Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VŨ TRỌNG PHỤNG QUA TIỂU THUYẾT GIÔNG TỐ VÀ SỐ ĐỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.34 KB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HỒNG

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VŨ TRỌNG PHỤNG
QUA TIỂU THUYẾT GIÔNG TỐ VÀ SỐ ĐỎ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Đăng Xuyền

HÀ NỘI - 2016


Lời cảm ơn!
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
GS. Trần Đăng Xuyền, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn!
Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy
giáo, cô giáo thuộc tổ Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn cũng như
sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Phòng Quản lý khoa học Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội để tôi có thể hoàn thành khóa học, hoàn thành luận văn tốt
nghiệp thật tốt!
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Hồng



MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1. Vũ Trọng Phụng là một trong số những nhà văn hiện thực xuất sắc
của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Giữa lúc thơ văn Việt Nam
đang đua nhau chạy theo những thị hiếu của độc giả chìm đắm trong những
câu chuyện tình lãng mạn thì Vũ Trọng Phụng cũng như một số cây bút khác
như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao… lại lựa chọn
cho mình một lối đi riêng, đem đến cho văn chương đương thời một tiếng nói
mới mẻ. Ông lựa chọn cho mình khuynh hướng hiện thực với quan niệm “tiểu
thuyết là sự thực ở đời”. Vũ Trọng Phụng là một cây bút có sức sáng tạo dồi
dào, một tài năng xuất chúng. Chỉ với hơn 10 năm cầm bút, ông đã để lại một
khối lượng tác phẩm đồ sộ. Ông thể nghiệm ngòi bút với nhiều thể loại nhưng
thành công nhất vẫn là tiểu thuyết. Các sáng tác của Vũ Trọng Phụng đa phần
phản ánh hiện thực xã hội dưới cái nhìn nhiều chiều. Tác phẩm của ông bao
giờ cũng khái quát được những mảng hiện thực lớn gắn liền với hoàn cảnh
lịch sử đương thời. Mỗi tác phẩm là một cách lí giải bằng nghệ thuật các vấn
đề xã hội, tiếp cận với chân lí đời sống, giúp bạn đọc nhận thức, khám phá
được thế giới xung quanh. Đúng như lời nhận xét của nhà thơ Lưu Trọng Lư
về con người Vũ Trọng Phụng: "Trên trang viết Vũ Trọng Phụng sắc sảo bao
nhiêu thì trong cuộc đời Vũ Trọng Phụng càng chân thành bấy nhiêu. Con
người ấy không giết qua một con muỗi. Nhưng thật kì diệu, văn chương của
con người ấy làm cho kẻ trọc phú phải giật mình, kẻ trưởng giả phải cáu
kỉnh”. Hay Đào Duy Anh trong bài “Nhớ Vũ Trọng Phụng” cho rằng Vũ
Trọng Phụng đã “quyết dùng ngòi bút để công nhiên phơi bầy tất cả những tội
ác của xã hội đương thời”. Phùng Tất Đắc đánh giá cao những tác phẩm của
Vũ Trọng Phụng xem đó là “những công trình có thể làm phương hướng cho

nghệ thuật, góp được tài liệu cho đời sau khảo sát về buổi này”. Như vậy, với

1


ngòi bút hiện thực đặc sắc, năng lực quan sát và khả năng tổng hợp phân tích
sắc sảo, Vũ Trọng Phụng đã đem đến cho người đọc những trang văn mang
hơi thở cuộc sống, con người xã hội đương thời.
2. Chúng tôi lựa chọn đề tài này với sự ngưỡng mộ, yêu thích nhà văn
Vũ Trọng Phụng - một nhà văn đầy tâm huyết khi ông đã quyết liệt vạch trần
những lố lăng, kệch cỡm của xã hội đương thời mà ít nhà văn nào làm được.
Dẫu biết rằng trong gần một thế kỉ qua, sự nghiệp văn học của ông đã thu hút
được sự quan tâm, yêu quý của nhiều nhà nghiên cứu và độc giả. Kết quả là
đã có hàng trăm bài viết, công trình nghiên cứu về ông. Vì vậy, khi khai thác
đề tài này, chúng tôi hi vọng rằng kết quả nghiên cứu của mình sẽ phần nào
góp thêm một tiếng nói trong quá trình tìm hiểu, đóng góp của nhà văn vào
quá trình hiện đại hóa văn học những năm 30 của thế kỉ XX. Hơn nữa, tác
phẩm của Vũ Trọng Phụng được đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà
trường từ Trung học Phổ thông tới Đại học nên việc nghiên cứu đề tài “Phong
cách nghệ thuật Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Giông tố và Số đỏ” sẽ tạo
điều kiện tìm hiểu sâu hơn cả về tác giả, cũng như những nét đặc sắc của nhà
văn trong sự nghiệp văn chương của mình. Nó sẽ giúp ích cho việc giảng dạy
bộ môn Ngữ văn đạt hiệu quả cao hơn.
3. Trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, Vũ Trọng Phụng là một trong
số những nhà văn có cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật độc đáo.
Nhưng cho tới nay, chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu
cụ thể “phong cách nghệ thuật Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Giông tố và
Số đỏ”. Trong hơn 80 năm qua,viết về Vũ Trọng Phụng có rất nhiều bài đánh
giá, luận văn, luận án... Đó chính là những gợi ý quý báu, là cơ sở ban đầu để
chúng tôi tiếp nối và triển khai trong đề tài của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu
Vũ Trọng Phụng là một hiện tượng nổi bật trong nền văn học Việt Nam
thế kỉ XX. Cho tới nay có nhiều bài phê bình, nghiên cứu về con người cũng
như tác phẩm của ông. Mỗi bài viết là một đánh giá chân thực nhất về tài
2


năng của nhà văn họ Vũ này. Ngay từ những sáng tác đầu tay, Vũ Trọng
Phụng đã được giới văn học và công chúng chú ý. Năm 1934, khi ông cho ra
mắt tiểu thuyết Dứt tình đã có đến năm, sáu bài phê bình trên báo. Tới năm
1936, độc giả ngỡ ngàng khi Vũ Trọng Phụng cho ra đời một loạt tiểu thuyết
như Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ, Làm đĩ. Chính những tác phẩm này đã gây chấn
động trong dư luận và làm nổi lên nhiều cuộc bút chiến văn chương. Có rất
nhiều ý kiến trái chiều và chia làm hai xu hướng rõ rệt khi bàn về những tác
phẩm này.Về phía lên án, đả kích có Nhất Chi Mai, Thái Phỉ, Lê Thanh, Hiếu
Chi…Họ dành cho Vũ Trọng Phụng những lời đả kích gay gắt: “Đọc văn Vũ
Trọng Phụng, thực sự không bao giờ tôi thấy một tia hy vọng, một tư tưởng
lạc quan. Đọc xong ta phải tưởng tượng nhân gian là một nơi địa ngục và
chung quanh mình toàn những lũ giết người, làm đĩ, ăn nói càn, một thế giới
khốn nạn vô cùng. Phải chăng đó là tấm gương phản chiếu tính tình lí tưởng
của nhà văn, một nhà văn nhìn thế giới qua cặp kính đen, có một bộ óc cũng
đen và một nguồn văn cũng đen nữa”

(23)

. Thái Phỉ với những lời đánh giá:

“Họ (bốn văn sĩ tả chân) thấy thiên hạ ưa thích cái dâm uế thì hoặc cố nhồi
nhét cái dâm uế vào bất cứ chuyện gì mình viết, hai là viện cái chủ nghĩa tả
chân, dụng tâm tả cái dâm uế một cách quá táo bạo và vì thế thành ra sống

sượng khó coi, cố làm rung động giác quan của người đọc hơn là nghĩ đến
nghệ thuật”

(28)

. Nhưng cũng có nhiều bài viết đánh giá khách quan về văn

chương của ông. Ngô Tất Tố cho rằng: “Ông Phụng tuy chết, mười mấy tác
phẩm của ông vẫn còn sống mãi với mai sau. Thế cũng là thọ”. Lưu Trọng Lư
viết: “Người nào bảo không tìm được ở Phụng một lòng tin kẻ ấy đã nhầm, kẻ
nào không thấy ở Phụng một sức mạnh kẻ ấy lầm hơn nữa…”. Vũ Ngọc Phan
dành cho Vũ Trọng Phụng những lời đánh giá chân thành: “Người ta sở dĩ
ham đọc văn ông vì ngọn bút tả chân của ông…Trong đời văn của ông ngắn
ngủi nhưng ông đã để lại một lối viết riêng, gây nên được nhiều đồ đệ…” (45).
Như vậy, ngay từ sớm đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đánh giá về Vũ Trọng
3


Phụng nhưng họ chưa đào sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về mặt nội
dung, nghệ thuật những tác phẩm của ông.
Sau 1945, các công trình nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng nở rộ. Đặc biệt,
trong hội nghị “tranh luận văn nghệ” được tổ chức vào tháng 9/1949 ở Việt
Bắc, có rất nhiều ý kiến khẳng định tài năng của Vũ Trọng Phụng trong văn
đàn. Tố Hữu thừa nhận lối viết tả chân của Vũ Trọng Phụng: “Lối hiện thực Vũ
Trọng Phụng chưa phải là hiện thực xã hội chủ nghĩa, Vũ Trọng Phụng không
phải là cách mạng, nhưng cách mạng cám ơn Vũ Trọng Phụng đã vạch rõ cái
thực xấu xa của xã hội ấy”. Nguyễn Đình Thi không ngần ngại ca ngợi Vũ
Trọng Phụng là “tiểu thuyết gia trác việt của văn học Việt Nam”. Vũ Bằng đau
xót khi mất đi một tài năng: “Từ khi anh mất, cái thế ngồi của anh trong làng
văn làng báo chưa có ai thay thế được”. Giai đoạn này, đã có những công trình

đề cập tới cả nội dung và nghệ thuật từng sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Năm
1957, Văn Tâm cho ra đời Vũ Trọng Phụng nhà văn hiện thực gồm 7 chương
với cái nhìn tổng quát ông đã phân tích, lí giải những vấn đề hiện thực, nhân
vật, trào phúng…trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Cuốn sách này chính là
bước đột phá trong cách nhìn về Vũ Trọng Phụng. Cái xu thế đồng thuận về
đánh giá Vũ Trọng Phụng bỗng đổi chiều khi Nguyễn Đình Thi nhốt Vũ Trọng
Phụng với Khái Hưng, Nhất Linh vào chung một rọ: “…chỉ là hai mặt của
cùng một dòng văn học tư sản trước cách mạng. Dòng văn học đó bắt nguồn từ
lối sống mục nát của lớp những người trưởng giả bóc lột hoặc ăn bám bóp hầu
bóp cổ nhân dân lao động”. Sau này, nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung
giải thích: “Nhân văn đề cao Vũ Trọng Phụng và Tự Lực Văn Đoàn, vậy thì Tự
Lực Văn Đoàn, Vũ Trọng Phụng, nhân văn cùng một duộc, cùng chung giai
cấp tính”. Con đường trầm luân, chìm nổi của Vũ Trọng Phụng lại bắt đầu. Tuy
nhiên, cũng có rất nhiều tiếng nói thẳng thắn, có bản lĩnh như Nguyễn Công
Hoan, Nguyên Hồng…bênh vực Vũ Trọng Phụng. Văn nghiệp của tác giả họ
vũ giai đoạn này (1954 – 1975) đầy oan nghiệp.
Và chỉ sau khi thống nhất đất nước, đặc biệt từ sau 1986 cho tới nay, có

4


nhiều bài viết, công trình nghiên cứu lớn nhỏ về tác giả Giông tố như Nguyễn
Đăng Mạnh, Văn Tâm, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Hoành Khung…Tiểu thuyết
của Vũ Trọng Phụng được in lại (Vỡ đê in 1982), dựng phim (Số đỏ năm 1989,
Giông tố năm 1991, Lấy nhau vì tình năm 1992), đưa vào các mục từ trong Từ
điển văn học và giảng dạy trong nhà trường. Đặc biệt, Lại Nguyên Ân, Nguyễn
Hoành Khung, Nguyễn Ngọc Thiện, Hà Công Tài đã có công lớn trong việc
biên soạn và cho ra mắt những tập sách: Vũ Trọng Phụng tài năng và sự thật,
Vũ Trọng Phụng con người và tác phẩm,Vũ trọng Phụng về tác gia và tác
phẩm. Bao nhiêu tâm huyết với tác phẩm và tác giả Vũ Trọng Phụng bấy lâu

nay bị dồn nén thì nay có dịp giãi bày, bộc lộ. Những “phản đề”, những ý kiến
phủ định không còn nữa mà thay vào đó những lời đánh giá, nhận xét chân
thực, khách quan nhất. Vương Trí Nhàn với bài Vũ Trọng Phụng và một lớp
người thành thị, một nền văn chương đô thị đã viết: “Như một giống cây khỏe
trong khi vươn lên mãnh liệt, tài năng Vũ Trọng Phụng vẫn bắt rễ sâu vào cái
khu vực tranh tối tranh sáng là cuộc sống lớp dân nghèo thành thị đã sản sinh ra
ông và ông đã khai thác nó một cách triệt để”. Năm 1997, trong cuốn Văn học
Việt Nam 1900 – 1945 nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung nhận xét về
Giông tố: “Hiện thực phản ánh trong Giông tố khá bề bộn, phong phú và tất cả
đều quay cuồng điên đảo trong một xã hội đầy bất công thối nát, trong đó, nổi
bật lên bộ mặt tàn ác bỉ ổi của tầng lớp tư sản bản xứ phản động đương thời,
mối tai họa khủng khiếp của những con người “nhỏ bé”

(20)

. Hay trong Vũ

Trọng Phụng – Về tác gia và tác phẩm đã tổng hợp gần như đầy đủ các bài viết
phê bình, nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng và những sáng tác của ông từ 1936
tới 2005.
Như vậy, từ nhiều góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu văn học Việt
Nam đã đi sâu khám phá, phản ánh những vấn đề trên nhiều khía cạnh trong
sáng tác và cả con người của Vũ Trọng Phụng. Song phần lớn các công trình
nghiên cứu này chỉ tìm hiểu đề tài, chủ đề, nhân vật, cách xây dựng nhân vật,
5


ngôn từ…trong sáng tác của ông. Dựa trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những
công trình nghiên cứu đi trước, chúng tôi mong muốn được góp phần nhỏ bé
của mình để hoàn thiện việc nghiên cứu “phong cách nghệ thuật Vũ Trọng

Phụng qua tiểu thuyết Giông tố và Số đỏ” nhằm góp phần khẳng định những
đóng góp của Vũ Trọng Phụng đối với văn học hiện thực Việt Nam nửa đầu
thế kỉ XX.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những phương diện chủ yếu thể hiện phong cách Vũ
Trọng Phụng trong tiểu thuyết Giông tố và Số đỏ.
- Khẳng định những đóng góp của Vũ Trọng Phụng đối với văn học
hiện thực Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
4. Đối tượng nghiên cứu
Vũ Trọng Phụng sáng tác nhiều thể loại, nhưng trong đó tiểu thuyết là
thể loại ông thành công hơn cả. Trong khuôn khổ luận văn có hạn, người viết
xin tập trung vào hai tiểu thuyết: Giông tố và Số đỏ. Còn các tác phẩm khác,
chúng tôi chỉ đối sánh để làm rõ vấn đề.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Chỉ ra được những cơ sở hình thành phong cách nghệ thuật của Vũ
Trọng Phụng.
- Làm rõ những đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Vũ Trọng
Phụng: Cái nhìn thế giới và con người của Vũ Trọng Phụng; Hệ thống nhân
vật độc đáo; Những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc; Giọng điệu, ngôn ngữ Vũ
Trọng Phụng trong hai tiểu thuyết Giông tố và Số đỏ.
- Qua đó khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp quan trọng của
Vũ Trọng Phụng đối với văn học hiện thực Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tác phẩm theo đặc trưng thể loại: Khảo sát
6


phân tích các phương diện hình thức có tính nội dung như: Cái nhìn nghệ thuật,
giọng điệu, ngôn ngữ…một cách hệ thống.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích tác phẩm trên hai mặt
nội dung và hình thức để làm sáng rõ phong cách nghệ thuật tác giả trong tiểu
thuyết Giông tố và Số đỏ.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh với các nhà văn cùng thời,
cùng dòng văn học hiện thực như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan
để thấy được nét riêng của Vũ Trọng Phụng.
- Phương pháp hệ thống: Sử dụng phương pháp hệ thống để rút ra cái
nhìn tổng thể, khái quát của Vũ Trọng Phụng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, phần
nội dung sẽ được triển khai gồm 4 chương:
Chương I: Quan niệm về phong cách và cơ sở hình thành phong cách
nghệ thuật Vũ Trọng Phụng
Chương II: Cái nhìn thế giới, con người và hệ thống nhân vật độc đáo
Chương III: Những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc
Chương IV: Giọng điệu và ngôn ngữ Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết
Giông tố và Số đỏ

7


Chương 1
QUAN NIỆM VỀ PHONG CÁCH VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHONG
CÁCH NGHỆ THUẬT VŨ TRỌNG PHỤNG
1.1. Vài nét về khái niệm phong cách
Phong cách là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong nhiều
ngành khoa học. Nó xuất hiện từ rất sớm nhưng cho tới nay, phong cách vẫn
là một khái niệm rộng và đa nghĩa. Nghiên cứu phong cách, ngoài phong cách
tác giả, các nhà nghiên cứu còn nghiên cứu phong cách tác phẩm, phong cách
thể loại…Thuật ngữ phong cách bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ (stylos) và

tiếng Latinh (stylus) để chỉ một chiếc que có một đầu nhọn và một đầu tù, để
viết lên các tấm bảng phủ nến. Sau dần, phong cách trở thành một khái niệm
có tính chất ngôn ngữ chỉ cách dùng từ. Tới thế kỉ XX, phong cách được coi
như một đặc trưng của nghệ thuật.
Nghiên cứu về phong cách phải kể tới các tác giả nước ngoài như:
Khrapchencô, Turbin, Likhavchev…Trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và
sự phát triển của văn học, Khrapchencô cho rằng: “Phong cách là hệ thống
của những hệ thống” (17,167) nó “biểu hiện những đặc điểm của cá tính sáng
tạo của nhà văn, sự hoàn chỉnh của nhận thức nhà văn về cuộc sống, cách
nhìn của nhà văn đối với thế giới” (17,144). Theo ông những yếu tố biểu hiện
phong cách mới chính là những dấu hiệu của bản thân phong cách. Chính
những ý kiến này đã và đang ảnh hưởng rất lớn tới việc nghiên cứu, phê bình
văn học ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, thuật ngữ phong cách nghệ thuật của nhà văn xuất hiện
khá muộn. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, chưa có một công trình
nào đề cập tới phong cách. Từ 1945, nghiên cứu về phong cách nghệ thuật trở
thành vấn đề được giới nghiên cứu quan tâm.
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Phong cách nghệ thuật là một
phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình
8


tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo
trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn
học hay văn học dân tộc” (12, 255-256)
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, tác giả Lại Nguyên Ân cho rằng
phong cách là “những nét chung lớn tương đối bền vững của hệ thống hình
tượng, của các phương thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bản sắc sáng
tạo của một nhà văn, một tác phẩm, một khuynh hướng văn học, một nền văn
học dân tộc nào đó. Khác với các phạm trù khác của thi pháp học, phong cách

có sự thể hiện cụ thể, trực tiếp, những đặc điểm phong cách dường như hiện
diện ở bề ngoài tác phẩm như một sự thống nhất hiển thị và cảm giác được
của các yếu tố chủ yếu thuộc hình thức nghệ thuật. Trong nghĩa rộng, phong
cách là nguyên tắc xuyên suốt kiến trúc tác phẩm có tính chỉnh thể, có giọng
điệu, có màu sắc thống nhất rõ rệt” (2, 254). Như vậy, phong cách của một
nhà văn là cá tính của chủ thể sáng tạo, là dấu ấn riêng của mỗi nhà văn trong
sáng tác của họ. Những nét riêng biệt, độc đáo đó tạo cho nhà văn một chân
dung riêng không lẫn với ai. Điều đó được thể hiện thông qua việc lựa chọn
chất liệu, cách tiếp cận đối tượng, cách xây dựng tác phẩm, các thủ pháp và
phương tiện biểu hiện. Qúa trình sáng tạo đó không đơn thuần là việc lựa
chọn, chắt lọc mà quan trọng hơn là việc tổ chức chúng thành một khối thống
nhất. Phong cách bắt nguồn sâu xa từ hiện thực khách quan, bằng thực tiễn
sống của nhà văn. Nhà văn muốn tạo cho mình một phong cách riêng trước
hết phải có cách cảm nhận thế giới độc đáo, có tư tưởng nghệ thuật đặc biệt.
Và điểm quan trọng nhất làm nên phong cách là cách nhìn. Chính cách nhìn
sẽ chi phối tới giọng điệu, ngôn ngữ, nhân vật…trong sáng tác. Nhà văn
Marcel Proust viết: “đối với nhà văn (...) phong cách không phải là vấn đề kĩ
thuật mà là vấn đề cách nhìn”. Cái nhìn thế giới và con người chính là yếu tố
quan trọng tạo nên phong cách của người nghệ sĩ. Qúa trình mỗi người viết
tạo nên cho mình một phong cách là quá trình đòi hỏi sự sáng tạo, lao động
9


nghệ thuật không ngừng nghỉ. Nhà văn phải dành cả cuộc đời thậm chí cho tới
tận hơi thở cuối cùng cho nghiệp cầm bút mới có thể tạo nên một phong cách,
một dấu ấn riêng mà không nhà văn nào có được.
Tựu trung lại, phong cách là những biểu hiện độc đáo của tài năng sáng
tạo nghệ thuật, có tính thống nhất và tương đối ổn định được lặp đi lặp lại
trong nhiều tác phẩm của nhà văn, thể hiện cái nhìn, sự chiếm lĩnh nghệ thuật
độc đáo của nhà văn đó với thế giới và con người.

1.2. Cơ sở hình thành phong cách Vũ Trọng Phụng
1.2.1. Những tiền đề xã hội, văn hóa
Hoàn cảnh lịch sử xã hội những năm trước Cách mạng cũng là những
tiền đề gián tiếp tạo nên con người cá nhân nhà văn với những đặc điểm riêng
về mặt xã hội, tâm lý. Xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX có nhiều biến đổi
sâu sắc. Những thay đổi này do chính cuộc khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp tạo ra.
• Về chính trị: Thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị chuyên chế, trực

tiếp nắm giữ các chức vụ chủ chốt trọng bộ máy nhà nước từ toàn quyền đến
thống sứ, thống đốc, công sứ…biến giai cấp phong kiến và tư sản mại bản
thành những tay sai đắc lực cho chúng. Chúng thực hiện chính sách “chia để
trị”. Chúng chia nước ta thành ba miền với ba hình thức cai trị khác nhau
nhằm chia rẽ dân tộc ta. Cần bộ máy cai trị trung thành và đắc lực, nên thực
dân Pháp vừa mua chuộc, vừa hạ uy thế, vừa uy hiếp tầng lớp thân sĩ, nho sĩ.
Xã hội Việt Nam giai đoạn này có sự xuất hiện tầng lớp mới. Trước kia, xã
hội gồm bốn tầng lớp: sĩ – nông - công - thương thì tới thời điểm này lại thêm
những ông Phán, ông Thông làm việc cho Pháp, những người dân mất ruộng
lên đô thị làm công nhân hay buôn bán nhỏ. Chính sự “du nhập” dân cư này
đã khiến cho thành thị có đủ mọi hạng người từ lưu manh tới tri thức, từ thấp
hèn tới cao sang song tất cả đều phải quen dần với lối sống đô thị hóa:
“Chúng ta ở nhà Tây, đội mũ Tây, đi giày Tây, mặc áo Tây. Chúng ta dùng
10


đèn điện, đồng hồ, ôtô, xe lửa, xe đạp (…) Nói làm sao cho xiết những điều
thay đổi về vật chất phương Tây đã đưa tới cho chúng ta. Cho đến những nơi
hang cùng, ngõ hẻm, cuộc sống cũng không còn giữ nguyên hình ngày trước.
Nào dầu Tây, diêm Tây, nào vải Tây, chỉ Tây, kim Tây, đinh Tây”(10,165). Tất
cả đều được “Tây hóa” mang một bộ mặt mới.

• Về kinh tế: Chúng thực hiện nhiều kế hoạch nhằm thôn tính nước ta.
Thực dân Pháp cấu kết với địa chủ phong kiến, bóc lột dân ta đến tận xương
tủy. Chúng “độc chiếm thị trường, mua rẻ nông phẩm và bán đắt công nghiệp
phẩm cho nhân dân, độc quyền thương mại”. “Độc quyền các ngành kinh
doanh quan trọng từ khai mỏ, giao thông đến làm muối, nấu rượu. Độc quyền
ngân hàng đầu tư vào các ngành lợi cho việc vơ vét tài nguyên, hàng hóa để
xuất khẩu”.“Lợi dụng quyền thống trị về chính trị, thực dân duy trì bộ máy
quan liêu, cường hào và những luật lệ, chính sách sưu thuế phong kiến để ra
sức chiếm đoạt ruộng đất, tạo ra các vùng sản xuất hàng xuất khẩu (cao su,
cà phê, gạo…) tăng cường bóc lột tô thuế, sưu dịch, làm phá sản nông dân và
thợ thủ công, tạo ra nguồn nhân công rẻ mạt phục vụ cho các công trình xây
dựng, khai thác của chúng (11,10). Tất cả những chính sách đó khiến nền
kinh tế của Việt Nam kiệt quệ, biến nền kinh tế nước ta từ một nền kinh tế độc
lập, tự chủ thành phụ thuộc vào kinh tế Pháp. Chính chế độ thực dân nửa
phong kiến đó đã dẫn tới biến động khủng hoảng kinh tế, vô số người dân
phải chịu cảnh lầm than.
• Về văn hóa: Văn hóa thời kì này được nhiều nhà văn phản ánh trong
sáng tác một cách sâu sắc. Văn hóa phương Tây du nhập vào nước ta cũng
đem lại cho văn hóa, văn học những mặt tích cực không thể phủ nhận. Văn
hóa Pháp tràn vào Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, từ đó chúng ta được tiếp thu
những nền văn minh phương Tây, tiếp thu nền văn học Pháp. Luồng văn hóa
mới thông qua tầng lớp tây học ngày càng thấm sâu vào ý thức của người cầm
bút. Chữ Quốc ngữ dần thay thế cho chữ Hán, chữ Nôm trên nhiều lĩnh vực.
11


Nhu cầu văn hóa của tầng lớp công chúng mới đã làm nảy sinh những hoạt
động kinh doanh văn hóa, làm cho nghề in, nghề báo ngày càng phát triển
mạnh. Tuy nhiên, cũng có nhiều hạn chế, thời kì này, thực dân Pháp không chỉ
dùng chính sách kiểm duyệt và đàn áp sách báo tiến bộ mà chúng còn thực

hiện chính sách ngu dân. Chúng mở nhà tù nhiều hơn trường học. Trong suốt
mấy chục năm thống trị, ngoài chính sách đàn áp và chuyên chế, chúng còn
dùng những khuynh hướng cải lương để đánh lạc hướng, làm nhụt chí hướng
của lớp trẻ Việt Nam. Chúng phát triển những phong trào văn hóa có xu
hướng cải lương: phong trào âu hóa, hội ánh sáng, hội hướng đạo…và những
hoạt động tôn giáo nhằm ru ngủ và đánh lạc hướng thanh niên.
Văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam – một đất nước nông nghiệp,
tạo nên sự thay đổi lớn với sự xuất hiện văn hóa thị dân. Đó là nền văn hóa
vật chất. Các giá trị trong xã hội quy đổi bằng tiền bạc. Con người coi trọng
đồng tiền, họ bất chấp tất cả cốt làm sao để có tiền. Và đồng tiền có một ma
lực rất lớn, con người dần biến chất vì nó, lối sống coi trọng vật chất, đã phá
vỡ các quan hệ luân thường trong xã hội. Chính sự du nhập của văn minh
phương Tây đã dẫn tới những thay đổi trong xã hội, tư tưởng mới hình thành
đối chọi với những tư tưởng truyền thống. Từ lối sống xem trọng vật chất đó
dẫn tới quan hệ giữa người với người trong xã hội không phải dựa trên tình
nghĩa nữa mà dựa trên sự bịp bợm, gian xảo. Việc chạy theo lối sống buông
thả, hưởng lạc, giả dối thể hiện rõ trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Như
trong Bộ răng vàng, Vũ Trọng Phụng đã phản ánh chân thực cái mãnh lực của
đồng tiền khiến cho những người con – những đứa con mất hết tính người báo
hiếu bố mình bằng việc tranh giành của cải. Ở đời thật chẳng ai mong bố
mình “Ông cụ già ngót tám mươi tuổi đầu ấy đã hứa với chúng cái chết của
mình ba tháng nay rồi, mà ba tháng nay, ông cụ cứ nằm lì giữa giường để rên
đấy, ăn đấy, và thi hành mọi việc cần dùng ở đấy…” (27, 32) một người cha
mà phải “hứa” về cái chết của mình để rồi “Đến bây giờ thì ông cụ quả thật
12


chết rồi, nhẹ nợ!..”. Hai tiếng “nhẹ nợ” sao mà nặng nề tới vậy. Vì đồng tiền
mà những đứa con này bất chấp nhân cách của mình để “tính toán” xem sẽ
phải chia của cải như thế nào khi không có di chúc để lại. Liệu rằng những

người con này có nghĩ tới thời gian “ông cụ già” nuôi nấng chúng vất vả như
nào để rồi tới bây giờ mất đi thì nhận lại sự hiếu thảo của các con “xì xào to
nhỏ với nhau, khúc khích với nhau, duy chỉ một mình ông cụ, một cái thây ma
phủ dưới một cái chăn đơn, nằm đờ với ngọn đèn dầu không bằng hạt đỗ”
(27,33). Chính đồng tiền đã làm cho con người lóa mắt. Trong xã hội, thậm
chí trong chính gia đình, người thân đối xử với nhau như người dưng, không
một chút tình người.
• Về văn học: Xã hội thay đổi tạo nên sự thay đổi trong tư tưởng, tâm lí
của con người thì tất yếu dẫn tới cuộc đổi mới trong văn học. Đây cũng là giai
đoạn sôi động trong lịch sử văn học Việt Nam với những cách tân về đội ngũ
sáng tác, đề tài, thể loại, ngôn ngữ, quan niệm văn chương. Quan niệm “Văn
dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí” của văn học trung đại không còn phổ biến như
trước. Thay vào đó, trong xã hội mới, các nhà văn đi sâu phản ánh cái thường
ngày trong cuộc sống với những con người bình thường, với thế giới nội tâm
phong phú, đa dạng: “Người ta muốn nếm trải cái có thật (hay có thể có thật),
chứ không phải được khích lệ bởi những tấm gương trung hiếu, minh họa
bằng đạo nghĩa… Người ta cũng muốn xúc cảm, muốn mở mang như những
con người cá nhân, chứ không phải xúc động như khi chiêm ngưỡng tấm
gương cao cả của các vị thánh xuất chúng” (15, 24 - 25).
Nhà văn trong giai đoạn này có nhiệm vụ khám phá mọi ngóc ngách phức
tạp, những éo le ngang trái trong cuộc đời. Con người không phải thần thánh,
nên cái đẹp, cái xấu cùng tồn tại song song trong mỗi cá thể. Do đó, không thể
nhìn nhận con người đơn tuyến mà phải nhìn theo nhiều chiều, đa tuyến để
khám phá hết cái những mặt tốt, xấu của họ. Văn học phải đi đến những mảng
tối, góc khuất trong tâm hồn con người để diễn tả một cách chân thật nhất.
13


Các sáng tác thời kì này triển khai cả hai loại đề tài: cũ và mới. Còn rất nhiều
tác phẩm hướng về nội dung ca ngợi trung hiếu, tiết nghĩa, theo chuẩn mực

quan niệm cũ. Ngoài ra, cũng có rất nhiều sáng tác viết theo thể nghiệm mới,
họ đi sâu vào những góc khuất, phản ánh những cái xấu xa, những mặt trái
đầy phi lí trong xã hội.
Như vậy, những thay đổi về chính trị, kinh tế, văn hóa ngày càng làm
cho mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giai cấp trở nên sâu sắc. Và điều này
cũng được phản ánh rõ trong văn học. Chính những thay đổi trên đã ảnh
hưởng gián tiếp tới quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhiều nhà văn đương
thời nói chung, Vũ Trọng Phụng nói riêng. Nó là nguồn cảm hứng để nhà
văn hiện thực phơi bày những mặt trái, những bất công trong xã hội thuộc
địa phong kiến.
1.2.2. Cá tính con người
Ngoài khả năng viết văn thiên bẩm thì cá tính con người là yếu tố góp
phần làm nên một cây bút độc đáo Vũ Trọng Phụng.
Vũ Trọng Phụng quê gốc ở làng Hảo, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Ông sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912 tại Hà Nội trong một gia đình nghèo.
Cha là Vũ Văn Lân, làm thợ điện tại xưởng ôtô Ch.Boillot Hà Nội. Mẹ là
Phạm Thị Khách, người làng Hà Đông, sống bằng nghề khâu vá. Ông không
may mắn như nhiều nhà văn cùng thời được sinh trưởng trong gia đình truyền
thống nho học mà sinh ra trong một gia đình nghèo “gia truyền”. Mồ côi cha
từ khi mới 7 tháng tuổi, nhà văn họ Vũ này lớn lên dưới sự yêu thương chăm
sóc của “người mẹ chí từ” và cũng chính nhờ tình yêu thương đó nên đã để lại
trong tâm hồn ông một chút niềm tin tưởng vào sự cao quý tốt đẹp của con
người. Năm 1921, Vũ Trọng Phụng bắt đầu học Pháp văn ở trường Hàng Vôi.
Ngay từ nhỏ, ông đã bộc lộ tình yêu với nghệ thuật, đặc biệt là viết văn.
“Hình như riêng ở phương Đông, cái nghèo cũng là cái trường đúc nên văn
sĩ…thì ra ở cái non nước Đông phương, những người giàu có, không ai lọt
14


vào cổng làng văn. Hoặc có, cũng là một số hú họa. Cái đó không có chi lạ.

Giàu thì cơm no, cật ấm, ruột gan lú lấp, người ta còn chứa học vấn tư tưởng
vào đâu?” – Ngô Tất Tố (39). Lẽ thường, khi gặp những hoàn cảnh khắc nghiệt,
con người rất dễ sa ngã để rồi gục ngã. Nhưng không phải ai cũng vậy, Vũ
Trọng Phụng chính là một điển hình, từ hoàn cảnh đó, ông lại thăng hoa ngay
trong cái nghiệt ngã của hoàn cảnh. Dường như sống trong cảnh nghèo, con
người ta mới cảm nhận hết nỗi khổ, cảm được thấu đáo sự đời, sự bất công
của xã hội. Nếu như nhiều nhà văn hiện thực cùng thời khác lựa chọn đối
tượng để gửi gắm những chất chứa của mình là những người nông dân, những
con người bần cùng thì Vũ Trọng Phụng đã lựa chọn cho mình những “người
nói hộ” lại là những me tây, những thằng ma cà bông, những con sen, thằng ở
hay là những tiểu tư sản, bà đầm. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của nhà
văn rất đa dạng, những tất cả đều nhằm phản ánh bộ mặt lố lăng của thành thị,
nông thôn thời kì “Âu hóa” của xã hội Việt Nam thông qua những con người
lố bịch.
Lúc sinh thời, Vũ Trọng Phụng là một người “bình dị, người khuôn
phép, người của nề nếp”. Đối với mẹ già – ông là người con có hiếu, với vợ ông là người chồng mẫu mực hết lòng yêu thương vợ, với đồng nghiệp – ông
không chỉ là cây bút có tài mà còn là một người sống đàng hoàng tự trọng.
Vậy nên, ông được rất nhiều đồng nghiệp kính trọng.
Sau khi đỗ bằng tiểu học ông không theo học mà đi làm để kiếm sống
vì nhà quá nghèo. Ông làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Làm thư kí nhà Godart
– một hiệu buôn lớn của người Pháp được hai tháng thì bị đuổi. Ít lâu sau, ông
xin được chân đánh chữ cho nhà in Viễn Đông nhưng chỉ được hai năm rồi
cũng bị đuổi. Từ đó, Vũ Trọng Phụng chuyển hẳn sang nghề viết báo. Ông
tham gia viết bài cho nhiều tờ báo như Hà Thành ngọ báo, Nhật Tân, Hải
Phòng tuần báo, Tiểu thuyết thứ năm, Đông Dương tạp chí…Đương thời, ít có
nhà văn nào có cuộc đời long đong, lận đận, suốt đời điêu đứng vì đồng tiền
15


như Vũ Trọng Phụng. Từ tuổi thơ, Vũ Trọng Phụng đã thấm thía được cái

nghèo, cái khổ. Lớn lên ông sống bằng nghề viết văn bạc bẽo khi mà gồng
mình lên viết họa hoằn cũng chỉ đủ tiền nuôi mẹ già, vợ trẻ, con nhỏ trong khi
xung quanh là cái xã hội thành thị đang Âu hóa. Kẻ trí thức rởm, kẻ lọc lõi,
xảo quyệt thì giàu lên nhanh chóng, còn những con người chân chính thì “mạt
kiếp” nghèo. Không chỉ vậy, suốt cuộc đời ông sống ở căn gác hẹp phố hàng
Bạc – xung quanh là một xã hội ăn chơi, trụy lạc, một con phố nổi tiếng Hà
Thành lúc bấy giờ. Với khả năng nắm bắt tinh nhạy của người làm báo, Vũ
Trọng Phụng cảm nhận được sâu sắc sự bất công của xã hội đương thời, từ đó
tạo nên trong ông một thái độ “căm phẫn, uất ức”, ông luôn nhìn thấy sự giả
dối, những bất công, những mánh khóe ở cái xã hội đang ngày một phát triển
này. Trong các sáng tác của mình, ông gọi “cái xã hội chó đểu”, tất cả đều “vô
nghĩa lí” để nhằm diễn tả xã hội nơi ông đang tồn tại.
Tuy nghèo khổ, nhưng Vũ Trọng Phụng lại ít có điều kiện gần gũi với
những con người lao động, nông dân như nhà văn Ngô Tất Tố hay Nam Cao.
Nhân loại xung quanh ông chỉ toàn một màu đen tối. Sinh ra và lớn lên ở
mảnh đất Hà Thành nhộn nhịp, sầm uất, Vũ Trọng Phụng đã chứng kiến biết
bao nhiêu cảnh ăn chơi trụy lạc, đểu cáng, bịp bợm của những ông vua thuốc
lậu, me tây với những tiệm hút, sòng bạc, nhà săm. Ông am hiểu đời sống đô
thị và được đánh giá là “nhà văn đô thị bậc nhất”. Nếu những nhà văn cùng
thời đa phần phản ánh những nỗi thống khổ mà người nông dân phải chịu
đựng trong xã hội phong kiến đương thời thì Vũ Trọng Phụng lại phản ánh lối
sống ăn chơi sa đọa của những kẻ có quyền có tiền, công kích những mặt trái
của xã hội, cái xấu của con người. Ông căm phẫn trước những kẻ có tiền nhờ
sự “đểu giả”, “bịp bợm”, những trò lố, diễn kịch của người đời, đồng thời có
sự cảm thông với những người nghèo, những con người dưới đáy xã hội
nhưng ông cũng không tin vào bản chất tốt đẹp của những con người này.
Ông luôn có một cái nhìn bi quan về con người.
16



Một nhà văn tài năng nhưng đoản mệnh. Cái nghèo, cái xã hội “chó đểu”,
cùng căn bệnh lao đã khiến cho Vũ Trọng Phụng ra đi khi mới 27 tuổi đời. Ông
có lần từng nói với người bạn Vũ Bằng của mình: “Nếu mỗi ngày tôi có một
miếng bít tết để ăn thì đâu phải chết non như thế này”. Cuộc đời thật không công
bằng với một tài năng văn học như ông. Hiện thực đầy mâu thuẫn đã tạo nên một
tư tưởng hoài nghi, khinh bạc cuộc đời của nhà văn và nó cũng chi phối khá rõ
trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng.
1.2.3. Quan niệm nghệ thuật
Mỗi nhà văn khi sáng tác đều có một quan điểm nghệ thuật riêng. Và
đó sẽ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động sáng tác văn chương của họ. Dưới cái
nhìn của Vũ Trọng Phụng, xã hội đương thời chỉ là một “xã hội chó đểu”,
“xã hội vô nghĩa lý”. Luôn phẫn uất trước hiện thực đó, ông quan niệm “văn
chương là một phương tiện đấu tranh của những người cầm bút muốn loại
khỏi xã hội con người những bất công nhen lên trong lòng mỗi người nỗi xót
thương đối với kẻ bị chà đạp lên nhân phẩm, kẻ yếu, kẻ bị đày đọa vào cảnh
ngu tối, bị bóc lột, mỗi ngày kiếm ra đủ bữa ăn tối để nhịn sáng hôm sau. Tôi
sẽ cố gắng nhìn vào những nỗi đau khổ của xã hội, may ra tìm được những
phương thuốc khiến những cái ung đó có thể hàn miệng lên da...” (29,125).
Và để thực hiện được mục đích “văn chương là phương tiện đấu tranh”, ngay
từ những sáng tác đầu tiên, ông đã bộc lộ khuynh hướng tìm đến chủ nghĩa
hiện thực với quan niệm “chỉ tả chân” bộc lộ rất rõ ràng những mặt tối, những
ung nhọt của xã hội, của con người. Ông nhấn mạnh một số khía cạnh mà ông
cho là chủ yếu đối với nhà văn tả chân:
Thứ nhất, các nhà văn hiện thực “chỉ tả sự thực, toàn bộ giống thực”.
Thứ hai, nhà văn tả chân phải là những người từng trải cuộc đời, chú
mục phơi bày những cảnh đời bình dị, những con người bình thường.
Thứ ba, không thể kết án nhà văn khi họ miêu tả những thói xấu của xã
hội, những cái đê tiện của con người. Nhà văn tả chân phải là người dũng
17



cảm đối diện với sự thật cho dù nó tàn nhân, khắc nghiệt, trái với sự mong
đợi của mình. Anh ta khi viết không đổi trắng ra đen, không che đậy hoặc
huyễn hoặc lừa mình, dối người, cũng không cốt làm hại đến luân lý, phong
hóa cần được tôn trọng. Viết trung thực, có sao nói vậy, không thêm bớt, tô
điểm, vẽ vời, tức là tôn trọng người đọc, nêu cao tinh thần khoa học, để có
thể khám phá chân lý cuộc sống. Khuynh hướng tả chân như vậy là phù hợp
với sự phát triển và tiến bộ xã hội, đáp ứng đòi hỏi của người đọc trong một
thế giới văn minh, hiện đại.
Chính những quan niệm này đã chi phối toàn bộ sáng tác của Vũ Trọng
Phụng từ truyện ngắn tới phóng sự, tiểu thuyết. Tiểu thuyết của Vũ Trọng
Phụng đậm màu sắc hiện thực, ông có một khả năng bao quát hiện thực rộng
lớn với những không gian mang tầm vĩ mô và thế giới nhân vật đông đảo (33,
240). Mỗi sáng tác của mình ông đều bộc lộ sự căm ghét của bản thân với xã
hội đồng tiền. Chính nó đã làm đảo lộn mọi thứ chân lí, đạo đức, tính người.
Vì vậy, văn chương của ông thu hút được nhiều độc giả, nhận được nhiều
đánh giá ngợi khen của văn đàn. Phùng Tất Đắc dành cho ông những lời khen
“có những công trình có thể làm phương hướng cho nghệ thuật, góp được tài
liệu cho đời sau khảo sát về buổi này”. Hay nhà thơ Lưu Trọng Lư, và sau
này là Nguyễn Đình Thi, khi bàn về Vũ Trọng Phụng, cũng ví ông với bậc
thầy của chủ nghĩa hiện thực phê phán Balzac: “Vũ Trọng Phụng, đối với thời
đại của Vũ Trọng Phụng cũng giống như Balzac đối với thời đại của Balzac.
Hai văn tài tuy có cách biệt nhưng ở đây người ta cũng thấy một cái giọng
chua chát, bực dọc ấy" (Lưu Trọng Lư), “Vũ Trọng Phụng cũng như Balzac,
chép đúng được thực tại nên có giá trị cách mạng" (Nguyễn Đình Thi).
Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít ý kiến chê bai, lên án văn chương Vũ
Trọng Phụng. Văn đàn nổ ra cuộc tranh luận xung quanh vấn đề “Dâm hay
không dâm” trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Mở màn cho cuộc tranh luận
là bài “Văn chương dâm uế” của Thái Phỉ, chủ bút báo Tin văn, ông e ngại lối
18



viết văn “miêu tả nhồi nhét quá mức cảnh dâm uế vào bất cứ đâu làm cho
người đọc mụ mị hoặc cân não ghê sợ và rung động một cách lệch lạc, bi
kịch về thú tính của con người”. Tiếp theo là Nhất Chi Mai với bài viết: Ý
kiến một người đọc: Dâm hay không dâm? đăng trên báo Ngày nay, số 51 ra
ngày 14/03/1937 cũng lên án văn chương Vũ Trọng Phụng. Với bài viết của
Thái
Phỉ, ông không nhắm trực tiếp vào Vũ Trọng Phụng mà chỉ là hồi chuông
cảnh báo một khuynh hướng văn chương nguy hại tả cái dâm uế một cách quá
táo bạo. Còn Nhất Chi Mai không ngần ngại chỉ trích đích danh Vũ Trọng
Phụng là một nhà văn xã hội kỳ quặc "nhìn thế giới qua cặp kính đen, có
một bộ óc cũng đen và một nguồn văn càng đen nữa". Coi đó là một loại văn
"dơ dáy, bẩn thỉu, nhơ nhớp"…Đáp lại những ý kiến chỉ trích ông và tác
phẩm của ông, Vũ Trọng Phụng đã công khai, bộc lộ trực tiếp quan điểm của
mình về mục đích của lối viết văn tả chân qua bài viết Để đáp lại báo Ngày
nay: Dâm hay là không dâm? Ông dõng dạc tuyên bố “Các ông muốn tiểu
thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi với các nhà văn cùng chí hướng như tôi, muốn
tiểu thuyết là sự thực ở đời (…) Các ông muốn theo thuyết tuy thời, chỉ nói
cái gì mà thiên hạ thích nghe nhất là sự giả dối. Chúng tôi chỉ muốn nói cái
gì đúng sự thật (…) tôi cho nhân loại tiến hóa ở chỗ trọng sự thực, nếu nhà
văn dám nói rõ những vết thương ấy cho mọi người nghe” (Vũ Trọng Phụng,
Để đáp lại lời báo Ngày nay: Dâm hay là không dâm). Ông khẳng định “xã
hội đương thời có những vết thương trầm trọng, thối rữa đến tận xương tủy
như thế thì có gì phải giấu giếm? Phải vạch trần chân tướng xấu xa của nó,
phanh phui những ung nhọt của nó, chỉ ra sự bất công và nỗi thống khổ đang
tràn lan, dày vò con người, từ đó làm dân chúng căm hờn, chi phối những tệ
nạn, bất công mà đấu tranh cho sự công bằng và những điều tốt đẹp! Đó hả
phải là sứ mệnh cao đẹp của văn chương tả thực hay sao?” (42).


19


Qua đó, có thể nói từ những tuyên ngôn trong bài tranh luận, Vũ
Trọng Phụng đã thể hiện khá đầy đủ lập trường, quan niệm sáng tác tiến bộ
của bản thân. Hiện thực cuộc sống tồn tại khách quan. Nhưng phản ánh như
thế nào là do chủ quan của người viết. Vũ Trọng Phụng quan niệm “sự thực”
là yêu cầu cơ bản của nghệ thuật. Ông quan niệm tiểu thuyết là sự thực ở đời.
Nó là tiêu chí mà nhà văn đặt ra cho mình khi sáng tác.
Như vậy, chúng tôi thấy quan niệm văn chương của Vũ Trọng Phụng đi
từ mô tả, phản ánh hiện thực đến nghiền ngẫm, phân tích hiện thực trên cơ sở
những nguyên tắc nhất quán, những hiện thực có sẵn trong đời sống mà
không cần cầu kì, trau chuốt. Chính những quan niệm này sẽ chi phối đến thế
giới nhân vật, giọng điệu trong các tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng.

20


Chương 2
CÁI NHÌN THẾ GIỚI, CON NGƯỜI VÀ HỆ THỐNG NHÂN VẬT
ĐỘC ĐÁO
2.1.Cái nhìn thế giới, con người
Cái nhìn thế giới và con người là yếu tố quan trọng của phong cách
nghệ thuật của nhà văn. Văn học luôn hướng tới việc phản ánh chân thực cuộc
sống, nhưng thế giới nghệ thuật trong tác phẩm là một thế giới chứa đựng cái
nhìn chủ quan của tác giả. Hiện thực cuộc sống luôn được phản ánh độc đáo
trong tác phẩm qua cái nhìn của người nghệ sĩ. Nhà văn người Pháp Marcel
Proust quan niệm “Đối với nhà văn cũng như đối với nhà họa sĩ phong cách
không phải vấn đề kĩ thuật, mà là vấn đề cái nhìn”. Như vậy cái nhìn chi phối
hình thức nghệ thuật của tác phẩm, chi phối phong cách tác giả. Mỗi nhà văn

khi sáng tác đều sử dụng khéo léo những thủ pháp nghệ thuật, ngôn ngữ nhằm
làm nổi bật vấn đề nhưng cùng viết về một đề tài lại có những tác phẩm để
đời, nhưng cũng có những sáng tác chỉ vụt sáng rồi lại trở thành quên lãng. Vì
sao lại có sự khác nhau như vậy? Đó là do cái nhìn của mỗi nhà văn lại có sự
khác nhau, mỗi nhà văn cảm nhận một hiện tượng dưới những góc độ khác
nhau, sự khác nhau đó thể hiện qua cách sử dụng ngôn từ của nhà văn, họ
thâm nhập vào sự vật để phát hiện, đào sâu những đặc điểm của nó. Cuộc
sống muôn màu muôn vẻ, con người cũng có muôn vàn tính cách tốt xấu, tâm
lí khác nhau không phải ai cũng có thể trải nghiệm những cảm xúc đó trên
trang giấy. Và người nghệ sĩ tài hoa phải là người viết được, thể hiện được
đúng cảm xúc, nỗi lòng của nhân vật, của cá nhân, của thời đại qua sáng tác
của mình. Cái nhìn nghệ thuật là nền tảng để người nghệ sĩ làm nên tác phẩm
của riêng mình. Mỗi tác phẩm văn học là sự tổng hợp tầm nhìn, tầm hiểu biết,
cảm nhận thế giới của nhà văn, bộc lộ năng lực của chủ thể. Như cùng viết về
nỗi khổ của con người trong xã hội nửa thực dân, mỗi nhà văn lại có cái nhìn
21


khác nhau về hiện thực, con người. Nam Cao chú ý tới con người là nạn nhân
của xã hội phi nhân tính, chính xã hội đã đẩy họ tới bước đường cùng để rồi
phải tha hóa. Chí Phèo bước ra từ những trang sách của Nam Cao khiến cả xã
hội phải giật mình. Từ một anh thanh niên với mơ ước giản dị “chồng cuốc
mướn cày thuê, vợ dệt vải” nhưng vì thói ghen tuông vô cớ của Bá Kiến đã
khiến cho cuộc đời đó đi vào ngõ cụt. Sau một năm đi tù về, Chí trông chẳng
khác nào một thằng săng đá. Chí tìm tới rượu, rượu là bạn của hắn, hắn đã
cướp đi hạnh phúc của bao gia đình, để rồi chính hạnh phúc của hắn lại bị xã
hội thực dân cướp đi. Hắn muốn làm người nhưng ai cũng coi hắn là con quỷ
dữ. Nguyễn Công Hoan lại nhìn thấy sự phá hoại nhân cách ở tầng lớp quan
lại, giàu có, quyền thế, sử dụng địa vị của mình để chà đạp lên những người
dân thấp cổ bé họng. Trong Đồng hào có ma, tác giả đã miêu tả thật chân thực

chân dung của quan Huyện Hinh “Năm nay ông đã ngoại tứ tuần…ông để râu
cho khác hẳn với lũ huyện trẻ nhãi. Nguyên cái mặt ông nhỏ, mà có lẽ vì ông
béo quá, nên lỗ chân lông căng ra, đến nỗi râu không có chỗ nào lách ra
được …”. Một quan huyện nhưng chuyên “ăn bẩn”. Hắn ti tiện bẩn thỉu vô
cùng khi là một người quan uy nghiêm ngồi chốn công đường nhưng phải
dùng chân giẫm lên đồng hào “Dịch chiếc giày ra một tí bỏ thọt vào túi”. Một
con ma giữa công đường, con ma thực thi pháp luật, phụ mẫu của dân phải
chăng quan lại phong kiến đều là bọn ma quái, tham lam nhũng nhiễu như vậy
sao? Chúng dùng bao phương cách “mưu ma trước quỷ” để bóc lột đến tận
xương tuỷ của nhân dân.
Như vậy, để hình thành nên phong cách nghệ thuật của nhà văn không
thể thiếu cái nhìn. Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học, GS.Trần Đình Sử
khẳng định: “Cái nhìn là một năng lực tinh thần đặc biệt của con người, nó
có thể thâm nhập vào sự vật, phát hiện đặc điểm của nó mà vẫn ở ngoài sự
vật, bảo lưu sự toàn vẹn thẩm mĩ của sự vật, do đó cái nhìn được vận dụng
muôn vẻ trong nghệ thuật” (36,106). Mỗi nhà văn đều có cái nhìn riêng độc
22


×