Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0 và vấn đề đổi mới cơ CHẾ QUẢN TRỊ đại học ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.14 KB, 30 trang )

ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN TRỊ ĐẠI
HỌC Ở VIỆT NAM TRONG BỐI
CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0 HIỆN NAY
INNOVATING UNIVERSITY
GOVERNACE MECHANISM IN
VIETNAM IN THE CONTEXT OF
THE 4.0 INDUSTRIAL
REVOLUTION TODAY
Tóm tắt
Đổi mới cơ chế quản trị đại học là
bước đột phá cần thiết, là biện pháp
chủ đạo để tháo gỡ khó khăn nhằm
phát triển mạnh mẽ giáo dục đại học
Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Việc
đổi mới cơ chế quản trị đại học ở Việt
Nam trước tác động của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 là yêu cầu bắt
buộc. Bài viết nghiên cứu nhu cầu đổi
mới cơ chế quản trị đại học ở Việt Nam
trước tác động của cuộc cách mạng
1


công nghiệp 4.0; qua đó, đề xuất một
số giải pháp đổi mới cơ chế quản trị đại
học ở Việt Nam trước tác động của
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở
nước ta hiện nay. Bài viết được thực
hiện trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp tài


liệu thứ cấp. Kết quả nghiên cứu có thể
làm căn cứ để các trường đại học xem
xét và vận dụng vào quá trình đổi mới
cơ chế quản trị tại đơn vị mình trước
tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0.
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp
4.0; đại học Việt Nam; đổi mới cơ chế
quản trị đại học.
Abstract
Renovating university governance
mechanism
is
a
necessary
breakthrough, a key measure to solve
difficulties to strongly develop
Vietnamese higher education in the
context of the current industrial
2


revolution 4.0. The renovation of the
university governance mechanism in
Vietnam before the impact of the
industrial revolution 4.0 is a mandatory
requirement. The paper explores the
need to innovate university governance
mechanisms in Vietnam before the
impact of the 4.0 industrial revolution;

thereby, propose some solutions to
renovate the university governance
mechanism in Vietnam before the
impact of the 4.0 industrial revolution
in our country today. Research results
can be a basis for universities to
consider and apply to the process of
reforming the governance mechanism
in their units before the impact of the
industrial revolution 4.0.
Keywords: Industrial revolution
4.0; Vietnamese university; renewing
the university governance mechanism.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
3


Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã
và đang tác động trên toàn cầu, đến
mọi quốc gia và mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, trong đó có giáo dục. Đối
với các trường đại học trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng, cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang
đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho
quản trị đại học. Một cơ chế quản trị
đại học hiệu quả sẽ góp phần đào tạo ra
nguồn nhân lực có các kỹ năng mới và
trình độ giáo dục cao hơn đáp ứng
được những đòi hỏi của thị trường lao

động mới. Với các trường đại học, việc
dự đoán được các kỹ năng mà thị
trường lao động sẽ cần trong tương lai
do tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 mang lại, qua đó xây dựng,
định hướng các ngành nghề đào tạo là
điều không dễ dàng. Để tránh “rơi lại”
phía sau trong kỷ nguyên giáo dục 4.0,
hội nhập một cách mạnh mẽ và sâu
rộng, các trường đại học buộc phải thay
4


đổi, xác lập hướng đi cho riêng mình
trên con đường đổi mới. Chính vì vậy,
đổi mới quản trị đại học, tiến đến loại
bỏ dần phương thức quản lý kiểu cũ
nhằm bắt nhịp với cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 đang là nhu cầu cần
thiết của các trường đại học ở nước ta
hiện nay.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Nhu cầu đổi mới cơ chế quản
trị đại học trong bối cảnh cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 ở nước ta hiện
nay
Cho đến nay, thế giới đã trải qua 4
cuộc cách mạng công nghiệp. Cuộc
cách mạng công nghiệp đầu tiên xuất
phát từ thế kỉ XVIII khi người ta biết

dùng hơi nước và máy móc để thay cho
sức người, sau đó đến lượt điện - dây
chuyền sản xuất và các mô hình sản
xuất quy mô lớn ra đời tạo nên cuộc
cách mạng thứ 2. Khi máy tính ra đời
vào những năm 1970, bắt đầu cho một
5


loạt thay đổi về cách người ta xử lí
thông tin và tự động hóa bằng robot,
cuộc cánh mạng thứ 3 được xướng tên.
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta có
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hay
còn gọi là Industry 4.0. Cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 mang đến cơ hội
và cũng đầy thách thức với nhân loại.
Cuộc cách mạng này có thể đưa đến
tình trạng bất bình đẳng lớn, đặc biệt là
nguy cơ phá vỡ thị trường lao động.
Quá trình tự động hóa diễn ra sẽ dẫn
đến thay thế con người trong mọi lĩnh
vực của nền kinh tế. Nếu người lao
động không thích ứng nhanh, bắp kịp
với sự thay đổi của quá trình sản xuất
thì sẽ dẫn tới hiện tượng bị dư thừa lao
động hay thất nghiệp [7]. Cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 đã đặt giáo dục
đại học trước nhiều thách thức mới.
Trong bối cảnh của cuộc cách mạng

này, bản thân các trường đại học có thể
chưa dự đoán hết được những kĩ năng
6


mà thị trường lao động cần. Hoạt động
đào tạo và nghiên cứu của các trường
đại học chủ yếu vẫn theo phương pháp
truyền thống sẽ phải đối mặt với những
thay đổi mạnh mẽ cả về tư duy, cơ cấu
kiến thức, kĩ năng và phương pháp. Với
sự thay đổi nhanh chóng của công
nghệ, đòi hỏi giáo dục phải đem lại cho
người học cả tư duy những kiến thức,
kĩ năng mới, khả năng sáng tạo, thích
ứng với thách thức và những yêu cầu
mới mà các phương pháp giáo dục
truyền thống chưa thể đáp ứng.
Hiện nay, cách mạng công nghiệp
4.0 và giáo dục 4.0 đã và đang được
các nước trong khu vực ASEAN quan
tâm và triển khai. Cụ thể tại Singapore,
2 trường đại học là Đại học Công nghệ
Nanyang và Đại học Quốc gia
Singapore đã trở thành Đại học hàng
đầu châu Á và thế giới thông qua việc
kết hợp trường học với các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp Jurong,
7



các doanh nghiệp công nghệ cao tại
Biopolis, các doanh nghiệp sáng tạo tại
Fusionpolis thành hệ sinh thái đổi mới
sáng tạo theo mô hình triple helix. Thái
Lan hiện nay cũng có chiến lược Thai
4.0. Theo đó, 27 trường đại học sẽ
được đầu tư để thực hiện kế hoạch First
S-Curve và New S-Curve (đầu tư phát
triển các công nghiệp truyền thống như
ô tô, điện tử, du lịch và công nghiệp
mới như robotics, hàng không, sinh
học, y học) [4].
Với một trường đại học trong kỷ
nguyên cách mạng công nghiệp 4.0,
yêu cầu hội nhập là thuộc tính thường
trực thì phương thức quản lý tập trung
chắc chắn không còn phù hợp. Với
trường đại học theo mô hình tư thục
hay đại học theo mô hình công lập, rào
cản của sự thay đổi lớn nhất có lẽ là
tính lợi ích. Bên cạnh đó, tâm lý ngại
thay đổi, e dè trong phương thức quản
lý mới cũng là những rào cản. Nghị
8


quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XI đã khẳng định: “Đổi mới căn bản,
toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo

hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội
hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế,
trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo
dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán
bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt”
[1] và trong Chiến lược phát triển giáo
dục 2011-2020 của Chính phủ đã xác
định mục tiêu: “Đến năm 2020, nền
giáo dục nước ta được đổi mới căn bản
và toàn diện theo hướng chuẩn hóa,
hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa
và hội nhập quốc tế, chất lượng giáo
dục được nâng cao một cách toàn diện,
…” [6]. Thể hiện đổi mới quản lý giáo
dục nói chung và đổi mới quản lý giáo
dục đại học nói riêng là rất cấp thiết và
cần làm ngay trong giai đoạn hiện nay.
Cơ chế quản trị là quá trình ra quyết
định, giám sát, đánh giá những vấn đề
lớn của cơ sở để đáp ứng sự thay đổi.
9


Cơ chế này là sự cụ thể hoá quyền tự
chủ của cơ sở và được thực hiện theo
nguyên tắc dân chủ, thông qua hội
đồng trường. Đổi mới cơ chế quản trị
đại học là đổi mới theo hướng tự chủ
và mọi đổi mới phải theo xu hướng
chung của thế giới. Tự chủ về tổ chức

và nhân sự là vô cùng quan trọng.
Trong đó, vai trò của Hội đồng trường
mang tính quyết định.
Trong thời kỳ phát triển nào con
người luôn là yếu tố trung tâm. Không
ngoại lệ, muốn bắt kịp và hòa nhập vào
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
nguồn nhân lực chất lượng cao phải là
yếu tố được đặt lên hàng đầu. Câu hỏi
lớn đặt ra cho tất cả chúng ta là làm sao
để có được một đội ngũ lao động chất
lượng cao kịp thời. Kinh nghiệm của
các nước phát triển là để có được một
nguồn nhân lực có năng lực sáng tạo,
có khả năng ứng dụng nhanh những
thành tựu mà cuộc cách mạng số tạo ra,
10


có tinh thần khởi nghiệp và đủ bản lĩnh
để đứng trước sự đổi thay và phát triển
- chỉ có một cách là thông qua giáo dục
và đào tạo. Tuy nhiên, các trường đại
học ở nước ta hiện nay vẫn còn bộc lộ
nhiều hạn chế, cải cách giáo dục chưa
mang lại hiệu quả, thiếu sự gắn kết
giữa đào tạo và thị trường lao động gây
ra tình trạng sinh viên thất nghiệp
nhiều khi ra trường, dẫn đến việc dư
thừa lao động gây lãng phí lớn.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và
cạnh tranh quốc tế cao như hiện nay
đòi hỏi giáo dục đại học Việt Nam phải
có sự đổi mới trong quản trị sao cho
phù hợp. Việt Nam đang vận động từng
ngày để phát triển, tuy vậy một thực tế
rất buồn là chất lượng giáo dục đại học
Việt Nam đang tụt hậu rất xa so với
nhiều nước trong khu vực. Chính sự tụt
hậu này đã làm ảnh hưởng đến quá
trình phát triển kinh tế - xã hội nói
chung của quốc gia. Trong hệ thống
11


giáo dục đại học tại Việt Nam, chúng ta
có thể thấy các trường đại học có rất ít
sự tự chủ/tự trị. Phương pháp quản trị
đại học hiện nay chỉ có thể phù hợp và
có hiệu quả trong bối cảnh kinh tế tập
trung, kế hoạch hóa cao độ, hay hoàn
cảnh chiến tranh trước đây. Hệ thống
giáo dục đại học Việt Nam đã có những
thay đổi cơ bản, đặc biệt là sự đa dạng
hóa sở hữu các trường đại học, các loại
hình đào tạo cũng như đòi hỏi của các
nhà tuyển dụng, thì phương thức quản
trị đại học cần phải có những thay đổi
căn bản để đáp ứng đòi hỏi ngày càng
cao của xã hội và xu thế của thời đại.

Quản trị đại học tinh gọn giúp các
trường đại học tối ưu hóa được nguồn
lực để nâng cao chất lượng đào tạo,
nghiên cứu. Kinh nghiệm thành công
của các mô hình quản trị trường đại
học trên thế giới đã chỉ ra rằng các
trường đại học tại Việt Nam có thể áp
dụng thành công quản trị đại học tinh
12


gọn nếu biết vận dụng sáng tạo và linh
hoạt. Với yêu cầu đổi mới cơ chế đại
học ở nước ta, yêu cầu bức thiết là các
cơ sở giáo dục đại học cần sớm xác lập
và phát huy cơ chế quản trị thực chất,
không hình thức, để mỗi cơ sở hoạch
định được hướng phát triển đúng đắn,
đóng góp có chất lượng và hiệu quả
cho việc đào tạo theo nhu cầu xã hội.
2.2. Thực trạng quản trị đại học ở
Việt Nam hiện nay
Nhìn vào thực tế chúng ta phải thừa
nhận rằng chất lượng giáo dục đại học
của nước nhà chưa đáp ứng được yều
cầu của xã hội ngày càng phát triển.
Bên cạnh những thành tựu mà
GDĐH đã đạt được trong những năm
qua, vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế
và yếu kém trong công tác quản lý.

Những yếu kém này xuất phát từ hệ
thống giáo dục bị chi phối cùng lúc bởi
13


nhiều loại quy luật như quy luật sư
phạm, quy luật quản lý hệ thống, quy
luật kinh tế và quy luật xã hội. Các cán
bộ quản lý GDĐH không được quy
hoạch và đào tạo có hệ thống, để có thể
nắm vững các loại quy luật trên, vận
dụng sáng tạo trong công tác, do đó
yếu kém kéo dài mà không khắc phục
được. Hệ thống quản lý GDĐH còn
nặng chiều chỉ đạo từ trên xuống, xin
từ dưới lên, chưa có cơ chế ”buộc” lãnh
đạo cấp trên phải nghe cơ sở, cấp dưới
ở mức cần thiết, chưa có cơ chế ”sàng
lọc” cán bộ, công chức không hoàn
thành nhiệm vụ. Chậm đổi mới về
chương trình, phương pháp đào tạo và
tổ chức đào tạo. Việc tổ chức thực
hiện chương trình đào tạo, tổ chức
lớp học còn làm theo khuôn mẫu, xơ
cứng, thiếu cải tiến, thiếu những chế
định cần thiết để đổi mới hoạt động đào
tạo.

14



2.2. Một số đề xuất giải pháp đổi
mới quản trị đại học ở Việt Nam thời
kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
2.2.1. Đổi mới tư duy về quản trị
đại học
Để đào tạo được nguồn nhân lực
thích ứng với kỷ nguyên mới, bắt buộc
các trường phải thay đổi tư duy về giáo
dục, đổi mới mô hình, chương trình và
phương thức đào tạo theo hướng cách
mạng công nghiệp 4.0. Mục tiêu không
còn là đào tạo sinh viên ra trường có
việc làm nữa, mà phải đào tạo cho ra
những công dân toàn cầu có năng lực
tư duy đổi mới và sáng tạo và đủ tố
chất để lĩnh hội các kỹ thuật tiên tiến
trong kỷ nguyên cách mạng số. Việc
cải cách phải bắt đầu từ những người
đứng đầu các trường đại học, họ phải là
những người thay đổi tư duy, sẵn sàng
tiếp nhận những thách thức từ sự phát
triển, sẵn sàng áp dụng những thành
tựu khoa học công nghệ vào giảng dạy.
15


Thực tế hiện nay tại các trường, việc
đào tạo chưa gắn liền với thực tiễn, dạy
lý thuyết là chủ yếu, vì thế khi ra

trường làm việc tại các công ty, sinh
viên rất mơ hồ trong việc sử dụng các
thiết bị, phần mềm công nghệ, thường
là các doanh nghiệp phải đào tạo lại từ
đầu.
2.2.2. Tăng cường tự chủ cho các
trường đại học, coi tự chủ phải là tất
yếu trong xu thế hiện nay
Tự chủ đại học là quyền tự do của
trường đại học trong việc quyết định
những công việc của chính mình; thể
hiện khả năng chủ động trong việc xây
dựng và thực hiện chiến lược của nhà
trường mà không bị trói buộc bởi
những quy định và quản lí ở cấp vĩ mô.
Là khả năng toàn diện của trường đại
học hoạt động theo cách thức lựa chọn
để đạt được sứ mệnh và mục tiêu được
đặt ra, tự chủ cũng mang lại những lợi
thế cho các trường đại học bởi một
16


nguyên lí cơ bản đằng sau tự chủ là các
cơ sở giáo dục đại học sẽ vận hành tốt
hơn [2]. Giáo dục đại học Việt Nam đã
mở rộng nhanh chóng trong một thập
kỷ qua, với khát khao tiếp cận nền giáo
dục đại học tiên tiến trên thế giới. Một
trong những vấn đề cơ bản của quản trị

đại học tiên tiến là tự chủ của trường
đại học. Nhà nước cần mạnh dạn trao
cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho
các trường đại học trên cơ sở thực hiện
ba nguyên tắc cơ bản của tự chủ đại
học là tự chủ về học thuật, tự chủ về tổ
chức và cán bộ, và tự chủ về tài chính.
Tự chủ đại học chính là yếu tố cốt lõi
của nền giáo dục hiện đại bởi nó thúc
đẩy sự phát triển hệ thống theo sự vận
động mang tính quy luật tự nhiên trong
một môi trường giáo dục toàn cầu hóa
có cạnh tranh lành mạnh, có sự định
hướng rõ ràng của Nhà nước và được
đảm bảo kiểm soát chặt chẽ về chất
lượng. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách
17


nhiệm chính là chìa khóa cho đổi mới
quản lý giáo dục đại học, giúp giải
quyết hàng loạt các vấn đề trong hệ
thống giáo dục đại học hiện nay cũng
như trong tương lai [3].
2.2.3. Tiếp tục đổi mới nội dung và
phương pháp đào tạo phù hợp với
thời đại Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư và bùng nổ thông tin hiện nay
Các trường đại học phải nhanh
chóng thay đổi cách tiếp cận xây dựng

chương trình đào tạo, chú trọng xác
định đúng chuẩn đầu ra và chuyển đổi
phương pháp từ truyền thụ kiến thức
sang phát triển năng lực cho người học,
coi sinh viên là trung tâm của quá trình
đào tạo; ứng dụng tối đa công nghệ
hiện đại; gắn đào tạo của nhà trường
với thực tiễn sản xuất, nhu cầu của xã
hội, đặc biệt là có sự gắn kết chặt chẽ
với doanh nghiệp và khuyến khích hoạt
động khởi nghiệp trong sinh viên
Đổi mới mạnh mẽ nội dung chương
18


trình và phương pháp dạy học theo
hướng hội nhập quốc tế. Nội dung
chương trình và giáo trình cần được tổ
chức xây dựng và triển khai theo
hướng mở (cho phép cập nhật thường
xuyên về kiến thức trong và ngoài
nước, sử dụng giáo trình, học liệu trong
nước hoặc ngoài nước một cách linh
hoạt để giảng dạy cho người học), nội
dung giảng dạy phải gắn chặt và phù
hợp với yêu cầu thực tiễn của ngành
nghề mà người học đang theo đuổi. Về
phương pháp, cho phép sử dụng đa
dạng các phương pháp dạy học theo
nguyên tắc “lấy người học là trung

tâm”, giảm tải tối đa giờ giảng trên lớp
để người học có thời gian tự học và tự
nghiên cứu. Tất nhiên, các cơ sở đào
tạo cần thường xuyên thực hiện việc
kiểm tra, đánh giá khách quan, chặt chẽ
để bảo đảm tính hiệu quả của việc dạy
và học.
2.2.4. Coi trọng công tác giáo dục
19


đạo đức, nhân cách, lối sống cho sinh
viên
Sinh viên tốt nghiệp đại học ngày
nay không những phải có kiến thức và
trình độ chuyên môn giỏi mà còn phải
có những kỹ năng để không bị thay thế
bởi robot và trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là
kỹ năng sáng tạo, hợp tác, kỹ năng tư
duy phản biện... Sinh viên tốt nghiệp
đại học phải có năng lực tự chủ và
thích ứng tốt với môi trường làm việc
thay đổi nhanh chóng, có ý thức trách
nhiệm cao với bản thân, với gia đình,
cộng đồng và đất nước. Do vậy, ngoài
đào tạo chuyên môn, nhà trường cần
coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức,
lối sống cho sinh viên
2.2.5. Có kế hoạch nhân sự hợp lý,
tinh gọn, chú trọng phát triển đội ngũ

giảng viên
Đồng thời, nhà trường cần tập trung
xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giảng
viên đáp ứng yêu cầu đổi mới đào tạo.
20


Các thầy cô cần chuyển từ vai trò giảng
bài sang vai trò hướng dẫn học và phải
là tấm gương sáng về phẩm chất đạo
đức, phong cách, lối sống, phương
pháp làm việc và học tập để sinh viên
noi theo. Để có được đội ngũ các thầy
cô giáo chuẩn mực, cần có những chính
sách, chế độ cụ thể, thiết thực, tạo mọi
điều kiện và môi trường thuận lợi nhất
để các thầy cô cống hiến tốt nhất cho
sự nghiệp trồng người
2.2.6. Đưa tư duy doanh nghiệp
vào quản trị đại học
Để quản trị hiệu quả và nâng cao
tính tự chủ, các cơ sở giáo dục đại học
nên tổ chức, quản lý như một công ty,
với các cơ chế hoạt động và giám sát
hiệu quả. Đây cũng là mô hình của các
trường đại học áp dụng phương thức
quản trị tiên tiến. Trường đại học theo
mô hình doanh nghiệp không theo đuổi
mục tiêu kinh tế mà tích hợp với phát
triển tri thức khoa học, hướng tới tạo ra

21


một giá trị cộng hưởng thiết thực và
hiệu quả hơn. Tăng nguồn thu thông
qua nghiên cứu khoa học và chuyển
giao công nghệ đang là con đường mà
các trường đại học thực hiện tự chủ
hướng tới, vừa là cách để nhà trường tự
chủ kinh tế nhưng đồng thời cũng là
đòn bẩy để nâng cao chất lượng đào
tạo.
Cơ chế hình thành chính sách và ra
quyết định ở các trường đại học Việt
Nam hiện nay ít nhấn mạnh thẩm
quyền của đội ngũ cán bộ học thuật mà
dành một quyền lực cao cho các bộ
phận quản lý điều hành và phục vụ. Để
tăng cường tiếng nói của cán bộ học
thuật và thúc đẩy sáng kiến đổi mới, có
thể thiết lập cơ chế đàm phán và thỏa
thuận theo hạng mục công việc giữa
lãnh đạo cấp trường với khoa, nhóm
chuyên môn.
2.2.7. Đảm bảo tính dân chủ, minh
bạch gắn liền với trách nhiệm giải
22


trình

Để có một phương thức quản trị
hiệu quả tất yếu một trường đại học cần
phải được xây dựng trên nền tảng dân
chủ, minh bạch gắn liền với trách
nhiệm giải trình. Quy chế tổ chức và
hoạt động của các trường trường phải
nhằm bảo đảm cho trường có một nền
quản trị tốt dựa trên nền tảng các
nguyên tắc điều hành cơ bản: Trách
nhiệm giải trình, tính minh bạch, tính
hiệu quả, tính trung thực nhằm hạn chế
tối đa sự tập trung quyền lực, tính thiếu
minh bạch. Áp dụng hình thức điều
phối theo thỏa thuận thay cho điều
khiển của cấp trên đối với cấp dưới đòi
hỏi một sự thay đổi văn hóa tổ chức và
tầm nhìn của người lãnh đạo. với cơ
chế phân quyền trong quản lý, các
khoa/bộ môn được quyền chủ động
mời các doanh nghiệp, tổ chức tuyển
dụng liên quan đến từng chuyên ngành
đào tạo về từng khoa, bộ môn để cung
23


cấp những thông tin liên quan đến
chuyên môn đào tạo như cập nhật xu
hướng, công nghệ mới, thông tin về cơ
hội việc làm… Cách làm này có thể
giúp khai thác hết thế mạnh của từng cá

nhân, tổ chức trong các bộ phận của
nhà trường hơn là chỉ tập trung ở một
bộ phận phục vụ sinh viên hoặc ban
giám hiệu.
2.2.8. Khuyến khích và nâng cao
hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa
học
Khi hệ thống giáo dục đại học thay
đổi theo hướng tinh hoa, tất yếu các
trường buộc phải đẩy mạnh công tác
nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa
học và thu hút chất xám có một mối
quan hệ hữu cơ. Nếu trường làm
nghiên cứu khoa học tốt thì trường sẽ
thu hút chất xám dễ hơn. Tuy nhiên để
thiết lập được mối quan hệ này không
phải dễ, nhất là với những trường ngoài
công lập. Trước mắt là thu hút các học
24


giả, nhà nghiên cứu là các Việt kiều
bằng việc xây dựng một không gian
khoa học thực sự, sau là hình thành nên
những phòng thực hành nghiên cứu
dạng mời tài trợ dự án... Thực tế với
nhà khoa học giỏi, đam mê họ chỉ quan
trọng môi trường làm việc chứ không
hẳn chỉ vì kinh tế. Do đó, khi anh xây
dựng được mối liên kết tốt, có sự bổ trợ

và hỗ trợ từ cộng đồng khoa học quốc
tế (bạn bè, giới nghiên cứu chung lĩnh
vực) anh có thể biến cái khó thành cái
thuận lợi cho mình.
Tăng cường các hoạt động nghiên
cứu và công bố quốc tế, tiến tới quốc tế
hóa các tiêu chuẩn đánh giá khoa học
và các hoạt động về chuyên môn tại các
cơ sở giáo dục đại học. Trước mắt, Nhà
nước và các cơ sở giáo dục đại học cần
có các cơ chế chính sách động viên,
khuyến khích các nhà khoa học nghiên
cứu và tích cực công bố kết quả nghiên
cứu trên các ấn phẩm khoa học quốc tế.
25


×