Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Công tác dân vận chính quyền từ thực tiễn quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.83 KB, 84 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VÕ THỊ HỒNG THU

CÔNG TÁC DÂN VẬN CHÍNH QUYỀN TỪ THỰC TIỄN
QUẬN BÌNH THẠNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VÕ THỊ HỒNG THU

CÔNG TÁC DÂN VẬN CHÍNH QUYỀN TỪ THỰC TIỄN
QUẬN BÌNH THẠNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8380102

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. HOÀNG THẾ LIÊN

HÀ NỘI, năm 2019



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DÂN VẬN CHÍNH QUYỀN ...........6
1.1. Khái niệm dân vận chính quyền .......................................................................6
1.2. Đặc điểm của dân vận chính quyền .................................................................8
1.3. Vai trò của dân vận chính quyền ....................................................................11
1.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về dân vận chính quyền .........................13
1.5. Cơ sở pháp lý của dân vận chính quyền.........................................................21
1.6. Những yếu tố tác động đến dân vận chính quyền ..........................................25
Chương 2: THỰC TIỄN TRONG THỰC HIỆN DÂN VẬN CHÍNH QUYỀN Ở
QUẬN BÌNH THẠNH, TP.HCM ..........................................................................28
2.1. Vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế - xã hội của quận Bình Thạnh ........................28
2.2.Tình hình tổ chức công tác dân vận chính quyền trên địa bàn quận Bình Thạnh
...............................................................................................................................35
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC DÂN VẬN
CHÍNH QUYỀN ......................................................................................................60
3.1. Định hướng đổi mới công tác dân vận chính chính quyền ............................60
3.2. Giải pháp đổi mới công tác dân vận chính quyền ..........................................64
KẾT LUẬN ..............................................................................................................76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng về dân vận - một
bộ phận hết sức quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà Người để lại cho Đảng và
Nhân dân các dân tộc ở nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Lực lượng
của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân
vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Có thể nói, tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh

không những chứa đựng tinh thần trọng dân, thương dân, hết lòng chăm lo lợi ích của
Nhân dân, nhận rõ sức mạnh của Nhân dân, mà còn chỉ ra nội dung và phương thức
vận động, tập hợp Nhân dân. Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, ngay từ khi mới
thành lập Đảng ta đã đặt lên hàng đầu và luôn luôn xác định rõ vai trò, vị trí quan
trọng của công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng. Bước vào thời đại mới, đất
nước đứng trước nhiều thời cơ và thách thức lớn; trong đó thách thức nổi bật là âm
mưu của các thế lực thù địch hòng chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Việt Nam. Do đó, công tác dân vận lúc này cần phải được đẩy mạnh và tăng cường
hơn nữa với những nội dung phù hợp với tình hình mới của đất nước và thế giới nhằm
phát huy cao độ sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi mục tiêu của sự
nghiệp đổi mới đất nước. Trong những năm vừa qua, công tác dân vận do Đảng tổ
chức, lãnh đạo đã tạo ra động lực lớn cho các phong trào thi đua yêu nước, góp phần
không nhỏ làm chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị,
chống lại có hiệu quả âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, tạo thế
và lực cho đất nước; đồng thời góp phần mở rộng quyền dân chủ, cải thiện đời sống
Nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Dân vận là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị.
Trong đó, dân vận chính quyền là một bộ phận cấu thành không thể thiếu và phải
được coi là nhiệm vụ thường xuyên, vô cùng quan trọng của hệ thống hành chính Nhà
nước. Hình dung một cách khái quát có thể nói, dân vận chính quyền là dân chủ hóa
nền hành chính, thể hiện bản chất nền hành chính trong nhà nước của dân, do dân, vì
1


dân, được coi trọng và đẩy mạnh dân vận chính quyền là phương thức tốt nhất để
khắc phục tình trạng coi công tác dân vận là nhiệm vụ của hệ thống cơ quan dân vận
của Đảng, đoàn thể còn hệ thống hành chính chỉ thực hiện quản lý nhà nước theo
pháp luật, bằng công cụ hành chính mệnh lệnh. Thực tiễn đã chứng minh rằng dù chủ
trương, pháp luật hay quyết định hành chính có đúng đến mấy mà thiếu tuyên truyền,
giải thích, vận động tốt thì vẫn không thể thực hiện thuận lợi, hiệu quả.

Công tác dân vận thời gian qua đã góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội,
nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác dân vận chính quyền trong thời gian gần
đây, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật nhằm đẩy mạnh công tác dân
vận chính quyền, chẳng hạn như: Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg ngày 21/9/2000 về tăng
cường công tác dân vận; Chỉ thị số 16/2016/CT-TTg ngày 16/5/2016 về tăng cường
và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp
trong tình hình mới; Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 về thực
hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Ngoài ra, trong Hội nghị tổng kết công tác dân
vận toàn quốc năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018, Ban Dân vận Trung ương
cũng đã chọn chủ đề công tác là "Năm dân vận chính quyền"… phát huy sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, bảo đảm quốc
phòng, an ninh, ổn định chính trị, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân
dân.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa – khoa
học công nghệ của cả nước có quy mô phát triển và tốc độ xây dựng rất nhanh, thu
hút một lực lượng lớn người lao động từ các tỉnh, thành trong cả nước về làm việc,
sinh sống và các nguồn đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước. Nhằm giúp người
dân, tổ chức doanh nghiệp hiểu rõ hơn nhiệm vụ của các cơ quan, giúp người dân tiếp
cận và hiểu rõ được công việc của chính quyền các cấp thì Dân vận là nhiệm vụ
thường xuyên của các cấp ủy đảng, các đoàn thể, chính quyền, trong đó, công tác dân
vận chính quyền có vai trò quan trọng. Nhằm tăng cường công tác dân vận chính
quyền, góp phần xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ nhân dân. Hệ
thống dân vận của chính quyền các cấp cùng tham gia tuyên truyền, vận động, giám
2


sát và các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức
nghề nghiệp cho cán bộ, công chức khi tiếp xúc với công dân. Đồng thời, thực hiện
công khai, minh bạch những quy định về các thủ tục hành chính để thuận lợi cho
người dân; kịp thời giải quyết dứt điểm việc khiếu nại tố cáo, những vấn đề bức xúc

của công dân liên quan đến dân sinh ngay từ cơ sở để hạn chế điểm nóng.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác dân vận vẫn còn một số yếu
kém cần được khắc phục. Việc triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước còn thiếu đồng bộ, nhiều nơi còn làm hình thức, chiếu lệ. Các
cấp ủy đảng, cấp chính quyền, cán bộ, đảng viên ở một số nơi vẫn chưa nhận thức
đúng vị trí và tầm quan trọng của công tác dân vận chính quyền, thậm chí còn xem
nhẹ công tác này. Thực tiễn đòi hỏi cần phải tăng cường và đổi mới công tác dân vận
chính quyền, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước,
tăng cường mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với dân cũng như khối đại đoàn kết toàn
dân; phát huy vai trò dân chủ, phục vụ nhân dân của nền hành chính quốc gia.
Việc quyết định lựa chọn năm 2018 là “Năm dân vận chính quyền” nhằm
thúc đẩy, tăng cường hơn nữa công tác dân vận của chính quyền, góp phần xây dựng
Chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ nhân dân và thực hiện có hiệu quả Nghị
quyết của Trung ương về công tác dân vận; góp phần thúc đẩy công tác dân vận chính
quyền các cấp, nêu cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức cơ quan hành
chính nhà nước trong mối quan hệ với nhân dân. Đó không chỉ là chính sách liên quan
đến cuộc sống của nhân dân; tổ chức thực thi có hiệu quả mà còn là thực lòng lắng
nghe, thực tâm giải quyết kiến nghị, bức xúc của người dân, xây dựng hình ảnh chính
quyền của dân, do dân, vì dân.
Từ việc thực hiện năm Dân vận chính quyền 2018 và tiếp tục thực hiện năm
Dân vận chính quyền 2019, học viên chọn đề tài “Công tác dân vận chính quyền từ
thực tiễn quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Dân vận chính quyền là vấn đề lớn lý luận và thực tiễn lớn, đã được khá
nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Do đó cũng đã có nhiều công trình khoa
3


học về dân vận nói chung và dân vận chính quyền nói riêng được công bố. Trong đó
có thể kể đến là:

- Cuốn sách Tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với Nhân dân (1990), tác giả
Vũ Oanh, Nhà xuất bản Sự thật.
- Tác phẩm Đổi mới công tác quần chúng (1991), tác giả Nguyễn Văn Linh.
- Tác phẩm Sơ thảo lịch sử công tác dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam
(1999), do Ban Dân vận Trung ương phát hành. Đây là Công trình nghiên cứu lớn
nhất, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, đã dựng lại quá trình thực hiện công tác
dân vận của Đảng qua các thời kỳ cách mạng.
- Tác phẩm 75 năm công tác dân vận của Đảng – Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, Trung tâm nghiên cứu Khoa học Dân vận thuộc Ban Dân vận Trung ương xuất
bản; đã phác họa bức tranh toàn cảnh về công tác dân vận, làm rõ những quan điểm
của Đảng về công tác dân vận, trao đổi những kinh nghiệm và phương pháp vận động
các giai cấp, tầng lớp nhân dân qua mỗi thời kỳ cách mạng và giới thiệu thực tiễn
công tác dân vận ở một số địa phương tiêu biểu.
Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu về công tác dân vận như: Luận
văn Tiến sĩ của Lê Kim Việt về Công tác vận động nông dân của Đảng trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Luận văn Tiến sĩ của Hoàng Mạnh
Đoàn về Công tác vận động giáo dân của tổ chức cơ sở đảng (cấp xã) ở đồng bằng
Bắc Bộ nước ta hiện nay; Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Ngọc Mai về Công tác
dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới
1986-1996; Luận văn Thạc sĩ của Lê Quang Hòa về Kinh nghiệm công tác quần chúng
của Đảng ta ở căn cứ địa Tân Trào trong Cách mạng Tháng Tám; Luận văn Thạc sĩ
của Vũ Dũng về Nâng cao chất lượng công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt
Nam trong thời kỳ mới; Luận văn Thạc sĩ của Tạ Thị Minh Phú về Năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của đảng bộ xã ở tỉnh Hà Tây hiện nay – thực trạng và giải pháp;
Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Hương về Công tác dân vận của Đảng bộ xã, thị
trấn ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay; các bài viết
của Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Dân vận, Tạp chí Tổ chức Nhà nước… các công trình
4



này đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác dân vận của Đảng
trong các thời kỳ cách mạng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1: Mục đích nghiên cứu
Để làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận về dân vận chính quyền, góp phần
nâng cao nhận thức của xã hội, nhất là của đội ngũ công chức về dân vận chính quyền.
Nghiên cứu thực tiễn trong thực hiện dân vận chính quyền ở thành phố Hồ Chí
Minh để đánh giá kết quả tích cực, mặt còn hạn chế, từ đó đề xuất giải pháp tăng
cường và nâng cao hiệu quả công tác dân vận chính quyền.
3.2: Nhiệm vụ của nghiên cứu
Phân tích, lý giải một số vấn đề lý luận về dân vận chính quyền.
Đánh giá tình hình thực tế trong công tác triển khai thực hiện công tác dân vận
chính quyền trên địa bàn quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất những giải pháp, hướng khắc phục những hạn chế trong thực hiện
công tác dân vận chính quyền tại quận Bình Thạnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1: Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn từ việc thực hiện công tác dân vận chính
quyền trên địa bàn quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2: Phạm vi nghiên cứu
Không gian: những giải pháp, kết quả thực hiện công tác dân vận chính quyền
trên địa bàn quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian: từ năm 2000 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1: Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng trong
công tác dân vận nói chung và công tác dân vận chính quyền nói riêng.
5.2: Phương pháp nghiên cứu
5



Luận văn sử dụng các phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp
hệ thống hóa, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp để
nghiên cứu, giải quyết những vấn đề khoa học đặt ra. Các phương pháp được sử dụng
linh hoạt để đảm bảo hiệu quả và tính thuyết phục của việc nghiên cứu. Đặc biệt là
phương pháp lập phiếu khảo sát trong cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1: Ý nghĩa lý luận
Làm rõ các khái niệm, nội dung về công tác dân vận và dân vận chính quyền.
Từ đó, liên hệ thực tế trong việc thực hiện công tác dân vận chính quyền trên địa bàn
quận Bình Thạnh.
6.2: Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá có căn cứ khoa học thực trạng và đề xuất một số giải pháp từng bước
nâng cao công tác dân vận chính quyền tại quận Bình Thạnh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn bao gồm 3 chương sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận chung về dân vận chính quyền
Chương 2. Thực tiễn trong thực hiện dân vận chính quyền ở quận Bình Thạnh,
thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3. Định hướng và giải pháp đổi mới công tác dân vận chính quyền.

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DÂN VẬN CHÍNH QUYỀN
1.1. Khái niệm dân vận chính quyền
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân vận” là vận động tất cả lực lượng của mỗi
một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để
thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao

cho.
6


Công tác dân vận là một trong những công tác rất cơ bản và liên quan chặt
chẽ đến mọi hoạt động lãnh đạo của Đảng. Công tác đó có từ khi Đảng ta ra đời và
gắn liền với từng bước trưởng thành của Đảng. Một trong những truyền thống tốt đẹp
và nguồn gốc sức mạnh của Đảng là mối quan hệ với dân. Nhân dân là lực lượng to
lớn nhất, là người trực tiếp thực hiện mục đích, mục tiêu của Đảng, là người bảo vệ
Đảng, bổ sung lực lượng cho Đảng; góp phần định ra đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng. Vì vậy có làm tốt công tác vận động Nhân dân thì đường lối chính
sách của Đảng mới thể hiện được ý chí nguyện vọng của Nhân dân, gắn bó máu thịt
với Nhân dân. Điều này xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về công tác dân vận.
Dân vận chính quyền là mỗi cán bộ, công chức đều phải có trách nhiệm nghe
dân nói, nói dân hiểu và làm để dân tin. Có thể hiểu đó việc cán bộ, chính quyền các
cấp với nhiều hình thức hoạt động vận động Nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, ủng hộ, bảo vệ, xây dựng Đảng, chính quyền
ngày càng vững mạnh, tạo sự đồng thuận của Nhân dân; từ đó, nâng cao hiệu quả
hoạt động của chính quyền các cấp, việc đề ra chính sách và thực thi mới sát với đời
sống Nhân dân, bớt phiền hà và xa rời Nhân dân, bảo đảm lợi ích, nguyện vọng chính
đáng của Nhân dân, để được dân tin và dân theo.
Dân vận chính quyền hiểu giản dị là vận động nhân dân – vào những việc làm
thiết thực và hiệu quả. Dân vận không phải là nói suông, là việc làm hình thức mà
phải được hiểu là sự chuyển biến của bộ máy hành chính, là công việc trực tiếp của
chính quyền, đặc biệt ở cấp cơ sở, liên quan mật thiết tới đời sống hàng ngày của
nhân dân. Đây là một bước chuyển biến về nhận thức trong công tác dân vận khi mà
nhiều năm qua, đối với không ít cấp chính quyền, không ít “công bộc”, dân vận vẫn
được hiểu và quan niệm là việc đi vận động nhân dân có tính chất phong trào. Trong
khi thực tế, để có được sự đồng thuận của nhân dân, niềm tin của nhân dân lại được

quyết định bằng những chỉ số cụ thể, thước đo cụ thể mà các cơ quan chính quyền là
nơi thực hiện.

7


Năm dân vận chính quyền là xây dựng bộ máy hành chính Nhà nước thật sự
gần dân, của dân, do dân, vì dân. Trong đó, mỗi cán bộ phải nghe dân nói, nói dân
hiểu, làm dân tin, nói ít làm nhiều, nhất là phải khắc phục được bệnh nói không đi đôi
với làm.
1.2. Đặc điểm của dân vận chính quyền
Trong cách mạng dân tộc dân chủ cũng như trong quá trình đổi mới, Đảng ta
luôn quan tâm công tác dân vận. Dân vận là nhiệm vụ thường xuyên của Đảng, các
đoàn thể, chính quyền, trong đó công tác dân vận chính quyền có vai trò rất quan
trọng. Xét về bản chất dân vận chính quyền là phương thức bảo đảm nguyên tắc dân
là chủ và dân làm chủ trong hoạt động hành chính. Hay nói một cách cụ thể hơn là
trong hoạt động hành chính dân phải được hưởng các quyền dân chủ. Đó là các quyền
như: quyền tham gia công việc của nhà nước, quyền được thông tin; quyền được
khiếu nại, tố cáo; quyền được hưởng các dịch vụ công; quyền được phục vụ; quyền
được giám sát hoạt động của chính quyền…ở cơ sở dân có quyền biết, bàn, quyết
định, kiểm tra. Đối diện với các quyền đó là trách nhiệm tương ứng của chính quyền:
trách nhiệm tôn trọng ý kiến của Nhân dân, bảo đảm cho Nhân dân được tham gia ý
kiến vào việc hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, ban hành quyết định hành
chính. Trách nhiệm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của Nhân dân, công khai, minh
bạch theo hướng xây dựng một chính quyền mở, trách nhiệm tiếp dân; giải quyết đơn
thư khiếu nại, tố cáo. Trách nhiệm thực hiện cải cách hành chính nhằm xây dựng một
nền hành chính dân chủ để tiếp cận và có ý thức phục vụ nhân dân. Theo nghĩa đó,
dân vận chính quyền là nhiệm vụ pháp lý, chứ không phải là một phong trào, một
hình thức vận động để lấy lòng dân. Do đó, dân vận chính quyền có một số đặc điểm
như sau:

Thứ nhất, chủ thể của dân vận chính quyền là các cơ quan hành chính các cấp,
các ngành, bộ, cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức,
đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Trong
đó, Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoàn thể làm tham mưu
và nòng cốt.
8


Thứ hai, đối tượng dân vận chính quyền là củng cố vững chắc lòng tin của
Nhân dân đối với Đảng; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ
máu thịt giữa Đảng với nhân dân; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ
trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn
của nhân dân, tạo phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực
hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thứ ba, dân vận chính quyền được thực hiện bằng các phương thức sau đây:
- Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, cán bộ; tập
trung giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc chính đáng của nhân dân; làm
cho nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường mối quan hệ máu thịt
của nhân dân với Đảng và Nhà nước.
- Nghiên cứu cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con
người, quyền và nghĩa vụ của công dân trên cơ sở tôn trọng quyền làm chủ của nhân
dân, tạo điều kiện để nhân dân phát huy đầy đủ quyền và thực hiện tốt nghĩa vụ của
mình.
- Tập trung giải quyết những bức xúc, nguyện vọng chính đáng của nhân dân,
nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống, việc làm, đền bù thu hồi đất
đai, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội. Trong xây dựng thể chế, chính sách, cần quán
triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc: mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước phải thuận với lòng dân, xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính
đáng của nhân dân. Chú trọng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,
nhất là điều kiện sống, lao động, học tập, sáng tạo, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe.

- Quan tâm điều chỉnh hài hòa lợi ích giữa các giai tầng xã hội, các vùng miền,
các lĩnh vực; gắn nghĩa vụ với quyền lợi, cống hiến với hưởng thụ, lợi ích cá nhân
với lợi ích tập thể và cộng đồng, xã hội.
- Xử lý nghiêm minh những vụ việc tiêu cực, tham nhũng; giải quyết dứt điểm
những vụ việc khiếu kiện đông người phức tạp, kéo dài.
- Đổi mới và nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục, làm cho cán bộ, đảng
viên và nhân dân nắm vững, nhất trí với mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ công tác dân
9


vận; quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Lực lượng của dân rất
to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì
việc gì cũng thành công". Công tác dân vận trong tình hình mới phải phát huy sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, củng cố mối quan hệ mật
thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, tạo động lực để nhân dân đóng góp tích cực
vào phát triển kinh tế - xã hội. Làm tốt công tác dân tộc, tôn giáo, công tác đối với
người Việt Nam ở nước ngoài.
- Tăng cường lãnh đạo công tác thông tin, tuyên truyền, phát huy sức mạnh
tổng hợp của các cơ quan thông tin đại chúng; mở rộng các kênh thông tin truyền
thông, đối thoại trực tiếp với nhân dân, góp phần giải tỏa bức xúc, hoài nghi trong xã
hội. Chú trọng việc định hướng và quản lý các phương tiện thông tin đại chúng, nhất
là các mạng xã hội; phát huy sức mạnh của dư luận xã hội lành mạnh hỗ trợ cho các
biện pháp quản lý của Nhà nước và các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động
của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Chủ động đấu tranh với các luận điệu xuyên
tạc, kích động của các thế lực thù địch chống phá khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ
giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
- Phát triển các tổ chức quần chúng theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản và tự
trang trải, tạo môi trường và điều kiện để nhân dân phát huy sức lực, trí tuệ sáng tạo
theo nguyện vọng trên cơ sở pháp luật. Nâng cao chất lượng hoạt động các tổ chức
đoàn thể, đoàn viên, hội viên; phát hiện, lựa chọn những đoàn viên, hội viên ưu tú,

đủ tiêu chuẩn để giới thiệu kết nạp vào Đảng, giới thiệu quy hoạch, đào tạo cán bộ.
Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ; tạo môi trường, cơ chế, chính sách
thuận lợi cho tuổi trẻ rèn đức, luyện tài, lao động, học tập, phấn đấu, cống hiến cho
đất nước. Coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng cho thanh, thiếu niên trở
thành những người kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã
hội với các hội quần chúng, với chính quyền, lực lượng vũ trang trong công tác dân
vận. Phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng. Phát huy vai trò công tác
đối ngoại nhân dân và vận động người Việt Nam ở nước ngoài giữ gìn bản sắc dân
10


tộc, hình ảnh con người, đất nước Việt Nam và hướng về xây dựng quê hương, đất
nước; tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè và các tổ chức quốc tế.
1.3. Sự cần thiết của công tác dân vận chính quyền
Dân vận chính quyền có vai trò rất quan trọng như sau:
Thứ nhất, hoạt động của dân vận là của nhiều tổ chức nhưng trong đó hoạt
động của đội ngũ cán bộ, công chức là trực tiếp nhất, hiệu quả nhất. Các tổ chức đoàn
thể làm công tác dân vận chủ yếu thông qua hình thức tuyên truyền vận động. Nhưng
Nhân dân với tâm lý “trăm nghe không bằng một thấy” nên công tác tuyên truyền
cũng có những hạn chế. Do công việc bận rộn, đa số người dân không có thời gian
hoặc không có điều kiện để tiếp xúc, theo dõi trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Một số hoạt động khác của các đoàn thể lại mang tính hình thức nên tác động
đối với Nhân dân chưa cao. Nhưng chỉ cần một biểu hiện nhỏ của cán bộ, công chức
đối với Nhân dân trong quá trình tiếp xúc cũng để lại cho người dân những suy nghĩ
tốt đẹp hoặc ngược lại. Dù ít hay nhiều, bất cứ người dân nào cũng có việc liên quan
tới chính quyền. Một thái độ ân cần, niềm nở, giải thích cặn kẽ mọi điều khi người
dân đến làm việc thì dù không giải quyết được việc, người dân vẫn cảm thấy vui lòng
vì thấy mình được tôn trọng. Ngược lại, sự quan liêu, cửa quyền, hách dịch, thờ ơ,
lãnh đạm đối với những nhu cầu chính đáng của Nhân dân đã làm cho người dân bực

bội dẫn đến bất đồng với những tổ chức mà cán bộ, công chức đó là người đại diện.
Như vậy, chỉ cần một thái độ, một hành động nhỏ của cán bộ chính quyền trong quá
trình làm việc với dân có thể góp phần làm cho công tác dân vận có hiệu quả hay
không
Nhiệm vụ của chính quyền là phải cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng
ở các cấp thành các chính sách để thực hiện. Nếu các chính sách đó phù hợp với
nguyện vọng của quần chúng nhân dân, mang lại lợi ích cho Nhân dân và việc triển
khai thực hiện có hiệu quả thì Nhân dân càng phấn khởi, tin tưởng ở sự lãnh đạo của
Đảng, sự điều hành quản lý của chính quyền.
Thứ hai, thông qua công tác dân vận chính quyền, Nhân dân hiểu rõ bản chất
tốt đẹp của Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tạo niềm tin trong Nhân dân đối với
11


Đảng, chính quyền. Bản chất của một nhà nước không phải là cái chung chung, trừu
tượng mà nó phải được thể hiện qua những cán bộ, công chức đại diện cho Nhà nước
để thực thi quyền lực chính trị. Nếu những cán bộ đó thực sự là công bộc của dân như
Hồ Chí Minh hằng mong muốn, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, tận tâm phục
vụ Nhân dân thì Nhân dân càng thấy rõ bản chất tốt đẹp của chính quyền nhân dân.
Chúng ta có tuyên truyền bao nhiêu đi chăng nữa những điều tốt đẹp về chế độ xã hội
chủ nghĩa nhưng những cán bộ, công chức đó lại sách nhiễu dân, gây khó khăn cho
dân thì việc tuyên truyền đó sẽ thiếu tính thuyết phục. Một số chính sách do chính
quyền các cấp ban hành và thực hiện đã mang lại cho Nhân dân một cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc, càng làm cho Nhân dân cảm nhận sâu sắc những giá trị đích
thực mà chế độ này đã mang lại cho họ. Đó là chính sách xóa đói giảm nghèo, thực
hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, phát triển y tế, giáo dục…
Thứ ba, cán bộ, công chức chính là cầu nối thắt chặt quan hệ giữa Nhân dân
với Đảng, Nhà nước, làm cho quan hệ đó ngày càng gắn bó, mật thiết. Cán bộ chính
quyền trực tiếp tiếp xúc với Nhân dân nên nắm bắt và thấu hiểu những nguyện vọng
chính đáng của Nhân dân, từ đó có những phương án tham mưu cho cấp trên để đưa

ra những quyết sách đúng đắn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Nhân dân. Trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ, cán bộ công chức của bộ máy chính quyền sẽ phát hiện
những bất cập trong chính sách, chế độ và đề xuất để kịp thời điều chỉnh. Những điều
đó càng làm thắt chặt quan hệ giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước tạo nên nền tảng
chính trị - xã hội vững chắc cho sự tồn tại, phát triển của chế độ. Có thể nói, mối quan
hệ đó được thắt chặt gần gũi hay lỏng lẻo, xa cách phần lớn là do hoạt động có hiệu
quả, tận tâm hay không của cán bộ, công chức nhà nước. Ở địa phương nào, cán bộ
chính quyền có năng lực công tác hạn chế, không tận tâm với dân thì không thể thiết
lập được mối quan hệ gắn bó, mật thiết với dân. Chính điều đó phần nào làm suy
giảm niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Thứ tư, công tác dân vận chính quyền thực hiện tốt sẽ tạo sự đồng thuận của
Nhân dân đối với Đảng, chính quyền. Nếu đường lối, chính sách đưa ra phù hợp với
nguyện vọng lợi ích của Nhân dân được cán bộ, công chức thực thi có hiệu quả thì
12


Nhân dân càng đồng tình ủng hộ. Có thể nói, dân vận tốt sẽ tạo sự đồng thuận của
Nhân dân và suy cho cùng, thước do hiệu quả công tác dân vận chính là mức độ đồng
thuận của Nhân dân với chính quyền các cấp và với cả hệ thống chính trị. Để đạt được
điều đó, chính quyền giữ vai trò rất quan trọng. Các đoàn thể tích cực hoạt động để
cùng chính quyền xây dựng sự đồng thuận xã hội.
1.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về dân vận chính quyền
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh công tác dân vận là vận động nhân
dân làm cách mạng. Toàn Đảng phải làm công tác dân vận, phụ trách công tác dân
vận và chịu trách nhiệm cao nhất đối với công tác này, bởi Đảng có trọng trách lãnh
đạo và cầm quyền. Người nhấn mạnh, công tác dân vận không phải là nhiệm vụ của
riêng một cá nhân cán bộ, đảng viên hay tổ chức nào. Nghĩa là, mọi cấp chính quyền,
đoàn thể, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang
đều phải có trách nhiệm, thường xuyên làm công tác dân vận. Dân vận và công tác
dân vận là tư tưởng lớn, nét đặc sắc có ý nghĩa quan trọng trên con đường hoạt động

cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người luôn đề cao công tác dân vận trong hoạt
động của Đảng ta. Người đặt vấn đề dân vận, công tác dân vận ở tầm chiến lược, quốc
sách, đồng thời chú trọng tới phương pháp, cách thức thực hiện hết sức thiết thực cụ
thể, chu đáo, tỉ mỉ. Tư tưởng về công tác dân vận xuyên suốt trong quá trình hoạt
động cách mạng của Người, tư tưởng đó được khẳng định và thể hiện rõ nét qua bài
báo “Dân vận” (đăng trên báo Sự thật, số 120, ngày 15-10-1949), bài báo đã trả lời
được các câu hỏi: Dân vận là gì? ai làm công tác dân vận?. Có thể thấy, đối tượng
công tác dân vận không phải là một cá nhân hay một nhóm xã hội nào mà là toàn thể
nhân dân; hoạt động dân vận chính là nhằm thực hiện mục tiêu chung của cách mạng;
nội dung cơ bản của công tác dân vận là tổ chức lực lượng nhân dân, đại đoàn kết
toàn dân để thực hiện các nhiệm vụ cách mạng. Vì vậy, mọi cấp chính quyền, đoàn
thể, cán bộ, đảng viên, viên chức của hệ thống chính trị đều phải phụ trách công tác
dân vận. Tùy theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình mà có nội dung cụ thể về
công tác dân vận. Trong quá trình thực hiện, phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm,
tích cực chủ động, sáng tạo để có biện pháp vận động nhân dân cho phù hợp, thiết
13


thực, hiệu quả. Hồ Chủ tịch nhấn mạnh: Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất
quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành
công. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng vai trò, vị trí và
khẳng định tầm quan trọng của công tác dân vận. Quan điểm của Đảng về công tác
dân vận được thể hiện xuyên suốt và thống nhất từ Cương lĩnh chính trị, văn kiện đại
hội, các nghị quyết chuyên đề của Trung ương, quy chế, quy định… cùng sự vận dụng
phù hợp theo từng thời kỳ cách mạng.
Công tác dân vận không phải chỉ chú ý đến việc an dân mà quan trọng hơn
phải có giải pháp để phát huy sức mạnh của Nhân dân. Không những phải tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, xây dựng đoàn kết và sự đồng
thuận trong Nhân dân mà còn phải chăm lo tìm các giải pháp động viên, bảo đảm
quyền làm chủ, phát huy các tiềm năng, sức mạnh trí tuệ sáng tạo, sức mạnh của Nhân

dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh, dựa vào dân để thực
hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị. Tập hợp, vận động Nhân dân thực
hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức
mạnh to lớn của nhân dân, tạo phong trào cách mạng rộng lớn, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Dân là người thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của Chính phủ, đoàn thể, nên dân phải được
hiểu biết, bàn bạc và giám sát, do đó không chỉ có mặt trận, các đoàn thể chính quyền
các cấp từ Trung ương đến địa phương cũng phải làm công tác dân vận. Trong bài
báo “Dân vận” ngày 15 tháng 10 năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Tất cả
cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân
dân (Liên Việt, Việt Minh...) đều phải phụ trách dân vận”.
Ở tầm khái quát có thể thấy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dân vận
chính quyền thể hiện rõ trong các luận điểm sau đây:
Một là phục vụ nhân dân là nhiệm vụ vẻ vang của Nhà nước, của chính quyền.

14


Xuất phát từ quan điểm: “trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân” và “bao
nhiêu lợi ích đều vì dân”, “Mọi công việc đều vì lợi ích của dân mà làm”,…trong xã
hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của Nhân dân”, Hồ Chí
Minh xem việc được phục vụ Nhân dân là một vinh dự cao quý.
Mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước và Nhân dân như vậy
trở thành quan hệ giữa người phục vụ và người được phục vụ, nhưng đây không phải
là mối quan hệ “chủ - tớ” theo nghĩa thông thường và càng không nên hiểu Nhân dân
trở thành một loại ông chủ chỉ biết sai khiến, “chỉ tay năm ngón”.
Như trên đã nói, trong quan hệ giữa cơ quan nhà nước và nhân dân, không
chấp nhận việc cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước bao biện, làm thay Nhân dân,

và thật ra không ai có thể làm thay nhân dân vì “quyền hành và lực lượng đều ở nơi
dân”, nếu Nhân dân không ra tay và “không có lực lượng nhân dân, thì việc nhỏ mấy,
dễ mấy” “là cũng không xong…” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định.
Thứ hai là Nhà nước phải nêu cao tinh thần phụ trách trước dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc đề cao tinh thần trách nhiệm, tinh
thần phụ trách của cán bộ, nhân viên nhà nước trước dân; Nhân dân là người chủ xã
hội, nhưng quyền làm chủ đó Nhân dân trao và thực hiện chủ yếu thông qua bộ máy
nhà nước. Vấn đề lớn đặt ra là làm sao người được trao quyền, sử dụng quyền cho
đúng quyền hành được trao, sử dụng có hiệu quả và có hiệu lực, hết lòng hết sức phục
vụ nhân dân. Mặt khác, luôn luôn đề phòng khả năng là người được trao quyền sẽ
lạm dụng hoặc sử dụng tắc trách quyền đó và điều rất tệ hại là biến Nhân dân thành
người chủ trên danh nghĩa và trên thực tế là người bị o ép, bó tay bó chân, chỉ để bị
sai khiến và phục vụ các “ông quan cách mạng”.
Thứ ba, Nhà nước, chính quyền không được hao phí sức dân.
Năm 1950, trong bài nói chuyện tại Hội nghị tổng kết chiến dịch Lê Hồng
Phong II, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những chỉ thị mà xét theo nội dung có ý nghĩa
chỉ đạo không chỉ đối với quân đội mà cả đối với bộ máy nhà nước nói chung: “không
được phung phí nhân lực, vật lực của Dân. Khi huy động nên vừa phải, không nên
nhiều quá lãng phí vô ích. Phải khôn khéo tránh điều gì có hại cho đời sống Nhân
15


dân”. Trong bức điện gửi các cán bộ và chính quyền và đoàn thể miền Nam Trung
Bộ, Người cũng chỉ ra những “khuyết điểm nặng” cần được sớm khắc phục như: động
viên vét đến tài sản gốc sinh kế của dân như ruộng đất, trâu bò, vốn liếng”.
Một căn bệnh của các nhà nước thường mắc phải là huy động và sử dụng
phung phí sức dân, dùng sức dân vào những công việc không mang lại lợi ích thiết
thực, huy động và sử dụng sức dân vô tội vạ hoặc sai mục đích. Người phân phán
mạnh mẽ hiện tượng “Không tiết kiệm đồng tiền, bát gạo là mồ hôi, nước mắt của
Nhân dân”. Trong mỗi dịp về thăm một địa phương, Người đã lưu ý lãnh đạo địa

phương: “Ngay trên tỉnh cũng còn hiện tượng hình thức, tốn kém tiền bạc Nhà nước,
lãng phí công sức của Nhân dân, như việc làm cổng của nhà triển lãm, việc phá đi
xây lại nền nhà của Tỉnh ủy…Trung ương và Bác rất phiền lòng về những khuyết
điểm ấy”. Người cũng phê phán hiện tượng: “…tập lễ nhạc để đi chữa cháy”…
Thứ tư, Nhà nước, cán bộ, công chức phải yêu dân, kính dân để được dân yêu,
dân kính.
Nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường
xuyên giáo dục, rèn luyên nhân viên nhà nước tinh thần phục vụ nhân dân vô điều
kiện, ý thức xây dựng mối quan hệ với dân trên cơ sở của sự tin cậy nhau, hiểu biết
nhau. Mặt khác, Người đòi hỏi một thái độ chủ động, đi bước trước từ phía các cơ
quan, nhân viên nhà nước: “Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính
ta”. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu. Trong bao nhiêu năm, nhất là dưới chế độ cũ, quần
chúng nhân dân là đối tượng của quyền lực, chịu mọi bất công, áp bức hà khắc, thái
nđộ vô trách nhiệm, tắc trách của nhân viên nhà nước. Vì vậy, họ vẫn có thái độ nghi
ngại, ngờ vực đối với các nhân viên nhà nước nói chung, dù trong xã hội nào họ vẫn
là người nắm quyền lực, sức mạnh của quyền lực thuộc về những kẻ nhân danh Nhà
nước. Mặc cảm đó không dễ gì xóa bỏ.
Vì vậy, nhân viên nhà nước phải có thái độ, ý thức chủ động, Chủ tịch Hồ Chí
Minh nhắc nhở: “Phải gần gũi dân, hiểu biết dân, học hỏi dân”. Người kịch liệt phê
phán những người: “Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối “quan”
chủ. Miệng thì nó “phụng sự quần chúng”, nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của
16


quần chúng”. Người chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng đó: “Nguyên nhân bệnh ấy
là:
Xa Nhân dân… Khinh Nhân dân…Sợ Nhân dân…Không tin cậy Nhân dân…
Không hiểu biết Nhân dân… Không yêu thương Nhân dân…”
Thứ năm, Nhà nướ, chính quyền phải dựa trên ý thức làm chủ Nhà nước của
dân.

Năm 1961, tại Hội nghị bàn về cuộc vận động chỉnh huấn mùa xuân, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã có một bài phát biểu quan trọng, trực tiếp đề cập đến một vấn đề cơ
bản trong tư tưởng của Người về Nhà nước: ý thức làm chủ Nhà nước của công dân.
Ở đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh không nói đến ý thức làm chủ nói chung mà nói
đến ý thức làm chủ Nhà nước và quyền làm chủ Nhà nước. Về mặt này, phải nói rằng,
quan niệm của Người có ý nghĩa phương pháp luận và ý nghĩa chỉ đạo cực kỳ sâu
sắc. Người nói: “Nhà nước ta ngày nay là của tất cả nghững người lao động…nhân
dân lao động ta là những người làm chủ nước ta… Đã là người chủ Nhà nước thì phải
chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà… Đã là người chủ thì phải biết tự mình lo
toan, gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ. Mỗi người phải ra sức góp công, góp
của để xây dựng nước nhà. Chớ nên “ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”.
Thứ sáu, Nhà nước và Nhân dân có quan hệ phải công bằng.
Quan hệ giữa Nhà nước, nói cụ thể hơn, giữa cơ quan nhà nước, nhân viên nhà
nước với công dân là mối quan hệ đa dạng và không đơn tuyến, được triển khai trên
nhiều lĩnh vực, phương diện. Một loại quan hệ mang tính quyền lực nhà nước, khi cơ
quan nhà nước, nhân viên nhà nước là người thừa hành, có quyền ra lệnh và công
dân, nói chung là đối tượng thi hành và có nghĩa vụ nghiêm chỉnh chấp hành. Ngay
đối với loại quan hệ này, như trên đã đề cập đến, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường
xuyên lưu ý các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước không được làm bất kỳ một
điều gì gây khó dễ, thiệt hại cho dân. Người phê phán nghiêm khắc những “ông quan
cách mạng”. những ông “quan chủ” cùng bao nhiêu tệ hại họ có thể đưa lại cho người
dân.

17


Quán triệt quan điểm quần chúng của Đảng, làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, trong những năm qua, nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới, Chính
phủ đã có nhiều chính sách, chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, xoá
đói giảm nghèo, triển khai các quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm phát huy tốt hơn và

nhiều hơn nữa quyền làm chủ của Nhân dân. Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành
Trung ương và các địa phương triển khai chương trình cải cách hành chính, chống
tham nhũng, buôn lậu, quan liêu, lãng phí, cửa quyền, khắc phục những thủ tục hành
chính gây phiền hà cho nhân dân. Các bộ, ngành, nhất là Ủy ban nhân dân các cấp đã
phối hợp ngày càng tốt hơn với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
để cùng làm tốt công tác dân vận.
1.5. Cơ sở pháp lý của dân vận chính quyền
Dân vận chính quyền với tư cách là một trách nhiệm pháp lý của các cấp chính
quyền, của các cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính được rất nhiều văn bản
quy phạm pháp luật quy định, chẳng hạn:
- Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định trách nhiệm
của các cơ quan hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật phải lấy ý kiến Nhân dân,
lấy ý kiến các đối tượng trực tiếp bị điều chỉnh bởi chính sách, văn bản pháp luật và
nghiêm túc tiếp thu ý kiến đó. Khi hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật phải
đảm bảo nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong quá trình
soạn thảo dự thảo nghị định, cơ quan chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn
bản; nêu những vấn đề cần xin ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến góp
ý; đăng tải toàn văn dự thảo trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ hoặc của cơ
quan chủ trì soạn thảo trong thời gian ít nhất là sáu mươi ngày để cơ quan, tổ chức,
cá nhân góp ý kiến. Việc lấy ý kiến về dự thảo có thể bằng hình thức lấy ý kiến trực
tiếp, gửi dự thảo để góp ý, tổ chức hội thảo, thông qua Trang thông tin điện tử của
Chính phủ, của cơ quan chủ trì soạn thảo hoặc các phương tiện thông tin đại chúng.
Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến
góp ý. Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng tải toàn văn trên Trang thông tin
18


điện tử của cơ quan ban hành văn bản chậm nhất là hai ngày, kể từ ngày công bố hoặc
ký ban hành và phải đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng, trừ văn bản có nội

dung thuộc bí mật nhà nước.
- Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012 (PBGDPL) quy định trách
nhiệm của các cơ quan nhà nước phải tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho
Nhân dân. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình thi
hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác PBGDPL,
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác này. Trong rất nhiều văn kiện của
Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đề cập đến công tác PBGDPL. Nghị quyết Đại
hội lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: ''Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền
và giáo dục pháp luật; huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề
nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật
tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo
pháp luật trong cơ quan nhà nước và trong xã hội''. Nghị quyết số 08–NQ/TW ngày
02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư
pháp trong thời gian tới chỉ rõ cần: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật với nhiều hình thức phong phú, sinh động, đặc biệt là thông qua các
phiên toà xét xử lưu động và bằng những phán quyết công minh để tuyên truyền, nâng
cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân”. Hiến pháp năm 1992 giao Chính phủ
nhiệm vụ: “tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp
luật trong nhân dân”. Nhiều văn bản pháp luật của Thủ tướng Chính phủ đã đề cập
đến việc tăng cường công tác PBGDPL như: Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày
07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác PBGDPL trong giai
đoạn hiện nay, Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch triển khai
công tác PBGDPL từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công
tác PBGDPL…Đặc biệt, Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng
19



cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (Chỉ thị số 32-CT/TW) đã khẳng
định: “Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị,
tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”
- Luật tiếp cận thông tin năm 2016 quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà
nước phải bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của nhân dân, phải công khai các thông
tin liên quan đến hoạt động của bộ máy nhà nước, phải trả lời nhân dân về vấn đề mà
nhân Dân đặt ra. Trong Luật có nói về Quyền tiếp cận thông tin là một trong những
quyền cơ bản của con người. Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1992 đều qui định công
dân có quyền được thông tin. Nghĩa là công dân có quyền được biết những chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, được thông tin những vấn đề cấp thiết,
gắn liền với cuộc sống hằng ngày. Quyền được thông tin của người dân phản ánh bản
chất xã hội ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, mọi việc của Nhà nước phải được
cho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Hiện nay, vấn đề tiếp cận thông tin đang
được quy định tại nhiều văn bản khác nhau. Tuy nhiên, các quy định này chưa toàn
diện và không đầy đủ. Còn nhiều nội dung chưa được quy định, nhất là về trình tự,
thủ tục để cá nhân, cơ quan, tổ chức tiếp cận thông tin. Vì vậy, công dân cũng không
biết là mình có quyền được tiếp cận thông tin hay không. Ngược lại, các cơ quan nắm
giữ thông tin cũng không có cơ sở để công bố thông tin, cung cấp thông tin cho những
người quan tâm. Do đó, để các quy định về tiếp cận thông tin có thể điều chỉnh được
trong các lĩnh vực khác nhau, bao quát hết được phạm vi của các văn bản hiện hành
đang điều chỉnh về vấn đề tiếp cận thông tin, thì đòi hỏi phải có một văn bản có đủ
hiệu lực pháp lý điều chỉnh các nội dung về tiếp cận thông tin. Văn bản đó chỉ có thể
là Luật Tiếp cận thông tin.
- Luật Khiếu nại, Luật tố cáo quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước
trong việc tiếp nhận, kịp thời xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân,
bảo đảm dân chủ trong quá trình giải quyết đơn thu khiếu nại. Quyền khiếu nại, quyền
tố cáo là một trong những quyền cơ bản, quyền tự do dân chủ quan trọng của công
dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Quyền khiếu nại, tố cáo của công
dân không tồn tại độc lập mà liên quan chặt chẽ với các quyền tự do khác của công
20



dân trong mối quan hệ tổng hòa của sự thống nhất các quyền và nghĩa vụ của công
dân. Thực hiện và bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo thể hiện mối quan hệ giữa Nhà
nước và công dân, thể hiện sự phát triển của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và là
biểu hiện của chế độ chính trị của mỗi Nhà nước. Khiếu nại, tố cáo không những là
công cụ, phương tiện pháp lí hữu hiệu để công dân, cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích của Nhà nước khi bị xâm phạm, mà còn là một
trong những phương thức quan trọng để công dân tham gia quản lý nhà nước, phát
huy một cách có hiệu quả quyền làm chủ của mình, xây dựng nền công vụ minh bạch,
đóng vai trò phục vụ, phù hợp với xu thế phát triển nền hành chính hiện đại trong giai
đoạn hiện nay.
- Pháp lệnh 34 về thực hiện dân chủ ở xã phường, thị trấn: quy định trách
nhiệm của các cấp chính quyền cơ sở bảo đảm quyền “dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra” của Nhân dân.
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thì bao nhiêu
quyền lực đều là của dân, bao nhiêu lợi ích đều là vì dân…
Đảng ta luôn coi trọng phát huy dân chủ từ năm 1945 trong Tuyên ngôn độc
lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đại hội Đảng lần III, IV, V, đặc biệt
là từ đổi mới năm 1986 đến nay; các Đại hội Đảng xác định bài học kinh nghiệm đầu
tiên là “phải lấy dân làm gốc”.
Tuy nhiên, theo Chỉ thị 30 của Bộ chính trị đã đánh giá: nhìn chung, quyền
làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực; tệ quan liêu,
mệnh lệnh, cửa quyền, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân vẫn đang phổ
biến và nghiêm trọng mà chúng ta chưa đẩy lùi, ngăn chặn được.
Phường châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chưa được cụ thể hóa
và thể chế hóa thành luật pháp, chậm đi vào cuộc sống. để giữ vững và phát huy được
bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta, phải phát huy quyền làm chủ của dân, thu hút nhân
dân tham gia quản lý nhà nước, khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, mất dân
chủ và nạn tham nhũng.


21


Khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của Nhân
dân ở cơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước, là nơi cần thực hiện quyền dân chủ của Nhân dân một cách trực tiếp và rộng
rãi nhất.
Vì vậy, Pháp lệnh 34 ra đời để thể chế hóa quan điểm của Đảng.
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015: quy định trách nhiệm của
các cấp chính quyền địa phương phải bảo đảm quyền của Nhân dân trong hoạt động
hành chính; phải có lịch công khai và tiếp công dân định kỳ; quy định tổ chức đối
thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân theo Quyết định số 935QĐ/TU ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp xúc, đối
thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, người đứng đầu Chính quyền các cấp đối
với nhân dân và Quy định 936- QĐ/TU về trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng,
chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tiếp thu góp ý của Mặt trận Tổ
quốc, các tố chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây
dựng chính quyền trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của Ban Thường vụ Thành
ủy.
Với yêu cầu nêu rõ mục đích của tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp
ủy, chính quyền các cấp là nhằm trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị
của nhân dân về xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền, đồng thời, nâng cao nhận
thức của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền về vai trò, vị trí, trách nhiệm của Mặt trận
Tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội và quyền làm chủ của Nhân dân trong việc
tham gia giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính
quyền, góp phần thực hiện có hiệu quả cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý,
điều hành, Nhân dân làm chủ.
Lấy ý kiến Nhân dân trước khi ban hành các quyết định hành chính quan trọng,
trực tiếp liên quan đến lợi ích của nhân dân.
Để thúc đẩy việc thực hiện trách nhiện dân vận chính quyền trong hệ thống cơ

quan hành chính nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các chỉ thị như: Chỉ thị
số 18 năm 2000 và Chỉ thị số 16 năm 2018, chỉ đạo, đặt ra yêu cầu đối với các cơ
22


×