Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

“Sự tham gia của người dân trong việc phân loại rác thải tại nguồn” (Nghiên cứu tại quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.79 KB, 81 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG VĂN THẮNG

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
TRONG VIỆC PHÂN LOẠI RÁC THẢI TẠI NGUỒN
(Nghiên cứu tại quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội, 2019

1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG VĂN THẮNG

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
TRONG VIỆC PHÂN LOẠI RÁC THẢI TẠI NGUỒN
(Nghiên cứu tại quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh)

Ngành: XÃ HỘI HỌC
Mã số: 8.31.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà

Hà Nội, 2019

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc đang phát triển có tốc độ đô thị hóa khá nhanh, đặc
biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đã dẫn tới
nhiều hệ quả kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và môi trường đối với khu vực đô
thị. Một trong những vấn đề của môi trường đô thị là quá trình quản lý, xử lý rác
thải còn chưa hiệu quả và thiếu tính bền vững, các bãi rác thải ở Hồ Chí Minh hiện
nay đang luôn trong trạng thái quá tải, phương pháp xử lý chủ yếu là chôn lấp, chưa
tái chế sử dụng được nguồn rác. Việc phân loại rác thải vừa có lợi ích về kinh tế vừa
có lợi ích về xã hội. Cụ thể là chất thải rắn có thể có khả năng tái sinh, tái chế như
nylon, thủy tinh, nhựa, giấy, kim loại, cao su,… Khi giảm được khối lượng chất thải
rắn phải chôn lấp, khối lượng nước rỉ rác sẽ giảm và cũng sẽ giảm tác động tiêu cực
đến môi trường (giảm rủi ro trong quá trình xử lý nước rỉ rác, giảm được sự ô nhiễm
mạch nước ngầm, nước mặt,…). Bên cạnh đó, phân loại rác thải rắn sinh hoạt tại
nguồn còn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi
trường. Theo Quyết định số 44/2018/QĐ-UBND ban hành quy định về phân loại
chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tp. Hồ Chí Minh của UBND thành phố
Hồ Chí Minh ngày 14 – 11 – 2018, chất thải rắn sinh hoạt phải được quản lý chặt
chẽ nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe
con người. Từ ngày 24 – 11, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh có hoạt động phát sinh chất thải rắn sinh hoạt phải thực
hiện phân loại [30]. Sau khi đã có những văn bản quy định về việc phân loại rác thải
sinh hoạt tại nguồn thì tại đại phương quận Phú Nhuận nói riêng và thành phố Hồ

Chí Minh nói chung đã có rất nhiều hoạt động truyền thông tới người dân về thực
hiện phân loại rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên, nhận thức và hành vi của người dân
trong việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn đang còn hạn chế. Để đảm bảo
tính bền vững trong quá trình quản lý rác thải, bên cạnh vấn đề kinh tế - tài chính, kỹ
thuật, thể chế - chính sách thì yếu tố nhận thức và hành vi của người dân cũng cần được
phân tích và đánh giá nhằm rút ra bài học kinh nghiệm, những điểm tích cực và hạn chế

3


trong quá trình triển khai thực hiện và quản lý phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
Từ đó để có những chiến lược triển khai tốt hơn khi nhân rộng mô hình phân loại rác thải
này. Bởi vì, theo một số địa phương đã triển khai phân loại rác thải thì tại những địa bàn
sau khi đã được chọn là thí điểm về phân loại rác, người dân hết nhận được những sự hỗ
trợ từ chính quyền địa phương về phương tiện, công cụ,… phân loại rác thì họ sẽ tiếp tục
quay lại thói quen như trước đây và không duy trì hoạt động phân loại rác theo quy định
nữa. Đây không chỉ là vấn đề đang được cán bộ quản lý cấp cấp quan tâm mà cũng còn
nhận được sự thu hút rất lớn đối với các nhà nghiên cứu. Với những lý do trên đây, tác
giả luận văn quyết định lựa chọn đề tài “Sự tham gia của người dân trong việc phân
loại rác thải tại nguồn” (Nghiên cứu tại quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh) làm
đề tài luận văn của mình. Trong nghiên cứu này, tác giả luận văn sẽ tập trung vào việc
tìm hiểu nhận thức của người dân về chủ trương phân loại rác thải như thế nào, hành vi
phân loại rác tại nguồn (nguyên tắc phân loại, cách thức phân loại và xử lý chất thải sau
phân loại) của địa phương ra sao? Bên cạnh đó, tác giả cũng sẽ phân tích một số yếu tố
tác động đến đến nhận thức và hành vi của người dân trong hoạt động phân loại chất
thải rắn sinh hoạt và sẽ đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của người dân
trong hoạt động phân loại và xử lý chất thải sinh hoạt tại nguồn góp phần bảo vệ
môi trường sống.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Qua quá trình tìm hiểu những nguồn tài liệu có sẵn về vấn đề nghiên cứu thì

tác giả đã tìm được một số đề tài nghiên cứu, báo cáo khoa học về chủ đề nghiên
cứu đã được đăng trên Tạp chí Xã hội học và một số công trình, báo cáo kết quả
nghiên cứu khác. Dựa vào những bài báo và báo cáo khoa học trên, tác giả đọc kỹ,
tổng quan và tìm ra hướng đi cho đề tài nghiên cứu của mình.
2.1. Các nghiên cứu về nhận thức của người dân về rác và phân loại, xử lý rác
Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về vấn đề
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Một trong những nội dung mà các tác
giả thường quan tâm đó chính là vấn đề nhận thức của người dân trong quản lý,
phân loại chất thải sinh hoạt. Trong bài viết “Nâng cao nhận thức của người dân

4


trong quản lý rác thải sinh hoạt tại xã Hạ Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên” của tác
giả Nguyễn Phượng Lê và Trần Duy Tùng (2014) cho thấy lượng rác thải ở đang
được tạo ra ngày càng nhiều, điều đó đã khiến cho môi trường đã bị ô nhiễm, gây
mất mỹ quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân sinh sống nơi đây.
Nguyên nhân chính yếu của vấn đề này là do nhận thức của người dân trong thu
gom và xử lý rác thải sinh hoạt đang còn rất hạn chế. Nghiên cứu đã sử dụng
phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính để thu
thập thông tin. Số liệu sơ cấp được thu thập từ 60 hộ dân, 6 cán bộ cấp xã và 3 cán
bộ thu gom rác thải bằng phương pháp điều tra dựa trên bản câu hỏi bán cấu trúc,
phỏng vấn sâu bằng bản hướng dẫn liệt kê các câu hỏi mở, quan sát có tham gia và
thảo luận nhóm.
Trong cộng đồng này, người dân có biết tới quản lý rác thải nhưng rất ít
người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý rác thải sinh hoạt cũng
như cách phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. về phân loại, thu gom và xử
lý rác thải sinh hoạt. Có sự khác biệt giữa nhận thức và hành vi của người dân. Cụ
thể là có 88,3% người dân quan tâm tới vấn đề rác thải nhưng chỉ có 15% người dân
biết phân loại rác thải trước khi xử lý. Nghiên cứu cũng đã phân tích các yếu tố ảnh

hưởng đến nhận thức của người dân trong quản lý rác thải sinh hoạt như là giới tính,
độ tuổi và trình độ học vấn. Tác giả cũng đã đưa ra 3 giải pháp nhằm nâng cao nhận
thức của người dân trong quản lý rác thải sinh hoạt như là tuyên truyền phổ biến
kiến thức, tổ chức các chương trình giữ vệ sinh chung, xây dựng các quy định của
thôn xóm và hệ thống chế tài xử phạt với hành vi gây ô nhiễm môi trường [5].
2.2. Các nghiên cứu về mô hình xử lý rác
Bên cạnh việc tìm hiểu nhận thức của người dân trong vấn đề phân loại chất
thải thì đã có một số tác giả nghiên cứu xây dựng các mô hình về phân loại chất thải
rắn sinh hoạt. Cụ thể là trong “Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn cho các hộ gia đình ở phường Hiệp An” của tác giả Bùi Phạm
Phương Thanh và Nguyễn Thị Ánh Linh (2016) cho thấy tình trạng thu gom, quản
lý và xử lý chất thải rắn trong sinh hoạt vẫn theo phương pháp truyền thống. Nghiên

5


cứu đã cho thấy hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình, đánh giá
nhận thức của người dân về việc phân loại rác thải tại nguồn. Đồng thời, tác giả đã
đề xuất 3 mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho các hộ gia đình
bao gồm hộ kinh doanh, hộ công nhân, viên chức và hộ nông nghiệp. Trong nghiên
cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng (375 phiếu điều tra
các hộ gia đình) và phương pháp nghiên cứu định tính (18 nhân viên thu gom rác
thải) để đánh giá tình hình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và ý thức về việc phân
loại rác thải tại nguồn; lấy 140 mẫu chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình trong 7
ngày liên tiếp để xác định thành phần, khối lượng của chất thải rắn nhằm xây dựng
mô hình phân loại rác thải. Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp phân tích SWOT
nhằm phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công tác quản lý
chất thải rắn sinh hoạt. Có 71,2% người được hỏi trả lời là tham gia “Mô hình phân
loại rác thải tại nguồn” khi được cấp miễn phí thùng rác, túi đựng rác. Và khi không
có sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương thì mô hình khó mà có thể tồn tại lâu dài

được. Tại phường này chưa có chính sách phân loại chất thải rắn tại nguồn. Công ty
tiến hành thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình đến điểm tập kết và sau
đó vận chuyển đến khu vực xử lý. Về hệ thống hành chính quản lý, có tổ thu gom
rác tại các hẻm nhỏ trên địa bàn và có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế như
là công ty thu gom nhà nước, đội thu gom dân lập. Tác giả cũng đã xây dựng được
mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho các hộ gia đình [13].
Và không chỉ có xây dựng các mô hình dành cho các hộ gia đình, một số tác
giả cũng đã nhận thấy rằng chất thải rắn sinh hoạt cũng có khối lượng khá nhiều tại
các trường học. Chính vì vậy, họ đã xây dựng mô hình về phân loại chất thải tại
trường học. Trong bài viết “Nghiên cứu xây dựng mô hình phân loại rác tại nguồn
trong trường học tại thành phố Đà Nẵng” của tác giả Phùng Khánh Chuyên, Ngô
Vân Thụy Cẩm (2010) đã đưa ra một số các kết quả chính như là khối lượng và
thành phần chất thải rắn trong trường học ở Đà Nẵng, hiện trạng quản lý và thu gom
rác trong trường học, đánh giá kiến thức và nhận thức của học sinh về phân loại rác
tại nguồn. Về khối lượng chất thải rắn trong trường học thì tùy thuộc vào mùa mưa

6


hay mùa nắng (mùa mưa có khối lượng rác nhiều hơn vì rác ngấm nhiều nước).
Lượng rác này chủ yếu là rác vô cơ và rác tái chế. Hiện tại, nhà trường quản lý rác
thải rắn bằng cách là trang bị cho mỗi lớp một thùng rác bằng nhựa và có thùng ở
sân trường nữa. Học sinh sẽ đổ tất cả rác vào một thùng đặt ở góc sân trường. Sau
đó, rác được thu gom bằng xe ba gác và xe lớn sẽ vận chuyển rác về bãi rác Khánh
Sơn chôn lấp. Hạn chế của cách quản lý rác này là tốn kém kinh phí, lãng phí tài
nguyên, gây khó khăn cho xử lý và bảo vệ môi trường,… Tác giả tiến hành điều tra
kiến thức về rác thải của học sinh cấp I, II, III; trong đó học sinh tiểu học nhận thức
về rác là thứ bỏ đi chiếm 78,1% (do kiến thức của các em còn hạn chế). Hầu hết,
học sinh chưa hiểu về mục đích, cách phân loại rác tại nguồn và cách xử lý rác sau
khi phân loại. Các em còn nhầm lẫn giữa rác dễ phân hủy và rác không phân hủy

được. Sự lôi kéo học sinh tham gia phân loại rác đang hạn chế do các em bận học
nhiều, chỉ tham gia khi nhà trường yêu cầu.
Nhóm nghiên cứu đã thiết kế phương tiện tuyên truyền dựa trên ý kiến của
học sinh và sau đó thì tiếp tục khảo sát lại thì kết quả đã thay đổi theo chiều hướng
tích cực. Với những hình thức tuyên truyền sử dụng tài liệu, tờ rơi, đĩa CD kết hợp
với tổ chức ngoại khóa thì nhận thức của học sinh về rác và phân loại rác tại nguồn
đã thay đổi rất tốt. Kết quả cho thấy 70% đĩa CD đã đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông
tin và tờ rơi là 89%. Các học sinh đều muốn tham gia phân loại rác và còn muốn
tuyên truyền cho những người khác xung quanh. Không những vậy, tác giả còn đề
xuất hình thức phân loại rác tại nguồn trong trường học [3].
Mặc dù, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những chiến lược tác động làm thay đổi nhận
thức của học sinh nhưng chưa có thể mô tả rõ những hoạt động của nhà trường nhằm duy
trì và phát huy tốt hoạt động này trong trường học trong tương lai như thế nào?
2.3. Các nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong phân loại và xử
lý rác thải
Việc phân loại chất thải trước hết đòi hỏi phải xuất phát từ chủ trương, kế
hoạch của Đảng và Nhà nước và sau đó sẽ được triển khai kế hoạch đó trong nhân
dân. Tuy nhiên, một trong những yếu tố góp phần quyết định tới sự thành công của

7


việc phân loại chất thải đó là sự đồng thuận, sự tham gia của người dân. Ở nghiên
cứu “Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát
triển bền vững đô thị” (Nghiên cứu trường hợp quận Hoàn Kiếm và huyện Ứng
Hòa, Hà Nội) của Nguyễn Thị Kim Nhung (2014) đã tập trung vào đánh giá tình
hình quản lý rác thải tại quận Hoàn Kiếm và huyện Ứng Hòa. Đồng thời, nghiên
cứu cũng đã tìm hiểu các hoạt động người dân đang thực hiện trong quá trình quản
lý rác thải, nhận diện yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người dân trong
hoạt động đó và phân tích các yếu tố này trong bối cảnh đảm bảo mục tiêu phát

triển bền vững đô thị hiện nay.
Về hoạt động phân loại rác, ở khu vực nội thành và ngoại thành Hà Nội chưa
thực hiện phổ biến và rộng rãi. Chương trình 3R được thực hiện thí điểm tại phường
Phan Chu Trinh (và 3 phường nội thành: Láng Hạ, Thành Công, Nguyễn Du) từ
năm 2007 – 2009. Hành động phân loại rác của người dân là dạng hành động truyền
thống. Khi dự án kết thúc, hoạt động phân loại rác không được tiến hành thường
xuyên do nhận thức, ý thức của người dân, khó khăn về phương tiện, trang thiết bị
và sự phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể đang còn khá hạn chế.
Về thu gom rác, ở huyện Ứng Hòa thì thành viên đội thu gom là người dân
sống trong thôn/xóm, hình thành thông qua hình thức đấu thầu trong thôn xóm;
trong khi ở quận Hoàn Kiếm, thành viên đội thu gom là nhân viên của một tổ chức
xã hội – Công ty môi trường đô thị Hà Nội. Chính vì thế, sư hỗ trợ và chính sách
thụ hưởng đối với người thu gom là khác nhau.
Hoạt động xử lý rác gặp nhiều khó khăn, do số lượng rác thải tăng nhưng
điều kiện xử lý chưa được đáp ứng. Một số thành viên thu gom ở huyện Ứng
Hòa còn đốt rác ở cánh đồng sau khi thu gom từ hộ gia đình. Người dân nhận
thấy hoạt động thu gom rác cần có thêm đóng góp về tài chính nhưng họ không
sẵn sàng đóng thêm và cho rằng trách nhiệm tài chính chủ yếu thuộc về nhà
nước. Hoạt động tuyên truyền chưa có sức lan tỏa hết trong cộng đồng mà chỉ
tập trung vào các gia đình có người/thành viên tham gia đoàn thể xã hội hay
nhóm tự quản tại khu dân cư.

8


2.4. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến phân loại và xử lý rác thải
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong hoạt động
quản lý rác thải là: nhóm yếu tố thuộc về người dân (nhu cầu – tâm lý, nhận thức,
đặc điểm xã hội của người dân); sự tham gia của các bên liên quan trong hoạt động
quản lý rác thải (nhóm công nhân vệ sinh môi trường, nhóm tự quản ở cơ sở: trưởng

thôn/tổ trưởng tổ dân phố, nhóm người thu mua phế liệu, đoàn thể xã hội và chính
quyền); những yếu tố xã hội (các chính sách, các yếu tố văn hóa – xã hội, truyền
thông). Ngoài ra, tác giả còn đề xuất giải pháp thúc đẩy sự tham gia của người dân
trong hoạt động phân loại, thu gom và xử lý rác thải [9].
Sự tham gia của người dân trong việc phân loại chất thải của có sự chi phối,
tác động của rất nhiều đối tượng khác. Trong bài viết “Ảnh hưởng của các bên liên
quan đến mức độ tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải ở Hà
Nội” của Nguyễn Thị Kim Nhung (2014) đã phân tích sự ảnh hưởng của các bên
liên quan đến sự tham gia của người dân trong hoạt động phân loại, thu gom và xử
lý rác thải. Đó là công nhân vệ sinh môi trường, nhóm tự quản cơ sở như trưởng
thôn/tổ trưởng tổ dân phố, đoàn thể xã hội, nhóm thu mua phế liệu và chính quyền
cấp quận/huyện, phường/xã. Vai trò của các nhóm, tổ chức này là vận động những
người dân tại cộng đồng tham gia phân loại chất thải và giám sát quá trình thực
hiện, kết nối các bên liên quan khác tại khu dân cư. Vai trò của chính quyền địa
phương cũng rất quan trọng trong việc thi hành các chính sách, tổ chức các chiến
dịch giáo dục vận động tại cộng đồng hay hỗ trợ và ủng hộ sự tham gia hoạt động
của các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra một số
khuyến nghị nhằm tăng cường sự tham gia của các bên liên quan trong hoạt động
quản lý rác thải ở Hà Nội [11].
2.5. Các nghiên cứu về lý thuyết và phương pháp trong nghiên cứu về
phân loại và xử lý rác thải
Bên cạnh việc phân tích để nhấn mạnh vai trò sự tham gia của người dân và
các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân thì tác giả Nguyễn Thị Kim
Nhung cũng đã có bài viết về sự vận dụng lý thuyết sự tham gia của cộng đồng

9


trong vấn đề về môi trường.“Lý thuyết về sự tham gia của cộng đồng và khả năng
vận dụng vào quá trình ra các quyết định môi trường tại Việt Nam” của Nguyễn

Thị Kim Nhung (2014). Lý thuyết sự tham gia của cộng đồng là cơ sở lý luận cho
việc triển khai và thực hiện hiệu quả sự tham gia của cộng đồng trong các kế hoạch,
dự án và chương trình phát triển tại các địa phương. Tác giả đã phân tích sự tham
gia của cộng đồng thông qua một số quan điểm về lý thuyết và đưa ra khả năng vận
dụng của lý thuyết này trong quyết định về môi trường ở Việt Nam hiện nay. Tác
giả cũng đã nhận định rằng nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong các dự
án phát triển ở các lĩnh vực khác nhau đã được đề cập khoảng bất đầu từ những năm
1990. Trong các nghiên cứu đi trước đã nhấn mạnh yếu tố sự tham gia của cộng
đồng trong mọi hoạt động hướng đến sự dân chủ và phát triển bền vững của xã hội.
Trần Hùng (2010) đã nhấn mạnh sự tham gia của cộng đồng là yếu tốt hết sức quan
trọng, bởi vì:
-

Người dân có quyền tham gia vào các quyết định vì kết quả của quyết định
sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chính họ.

-

Sự tham gia của cộng đồng sẽ tăng sức mạnh của người dân.

-

Sự tham gia của cộng đồng đảm bảo sẽ thu được những kết quả tốt hơn vì
chính những người dân biết họ cần làm gì, khả năng của họ đến đâu và họ có
thể dùng các nguồn lực nào cho hoạt động cộng đồng [10].
Bên cạnh đó, vai trò của cộng đồng cũng đã được đưa vào trong các văn bản,

nghị quyết và chính sách của Đảng và Nhà nước. Theo các nghiên cứu trước đây, sự
tham gia của cộng đồng vào trong các hoạt động tại địa phương đang còn có sự hạn
chế. trong nhiều trường hợp, sự tham gia được hiểu như là sự đóng góp chung để

thực hiện một nhiệm vụ nhất định, mang thái độ hợp tác nhiều hơn là sự tham gia
trực tiếp vào ra các quyết định [6, tr 210 - 211]. Liên quan đến một số vấn đề môi
trường ở cộng đồng thì người dân cũng có sự tham gia bàn bạc, thảo luận và đưa ra
hướng giải quyết tại thôn xóm nhưng tổ trưởng dân phố/trưởng thôn thường đóng
vai trò định hướng, quyết định. Còn đối với những vấn đề vượt quá khu vực thôn

10


xóm thì chỉ những người đại diện người dân, lãnh đạo các cấp, cán bộ đoàn thể,…
tham gia. Lúc này, người dân chỉ đóng vai trò là người tiếp nhận thông tin và tuân
theo thực hiện các quy định, quyết định đã ban hành.
Như vậy, sự tham gia của cộng đồng sẽ gặp phải sự hạn chế. Trong khi đó,
chúng ta có thể thấy nếu có sự tham gia của cộng đồng thì hiệu quả triển khai các
quyết định sẽ tốt hơn rất nhiều.
Về mặt phương pháp nghiên cứu, các nghiên cứu trước các tác giả đã sử
dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với phương pháp định tính như
phương pháp phỏng vấn sâu để thu thập các thông tin cụ thể hơn (Nguyễn Phượng
Lê và Trần Duy Tùng, Bùi Phạm Phương Thanh và Nguyễn Thị Ánh Linh, Phùng
Khánh Chuyên và Ngô Vân Thụy Cẩm,…),
Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy lượng rác thải tạo ra ngày càng nhiều
gây nên khiến ô nhiễm môi trường, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe của con người. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức người dân trong thu
gom và xử lý rác thải sinh hoạt đang còn rất hạn chế. Các yếu tố ảnh hưởng đến
nhận thức của người dân trong quản lý rác thải sinh hoạt như là giới tính, độ tuổi và
trình độ học vấn. Một số tác giả đã xây dựng mô hình phân loại chất thải dành cho
các hộ gia đình và trường học. Yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân
trong hoạt động quản lý rác thải là: nhóm yếu tố thuộc về người dân, sự tham gia
của các bên liên quan trong hoạt động quản lý rác, những yếu tố xã hội. Lý thuyết
sự tham gia của cộng đồng cũng đã được phân tích nhằm vận dụng trong lĩnh vực

môi trường.
Nhưng cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào tiến hành trên quy mô lớn về
phân loại chất thải tại nguồn ở các khu vực nội thành ở thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là một nơi có dân cư sinh sống khá đông đúc và là nơi diễn ra nhiều hoạt động
sản xuất khác nhau nên lượng rác thải rất lớn. Vì thế, việc tìm hiểu về thực trạng về
phân loại rác tại nguồn của người dân khi mà Đảng và Nhà nước đã có những chủ
trương chính sách về phân loại rác thải là một việc rất cần thiết. Bởi vì, qua việc tìm

11


hiểu thực trạng tại địa phương thì có thể góp phần đưa ra những giải pháp để giải
quyết những rào cản của việc phân loại rác tại nguồn. Trong các nghiên cứu trước
cũng đã đề cập đến các yếu tố tác động như là yếu tố thuộc về người dân, sự tham
gia hoạt động quản lý rác, những yếu tố xã hội nhưng đó là những nhóm yếu tố
mang tính chất chung chung mà chưa đi vào việc nêu rõ sự bất cập trong việc thu
gom rác chủ yếu tập trung ở vấn đề gì, do nhóm nào triển khai chưa thực sự tốt,
chưa đúng quy định? Thực trạng phân loại rác tại nguồn của những khu vực đông
dân cư tại các đô thị lớn ra sao? Những vấn đề này sẽ là những gợi mở để tiến hành
nghiên cứu “Sự tham gia của người dân trong việc phân loại rác thải tại nguồn”.
Trong đề tài này, tác giả sẽ thực hiện dựa trên sự kế thừa những điểm mạnh và điểm
yếu của nghiên cứu trước đó. Qúa trình phân tích hạn chế của các nghiên cứu trước
đó giúp tác giả luận văn có thể tránh sai sót khi triển khai nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài cung cấp một bức tranh về sự nhận thức và hành vi tham gia phân loại
rác thải tại nguồn của người dân tại địa phương. Trên cơ sở đó đưa ra đề xuất về
giải pháp giúp tăng cường nhận thức và thay đổi hành vi của người dân nhằm
hướng tới thực hiện mục tiêu phân loại chất thải, bảo vệ môi trường, phát triển bền
vững đô thị.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
-

Nhận thức của người dân về việc phân loại rác thải rắn tại nguồn.

-

Thực trạng hành vi phân loại rác thải rắn tại nguồn của người dân (nguyên tắc
phân loại, cách thức phân loại và xử lý chất thải sau khi phân loại,…).

-

Nhận diện và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi
của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Từ đó, đối
chiếu phân tích các yếu tố này trong bối cảnh đảm bảo mục tiêu phát triển
bền vững đô thị hiện nay.

-

Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của người dân trong hoạt động
phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

12


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Phân loại rác thải tại nguồn của người dân nội thành.


-

Khách thể nghiên cứu: Người dân đang sinh sống tại quận Phú Nhuận, thành
phố Hồ Chí Minh.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi thời gian, không gian nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu tìm hiểu về nhận thức và hoạt động
tham gia phân loại rác thải của người dân trong thời điểm điều tra (từ năm 2017 đến
tháng năm 2018).
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Quận Phú Nhuận có 15 phường và tác giả
nghiên cứu đã chọn hết tất cả 15 phường để khảo sát. Trong mỗi một phường thì do
kinh phí có hạn nên trong nghiên cứu này chỉ chọn 2 – 3 khu phố/1 phường, tập
trung vào các hộ dân để thực hiện khảo sát.
4.2.2. Phạm vi nội dung nghiên cứu:
Vấn đề nghiên cứu về phân loại rác thải là tương đối rộng về mặt nội dung,
do đó, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, tác giả chỉ tập trung vào nghiên
cứu vấn đề phân loại chất thải rắn tại quận Phú Nhuận. Chính vì vậy, trong các nội
dung tác giả đều sẽ sử dụng cụm từ “Phân loại chất thải rắn” trong sinh hoạt tại
nguồn để tìm hiểu và phân tích các nội dung của nghiên cứu.
Đề tài tập trung tìm hiểu nhận thức và hành vi tham gia phân loại chất thải
rắn tại nguồn. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng sẽ tìm hiểu một số yếu tố tác
động đến việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân. Đồng thời, tác giả
cũng đưa ra các đề xuất nhằm góp phần thực hiện tốt hoạt động phân loại chất thải
rắn sinh hoạt tại nguồn ở địa phương.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận

13



Trong nghiên cứu này, tác giả vận dụng một số lý thuyết xã hội học như lý
thuyết sự tham gia của cộng đồng và lý thuyết sự lựa chọn hợp lý để giải thích hành
vi tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền về kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh
hoạt tại nguồn cho cán bộ từ các cấp tại địa phương, người dân và hành vi người
dân tích cực tham gia các buổi tuyên truyền, hướng dẫn cũng như là thực hiện phân
loại chất thải rắn sinh hoạt. Đề tài sẽ phân tích cụ thể và bổ sung thêm cơ sở lý luận
về phân loại rác thải tại nguồn (khái niệm). Đồng thời, nghiên cứu cũng sẽ cung cấp
những minh chứng khoa học về phân loại rác thải tại nguồn ở khu vực đô thị.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
-

Phân tích tài liệu thứ cấp:
Nghiên cứu này đã sử dụng tư liệu từ các công trình nghiên cứu khác nhau.

Chủ yếu dựa trên các tài liệu liên quan đến vấn đề được đăng tải trên Tạp chí Xã hội
học, báo cáo thống kê của địa phương, các nguồn tài liệu về các hoạt động liên quan
đến phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của quận Phú Nhuận,... để làm rõ
tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận, góp phần bổ sung luận điểm trong đề tài
nghiên cứu.
Ngoài ra, trong đề tài này, tác giả còn sử dụng kết hợp với những phương
pháp khác như: so sánh, phân tích. Các thông tin thu thập được từ quá trình tổng
quan tài liệu sẽ giúp người nghiên cứu có cái nhìn tốt hơn về vấn đề nghiên cứu của
mình thực hiện.
-

Phương pháp thu thập thông tin định lượng:
Điều tra bảng hỏi: Đề tài sử dụng bảng hỏi là công cụ thu thập thông tin chủ


yếu, dựa trên các khái niệm đã được thao tác hóa. Đề tài đã tiến hành điều tra 600
gia đình tại địa bàn khảo sát, lựa chọn mẫu theo cách chọn mẫu thuận tiện. Đây là
một chiến lược thường được sử dụng khá phổ biến trong các công trình nghiên cứu
định lượng có hạn chế nguồn lực kinh phí và thời gian. Tại quận Phú Nhuận có tới
15 phường (phường 6 và phường 16 là không có tại quận Phú Nhuận), cụ thể là:

14


Bảng 1.1: Dân cư người đang sinh sống tại Quận Phú Nhuận
Tên phường

STT

Số lượng hộ

Số lượng nhân khẩu

1

Phường 1

3.460

13.299

2

Phường 2


4.496

17.219

3

Phường 3

2.545

9.605

4

Phường 4

3.485

15.054

5

Phường 5

4.158

18.322

6


Phường 7

6.074

24.287

7

Phường 8

2.652

9.790

8

Phường 9

5.560

20.298

9

Phường 10

2.630

9.863


10

Phường 11

2.826

10.597

11

Phường 12

1.830

6.234

12

Phường 13

2.116

8.818

13

Phường 14

2.008


7.496

14

Phường 15

3.262

11.356

15

Phường 17

2.951

9.953

49.693

192.191

Tổng

Nguồn: Uỷ ban nhân dân quận Phú Nhuận năm 2018
Do đó, nghiên cứu đã chọn mẫu nghiên cứu thuận tiện ở 15 phường. Trong
mỗi hộ gia đình sẽ chọn đại diện một người trong hộ gia đình làm đơn vị thu thập
thông tin.

15



Bảng 1.2: Cơ cấu mẫu điều tra định lượng phân chia theo phường và giới tính
Tên phường

STT

Số lượng hộ

1

Phường 1

35

2

Phường 2

35

3

Phường 3

35

4

Phường 4


35

5

Phường 5

35

6

Phường 7

35

7

Phường 8

35

8

Phường 9

35

9

Phường 10


35

10

Phường 11

35

11

Phường 12

110

12

Phường 13

35

13

Phường 14

35

14

Phường 15


35

15

Phường 17

35
600

Tổng

16


Bảng 1.3: Các tiêu chí cụ thể của mẫu điều tra định lượng
Tiêu chí

Giới tính

Tuổi

Tần

Cụ thể

(Người)

Nghề nghiệp


lệ

(%)

Nam

300

50

Nữ

300

50

Tổng

600

100

Từ 18 – 29 tuổi

65

10,8

Từ 30 – 39 tuổi


88

14,7

Từ 40 – 49 tuổi

88

14,7

Từ 50 – 59 tuổi

141

23,5

Từ 60 tuổi trở lên

218

36,3

Tổng

600

100

Tiểu học THCS


49

8,2

Trung học phổng thông

272

45,3

73

12,2

Đại học

193

32,2

Trên đại học

13

2,2

Tổng

600


100

Cán bộ, công chức

75

12,5

Viên chức

19

3,2

Lực lượng vũ trang

11

1,8

Công nhân, người lao động

112

18,7

Hưu trí

197


32,8

Học sinh, sinh viên

23

3,8

Kinh doanh

58

9,7

Nghề khác

105

17,5

Tổng

600

100

Trình độ học Trung cấp, cao đẳng
vấn

suất Tỷ


Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài năm 2018

17


Xử lý số liệu định lượng: Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 20.0 và Excel để
xử lý và thống kê thông tin định lượng đã thu thập được.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Trong nghiên cứu này, tác giả vận dụng lý thuyết sự tham gia của cộng đồng
và sự lựa chọn hợp lý nhằm lý giải việc thực hiện hoạt động lấy ý kiến đóng góp,
tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ các cấp, người dân về vấn đề phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn.
Đề tài sẽ phân tích cụ thể và bổ sung thêm cơ sở lý luận về các yếu tố như
giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, vấn đề quản lý vệ sinh môi trường
và hoạt đồng truyền thông,… tác động đến nhận thức và hành vi phân loại chất thải
rắn sinh hoạt tại nguồn. Đồng thời, đề tài cũng sẽ cung cấp những minh chứng khoa
học về thực trạng phân loại rác thải tại địa phương. Bên cạnh đó, kết quả của nghiên
cứu này sẽ là một dữ liệu tham chiếu cho khảo sát khác có nội dung tương tự trong
bối cảnh và phạm vi khác nhau.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đây là công trình nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên về vấn đề phân loại chất
thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh dưới góc
nhìn Xã hội học. Đề tài này sẽ góp phần đưa ra giải pháp giúp cho người dân trong
cộng đồng nâng cao nhận thức và hành vi phân loại rác thải tại nguồn một cách có
hiệu quả. Đồng thời, nghiên cứu có thể giúp cho cán bộ quản lý tại địa phương và
bộ phận thu gom chất thải rắn sinh hoạt có giải pháp tốt hơn trong công tác thu gom
chất thải nhằm bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham
khảo có ý nghĩa cho sinh viên, cán bộ giảng dạy môn xã hội học môi trường, xã hội

học đô thị và những ai quan tâm tới vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài nghiên cứu được chia làm 3 chương
như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Nhận thức và hành vi phân loại tác thải tại nguồn của người
dân ở quận Phú Nhuận
Chương 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi phân loại
rác thải tại nguồn của người dân

18


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Hệ thống khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
Sự tham gia của người dân
Oakley (1989) cho rằng tham gia là một quá trình tạo ra khả năng nhạy cảm
của quần chúng và nâng cao năng lực tiếp thu các cái mới và khích lệ các sáng kiến
mới ở địa phương. Quá trình này hướng tới những nỗ lực có tổ chức nhằm tăng
cường kiểm soát các nguồn lực và các tổ chức điều hành trong những hoàn cảnh xã
hội nhất định.
Sự tham gia có nghĩa là cùng thực hiện một hoạt động nào đó. Hàng ngày con
người “tham gia” vào sự phát triển của địa phương thông qua hoạt động sống của cá
nhân và gia đình, các hoạt động sinh kế và trách nhiệm đối với cộng đồng (Trương Văn
Tuyển, 2007, Phát triển cộng đồng. Giáo trình của Trường Đại học Nông Lâm Huế,
Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2005). Không có một ví dụ đơn lẻ đúng đắn nào về sự
tham gia. Tuy nhiên, việc kiểm soát hoạt động và mức độ sự tham gia luôn là sự gắn
kết một cách lâu dài, chủ động và có vai trò ngày càng cao vào quá trình phát triển.

Như vậy, sự tham gia là một quá trình cho phép người dân tự tổ chức để xác
định nhu cầu và cùng nhau thiết kế, tổ chức thực hiện, đánh giá hoạt động, và cùng
nhau hưởng lợi từ các hoạt động đó. Các hoạt động được triển khai từ các nguồn lực
mà người dân tiếp cận được thông qua sự hỗ trợ của Chính phủ hoặc các cơ quan
khác nhau. Không có năng lực và sức mạnh thực sự, người dân không thể ra các
quyết định có ý nghĩa thiết thực với đời sống của cộng đồng. Ý nghĩa thực tiễn của
sự tham gia không chỉ ẩn chứa ở mức độ ra quyết định của người dân mà còn ở việc
thực hiện các quyết định đó. Vì vậy, trao quyền hay tạo quyền lực là yếu tố quan
trọng đối với sự tham gia.
Sự tham gia của người dân nói chung: là một quá trình cho phép người dân
được tổ chức để xác định nhu cầu và cùng nhau thiết kế, tổ chức thực hiện, giám
sát, đánh giá hiệu quả hoạt động, cùng nhau hưởng lợi từ các hoạt động đó mang lại
và cùng quản lý. Người dân cùng với chính quyền các cấp phát triển và xây dựng
các chương trình hoạt động, lựa chọn ưu tiên, khởi xướng và thực hiện các dự án,
chương trình hoạt động bằng cách đóng góp ý kiến, mối quan tâm, vật liệu và tiền
bạc, lao động và thời gian (Setty, 1991).

19


Sự tham gia của người dân trong việc phân loại rác thải sinh hoạt ở đây bao
gồm quá trình người dân trang bị sọt rác, tiến hành phân loại, thực hiện theo quy
định của chính quyền địa phương và tuyên truyền vận động người khác cùng tham
gia.
-

Khái niệm chất thải rắn:

Chất thải rắn được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người
và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không

muốn dùng nữa [8].
-

Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt): là chất thải rắn phát sinh trong
sinh hoạt thường ngày của con người [17].
-

Khái niệm phân loại rác thải:

Phân loại chất thải rắn sinh hoạt là hoạt động phân tách chất thải nhằm chia thành các
loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác nhau [17].
-

Phân loại chất thải rắn sinh hoạt:
1. Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản
lý, xử lý thành các nhóm như sau:
a) Nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây,

rau, củ, quả, xác động vật).
b) Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại,
cao su, ni lông, thủy tinh).
c) Nhóm chất thải còn lại (không bao gồm chất thải nguy hại phát sinh từ hộ
gia đình, chủ nguồn thải).
2. Tiêu chí phân loại “đạt” là: Hỗn hợp nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy
hoặc nhóm chất thải còn lại được xem là phân loại đạt khi thành phần chất thải hữu
cơ dễ phân hủy hoặc thành phần chất thải còn lại lẫn dưới 10% khối lượng chất thải
khác nhóm trong danh mục nhóm chất thải phân loại do Sở Tài nguyên và Môi
trường ban hành.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành, Ủy ban
nhân dân quận, huyện xây dựng và ban hành danh mục nhóm chất thải phân loại

20


quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với công nghệ áp dụng xử lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn thành phố [17].
-

Khái niệm môi trường
Hiện nay, trên thế giới đã có khá nhiều định nghĩa về môi trường. Sau đây, tác giả

luận văn sẽ điểm qua một số định nghĩa tiêu biểu về môi trường.
Giddens đã đưa ra định nghĩa về môi trường là “Môi trường là tất cả các điều
kiện, yếu tố xung quanh và tự nhiên, không phải các yếu tố xã hội – nhân văn trong
đó con người tồn tại (all those non-human, natural surroudings, within which human
beings exist)… Với nghĩa rộng nhất môi trường ở đây đồng nghĩa với trái đất nói
chung” [1, tr.16].
Hay một định nghĩa khác về môi trường: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự
nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có
ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” [7].
Môi trường có vai trò rất quan trọng trong đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người. Vì thế, mọi người đều có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường. Một
trong những hoạt động nhằm góp phần bảo vệ môi trường (đặc biệt là tại các khu vực
đông dân cư, khu vực đô thị) đó là phân loại chất thải rắn sinh hoạt và việc tái sử dụng
các nguồn vật liệu từ chất thải đó. Bởi vì sẽ giảm được diện tích chôn lấp chất thải và có
khả năng tái sử dụng nguồn nguyên liệu,…
-


Khái niệm bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp,

cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu
do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên. Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi
trường, thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo
vệ môi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa
học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật
Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp
của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp

21


luật về bảo vệ môi trường, có quyền và trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường” [12].
-

Khái niệm phát triển bền vững đô thị:
Là mối quan hệ bền vững của ba yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong một

khung thể chế phù hợp, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho thế hệ hiện tại mà không làm
hao tổn đến khả năng đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống của thế hệ tương lai.
1.1.2. Câu hỏi nghiên cứu
-

Người dân nhận thức như thế nào về việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn?


-

Hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của người dân tại quận
Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh diễn ra như thế nào?

-

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của người dân trong
hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở địa phương?

1.1.3. Giả thuyết nghiên cứu:
-

Phần lớn người dân tại địa phương đã nhận thức đầy đủ về việc phân loại
chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

-

Tại địa phương, người dân đã tích cực thực hiện các hoạt động như là phân
loại chất thải rắn sinh hoạt, thu gom và xử lý chất thải; và các hoạt động
tuyên truyền, vận động, giám sát và góp ý đưa ra nội quy liên quan đến việc
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cũng đã diễn ra rất nhiều.

-

Nhận thức và hành vi phân loại rác thải tại nguồn của người dân tại địa
phương bị chi phối với nhóm yếu tố thuộc về người dân (giới tính, tuổi, trình
độ học vấn, nghề nghiệp,…) và nhóm yếu tố thuộc về kỹ thuật thu gom và
xử lý chất thải, vấn đề quản lý vệ sinh môi trường và hoạt động truyền thông
về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.


22


1.1.4. Khung phân tích
Yếu tố thuộc về người
dân:
- Giới tính
- Độ tuổi
- Trình độ học vấn
- Nghề nghiệp

Vấn đề
truyền thông
về chất thải
rắn sinh hoạt
tại nguồn

Yếu tố thuộc
về kỹ thuật
thu gom và
xử lý rác thải

Vấn đề
quản lý vệ
sinh môi
trường

Phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn ở

quận Phú Nhuận

Nhận thức về phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn:
-

Sự đồng thuận với chủ trương về
phân loại

-

Lợi ích từ phân loại

-

Hiểu biết về cách phân loại


Hành vi phân loại chất thải rắn:
-

Chuẩn bị các thiết bị phục
vụ phân loại

-

Các hoạt động phân loại
chất thải

-


Tiêu chí phân loại chất thải

-

Xử lý chất thải

1.1.5. Lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu
Lý thuyết sự tham gia của cộng đồng
Ở bài viết của Harding và cộng sự (2009), tác giả đã phân tích khái niệm “sự
tham gia của cộng đồng” là bao gồm thuật ngữ “sự tham gia” và “cộng đồng”. Khái
niệm “sự tham gia” trong lĩnh vực môi trường được hiểu là quá trình đối thoại giữa
cộng đồng và người ra quyết định, giữa một bên là cá nhân, nhóm, tổ chức với một
bên là nhóm chính quyền trong việc thảo luận và ra các quyết định môi trường. Còn
thuật ngữ cộng đồng bao gồm các chủ thể đóng góp hay ảnh hưởng bởi các quyết
định môi trường, bao gồm những người hoạch định chính sách, chuyên gia, doanh
nhân, các cá nhân thụ hưởng, tổ chức dân sự và người dân.

23


Trong một góc độ khác khi tiếp cận về khái niệm này, Marzuki (2009) cho
rằng sự tham gia của cộng đồng được thể hiện như sau:
-

Sự tham gia là quá trình trao quyền cho mỗi cá nhân trong cộng đồng được tham
gia vào việc xây dựng và ra các quyết định và chính sách của chính phủ;

-


Sự tham gia là quá trình chia sẻ một hoạt động chung giữa chính phủ và công
dân trong việc tạo dựng chính sách;

-

Sự tham gia là nền tảng của quyền con người, đặc biệt đối với nhóm yếu thế
trong xã hội [10].
Từ góc độ nhìn nhận về khái niệm sự tham gia của cộng đồng như vậy nên

tác giả này đã nhấn mạnh là “dân chủ”, “quyền công dân” và “trao quyền” chính là
vấn đề cốt lõi nhất của sự tham gia cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng ở đây có
thể được hiểu là quá trình truyền thông và tương tác giữa các nhóm chủ thể trong
cộng đồng và nhóm đại diện chính quyền hoạch định các chính sách, ra quyết định
với mục đích là xây dựng, ban hành, thực thi chính sách một cách có hiệu quả.
Xuất phát từ việc hình thành khái niệm sự tham gia của cộng đồng, có nhiều
nhà nghiên cứu đã xây dựng thang đo về sự tham gia của cộng đồng. Trong đó,
thang đo của Sherry R. Arnstein (1969) được xem là công trình đầu tiên đưa ra các
mức độ khác nhau về sự tham gia của cộng đồng, tương ứng với mức độ quyền lực
mà người dân có được trong quá trình ra quyết định.
Bảng 1.4: 8 nấc thang mô tả sự tham gia của người dân trong lý thuyết
sự tham gia của Arnstein
8

Quyền kiểm soát

7

Ủy quyền

6


Cộng tác

5

Xoa dịu

4

Tham vấn

3

Cung cấp thông tin

2

Trị liệu/tâm lý

1

Vận động

Mức độ trao quyền cho công dân

Mức độ có dấu hiệu của sự tham gia

Mức độ không tham gia

24



Lý giải về các mức độ trong 8 nấc thang về sự tham gia của cộng đồng:
Mức thang “Vận động” và “Trị liệu/tâm lý” là biểu hiện mức độ không tham
gia. Tuy nhiên, mục tiêu của mức thang này là hỗ trợ những người nắm quyền lực
có thể thực hiện giáo dục và tập huấn cho những người tham gia (không có quyền
lực).
Mức thang “Cung cấp thông tin” và “Tham vấn” là biểu hiện cho sự tham gia
một cách miễn cưỡng, người tham gia đưa ra ý kiến và được lắng nghe. Tuy nhiên,
thông tin được truyền theo một chiều (từ người nắm quyền lực, chuyên gia đến
người dân mà không có chiều ngược lại), giai đoạn cuối dự án người dân không
được tham gia góp ý kiến cho kế hoạch và triển khai.
Mức thang “Xoa dịu” là biểu hiện mức độ tham gia, người dân không có tài sản
và tiền bạc được đưa ra lời khuyên và ý kiến nhưng quyết định vẫn thuộc về người
nắm giữa quyền lực.
Mức thang “Cộng tác”, “Ủy quyền” và “Quyền kiểm soát” là biểu hiện của
quyền lực được tăng lên trong người dân khi ra quyết định. Họ có thể đi đến giai
đoạn hợp tác, tranh luận… với người có quyền lực [32].
Trong nghiên cứu này, lý thuyết sự tham gia của cộng đồng được vận dụng vào
để lý giải quá trình triển khai kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở
quận Phú Nhuận. Trước khi thực hiện kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn ở cộng đồng thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Phú Nhuận tổ chức
Hội nghị phản biện xã hội về dự thảo Kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn giai đoạn 2017 – 2020. Tại hội nghị đó cũng đã có sự tham gia
của người dân đại diện cho 15 phường trong toàn quận. Họ cũng đã được phổ biến
về kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và đã được đưa ra những ý
kiến đóng góp về kế hoạch triển khai. Mức độ tham gia của người dân tại cộng đồng
này là ở mức thang “Cộng tác”, “Ủy quyền” và “Quyền kiểm soát”. Người dân
không chỉ được tham gia đóng góp ý kiến vào trong bản Kế hoạch triển khai phân
loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn mà còn được giữ vai trò quan trọng trong việc

phổ biến hoạt động phân loại, kiểm soát hoạt động này tại cộng đồng mình đang
sinh sống. Cán bộ liên quan đến triển khai kế hoạch này đã tích cực tổ chức các lớp
tập huấn, phổ biến kiến thức về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho
người dân. Người dân tại địa phương đã rất tích cực tham gia các hoạt động đó và

25


×