VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ THANH THUỶ
MỐI LIÊN HỆ GIỮA THỨ TỰ SINH VÀ MẤT
CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ THANH THUỶ
MỐI LIÊN HỆ GIỮA THỨ TỰ SINH VÀ MẤT
CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 8.31.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ MẠNH LỢI
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CẢM ƠN
Thực hiện đề tài “Mối liên hệ giữa thứ tự sinh và mất cân bằng giới
tính khi sinhở nước ta hiện nay”, tôi nhận được sự quan tâm giúp đỡ của
Ban giám đốc học viện, các thầy cô giáo và cán bộ Khoa Xã hội học, Học
viện Khoa học xã hội Việt Nam. Đó là nơi đã dạy dỗ, hướng dẫn tôi trong hai
năm vừa qua giúp tôi có kiến thức để hoàn thành đề tài luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi,
thầy giáo hướng dẫn khoa học, đã không quản ngày đêm, nhiệt tình, hướng
dẫn, góp ý, động viên tôi trong trong suốt thời gian tôi hoàn thành khoá luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ban lãnh đạo Trung
tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN), cùng các đồng
nghiệp, nơi tôi công tác, đã cổ vũ tinh thần, cung cấp nguồn số liệu VHLSS
để tôi có thể làm tốt đề tài này.
Lời cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình đã hỗ trợ nguồn tài
chính vô cùng quý báu để tôi có thể học tập và nghiên cứu trong hai năm học
vừa qua. Tuy rất cỗ gắng, nhưng với thời gian không cho phép cũng như năng
lực cần phải học tập thêm, tôi chắc chắn rằng luận văn này còn nhiều sai sót.
Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Thầy cô, đồng nghiệp và
bạn bè để có thể hoàn chỉnh luận văn.
Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2019
Người thực hiện
Trần Thị Thanh Thuỷ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 5
NỘI DUNG CHÍNH .............................................................................................. 9
Chương 1: Cơ sở lý luận về mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam ....... 9
1.1. Một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong đề tài .................................. 9
1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 12
1.3. Quan điểm của Đảng – Nhà nước về giảm thiểu mất cân bằng giới
tính khi sinh ....................................................................................................... 15
Chương 2: Tổng quan phương pháp luận nghiên cứu và một số hạn chế
của nghiên cứu ..................................................................................................... 17
2.1. Tình hình nghiên cứu của đề tài (ngoài nước và trong nước) ................... 17
2.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 32
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 33
2.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ........................................ 33
2.5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .................................................. 40
2.6. Cơ cấu luận văn ......................................................................................... 40
2.7. Cơ sở dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình (Dữ liệu VHLSS) ................ 42
2.8. Một số hạn chế của nghiên cứu ................................................................. 43
Chương 3: Mối liên hệ giữa thứ tự sinh và mất cân bằng giới tính khi
sinh 45
3.1. Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinhở Việt Nam ........................... 45
3.2. Yếu tố văn hoá xã hội ảnh hưởng đến mất cân bằng giới tính khi sinh ... 47
3.3. Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh ...................................................... 49
3.4. Phân tích tổng hợp về thứ tự sinh, mất cân bằng giới tính khi sinh và
các yếu tố ảnh hưởng ........................................................................................ 68
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 72
3.1 Kết luận..................................................................................................... 72
3.2 Khuyến nghị .............................................................................................. 76
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 80
PHỤ LỤC: CÁC PHẦN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN TỪ BẢNG
HỎI ĐIỀU TRA MỨC SỐNG HỘ DÂN CƯ 2016Error! Bookmark not defined.
2
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Ước lượng tỷ số giới tính khi sinh giai đoạn 2005-2009 và 2010-2014
theo các khu vực ở Việt Nam .......................................................................... 45
Hình 2: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ, giai đoạn 2012-2016 50
Hình 3: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ trong cơ cấu giới tính
các lần sinh trước, giai đoạn 2012-2016 ......................................................... 52
Hình 4: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ tại khu vực thành
thị/nông thôn, giai đoạn 2012-2016 ................................................................ 54
Hình 5: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ với dân tộc của chủ hộ,
giai đoạn 2012-2016 ........................................................................................ 57
Hình 6: Tỷ số giới tính theo năm nhóm kinh tế- xã hội ở Việt Nam, 2009 và
giai đoạn 2010-2014 ........................................................................................ 58
Hình 7: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ trong các lần sinh trước,
giai đoạn 2012-2016 ........................................................................................ 59
Hình 8: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ và nghề nghiệp của bố,
giai đoạn 2012-2016 ........................................................................................ 61
Hình 9: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ theo trình độ học vấn
của bố, giai đoạn 2012-2016 ........................................................................... 62
Hình 10: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ theo trình độ học vấn
của mẹ, giai đoạn 2012-2016 .......................................................................... 63
Hình 11: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ theo trình độ học vấn
của mẹ, giai đoạn 2012-2016 .......................................................................... 64
Hình 12: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ theo thu nhập của bố,
giai đoạn 2012-2016 ........................................................................................ 66
Hình 13: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ theo thu nhập của mẹ,
giai đoạn 2012-2016 ........................................................................................ 67
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam và các vùng miền từ 2010 ....... 6
Bảng 2: Quy mô mẫu phỏng vấn sâu .............................................................. 37
Bảng 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến MCBGTKS ở con thứ hai....................... 69
Bảng 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến MCBGTKS ở con thứ ba ........................ 70
3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐB
Đồng bằng
MCBGTKS
Mất cân bằng giới tính khi sinh
LCGT
Lựa chọn giới tính
GSO
Tổng cục thống kê
TSGTKS
Tỷ số giới tính khi sinh
TSGTTE
Tỷ số giới tính trẻ em
UNFPA
Quỹ dân số liên hợp quốc
VHLSS
Điều tra mức sống hộ gia đình
TCTK
Tổng cục thống kê
4
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết, sự cần thiết của đề tài
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) tại Việt Nam hiện
nay được coi là một vấn đề quan tâm của quốc gia. Tỉ số giới tính khi sinh
(TSGTKS) được tính bằng số bé trai trung bình trên 100 bé gái được sinh ra trong
năm hoặc thời kỳ báo cáo. TSGTKS tại nhiều quốc gia thông thường nằm trong
khoảng 103 – 106, và đây là mức chấp nhận được. TSGTKS tại Việt Nam lần đầu
tiên được ghi nhận trong cuộc Tổng điều tra dân số năm 1999 và tiếp tục được báo
cáo dựa trên các điều tra biến động dân số hàng năm. Theo kết quả Tổng điều tra
dân số và nhà ở, và các điều tra khảo sát biến động dân số, trong khi năm 2000,
TSGTKS ở Việt Nam còn ở mức bình thường (106,2 bé trai trên 100 bé gái) thì con
số này đã tăng lên 111,6 vào năm 2007, và liên tục giữ ở mức cao cho đến nay.
TSGTKS có sự khác biệt khá lớn giữa các vùng miền cũng như giữa các tỉnh,
thành trong cả nước. Đặc biệt, đồng bằng sông Hồng,là nơi có tình trạng
MCBGTKS luôn ở mức cao nhất trong nước với mức 120,7 bé trai trên 100 bé gái
vào năm 20151. Đề án Kiểm soát MCBGTKS giai đoạn 2016-2020 do Bộ Y tế ban
hành cũng đã chỉ rõ các tỉnh có tình trạng MCBGTKS cao trong thời gian qua ở khu
vực Đồng bằng sông Hồng như Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh.
1Các
nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra sự khác biệt vùng miền về tỉ lệ giới tính khi sinh (Guilmoto, 2012).Mặt khác, trình
độ học vấn và điều kiện kinh tế-xã hội của người mẹ cũng có mối tương quan với TSGTKS. Báo cáo phân tích số liệu
điều tra về dân số và nhà ở 2014 của UNFPA cho thấy nhóm bà mẹ có trình độ học vấn và điều kiện kinh tế càng cao lại
càng có TSGTKS cao. Theo đó, TSGTKS tăng dần từ 107,4 ở nhóm phụ nữ không biết chữ và 107,1 ở nhóm có trình độ
tiểu học trở xuống, lên đến 111,4 ở nhóm có trình độ trung học, và cuối cùng là 113,9 ở nhóm các bà mẹ có trình độ cao
đẳng trở lên
5
Bảng 1. Tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam và các vùng miền từ 2010
đến 2016
Cả nước
ĐB sông Hồng
Trung du và miền núi
phía Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên
hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu
Long
Đơn vị tính: số bé trai/100 bé gái2
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
111.2 111.9 112.3 113.8 112.2 112.8 112.2
116.2 122.4 120.9 124.6 118.0 120.7 113.7
109.9
110.4
108.2
112.4
116.1
114.3
122.6
114.3
103.3
112.1
112.3
105.5
112.2
115.2
108.2
105.9
104.3
108.8
98.4
111.9
114.1
114.2
108.0
108.9
104.2
114.2
117.3
103.1
108.3
114.9
111.5
103.8
114.1
103.7
102.9
Nguồn: Tổng cục thống kê ( />
Sự khác biệt về TSGTKS tại các vùng sinh thái và các tỉnh khác nhau của
Việt Nam thể hiện sự “can thiệp” có chủ định của con người (không theo tự nhiên).
Điều này phản ánh tình trạng “thích có con trai” một cách mạnh mẽ của người Việt
Nam, dẫn đến việc các gia đình đã có các biện pháp lựa chọn giới tính cho con của
mình. Các dự báo dân số đã chỉ ra rằng, TSGTKS tiếp tục mất cân bằng kéo dài sau
năm 2010 sẽ dẫn đến hậu quả lớn cho xã hội. Nếu TSGTKS không trở về mức bình
thường (105/100), thì sẽ xảy ra tình trạng chênh lệch rất lớn về số lượng nam so với
nữ hay nói cách khác là “thừa nam giới” trong xã hội, dẫn đến những vấn đề trầm
trọng về hôn nhân như đã quan sát thấy ở một số nước lân cận (Trung Quốc và Ấn
Độ). Các hậu quả khác về mặt xã hội là áp lực cho nữ giới phải kết hôn sớm hơn,
tăng buôn bán phụ nữ qua biên giới. Tình trạng bạo lực giới đối với phụ nữ và buôn
bán phụ nữ đã được ghi nhận ở Việt Nam và điều này có thể trở thành nguy cơ cao
cho nhóm trẻ em gái và phụ nữ nếu tỷ lệ nam giới tăng trong xã hội.
Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam khác biệt theo thứ tự sinh.
2
Số liệu từ Vụ Thống kê, Dân số và Lao động, Tổng cục thống Kê
6
TSGTKS của Việt Nam cao ngay từ lần sinh thứ nhất. Ở phần lớn các quốc gia
có TSGTKS cao, trong lần sinh thứ nhất TSGTKS nằm trong giới hạn bình thường
nhưng sẽ tăng nhanh vào những lần sinh sau: Ấn Độ có TSGTKS ở lần sinh thứ 2 là
120, ở lần sinh thứ 3 lên tới trên 130; Trung Quốc hiện đang áp dụng chính sách 1
con rưỡi nên TSGTKS ngay ở lần sinh thứ 2 đã lên tới trên 150. Ở Việt Nam,
TSGTKS đã cao ngay trong lần sinh đầu tiên: 110,2; lần sinh thứ hai: 109; lần sinh
thứ ba trở lên (chiếm 16% tổng số trẻ được sinh ra) là 115,5. Như vậy, ở Việt Nam
một số cặp vợ chồng đã thực hiện lựa chọn giới tính trước sinh ngay trong lần
mang thai thứ nhất, điều này hiếm được ghi nhận ở các quốc gia khác.
TSGTKS rất cao ở lần sinh cuối cùng. Trước đây, muốn có con trai chỉ có cách
đẻ nhiều cho tới khi có con trai mới thôi do vậy TSGTKS ở lần sinh cuối cùng rất
cao. Trong nhân khẩu học người ta gọi đây là “quy luật dừng”, nói một cách khác
yếu tố giới tính đã quyết định việc dừng sinh đẻ hơn là số con đã có. Khi mức sinh
cao, với tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ)
khoảng 6 con, chỉ có khoảng 1,5% phụ nữ không có con trai. Chính vì thế, ở Việt
Nam giai đoạn 1988-1997, mặc dù TSGTKS ở lần sinh cuối cùng lên tới 134,2
nhưng TSGTKS nói chung cũng chỉ lên tới 107.
Từ đầu những năm 2000, do mức sinh giảm nhanh cùng với việc tiếp cận dễ dàng
các kỹ thuật chẩn đoán giới tính trước sinh, “quy luật dừng” ở Việt Nam cũng đã có
những sự thay đổi: Một mặt, một số cặp vợ chồng đã chủ động tìm kiếm các kỹ
thuật chẩn đoán giới tính trước sinh ngay từ lần sinh thứ nhất như đã nói ở trên; nếu
chưa được như mong muốn, họ sẽ tìm kiếm dịch vụ trong những lần có thai sau:
TSGTKS trong lần sinh thứ ba trở lên ở nhóm các bà mẹ chưa có con trai lên tới
130. Khu vực Đồng bằng sông Hồng (nơi có TSGTKS cao nhất cả nước), TSGTKS
đã tăng vọt từ mức 110 trong lần sinh thứ nhất và lần sinh thứ hai lên tới 152 trong
lần sinh thứ 3 trở lên.
Trong năm đầu tiên được ghi nhận, mặc dù TSGTKS tại Việt Nam đã ở mức
cao hơn TSGTKS tự nhiên nhưng chưa đến mức đáng báo động và chưa làm lệch
cấu trúc giới tính của dân số. Trong những năm qua, Việt Nam đã rút được kinh
nghiệm từ các nước châu Á khác đang phải chịu hậu quả của tình trạng mất cân
bằng giới tính khi sinh như Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc và đồng thời học hỏi
những chính sách đối phó với với tình trạng này của các quốc gia kể trên. Tuy
nhiên, Việt Nam hiện vẫn đang phải đối mặt với các yếu tố có nguy cơ dẫn tới
MCBGTKS đó là mức sinh giảm, tâm lý thích con trai và sự sẵn có các công nghệ
chẩn đoán giới tính.
7
Mặc dù Việt Nam đã ban hành quy định nghiêm cấm việc lựa chọn giới tính
trước khi sinh, trong đó quy định mức phạt đáng kể đối với nhân viên y tế và phụ nữ
sử dụng công nghệ siêu âm cho mục đích lựa chọn giới tính thai nhi, nhưng việc lựa
chọn giới tính trước khi sinh vẫn đang diễn ra trên thực tế. Cuộc Điều tra Dân số
năm 2007 của Tổng cục Thống kê (GSO) cho thấy 63,5% các bà mẹ biết giới tính
của con mình trước khi sinh (UNFPA, 2009). Phạm và các cộng sự (2011) cũng chỉ
ra rằng lựa chọn giới tính trước khi sinh cũng là một lý do gây ra tỷ số giới tính cao
hiện nay.
Xuất phát từ những phân tích và nhận định trên liên quan đến MCBGTKS ở
Việt Nam đang ở mức cao trong khi các chính sách liên quan đến bình đẳng giới và
giảm thiểu MCBGT khi sinh được Đảng, Nhà nước và các địa phương nỗ lực quan
tâm và thực hiện. Tác giả quan tâm đến vấn đề “mối liên hệ giữa thứ tự sinh với
MCBGT khi sinh là như thế nào?” Để trả lời những câu hỏi trên, tác giả tiến hành đề
tài nghiên cứu “Mối liên hệ giữa thứ tự sinh và MCBTKS ở nước ta hiện nay”
qua phân tích bộ số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) năm 2016 góp phần
điểm chấm thêm một cách nhìn về vấn đề MBCGTKS ở Việt Nam hiện nay.
8
NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: Cơ sở lý luận về mất cân bằng giới tính khi sinh ở
Việt Nam
1.1.
Một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong đề tài
1.1.1
Dân số và giới tính
Dân số là một tập hợp người (hay cộng đồng người) sinh sống trong một
quốc gia, một địa phương hay một vùng lãnh thổ nhất định, được xác định tại một
thời điểm cụ thể (Tổng cục DSKHHGĐ, 2010)
Dân số là dân cư được xem xét, nghiên cứu ở góc độ quy mô và cơ cấu. Như
vậy khi nói đến dân số cũng tức là nói đến quy mô, chất lượng, sự phân bố và cơ
cấu, trong đó có cơ cấu dân số theo giới tính khi sinh và những thành tố tạo nên sụ
biến động của nó như sinh, chết, di dân (chuyển đến, chuyển đi)... Như vậy, có thể
nói dân số theo nghĩa rộng bao gồm lĩnh vực: Quy mô, cơ cấu (trong đó có cơ cấu
theo giới tính khi sinh), phân bổ, chất lượng dân số (Tổng cục DSKHHGĐ, 2010).
Giới tính: là sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. Sự khác biệt này
chủ yếu liên quan đến sinh đẻ và di truyền nòi giống, con người khi sinh ra đã có
những đặc điểm về giới tính (nam hay nữ). Các đặc điểm nay không thể thay đổi
được trừ khi phẫu thuật chuyển ododir giới tính so với giới tính gốc của mình.(Tuy
nhiên việc này chưa hoàn toàn được chấp nhận ở Việt Nam về mặt luật pháp) (Tổng
cục DSKHHGĐ, 2010).
Giới tính khác với khái niệm giới, đó là những đặc điểm tính cách, cách ứng
xử, vai trò và trách nhiệm của nam và nữ mà xã hội quy định. Các đặc điểm này
được hình thành từ cuộc sống, chịu ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, tôn giáo, văn
hoá, nhà trường, xã hội....các đặc điểm này có thể thay đổi (Tổng cục DSKHHGĐ,
2010).
Mức sinh: phản ánh mức độ sinh sản của dân số, nó biểu thị số trẻ em sinh
sống mà một phụ nữ có được trong suốt cuộc đời sinh sản của mình. Mức sinh phụ
9
thuộc vào rất nhiều yếu tố sinh học, tự nhiên và xã hội (Nguyễn Mạnh Tiến,
voer.edu.vn, 24/10/2014).
1.1.2
Cơ cấu dân số và cơ cấu dân số theo giới tính
Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc,
trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác (khoản 3,
điều 3 Pháp lệnh dân số, 2003).
Cơ cấu dân số: bên cạnh những đặc điểm chung của con người là cùng
chung sống trong một lãnh thổ, họ lại có những đặc điểm riêng về giới tính và độ
tuổi...Do vậy, để hiểu biết chi tiết hơn về dân số, chúng ta cần chia dân số thành
những vấn đề khác nhau theo tiêu thức nào đó, sự phân chia theo các nhóm gọi là cơ
cấu dân số. (Nguyễn Mạnh Tiến, voer.edu.vn, 24/10/2014).
Cơ cấu dân số theo độ tuổi: đây là phân chia dân số của một lãnh thổ thành
những nhóm dân số có tuổi hoặc khoảng tuổi khác nhau tại một thời điểm nào đó.
(Nguyễn Mạnh Tiến, voer.edu.vn, 24/10/2014).
Cơ cấu dân số theo giới tính: nếu chia toàn bộ dân số nam và dân số nữ thì ta
có cơ cấu dân số theo giới tính. Các chỉ tiêu thường dùng là tỷ lệ hoặc tỷ số giới
tính. Nếu ký hiệu Pm và Pf lần lượt là dân số nam và dân số nữ thì tỷ số giới tính
(SR) được xác định như sau SR= Pm /Pf x 100 (Nguyễn Mạnh Tiến, voer.edu.vn,
24/10/2014).
Với cạnh tiếp cận như vậy, cơ cấu dân số là sự phân chia tổng thể dân số
thành các nhóm, các bộ phận theo một chiều hoặc nhiều tiêu thức (đặc trưng nào đó
của dân số). Hai đặc trưng cơ bản trong dân số là đặc trưng theo tuổi và giới tính.
Đó chính là những đặc trưng sinh học thông thường đối với mỗi con người; có ý
nghĩa quan trọng trong dân số, thể hiện các đặc tính tự nhiên của dân số đó. Cơ cấu
tuổi và giới tính chiếm vị trí đặc biệt quan trong phân loại cơ cấu dân số.
Bên cạnh đó, giới tính có vai trò quyết định cân bằng sinh thái của cộng đồng
trong các mối liên hệ xã hội và kinh tế.
10
Nếu phân chia toàn bộ dân số thành hai bộ phận là dân số nam và dân số nữ
thì ta có cơ cấu dân số theo giới tính. Trong nghiên cứu dân số, tiêu thức phân chia
này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì giới tính có vai trò quyết định cân bằng sinh
thái của cộng đồng trong các mối quan hệ xã hội và kinh tế mật thiết. Tìm hiểu về
cơ cấu dân số theo giới tính chính là tìm hiểu sự phân bổ giữa số lượng nam giới và
phụ nữ trong một tập hợp người. Nếu phân bố này cân bằng (số nam và số nữ hay tỷ
lệ nam nữ là cân bằng nhau), những vấn đề về cơ cấu hôn nhân gia đình như nam
giới không lấy được vợ do thiếu hụt phụ nữ hay phụ nữ không lấy được chồng do
thiếu nam giới hoặc những vấn đề xã hội như mua bán phụ nữ và trẻ em sẽ được
giảm thiểu.
Cơ cấu giới tính khi sinh: chúng ta có thể xem xét cơ cấu dân số chung của
một địa phương (xã/phường/thị trấn; huyện/quận; tỉnh/thành phố; quốc gia) hoặc cơ
cấu giới tính cho dân số ở từng độ tuổi khác nhau. Đối với nhóm trẻ mới sinh ra (01 tuổi) hàng năm trong dân số của một địa phương, phân chia tổng số trẻ này thành
hai bộ phận: các bé trai sinh ra sống và các bé gái sinh ra sống thì có được co cấu
giới tính trẻ em hay nói gọn là cơ cấu giới tính khi sinh [33, tr.27].
1.1.3
Tỷ số giới tính khi sinh
Tỉ số giới tính khi sinh được tính bằng số trẻ em trai sinh ra trên 100 trẻ em
gái trong năm. Thông thường cứ 100 bé gái được sinh ra sẽ có tương ứng khoảng
103 đến 106 bé trai sinh ra, và tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) ổn định qua thời
gian và không gian giữa các châu lục, quốc gia, khu vực và chủng tộc người. Bất kỳ
sự thay đổi đáng kể nào của TSGTKS so với mức sinh học bình thường đều phản
ánh những can thiệp có chủ ý ở một mức độ nào đó.
Thước đo trên cho thấy bất cứ 100 bé gái được sinh ra sẽ có bao nhiêu bé trai
được sinh ra. Theo tự nhiên sinh học, do xác suất thụ thai cho thai nhi mang giới
tính nữ là khoảng 49 và xác suất thụ thai nhi mang giới tính nam là khoảng 51, tỷ số
giới tính khi sinh bình thường ở mức 103-106 và không có sự khác biệt giữa các địa
phương, các chủng tộc, dân tộc, các nhóm dân số khác nhau. Nếu tỷ số giới tính khi
11
sinh tăng hoặc thấp hơn mức sinh học bình thường sẽ góp phần trực tiếp làm tăng tỷ
số giới tính chung trong tổng dân số của một địa phương. (Thực trạng dân số Việt
Nam năm 2007- UNFP 6/2008).
1.1.4
Một số khái niệm khác
Mất cân bằng giới tính khi sinh: Thông thường cứ 100 bé gái được sinh ra sẽ
có tương ứng khoảng 103-106 bé trai sinh ra, mất cân bằng giới tính khi sinh
(MCBGTKS) xảy ra khi tỷ số giới tính khi sinh lớn hơn 106 hoặc nhỏ hơn 104
(UNFPA).
Lựa chọn giới tính khi sinh: Lựa chọn giới tính (LCGT) là các thực hành
nhằm tăng xác suất thụ thai, hoặc các biện pháp đảm bảo bào thai chỉ mang giới tính
theo mong muốn đã xác định trước để sinh ra một đứa trẻ mang giới tính nam hoặc
nữ theo mong đợi của gia đình. Hiện nay ở Việt Nam, lựa chọn giới tính tập trung
chủ yếu là tìm cách để có thể mang thai bé trai và loại bỏ thai nhi gái ở qui mô rộng
đã gây MCBGTKS giữa nam và nữ (UNFPA).
1.2.
Cơ sở lý luận
Trong đề tài này tác giả sử dụng lý thuyết sự lựa chọn hợp lý (hay còn gọi là
thuyết lựa chọn duy lý) trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và
nhân học vào thế kỷ VIII, XIX. Thuyết này gắn với các đại diện tiêu biểu bao gồm:
James Coleman,
Alfred Marschal, Gorger Homans, Jonh Elster, Max Weber,
George Simmel, George Homans, Peter Blau. Một số nhà triết học đã cho rằng bản
chất của con người là vị kỉ, luôn tìm đến sự hài lòng, sự thoả mãn và lãng tránh nỗi
khổ đau. Một số nhà kinh tế học cổ điển thì từng nhấn mạnh vai trò động lực cơ bản
của động co kinh tế, lợi nhuận khi con người phải đưa ra quyết định lựa chọn hành
động.
Luận điểm gốc:
Thuyết sự lựa chọn duy lý dựa vào tiền đề cho rằng con người luôn hành
động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một
cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Tức là trước khi
12
quyết định một hành động nào đó con người luôn đặt lên bàn cân để đo đong đếm
giữa chi phí và lợi nhuận mang lại. Nếu chi phí ngang bằng hoặc nhỏ hơn lợi nhuận
thì sẽ thực hiện hành động và nếu chi phí lớn hơn lợi nhuận thì sẽ không hành động.
Thuật ngữ lựa chọn được dùng để nhấn mạnh sự cân nhắc, tính toán để quyết
định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay
cách thức để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực. Phạm vi
của mục đích ở đây không chỉ có vật chất (lãi, lợi nhuận, thu nhập) mà còn là yếu tố
lợi ích cho xã hội và tinh thần.
Định đề này được Homans diễn đạt theo kiểu định lý toán học như sau: khi
lựa chọn trong các số hành động có thể có, cá nhân sẽ chọn hành động nào mà họ
cho là tích của xác suất thành công của hành động đó với giá trị mà phần thưởng
của hành động đó là lớn nhất (C=[P+V]=max). Tức là Homans đã nhấn mạnh tới
đặc trưng thứ hai của lựa chọn hợp lý đó là quá trình tối ưu hoá.
Thuyết hành động hợp lý không phải chỉ giải thích hành động xã hội trên cấp
độ vi mô- hành động cá nhân, mặc dù nó còn có tên gọi thuyết hành động lựa chọn
duy lý. Thuyết này được xây dựng, phát triển để xem xét hoạt động chức năng của
các hệ thống và thiết chế kinh tế xã hội, tức là trên cấp độ vĩ mô. Trên thực tế thuyết
sự lựa chọn duy lý với các biến thể của nó chủ yếu được triển khai trên cấp độ từ
hành động xã hội của cá nhân đến chức năng hệ thống xã hội và mối tương tác giữa
cá nhân, nhóm, thiết chế và hệ thống xã hội. Nhờ vậy, các tác giả của thuyết này
đưa ra câu trả lời rõ ràng cho các câu hỏi cơ bản của xã hội học: cái gì tạo nên trật
tự xã hội. Đó là lựa chọn hợp lý, sự trao đổi xã hội có khả năng tạo dựng và duy trì
ổn định và trật tự xã hội.
Lý thuyết lựa chọn duy lý là một trào lưu rất mạnh trong xã hội hiện đại đặc
biệt ở Mỹ, Coleman đã đúng khi nói rằng lý thuyết này đơn giản và có thể được mô
hình hoá qua việc sử dụng những công thức toán học làm cho tính “khoa học” của
nó được khẳng định mạnh mẽ. Nhưng những sự phê phán đã cho thấy nó quá đơn
13
giản và nó chỉ có khả năng phân tích và giải thích những hành động mà tiến trình
thực hiện dựa trên sự tính toán, trên tính duy lý công cụ.
Sâu hơn nữa lý thuyết lựa chọn duy lý dẫn đến một sự tranh luận mang tính
triết lý mà xã hội không có khả năng giải quyết. Con người ta là một cá nhân ích kỷ
chỉ biết tính toán để tìm lợi ích hay con người là một con người xã hội, một con
người văn hoá.
Cách tiếp cận chu trình cuộc sống (life course perspective, Elder 1987) có
cách nhìn rộng hơn về cuộc sống con người. Theo quan điểm này, hành vi cá nhân
bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như sinh học, xã hội, kinh tế, văn hoá và
nhân khẩu. Cuộc sống của một cá nhân có liên hệ chặt chẽ với những người xung
quanh mà cá nhân đó tiếp xúc. Như vậy, những biến động trong cuộc sống của cha
mẹ, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp đều có thể tác động đến cuộc sống cá nhân và làm
thay đổi quyết định giới tính con mong muốn. (Elder, năm 1987) [6, tr26-28].
Tiếp cận giá trị con cái
“Giá trị con cái” là xu hướng mang tính phổ biến và đa văn hoá. Theo đó,
việc sinh sản chịu tác động của yếu tố tâm lý vì coi giá trị của đứa trẻ là biến số
trung gian hoà giải trung tâm ở cấp độ cá nhân (Hofmann, 1973). Một số tác giả
khác như Kohlman (2000) coi giá trị con cái theo giá trị dài hạn và giá trị ngắn hạn,
theo hai góc độ cá nhân và xã hội. Về mặt cá nhân lợi ích ngắn hạn của con cái là
lợi ích lao động. Lợi ích dài hạn của con cái là bảo hiểm, an sinh cho cha mẹ già. Về
mặt xã hội, lợi ích ngắn hạn của con cái là lợi ích đạt được, khi cha mẹ bước vào
một vai trò mới. Lợi ích dài hạn là cảm xúc vì trẻ em làm tối đa hoá các giá trị xã
hội của cha mẹ chúng qua các hoạt động giao tiếp xã hội, tăng cường tính bền chặt
của quan hệ vợ chồng, gia đình, dòng họ.
Ở một số quốc gia châu Á chịu ảnh hưởng của Nho giáo và văn minh nông
nghiệp, như Việt Nam, con cái ngoài giá trị về kinh tế, lao động, bảo hiểm thì quan
điệm trọng nam khinh nữ, chế độ gia trưởng khẳng định vai trò lớn của nam giới
14
trong xã hội. Vì thế, giá trị của con trai và con gái được hiểu là không hoàn toàn
như nhau.
Tiếp cận lý thuyết giá trị giúp chúng ta hiểu rõ hơn các chiều cạnh của hành
vi lựa chọn giới tính khi sinh, từ đó trực tiếp tác động đến MCBGTKS [6, tr.29].
1.3.
Quan điểm của Đảng – Nhà nước về giảm thiểu mất cân bằng
giới tính khi sinh
Trong những năm qua Việt Nam đã liên tục ban hành nhiều chính sách và quy
định pháp luật để giải quyết vấn đề này. Năm 2003, Quốc hội Việt Nam ban hành
Pháp lệnh dân số, trong đó, Điều 7 nghiêm cấm lựa chọn giới tính dưới bất kì hình
thức nào. Nghị định 104/2003/NĐ-CP (từ đây gọi tắt là Nghị định 104) hướng dẫn
việc thực hiện Pháp lệnh dân số ban hành ngay sau đó cũng nhắc lại quy định trên tại
Điều 10. Theo đó, lựa chọn giới tính khi sinh dưới mọi hình thức và việc phá thai trên
cơ sở lựa chọn giới tính đều bị cấm. Nghị định 104 hướng tới việc đảm bảo cân bằng
tỷ số giới tính khi sinh, tập trung vào kiểm soát các dịch vụ chăm sóc trước sinh.
Năm 2006, Luật bình đẳng giới được ban hành và cũng có quy định việc lựa
chọn giới tính là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới (Điều 40). Chiến lược quốc
gia về Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 – 2020 (được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt năm 2010) đặt mục tiêu đạt TSGTKS vào khoảng 105-106/100 vào
năm 2025 (trở về mức tự nhiên). Gần đây nhất, Đề án Kiểm soát MCBGTKS giai
đoạn 2016-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 23 tháng 3 năm 2016
đặt mục tiêu “giảm tốc độ tăng TSGTKS hàng năm xuống dưới mức 0,46 điểm phần
trăm, riêng các tỉnh có TSGTKS từ 115 trở lên thì giảm TSGTKS ít nhất 0,4 điểm
phần trăm/năm”; và “đạt TSGTKS khoảng 107 sau năm 2025, tiến tới đưa TSGTKS
về mức cân bằng tự nhiên”. Để triển khai thực hiện, Bộ Y tế đã ban hành Đề án chi
tiết cùng với kế hoạch thực hiện cụ thể. Hình dưới đây tóm lược hệ thống các văn
bản quan trọng đã được ban hành trong thời gian qua trong nỗ lực giảm tình trạng
MCBGTKS ở Việt Nam. Sơ đồ dưới đây tóm lược các chính sách và quy định pháp
luật quan trọng của nhà nước nhằm kiểm soát tình trạng MCBGTKS ở Việt Nam.
15
16
Chương 2: Tổng quan phương pháp luận nghiên cứu và một số
hạn chế của nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu của đề tài (ngoài nước và trong nước)
Liên quan đến vấn đề về Thứ tự sinh và MCBGTKS, chủ đề về MCBGTKS
đã được rất nhiều các nghiên cứu trước cả trong nước và ngoài nước tiến hành thực
hiện. Đặc biệt là nguyên nhân của MCBGTKS, có rất nhiều nghiên cứu phân tích
yếu tố văn hoá của người Việt Nam là việc duy trì dòng dõi gia đình, thờ cúng tổ
tiên và chăm sóc cha mẹ già được coi là một truyền thống văn hoá tốt đẹp của người
Việt nhằm duy trì sự gắn kết xã hội. Tuy nhiên chính yếu tố truyền thống này đề cao
vai trò của con trai, chính là tư tưởng con trai nối dõi tông đường và có trác nhiệm
thờ cúng tổ tiên. Do đó việc có ít nhất một con trai là cần thiết trong mỗi gia đình
Việt Nam. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến MCBGTKS ở nước
ta.3
Nhiều nghiên cứu khác liên quan đến vấn đề này cũng đề cập đến các hệ luỵ,
ảnh hưởng sâu xa của của việc MCBGTKS đến cấu trúc dân số Việt Nam ở những
năm sau này. Các hệ luỵ đó bao gồm việc dư thừa một bộ phận nam giới trong
khoảng thời gian 30 năm sau. Có một bộ phận nam giới sẽ khó kết hôn hoặc kết hôn
muộn. Một số tệ nạn xã hội diễn ra liên quan đến buôn bán phụ nữ và mại dâm.
Các chính sách của Đảng và nhà nước ta về vấn đề vấn đề liên quan đến bình
đẳng giới và MCBGTKS tương đối đầy đủ. DoĐảng và Nhà nước đã sớm nhận thấy
tầm quan trọng của cơ cấu dân số và hệ lụy của MCBGTKS. Mặc dù chính sách là
đầy đủ tuy nhiên về cơ chế thực hiện các chính sách thì còn hạn chế do vậy vẫn cần
có những vấn đề cần bạn bạc liên quan đến giải pháp để giảm thiếu vấn đề này
Sau khi tổng quan các nghiên cứu liên quan đến MCBGTKS và các chính
sách liên quan ở trong và ngoài nước, tác giả điểm lại những công trình nghiên cứu
nổi bật như sau:
3
Tài liệu chính sách, MCBGTKS ở Việt Nam: gắn thực tế với chính sách để thay đổi, UNFPA
17
1.
Dư thừa nam giới? Liên quan đến hành vi bạn tình số lần quan hệ tình
dục của phụ nữ tại Trung Quốc (Too many men? Sex rations and womens
partnering behavior in China), của các tác giả Katherine Trent và Scott J. South
(2011). Nghiên cứu này sử dụng các lý thuyết về cơ hội nhân khẩu học đưa ra kết
quả về việc hậu quả của việc nam giới nhiều hơn nữ giới tại Trung Quốc đã dẫn đến
tỷ lệ cao phụ nữcó quan hệ tình dục trước hôn nhân, ngoại tình và có nhiều hơn một
bạn tình. Nghiên cứu này cũng đưa ra được một số hệ luỵ về MCBGT khi sinh tại
Trung Quốc, tuy nhiên nghiên cứu chưa áp dụng các lý thuyết xã hội học mà mới
chỉ tiếp cận từ hướng nhân khẩu học.
2.
Mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh và các chương trình hỗ trợ nữ
giới tại Trung Quốc: Nghiên cứu trường hợp về một vấn đề xã hội (Sex Ratio
Imbalances and China's Care for Girls Programme: A Case Study of a Social
Problem) tác giả Rachel Murphy (2014). Nghiên cứu chỉ ra, đầu những năm 2000
để khắc phục sự MCBGTKS, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một loạt các biện
pháp chính sách dưới biểu ngữ “Hãy chăm sóc cho các cô gái”. Nghiên cứu cũng
cho thấy MCBGTKS là do sự thiếu hụt về văn hoá và kinh tế của các khu vực nông
thôn chứ không phải là do nhận thức được giá trị của trẻ em gái. Nên chăng cần
đảm bảo rằng tất cả các gia đình nông thôn đều được hưởng các phúc lợi xã hội cơ
bản. Việc kiểm soát MCBGTKS đã cho phép chính phủ tiến hành phản ứng chính
sách chăm sóc, giáo dục nâng cao nhân thức và các khoản trợ cấp vật chất đối với
trẻ em gái và cũng khuyến nghị sử dụng các biện pháp trừng phạt đối với những
hành vi lựa chọn giới tính khi sinh.Kết luận của nghiên cứu này tập trung vào sự so
sánh điều kiện kinh tế và nhận thức của hộ gia đình nông thôn so với hộ gia đình
khu vực khác. Tuy nhiên nếu liệu trình độ học vấn hay điều kiện kinh tế có thực sự
làm ảnh hưởng đến việc MCBGTKS hay không? Liệu có phải các hộ gia đình có
kinh tế cao hơn họ có khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế liên quan đến lựa chọn
giới tính thai nhi tốt hơn? Thêm vào đó các khuyến nghị tập trung nhiều vào việc
khích lệ hay trừng phạt mà chưa chú ý nhiều đến yếu tố nâng cao nhận thức. Đây là
yếu tố bền vững góp phần vào việc bình đẳng giới và giảm thiểu MCBGTKS.
18
3.
Tỷ số giới tính khi sinh của Hàn Quốc: Các xu hướng thay đổi và sự
khác biệt theo vùng, tác giả Kim, Doo-Sub (2004). Kết quả của nghiên cứu bàn về
việc: tỷ số giới tính cao bất thường ở một số khu vực nhất định khiến người ta đưa
ra giả thuyết rằng sự khác biệt về tỷ số giới tính theo vùng có liên quan tới việc xác
địnhgiới tính trước khi sinh và nạo phá thai lựa chọn giới tính. Kết quả của một
cuộc điều tra thực hiện năm 1991 cho thấy hơn 30 phần trăm phụ nữ Hàn Quốc ủng
hộ hành vi lựa chọn sinh con trai đặc biệt là ở các vùng nông thôn, và có 66 ca nạo
phá thai trên 100 trẻ đẻ sống, gần 40 phần trăm tổng số ca có thai của phụ nữ đã kết
hôn đã bị đình chỉ. Kết quả của mô hình giả định xây dựng cho nghiên cứu này cho
thấy phần lớn phụ nữ đều thực hiện xác định giới tính trước khi sinh và đều thực
hiện nạo phá thai lựa chọn giới tính và do vậy rõ ràng làm tăng TSGTKS và đồng
thời làm giảm mức sinh. Một trong những tác động chính mang tính tiêu cực về sức
khỏe và xã hội của xu hướng này là áp lực trong việc lập gia đình sau này, sẽ có rất
ít đàn ông tìm được phụ nữ để kết hôn. Các khó khăn thách thức khác do việc dư
thừa đàn ông có thể tạo ra cho xã hội là việc tăng các tệ nạn xã hội có liên quan tới
mại dâm, tăng nạn tự vẫn và sử dụng ma túy. Nếu xem xét các khía cạnh tích cực,
việc thiếu phụ nữ có thể sẽ làm tăng vị thế của người phụ nữ và dần dần tự điều
chỉnh theo hướng phù hợp.
4. Mất cân bằng trong Tỷ số giới tính khi sinh và các chương trình can thiệp
toàn diện của Trung Quốc, tác giả Li, Shuzhuo (2007). Nghiên cứu đã đưa ra các
kết quả sau: Các lý do chính dẫn tới sự tăng TSGTKS bao gồm: việc giết trẻ sơ sinh
nữ, báo cáo không đầy đủ về số trẻ sơ sinh nữ, nạo phá thai lựa chọn giới tính do có
sự ứng dụng rộng rãi của các công nghệ siêu âm thai với giá rẻ ở tất cả các khu vực
nông thôn. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tỷ lệ tử vong trẻ em gái cao là do
sự phân biệt đối xử với trẻ em gái trong cung cấp dinh dưỡng và trong phòng và
chữa bệnh. Ngoài ra quy mô phân công lao động truyền thống và sự phụ thuộc kinh
tế vào nam giới cùng với hệ thống gia đình gia trưởng nghiêm ngặt theo các nguyên
tắc Khổng giáo và các hệ thống xã hội, luật pháp và phân phối nguồn lực trong đó
nam giới là chủ đạo chính là các nguyên nhân sâu xa của các xu hướng hiện thời.Để
19
có thể giải quyết các xu hướng tiêu cực này, chính phủ Trung Quốc đã thông qua
một loạt các biện pháp và chính sách tích cực. Bắt đầu từ năm 2000 và với sự hỗ trợ
của Quỹ Ford và UNICEF, giai đoạn I của chiến dịch truyên truyền mang tên
“Chăm sóc các em gái” đã được thực hiện như một dự án thí điểm ở khu vực thành
phố của tỉnh An Huy. Để tạo được môi trường sống thuận lợi cho trẻ em gái, chiến
dịch đã không chỉ tập trung vào một số biện pháp cụ thể nhằm xử phạt việc lựa chọn
giới tính không sử dụng các biện pháp y học, nạo phá thai lựa chọn giới tính và giết
trẻ sơ sinh mà còn chú ý đến rất nhiều khía cạnh khác liên quan như củng cố hệ
thống an sinh xã hội, nâng cao nhận thức cho nam giới và mẹ chồng, cung cấp các
dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ sức khỏe sinh sản bền vững và “trọn
gói”, đồng thời phổ biến hình thức hôn nhân “ở rể”. Dù đã có những nỗ lực mang
tính chiến lược như vậy nhưng tình hình thực tế hiện nay vẫn còn cách xa mức
mong muốn; tỷ lệ giới tính trẻ em của Trung Quốc vẫn là vấn đề khó khăn và phức
tạp và vẫn còn rất nhiều điểm hạn chế trong những cố gắng kiểm soát tỷ lệ
TSGTKS. Các lý do dẫn đến thực tế này là việc liên tục thiếu vắng tính nhạy cảm
giới và sự mơ hồ trong cả nội dung cũng như trong việc thực thi luật pháp và các
chính sách, ví dụ: vì việc nạo phá thai lựa chọn giới tính thường diễn ra bí mật nên
khó có thể thu thập bằng chứng và vì việc này chưa được coi là phạm tội nên khó có
thể áp dụng các chế tài xử phạt những người có liên quan.
5. Giới tính thiên về con trai trong năm 2000, Tổng điều tra dân số Hoa Kỳ,
tác giả Almond, Douglas; Edlund, Lena năm 2008. Nghiên cứu thực hiện với các hộ
gia đình mà cả cha và mẹ là người Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn độ. Kết quả chính
của nghiên cứu thể hiện qua các điểm sau: tỷ số giới tính thiên về nam giới trong
các cộng đồng dân số này trùng lặp với những mô hình đã quan sát được ở các quốc
gia Châu Á tương ứng trong đó có thể thấy rõ sự thiên lệch về con trai ở những lần
sinh cao hơn, đặc biệt là từ đứa con thứ ba trở lên với tỷ số là 1,51 so với 1. Sự
thiên lệch ở các lần sinh cao hơn này đúng đối với người mẹ ở bất kỳ quốc tịch nào
và mặc dù vẫn còn thiếu nhiều yếu tố để có thể giải thích được sự thiên lệch về con
trai ở Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc ví dụ như chính sách có một con của Trung
20
quốc, giá trị món của hồi môn cao ở Ấn Độ, phong tục sống cùng gia đình chồng
sau khi kết hôn cả ở ba quốc gia này, hay phong tục dựa vào con cái hỗ trợ lúc về
già. Do sự thiên lệch về sinh con trai là một hiện tượng mới xảy ra gần đây nên sự
mất cân bằng thiên về con trai được hiểu là bằng chứng cho việc lựa chọn giới tính
từ khi mang thai, và thậm chí được coi là kết quả của việc tiếp thị tới khách hàng
các công nghệ lựa chọn giới tính qua xét nghiệm máu tại những giai đoạn đầu của
thời kỳ mang thai.
6. Sự suy giảm tâm lý ưa thích con trai tại Hàn Quốc. Vai trò của các chính
sách phát triển và chính sách công cộng, các tác giả Chung, Woojin; Das Gupta,
Monica năm 2017. Các kết quả cho thấy mức giảm sự ưa thích con trai tại Hàn
Quốc là nhờ những thay đổi của các chuẩn mực xã hội trong dân cư và trong tất cả
các nhóm kinh tế xã hội, và chỉ có một phần là do sự tăng tỷ lệ nhóm dân cư có
trình độ học vấn cao và sống ở đô thị. Tuy nhiên xu hướng giảm sự ưa thích con trai
đó lại bắt đầu từ các nhóm có trình độ học vấn cao ở các khu vực đô thị và lan
nhanh chóng tới các bộ phận dân cư còn lại của Hàn quốc. Điều này hoàn toàn có
thể xảy ra vì Hàn Quốc có lợi thế là một nước nhỏ và đồng nhất nơi mà các ý tưởng
có thể phổ biến nhanh chóng trong nhân dân. Hàn Quốc cũng vượt xa Ấn Độ và
Trung Quốc về mức độ công nghiệp hóa và đô thị hóa và vì thế họ cũng ở một vị trí
thuận lợi hơn trong việc giảm tỷ số giới tính trẻ em. Tuy nhiên dựa trên kết quả của
nghiên cứu này có thể thấy khả năng tỷ số giới tính trẻ em của Trung Quốc và Ấn
Độ sẽ trở lại mức bình thường trước khi hai quốc gia này đạt được mức phát triển
tương tự như Hàn Quốc vì ở hai quốc gia này đang chứng kiến sự thay đổi nhanh
chóng ở các khu vực nông thôn với nhiều việc làm phi nông nghiệp hơn, nguồn thu
của gia đình đa dạng hơn và vì thế góp phần làm giảm tỷ lệ người phụ thuộc vào các
áp lực gia đình. Ngoài ra tỷ lệ người di cư con lắc cao cũng góp phần làm lan rộng
cách suy nghĩ của người đô thị. Không giống như chính phủ Hàn Quốc cố gắng thúc
đẩy các giá trị truyền thống trong một giai đoạn dài, các chính phủ Ấn Độ và Trung
Quốc lại tập trung vào các biện pháp can thiệp nhằm thay đổi các chuẩn mực xã hội
thay vì chỉ tập trung vào các biện pháp như tăng cường giáo dục cho phụ nữ.
21
7. Giảm tỷ số giới tính trẻ em từ 0-6 tuổi ở Ấn Độ: Tổng quan và Danh mục
tài liệu nghiên cứu, Mishra, U.S; Dilip, T.R; George, A; Kumar, V.K.A (2009). Các
kết quả chính của nghiên cứu như sau:
(i) Sự mất cân bằng TSGTKS chủ yếu là do nạo phá thai lựa chọn giới tính.
(ii) Thực hành lựa chọn giới tính phổ biến hơn trong các gia đình đô thị, có
học vấn cao và khá.
(iii) Sự sống sót của các bé gái bị đe dọa trong tương quan với thứ tự sinh và
đặc biệt là trong các gia đình mới chỉ có một con gái.
(iv) Tỉ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh ở đô thị cao hơn ở nông thôn
Các nguyên nhân của MCBGTKS tại Ấn độ gồm có: (i) Sự tăng cường tâm
lý ưa thích con trai nhưng, như giả định trước đây, không tăng phúc lợi và phát triển
kinh tế xã hội dẫn đến việc mất đi ý nghĩa văn hóa; (ii) Sự phối hợp giữa chuẩn mực
sinh thấp và tâm lý ưa thích con trai; (iii) Giá trị kinh tế của con trai không thay đổi
so với con gái; (iv) Hủ tục hồi môn và các chi phí khác của việc có con gái.
8.
Nghiên cứu về Giới, Nam tính và sự ưa thích con trai ở Nepan và Việt
Nam, các tác giả: Priya Nanda, Abshihek Gautam, Ravi Verma (Trung tâm Quốc tế
Nghiên cứu về Phụ nữ); Khuất Thu Hồng, Trần Giang Linh (Viện Nghiên cứu phát
triển Xã hội); Mahesh Puri Jyotsna Tamang, Prabhat Lamichhane (Trung tâm
Nghiên cứu Môi trường, Sức khoẻ và Dân Số) (2012). Dữ liệu nghiên cứu cho thấy
ở cả hai quốc gia, nam giới đều có tư tưởng ưa thích con trai. Hầu hết nam giới ở cả
hai quốc gia đều ủng hộ các mệnh đề về ưa thích con trai, cụ thể là các mệnh đề liên
quan tới giá trị trực tiếp của việc có con trai. Cả hai quốc gia đều có tỷ lệ cao những
nam giới nhất trí với mệnh đề rằng con trai đóng vai trò quan trọng trong việc nối
dõi tông đường và để hỗ trợ chăm sóc khi họ về già. Điều ngạc nhiên là rất ít nam
giới tán thành với việc pháthai nếu mang thai bé gái, hay cho con gái đi làm con
nuôi, hoặc từ bỏ vợ khi vợ họ không sinh được con trai. Ở cả hai quốc gia, trình độ
học vấn và loại hình nghề nghiệp của nam giới có liên quan mật thiết tới thái độ ưa
thích con trai. Ngoài ra, có mối liên hệ rõ rệt giữa sự ưa thích con trai của nam giới
22
và thái độ bình đẳng giới của họ và sự kiểm soát của nam giới đối với vợ của mình
Các khuyến nghị của báo cáo này liên quan đến việc cần có các chương trình hoặc
truyền thông can thiệp lâu dài và toàn diện hơn với mục tiêu hướng tới nam giới ở
cấp trung ương và địa phương có tính đến các điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của
nam giới có ảnh hưởng đến tư tưởng của họ. Mặc dù mức độ hiểu biết về pháp luật
và chính sách liên quan tới bình đẳng giới là cao, vẫn cần phải chú ý đến việc thực
thi và đưa ra những thông điệp có hiệu quả để không chỉ cung cấp thêm thông tin về
pháp luật mà còn đưa ra các quy chuẩn cho các hành vi đang được đưa vào pháp
luật. Tương tự như các nghiên cứu khác liên quan đến MCBGTKS, nghiên cứu này
cũng tập trung nhiều vào sự ưa thích con trai mà chưa có tương quan so sánh giữa
các vùng miền, đặc điểm hộ gia đình khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến sự ưa
thích con trai.
9.
Khảo sát cuối kỳ về Bạo lực gia đình và MCBGTKS tại Hải Dương
và Bến Tre do trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN) thực
hiện theo đơn đặt hàng của Quỹ Dân số liên hợp quốc (UNFPA) năm 2016. Nghiên
cứu này chỉ ra một số điểm chính như sau: các quy định, hương ước của dòng họ là
một trong những yếu tố tác động đến quan điểm, thái độ của người dân về ưa thích
con trai ví dụ như quy định của dòng họ mỗi gia đình phải có ít nhất một con trai
hoặc chỉ con trai được đi họp họ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc MCBGTKS
trong đó có các cơ sở y tế tư nhân cung cấp các dịch vụ tư vấn về sức khoẻ sinh sản,
sinh con theo ý muốn, siêu âm nhận biết giới tính và dịch vụ đình chỉ thai nghén.
Báo cáo này đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến việc tập trung vào các đối
tượng tuyên truyền là những người có uy tín có tiếng nói trong cộng đồng như
người cao tuổi, trưởng dòng họ góp phần bỏ bớt những quy định trong hương ước
dòng họ liên quan đến bất bình đẳng giới. Thêm vào đó đối tượng nam giới cũng
cần được tham gia vào các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng
giới, MCBGTKS. Đây chính là đối tượng người chồng- người tham gia quyết định
số con, việc lựa chọn giới tính trước khi sinh trong mỗi hộ gia đình. Nghiên cứu
mới chỉ dừng lại ở hai tỉnh Hải Dương và Bến Tre hơn nữa tập chung nhiều vào
23