Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành ngôn ngữ nhật tại trường đại học hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.28 MB, 110 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI
HỌC
HÀ NỘI



--------------------------------e a -----------------------------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU XÂY DựNG CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO THẠC s ĩ CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ NHẬT
TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HÀ NỘI
• HỌC


(Nghiệm thu ngày 22/5/2009, số QĐ: 515/QĐ-ĐHHN)

Chủ trì đề tài:
PGS.TS. Trần Thị Chung Toàn
GV. Nghiêm Việt Hương

H a n o i U n iv e r s ity

liuiíiìỉlll
À NỘI - NĂM 2009
000079815



B ộ CỈIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐAI HOC HÀ NÔI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU XÂY DựNG CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO
• THẠC
• s ĩ CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ NHẬT

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI
(Nghiệm thu ngày 22/5/2009, số QĐ: 515/QĐ-ĐHHN)



THƯVIẾM ĐẠI HỌC HÁ MỘI
HANOI UNIVERSITY LIBRARY

w ẵ

Chủ trì đề tài:
PGS.TS. Trần Thị Chung Toàn
GV. Nghiêm Việt Hương

HÀ NỘI - NĂM 2009


MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỬNG VẤN ĐỀ c ơ BẢN TRONG CHIÉN L ư ợ c XÂY DựNG

NGÀNH ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC VẺ NGÔN NGỮ NHẬT................................. 8
1.1.

Các căn cứ li luận và thực tiễn của việc xây dựng ngành đào tạo sau đại học
về Ngôn ngữ N hật......................................................................................................8
1.1.1. Quan hệ Việt - Nhật và nhu cầu xã hội............................................................ 8
1.1.2. Tình hình nghiên cứu Ngôn ngữ Nhật trong khu vực và trên thế giới..................... 11
1.1.3. Tình hình nghiên cứu Ngôn ngữ Nhật tại Việt N am ...................................12
1.1.4. Chiến lược phát triển đào tạo và nghiên cứu ngành Ngôn Ngữ N hật...................14
1.1.5. Vai trò và tiềm năng của Trường Đại học Hà Nội trong việc mở ngành đào
tạo sau đại học về Ngôn ngữ Nhật tại Việt N am .......................................... 16

1.2. Một số vấn đề cơ bản trong chiến lược và kể hoạch m ở ngành đào tạo............ 17
12 i.

tiêuvà nhiệmvụ chiấihiục mở n^rửi đào tạo ửiạcãr^ôn ngữ Nhật....................... 17

1.22. Dối tin?ngdảo tạo.................................................................................................................. 18

Đối tượng được đăng kí thi tuyển đầu vào................................................................ 18
1.2.3. Các khả năng thực tế và công tác chuẩn bị cho việc triển khai đào tạo....................19
CHƯƠNG 2. CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO........................................45
2.1. Các thông tin cơ bản về ngành nghề đào tạo...........................................................45
2.2. Nội dung chương trình khung tống hợp.................................................................. 45
2.3. Phăn bổ quĩ thời gian khỏa học................................................................................ 45
2.4. Chương trình tổng quát đào tạo theo tín ch ỉ...........................................................46

2.5. Phân bổ chi tiết môn học/học phần theo học k ì ................................................... 48
CHƯƠNG 3. ĐỀ CƯƠNG CHI TIÉT CÁC MÔN H Ọ C ................................................ 50
PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................104


PHÀN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu
Tại Trường Đại học Hà Nội, năm 1973, tiếng Nhật được đưa vào giảng dạy
cùng với tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung....vốn là các ngoại ngữ truyền
thống trong chương trình giảng dạy chính thức từ trước của nhà trường. Đến nay,
ngành tiếng Nhật đã có được một chặng đường phát triển dài với hơn 35 năm đào tạo
và nghiên cứu. Đặc biệt, từ năm 1999, với những thành tựu đã được khẳng định, ngành
tiếng Nhật đã được Bộ giáo dục và Đào tạo chính thức công nhận là một Khoa đảm
nhiệm vai trò đào tạo cử nhân ngôn ngữ Nhật1. Từ đó đến nay, cùng với sự lớn mạnh
đi lên của Nhà Trường, Khoa tiếng Nhật đã luôn phát huy vai trò quan trọng trong sự
nghiệp giáo dục, làm cầu nối cho quan hệ Việt- Nhật, góp phần vào công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước.
Năm 2008 là năm đánh dấu 35 năm xây dựng và phát triển quan hệ ngoại giao
Việt- Nhật. Từ khi Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào
năm 1973, qua nhiều bước thăng trầm, đến nay, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản đã
thực sự đi vào quĩ đạo phát triển bền vững và được triển khai rộng khắp trên nhiều lĩnh
vực. Trong chính sách ngoại giao của nước ta, Nhật Bản đã được xác định là đối tác
chiến lược lâu dài và bền vững, Nhật Bản hiện đang là nước có nguồn tài trợ ODA lớn
nhất trong các nước cung cấp nguồn viện trợ cho Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc
giảng dạy tiếng Nhật cũng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa thêm những nhiệm vụ
mới như giảng dạy thí điểm tiếng Nhật ở một số trường phổ thông (để dần nhân rộng
mô hình giảng dạy tiếng Nhật từ bậc phổ thông tại nhiều tỉnh thành trong cả nước),
mở thêm nhiều khóa giảng dạy ở các trung tâm và các trường đại học; tiếng Nhật được
coi là một ngoại ngữ được đưa vào chương trình thi tuyển đại học, v.v... Có thể nói, tại

Việt Nam, việc giảng dạy tiếng Nhật đang đứng trước tình hình phát triển mới và được
đặt ra những yêu cầu mới: vừa phải mở rộng qui mô đào tạo ra nhiều nơi, nhiều mô
hình để phổ cập rộng rãi hơn nữa vừa phải nâng qui mô và chất lượng đào tạo lên ở
các bậc cao hom, chuyên sâu hơn. Trước tình hình đó, việc mở ngành đào tạo sau đại
1

QĐ số 5183/QĐ-BGD&ĐT-TCCB do Thứ trưởng Vũ Ngọc Hải kí ngày 17 tháng 11

năm 1999.
1


học dang là một nhiệm vụ xã hội đặt ra cho ngành giảng dạy tiếng Nhật ở Việt Nam
hiện nay và việc chọn vấn đề này để nghiên cứu đã thực sự đáp ứng một yêu cầu cấp
bách của xã hội đối với ngành tiếng Nhật nói riêng và Nhà trường nói chung.
v ề phía Trường Đại học Hà Nội, với vị thế là một trong những trường công lập
hàng đầu có truyền thống và kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cửu ngoại ngữ gần 50
năm, đặc biệt là gần 20 năm nay, Trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm
vụ đào tạo cao học' và hơn 10 năm tích lũy kinh nghiệm trong quản lí và thực hiện
nhiệm vụ đào tạo nghiên cứu sinh2, Trường đã khăng định được vai trò và nhiệm vụ
của mình trong lĩnh vực đào tạo đại học và sau đại học. Nhà trường đã luôn hồ trợ và
tạo điều kiện để các khoa luôn phát triển, hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo sau đại học
và chuẩn bị đội ngũ để từng bước phát triển tốt hơn, có thể đào tạo chuyên sâu hơn ở
cả bậc sau đại học. Trước nhu cầu xã hội đặt ra cho ngành Nhật, việc nghiên cứu để có
thể mở ngành đào tạo sau đại học là một nhiệm vụ cấp bách mà Trường và Khoa xác
định là phải sớm hoàn thành trong xu thế phát triển đi lên của đom vị.
2. Mục đích, nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu nhàm phục vụ cho chiến lược phát triển của Nhà trường nói chung
và của ngành Nhật nói riêng.
Công trình nghiên cứu được thực hiện để tạo ra kết quả ứng dụng là Chương

trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ Nhật tại Khoa tiếng Nhật Trường Đại
học Hà Nội. Chương trình này sẽ được Hội đồng Khoa học Trường xem xét, hơn nữa,
sẽ lại được trình lên Bộ Giáo dục và Đào tạo xét duyệt và công nhận trở thành một văn
bản pháp qui trong chương trình đào tạo tại Trường.
Để cỏ được Khung chương trình đúng qui chuẩn của Nhà trường và
BGD&ĐT, chúng tôi phải nghiên cứu xây dựng Đề án đăng kí mở ngành - một nội
dung cơ bản trong Hồ sơ đăng kí mở ngành được triển khai theo đúng qui định gần đây
nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Quyết định số 45//2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày
05/08/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Như vậy, nội dung của Đề án cũng như Hồ

1Quyết định số 848/QĐ-SĐH do Bộ Trưởng Nguyễn Hồng Quân kí ngày 28/4/1992.
2 Quyết định số 3949/QĐ/BGD&ĐT-SĐH do Thứ trưởng Vũ Ngọc Hải kí ngày

11/10/1999.
2


sơ đệ trình lên Hội đồng Trường và Trình BGD &ĐT đều là những nội dung
yếu cần thiết phải nghiên cứu và tác giả đề tài phải hoàn thành những nhiệm vụ
- Xây dựng các căn cứ lí luận và những yêu cầu thực tiễn của việc mở ngành
tạo sau đại học về ngôn ngữ Nhật.
- Xác định những điều kiện, khả năng, lợi thế cũng như những vấn đề cần sớm Ị
giải quyết của đơn vị trong việc xây dựng và phát triển ngành đào tạo.
- Tìm hiểu những vấn đề lí thuyết cũng như những kinh nghiệm thiết yếu trong
ngoài nước trong việc xảy dựng chương trình đào tạo sau đại học về Ngôn ngữ hi
Nhật Bản học nói chung và ngôn ngữ Nhật nói riêng. Đặc biệt, kế thừa và phát hi
những thành quả nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong đào tạo sau đại hc
của các khoa, ngành trong Trường Đại học Hà Nội đã tích lũy được trong quá trìn
thực hiện nhiệm vụ đào tạo sau đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao phó lâu na
- Từ những căn cứ lí luận, những tiền đề và điều kiện của Khoa, của Nhà trường, tì

nhu cẩu thực tế của xã hội, nghiên cứu phải xây dựng được nội dung tổng thể của
Chương trình khung và đề cương chi tiết của các môn học cụ thể trong Chương trình
theo những qui định mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng cho việc mở ngành
đào tạo sau đại học tại đơn vị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chương trình “Ngôn ngữ Nhật” là một trong những chương trình trong hệ thống
các chương trình sau đại học về “Ngôn ngữ Anh”, “Ngôn ngữ Nga”, “Ngôn ngữ
Pháp”... của Trường Đại học Hà Nội. Đây là những thế mạnh của Trường trong truyền
thống giảng dạy và nghiên cứu ngoại ngữ như một ngành khoa học. Sau khi các
chương trình này được biên soạn và áp dụng vào thực tế, sau mỗi khoảng thời gian
nhất định, mỗi chương trình đều có những hiệu chỉnh nhất định phù hợp với thực tế
giảng dạy trong đó có việc cập nhật những thông tin mới, những xu hướng mới trong
giảng dạy và nghiên cứu.
Cũng như các ngành khoa học khác nhằm phục vụ cho sự phát triển của xã hội,
khi phục vụ xã hội, ngôn ngữ học cũng chịu những ảnh hường và tác động của xã hội.
Các khái niệm khoa học được sử dụng trong ngành học này cũng có những biến đổi
theo thời gian, có những hiệu chỉnh nhất định về nội dung khái niệm cũng như phạm vi
sử dụng, trong đó, các cách hiểu và vận dụng ngày một mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn,

3


bổ sung thêm nhiều hướng tiếp cận đa chiều phù họp với thực tế đang là một xu thế
phát triển trong xã hội hiện đại.
Ngôn ngữ được coi là một phương tiện phục vụ cho tư duy, là công cụ trao đổi
thông tin giữa các cộng đồng sử dụng các mã tín hiệu khác nhau, và chính ở điểm này,
trong ngôn ngữ học đã có rất nhiều ngành học, nhiều bộ môn chuyên sâu khác nhau
như tín hiệu học, lí thuyết về giải mã...v.v.. Với mục đích ứng dụng, trong ngôn ngữ
học có các bộ môn như Ngôn ngữ học ứng dụng, Ngôn ngữ học so sánh, Ngôn ngữ
học xã hội... Như vậy, Ngôn ngữ học có thể được hiểu là một ngành học với các bộ

môn, các ngành học chuyên sâu trong hệ thống riêng của nó.
Mặt khác, ngôn ngữ cũng được coi là một phương tiện thể hiện bản sắc văn hóa
của các dân tộc, thể hiện các ứng xử mang đặc trưng văn hóa riêng của từng cộng đồng
sử dụng; ngôn ngữ là phương tiện để chuyển tải tư duy, cách suy nghĩ, tâm tư, tình
cảm của dân tộc. Các tác phẩm văn học, những hình tượng văn học...đều được thể hiện
qua mã ngôn ngữ. Ở đỉểm này, ngôn ngữ và văn học, văn hóa có mối tương quan
không thể tách rời nhau.
Trong xu thế nghiên cứu liên ngành và đa ngành, chương trình đào tạo sau đại học
về ngôn ngữ học với mục đích coi ngôn ngữ như một phương tiện phục vụ cho nhu cầu
giao tiếp, hướng tới mục đích sử dụng thực tiễn, sẽ là một ngành học cung cấp những
kiến thức cơ bản và chủ yếu mang tính chuyên sâu về ngôn ngữ như ngôn ngữ học đại
cương, các môn về lí thuyết tiếng, nhưng cũng bao gồm thêm các môn học có liên
quan đến văn học và văn hóa học, và ngược lại, từ góc độ giảng dạy tiếng, chính các
môn học này cũng giúp cho việc trau dồi và phát triển các kĩ năng tiếng cao hơn đồng
thời là các nguồn ngữ liệu tự nhiên, sinh động phục vụ cho các nghiên cứu về lí thuyết
tiếng trong giảng dạy ngoại ngữ và ngôn ngữ. Trong công trình nghiên cứu của chúng
tôi, Chương trình ngôn ngữ học Nhật được xây dựng theo góc độ tiếp cận đối tượng từ
phạm vi và những đặc thù như vậy.
Mặt khác, có thể nói nghiên cứu này được thực hiện vừa dưới góc độ quản lí (thực
hiện đúng các văn bản pháp qui, điều chỉnh và vận hành chương trình theo hệ thống tín
chỉ nằm trong chương trình quản lí chung của Nhà trường, tổ chức thực hiện các công
đoạn như biên soạn Khung chương trình tổng thể, phối hợp và tổ chức các giảng viên
trong việc biên soạn các đề cương...), vừa dưới góc độ chuyên môn về Giáo học pháp
(Phương pháp thiết kế chương trình, thiết kế các môn học và nội dung giảng dạy, các
4


vấn đề liên quan đến Phương pháp giảng dạy và Giáo dục học trong tổng thể chung và
trong từng môn học, đặc biệt là những môn học chuyên sâu về vấn đề này) vừa gắn với
các kiến thức chuyên sâu trong nội dung chi tiết của từng môn học. Chính vì vậy,

nghiên cứu để xây dựng và triển khai được một chương trình phù hợp trong điều kiện
của khoa Nhật và của Nhà trường, chúng tôi đã huy động rất nhiều sự phối hợp cộng
tác và giúp đỡ của các nhà chuyên môn trong các lĩnh vực này.
4. Tư liệu nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu
Chương trình đào tạo sau đại học là một trong những văn bản mang tính pháp
qui trong công tác giảng dạy và nghiên cứu trong trường đại học. Chương trình phải
được xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp qui và phải kế thừa được các kinh nghiệm
tích lũy từ trước của Nhà trường cũng như các đơn vị liên quan.
Vì vậy, để ưiển khai đề tài, các tư liệu mà chúng tôi sử dụng là:
Văn bản pháp quy
- Các văn bản Pháp luật về Đào tạo sau đại học, do Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban
hành năm 2002.
- Luật giáo dục số 38/2005/QH11 ban hành ngày 14/07/2005 của Quốc hội Việt Nam.1
- Hướng dẫn tể chức và quản lí Đào tạo Sau đại học, Ban hành theo Quyết định
số 9798/SĐH. ngày 24/10/2000 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Qui chế tuyển sinh sau đại học, Ban hành theo Quyết định số 19/2002/QĐBGD&ĐT, ngày 09/04/2002 của Bộ Trưởng Bộ GD &ĐT
- Quy trình, điều kiện và hồ sơ đăng kí mở chuyên ngành đào tạo trình độ thạc
sĩ và tiến sĩ, Ban hành theo Quyết định số 2368/QĐ-BGD&ĐT, ngày 09/05/2007 của
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
- Qui chế Đào tạo trình độ thạc sĩ, Ban hành theo Quyết định số 45/2008/QĐBGD&ĐT, ngày 05/08/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Chương trình thạc s ĩ của các trường Đại học tại Việt Nam
- Chương trình khung đào tạo thạc sĩ các chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, Nga,
Pháp và Trung Quốc của Trường Đại học Hà Nội Ban hành tại Quyết định số
585/QĐ-ĐHHN-NCKH, ngày 11 tháng 5 năm 2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.
1Ngày 7-1, Bộ GD-ĐT cho biết: năm 2008, ngành giáo dục sẽ tập trung xây dựng 3 dự án luật,
trong đó Dự án Luật Giáo viên và Dự án Luật Giáo dục Đại học đã được đưa vào chương trình chính
thức của Quốc hội khóa XII. o/news/! 11/256/336422

5



- Chương trình đào tạo sau đại học (Khung chương trình), Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội, năm 2005.
- Khung chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Đông Phương học, chuyên ngành
Châu Á học, ban hành tại Quyết định sổ 3940/SĐH, ngày 22 tháng 10 năm 2007 của
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Khung Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học, ban hành tại Quyết định
số 3940/SĐH, ngày 22 tháng 10 năm 2007 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Chương trình đào tạo thạc sĩ của các trường đại học của Nhật Bản
-

1 9

ÃỊZ$2 0 ^ đ Ể (2 0 0 8 ^ )

( 2 0 0 7 ^=0

-

« 1 9

(2 0 0 7 m

- Japanese studies around the world -2006, Research on Art and Music in Japan
-A Colloquy with Foreign Scholars Resident in Japan - Edited by Patricia Fister
and HOSOKAWA Shuhei, International Research Center for Japanse Studies, 2007.
- Các chương trình đào tạo thạc sĩ khác của các trường đại học của Nhật Bản tại các
trang

web.


w w w .osaka-w u.ac.ip.w w w .m usabi.ac.ip.w w w .nanzan-u.ac.ip.

www.okavama-u.ac.jp.www.ritsumei.ac.iD.www.seikei.ac.ip , www.shitennoii.ac.jp.
www.tachibana-u.ac.ip.www.tokaigakuen-c.ac.ip...
- Các đề tài nghiên cứu xây dựng Chương trình đào tạo thạc sĩ như “Chương trình
đào tạo sau đại học chuyên ngành ngoại ngữ” mã số B98.44.05 năm 2002 (đề tài cấp
Bộ) của Trường Đại học Hà Nội, đề tài “Tiếp cận văn học Nhật Bản trong giảng dạy
đại học tại Việt Nam, mã số QX-0521 của Trần Thị Chung Toàn năm 2006 (đề tài cấp
Đại học Quốc gia) và các đề tài nghiên cứu liên quan khác.
Từ những tư liệu trên, chúng tôi đã xem xét các căn cứ lí luận trong việc xây
dựng chương trình, khảo sát các điều kiện khả thi của đơn vị, tìm hiểu nhu cầu xã hội,
phân tích so sánh để tìm ra những điểm giống và khác biệt trong việc xây dựng chương
trình tại đơn vị so với các đơn vị khác, từ đó tiến hành triển khai nội dung cụ thể của
chương trình tại Khoa tiếng Nhật. Các nội dung này sẽ được trình bày trong các
chương tiếp theo. Đặc biệt, để chuẩn bị cho việc xây dựng chương trình sau đại học
tại đơn vị, tháng 11 năm 2008, Nhà trường đã chỉ đạo Khoa tiếng Nhật tiến hành Hội
6


thảo Khoa học Quốc tế với chủ đề “Từ giảng dạy tiếng Nhật đến đào tạo và nghiên cứu
sau đại học về Nhật Bản học”. Tại đây, các chuyên gia Nhật Bản và Việt Nam đã có
những bài phát biểu về những vấn đề quan trọng, những thí dụ minh họa, những ý kiến
xây dựng và những bài học kinh nghiệm trong việc mở ngành đào tạo sau đại học về
Nhật Bản học và giảng dạy ngôn ngữ học tại một số nước trên thế giới như Trung
Quốc, Philipin, Hà Lan,

V .V ..

Đây cũng là một trong những tư liệu quan trọng trong


việc nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình và kế hoạch mở ngành
đào tạo về ngôn ngữ học Nhật tại Trường Đại học Hà Nội.
5. Đóng góp về mặt lí luận và thực tiễn
Chương trình đào tạo về ngôn ngữ Nhật có thể nói là Chương trình đầu tiên
trong các chương trình đào tạo về Nhật Bản học tại Việt Nam. Nghiên cứu của chúng
tôi là bước khởi đầu cho việc phát triển và xây dựng ngành ngôn ngữ học Nhật Bản tại
Việt Nam đi theo hướng nghiên cứu liên ngành, mở đầu cho việc đào tạo tiếng Nhật ở
bậc cao hơn.
Kết quả nghiên cứu của công trình nếu được áp dụng triển khai vào thực tế sẽ là
mô hình tham khảo rất hữu hiệu cho các đơn vị có giảng dạy và đào tạo về tiếng Nhật
nói riêng và và Nhật Bản học nói chung tại Việt Nam.
6. Bố cục cửa công trinh

Như ở mục 3 trên đây đã trình bày, Chương trình đào tạo sau đại học về ngôn
ngữ Nhật là sản phẩm cuối cùng và là một nội dung cơ bản trong Hồ sơ mở ngành của
đơn vị. Theo yêu cầu của BGD&ĐT, Hồ sơ trình Đề án phải gồm có 2 phần: Phần Đề
án (nội dung chính) và Phần Phụ lục (các văn bản minh chứng cho các nội dung được
nói đến trong phần Đê án).
Tuy nhiên, vì dung lượng của Phàn Phụ lục quá lớn, ở đây, chúng tôi tách các
nội dung nghiên cứu chính để phục vụ cho Đề án xây dựng Chương trình Khung thành
một nội dung khoa học riêng biệt để trình Hội đồng Khoa học Trường xem xét.
Ngoài Phần Mở đầu và Phần Kết luận, nội dung chính của công trình được sắp
xếp trong một bố cục gồm các chương như sau:
Chương 1. Những vấn đề cơ bản trong chiến lược xây dựng ngành đào tạo
Thạc sĩ Ngôn ngữ Nhật tại Trường Đại học Hà Nội
Chưoug 2. Chương trình và kế hoạch đào tạo cụ thể
Chương 3. Đe cương chi tiết các môn học
7



CHƯƠNG 1.
NHỮNG VAN Đ ẻ Cơ b ả n t r o n g c h iế n l ư ợ■ c x â y d ự■ n g
NGÀNH ĐÀO TẠO
■ SAU ĐẠI
■ HỌC
■ VẺ NGÔN NGỮ NHẶT


Mở ngành đào tạo sau đại học về ngôn ngữ Nhật là một công tác quan trọng
trong chiến lược xây dựng khoa tiếng Nhật và ngành nghiên cứu Nhật Bản học tại
Trường Đại học Hà Nội. Từ chương trình cử nhân về tiếng Nhật, Khoa tiếng Nhật và
Nhà Trường đã có kế hoạch chuẩn bị cho đơn vị nhữne bước phát triển tiếp nối vữne
chắc và lâu dài, trước hết, phải xây dựng được một đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng
Nhật dưới góc độ thực hành tiếng và nghiên cứu các vấn đề về giáo học pháp cũng
như lí thuyết tiếng về ngôn ngữ học Nhật. Đây là các điều kiện thiết yếu, không thể
thiếu cho một đơn vị có chức năng chính là giảng dạy ngoại ngữ ừong hệ thống giảng
dạy ngoại ngữ nói chung. Tiếp đó, trong chiến lược phát triển các loại hình đào tạo
ngày một đa dạng hơn, chuyên sâu hơn, ngôn ngữ cũng là một phương tiện để tiếp
cận các chuyên môn khác một cách hiệu quả hơn, vệc xây dựng ngành học cũng phải
nhằm mục đích đa dạng hóa hơn, đáp ứng cơ bản được các nhu cầu đặt ra của xã hội
cho một ngành học.
Như vậy, việc xây dựng ngành Ngôn ngữ Nhật là nhằm để góp phần phát triển
đan vị theo đường hướng chién lược lâu dài này và phải xuát phát từ các căn cứ lí
luận và thực tiễn như sau:
1.1.

Các căn cứ lí luận và thực tiễn của việc xây dựng ngành đào tạo sau

đại học về Ngôn ngữ Nhật

1.1.1.

Quan hệ Việt - Nhật và nhu cầu xã hội

Năm 1973, Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao
song phương, nhưng phải đến sau năm 1992, khi vấn đề Cămpuchia được giải quyết,
Nhật Bản mới quyết định viện trợ trờ lại cho Việt Nam. Từ đó quan hệ Việt - Nhật mới
thực sự ngày càng được phát triển mạnh mẽ. Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, hiện nay,
quan hệ Việt - Nhật đã phát triển sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, trong đó, có thể kể đến
một số thành tựu cơ bản trên một số phương diện quan trọng như sau1:
v ề chính trị: Từ năm 1997 đến năm 2006, đã có 5 lần các Thủ tướng Nhật
Bản đến thăm Việt Nam, trong đó, gần đây nhất là dịp Việt Nam tổ chức Hội nghị
APEC vào tháng 11 năm 2006, thủ tướng Abe và phu nhân đã đến với Việt Nam. Phía
Việt Nam, từ năm 1995, sau khi Tổng Bí thư Đỗ Mười đến thăm Nhật Bản đến nay,
1Theo ngày 03 và 04/04/2008 và bài phát biểu của Đại
Sứ Sakaba Mitsuo nhân dịp Nhật Hoàng 75 tuổi

8


đã có rất nhiều cán bộ cấp cao của nhà nước như Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh (2002),
Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1993), Thủ tướng Phan Văn Khải (1999, 2001, 2002, 2003,
2004, 2005), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2006), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
(2007), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (2008) đã đến thăm và làm việc với
Nhật Bản. Từ năm 2002, các nhà lãnh đạo cao cấp 2 nước đã thống nhất xây dựng
quan hệ Việt Nam - Nhật Bản theo phương châm là “đối tác tin cậy, ổn định, lâu dài và
ngày càng phát triển, trở thành “đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở Châu Á”.
Đặc biệt, trong năm 2008, năm kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ Ngoại giao giữa hai
nước Nhật Bản và Việt Nam, vào tháng 1, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao
Phạm Gia Khiêm, đã đi thăm Nhật Bản mở đầu cho một loạt các chuvến thăm của các

nhà Lãnh đạo của Việt Nam như : chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú
Trọng và chuyến thăm của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nguyễn Thiện Nhân vào tháng 3; chuyến thăm của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng
Trung Hải vào tháng 5; chuyến thăm của Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Việt-Nhật
Hồ Đức Việt vào tháng 9. Thông qua các chuyến thăm kể trên, các nhà Lãnh đạo Việt
Nam đã nỗ lực phát triển mối quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước, v ề phía Nhật
Bản, Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ Hữu nghị Nhật - Việt Takebe Tsutomu đã hai lần
sang thăm Việt Nam vào tháng 3 và tháng 5; Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Komura
Masahiko cũng đã sang thăm Việt Nam để tham dự cuộc họp của Uỷ Ban hỗn hợp
Nhật Bản - Việt Nam vào tháng 7 và còn rất nhiều các chuyến thăm của các nhà Lãnh
đạo khác.
về kinh tế: Nhật Bản là một trong những đổi tác kỉnh tế quan trọng hàng đầu củã
Việt Nam. Từ năm 1992, Nhật bắt đầu triển khai nguồn vổn viện trợ không hoàn lại cho
Việt Nam và từ đó đến nay, Nhật Bản đã viện trợ 22,65 triệu USD cho 325 dự án ở Việt
Nam. Hai bên đặt mục tiêu nâng tổng kim ngạch thương mại hai nước lên 15 tỷ USD vào
năm 2010. Từ năm 2006, Nhật Bản và Việt Nam đã bắt đầu đàm phán Hiệp định Đối tác
Kinh tế song phương và vào tháng 9 năm 2007, hai nước đã đạt được Thoả thuận về
nguyên tắc để tiến tới Lãnh đạo hai nước chính thức ký két. Hiệp định Đối tác kinh tế
Nhật Bản - ASEAN đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 12 năm 2007. Thêm vào
đó, Sáng kiến chung Nhật-Việt bắt đầu được thực hiện từ năm 2003 đến nay đã bước vào
giai đoạn 3 và tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt
Nam.
Tính đến hết tháng 12/2007, Nhật Bản đã có 928 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu
lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký 9,03 tỷ USD, đứng thứ 4 trong các nước
và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam (sau Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan),
song là nước đứng đầu trong thực hiện và giải ngân nguồn vốn này với gần 5 tỷ USD.
Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, từ 1992-2007 đạt khoảng 13 tỷ
USD, chiếm khoảng 30% tổng số khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành
9



cho Việt Nam, trong đó có viện trợ không hoàn lại khoảng 1,5 tỷ USD. Tại Hội nghị CG
(7/2007), Nhật Bản tuyên bố viện trợ ODA tài khóa 2007 cho Việt Nam mức kỷ lục là
123,2 tỷ Yên (tương đương 1,1 tỷ USD) tăng 19% so với năm trước, trong đó khoản cho
vay là 115,8 tỷ Yên và khoản cho không là 7,4 tỷ Yên.
-Ve giáo dục đào tạo và văn hóa: Quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa
hai nước đã phát triển dưới nhiều hình thức: hợp tác giữa hai Chính phủ, giữa các trường
học, giữa các tổ chức, giữa các cá nhân. Những năm gần đây, Nhật Bản là một trong
những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục và đào tạo của Việt Nam.
Trong chuyến thăm Nhật Bản của PTT-BT Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân
(cuối tháng 3/2008). hai bên đã ký Bản ghi nhớ về việc Nhật giúp Việt Nam đào tạo 1000
tiến sỹ cho Việt Nam đến năm 2020 và tiếp tục tăng học bổng cho Việt Nam ữong 3 năm
tới. Việt Nam cũng đã đón nhận nhiều giáo sư, chuyên gia Nhật Bản sang giảng dạy,
tiếp nhận các học giả Nhật Bản sang tìm hiểu về văn hoá, lịch sử Việt Nam. Với sự trợ
giúp của chính phủ Nhật Bản, Việt Nam đang thí điểm dạy tiếng Nhật tại một số
trường phổ thông cơ sở tại Hà Nội và TP.HCM. Nhật Bản dự kiến mời 2.000 thanh
niên Việt Nam sang Nhật Bản trong 5 năm, theo nhiều chương trình trong đó bao gồm
cả chương ữình dành cho học sinh cấp 2 và cấp 3.
Năm 2008, nhân dịp kỉ niêm 35 năm thiết lập quan hệ Ngoại giao giữa hai nước
Nhật Bản và Việt Nam, nhiều hoạt động văn hoá quy mô lớn được tổ chức như Đại Nhạc
Hội Nhật Bản-Việt Nam với sự tham dự của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vào tháng
5 tại Việt Nam; Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản vói sự tham dự của Hoàng Thái tử Nhật
Bản vào tháng 9....
Như vậy, Nhật Bản ngày càng mở rộng các hình thức hợp tác với Việt Nam không
chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả trong Knh vực chính trị, an ninh, văn hoá, giáo dục và
các lĩnh vực khác. Đặc biệt, những năm gần đây, Nhật Bản rất coi trọng việc quảng bá văn
hoá và hình ảnh đất nước Nhật Bản ra với thế giới bên ngoài và trong khu vực, trong đó có
Việt Nam.

về phía Việt Nam, Chính phủ Việt Nam coi “Nhật Bản là một trong những đối

tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam”1. Đặc biệt, những năm gần đây, các
nhà lãnh đạo của Việt Nam ngày càng khẳng định đường lối ngoại giao của Việt Nam
coi Nhật Bản là một đối tác chiến lược đầy tiềm năng, mở rộng quan hệ với Nhật Bản
là một hướng ưu tiên quan trọng ừong các chính sách ngoại giao của Việt Nam.
Khi quan hệ giữa 2 nước được đặt lên một tầm cao mới trong chiến lược các
chính sách đối ngoại của cả Việt Nam và Nhật Bản, việc tìm hiểu và nghiên cứu Nhật

1

Theo vakv/ca tbd/nr040818111106/ns070622150650,

Cập nhật ngày 30 tháng 8 năm 2007

10


Bản là một vấn đề cấp bách được đặt ra đối với Việt Nam, đặc biệt là đổi với các đơn
vị có đào tạo và nghiên cứu về tiếng Nhật nói riêng và Nhật Bản học nói chung.
Trong khi phía Nhật Bản đã có một số trường đại học đã có nhiều chuyên gia
hàng đầu, có học hàm, học vị cao, có kiến thức sâu rộng về nghiên cứu tiếng Việt và
Việt Nam học thì công tác nghiên cứu Nhật Bản, trong đó có nghiên cứu tiếng Nhật
dưới góc độ ngôn ngữ học và dạy tiếng thực hành cũng như phương pháp giảng dạy
tiếng Nhật tại Việt Nam lại chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội đặt ra trong giai
đoạn mới.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu Ngôn ngữ Nhật trong khu vực và trên thế giới
Trung tâm Quốc tế nghiên cứu văn hoá Nhật Bản (TTQTNCNB) là một cơ sở
nghiên cứu văn hoá hàng đầu của Nhật trực thuộc Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản
được thành lập tại Kyoto từ năm 1997. Nhân dịp kỉ niệm 20 năm ngày thành lập cơ sở
này, một Hội nghị Quốc tế đã được tổ chức ở Kyoto từ 18/09/2007 đến 21/09/2007 để
đánh giá, nhìn nhận lại quá trình và các thành tựu về nghiên cứu Nhật Bản trên thế giới

và hoạch định các chính sách, phương châm nghiên cứu Nhật Bản trong thế kỉ 21.
TTQTNCNB đã mời 21 đại biểu đại diện cho các cơ sở đào tạo và nghiên cứu lớn
của 21 quốc gia trên thế giới tham dự. Tại Hội nghị này, qua báo cáo của các đại biểu, tình
hình nghiên cứu Nhật Bản trên thế giới nổi lên một số đặc thù sau: Một số nước Âu, Mĩ
như Đức, Canada, úc, M í... đã có đào tạo về Ngôn ngữ Nhật và Nhật Bản học từ những
năm đầu của thế ki 20 và hiện nay lại đang ở trong tình trạng bão hoà, người dạy, người học
và lượng thông tin về Nhật Bản đã đạt đến tình trạng “cung” bão hoà với “cầu”. Đây đều là
những nước phát triển mạnh, Nhật Đản không còn ỉà quốc gia gây hửng thú với người học,
người nghiên cứu như trước đây nữa và phía Nhật Bản cũng không cần phải đầu tư tiền của,
hoạch định các chính sách cấp bách để quảng bá và hỗ trợ cho việc nghiên cứu và tìm hiểu
về Nhật Bản tại các nước này.
Tại một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, việc đào tạo và nghiên
cứu về Ngôn ngữ Nhật và Nhật Bản học đã thực sự lớn mạnh, đi vào quĩ đạo phát triển
bền vững và ổn định. Các quốc gia này đã có các cơ sở đào tạo lớn như Đại học Bắc
Kinh, Đại học ngoại ngữ Thượng Hải, Đại học Seoul và nhiều trung tâm nghiên cứu
lớn với đội ngũ đông đảo các nhà giáo, các nhà nghiên cứu tầm cỡ xứng với tầm quan
hệ giữa Nhật với các quốc gia này. Nhật Bản đã và đang đầu tư khá nhiều cho các cơ
sở đào tạo này và các cơ sở cũng đã biết tạo ra hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên
cửu để thu hút sự đầu tư và tài trợ của Nhật. Tuy nhiên, với sự phát triển đã đi vào quĩ
đạo bền vững, các cơ sở đào tạo về Nhật Bản học và Ngôn ngữ Nhật tại các nước này
đã tự thân đứng vững, phía Nhật Bản cũng đang có xu thế giảm dần nguồn đầu tư hỗ trợ
nghiên cứu và đào tạo để có thể giảm bót được nguồn ngân sách của minh.

11


Trong khi đó, với một số nước châu Á đang phát triển như Thái Lan, Việt Nam,
Ản độ, Philipin ... thì số người học vẫn đang ngày càng tăng, người học và người dạy
ở vào tình trạng “cung” không đáp ứng được “cầu”, các thông tin về Nhật Bản vẫn còn
đang thiếu hụt và hình ảnh về Nhật Bản vẫn chưa thực sự được hiểu biết toàn

diện...Đây chính là các mảnh đất để Nhật hướng sự chú ý, tập trung các nguồn kinh
phí để quảng bá văn hoá và hình ảnh của đất nước mình, khẳng định vai trò và vị thể
của mình trên cục diện quan hệ khu vực và quốc tế.
Tại Hội nghị này, các nước Đông Nam Á được mời tham dự là Indonesia, Thái
Lan, Việt Nam. Các cơ sở giáo dục của Indonesia, Thái Lan đều đã có đào tạo sau đại
học về Nhật Bản học từ những năm 90 của thế kỉ 20, chỉ trừ Việt Nam là quốc gia duy
nhất hiện nay vẫn chưa có được một cơ sở nào có đào tạo sau đại học về Ngôn ngữ
Nhật nói riêng cũng như Nhật Bản học nói chung.
Như vậy, ngay cả trong khu vực Đông Nam Á, hầu hết các quốc gia có tầm cỡ
đều đã xây dựng cho mình các cơ sở đào tạo về Ngôn ngữ Nhật và Nhật Bản học từ lâu
nay. Hiện nay chỉ còn có Việt Nam, Lào và Campuchia là một trong những nước chưa
chú trọng và chưa có đào tạo về Ngôn ngữ học và Nhật Bản học ở bậc sau đại học.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu Ngôn ngữ Nhật tại Việt Nam
Nhận xét chung: tình hình nghiên cứu ngôn ngữ Nhật Bàn tại Việt Nam chưa
được đẩy mạnh, hiện còn thiếu các cơ sở và ngành đào tạo và nghiên cứu về Nhật Bản.
Thực trạng này là do những nguyên nhân sau đây.
- Khó khăn do đặc thù của ngôn ngữ Nhật
Ở Việt Nam, hiện nay, không chỉ về mặt chính sách nhà nước mà ứong nhân
dân, từ trước đến nay, số người quan tâm đến Nhật Bản cũng rất nhiều, đặc biệt là giới
trẻ Việt Nam. Cũng theo thông tin điều tra của Quỹ giao lưu Quốc tế Nhật Bản đã đề
cập ở trên, ngay ở bậc giáo dục tiếng Nhật ở phổ thông, mục đích học tiếng Nhật của
các em được nêu ra đầu tiên là “Quan tâm đến văn hoá Nhật Bản”. Tuy nhiên, so với
các ngoại ngữ khác thì tiếng Nhật là một ngoại ngữ vừa khó lại vừa chưa được thông
dụng ở Việt Nam nên số người học tiếng Nhật không đông đảo như các ngoại ngữ
khác. Tình trạng này tạo ra cho việc đào tạo tiếng làm công cụ giao tiếp và nghiên cứu
sẽ ít chọn được người học xuất sắc. Mặt khác, đội ngũ sử dụng tiếng Nhật để nghiên cứu
cũng bị hạn định.
Từ sau những năm 90, có một số nhà nghiên cứu Việt Nam chuyển từ các
chuyên môn khác sang nghiên cứu Nhật Bản học. Các nhà nghiên cứu này tuy có kinh
nghiệm nghiên cứu nhưng lại thiếu công cụ làm việc quan trọng nhất là ngôn ngữ. Bị

rào cản ngôn ngữ là tiếng Nhật hạn định, không có thời gian và điều kiện để tiếp xúc
thực tế với xã hội Nhật Bản, không được đào tạo từ bậc đại học hay cao học tại các
trường đại học của Nhật, không thâm nhập được vào xã hội Nhật Bản... nên mặc dù
12


rất có kinh nghiệm các nhà nghiên cứu vẫn không làm chủ được các sách công cụ làm
việc của người Nhật, từ đó họ khó nắm bắt được thông tin đầy đủ, chính xác và cập
nhật về thực trạng nghiên cứu các vấn đề tại Nhật Bản, không nắm được hệ thống các
thuật ngữ, khái niệm, công cụ làm việc bằng tiếng Nhật. Điều này cũng ảnh hưởng đến
kết quả nghiên cứu Ngôn ngữ Nhật và Nhật Bản học tại Việt Nam.
Thiếu sự phối hợp và liên thông giữa các đơn vị đào tạo và nghiên cứu
Hiện nay, có một tình hình chung là các nhà giáo, các nhà nghiên cứu và các cơ sở
giáo dục, nghiên cứu về Nhật Bản đều hoạt động nhỏ lẻ, phân tán và rời rạc. Mỗi đơn vị
có được một vài cá nhân nghiên cứu khá vững vàng, nhưng phần đông họ đều chỉ tiến
hành những nehiên cứu riêng hoặc nghiên cứu tự phát, không đi theo định hướne đào tạo
chung của đom vị. Hầu như chưa có những nghiên cứu chung, nghiên cứu theo nhóm hoặc
nghiên cứu liên ngành, liên trường giữa các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu của
Việt Nam nói chung cũng như giữa các cơ sở nghiên cứu và đào tạo giữa Việt Nam với
phía Nhật Bản. Nếu cứ để tình trạng này tiếp tục tồn tại, một số cá nhân có thể khẳng
định được vai trò nghiên cứu riêng của mình đối với Nhật Bản, nhưng sẽ rất khó có thể
tạo ra được những cơ sở đào tạo thật sự vững mạnh vì sẽ luôn không có đủ lực lượng cần
thiết. Hơn nữa, việc đào tạo được một đội ngũ làm việc chỉ của riêng cho cơ sở mình sẽ
rất mất thời gian và công sức và sẽ luôn bị gò bó hạn hẹp trong cái khuôn “cán bộ cơ hữu”
với những chính sách và những đặc thù đào tạo riêng của từng đơn vị mà không xây dựng
được đội ngũ lớn mạnh cho một ngành học của cà đất nước.
Gần đầy, có m ột số các nhả nghiên cứu, các cán bộ được đào tạo bảng tiéng Nhật

về các lĩnh vực kinh tế, chỉnh trị, lịch sử, ngôn ngữ, văn hoá Nhật, một số cán bộ trẻ nhận
được các học vị thạc sĩ, tiến sĩ tại các trường đại học và cơ sở nghiên cứu của Nhật, nhưng

số lượng vẫn chưa nhiều, đậc biệt số cán bộ này lại đang nằm lẻ tẻ ở các cơ sở đào tạo và
nghiên cứu khác nhau. Phía các trường đại học, các cơ sở giáo dục hầu như cũng chưa tạo
ra được một môi trường làm việc có kế hoạch để các nhà giáo và các nhà nghiên cứu phối
hợp làm việc với nhau để cùng tạo ra sức mạnh hợp tác và phát triển.
- Chưa có sự kế thừa và phát triển giữa bậc đào tạo đại học và sau đại học.
Một phần cũng do chưa có bậc đào tạo sau đại học tại đom vị nên không những
việc đào tạo tiếng Nhật tại các cơ sở đều ở trong tình trạng tách rời, không liên thông mà
ngay cả việc đào tạo tiếng ở bậc đại học trong từng đơn vị cũng bị ảnh hưởng bởi đặc thù
đào tạo của mình, không có được những định hướng cao hơn cho việc đào tạo hay nghiên
cứu liên ngành là một ữong những xu hướng nghiên cứu gần đây trên thế giới.
Việc đưa thêm nhiệm vụ đào tạo sau đại học về Ngôn ngữ Nhật sẽ mang lại ảnh
hưởng lớn cho việc đào tạo tiếng Nhật ở bậc đại học. Một khi đã trở thành một nhiệm
vụ gắn kết thì hình thức và nội dung đào tạo cũng phải từng bước chuyển hướng để
phục vụ cho mục tiêu đào tạo lâu dài hơn.

13


1.1.4. Chiến lược phát triến đào tạo và nghiên cứu ngành Ngôn Ngữ Nhật
Đe phát triển và đạt hiệu quả cao về nghiên cứu ngôn ngữ Nhật cần thoả mãn
các điều kiện tiền đề sau:
- Có các Viện hoặc Trung tâm nghiên cứu với các nhà nghiên cứu, các chuyên
gia có trình độ chuyên môn sâu và kinh nghiệm nghiên cứu. Đặc biệt, để tiếp cận các
nguồn tư liệu cập nhật, đầy đủ và chính xác thì đội ngũ các nhà nghiên cứu phải nắm
được tiếng Nhật như một công cụ làm việc không thể thiếu.
- Có các cơ sở đào tạo về tiếng Nhật để tạo nguồn nhân lực và chính các cơ sở
đào tạo này cũng cần sử dụng được tiếng Nhật như một phương tiện để nghiên cứu các
vấn đề cỏ liên quan đến Nhật Bản học. Trong đó, vấn đề cốt lõi và tiên phong là các cơ
sở này phải có đào tạo sâu về tiếng, về ngôn ngữ và văn hoá Nhật. Điều này sẽ làm
đòn bẩy thúc đẩy việc nghiên cứu về Nhật Bản học nói chung và các chuyên ngành sâu

trong ngành Nhật Bản học có tiềm năng phát triển.
Xét về thành phần các đơn vị là Viện hoặc Trung tâm nghiên cứu về ngôn ngữ
Nhật hay Nhật Bản học nói chung, tại Việt Nam, cho đến hiện nay, mới chỉ có Trung
tâm Nghiên cứu Nhật Bản1được thành lập từ năm 1993 tại Viện Nghiên cứu Đông
Bắc Á thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Qua 14 năm hoạt động, hiện TTNCNB
chỉ có một Phó Giám đốc là Thạc sĩ Ngô Hương Lan và Trung tâm này vẫn chưa hoàn
thiện được cơ cấu bộ máy tổ chức để đi vào hoạt động có chiều sâu. Năm 2003, nhờ có
sự giúp đỡ của Quĩ Giao lưu quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation), Viện nghiên cứu
Đông Bắc Á đã ra được Website Nghiên cứu Nhệt Bồn tại Việt Nam2, trong đó có các
mục như “Các bài viết NCNB”, “Sách NCNB” , “Người NCNB ở Việt Nam” nhưng
thông tin của các mục này vẫn đang còn có nhiều điểm không chính xác và không cập
nhật. Trước đây, TTNCNB có “Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản”, nhưng sau quá trình
chuyển đổi tên gọi của đom vị chủ quản, Tạp chí đã có thời gian chuyển thành “Tạp chí
Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á” và hiện nay Tạp chí có tên gọi chính thức là
“Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á”. Tên gọi của Tạp chí cũng như quá trình chuyển
đổi này cũng phản ánh phần nào sự mở rộng phạm vi hoạt động nhưng lại thiếu chiều
sâu vào vấn đề chuyên trách mảng nghiên cứu Nhật Bản tại Viện Nghiên cứu Đông
Bắc Á và TTNCNB.
Xét về cơ sở giáo dục, theo điều ưa của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (Japan
Foundation)3 tại thời điểm gần đây nhất (năm 2006), Ở Việt Nam, đến năm 2006,
trong tương quan với đào tạo tiếng Nhật trên thế giới thì có số đơn vị đào tạo tiếng là

1 Trong văn bản tên gọi của Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản sẽ được viết tắt là
TTNCNB.
2
3 Báo cáo của Ban điều tra, Phòng chuyên trách về đào tạo tiếng, Quĩ Giao lưu Quốc
tế Nhật Bản [15); tr.272.]

14



110 cơ quan, chiếm 0,8% và đứng thứ 18, có 1.037 giáo viên và giảng viên dạy tiếng
Nhật, chiếm 3% và đứng thứ 9, có 29.982 học sinh, sinh viên học tiếng Nhật, chiếm
1.0% và đứng thứ 9 trong tổng số người học tiếng Nhật trên thế giới.
Như vậy, trong tương quan với thế giới, việc đào tạo tiếng Nhật ở Việt Nam
vẫn còn đang bị hạn hẹp về cả qui mô từ người dạy đến người học và cơ sở đào tạo.
Tuy nhiên, những năm gần đây, qui mô và chất lượng đào tạo ngày càng tăng, số
lượng người học cũng tăng nhanh. Cũng theo báo cáo này, trong khoảng thời gian từ
năm 2003 - 2006, số đơn vị cỏ đào tạo đã tăng đến 2 lần, số giáo viên tăng 1,8 lần, và
số người học tăne 1.6 lần. Có thể cho rằne xu hướne nàv neàv càng đane được khẳng
định tại Việt Nam.
Ở Việt Nam, trong sự cạnh tranh với truyền thống giảng dạy các ngoại ngữ nói
chung, với tiếng Nhật, việc tăng qui mô đào tạo tuy cũng rất quan trọng nhưng việc
tăng chất lượng đào tạo, nâng bậc đào tạo cũng là một vấn đề mà các nhà hoạch định
chính sách cần phải quan tâm.
Ở Hà Nội, ở bậc đại học, các trường có tuyền thống giảng dạy tiếng Nhật lâu
năm là Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Hà Nội và Đại học Quốc gia
Hà Nội. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, ở Hà Nội nói chung và ở khắp cả nước, vẫn
chưa cỏ được một cơ sở giáo dục nào có tổ chức đào tạo sau đại học về Ngôn ngữNhột.
Tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà nội,
gần đây nhất, năm 2007, ừong ngành đào tạo Đông Phương học có chuyên ngành
Châu Á học, trong đó, đào tạo về Nhật Bản chỉ được đua vào trong một tên môn học là
Nhật Bản trong thể giới Đông Á (những chuyển biển kinh tể- xã hội) với thời lượng
là 02 đơn vị học trình.1
Nhìn vào lực lượng đội ngũ người dạy và người nghiên cứu, có thể cho rằng,
nếu chỉ đóng khung trong đào tạo của từng đơn vị thì khả năng mở ra được một ngành/
chuyên ngành sau đại học học về Ngôn ngữ Nhật nói riêng và Nhật Bản học nói chung
vẫn là một công việc rất khó khăn cho các cơ sở đào tạo trong khi đó thì nhu cầu xã
hội lại đặt ra rất cấp bách như đã được đề cập ở trên.


'Q uyết định số 3940/SDH, ngày 22/10/2007 của GĐ ĐHQGHN.

15


1.1.5.
Vai trò và tiềm năng của Trường Đại học Hà Nội trong việc mở
ngành đào tạo sau đại học về Ngôn ngữ Nhật tại Việt Nam
Từ những phân tích về tình trạng nghiên cứu Nhật Bản và ngôn ngữ Nhật tại
Việt Nam ở trên, có thể cho rằng Trường Đại học Hà Nội là cơ sở giáo dục có vai trò
và tiềm năng để khắc phục được những hạn chế trên, đưa công tác đào tạo và nghiên
cứu Ngôn ngữ Nhật tại Việt Nam đi dần vào quĩ đạo, tạo đà cho việc nghiên cứu Nhật
Bản tại Việt Nam ngày càng phát triển hơn nữa.
Vai trò
Tình hình trong nước, khu vực và quốc tế như vậy đã đặt ra cho trường Đại học Hà
Nội một sứ mệnh vinh quang là phải nhanh chóng tạo ra được một cơ sở đào tạo và

nghiên cứu về Ngôn ngữ Nhật để thu hút lực lượng cán bộ của đất nước, thu hút sự đầu tư
của phía Nhật, phát huy được thế mạnh của mình để ngày càng vững mạnh và phát triển
xứng đáng với vai trò và vị thế của trường Đại học Hà Nội trong hệ thống giáo dục tại
Việt Nam và trên thế giói.
Việc Trường Đại học Hà Nội mở ra được ngành đào tạo sau đại học về Ngôn
ngữ Nhật sẽ tạo cơ sở để Trường giữ vai trò làm đầu mối liên kết các cán bộ tại các
cơ sở có đào tạo về tiếng Nhật và nghiên cứu Ngôn ngữ Nhật, tận dụng được những
thế mạnh của đơn vị trong đào tạo về tiếng Nhật trong suốt 35 năm qua, hội tụ nguồn
nhân lực đã được đào tạo tại Nhật Bản của các đơn vị trong và ngoài Trường.
Trường Đại học Hà Nội sẽ là đom vị tập hợp được lực lượng, tổ chức đào tạo và
nghiên cứu, đặc biệt là đào tạo sau đại học về Ngôn ngữ Nhật, xây dựng đom vị thành
một cơ sở tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và hợp tác với Nhật Bản. Công việc
này sẽ góp phần tăng cường vị thế của Đại học Hà Nội là đơn vị nòng cốt trong hệ

thống giáo dục, khẳng định thêm chỉnh sách định hướng phát huy thành quả của việc
đào tạo tiếng vào công cuộc đào tạo đất nước học văn hoá, văn minh, đem lại những
đóng góp thiết thực trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu, hoạch định chính sách trong
quan hệ với các nước của Quốc gia nói chung và cả những đóng góp hữu ích cho quan
hệ Việt - Nhật nói riêng.
- Tiềm năng
Tại Trường Đại học Hà nội, ngành đào tạo tiếng Nhật được bắt đầu từ năm
1973, đến nay ngành đã có một lịch sử dài hơn 35 năm. Theo đà phát triển chung
trong quan hệ ngoại giao của hai nước, mặc dù có những giai đoạn bị đóng băng, gián
đoạn, nhưng từ sau khi Khoa tiếng Nhật được chính thức thành lập tại Trường đến nay,
công tác này vẫn đang ngày càng phát triển đi lên.
Đơn vị đã có được 03 Phó giáo sư, 05 tiến sĩ là những cán bộ cơ hữu của Trường
Đại học Hà Nội có thể đảm nhiệm các môn học về ngôn ngữ học, ngôn ngữ học so sánh
đối chiếu Nhật - Việt, có 10 thạc sĩ được đào tạo tại các cơ sở đào tạo của Nhật Bản và
hiện nay có 05 giảng viên hiện vẫn đang theo học các khoá học thạc sĩ ( 04 tại Nhật Bản
16


và 01 tại Việt Nam), 01 thạc sĩ đang theo học chương trình tiến sĩ tại Việt Nam. Các giảng
viên trẻ đang có kế hoạch chiến lược lâu dài để tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ về học
vị lẫn kiến thức chuyên môn, là lực lượng nòng cốt để tiếp quản các bước chuyển giao
công nghệ, chuẩn bị lực lượng lâu dài cho ngành học và các mục tiêu chiến lược của đơn vị.
Đơn vị cũng đã thu hút được đội ngũ giảng dạy là các GS. TS của Nhật Bản
đang làm việc tại các Trường Đại học và các Trung tâm, các Viện nghiên cứu lớn của
Nhật Bản đến giảng dạy theo các chuyên đề tập trung.
Đơn vị cũng thu hút được đội ngũ nghiên cứu là người Việt tại các cơ sở giảng
dạy đại học của Việt Nam như Trường Đại học Ngoại thương, Đại học Quốc gia Hà
Nội. thu hút được hầu hết các chuyên gia nghiên cứu về ngôn ngữ học và Nhật Bản

học đang làm việc tại các viện nghiên cứu của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

Như vậy, với những phân tích trên đây, có thể nói ngành Nhật tại Trường Đaị
học Hà Nội đã hội đủ các điều kiện cơ bản để có thể mở ngành đào tạo thạc sĩ về Ngôn
ngữ học Nhật theo kế hoạch của Khoa tiếng Nhật và chiến lược phát triển của Nhà trường.
1.2. M ột số vấn đề

C tf

bản trong chiến lược và kế hoạch mở ngành đào tạo

1.2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược mở ngành đào tạo thạc sĩ ngôn ngữ Nhật
1.2.1.1. Mục tiêu
Khẳng định vị thế đi đầu của Đại học Hà Nội trong nhiệm vụ đào tạo và nghiên
cứu ngành Ngôn ngữ Nhật tại Việt Nam, chủ động, tích cực hoà nhập vào các hoạt
động giao lưu văn hoá với Nhật Bản, khai thác có hiệu quả các nguồn đầu tư, tài trợ
của Nhật nhằm tăng cường và hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật, nâng cao vị trí và uy
tín của Trường Đại học Hà Nội trong việc hoà nhập vào hoạt động đào tạo và nghiên
cứu của khu vực và quốc tế về Ngôn ngữ Nhật, tạo đà thúc đẩy quan hệ Việt - Nhật
phát triển mạnh mẽ ừong lộ trình phát triển của Trường Đại học Hà Nội và của đất nước.
1. 2.1.2. Nhiệm vụ chiến lược
Mở ngành đào tạo sau đại học về Ngôn ngữ Nhật, phát triển theo các hướng vừa
chuyên sâu nghiên cứu vừa có khả năng ứng dụng thực tiễn phù hợp với từng giai đoạn
phát triển của Trường Đại học Hà Nội và của đất nước. Xây dựng chương trình học có
định hướng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trong lộ trình phát triển chung của Trường
Đại học Hà Nội, đặc biệt chú trọng công tác chuyển giao công nghệ trong đào tạo nhằm
tạo đà chủ động phát ứiển lâu dài và bền vững.
Củng cố và hoàn thiện khung chương trình đào tạo của Khoa Nhật theo hướng
gắn kết với đào tạo sau đại học.
Xây dựng một cơ sở đầu ngành trong đào tạo và nghiên cứu, dịch thuật văn học,
văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam, góp phần đưa văn học, văn hoá Nhật Bản đến với Việt
Nam qua nghiên cứu và dịch thuật. Kết hợp với các nhà xuất bản của Việt Nam để xuất bản

17


và giới thiệu các ấn phẩm về văn hoá và văn học của Nhật Bản trong các chương trình tài
trợ về dịch thuật và xuất bản của phía Nhật Bản.
Tiến hành thực hiện các hợp tác nghiên cứu như biên soạn các loại từ điển, tổ
chức hội thảo, hội nghị, chuyên đề...về nghiên cứu và giáo dục Ngôn ngữ Nhật và
nghiên cứu Nhật Bản tại Việt Nam.
Xây dựng hệ thống thông tin tư liệu, thư viện và từng bước nâng cao cơ sở vật
chất kỹ thuật cần thiết cho công tác nghiên cứu của đơn vị.
Sau khi các khoá đào tạo thạc sĩ khẳng định được chất lượng và nội dung đào
tạo sẽ tiếp tục mở ngành đào tạo tiến sĩ với các chuyên ngành sâu hơn như Tiến sĩ về
ngôn ngữ học Nhật Bản. Tiến sĩ về văn học Nhật Bản. Tiến sĩ về văn hóa. kinh tế Nhật Bản..
Liên kết với các cơ sở đào tạo của Nhật để mở các ngành đào tạo Tiến sĩ/ thạc
sĩ do Trường đại học hoặc Viện nghiên cứu của Nhật Bản cấp bằng hoặc cả 2 bên cùng
liên kết cấp bằng.
122. Đối tượng đảo tạo
Đối tirọug được đăng kí thi tuyển đầu vào
- Cử nhân ngành tiếng Nhật;
- Cử nhân chính qui các ngành ngoại ngữ khác, có chứng chỉ bậc 2 về tiếng Nhật
trong thời gian 2 năm trước ngày đăng kí nhập học hoặc có kinh nghiệm giảng dạy
tiếng Nhật hoặc văn học Nhật tại các cơ sở giáo dục có liên quan đến Nhật Bản từ 01
năm trở lên
Các môn thi tuyển đầu vào:
- Môn ngoại ngữ: tiếng Anh ở các mức gần đạt chuẩn theo yêu cầu khỉ tốt
nghiệp của Bộ, tức: có chứng chỉ tiếng Anh TOFEL, ITP 400 điểm, IBT 40, IELTS
4,5 hoặc tương đương.
- Môn cơ bản: Tiếng Nhật tổng hợp tương đương với trình độ 2 kyu
- Môn cơ sở: Tiếng Nhật lí thuyết
Điều kiện tốt nghiệp:

Học viên học tập trung 2 năm, hoàn thành 40 tín chỉ tương đương với 60 đơn vị
học trình và 1480 tiết học1, cụ thể như sau:
- Môn học chung: Triết học : 05 tín chỉ (tương đương 7,5 đon vị học trình = 75
tiế t) + Ngoại ngữ: tiếng Anh: 2 tín chỉ (tương đương với 3 đơn vị học trình = 90 tiết,
đạt yêu cầu có chứng chỉ TOEFL ITP đạt 450 điểm, iBT 45 điểm hoặc IELTS 5.0 [6;
tr 19])

1 Xin xem nội dung cụ thể ở bảng Chương trình tổng quát đào tạo theo tín chỉ tr.46.

18
y


Môn học cơ sở và chuyên ngành: Các môn bắt buộc : Gồm có 12 môn với
tổng thời lượng là 25 tín chỉ X 1,5 đơn vị học trình = 37,5 học trình = 915 tiết, chiếm
62,5 thời lượng toàn khóa học, trong đó:
+ Môn học lựa chọn: 4 môn = 8 tín chỉ X 1,5 = 12 đơn vị học trình = 3 1 5 tiết
+ Môn học bắt buộc: 8 môn = 17 tín chỉ X 1,5 = 25,5 đơn vị học trình = 600 tiết
+ Hoàn thành luận văn tốt nghiệp: được tính là 8 tín chỉ = 12 đơn vị học trình,
trong đó có 2 tín chỉ có hướng dẫn của cán bộ (tính là 45 giờ lí thuyết) và 6 tín chỉ học
viên tự làm việc (được tính là 50 giờ viết, tổng cộng: tương đương với 400 giờ).
Các nội dung nàv được trình bàv trong bảng sau đâv:
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TÓNG HỢP
STT
Khối lượng học tập
1
Các môn chung theo qui định của
Bộ GD& ĐT
2
Các môn cơ sở

Băt buộc
Lựa chọn
Các môn chuyên
Băt buộc
ngành
Lựa chọn
3
Luận vàn chiếm
Cộng

Phân bố số tín chỉ cho từng khối môn học
Triết học: 05 tín chỉ,
17,5%
Ngoại ngữ 2 tín chỉ
3 môn = 7 tín chỉ
17.5 %
Chọn 1 trong 2 môn = 2 tín chỉ
5,0 %
5 môn =10 tín chỉ
25%
15%
Chọn 3 trong 9 môn = 6 tín chỉ
08 tín chỉ
20%
100 %
40 tín chỉ

12 3 . Các khả năng thực tế và công tác chuẩn bị cho việc triển khai đảo tạo
Chương trình đào tạo thạc sĩ về ngôn ngữ học được xây dựng ừên cơ sở Nhà
trường và Khoa tiếng Nhật phát huy được các khả năng thực tế hiện có cũng như khả

năng tiềm tàng của đơn vị ứong quá trình chuẩn bị đội ngũ và các điều kiện tại đom vị
như sau.
I.2.3.I.

Đội ngũ giảng viên

Với 50 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Hà Nội có một bề dày
truyền thống trong đào tạo và nghiên cứu các chuyên ngành ngôn ngữ và gần đây là
đào tạo các ngành khoa học bằng ngoại ngữ. Trường có một đội ngũ cán bộ giảng dạy
có trình độ cao, có rất nhiều kinh nghiệm, đã tham gia giảng dạy sau đại học nhiều
năm. Hiện nay, Trường có 08 phó giáo sư, 01 tiến sỹ khoa học, 33 tiến sỹ, 201 thạc sỹ.
Từ năm 1992, Trường đã được Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ
đào tạo cao học (Quyết định số 848/QĐ-SĐH do Bộ Trưởng Trần Hồng Quân kí ngày
28/04/1992), đến năm 1999, Trường đã được Thủ tướng Chính Phủ giao nhiệm vụ đào
tạo tiến sĩ (Quyết định số 159/1999/ QĐ- TTg, do Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm kí
ngày 27 tháng 7 năm 1999). Hiện nay, Trường đào tạo 4 chuyên ngành thạc sĩ (Ngôn
19


ngữ Anh, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Trung Quốc) và 02 chuyên
ngành tiến sĩ (Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Pháp).
Như vậy, xét về điều kiện của Khoa tiếng Nhật và ngành tiếng Nhật, năng lực và
định hướng đào tạo chung của Trường, Trường đại học Hà nội đã có được những yếu
tố cơ bản để mở ngành đào tạo thạc sĩ ngôn ngữ Nhật như sau:
Cán bộ cơ hữu
Trong số cán bộ có trình độ tiến sĩ trở lên, số cán bộ cơ hữu của Trường có thể
tham gia đào tạo sau đại học tại khoa Nhật là:
(1). POS TS. Vũ Ngọc Cân
(2). PGS.TS. Vũ Văn Đại


(3). PGS.TS. Trần Thị Chung Toàn
(4). TS. Hoàng Liên
(5). TS. Lê Văn Liệm
(6).
(7).
(8).
(9).

Th.s.
Th.s.
Th.s.
Th.s.

Nguyễn Tô Chung
Nguyễn Thị Minh Hương
Phạm Thu Hương
Vũ Thúy Nga

(10). Th.s. Trương Thị Mai
Cán bộ cộng tác
(1). Th.s. Chu Xuân Giao, Viện Nghiên cứu Văn hoá, Viện KHXHVN
(2). GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp. Trường ĐHKHXH &NV. ĐHQGHN
(3). PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Hà, Trường Đại học Ngoại thương
(4). TS. Phạm Hồng Thái, Viện nghiên cửu Đông Bắc Á, Viện KHXHVN
(5). TS. Trần Hải Yến, Viện Văn học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
(6). GS.TS. Komatsu Kazuhiko, Trung tâm Quốc tế nghiên cửu văn hóa Nhật Bản
(7). GS.TS. Nakagawa Shigemi, Giám đốc Trung Tâm nghiên cứu ngôn ngữ và
văn hóa Nhật, Đại học Ritsumeikan, Kyoto, Nhật Bản
(8). Th.s. Oka Kazuaki, Trường Đại học Văn Hiến, T.p HCM
(9). GS.TS. Shirahata Yozaburo, Phó Giám đốc Trung tâm Quốc tế nghiên cứu

văn hóa Nhật Bản
(10).GS. Sugimoto Taeko, Đại học Ibaraki
(11).

PGS. TS. Yamada Shoji, Trung tâm Quốc tế nghiên cửu văn hóa Nhật Bản

20


1.2.3. 2. CÁC BẢNG BIÊU MINH HỌA VẺ CÁC VẤN ĐÈ LIÊN QUAN

(Theo Qui định tại Phụ lục 1 của QĐ số 45/2008/ QĐ-BGDĐT, ngày 05/8/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1o

0

o

o
©

PQ



×