Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Kỹ năng của luật sư trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài advocacy skills in dispute settlement by commercial arbitration

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.78 KB, 20 trang )

THAM LUẬN

Kỹ năng của Luật sư trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Luật sư Nguyễn Mạnh Dũng/Lê Quang Hưng

Sự phát triển của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài .............................. 1

I.

II. Thực trạng về kỹ năng của luật sư trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Việt
Nam ................................................................................................................................................ 4
1. Chương trình đào tạo bậc đại học về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài .................... 4
2. Kỹ năng thực tiễn của Luật sư Việt nam trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ..... 6
III.

Các kỹ năng của Luật sư trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ........................ 10

1. Yêu cầu chung cần đạt được của chương trình đào tạo kỹ năng Luật sư trong giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài .............................................................................................. 10
2. Kỹ năng thực hành cho luật sư ........................................................................................ 12
2.1.

Kỹ năng tư vấn khách hàng sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
.................................................................................................................................... 12

2.2.

Kỹ năng soạn thảo thỏa thuận trọng tài ...................................................................... 13

2.3.


Kỹ năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích của một bên trong vụ kiện trọng tài trong

một bài giảng lý thuyết ......................................................................................................... 15

www.dzungsrt.com

HANOI OFFICE:
Unit 6, 11th Floor, HAREC Bld, 4A Lang Ha, Ba Dinh Dist, Hanoi, S.R.Vietnam
Tel: +(84.4)3772 6970 / Fax: +(84.4) 3772 6971
SAIGON OFFICE:
7th Floor, 162 Pasteur, Ben Nghe Ward, Dist.1, HCMC, S.R.Vietnam
Tel: +(84.8) 3822 0076 / Fax: +(84.4) 3772 6971


I.

Sự phát triển của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Trong những năm qua, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Việt Nam đã đạt
được nhiều phát triển và bất chấp thực tế rằng số lượng vụ việc được giải quyết bằng trọng
tài là rất ít so với vụ việc tại Tòa án,1 không thể phủ nhận một thực tế rằng nhu cầu sử dụng
trọng tài đang ngày càng tăng tại Việt Nam.2 Hoạt động trọng tài tại Việt Nam đã phát triển
trên nhiều mặt, từ khung pháp lý cho giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, nhận thức về trọng
tài đến cả số lượng và chất lượng của đội ngũ luật sư, chuyên gia và trọng tài viên. Đặc biệt,
nhu cầu sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp cũng tăng đáng kể: chỉ tính riêng tại Trung
tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), số vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài năm
2013 đã đạt đến con số 99 vụ, gấp hơn 5 lần so với số liệu năm 2003 (khi pháp lệnh trọng tài
2003 được thông qua) và hơn 1.5 lần so với số liệu năm 2010 (khi Luật trọng tài thương mại
2010 được thông qua).3 Con số đó còn chưa tính đến những vụ kiện trọng tài tại các trung
tâm trọng tài khác trên thế giới mà doanh nghiệp Việt Nam tham gia, ví dụ như Trung tâm

trọng tài quốc tế Singapore (SIAC), Trọng tài tổ chức bởi Hiệp hội bông quốc tế (ICA) hay
Phòng Thương mại Quốc tế (ICC).
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nêu trên của hoạt động trọng tài và trong bài
tham luận này tác giả xin phân tích động lực chính thúc đẩy sự phát triển của trọng tài tại
Việt Nam, đó là sự phát triển của nền kinh tế và việc mở cửa thị trường, hội nhập với sân
chơi quốc tế. Cụ thể hơn, sự phát triển của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
là hệ quả tất yếu từ việc nền kinh tế ngày càng mở cửa và thu hút đầu tư nước ngoài.
Đầu tiên, dễ nhận thấy các nhà đầu tư cũng như đối tác nước ngoài khi đầu tư vào thị trường
Việt nam cần được đảm bảo rằng mọi tranh chấp sẽ được giải quyết một cách công bằng,
nhanh chóng, hiệu quả và bảo mật – cùng với một phán quyết chung thẩm và có giá trị thi
1

Luật sư Nguyễn Mạnh Dũng là Thạc sỹ chuyên sâu Giải quyết tranh chấp quốc tế (Anh), Giám đốc Công ty Luật TNHH Tư vấn
Độc Lập, thành viên Viện Trọng tài (CIArb), Lê Quang Hưng là trợ lý nghiên cứu chuyên sâu về Trọng tài quốc tế.
2
Tham khảo số lượng vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC tại
/>3
Dựa theo số liệu đăng trên website của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC, truy cập tại />
1


hành ở mọi quốc gia là thành viên của Công ước New York 1958 (149 quốc gia và vùng lãnh
thổ)4. Trong một khảo sát về nhu cầu sử dụng trọng tài năm 2013 tiến hành bởi trường Đại
học Queen Mary, London và Công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC), 62% các
Doanh nghiệp được hỏi cho rằng trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp tối ưu khi họ
là Nguyên đơn và 60% Doanh nghiệp, với tư cách là Bị đơn, đồng ý rằng trọng tài là phương
thức ưa thích. Trong một điều tra khác của Hãng Luật Hogan Lovells LLC năm 2014, 500
doanh nghiệp lớn trên thế giới đưa điều khoản trọng tài vào 75% số hợp đồng mà họ ký5. Do
đó, cùng với việc mở cửa thị trường, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và
các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng trong việc chọn trọng tài làm phương

thức giải quyết tranh chấp – ví dụ như khi các đối tác nước ngoài đưa điều khoản trọng tài
vào trong thỏa thuận, hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam. Trong chiều ngược lại, khi
doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài hoặc ký những hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế, việc chọn giải quyết tranh chấp tại các trung tâm trọng tài trung lập sẽ giảm thiểu rủi
ro pháp lý, thời gian cũng như tiền bạc cho doanh nghiệp Việt Nam hơn rất nhiều so với việc
phải tranh tụng tại tòa án nước ngoài.
Đối với chính phủ Việt Nam, việc mở cửa thị trường và thu hút đầu tư đồng nghĩa với việc
chấp nhận rủi ro từ những vụ kiện trọng tài đầu tư theo khuôn khổ Hiệp định đầu tư song
phương (BIT), đa phương hay những Hiệp định thương mại khu vực (FTA) hay song phương
(BTA). Trong BTA mà Việt Nam ký với Mỹ năm 2001, tạo cơ sở để Việt Nam mở cửa thị
trường và gia nhập WTO sau này, Điều 4 về Giải quyết Tranh chấp thuộc Chương IV: Phát
triển quan hệ đầu tư quy định mọi tranh chấp nhà đầu tư và chính phủ sẽ giải quyết bằng
trọng tài. Một vài ví dụ khác như trong BIT Việt Nam – UK, Điều 8 cho phép giải quyết
tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia theo Trọng tài ad hoc theo UNCITRAL hoặc Trọng
tài ICSID nếu không thể hòa giải sau 03 tháng, hay tương tự tại BIT Việt – Úc Điều 11-13
hoặc BIT Việt – Czech Điều 8-9 v.v. Đặc biệt, những hiệp định đa phương quy mô lớn như
FTA khu vực ASEAN (Điều 21 FTA ASEAN – Úc – New Zealand) hay TPP (dự thảo
chương đầu tư) cũng đều có điều khoản trọng tài.

4
5

Dữ liệu về Công ước New York 1958 có thể tham khảo tại: />Xem tai: />
2


Theo đó, đối với những nhà đầu tư từ các quốc gia mà Việt Nam ký kết hiệp định nêu trên,
chính phủ Việt Nam thực hiện một số cam kết để bảo đảm khoản đầu tư nước ngoài sẽ không
bị xâm phạm, quốc hữu hóa hay nhà đầu tư sẽ được đối xử công bằng, bình đẳng. Cũng theo
những hiệp định trên, nếu nhà đầu tư cho rằng chính phủ vi phạm những cam kết bảo hộ đầu

tư nêu trên, nhà đầu tư có quyền khởi kiện chính phủ Việt Nam ra trọng tài quốc tế. Ví dụ
gần đây nhất là vụ kiện của ông Micheal Mckenzie với chính quyền tỉnh Bình Thuận tại
trọng tài tổ chức bởi Tòa Trọng tài thường trực PCA tại La Hay, Hà Lan mà Việt Nam đã
được Hội đồng trọng tài xử thắng do ông Micheal Mckenzie không chứng minh được tư cách
nhà đầu tư theo Hiệp định thương mại Việt Mỹ, đồng thời trong khi khởi kiện đã vi phạm
nguyên tắc thiện chí.6 Ngoài ra còn một số vụ kiện trọng tài đầu tư tiêu biểu khác mà chính
phủ Việt Nam là bị đơn như vụ Trịnh Vĩnh Bình (đã thương lượng thành công) và vụ
Dialasie SAS (khởi kiện theo Hiệp định đầu tư Việt – Pháp đang tiến hành theo quy tắc
UNCITRAL và điều hành bởi Tòa trọng tài thường trực PCA). Mặt tích cực trong những vụ
kiện trọng tài đầu tư nêu trên là việc chính phủ Việt Nam đã phản ứng hết sức nhanh nhạy và
kịp thời trong từng vụ kiện. Hơn nữa, để chuẩn bị tốt cho những vụ kiện đầu tư có thể xảy ra,
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ Việt
Nam và nhà đầu tư nước ngoài qua Quyết định số 680/Đ-TTg ngày 03/05/2013, sau đó là
Quyết định số 04/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 ban hành Quy chế phối hợp trong giải
quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Những hoạt động và vụ kiện trọng tài đầu tư nêu trên sẽ tăng
cường nhận thức về hoạt động trọng tài, đồng thời khẳng định trọng tài là một trong những
phương thức giải quyết tranh chấp tối ưu và hiệu quả nhất.

Sự phát triển trọng tài tại Việt Nam nằm trong sự phát triển chung của trọng tài trong khu
vực Châu Á Thái Bình Dương, khi việc đẩy mạnh hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng
tài là một phần trong kế hoạch thu hút đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Không quá ngạc nhiên
khi Singapore và Hong Kong, hai trong số những nền kinh tế năng động bậc nhất trong khu
vực trở thành những trung tâm trọng tài hàng đầu thế giới với sự ủng hộ tuyệt đối của chính
phủ về cơ sở vật chất cũng như khung pháp lý cho hoạt động trọng tài. Bên cạnh đó, Trung
Quốc, Hàn Quốc và Australia cũng có những bước phát triển đầy tham vọng trong việc thúc
đẩy hoạt động trọng tài – kể cả trọng tài thương mại lẫn trọng tài đầu tư. Australia trong
6

Xem tại: />
3



những năm gần đây đã mở hai trung tâm lớn cho hoạt động trọng tài tại Melbourne và
Sydney, Trung Quốc thực hiện một loạt biện pháp để đưa khung pháp lý cho trọng tài gần
hơn với tiêu chuẩn quốc tế (sửa đổi luật pháp, xây dựng một website chuyên đăng tải những
quyết định của Tòa án về việc công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài v.v...).
Myanmar là nước có nền kinh tế mới mở cửa cũng ngay lập tức trở thành thành viên của
Công ước New York 1958 như một phần tất yếu trong kế hoạch thu hút vốn đầu tư. Đối với
Việt Nam, chính phủ Việt Nam đã ký kết rất nhiều những hiệp định thương mại, hiệp định
đầu tư song phương và đa phương với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Đặc biệt trong thời gian tới, nhiều khả năng Việt Nam sẽ tham gia vào Hiệp định Đối tác
Thương mại xuyên Châu Á Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –
EU, hay phê chuẩn Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)
v.v. Chính việc mở cửa thị trường và hòa nhập tích cực vào sân chơi quốc tế như vậy sẽ tạo
điều kiện thuận lợi để hoạt động trọng tài phát triển ở Việt Nam.

II.

Thực trạng về kỹ năng của luật sư trong giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài tại Việt Nam

Để đánh giá đúng thực trạng về kỹ năng của luật sư trong việc giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài tại Việt Nam, tham luận trước tiên sẽ xem xét chương trình đào tạo ở bậc đại học về
trọng tài để xem xét luật sư Việt Nam trước khi hành nghề sẽ hiểu thế nào về trọng tài tại
Việt Nam nói riêng và trọng tài quốc tế nói chung, cũng như đánh giá xem luật sư đã được
trang bị như thế nào để tư vấn, đại diện cho khách hàng trong một vụ việc trọng tài trên thực
tế. Sau đó, tham luận mới đi vào phân tích trực tiếp kỹ năng của luật sư trong giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài hiện nay tại Việt Nam và chỉ ra một số tồn tại có thể khắc phục ngay từ
trong chương trình giảng dạy và quá trình đào tạo kỹ năng nghề.
1. Chương trình đào tạo bậc đại học về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Ở bậc đại học, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể được giảng dạy như một môn học
riêng biệt như tại khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao. Phổ biến hơn, trọng tài cũng có
4


thể được đưa vào thành một phần trong các bộ môn khác như Luật Thương mại, Luật thương
mại quốc tế hay Tư pháp quốc tế như ở các trường Đại học luật Hà Nội và Đại học luật TP
Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, dù có khác nhau trong chương trình đào tạo, có một điểm chung là
thời lượng giảng dạy giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, cũng như những kiến thức trang bị
trong khóa học không thể nào đủ để trang bị cho sinh viên khi ra trường muốn theo đuổi con
đường luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực trọng tài và giải quyết tranh chấp thương mại quốc
tế.
Đầu tiên, chương trình đào tạo ở bậc đại học chỉ nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức
cơ bản nhất về trọng tài như là một phương thức giải quyết tranh chấp. Ví dụ, chương trình
của đại học luật Hà Nội mà tác giả được tham khảo tập trung cung cấp những kiến thức sau:





Khái niệm phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Các loại trọng tài thương mại
Trình tự tiến hành trọng tài
Thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài

Chương trình trên nằm trong hệ thống giảng dạy bộ Luật thương mại quốc tế của Đại học
Luật Hà Nội, một trong những chương trình đào tạo hiện đại và chất lượng nhất hiện nay tại
Việt Nam. Tuy nhiên, những kiến thức trên, đa phần dưới dạng lý thuyết chỉ đưa ra cái nhìn
sơ bộ cho sinh viên về trọng tài thương mại. So sánh với nội dung và thời lượng giảng dạy về
trọng tài tại các trường đại học hàng đầu trên thế giới như của trường đại học Queen Mary,

London7 hay Pepperdine, Mỹ8 thì rõ ràng sinh viên Việt Nam vẫn chưa được trang bị kỹ về
kiến thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Ví dụ, bản thân quá trình giải quyết tranh chấp
trọng tài trong tranh chấp đầu tư, xây dựng hay thương mại đều có những khác biệt đáng kể,
và lý thuyết áp dụng trong từng loại tranh chấp cũng khác nhau. Với tranh chấp đầu tư, ngoài
kiến thức về trọng tài còn phải tham khảo thêm kiến thức về Luật đầu tư, định nghĩa đầu tư
trong những hiệp định song phương, đa phương vì những yếu tố trên ảnh hưởng trực tiếp đến
thẩm quyền của Hội đồng trọng tài (tham khảo vụ Bình Thuận bị ông Micheal Mackenzie
khởi kiện gần đây: Hội đồng trọng tài sau phiên xem xét về thẩm quyền đã không tiếp tục
7

Xem tham khảo đề cương giảng dạy chương trình Giải quyết tranh chấp của trường đại học Queen Mary tại:
/>8
Xem thảm khảo đề cương giảng dạy chương trình Trọng tài thương mại quốc tế của trường đại học Pepperdine tại
/>
5


xem xét nội dung vì cho rằng ông Mackenzie không chứng minh được tư cách nhà đầu tư
theo định nghĩa tại Hiệp định thương mại tự do Việt Mỹ). Hay như trong tranh chấp xây
dựng, việc có nhiều nhà thầu phụ và các bên có quyền và lợi ích liên quan dẫn đến việc chú
trọng đặc biệt vào các vấn đề như hợp nhất các vụ kiện trọng tài v.v. Chưa kể, trọng tài còn
cần được giảng dạy trong mối quan hệ với tòa án, với thương lượng và hòa giải để sinh viên
hiểu rõ những khác biệt trong các phương thức giải quyết tranh chấp, để lựa chọn hoặc kết
hợp các phương thức trong từng tranh chấp cụ thể.
Về cấu trúc của chương trình, các trường đại học nổi tiếng trên thế giới đều chú trọng vào
việc kết hợp lý thuyết với thực tiễn và tập trung nâng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên,
và đưa phiên xử giả định (moot court, mock arbitration tùy theo cách gọi của từng trường) trở
thành một phần trong chương trình giảng dạy. Thông qua những phiên xử giả định, giảng
viên có thể trực tiếp hướng dẫn sinh viên về kỹ năng soạn thảo bản ý kiến, bản lập luận, tư
duy chiến thuật hay kỹ năng tranh tụng trong trọng tài. Đồng thời, thông qua những tranh

chấp phát sinh từ những điểm chưa rõ trong pháp luật, sinh viên còn cải tiến được kỹ năng
giải thích pháp luật một cách chủ động hơn là thụ động nghe giảng. So với chương trình đào
tạo tại Việt Nam, những năm gần đây các trường đại học mới bắt đầu tổ chức những phiên xử
giả định như vậy – nhưng so với thời lượng mà các chương trình đào tạo nước ngoài dành
cho hoạt động này thì phiên xử giả định ở đại học Việt Nam vẫn còn khiêm tốn.
Như vậy, sinh viên sau khi ra trường chỉ nắm được sơ bộ về lý thuyết giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài mà hầu như không có kiến thức thực tiễn. Ấn tượng về những ưu điểm của
trọng tài sẽ bị ảnh hưởng bởi tư duy vốn quen thuộc với tố tụng tại tòa án, cùng với nghi ngờ
liệu trọng tài có thực sự tối ưu khi hầu hết các vụ tranh chấp thương mại hiên tại đều được
các bên đưa ra giải quyết tại tòa.

2. Kỹ năng thực tiễn của Luật sư Việt nam trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Đầu tiên cần khẳng định rằng trong những năm qua, số lượng luật sư có trình độ chuyên môn
cao trong lĩnh vực trọng tài ngày càng tăng. Nhiều luật sư cũng nắm vững trình tự thủ tục tố
tụng trọng tài và được tin tưởng chỉ định làm trọng tài viên trong nhiều vụ kiện trọng tài
6


không chỉ ở trong nước mà cả quốc tế. Tuy nhiên, để phù hợp với mục đích của tham luận
này, tác giả chỉ tập trung khai thác những mặt còn hạn chế trong kỹ năng của luật sư khi tham
gia giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Việt Nam với hi vọng Học viện Tư pháp có thể
xây dựng một chương trình đào tạo phù hợp để khắc phục những hạn chế nêu trên.
Như đã giải thích, những ấn tượng về trọng tài của sinh viên học được trong 1-2 tháng có lẽ
rất khiêm tốn nếu so với ảnh hưởng của quá trình tố tụng tại tòa án – chương trình mà sinh
viên tại các trường luật được học hết năm nay qua năm khác. Vì vậy, việc bị ảnh hưởng nặng
nề bởi tư duy tố tụng tại tòa án trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là khó tránh khỏi.
Hơn nữa, bản thân việc luật sư quen thuộc với tố tụng tòa án hơn trọng tài là hoàn toàn dễ
hiểu nếu xét trên thực tế tại Việt Nam hiện nay. Điều đáng nói là nếu áp dụng tùy tiện những
kỹ năng tranh tụng tại Tòa án vào trong tố tụng trọng tài sẽ gây ra nhiều hậu quả, thiệt hại
cho khách hàng.

Ví dụ như tại Tòa án, việc đợi đến phiên xử mới đưa ra hết các luận điểm, bằng chứng là một
thực tiễn quen thuộc. Tuy nhiên, tại trọng tài, để giải quyết tranh chấp hiệu quả, các bên cần
cung cấp đầy đủ bằng chứng và lập luận và quá trình tranh luận tại phiên họp giải quyết tranh
chấp chỉ là để giúp Hội đồng Trọng tài hiểu rõ hơn những điểm chưa rõ trong tình tiết vụ việc
và lập luận của các bên. Việc một bên đợi đến phiên họp giải quyết tranh chấp mới nộp thêm
bằng chứng thường dẫn đến việc Hội đồng Trọng tài hoãn phiên họp để Hội đồng Trọng tài
và bên còn lại có thời gian xem xét cẩn thận hơn – và bên gây trì hoãn có thể sẽ phải chịu
phần chi phí phát sinh do mình gây ra. Nên nhớ, chi phí trong tố tụng trọng tài thường không
nhỏ, nếu là trọng tài quốc tế thì chi phí một bên bỏ ra để tham gia phiên họp có thể lên đến
hàng trăm triệu đồng. Ở đây, luật sư đã gây thiệt hại không đáng có cho khách hàng vì áp
dụng kỹ năng tranh tụng tại Tòa án vào tố tụng trọng tài. Chưa kể, trong tố tụng trọng tài, nếu
phát hiện thấy những sai phạm về tố tụng mà không phản đối kịp thời, một bên sẽ bị mất
quyền phản đối – vì vậy việc luật sư đợi đến phiên họp giải quyết tranh chấp mới nêu hết
những phản đối trong khi đã nhận thức được sai phạm từ lâu hoàn toàn có thể làm một bên
mất quyền phản đối, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng.

7


Một ví dụ khác là việc áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản giải thích trong tố tụng
trọng tài. Thủ tục tố tụng trọng tài được điều chỉnh bởi Luật trọng tài thương mại năm 2010
và Quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài điều hành quá trình giải quyết tranh chấp của các
bên và Bộ luật tố tụng dân sư không thể áp dụng trực tiếp vào trong quá trình tố tụng trọng
tài. Các thủ tục về chuyên gia, sử dụng chuyên gia hay đánh giá chứng cứ trong tố tụng trọng
tài cũng hết sức đa dạng và thường sẽ được áp dụng linh hoạt trong từng vụ việc. Ví dụ, các
bên có thể đồng ý đối chất nhân chứng, tham vấn trực tiếp chuyên gia hay để các chuyên gia
trong cùng một lĩnh vực tranh luận trực tiếp để tìm ra phương thức tối ưu nhất9 – nhưng đối
khi, Hội đồng trọng tài chỉ cần trưng cầu một bản ý kiến chuyên gia hay một báo cáo giám
định bằng văn bản. Trong khi đó, những thủ tục tố tụng tại Tòa án đều phải được tuân thủ
nghiêm ngặt, và nếu áp dụng cứng nhắc tư duy tranh tụng tại Tòa, luật sư sẽ không tận dụng

được tính linh hoạt của trọng tài. Đối với doanh nghiệp, thời gian cũng quý như tiền bạc, và
sẽ là một sơ suất lớn nếu luật sư không thể tận dụng được những ưu điểm của trọng tài để
giải quyết vụ tranh chấp của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Việc áp dụng kỹ năng trong tố tụng tại Tòa án vào Trọng tài, suy cho cùng, cũng chỉ là một
hệ quả của việc Luật sư không được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài. Những vấn đề như phản đối về thẩm quyền, về hiệu lực và phạm vi của
thỏa thuận trọng tài, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trọng tài, phản đối tính vô tư
khách quan của trọng tài viên v.v. không hoàn toàn quen thuộc với nhiều luật sư. Ví dụ, có
thể có trường hợp các bên khởi kiện ra trọng tài trong khi chưa hoàn tất thủ tục thương lượng
như điều khoản trọng tài quy định, hoặc khởi kiện một bên vi phạm nhiều hợp đồng khác
nhau ra cùng một vụ tranh chấp đều ảnh hưởng lớn đến thẩm quyền của Hội đồng trọng tài,
và dù đạt được kết quả có lợi cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong khâu thi hành phán quyết.
Rõ ràng, việc các luật sư tham gia giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong khi chưa được
trang bị đầy đủ về kiến thức và kỹ năng sẽ hạn chế những ưu điểm của phương thức trọng tài,
đồng thời không thể đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng một cách tối ưu nhất. Những
hạn chế của việc không được trang bị đầy đủ sẽ càng bộc lộ rõ hơn trong quá trình tố tụng
trọng tài quốc tế, khi luật sư Việt Nam phải đấu trí với những luật sư quốc tế và trình bày
9

Xem khảo sát về thủ tục trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore SIAC tại

8


luận điểm để thuyết phục những trọng tài viên nước ngoài đến từ những nền tài phán rất khác
so với Việt Nam (ví dụ như những quốc gia theo hệ thống thông luật).
Tác giả cho rằng không thể đổ lỗi cho quá trình đào tạo trong bậc đại học về vấn đề này, vì
dù sao chương trình giảng dạy về trọng tài trong bậc học này chỉ có thể đưa ra những kiến
thức lý thuyết cơ bản về trọng tài và giải thích pháp luật, trong khi trong một vụ kiện thực tế,
bên cạnh giải thích pháp luật thì việc chuẩn bị chứng cứ và tính đến khả năng thi hành phán

quyết quan trọng không kém việc áp dụng, giải thích pháp luật khi tranh tụng. Trong một bài
viết về kỹ năng của luật sư trong trọng tài quốc tế, tác giả David JA Cairns10, giám đốc một
hãng luật quốc tế, luật sư và là trọng tài viên trong hàng chục vụ tranh chấp thương mại và
đầu tư đã tổng kết trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, luật sư đóng 4 vai trò: hoạch
định chiến thuật, điều tra nghiên cứu (hỏi nhân chứng, tham vấn chuyên gia, tìm hiểu hồ sơ
v.v.), đại diện bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng trong tố tụng, quản lý vụ việc (phân bổ
chi phí, quản lý hồ sơ, phối hợp với đồng nghiệp). Ông cũng đúc kết rằng luật sư cần 6 kỹ
năng chính để đảm đương luân phiên 4 vài trò nêu trên:
- Chuyên môn về pháp luật (legal expertise)
- Suy luận logic (logical reasoning)
- Kỹ năng hỏi và trả lời (Question and Answer Technique)
- Kỹ năng biểu đạt (Expression)
- Hành xử theo tiêu chuẩn (Ethics)
- Tư duy chiến thuật (Tact)
Rõ ràng, xét trên chuẩn mực của một luật sư quốc tế, trường đại học chỉ có thể tập trung vào
chuyên môn về pháp luật và suy luận logic, trong khi 4 kỹ năng còn lại hầu hết các luật sư
Việt Nam hiện nay đều phải tự bồi dưỡng, nâng cao thông qua quá trình đào tạo sau đại học
và thực tiễn hành nghề.

10

David JA Cairns, , Advocacy and the Functions of Lawyers in International Arbitration in M. Á. FERNÁNDEZBALLESTEROS & DAVID ARIAS eds. Liber Amicorum Bernardo Cremades
(Wolters Kluwer España, 2010) pp. 291-307.

9


Chính vì vậy, tại phần III sau đây, tham luận sẽ trình bày các kỹ năng mà chương trình đào
tạo của Học viện tư pháp có thể tập trung cải thiện cho học viên, giúp học viên trở thành
những luật sư có khả năng và đáng tin cậy để tham gia giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.


III.

Các kỹ năng của Luật sư trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

1. Yêu cầu chung cần đạt được của chương trình đào tạo kỹ năng Luật sư trong giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài
Chương trình đào tạo của Học viện tư pháp về kỹ năng của Luật sư trong giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài, trước tiên theo quan điểm của chúng tôi phải kế thừa được những khái
niệm cơ bản được giảng dạy ở bậc đại học về trọng tài. Tức là, những kỹ năng của luật sư
phải được áp dụng sao cho (i) luật sư phải tận dụng tối đa những ưu điểm của trọng tài và (ii)
phải nắm vững những nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Những nguyên tắc cơ bản để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được quy định tài Điều 4
Luật Trọng tài thương mại Việt Nam nên được trình bày một bài lý thuyết chung bao gồm
các nội dung cụ thể sau:
- Tôn trọng thỏa thuận của các Bên (Party Autonomy): thỏa thuận của các bên được Ủy
ban Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế UNCITRAL coi là nguyên tắc cơ bản nhất
(magna cata) trong thủ tục tố tụng trọng tài. Mặc dù vẫn chịu một số hạn chế và vẫn phải
tuân thủ pháp luật, trong tố tụng trọng tài các bên có quyền thỏa thuận về cách tiến hành tố
tụng, phạm vi thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, lựa chọn trung tâm và địa điểm giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài v.v.
- Độc lập, vô tư, khách quan của Trọng tài viên (Independence and Impartiality): một
nguyên tắc cơ bản khác của trọng tài đó là Trọng tài viên thì “không thể vừa đá bóng, vừa
thổi còi”, tức là Trọng tài viên không được thiên vị. Do đó, bên cạnh chuyên môn của Trọng
tài viên, luật sư cần nắm vững những tiêu chuẩn quốc tế về nghĩa vụ tiết lộ và tính vô tư
10


khách quan của trọng tài viên (có thể tham khảo thêm bảng hướng dẫn của Hiệp hội luật sư
quốc tế IBA về vấn đề này) để lựa chọn một trọng tài viên phù hợp và kịp thời phản đối

những trọng tài viên mà luật sư nghi ngờ thiếu vô tư, khách quan cũng như bảo vệ trọng tài
viên mà mình cho là đủ tiêu chuẩn trước phản đối của bên còn lại.
- Các bên đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, các bên phải được tạo điều kiện để thưc
hiện quyền và nghĩa vụ của mình (Due Process and equal treatment): nguyên tắc này của
pháp luật Việt Nam thống nhất với thực tiễn thế giới, đó là các bên phải được đảm bảo bình
đẳng và tạo điều kiện để trình bày quan điểm của mình. Đây là nguyên tắc phổ biến để dựa
vào đó các Bên đưa ra những yêu cầu về mặt tố tụng: ví dụ như gia hạn thời gian chuẩn bị
bản luận cứ, đề nghị triệu tập nhân chứng v.v. hay bác bỏ những yêu cầu tố tụng vô lý của
bên kia để đảm bảo bình đẳng, công bằng trong tố tụng. Cần lưu ý rằng đối xử bình đẳng
không có nghĩa là đối xử các bên theo một trình tự tương đương giống hệt nhau – nhất là
trong những vụ kiện bị đơn từ chối tham dự và Hội đồng trọng tài phải mở phiên xử vắng
mặt (Ex-parte Proceedings). Khi đó, luật sư cần đảm bảo rằng bên vắng mặt đã được tạo điều
kiện để thực hiện quyền của mình nhưng tự từ bỏ không thực thi quyền tố tụng đó.
- Bảo mật trừ khi các bên thỏa thuận khác(Confidentiality): Luật sư cần lưu ý rằng mọi
thông tin về tranh chấp tại trọng tài không được công khai, vì riêng thông tin tranh chấp có
thể làm ảnh hưởng đến uy tín và làm mất mối làm ăn của một doanh nghiệp.
- Tính chung thẩm của Phán quyết (Finality): Phán quyết trọng tài là chung thẩm và luật
sư cần lưu ý không thể yêu cầu tòa án xem xét lại nội dung Phán quyết. Luật sư chỉ có thể xin
hủy phán quyết dựa trên các căn cứ như tại Điều 68 của LTTTM hoặc xin từ chối công nhận
và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài theo Điều V Công ước New York 1958.
Trong cả hai trường hợp, nghĩa vụ chứng minh đều thuộc về bên phản đối và luật sư cần lưu
ý để chuẩn bị tài liệu, luận cứ phù hợp.
Ngoài ra, luật sư cũng cần phải lưu ý những nguyên tắc cơ bản trong trọng tài quốc tế như
tính độc lập của thỏa thuận trọng tài (separability), quyền của Hội đồng trọng tài tự xem xét
thẩm quyền của mình (competenz-competenz) v.v. Những kiến thức này có thể kế thừa từ
bậc đại học và Học viện chỉ đóng vai trò định hướng hoặc tổng kết lại việc áp dụng những
nguyên tắc này trong thực tiễn tố tụng.

11



Và tại phần 2 dưới đây, tham luận sẽ đi cụ thể vào các kỹ năng mà học viên cần được trang bị
để áp dụng nhuần nhuyễn kiến thức lý thuyết vào thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng
tài.
2. Kỹ năng thực hành cho luật sư
Khi học viên đã nắm vững lý thuyết và pháp luật, Chương trình đào tạo luật sư của Học viện
Tư pháp còn đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong việc giúp học viên nắm được những kỹ
năng thực hành, để có thể áp dụng kiến thức pháp luật vào thực tiễn. Theo đó, luật sư Việt
Nam cần nắm vững 3 kỹ năng thực hành cơ bản như sau:
- Kỹ năng tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng phương thức trọng tài hoặc các phương
thức giải quyết tranh chấp khác thay thế tranh tụng tại Tòa án (ADR) và Kỹ năng soạn thảo
thỏa thuận trọng tài thông qua bài tập thực hành (Case Study 1);
- Kỹ năng đại diện, bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong tố tụng trọng tài đối với từng vụ
việc cụ thể thông qua Bài tập tình huống (Case Study 2).
Tham luận sau đây sẽ đi sâu phân tích những điểm đáng lưu ý để rèn luyện 3 kỹ năng nêu
trên.

2.1.Kỹ năng tư vấn khách hàng sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Đầu tiên, luật sư cần giúp khách hàng hiểu rõ thế nào là phương thức giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài để lựa chọn phương thức này cho các hợp đồng giao dịch cụ thể. Theo quy
định tại Khoản 1, Điều 3 Luật trọng tại thương mại năm 2010 “Trọng tài thương mại là
phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định
của Luật trọng tài thương mại”. Tuy nhiên, quy định trên chỉ để giải thích từ ngữ trong việc
áp dụng Luật trọng tài thương mại và không nhằm mục đích bao quát hết bản chất của trọng
tài. Nhìn chung, trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài
viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra một phán
12


quyết buộc các bên tranh chấp phải thực hiện (là hình thức kết hợp giữa yếu tố thỏa thuận và

tài phán). Bên cạnh thương lượng, hòa giải hay tố tụng tại tòa án, trọng tài là một trong
những phương thức phổ biến nhất để giải quyết tranh chấp với nhiều ưu điểm nổi bật ví dụ
như:


Tôn trọng thỏa thuận của các bên.



Thủ tục mềm dẻo, linh hoạt



Chuyên môn của Hội đồng trọng tài phù hợp với từng tranh chấp.



Tính bảo mật của quá trình giải quyết tranh chấp



Nhanh chóng, hiệu quả, minh bạch.



Vai trò hỗ trợ của tòa án



Tính trung lập trong giải quyết tranh chấp quốc tế.




Tính chung thẩm và khả năng thi hành của phán quyết trọng tài.

2.2.Kỹ năng soạn thảo thỏa thuận trọng tài
Một khi khách hàng đã quyết định lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, luật sư cần
nắm vững kỹ năng soạn thảo một thỏa thuận trọng tài cụ thể để tránh rơi vào trường hợp bị
vô hiệu hay không thể thực hiện được. Đồng thời, luật sư cũng phải lựa chọn tổ chức trọng
tài, lựa chọn quy tắc tố tụng trọng tài, số lượng trọng tài viên, địa điểm giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài và luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài.
 Lựa chọn tổ chức trọng tài:


Uy tín quốc tế



Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành, giúp việc



Quy tắc hành chính



Quy tắc tố tụng




Các dịch vụ cung cấp



Danh sách trọng tài viên: tiêu chuẩn, quy trình tuyển chọn và đào tạo



Chi phí hành chính, lệ phí trọng tài, phí trọng tài viên và các chi phí khác
13




Chịu sự điều chỉnh của Luật trọng tài

Luật sư tham khảo những yếu tố nêu trên để lựa chọn một trung tâm trọng tài phù
hợp. Ví dụ như trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam hoạt động với tiêu chí thân
thiện, minh bạch, hiệu quả và phí trọng tài tương đối thấp. Trong khi đó, với SIAC,
HKIAC hay ICC sở hữu cơ sở vật chất hiện đại và ban thư ký điều hành gồm nhiều
luật sư có kinh nghiệm quốc tế - ngoài ra SIAC, LCIA hay ICC còn có tòa trọng tài
xử lý nhanh gọn các phản đối về trọng tài viên hay thẩm quyền. Lựa chọn tổ chức
trọng tài cũng phụ thuộc vào quy tắc tố tụng trọng tài và địa điểm giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài.
 Lựa chọn quy tắc tố tụng trọng tài:


Tổ chức trọng tài có cho phép áp dụng quy tắc tố tụng khác hay không? Cần
lưu ý rằng đối với nhiều trung tâm trọng tài, việc chọn bộ quy tắc của họ cũng
đồng nghĩa với việc lựa chọn tổ chức đó để điều hành vụ kiện trọng tài




Quy tắc tố tụng trọng tài có phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế - Quy tắc trọng tài
của UNCITRAL hay không?



Mức độ can thiệp của tổ chức trọng tài vào việc xét xử hay tính độc lập



Sự tự do lựa chọn của các bên có được tôn trọng hay không

 Lựa chọn số lượng trọng tài viên: thông thường số lượng trọng tài viên thường là 1
hoặc 3. Với 3 trọng tài viên, các bên có thể chỉ định trọng tài viên có thể hiểu tốt nhất
những lập luận của mình (ví dụ cùng chuyên môn trong lĩnh vực tranh chấp, am hiểu
hệ thống pháp luật mà bên mình sẽ trình bày v.v.) đồng thời Hội đồng trọng tài gồm 3
trọng tài viên tiện cho từng thành viên thảo luận, trao đổi hơn. Trong khi đó, với 1
trọng tài viên, quá trình giải quyết tranh chấp sẽ nhanh chóng, tiết kiệm hơn.
 Lựa chọn địa điểm giải quyết tranh chấp: lựa chọn địa điểm giải quyết tranh chấp
là một lựa chọn quan trọng hàng đầu khi soạn thảo thỏa thuận trọng tài. Địa điểm này
phải thuận tiện cho việc di chuyển của các bên. Đồng thời, khung pháp lý và hệ thống
tòa án tại địa điểm giải quyết tranh chấp cũng đặc biệt quan trọng: luật trọng tài tại
địa điểm giải quyết sẽ áp dụng trực tiếp vào vụ kiện, và tòa án cũng có vai trò hỗ trợ
vụ kiện trọng tài ví dụ như triệu tập nhân chứng, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
14


thời, xem xét yêu cầu hủy phán quyết trọng tài v.v. Vì vậy cần xem xét Tòa án sở tại

có hỗ trợ trọng tài hay không? Và Luật trọng tài có phù hợp với Luật mẫu của
UNCITRAL hay không?
 Lựa chọn luật áp dụng thỏa thuận trọng tài: theo công ước New York mà Việt
Nam là thành viên, nếu các bên không có thỏa thuận, luật áp dụng cho thỏa thuận
trọng tài được mặc định là luật nơi ban hành phán quyết (Điều V.1.a). Luật áp dụng
thỏa thuận trọng tài sẽ điều chỉnh các yếu tố như sự tồn tại, hiệu lực hay tính khả thi
của thỏa thuận trọng tài – đồng thời cũng điều chỉnh vai trò của tòa án trong việc đảm
bảo thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài.
Luật sư cũng nên tham khảo điều khoản mẫu của các trung tâm trọng tài mà mình lựa
chọn11, đồng thời lưu ý Bản hướng dẫn về soạn thảo thỏa thuận trọng tài của Hiệp hôi
luật sư quốc tế IBA để đảm bảo một thỏa thuận đầy đủ, phù hợp nhất với đặc tính của
từng giao dịch pháp lý phức tạp và những tranh chấp tiềm tàng có thể phát sinh.
2.3.Kỹ năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích của một bên trong vụ kiện trọng tài trong một
bài giảng lý thuyết
2.3.1. Kỹ năng tư vấn
 Tư vấn sơ bộ và đánh giá ban đầu đối với một số vấn đề cơ bản khi giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài;
 Tư vấn về các giai đoạn tố tụng trọng tài cụ thể và các thời hạn, thời hiệu tương ứng;
 Đưa ra chiến lược trong từng giai đoạn tố tụng bao gồm cả khả năng áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời và thi hành phán quyết trọng tài sau này
 Lựa chọn trọng tài viên để thành lập hội đồng trọng tài


Tiêu chuẩn: Kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức

11

Xem điều khoản mẫu của VIAC tại
/>
15





Các phương thức đánh giá: xem xét nơi đào tạo, nơi làm việc, kinh nghiệm
thực tiễn, tham khảo đánh giá của thị trường và tìm hiểu chuyên môn chuyên
chuyên sâu của trọng tài viên.

 Xem xét phản đối về thẩm quyền
 Cân nhắc đề nghị xét xử sơ bộ về luật nội dung
 Tư vấn về phiên họp giải quyết tranh chấp cuối cùng
2.3.2. Chứng cứ trong tố tụng trọng tài
Các quy định về chứng cứ trong tố tụng trọng tài hết sức linh hoạt và đa dạng, không bị ràng
buộc như tố tụng tại Tòa án. Tuy nhiên, chính vì tính linh hoạt đa dang như vậy mà luật sư
càng cần phải được trang bị để sử dụng chứng cứ một cách tối ưu. Các bước sử dụng chứng
cứ trong trọng tài bao gồm:


Điều tra (Đ45 LTTTM)



Thu thập chứng cứ (Đ 46.1 và 46.2 LTTTM)



Trưng cầu giảm định, định giá tài sản (Đ 46.3 LTTTM)




Tham vấn chuyên gia (Đ. 46.4 LTTTM)



Yêu cầu Tòa án hỗ trợ thu thập chứng cứ (Đ 46.5 và 46.6 LTTTM)



Triệu tập người làm chứng và yêu cầu tòa án triệu tập người làm chứng (Đ 47)



Xem xét giá trị pháp lý của chứng cứ: không có những yêu cầu cao như của Tòa án,
nhưng việc nộp quá nhiều chứng cứ không liên quan dẫn đến rủi ro kéo dài quá trình
giải quyết tranh chấp và gây tốn kém cho khách hàng.

Đối với trọng tài quốc tế, hệ thống thông luật và dân luật thường có những thói quen tố tụng
khác nhau, ví dụ như một số hệ thống việc xét hỏi người làm chứng ngay tại phiên họp là hết
sức quen thuộc, nhưng tại một số hệ thống luật khác lại chỉ yêu cầu người làm chứng trả lời
trọng tài viên, hay thậm chí chỉ cần một bản khai. Hội đồng trọng tài quốc tế do đó thường
đưa ra những chỉ đạo về quy tắc chứng cứ trong từng vụ để đảm bảo tính ổn định xuyên suốt
quá trình tố tụng, hay thậm chí mở một phiên họp riêng để đánh giá chứng cứ và thống nhất
quy tắc chứng cứ. Về điểm này, Quy tắc chứng cứ của IBA được đánh giá cao trong thực tiễn
bởi Quy tắc này dung hòa được những thực tiễn xét xử của hệ thống thông luật và dân luật.
16


2.3.3. Biện pháp khẩn cấp tạm thời
 Phân loại biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể sử dụng (Điều 49.2 LTTTM)
 Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án và Hội đồng trọng tài

(Điều 48.1 và 49.3)
 Điều kiện áp dụng (Điều 49.4)
 Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 49.5)
 Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 50 và 51)
 Vai trò của Trọng tài viên khẩn cấp ở một số tổ chức trọng tài quốc tế
2.3.4. Kỹ năng soạn thảo các bản luận cứ
Trong việc soạn thảo các bản luận cứ, Luật sư cần lưu ý một số điểm sau:
 Xác định thẩm quyền của Tòa án có liên quan, tư cách pháp lý của các bên tham gia
tố tụng trọng tài, việc nhập và tách vụ kiện;
 Luật áp dụng cho tố tụng trọng tài, luật xem xét giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng
tài, luật áp dụng xem xét nội dung vụ việc;
 Quy tắc tố tụng trọng tài;
 Quy tắc xem xét; đánh giá giá trị pháp lý của chứng cứ
 Tư cách người đệ trình bản luận cứ
 Tuân theo các quy định về đệ trình chứng cứ, thời hạn nộp bản luận cứ theo quy tắc
mà các bên lựa chọn hay thời hạn ấn định bởi Hội đồng trọng tài.
2.3.5. Kỹ năng tranh luận tại phiên họp
Trước phiên họp:
 Chuẩn bị kỹ các hồ sơ, tài liệu cần thiết
 Nắm chắc các cơ sở pháp lý và lập luận nêu ra
 Nắm chắc trình tự, thủ tục phiên họp
 Phỏng vấn người làm chứng trước để chuẩn bị nếu cần thiết

17


Trong phiên họp:
 Tuân theo quy trình tố tụng mà Hội đồng trọng tài ban hành
 Trình bày các ý một cách rõ ràng, mạch lạc và phân bố thời gian hợp lý cho
từng luận cứ.

 Khi nhận thấy có sai sót về tố tụng, cần nêu ra ý kiến

Sau phiên họp:
 Cần xem xét kỹ biên bản phiên họp để kịp thời đính chính
 Chú ý các sai sót về tố tụng trong phiên họp
2.3.6. Lưu ý khi Thi hành Phán quyết trọng tài
Cần xác định vụ việc là trọng tài trong nước hay trọng tài nước ngoài để xem xét:


Các căn cứ và thời hạn để yêu cầu thi hành/từ chối thi hành



Tòa án có thẩm quyền xem xét đơn yêu cầu thi hành



Các vấn đề khác như án phí, lệ phí yêu cầu thi hành, các thủ tục liên quan đến
cơ quan thi hành án.
***

Trên đây là phần tham luận để góp phần trợ giúp Học viên tư pháp xây dựng chương trình đào
tạo các kỹ năng luật sư trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài kèm theo là Phụ lục các tài liệu
tham khảo có liên quan, hi vọng những đóng góp trên sẽ hữu ích để đào tạo được một lớp luật sư
không những có kiến thức pháp luật tốt mà còn thành thạo kỹ năng thực hành, đáp ứng nhu cầu
ngày một cao về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài./.

18



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các tài liệu về trọng tài bằng tiếng Việt:


Sổ tay Trọng tài viên – VCCI – VIAC



Kỹ năng cơ bản cho Trọng tài viên mới – Allan H. Goodman (Solomon Publication)



Trọng tài quốc tế và tòa án quốc gia: Câu chuyện không hồi kết – Albert Jan Van Den
Berg.



Tuyển tập một số văn bản về trọng tài và hòa giải thương mại



Các quyết định Trọng tài Quốc tế chọn lọc



Pháp luật và thực tiễn Trọng tài thương mại Quốc tế.



Hỏi đáp về luật Trọng tài thương mại – VCCI 2010




50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc



Trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp được lựa chọn



Tranh chấp từ hợp đồng xuất khẩu – Án lệ Trọng tài và kinh nghiệm



Kinh nghiệm thực tế giải quyết tranh chấp hợp đồng Thương mại - Hàng hải



Công ước New York 1958



Tư pháp quốc tế Việt nam – TS Đỗ Văn Đại – PGS.TS. Mai Hồng Quỳ. NXB Chính trị
quốc gia năm 2010



Tuyển tập các Bản án, Quyết định của Tòa án Việt nam về Trọng tài thương mại – TS.
Đỗ Văn Đại & TS. Trần Hoàng Hải. NXB Lao Động T3/2010.


Các tài liệu về kỹ năng luật sư trong trọng tài bằng tiếng Anh:


Albert Jan van den Berg, Arbitration Advocacy in Changing Times, ICCA Congress
Series No. 15 (Rio 2010)



David JA Cairns, “Advocacy and the Functions of Lawyers in International Arbitration”
in M. Á. FERNÁNDEZ-BALLESTEROS & DAVID ARIAS eds. Liber Amicorum
Bernardo Cremades (Wolters Kluwer España, 2010) pp. 291-307



S.I.Strong, “Research in International Arbitration: Special Courses, Special Skills”, The
American Review of International Arbitral Vol. 20 No.2 (2009)



UNCTAD Courses in International Arbitraiton, available at:
/>
19



×