thực hiện là một quá trình sắp xếp, phân bổ
công việc, giao trách nhiệm cho các bộ phận, các thành viên
của tổ chức để họ có thể hoạt động đạt được mục tiêu đề ra.
Công tác tổ chức phải hết sức chú ý đến các yếu tố quan trọng
như lựa chọn cán bộ để giao việc, xây dựng cơ chế làm việc,
hỗ trợ nguồn lực…
Lãnh đạo/Chỉ đạo thực hiện là quá trình tác động của
CBQL đến các bộ phận, các thành viên của tổ chức, làm cho
họ gắn kết, tự giác, nhiệt tình và tận sức thực hiện thành công
nhiệm vụ được giao. Công tác chỉ đạo cần chú ý đến việc ra
các quyết định QL, hướng dẫn thực hiện, động viên mọi
người trong tổ chức cùng phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ.


Kiểm tra, đánh giá là hoạt động của chủ thể QL nhằm
đánh giá đúng việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên.
Trên cơ sở kiểm tra, người CBQL có thể đánh giá mức độ
thực hiện nhiệm vụ của từng thành viên, của từng bộ phận
được phân công, từ đó điều chỉnh việc tổ chức hoạt động để
đạt được mục tiêu theo kế hoạch. Quá trình kiểm tra cần tuân
thủ ba bước sau: bước một: Xây dựng các chỉ tiêu; bước hai:
đo lường việc thực hiện nhiệm vụ theo các chỉ tiêu; bước ba:
đánh giá các chỉ tiêu so với kế hoạch. Việc kiểm tra phải được
tiến hành thường xuyên và kết hợp linh hoạt nhiều hình thức:
kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra trực tiếp, kiểm
tra gián tiếp, kiểm tra từ trên xuống, kiểm tra từ dưới lên…
Các chức năng QLGD tạo thành một hệ thống với một
trình tự nhất định, trong đó từng chức năng vừa có tính độc
lập tương đối, vừa có quan hệ phụ thuộc với các chức năng

khác. Việc bỏ qua hoặc xem nhẹ bất cứ một chức năng nào
trong các chức năng trên đều ảnh hưởng xấu đến kết quả QL.
Quản lý nhà trường
Theo điều 87 luật giáo dục Việt Nam, các cơ quan quản
lý Nhà nước vềgiáo dục bao gồm: Chính Phủ, Bộ Giáo Dục,


các Bộ, các cơ quan ngang Bộ,cơ quan trực thuộc Chính Phủ
chịu trách nhiệm quản lý Nhà Nước về giáodục theo quy định
của Chính Phủ. Tiếp đến là Uỷ ban nhân dân các cấp thựchiện
quản lý Nhà nước về giáo dục ở địa phương theo quy định của
Chínhphủ. [26]
Như vậy, trường học chính là tổ chức giáo dục cơ sở, là
cơ quan quảnlý Nhà nước cấp cơ sở. Trường học phải chịu sự
quản lý của các hệ thốngquản lý Nhà nước về giáo dục từ
trung ương đến địa phương. Nhà trườngđược thành lập theo
quy hoạch, kế hoạch của nhà nước nhằm phát triển sựnghiệp
giáo dục. Nhưng đồng thời cũng là nơi tiến hành các hoạt
động quảnlý giáo dục nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục.
Nhà trường trong hệ thốnggiáo dục là khách thể quản lý,
nhưng cũng là chủ thể quản lý. Nhà trường vừalà nơi chịu sự
tác động của các cấp giáo dục từ trung ương đến địa
phương,vừa là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện các mục tiêu
giáo dục. Nhà trường chịusự quản lý của các cấp từ trung
ương đến địa phương; đồngthời cũng là nơi tổchức kiến tạo
các kinh nghiệm xã hội cho từng địa phương, chomột
nhómdân cư. [10]


Xuất phát từ những đặc điểm đó đã có nhiều nhà nghiên

cứu đưa rađịnh nghĩa về quản lý nhà trường. Theo Giáo sư
Phạm Minh Hạc: “Quản lýnhà trường là thực hiện đường lối
của Đảng trong phạm vi trách nhiệm củamình, tức là đưa
trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, mục tiêu đào tạo
đối với ngành giáo dục vàthế hệ trẻ và với từng học sinh.”
[18]
Theo tác giả Nguyễn Phúc Châu: “QLNT là những tác
động tự giác (có mục đích, có ý thức, có kế hoạch, có hệ
thống và hợp quy luật) của chủ thể QLNT (HT) đến khách thể
QLNT (GV, nhân viên (NV) và người học …) nhằm đưa
HĐGD và dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục”
[12]
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “QLNT là tập
hợp những tác động tốiưu của chủ thể QL đến tập thể GV, HS
và cán bộ khác nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do Nhà nước
đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng
vốn tự có. Hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà
trường mà điểm hội tụ là quátrình đào tạo thế hệ trẻ. Thực
hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà
trường tiến lên trạng thái mới” [24].


Như vậy, quản lý trường học dù được định nghĩa như thế
nào vẫn phảihiểu là luôn bao gồm các hoạt động quản lý giáo
dục diễn ra trong nhà trườngvà các quan hệ giữa trường học
với xã hội.
Quản lý các hoạt động giáo dục diễn ra trong nhà trường
chính là quảnlýnội dung, phương pháp giáo dục nhằm thực
hiện bằng được mục tiêu giáodục, và thực chất đó là quản lý
các hoạt động của giáo viên, học sinh, quản lýcơ sở vật chất

và các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động
giảngdạy và học tập. Tuy nhiên, cũng không nên hiểu một
cách đơn thuần: quản lýtrường học là quản lý việc dạy và học.
Mục tiêu của giáo dục nước ta là nângcao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Thực hiện mục tiêu này,hoạt
động quản lý trong nhà trường tác động đến giáo viên, học
sinh, các yếutố vật chất phục vụ cho việc dạy và học. Những
tác động này trong thực tế đãchuyển hoá thành những hoạt
động chuyên biệt.
Mặt khác, bên cạnh các hoạt động QLGD diễn ra trong
nhà trường,quản lý trường học còn bao gồm cả việc quản lý
các mối quan hệ giữa nhàtrường và xã hội, vì vậy hoạt động
quản lý trong nhà trường là các hoạt độngsau:


Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
Quản lý hoạt động dạy, hoạt động học
Quản lý hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề
Quản lý hoạt động giáo dục thể chất
Quản lý hoạt động giữ gìn và xây dựng cơ sở vật chất
Quản lý hoạt động của các tổ chức xã hội
Tìm các biện pháp để nâng cao hiệu quả của công tác
quản lý trongtrường trung học phổ thông chính là tìm các biện
pháp nâng cao hiệu quả củatừng hoạt động quản lý nói trên.
- Quản lý đội ngũ giáo viên
Quản lý đội ngũ giáo viên là một bộ phận của quản lý
trường học. Việc quản lý đội ngũ giáo viên trường phổ thông
quốc tế về cơ bản cũng dựa trên nhữngyêu cầu của quản lý
đội ngũ giáo viên cáctrường trung học phổ thông nói chung.
Do đặc điểm lao động và cơ cấu độingũ giáo viên trong các

trường này có một số khác biệt nên việc quản lý đội ngũ giáo
viên trường phổ thông quốc tế cũng cần có nhữngbiện phápcó
tính chuyên biệt hơn.


×