Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

BÀI TẬP LỚN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ 9 ĐIỂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.79 KB, 15 trang )

1


ĐỀ BÀI
A và B là hai quốc gia có chung đường biên giới. Tháng
5/2009, được sự hỗ trợ vũ khí và quân đội của quốc gia B,
một nhóm hồi giáo ly khai tại quốc gia A đã thực hiện cuộc
tấn công chính quyền trung ương và chiếm đóng vùng phía
Bắc nước này, sau đó tuyên bố thành lập một quốc gia mới,
với tên gọi là nước Cộng hòa C.
Ngày 1/1/2010, A sử dụng quân đội tấn công nhằm tiêu
diệt chính quyền hồi giáo C. Quốc gia B đã đưa 300.000 binh
sỹ cùng nhiều phương tiện quân sự đến trợ giúp C chống lại
A. Với sự giúp đỡ của B, cuộc tấn công của A đã không đạt
được kết quả như mong muốn. Hãy cho biết:
- Tính hợp pháp của những hành vi do B thực hiện: (i) hỗ
trợ vũ khí, quân đội để giúp đỡ nhóm hồi giáo thành lập quốc

2


gia C năm 2009 và (ii) hỗ trợ binh sĩ, phương tiện quân sự để
giúp C chống lại quốc gia A năm 2010?
- Tính hợp pháp của hành vi sử dụng vũ lực lượng vũ trang
do A thực hiện ngày 1/1/2010 để tiêu diệt chính quyền hồi
giáo C.

NỘI DUNG
I. Tính hợp pháp của những hành vi do B thực hiện: (i)
hỗ trợ vũ khí, quân đội để giúp đỡ nhóm hồi giáo thành
lập quốc gia C năm 2009 và (ii) hỗ trợ binh sĩ, phương tiện


quân sự để giúp C chống lại quốc gia A năm 2010?
1) Về hành vi hỗ trợ vũ khí, quân đội để giúp đỡ nhóm
hồi giáo thành lập quốc gia C năm 2009 của quốc gia B.

3


Hành vi này hỗ trợ vũ khí, quân đội của B để giúp đỡ
nhóm hồi giáo thành lập quốc gia C năm 2009 là không hợp
pháp, vì:
Thứ nhất, hành vi trên cảu B đã vi phạm hai nguyên tắc
không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.
Nguyên tắc này được ghi nhận ở khoản 7 Điều 2 Hiến
chương Liên hợp quốc như sau: “Hiến chương này hoàn toàn
không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp vào những
công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc
gia nào, và không đòi hỏi các thành viên của Liên hợp quốc
phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định
của Hiến chương; tuy nhiên, nguyên tắc này không liên quan
đến việc thi hành những biện pháp cưỡng chế nói ở chương
VII”. Một trong những nội dung được bản Tuyên bố của Đại
hội đồng Liên hợp quốc năm 1970 về các nguyên tắc cơ bản
điều chỉnh quan hệ hợp tác giữa các quốc gia của nguyên tắc
này đó là “không một quốc gia nào có thể tổ chức, trợ giúp
4


xúi giục, giúp đỡ tài chính khuyến khích hoặc ngầm đồng ý
các hoạt động khủng bố, lật đổ hoặc hoạt động quân sự trực
tiếp nhằm lật đổ chế độ hiện hành của một quốc gia khác,

hoặc can thiệp vào những cuộc nội chiến của một quốc gia
khác”. Bên cạnh đó, có hai ngoại lệ đối với nguyên tắc
này: thứ nhất, can thiệp theo quy định của các điều ước quốc
tế; thứ hai là can thiệp có sự đồng ý của quốc gia sở tại
(consent).
Theo tình huống, C là một nhóm hồi giáo ly khai ở quốc
gia A, B là quốc gia có chung đường biên giới với quốc gia A.
Việc nhóm hồi giáo C tổ chức khủng bố chính quyền trung
ương A là công việc nội bộ quốc gia. B không có quyền can
thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia A theo nguyên tắc
trên.
Nhóm hồi giáo C tự thành lập một quốc gia mới là không
hợp pháp, và không được công nhận bởi lẽ Lãnh thổ quốc gia
không thể bị chiếm đóng quân sự do việc sử dụng vũ lực trái
5


với những điều khoản của Hiến chương Liên hợp quốc.
Không một sự chiếm đóng lãnh thổ do việc sử dụng hoặc đe
dọa dùng vũ lực nào được công nhận là hợp pháp. Do đó nếu
C và B có thỏa thuận về sự giúp đỡ này thì cũng không thể
xem là hợp pháp.
Việc B hỗ trợ vũ khí, quân đội để giúp nhóm hồi giáo C
thực hiện cuộc tấn công chính quyền trung ương 2009 có thể
nói là hành động giúp đỡ tài chính khuyến khích các hoạt
động khủng bố, lật đổ chế độ hiện hành của quốc gia khác.
Như vậy hành vi này đã vi phạm nguyên tắc cấm can thiệp
vào công viêc nội bộ của quốc gia khác.
Thứ hai, vi phạm nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của
các quốc gia. Nguyên tắc này được ghi nhận ở khoản 1 Điều 2

Hiến chương Liên hợp quốc: “Liên hợp quốc được xây dựng
trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các quốc gia
thành viên”.

6


Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng của
mỗi dân tộc, lãnh thổ là biểu hiện của nền độc lập dân tộc và
bất khả xâm phạm của mỗi quốc gia. Bảo vệ biên giới, lãnh
thổ chính là bảo vệ chủ quyền quốc gia chống lại mọi hình
thức ngoại xâm. Tuyên bố về những nguyên tắc của Luật quốc
tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia
phù hợp với hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1970 cũng đã
quy định rõ nội dung nguyên tắc này.
Tuy nhiên B lại có hành vi hỗ trợ quân đội và vũ khí, tức
là có sự mang quân đội và vũ khí sang biên giới lãnh thổ của
quốc gia A mà không hề có sự cho phép, cũng như xin phép từ
quốc gia A. Hành vi trên của B đã vi phạm nguyên tắc bình
đẳng chủ quyền của các quốc gia, đe dọa đến hòa bình, an
ninh- chính trị của quốc gia A.
Thứ ba, vi phạm nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa
dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Theo khoản 4 Điều 2 Hiến
chương Liên hợp quốc: “Tất cả các quốc gia thành viên Liên
7


Một trong những nội dung được bản Tuyên bố của Đại
hội đồng Liên hợp quốc năm 1970 về các nguyên tắc cơ bản
điều chỉnh quan hệ hợp tác giữa các quốc gia của nguyên tắc

này đó là: “

Các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc này gồm: quyền
tự vệ hợp pháp (Điều 51 Hiến chương); Các dân tộc đấu tranh
giành quyền tự quyết; Cộng đồng quốc tế có quyền áp dụng
các biện pháp trừng phạt, kể cả các biện pháp quân sự đối với
các chủ thể có hành vi vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế.
8










×