Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ôn thi quản trị chiến lược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.93 KB, 16 trang )

1.

NGÀNH MAY MẶC
Cơ hội

-

Mở rộng thị trường: Các hiệp định thương mại bao gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) cũng là một
động lực tăng trưởng đối với ngành dệt may Việt Nam. Các hiệp định thương mại sẽ đưa thuế suất nhập khẩu
cho các sản phẩm may mặc của Việt Nam về mức 0% thay vì khoảng 7-17,5%. Với Hiệp định Thương mại
Tự do Việt Nam – EU (EVFTA), xuất khẩu dệt may Việt Nam tới các thị trường này có thể duy trì tốc độ
tăng trưởng 7- 8%/năm trong dài hạn – Hiệp hội Dệt may Việt Nam. Các hiệp định khác như Hiệp định
Thương mại Tự do Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc
(VKFTA) có hiệu lực từ năm 2009 và 2015 cũng đảm bảo cho sự tăng trưởng xuất khẩu hàng may mặc tới
những thị trường lớn này. Từ đó giúp may Việt Tiến có thể mở rộng thị phần tại các quốc gia nữa nhờ những

-

ưu đãi từ các hiệp định này.
Về sự uy tín của thương hiệu: Trong ngành dệt may Việt Nam. Việt Tiến phải đối mặt với không ít
đối thủ lớn như Nhà Bè, May 10, Thành Công,…Với đối thủ cạnh tranh hiện tại, Việt Tiến có một cơ hội:
VIệt Tiến là cái tên quen thuộc đối với người dân Việt Nam bởi nó có bè dày lâu năm trong việc xây dựng
thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Việt Tiến đã khẳng định thương hiệu của mình với những sản phẩm
chất lượng và nổi tiếng thể hiên đẳng cấp của người tiêu dùng. Là một thương hiệu mạnh với những giải
thưởng lớn trong và ngoài ngành. Nên Việt Tiến có năng lực cạnh tranh lớn, là một cơ hội lớn cho công ty

-

phát triển trong tương lai.
Về nguồn cung lao động: Trong điều kiện phát triển và hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam hiện nay, thị


trường lao động trong nước ngày càng được vận hành theo cơ chế thị trường, trong đó quy luật cung – cầu
đang điều tiết thị trường này rất mạnh mẽ. Nguồn cung lao động ngày càng linh hoạt hơn, có cầu tức khắc sẽ
có nguồn cung đáp ứng. Vấn đề là nhu cầu ổn định, quy mô đủ lớn hay không mà thôi.
Thách thức

-

Cạnh tranh:



Bên ngoài: Sản phẩm của Việt Tiến phải cạnh tranh so với nhiều thị trường gia công dệt may khác
như Myanmar, Lào, Campuchia, Parkistan… Nhiều doanh nghiệp bị mất đơn hàng vì chi phí sản xuất của
Việt Nam ngày càng cao hơn một số nước trong khu vực.



Trong nước: Nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước đang rất phát triển: May An Phước, May 10, May
nhà Bè…

-

Thị trường: Việt Tiến cũng gặp nhiều thách thức như thị trường xuất khẩu chưa ổn định nên việc quy
hoạch hàng hóa cho một số chủng loại mặt hàng còn gặp nhiều khó khăn. Thị trường nội địa chưa hồi phục,
sức mua của người tiêu dùng kém.


-

Nguồn nhân lực: Tổng Công ty trong giai đoạn đầu tư mở rộng đã bộc lộ những khiếm khuyết về

nguồn nhân lực, thiếu nguồn cán bộ cung cấp cho các dự án đầu tư mở rộng và cung cấp các đơn vị thành
viên. Năng suất lao động của một số đơn vị mới đầu tư có tăng trưởng nhưng chưa đạt yêu cầu đặt ra.

-

Về nghiên cứu sản phẩm mới: có nhiều doanh nghiệp đã xem việc nghiên cứu sản xuất và tung ra thị
trường những sản phẩm có tính khác biệt cao như sản phẩm chống nhăn của Việt Thắng, sợi và vải chống
tĩnh điện và chống UV của Thành Công, áo quần chống nhiễm từ của may Đồng Nai,…Điều này tạo ra thách
thức lớn cho Việt Tiến để nghiên cứu sản phẩm mới để tăng cạnh tranh với các doanh nghiệp đối thủ khác.
Đồng thời, quy tắc xuất xứ được quy định trong CPTPP sẽ khó đáp ứng hơn so với các điều khoản trong
EVFTA vì hiện nay, doanh nghiệp may và sợi ở Việt Nam phát triển tương đối đều nhưng khâu dệt nhuộm
lại chưa phát triển tương xứng. Ngoài ra, bộ chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ cũng khá phức tạp,
mất nhiều thời gian khi vừa phải trình ở nước xuất khẩu lại phải trình ở nước nhập khẩu để chứng minh được

mã hàng đó đúng là loại được áp mức thuế giảm.
2.
ĐỒ UỐNG, NƯỚC GIẢI KHÁT
Ba cơ hội:
Thị trường có tốc độ tăng trưởng cao, còn nhiều địa dư:
Việt Nam là một nước đang phát triển với 54 dân tộc anh em, dân số hơn 97 triệu người tính đến tháng
4/2019. Cơ cấu dân số hiện nay của Việt Nam đạt mức cơ cấu vàng với gần 70% người dân đang trong độ
tuổi lao động. Theo Tổ chức giám định kinh doanh quốc tế (BMI), Việt Nam là một trong những thị trường
có sức tiêu thụ thực phẩm - đồ uống tiềm năng. Trong đó thực phẩm - đồ uống hiện chiếm tỷ lệ cao nhất
trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng với mức 35%, chiếm khoảng 15% GDP và có xu hướng
tăng lên trong thời gian tới.
Giống như nhiều nước khác trên thế giới, mức tiêu thụ nước ngọt đang tăng nhanh tại Việt Nam. Năm 2000,
mức tiêu thụ đồ uống có đường bình quân đầu người ở Việt Nam là 6 lít, đến năm 2016 đã lên đến 44 lít.
Theo số liệu của Statista, quy mô thị trường nước giải khát của Việt Nam ước tính gần 3 tỷ USD vào năm
2018, với dự báo tăng trưởng bình quân 15,1% trong giai đoạn 2018-2021. Chỉ tính riêng nhóm sản phẩm trà
đóng chai, theo Euromonitor, người Việt tiêu thụ hơn hai tỷ lít sản phẩm này trong năm gần nhất. Còn

Statista thì ước tính, doanh số ngành hàng này tại Việt Nam năm 2015 khoảng 1,69 tỷ USD và dự kiến tăng
gần gấp đôi lên 3,37 tỷ USD vào năm 2020.
Như vậy, có thể đánh giá thị trường đồ uống Việt Nam đang trên đà tăng trưởng và còn nhiều địa dư, là cơ
hội cho các doanh nghiệp hiện có mở rộng quy mô và các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường.
2. Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng
Năm 2019 đánh dấu những bước tiến mới của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đó là Hiệp
định CPTPP chính thức có hiệu lực và việc đàm phán EVFTA đang đi đến hồi kết. Điều này đã mở ra cho
những doanh nghiệp Việt nói chung và Tân Hiệp Phát nói riêng lối đi mới trong quá trình thâm nhập thị
trường nước ngoài.
3. Công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển
Hiện nay công nghệ truyền thông của Việt Nam đã và đang phát triển một cách rất mạnh mẽ, giúp cho doanh
nghiệp quảng bá về hình ảnh của sản phẩm công ty một cách dễ dàng hơn tới người tiêu dùng bằng nhiều


cách khác nhau: quảng cáo trên internet, trên truyền hình, show quảng cáo,...THP đã làm chiến dịch truyền
thông khá tốt, đầu tư không ít vào truyền thông để quảng bá cho mọi người biết về hình ảnh và thương hiệu
sản phẩm.
Tân Hiệp Phát rất quan tâm đến việc cập nhật dây chuyền công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất, quy mô
và chất lượng sản phẩm. Khoa học công nghệ phát triển đưa đến cho Tân Hiệp Phát những mô hình sản xuất
hiệu quả hơn, những cơ hội trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
Ba thách thức
Doanh nghiệp có quy mô vốn khá nhỏ so với các doanh nghiệp ngoại nhập.
Tuy được coi là doanh nghiệp Việt lớn mạnh trên thị trường đồ uống, tuy nhiên quy mô vốn của Tân Hiệp
Phát còn nhỏ so với các doanh nghiệp đến từ các tập đoàn xuyên quốc gia. Đặc biệt là khi các tập đoàn nước
ngoài đang tăng cường đầu tư vào Việt Nam Công ty TNHH Nước giải khát Coca-ColaViệt Nam cam kết
tăng vốn đầu tư lên hơn 2 lần (đạt 12.213 tỷ đồng tương đương 580 triệu USD), tăng quy mô, công suất (đạt
790 triệu lít/năm vào năm 2024 và 1.215 triệu lít/năm vào năm 2030) và kéo dài thời hạn hoạt động của dự
án lên 50 năm.
2. Thị trường cạnh tranh gay gắt, Các dòng sản phẩm thay thế ngày càng đa dạng. Theo báo cáo của hiệp hội
bia- rượu- nước giải khát Việt Nam, cùng cạnh tranh với Tân Hiệp Phát trên thị trường nước giải khát hiện

nay có 1800 doanh nghiệp, với trên 7.000 loại thức uống.
Do đó trận chiến tranh giành thị phần là không thể tránh khỏi.
3. Nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi nhanh. Khách hàng ngày càng khó tính khi chọn đồ uống. Theo
Euromonitor, thị trường nước giải khát đang bị ảnh hưởng bởi xu hướng ngày càng quan tâm tới sức khỏe
của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các loại thức uống thể thao cũng được đà tăng mạnh, nhờ vào số lượng
người đi tập gym và luyện tập tại Việt Nam ngày một tăng.
3.

NGÀNH DƯỢC
Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Traphaco



Cơ hội

-

Sự nhận thức về chăm sóc sức khỏe của người dân tăng lên, ý thức phòng bệnh hơn chữa bệnh phù
hợp với thế mạnh sản phẩm của Traphaco

-

Phát triển thêm các sản phẩm thuốc tại các nhà thuốc để tăng doanh thu và thị phần của Công ty trên
cơ sở dữ liệu khách hàng của Công ty.

-

Thành công trong việc xây dựng thương hiệu sẽ là nền tảng vững chắc cho những kế hoạch kinh
doanh sau đó




Thách thức

-

Chú trọng để phát triển các sản phẩm thuốc có chất lượng vượt trội sẽ dẫn đến chi phí cao, Traphaco
khó có thể cạnh tranh trong quá trình đấu thầu thuốc các cơ sở điều trị khi yếu tố cạnh tranh về giá là quan
trọng và tiên quyết.


-

Việc duy trì thông giá giữa các nhà thuốc giữ vai trò quan trọng đảm bảo cho thành công các chính
sách bán hàng. Vì vậy, kiểm soát giá bán tại gần 22.000 khách hàng trên toàn quốc thường xuyên liên tục giữ
vai trò quan trọng.

-

Khi Việt Nam tham gia CPTPP thị trường dược phẩm sẽ cạnh tranh hơn khi thuế suất nhập khẩu
giảm và thời gian bảo hộ đối với thuốc bản quyền dài, điều này đặc biệt tác động tới các công ty dược hàng
đầu như Traphaco. Tính tới cuối năm 2017, Việt Nam nhập khẩu 2,8 tỷ USD sản phẩm dược và khả năng sẽ
tiếp tục gia tăng khi CPTPP được ký kết. Trong 11 nước tham gia, Nhật Bản, Canada, Mexico là những quốc
gia thuộc Top 20 nước sản xuất dược phẩm lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó còn có nguồn cung từ Hàn Quốc,
Trung Quốc và Ấn Độ khi Việt Nam đã ký FTAs song phương và đa phương.

4.

NGÀNH XÂY DỰNG
Chọn ra 3 cơ hội và 3 thách thức quan trọng nhất của công ty VINACONEX












5.

Cơ hội:
Mở cửa hội nhập kinh tế toàn cầu sẽ tạo ra cơ hội phát triển cho doanh nghiệp nói chung và Doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và bất động sản nói riêng.
Nhu cầu thị trường tăng: Với tốc độ phát triển nhanh, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà ở tại
các đô thị của Việt Nam là rất lớn. Tăng trưởng của ngành xây dựng Việt Nam sẽ đạt trung bình 6,3%/năm
trong giai đoạn 2016-2018. Nhu cầu xây dựng cho giao thông đường bộ ước khoảng 202.000 tỷ/năm và cho
ngành điện là 125.000 tỷ/năm cho giai đoạn 2016 – 2020. Tạo điều kiện cho xây dựng hạ tầng và công
nghiệp tăng trưởng tốt. Bên cạnh đó, nhu cầu của thị trường trong các lĩnh vực đầu tư khác của Tổng công ty
như giáo dục, thương mại du lịch, xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp… cũng ngày một tăng cao.
Nhà nước có rất nhiều chính sách có lợi cho lĩnh vực xây dựng phát triển. Tạo nên tiềm năng to lớn
cho ngành xây dựng nói riêng và công ty cổ phần xây dựng VINACONEX nói riêng. Các chính sách như:
Nghị định 15 số 188/2013/NĐ-CP của chính phủ về phát triển và quản lý xã hội, Luật nhà ở 2014 và Nghị
định số 100/2015/NĐ-CP …..=> Đầu tư cơ sở hạ tầng được chú trọng hơn
Thách thức
Cạnh tranh:
+ Cạnh tranh gay gắt với các công ty tư nhân trong nước cũng như các Công ty nước ngoài như: Tổng công
ty Sông Đà, Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam,… với lợi thế và cơ chế điều hành, nguồn vốn,

năng lực thi công cũng như các lợi thế về máy móc và kinh nghiệm trong lĩnh vực Xây lắp, bất động sản.
+Cạnh tranh giá: Khi nhu cầu thị trường lớn, các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực hoạt động trong lĩnh vực
ngày càng nhiều thì sự cạnh tranh về giá là không tránh khỏi. Có những doanh nghiệp sẵn sàng hạ giá thành
đấu thầu xuống mức thấp nhằm đạt được những hợp đồng xây dựng, phá giá,…
Giá cả nguyên vật liệu cũng như nhu cầu của thị trường Bất động sản biến động khó dự đoán đồng
thời nhu cầu vốn dành cho hoạt động kinh doanh Bất động sản là rất lớn.
Môi trường kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, khủng hoảng kinh tế chưa giải quyết triệt để
làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Dẫn đến nhu cầu xây dựng trong nước cũng giảm theo,
các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
NGÀNH BÁN LẺ: SIÊU THỊ
Cợ hội và thách thức của chuỗi siêu thị bán lẻ Vinmart
Cơ hội


1/ Yếu tô dân tộc ngày càng được người dân trong nước ủng hộ
Yếu tố dân tộc chưa bao giờ là lỗi thời, nhất là trong thời buổi hội nhập toàn cầu. Bản thân Chủ tịch Phạm
Nhật Vượng cũng luôn mong muốn tới một viễn cảnh mà sản phẩm Việt Nam đủ năng lực cạnh tranh ngang
hàng với những thương hiệu quốc tế, và ông cũng đã gửi gắm điều đó vào thương hiệu VinMart.
Thứ nhất, yếu tố dân tộc đã được Vingroup thể hiện đầu tiên ở khía cạnh nhận diện thương hiệu. Bộ nhận
diện thương hiệu của VinMart được thiết kế với 2 màu sắc đặc trưng và chủ đạo là đỏ và vàng, dựa trên màu
sắc và tinh thần của cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ của Việt Nam. Từ biển hiệu, POSM, đồng phục nhân viên, cách
bài trí trong hệ thống siêu thị và chuỗi bán lẻ đều sử dụng chính 2 màu sắc này.
Thứ hai, sự chuyên nghiệp được VinMart thể hiện trong cách tổ chức bán hàng. Các gian hàng trong
VinMart hay VinMart+ được sắp xếp rất gọn gàng, khoa học, với hơn 40.000 mặt hàng thực phẩm, hóa mỹ
phẩm, đồ dùng gia đình,… đáp ứng nhu cầu khách hàng. Quy trình và phương tiện thanh toán, hệ thống cơ
sở dữ liệu khách hàng bài bản và hiện đại. Trải nghiệm mua sắm cơ bản của khách hàng tại VinMart không
hề kém cạnh các đối thủ quốc tế.
Thứ ba, Vingroup luôn có những hoạt động thúc đẩy sản xuất nội địa, và ưu tiên hàng nội địa trong hệ thống
VinMart và VinMart+. Chính tập đoàn đã công bố chương trình “Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nội
địa”, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa sản xuất hàng tiêu dùng, góp phần tạo nguồn thực phẩm sạch và

có chất lượng trên thị trường, từ đó xây dựng thương hiệu Quốc gia, và tiến tới thương hiệu đẳng cấp quốc
tế. Bản thân người tiêu dùng Việt hoàn toàn có thể bắt gặp rất nhiều thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ
rõ ràng mang thương hiệu Việt trong hệ thống siêu thị VinMart. Đặc biệt có thể kể đến thương hiệu rau củ
quả sạch VinEco do chính Vingroup đầu tư sản xuất, được phân phối độc quyền tại hệ thống VinMart và
VinMart+.
Thương hiệu Việt, mang hình ảnh đậm chất Việt, với nhiều hỗ trợ cho sản phẩm Việt, và quy trình phục vụ,
tổ chức mua sắm chuyên nghiệp là những nỗ lực để VinMart khẳng định vị trí “Thương hiệu Việt mang tầm
vóc quốc tế”.
2/ Người tiêu dùng ngày nay luôn hướng về sản phẩm sạch, an toàn, đảm bảo sức khỏe, nguồn gốc
xuất xứ rõ ràng.


BigC luôn định vị “đem đến mức giá rẻ nhất cho mọi người tiêu dùng Việt”, sử dụng yếu tố giá cả làm lợi
ích nổi bật mà người tiêu dùng nhận được. Aeon Mall của Nhật Bản cũng được coi như là sự đảm bảo về
chất lượng khi người Việt luôn dành sự tín nhiệm rất cao với các sản phẩm xuất xứ từ Nhật Bản. Hay ở mảng
chuỗi cửa hàng tiện ích, Shop&Go, CircleK nổi tiếng với sản phẩm nổi bật đi kèm thu hút người trẻ như các
món mì trộn, siro đá bào với giá thành rẻ, phục vụ 24/24, chưa kể đến rất nhiều đồ ăn, thức uống ngoại nhập
độc đáo khác. Vậy VinMart và VinMart+ có lợi thế gì nổi bật?
Trước tiên, đó là việc cung cấp các sản phẩm, đặc biệt là thực phẩm an toàn, có ghi nguồn gốc xuất xứ rõ
ràng. Chưa bao giờ người tiêu dùng Việt Nam lại hoang mang đến vậy trước thực trạng thực phẩm bẩn tràn
lan, không rõ nguồn gốc đang đe dọa sức khỏe họ hàng ngày. Nghiên cứu cũng chỉ ra là người Việt sẵn sàng
chi trả cao hơn để mua thực phẩm sạch, an toàn cho gia đình họ. Trước tình hình đó, VinMart đã trở thành
nơi được tín nhiệm khi cung cấp những thực phẩm, rau củ quả sạch có ghi nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Điển
hình, đó là sản phẩm rau quả sạch mang thương hiệu VinEco, do chính Vingroup đầu tư sản xuất, tự cung tự
cấp. Việc mua bán thực phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sức khỏe của người Việt Nam rõ ràng đã trở nên
an toàn và đảm bảo hơn.
3. Việt Nam là 1 trong những thị trường bán lẻ tiềm năng được đánh giá cao do dân số đông và sức
mua ngày càng cải thiện.
Với độ phủ lên tới 1.700 cửa hàng VinMart+ và hơn 100 siêu thị VinMart được phân bổ len lỏi vào từng ngõ
ngách, con phố, các khu dân cư đông đúc, người tiêu dùng đang được hệ thống này tạo điều kiện dễ dàng tìm

thấy VinMart ở bất cứ đâu. VinMart đang dần biến việc mua sắm của người tiêu dùng trở nên dễ dàng hơn,
khi thực hiện liên tục các thương vụ M&A, mở hệ thống siêu thị và chuỗi cửa hàng tiện ích hiện diện rộng
rãi khắp các con phố và nơi tập trung khu dân cư. Thay vì phải ra chợ cóc, sạp hàng lưu động, cửa hàng bách
hóa truyền thống, người tiêu dùng có thể mua thực phẩm, đồ tiêu dùng an toàn và tin cậy tại một cửa hàng
VinMart+ hay siêu thị VinMart gần nơi mình sinh sống. Con số hơn 900 cửa hàng VinMart bao gồm cả siêu
thị và chuỗi cửa hàng tiện ích và tương lai với mục tiêu hơn 3000 cửa hàng hoàn toàn có thể đáp ứng nhu
cầu mua sắm tiện lợi cho người tiêu dùng.
Thách thức:
1.Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp


Theo một báo cáo nghiên cứu từ Kantar, năm 2015, bán lẻ truyền thống áp đảo với 82% thị phần theo giá trị
ở khu vực thành thị, và 98% thị phần theo giá trị ở khu vực nông thôn. Tỉ lệ trên vẫn vượt trội so với bán lẻ
hiện đại trong năm 2016 và 2017. Như vậy, việc điều hướng người tiêu dùng trở nên ưa chuộng hơn và
chuyển sang hình thức mua sắm tại các kênh bán lẻ hiện đại trong hệ thống VinMart, cũng như phủ sóng
rộng hơn thương hiệu VinMart để thay thế những cửa hàng bán lẻ truyền thống sẽ là thách thức đặt ra trong
những năm tới đối với thương hiệu này.
Một chuỗi bán lẻ chuyên nghiệp cũng rất cần phải duy trì và bảo đảm sự chuyên nghiệp đó đến từ mọi yếu tố
trong một mô hình kinh doanh. Nhà bán lẻ không chỉ đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm chất lượng, mà
đi kèm đó là trải nghiệm và cung cách phục vụ xứng tầm. Điều này xuất phát từ chính yếu tố con người
trong tổ chức. Những nhân viên phục vụ khách hàng mua sắm phải luôn giữ tinh thần tốt và chuyên nghiệp.
Điều này sẽ càng phải được chú trọng khi mà VinMart trong tương lai sẽ mở ra ngày càng nhiều cửa hàng,
siêu thị mới, đồng nghĩa với việc tăng thêm đội ngũ bán hàng. Việc đào tạo và đảm bảo xuyên suốt tất cả các
cửa hàng trong hệ thống đều có những nhân viên phục vụ khách hàng chuyên nghiệp sẽ là một thách thức
nữa đối với hệ thống VinMart. “Mỗi cá nhân trong một tổ chức ở thời đại mới này sẽ là một đại sứ thương
hiệu của chính tổ chức đó”.
2. Đối thú cạnh tranh
-Các đối thủ nặng ký của VinMart và VinMart+
Tiềm năng của thị trường đã rõ, nhưng thách thức đặt ra với Vingroup là không nhỏ. Bởi dù Ocean Mart đã
khá thành công khi thu hút thị trường trong giai đoạn mới gia nhập, nhưng đến thời điểm này, toàn bộ thị

trường bán lẻ trong nước đã và đang được bao vây bởi đầy đủ các 'anh tài' đến từ châu Á, cũng như nhiều tên
tuổi mạnh trong nước như Saigon CO.OP, Maximark, Citimart, Satramart...
Có thể kể đến những tên tuổi lớn trong ngành bán lẻ Việt Nam hiện có:
Các chuỗi siêu thị, tttm có quy mô lớn: Aeon, satramart. Lottte, Citimart, Metro, Big C, Co.op mart
Các chuỗi cửa hàng tiện lợi có quy mô lớn: Best Buy, K+
Mới đây shop & go đã bán lại cho Vinmart với giá 1000đ
Theo báo cáo của Bộ Công thương đăng trên tạp chí Doanh nhân hồi tháng 6/2014, cả nước có khoảng 700
siêu thị và 125 trung tâm thương mại. Theo quy hoạch đến năm 2020, lượng siêu thị sẽ tăng lên con
số 1.300 và trung tâm thương mại là 180.


Về phía Vingroup, ngay sau khi mua lại Ocean Retail, doanh nghiệp này đã lên kế hoạch xây dựng một hệ
thống phân phối bán lẻ gồm 100 siêu thị VinMart và chuỗi 1.000 cửa hàng tiện ích VinMart+ vào năm 2017,
với mục tiêu có một vị trí đáng kể trên thị trường.
Cũng như Vingroup, tất cả các doanh nghiệp đều có chung mục tiêu mở rộng hơn nữa hệ thống bán lẻ hiện
có. Cụ thể: Saigon CO.OP đặt mục tiêu đạt 100 siêu thị vào năm 2015, mở 2 chuỗi đại siêu thị Co.opXtra và
Co.opXtra Plus. AEON Mall đặt mục tiêu 20 trung tâm đến năm 2020. Citimart đặt mục tiêu 70 siêu thị, cửa
hàng tiện lợi đến năm 2015. Ministop đặt mục tiêu mở 500 cửa hàng đến năm 2018...
Tuy nhiên, trong cuộc đua giành mặt bằng, thì quy luật tự nhiên là kẻ nào mạnh hơn, kẻ đó sẽ thắng.
Vingroup cũng cần chú ý về doanh thu mà các đối thủ đang thu về từ thị trường trong năm qua. Saigon
CO.OP đã vượt qua mốc doanh thu 1,1 tỉ đô hồi năm ngoái, là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường, cao hơn
cả doanh thu của 2 doanh nghiệp đứng kế tiếp là Big C và Nguyễn Kim cộng lại.
-

Đối thủ truyền thống
Vinmart đang phải đối mặt với các mô hình kinh doanh hộ gia đình với sự chi phối trị trường bán lẻ không
hề nhỏ. Bài toán đặt ra cho Vinmart là phải tinh toán cạnh tranh ngay với các cửa hàng tạp hóa gia đình nằm
kế cận, các cửa hàng chuyên kinh doanh đồ ăn thức uống khắp nơi, chưa kể hàng hóa cá nhân di chuyển linh
động đến khắp các vỉa hè và len lỏi các ngóc ngách đô thị.
3. Về logistic

Mạng lưới logistic ở Việt Nam vẫn chưa phát triển. Đường nhỏ hẹp, mật độ xe máy dày đặc gây ra cảnh
tắc nghẽn, đông nghịt. Thứ hai, khâu phân phối chưa mang lại hiệu quả.
Trong khi những ông lớn nước ngoài có đủ kinh nghiệm và khả năng đương đầu với những trở ngại về cơ sở
hạ tầng thiếu thốn kể trên thì nó lại đang trở thành thách thức không hề nhỏ đối với Vinmart .

6.
1.
1.1.

NGÀNH DU LỊCH
Cơ hội
Ngành Du lịch Việt Nam đang chuyển mình phát triển, thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội.
Du lịch phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tài

nguyên; đẩy mạnh hợp tác và hội nhập… Nhận thấy tầm quan trọng của ngành Du lịch, năm 2017, Bộ Chính
trị đã có nghị quyết 08 – NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đó là định hướng
quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Năm 2017 Luật Du lịch (sửa đổi) cũng đã chính thức được Quốc
hội thông qua, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho du lịch Việt Nam phát triển trong thời kỳ mới. Các yếu tố
giúp tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ cho du lịch trong các năm vừa qua chính là nhờ sự nỗ lực không mệt
mỏi của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và doanh nghiệp du lịch. Các cơ quan quản lý nhà nước dù


rất khó khăn nhưng cũng cố gắng xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ, thúc đẩy du lịch phát triển. Trong khi
đó, các doanh nghiệp du lịch đã thực sự trưởng thành. Chúng ta đã có một đội ngũ doanh nghiệp mạnh mẽ,
đó là những nhà đầu tư chiến lược, xây dựng các khu du lịch mang đẳng cấp quốc tế và các thương hiệu du
lịch có thể sánh vai và đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu du lịch trong khu vực. Chính sự nỗ lực này đã
tạo ra sự tăng trưởng ổn định của lượng khách trong năm vừa qua. Có thể thấy qua số lượng khách quốc tế
và khách du lịch nội địa tăng mạnh. Năm 2017, khách quốc tế đạt gần 13 triệu lượt, trong 2 năm liên tục tăng
trưởng hơn 25%. Điều này cho thấy du lịch Việt Nam đã và đang ngày càng được khẳng định trên thế giới.
Nhiều điểm đến của Việt Nam được bầu chọn là điểm đến yêu thích của các tạp chí danh tiếng về du lịch;

nhiều địa danh được chọn để quay các cảnh đặc sắc của phim trường Hollywood.
Kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng, mức sống của người dân tăng cao khiến nhu
cầu đi du lịch ngày càng tăng. Hơn nữa, cùng với chính phủ, người dân cũng ngày càng hưởng ứng xu hướng
phát triển theo hướng chuyên nghiệp, bền vững; phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Bởi vậy ngày càng có nhiều mô hình du lịch mới ra đời như du
lịch sáng tạo, du lịch thông minh, du lịch xanh, du lịch cộng đồng. Ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã có
những biện pháp chuyển đổi theo hướng du lịch xanh như: Mô hình tiết kiệm điện năng, tiết kiệm nước tại
các cơ sở lưu trú. Nhiều doanh nghiệp đã hướng dẫn khách du lịch bảo vệ môi trường khi tham gia tour đi
rừng, leo núi; xây dựng sản phẩm du lịch đặc biệt về làm sạch môi trường...
Không chỉ trong nước, ngành du lịch Việt Nam với những tiềm năng phát triển mạnh còn thu hút
nguồn vốn, hỗ trợ nước ngoài giúp nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng du lịch Việt Nam. Trong thời gian qua,
Việt Nam đã thu hút được nhiều nguồn vốn FDI vào các dự án du lịch, nhiều khu nghỉ dưỡng ven biển và
khách sạn 5 sao đã được đầu tư. Đến cuối năm 2017, cơ sở lưu trú du lịch có tới hơn 25.000 cơ sở; trong đó
có 116 khách sạn 5 sao, 259 khách sạn 4 sao và 488 khách sạn 3 sao… Các địa phương đã có sự quan tâm và
nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, các dịch vụ được nâng tầm chất lượng, vấn đề an ninh, an toàn cho
du khách ngày càng được đảm bảo. Như vậy, Hanoitourist sẽ có thể tiếp cận và hợp tác với nhiều các điểm
du lịch, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm giải trí, thông qua đó để thiết
kế các tour du lịch đa dạng, chất lượng và chuyên nghiệp hơn.
Về hỗ trợ của các tổ chức quốc tế đối với ngành du lịch Việt Nam trong những năm qua, Trưởng Ban
Quản lý dự án, Cơ quan Đại diện Thường trú của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, Steven
Schipani cho biết, trong giai đoạn từ 2003 - 2019, ADB đã đầu tư bốn dự án công trình trị giá khoảng 114
triệu USD, nhằm cải thiện hạ tầng du lịch với các con đường mới, trung tâm thông tin du lịch, xây dựng
năng lực quản lý điểm đến và thúc đẩy hợp tác trong vùng…


Với sự quan tâm của toàn xã hội và thu hút ngày càng nhiều nguồn đầu tư có chất lượng, ngành du
lịch Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển nhanh và mạn trong tương lai. Hanoitourist cần nắm bắt những
nguồn lực này để cải cách và tận dụng thời cơ phát triển.
1.2.


Cuộc cánh mạng 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội và các

ngành kinh tế, làm thay đổi mô hình hoạt động của các Cty trong tất cả các lĩnh vực. Cùng đó du lịch cũng
không là ngoại lệ với sự phát triển mạnh mẽ của kinh doanh du lịch trực tuyến như đặt vé máy bay, phòng
khách sạn... Tại Việt Nam, trong những năm qua du lịch đã phát triển và đã trở thành một trong những ngành
kinh tế mũi nhọn với sự tăng trưởng bứt phá của năm 2016 với việc đón trên 10 triệu lượt du khách (tăng
26%), trong đó có sự đóng góp không nhỏ của du lịch trực tuyến. Phấn đấu tới năm 2020 sẽ thu hút được từ
17 đến 20 triệu lượt du khách quốc tế. Theo Thứ trưởng Bộ KHCN Phạm Đại Dương hiện xu thế sử dụng
điện thoại thông minh như du lịch thông minh, nông nghiệp thông minh và thành phố thông minh đang ngày
một phát triển. Trong đó, du lịch là một ngành có nhiều lợi thế, do vậy muốn biến lợi thế thành giá trị thực
thì các DN làm du lịch phải đổi mới, tăng cường đổi mới công nghệ, phát triển cả chiều rộng và chiều sâu.
“Đây là cơ hội lớn để các DN làm du lịch kết nối với nhau khai thác các lợi thế của cuộc cách mạng 4.0 để
cùng phát triển”, ông Dương nhấn mạnh. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã tác động và
lan tỏa trên phạm vi rất rộng như hiện nay, thì việc học hỏi kinh nghiệm ứng dụng từ các nước tiên tiến có
ngành du lịch phát triển như Úc, Hàn, Nhật, … sẽ trở nên dễ dàng hơn, Hanoitourist sẽ có cơ hội đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng khi bắt kịp xu hướng và nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới ứng dụng trong phát triển
du lịch.
1.3. Nhiều hoạt động Văn hóa, Thể thao mang tầm quốc tế được tổ chức ở Việt Nam như: Đại hội Thể
thao bãi biển châu Á 2016; Liên hoan Ẩm thực quốc tế; Giải quần vợt Vietnam Open 2016, 2017, WSC
2017, APEC 2017... Hội nghị Thượng định Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2 tổ chức tại Hà Nội năm 2019, Tổ chức
cuộc đua xe công thức 1 tại Hà Nội năm 2020… Những hoạt động này giúp hình ảnh con người và đất nước
Việt Nam được quảng bá một cách rộng rãi, chân thực và sống động trên các trang phương tiện truyền thông
của báo chí nước ngoài. Chính phủ cũng như doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội này để thúc đẩy hình ảnh
Việt Nam ra toàn thế giới, thu hút ngày càng nhiều lượng khách quốc tế đến Việt Nam…
2.
Thách thức
2.1.
Thứ nhất đó là xu hướng du lịch tự túc đang ngày một gia tăng. Một nghiên cứu mới đây của
Cục Thống kê và Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh đã cho thấy xu hướng du lịch tự do, tự tổ chức tour theo cách
riêng của khách du lịch đang ngày càng gia tăng. Khảo sát các công ty du lịch lữ hành cho thấy, số khách

hàng mua tour trọn gói vẫn nhiều, nhưng số lượng khách mua dịch vụ lẻ (tour tham quan tại điểm đến) đang
có chiều hướng gia tăng. Xu hướng này vô hình chung làm giảm tương đối doanh thu của các công ty du lịch
nói chung và công ty cổ phần du lịch và lữ hành Hanoitourist nói riêng. Trong khi đó, các doanh nghiệp
trong ngành chưa có những đột phá trong việc nghiên cứu thị trường du lịch cũng như có những giải pháp
khai thác tài nguyên du lịch chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Ví dụ như mặc dù được đánh giá là quốc
gia có nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch nhưng khả năng khai thác chưa tưng xứng với tiềm năng sẵn có.


Khách du lịch vẫn chủ yếu tập trung ở các địa điểm du lịch đã có thương hiệu (Nha Trang, Đà Nẵng, Phú
Quốc,... ), trong khi nhiều di sản mới (Cô Tô, Lý Sơn,... ) lại chưa thu hút đông du khách, thời gian lưu trú
(nếu có) ngắn, chi tiêu của khách chưa cao. Điều này khiến xu hướng du lịch tự túc gia tăng trở thành thách
thức với các doanh nghiệp lữ hành truyền thống.
2.2.
Thứ hai, xu hướng ngày càng gia tăng các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch, đặc biệt
là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với nhiều lợi thế về vốn, công nghệ, quy mô quan hệ đối tác
với nhà hàng, khách sạn, khả năng sáng tạo vượt trội. Trong khi đó, công nghệ của Hanoitourist hiện nay vẫn
còn khá lạc hậu so với các công ty du lịch nước ngoài, chưa ứng dụng được thương mại điện tử trong
phương thức thanh toán. Quy mô về vốn để đổi mới sáng tạo còn nhiều hạn chế. Trong tương lai,
Hanoitourist cần có những phương án mới trong đổi mới công nghệ cũng như ứng dụng thương mại điện tử
trong kinh doanh cũng như thanh toán để tăng khả năng cạnh tranh với các công ty du lịch khác. Cùng với sự
phát triển của công nghệ, khách du lịch, đặc biệt là giới trẻ thường xuyên sử dụng internet để tìm kiếm thông
tin và đặt dịch vụ du lịch. Hơn 85% khách du lịch tham gia khảo sát của Vietnam Report cho biết, họ tìm
kiếm thông tin về du lịch Việt Nam đầu tiên trên Internet/ báo điện tử, trước khi tham khảo người quen và
bạn bè. Điều đó cho thấy Hanoitourist nếu không tận dụng được kênh truyền thông này một cách hiệu quả sẽ
rất dễ bỏ lỡ những khách hàng tiềm năng của mình.
2.3.
Thứ ba, cơ sở hạ tầng còn thiếu, giao thông chưa thuận tiện trong khi nguồn lự về vốn và
công nghệ còn yếu. Để phát triển ngành du lịch cần có sự định hướng chính sách phát triển đồng bộ các
ngành dịch vụ có liên quan như vận tải hành khách, y tế, viễn thông…, nhưng hiện nay chế tài cũng như thực
trạng liên kết ngành còn nhiều bất cập dẫn đến sự hài lòng của khách hàng về tour du lịch khong cao và khó

giữ chân khách hàng. Hơn nữa, cùng với sự gia tăng thu nhập, lượng khách du lịch trung và thượng lưu ngày
càng nhiều, đòi hỏi hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật ngành cần phải cải thiện tương ứng cả về lượng và
chất, tuy nhiên thực tế số lượng khách sạn cao cấp, chất lượng dịch vụ phụ trợ, an ninh, môi trường,... vẫn
chưa đáp ứng được, gây ảnh hưởng đến cảm nhận của khách du lịch. Chính những điểm này sẽ làm giảm sức
cạnh tranh của Hanoitourist nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành nói chung khi phải cạnh tranh với
các tập đoàn lữ hành quốc tế chuyên nghiệp đến từ những nước đã có “công nghệ du lịch” có khả năng nâng
7.

cấp cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại.
TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIETCOMBANK
A. Cơ hội (Opportunities)
1. Chính phủ tạo điều kiện phát triển hệ thống NHTM thông qua đó định hướng các chính sách
và chủ trương cho nền kinh tế
Hệ thống NHTM là "huyết mạch" quan trọng của nền kinh tế do đó luôn nhận được sự hỗ trợ và quan
tâm của Chính phủ, NHNN. Việc Chính phủ thành lập Công ty mua bán nợ VAMC nhằm giúp NHTM giải
quyết nợ xấu năm 2015 - 2016 là một ví dụ điển hình.
Thông tin thêm:


Sau khi bán nợ cho VAMC, ngân hàng sẽ nhận lại một số trái phiếu nhất định do VAMC phát hành dựa
trên giá trị thu mua khoản nợ bằng 100% giá trị sổ sách. Hàng năm các ngân hàng bán nợ sẽ phải trích lập dự
phòng 20% cho trái phiếu, lãi suất trái phiếu là 0%/năm.
Từ một món “nợ xấu” ngân hàng sẽ nhận lại được một khoản “trái phiếu VAMC”. Lượng trái phiếu
này có thời hạn là 5 năm và khi đến kỳ đáo hạn, giá trị của trái phiếu được mặc định về 0 đồng. Điều này có
nghĩa là ngân hàng đã xử lý xong khoản nợ, đồng thời với việc trích lập dự phòng hết nợ, họ vẫn được ghi
nhận tỷ lệ nợ xấu ở mức tốt.
Quá trình mua bán trên cũng không phải là hình thức mua đứt bán đoạn, việc theo dõi, đôn đốc thu hồi
nợ và xử lý tài sản bảo đảm sẽ được ủy quyền cho ngân hàng. Khi một khoản nợ được xử lý thì ngân hàng sẽ
được hưởng 85% số tiền thu từ giải quyết nợ xấu, 15% còn lại thuộc về VAMC.

2. Sự hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho Vietcombank và các NHTM Việt Nam vươn tầm
ra thế giới
Trước yêu cầu hội nhập quốc tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng không ngừng nỗ lực, củng cố
quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, tìm kiếm mở rộng quan hệ với các đối tác tiềm năng
nhằm tăng cường huy động, hỗ trợ cả về tài chính và kỹ thuật cho Việt Nam.
Với hàng loạt các Hiệp định tự do thương mại (FTA) mà Việt Nam đã tham gia trong thời gian vừa qua
và các FTA mà Việt Nam sẽ ký kết chính thức trong thời gian tới, đặc biệt là Hiệp định đối tác kinh tế xuyên
Thái Bình Dương (TPP), rõ ràng ngành ngân hàng Việt Nam sẽ có rất nhiều thuận lợi để phát triển kinh
doanh trong năm 2016.
Hiện tại, một số ngân hàng lớn của Việt Nam đã mở rộng đầu tư sang các nước ASEAN, đặc biệt Lào,
Campuchia, Myanmar... Ngoài ra, cũng có nhiều NHTM đã mở chi nhánh, văn phòng đại diện và công ty
con ở nước ngoài như Vietcombank có văn phòng đại diện tại Singapore và công ty con tại Hongkong,
Sacombank và SHB có ngân hàng 100% vốn ở Lào; Ngân hàng MB mở chi nhánh nước ngoài tại Lào,
Campuchia; VietinBank mở chi nhánh ở Berlin (Đức), có văn phòng đại diện tại Singapore, Paris (Pháp), …
3. Chính sách của Chính phủ trong việc hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán thúc đẩy
nhu cầu và thói quen sử dụng các sản phẩm ngân hàng của người dân
Nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, hạn chế lạm phát, tạo thói quen tiêu dùng không sử dụng tiền
mặt cho người dân … Chính phủ đã có những quy định và chính sách hạn chế tiền mặt trong lưu thông như
thực hiện chi trả lương cho cán bộ công nhân viên qua thẻ ATM, khuyến khích người dân mua sắm qua thẻ
thanh toán của các ngân hàng…. Từ đó các dịch vụ của ngân hàng như mở tài khoản cá nhân, thanh toán hoá
đơn qua thẻ ATM… của Vietcombank ngày càng phát triển, mang lại 1 nguồn thu lớn cho ngân hàng.
4. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp Vietcombank học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các ngân hàng
nước ngoài, thu hút thêm nguồn vốn và nâng cao nguồn nhân lực có chất lượng
Lĩnh vực tài chính – ngân hàng sẽ được mở rộng hơn theo các cam kết trong FTA. Ngoài cơ hội thu hút
vốn đầu tư nước ngoài vào ngành ngân hàng – một ngành cần vốn, công nghệ và năng lực quản lý điều hành
cao, các NHTM còn có nhiều khả năng được nới “room” thêm nữa cho các đối tác chiến lược nước ngoài.
Việc tham gia sâu rộng của nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ tạo điều kiện mở rộng hợp tác, nâng cao năng lực
quản trị và tài chính cho các ngân hàng nội địa. Đây có thể là cơ sở để phát triển ngành bền vững ngân hàng
Việt Nam trong tương lai.
Thứ tư, tăng khả năng tìm kiếm nhân sự cấp cao cho ngân hàng và đặc biệt là khả năng đổ bộ của

những sản phẩm, dịch vụ mới mà những ngân hàng của các quốc gia trong FTA mang vào thị trường Việt
Nam để tăng khả năng phát triển, đa dạng hoá thị trường tài chính ở Việt Nam….
B. Thách thức (Threats)
1. Các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập sâu vào AEC và TPP, bên cạnh
cơ hội thì đây cũng là thách thức vì nếu VCB không nắm được, sẽ có các ngân hàng khác nắm lấy


Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực
và thế giới, đã ký kết các hiệp định FTA, AEC, TPP… Việc thực hiện các cam kết hội nhập trong lĩnh vực tài
chính - ngân hàng đã mở ra viễn cảnh đầy cơ hội và thách thức mới cho các ngân hàng thương mại Việt
Nam.
Sự “đổ bộ” của các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam sẽ tạo ra sức cạnh tranh khốc liệt trong cuộc
chạy đua giữa các ngân hàng nhằm chiếm lấy thị phần Tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam. Các Ngân hàng
nước ngoài với lợi thế vốn lớn, nhân viên đạt trình độ kỹ thuật cao, có kinh nghiệm quản lý lâu năm, chiến
lược kinh doanh rõ ràng và cụ thể trong thời gian dài…. sẽ khiến cho các ngân hàng trong nước gặp phải
nhiều khó khăn trong việc tranh giành “Miếng bánh thị phần trong nước”. Kèm theo đó là sự tranh giành ở
cả thị phần nguồn lao động chất lượng cao của các Ngân hàng nước ngoài sẽ gây nên tình trạng chảy máu
chất xám.
Từ sau khi gia nhập WTO và thực hiện lộ trình mở cửa thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam, số
lượng ngân hàng nước ngoài và chi nhánh nước ngoài không ngừng gia tăng từ 31 (2006) đến 53 (2013) và
50 (31/12/2015). Các NHTM nước ngoài bắt đầu đặt chân vào thị trường Việt Nam dưới nhiều hình thức để
khai thác một thị trường đầy tiềm năng, sức ép cạnh tranh vì vậy cũng ngày càng trở nên gay gắt hơn. Cùng
với sự tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế, hệ thống NHTM Việt Nam lâm vào
tình trạng khó khăn với chất lượng tài sản kém, nguy cơ đổ vỡ có thể xảy ra.
Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 ban hành Đề
án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”, theo đó khuyến khích sáp nhập, hợp nhất
các tổ chức tín dụng (TCTD) và thực hiện các giải pháp để lành mạnh hóa tài chính và hoạt động của hệ
thống, đảm bảo sự an toàn và phát triển bền vững hơn. Sau 4 năm triển khai đề án này, hệ thống các TCTD
đã giảm mạnh về số lượng, theo đó, có 17 TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã giảm do thực hiện sáp
nhập, hợp nhất hoặc rút giấy phép hoạt động, một số TCTD chuyển đổi mô hình từ ngân hàng thương mại cổ

phần sang ngân hàng trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Đến nay, hệ thống NHTM ở Việt Nam gồm: 4 NHTM Nhà nước, 31 NHTM cổ phần (bao gồm cả 3
NHTM cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ), 5 NHTM 100% vốn nước ngoài, 3 ngân hàng
liên doanh và 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. (Bảng 1).
Bảng 1: Số lượng NHTM ở Việt Nam

Nguồn: website NHNN Việt Nam
Như vậy, giai đoạn 2006 - 2015 tồn tại một xu hướng vận động ngược chiều giữa số lượng NHTM cổ
phần và ngân hàng nước ngoài (NHNNg), chi nhánh NHNNg và NHTM trong nước. Trong khi số lượng
NHNNg và chi nhánh NHNNg tăng lên sau khi gia nhập WTO thì số lượng các NHTM trong nước giảm đi,
đặc biệt đến cuối năm 2015, việc sáp nhập 9 NHTM cổ phần yếu kém làm cho số lượng NHTM cổ phần
càng giảm mạnh.
Việc mở cửa thị trường trong nước đã làm gia tăng tỷ lệ sở hữu của nước ngoài trong các NHTM Việt
Nam. Với quy mô mức trần tỷ lệ sở hữu nước ngoài cho phép là 30% (Nghị định 60/2015/NĐ-CP), các


NHTM Việt Nam đã chủ động, tích cực tìm kiếm đối tác chiến lược và chào bán cổ phiếu cho các cổ đông là
tổ chức lớn nước ngoài, nâng dần tỷ lệ sở hữu nước ngoài.
Trong khối các NHTM nhà nước cổ phần hóa, Vietinbank là ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao
nhất (từ khoảng 12% năm 2012 lên đến 28% cuối năm 2014), tiếp đến là Vietcombank (từ 5% năm 2012 lên
đến 20% cuối năm 2014).
Trong khối các NHTM cổ phần không có vốn nhà nước, tỷ lệ sở hữu nước ngoài có xu hướng gia tăng
ở các ngân hàng có quy mô lớn và trung bình như ACB, EIB, TCB, VIB, VPB với khoảng từ 20% - 30%.
Các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nước ngoài tăng mạnh trong giai đoạn tái cơ cấu (2012-2014) lên đến 30% là
ACB, ABB, SCB và SHB, điều này khẳng định tác động tích cực của việc gia tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài,
đã giúp các ngân hàng này thoát khỏi danh sách các ngân hàng yếu kém.
Đứng trước thách thức này đòi hỏi Vietcombank cần có những biện pháp thúc đẩy nâng cao chất lượng
sản phẩm, dịch vụ của mình như: Nhanh chóng xây dựng chiến lược chiến thuật thích hợp để có thể đảm bảo
cho quá trình cạnh tranh được thành công mang lại lợi ích thật sự cho nền kinh tế Việt Nam; nâng cao năng
lực tài chính (bằng cách bổ sung thêm vốn điều lệ); đầu tư mạnh cho các hoạt động phát triển mạng lưới,

thành lập các chi nhánh,phát triển hệ thống các phòng giao dịch, đầu tư công nghệ, đầu tư lắp đặt hệ thống
máy ATM tại các địa bàn để có thể phục vụ tăng cường chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá dịch vụ, cái tiến
trang thiết bị….
Bên cạnh đó Vietcombank cần phải có các chiến dịch, chương trình quảng cáo, tiếp thị, quan hệ công
chúng nhiều hơn nữa để nâng cao vị thế và hình ảnh của mình trên thị trường nói riêng và giúp các ngân
hàng có thể đứng vững được trong sự xâm chiếm của các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam nói chung.
2. Yêu cầu về luật định và giám sát hoạt động ngân hàng chặt chẽ hơn theo các thông lệ quốc tế
tối ưu
Các ngân hàng trong nước phải từng bước thiết lập và áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về an
toàn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ - ngân hàng như: Chuẩn mực về tỷ lệ an toàn trong hoạt động Ngân
hàng Basel II, phân loại,trích lập và sử dụng dự phòng bù đắp rủi ro, bảo hiểm tiền gửi,phá sản tài chính tín
dụng…. thông qua việc tiến hành sửa đổi, bổ sung các văn bản về môi trường pháp lý về hoạt động ngân
hàng phù hợp với thông lệ quốc tệ.
Theo Basel II, các ngân hàng trong đó có Vietcombank đang "hối hả" tăng vốn điều lệ để đảm bảo các
con số theo chuẩn áp dụng.
3. Chỉ số giá tiêu dùng và giá vàng biến động bất thường trong thời gian vừa qua đã gây ra
những ảnh hưởng bất lợi đến tâm lý người gửi tiền
Sự biến động về giá rất lớn của các mặt hàng trên thị trường và giá vàng cùng theo đó là sự giảm giá
của VNĐ đã làm cho tâm lý của người gửi tiền không ổn định: họ chuyển sang mua vàng và ngoại tệ để dự
trữ thay vì cầm tiền trong tay. Do đó gây ảnh hưởng tới hoạt động của các ngân hàng trong nước, đặc biệt là
các ngân hàng thương mại. Và Vietcombank cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó.
4. Cạnh tranh mạnh về vốn, sản phẩm và cạnh tranh về huy động tiền gửi ngày càng tăng
Giống như ném "1 vốc hơn 100 viên sỏi xuống mặt hồ phẳng lặng" gồm 37 NHTM trong nước và
hơn 60 chi nhánh ngân hàng nước ngoài ném vào thị trường tài chính - ngân hàng, chắc chắn những xung
đột, cạnh tranh về thị phần ngày càng tăng. Cạnh tranh về vốn, con người, kỹ thuật, công nghệ.... Thậm chí
nhiều mô hình công ty vay tín chấp, vay cầm đồ (Kiểu Mỹ) đang nở rộ cũng khiến ảnh hưởng không nhỏ đến
hoạt động cho vay của các ngân hàng.
5. Sự bùng nổ của các thị trường khác, các kênh đầu tư khác dẫn đến những thay đổi lớn trong
thói quen đầu tư của khách hàng cũng như sự dịch chuyển của các luồng vốn ra khỏi ngân hàng
Thị trường chứng khoán Việt Nam, Thị trường tiền ảo Bitcoin, Thị trường bất động sản, đang phát triển

mạnh khiến nhiều người đổ xô rút tiền gửi ngân hàng đi đầu tư. Từ đó làm cho nhu cầu rút vốn để mua cổ
phiếu từ khách hàng là rất lớn, làm cho hệ thống ngân hàng luôn trong tình trạng nóng bỏng về tiền. Gây nên
sự dịch chuyển luồng tiền từ thị trường tiền tệ sang thị trường khác làm mất cân đối giữa hai thị trường.


8.

NGÀNH VẬN TẢI: Ô TÔ
Cơ hội
những đặc điểm về thị trường ô tô hiện nay đã tạo ra những cơ hội cũng như những thách thức cho các công
ty kinh doanh sản xuất ô tô nói chung và công ty ô tô Toyota Việt Nam nói riêng.
- thị trường Việt Nam đang trong quá trình mở cửa và hội nhập thu hút vốn đầu tư từ các nước trên thế giới,
đồng thời sự ổn định về chính trị cũng như nguồn tài nguyên và con người khá cao, đã thu hút nhiều vốn đầu
tư từ các nước trên thế giới.
-> cơ hội cho các DN trong nước nói chung và công ty Toyota nói riêng tăng trưởng thị phần tiêu thụ các sản
phẩm trong nước , tạo ra các sản phẩm chất lượng cao hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu
dùng trong nước.
- Giúp Toyota có cơ hội mở rộng hoạt động sang lĩnh vực xuất khẩu phụ tùng tới các nước trong mạng lưới
Toyota toàn cầu với các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là: ăng tăn, van điều hòa khí xả và bàn đạp chân ga
được sử dụng trong xe Yaris, Vios, Corolla và Hiace.
Thách thức
-> Cạnh tranh giữa các DN trong nước ngày càng cao và khốc liệt hơn.
- Tạo ra thách thức lớn đối với công nghiệp ô tô, xe máy của nước ta do Việt Nam đang dần trở thành một thị
trường hấp dẫn đối với công nghiệp ô tô- xe máy.
- trường Việt Nam đang trong quá trình mở cửa và hội nhập thu hút vốn đầu tư từ các nước trên thế giới,
đồng thời sự ổn định về chính trị cũng như nguồn tài nguyên và con người khá cao, đã thu hút nhiều vốn đầu
tư từ các nước trên thế giới.

9.


NGÀNH DA GIÀY
Cơ hội
-Thu nhập bình quân đầu người tăng đi đôi với đời sống người dẫn Việt Nam cũng tăng đáng kể. => Mở ra
cơ hội cho Thượng Đình hướng đến những sản phẩm có phân khúc cao hơn.
-Lạm phát tăng không quá cao khiến hoạt động mua bán các sản phẩm thiết yếu không bị xáo chộn, đặc biệt
là ở sản phẩm giày dép.
-Người tiêu dung vẫn tin dung và ưa chuộng dung hàng Việt Nam.
Thách thức


-Cơ hội mở ra cũng là thời điểm các đối thủ cạnh tranh tăng tốc => cần phải cạnh tranh với những đối thủ vô
cùng tiềm năng.
-Trình độ tay nghề của lao động còn thấp có thể dẫn đến chi phí lao động tăng. => Giảm năng suất lao động
và tăng chi phí sản xuất.
Xu hướng và thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng luôn thay đổi. Hàng Trung Quốc cạnh tranh với giá
thành rẻ và đa dạng mẫu mã, thường xuyên thay đổi kiểu dáng. Người Việt Nam vẫn còn xu hướng sính
hàng ngoại, đặc biệt là ở sản phẩm giày dép.



×