Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu bào chế dung dịch thuốc tiêm chứa 3 vitamin b1, b6, b12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ LOAN

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ DUNG DỊCH THUỐC
TIÊM CHỨA 3 VITAMIN B1, B6, B12
LUẬN VĂN THẠC SỸ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ LOAN

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ DUNG DỊCH
THUỐC TIÊM CHỨA 3 VITAMIN B1, B6, B12
LUẬN VĂN THẠC SỸ DƢỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ DƯỢC PHẨM VÀ BÀO CHẾ
MÃ SỐ: 607301
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Trần Linh
Nơi thực hiện đề tài:
- Bộ môn bào chế


- Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc
Thời gian thực hiện: từ tháng 9/2010 đến tháng 9/2011

HÀ NỘI – 2011


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS.
Nguyễn Trần Linh, người thầy trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo giúp đỡ
tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô và các kỹ thuật viên Bộ
môn Bào chế đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình làm thực nghiệm tại bộ môn.
Tôi cũng xin cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học và các
phòng ban, các thầy cô giáo và cán bộ nhân viên trường đại học Dược Hà Nội –
những người đã dạy bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại đây
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc, các anh chị em phòng Nghiên cứu
phát triển Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình công tác và hoàn thành khóa cao học này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn ở
bên, chia sẻ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm khóa
luận.
Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2012
Học viên
Lê Thị Loan


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ


1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN

2

1.1. Đại cƣơng về thuốc tiêm và độ ổn định của thuốc tiêm
1.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của dung dịch thuốc tiêm và

2
2

biện pháp nâng cao độ ổn định
1.1.1.1. Yếu tố thuộc về công thức thuốc

3

1.1.1.2. Yếu tố thuộc kỹ thuật bào chế

4

1.1.1.3. Các yếu tố thuộc về điều kiện bảo quản

4

1.2. Tổng quan về vitamin B1, B6, B12

5


1.2.1.Vitamin B1

5

1.2.2.Vitamin B6

6

1.2.3.Cyanocobalamin

8

1.2.4. Chỉ định, cách dùng thuốc tiêm 3B (B1, B6, B12)

10

1.2.5 Phương pháp định lượng các vitamin trong chế phẩm

10

1.2.5.1. Các phương pháp định lượng cyanocobalamin

10

1.2.5.2. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao định lượng vitamin B 12

11

trong chế phẩm chứa polyvitamin
1.2.5.3. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao định lượng đồng thời


13

thiamin hydroclorid và pyridoxin hydroclorid trong chế phẩm
1.2.6. Một số chế phẩm và dạng bào chế
1.3.

Một số nghiên cứu về độ ổn định của chế phẩm chứa 3 vitamin

13
14

B1, B6, B12
1.3.1 Phản ứng thủy phân

15

1.3.2. Phản ứng phân hủy dưới sự tác động của ánh sáng

16

1.3.3. Ảnh hưởng của các vitamin và các nguyên tố vi lượng

16

1.4. Một số nghiên cứu tăng độ ổn định của cyanocobalamin trong

19



chế phẩm chứa hỗn hợp 3 vitamin B1, B6, B12
1.4.1. Một số nghiên cứu nước ngoài

19

1.4.2. Một số nghiên cứu trong nước

20

Phần 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

22

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

22

2.1.1. Nguyên vật liệu

22

2.1.2. Thiết bị nghiên cứu

22

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

23

2.2.1. Nội dung nghiên cứu


23

2.2.2. Phương pháp bào chế thuốc tiêm 3B (B1, B6, B12)

23

2.2.3. Đánh giá tiêu chuẩn chất lượng chế phẩm

25

2.2.3.1. Phương pháp định lượng cyanocobalamin trong dung dịch thuốc
tiêm chứa B1, B6, B12.

25

2.2.3.2.Phương pháp định lượng vitamin B1, B6

27

2.2.4. Phương pháp nghiên cứu độ ổn định của thuốc khi xây dựng công
thức

29

2.2.5. Điều kiện bảo quản chế phẩm

30

2.2.6. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu


30

PHẦN 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

32

3.1. Thẩm định phƣơng pháp định lƣợng

32

3.1.1. Khảo sát tính thích hợp của hệ thống sắc ký

32

3.1.2. Thẩm định quy trình định lượng

33

3.2. Sơ bộ đánh giá một số yếu tố ảnh hƣởng đến độ ổn định của
thuốc tiêm có chứa 3 vitamin B1, B6, B12

36

3.2.1. Ảnh hưởng của chất chống oxy hóa, chất bảo quản

36

3.2.2. Ảnh hưởng của Ph


39

3.2.3. Ảnh hưởng của loại đệm

40

3.3. Tối ƣu hóa công thức thuốc tiêm

41


3.3.1. Thiết kế thí nghiệm

41

3.3.2. Tiến hành thí nghiệm

42

3.3.3. Ảnh hưởng của các biến đầu vào đến các biến đầu ra

43

3.3.4. Lựa chọn công thức tối ưu

48

3.4. Theo dõi độ ổn định của thuốc tiêm pha theo công thức tối ưu

51


BÀN LUẬN

53

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHA

Butyl hydroxy anisol

BHT

Butyl hydroxy toluen

BP

British Pharmacopoeia (dược điển Anh)

CNB12

Cyanocobalamin


VB1

Vitamin B1

VB6

Vitamin B6

CT

Công thức

DĐVN

Dược điển Việt Nam

HPLC

High performance liquid chromatography (sắc ký lỏng hiệu
năng cao)

RSD

Relative standard deviation (độ lệch chuẩn tương đối)

SD

Stardard deviation (độ lệch chuẩn)

USP


The United States Pharmacopeia (dược điển Mỹ)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
1.1. Một số chế phẩm chứa hỗn 3 vitamin B1, B6 , B12 trên thị trường
1.2. Ảnh hưởng của n-butanol đến độ nhạy cảm của cyanocobalamin

Trang
14
20

với ánh sáng.
2.3. Các nguyên liệu sử dụng trong quá trình thực nghiệm

22

3.4. Kết quả kiểm tra tính thích hợp của hệ thống sắc ký

32

3.5. Mối tương quan giữa nồng độ cyanocobalamin và Spic

34

3.6. Bảng kết quả kiểm tra độ lặp lại của phương pháp

35


3.7. Bảng kết quả kiểm tra độ đúng của phương pháp

36

3.8. Bảng công thức pha chế mẫu so sánh ảnh hưởng của n-butanol,

37

phenol, alcol benzylic tới độ ổn định của cyanocobalamin
3.9. Ảnh hưởng của các chất ổn định tới độ ổn định hàm lượng và pH

37

của thuốc tiêm
3.10 Bảng công thức pha mẫu so sánh ảnh hưởng của n-butanol

38

và natri metabisulfit.
3.11. Ảnh hưởng của natri metabisulfit, n-butanol tới độ ổn định

38

của cyanocobalamin.
3.12. Bảng các mẫu khảo sát pH

39

3.13. Ảnh hưởng của pH tới độ ổn định của cyanocobalamin


40

3.14. Ảnh hưởng của hệ đệm tới độ ổn định và pH của cyanocobalamin

40

3.15. Bảng ký hiệu và yêu cầu của các biến đầu vào

41

3.16. Bảng ký hiệu và mức cần đạt được của các biến đầu ra

42

3.17. Bảng thiết kế thí nghiệm.

42

3.18. Kết quả thực nghiệm giá trị các biến đầu ra

42

3.19. Kết quả luyện mạng neuron nhân tạo

43

3.20. Ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc

44


3.21. Bảng công thức tối ưu theo phần mềm tối ưu

48


3.22. Bảng thiết kế thí nghiệm theo công thức tối ưu

49

3.23. Bảng kết quả thực nghiệm của các công thức tối ưu

49

3.24. Bảng kết quả khảo sát ành hưởng của ánh sáng đèn và ánh sáng

50

mặt trời tới độ ổn định của thuốc tiêm pha theo công thức tối ưu
3.25. Bảng kết quả theo dõi độ ổn định của cyanocobalamin trong dung

51

dịch thuốc tiêm
3.26. Bảng kết quả theo dõi độ ổn định của thiamin hydroclorid trong

51

dung dịch thuốc tiêm
3.27. Bảng kết quả theo dõi độ ổn định của pyridoxin hydroclorid trong
dung dịch thuốc tiêm


52

3.27. Bảng kết q


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình

Trang

3.1: Sắc đồ mẫu chuẩn cyanocobalamin

33

3.2: Đường chuẩn biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ và Spic

34 28

3.3: Mặt đáp của ∆ pH theo nồng độ đệm, pH (n-butanol 3%)

44 38

3.4: Mặt đáp của ∆ pH theo nồng độ đệm và n-butanol (ở pH = 4)

45 39

3.5: Mặt đáp của hàm lượng còn lại sau bảo quản 3 tuần ở nhiệt độ
phòng theo n-butanol và nồng độ đệm (pH = 4)


46

3.6: Mặt đáp của hàm lượng còn lại sau bảo quản ở nhiệt độ phòng 3
tuần theo n-butanol và pH (ở nồng độ đệm 0,03)

46

3.7: Mặt đáp của hàm lượng còn lại sau bảo quản 3 tuần ở điều kiện
lão hóa cấp tốc theo nồng độ đệm và pH (n-butanol 5%)

47

3.8: Mặt đáp của hàm lượng còn lại sau bảo quản 3 tuần ở điều kiện
lão hóa cấp tốc theo nồng độ đệm và n-butanol (pH = 4)

47


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nhu cầu bổ sung và sử dụng các vitamin là rất lớn , không chỉ
với mục đích bổ sung hàng ngày mà còn để điều trị một số bệnh. Trong đó các
chế phẩm chứa vitamin B1, B6, B12 hàm lượng cao được sử dụng trong các
chứng đau thần kinh không rõ nguyên nhân, viêm dây thần kinh, đau dây thần
kinh toạ, đau lưng, rối loạn do nghiện rượu lâu ngày. Trên thị trường hiện nay,
các chế phẩm trong nước chứa 3 vitamin này thường ở dạng viên nén, viên nang,
còn dạng thuốc tiêm chủ yếu là nhập ngoại với nhiều tên biệt dược khác nhau.
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, các công ty Dược trong nước đã tiến hành
nghiên cứu để sản xuất các chế phẩm thuốc tiêm này. Nhưng vấn đề lớn gặp phải
với các chế phẩm này là độ ổn định của vitamin B12. Đây chính là nguyên nhân

của một loạt các chế phẩm chứa hỗn hợp 3 vitamin này bị rút số đăng ký do
không đạt hàm lượng ghi trên nhãn. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu cải
thiện độ ổn định của thuốc tiêm chứa 3 vitamin B1, B6, B12 với đề tài:
―Nghiên cứu bào chế dung dịch thuốc tiêm chứa 3 vitamin B1, B6, B12‖ với
các mục tiêu sau:
1. Xây dựng được phương pháp thẩm định cyanocobalamin trong chế
phẩm thuốc tiêm chứa 3 vitamin B1, B6, B12.
2. Khảo sát ảnh hưởng của các chất chống oxy hóa, chất ổn định, hệ đệm,
pH đến độ ổn định của dung dịch thuốc tiêm.
3. Tối ưu hóa công thức thuốc tiêm và theo dõi độ ổn định của dung dịch
pha theo công thức tối ưu.

1


Phần 1: TỔNG QUAN
1.1.

ĐẠI CƢƠNG VỀ THUỐC TIÊM VÀ ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA THUỐC

TIÊM
Thuốc tiêm là những chế phẩm vô khuẩn, có thể là dung dịch, hỗn dịch,
nhũ tương hoặc bột khô khi tiêm mới pha lại thành dung dịch hay hỗn dịch để
tiêm vào cơ thể theo những đường tiêm khác nhau.
Thuốc tiêm được tiêm trực tiếp vào các mô, bỏ qua các hàng rào bảo vệ tự
nhiên của cơ thể như da và niêm mạc, do đó thuốc tiêm phải là những chế phẩm
vô khuẩn, tinh khiết để không gây tai biến cho người dùng thuốc. Vì vậy để pha
chế, sản xuất các chế phẩm thuốc tiêm đạt yêu cầu về chất lượng cần nghiên cứu
xây dựng được công thức tối ưu đảm bảo độ ổn định, hiệu lực và an toàn, trước
hết cần phải có các thông tin khoa học về dược chất, các phản ứng phân hủy

dược chất cũng như các yếu tố ảnh hưởng độ ổn định của thuốc tiêm [1].
1.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của dung dịch thuốc tiêm và biện
pháp nâng cao độ ổn định

Điều kiện bảo quản:
- Nhiệt độ.
- Độ ẩm.
- Ánh sáng.

Độ ổn định vật lý, hóa
học, sinh học của thuốc
tiêm

Kỹ thuật bào chế:
- Sục khí nitrogen.
- Phương pháp tiệt khuẩn.

2

CT thuốc:
- Bản chất dược
chất.
- Dung môi, pH.
- Các chất khác.
- Bao bì.


1.1.1.1. Yếu tố thuộc về công thức thuốc
a. Bản chất của dược chất
Các dược chất khác nhau có tính chất lý hóa học khác nhau, độ bền vững cũng

khác nhau. Do đó tùy từng dược chất cần phải nghiên cứu xây dựng các công
thức và kỹ thuật bào chế đảm bảo độ ổn định, an toàn và hiệu lực điều trị. Một
số biện pháp nâng cao độ ổn định của dược chất [2],[9],[35]:
- Cho thêm các chất tạo phức với dược chất có thể làm tăng độ ổn định như
thêm cafein vào dung dịch nước của benzocain, procain.
- Trong nhiều trường hợp việc dùng các chất diện hoạt làm tăng độ tan của
dược chất, hạn chế quá trình thủy phân do một lượng lớn phân tử dược chất
phân tán trong lòng các micel tạo bởi chất diện hoạt.
- Thay thế nhóm thích hợp trong cấu trúc hóa học của dược chất mà không
làm thay đổi hiệu lực điều trị là một biện pháp làm tăng độ ổn định của dược
chất.
b. Ảnh hưởng của dung môi
Các dược chất dễ thủy phân sẽ dễ bị thủy phân trong dung môi nước đồng
thời dung môi không tinh khiết làm cho các phản ứng phân hủy xảy ra nhanh
hơn. Để hạn chế ảnh hưởng này nên sử dụng dung môi có độ tinh khiết cao, loại
oxy hòa tan trong nước cất pha tiêm trước và trong khi pha chế.
c. pH dung dịch
pH của dung dịch có thể làm tăng các phản ứng phân hủy, ảnh hưởng đến
độ tan, độ ổn định của dược chất và sinh khả dụng của thuốc.pH của dung dịch
một chất sẽ bị ảnh hưởng bởi sự oxy hóa tùy thuộc vào pKa của chất đó. Các
dược chất khác nhau sẽ ổn định trong một dung dịch có pH nằm trong khoảng
thích hợp, ở đó tốc độ phản ứng oxy hóa dược chất thấp nhất. Do đó phải nghiên
cứu chọn pH tối ưu cho độ ổn định của dược chất, lựa chọn chất điều chỉnh pH,
hệ đệm thích hợp chống lại sự oxy hóa và thuỷ phân dược chất.

3


d. Ảnh hưởng của các tá dược
Tùy thuộc từng dược chất cần nghiên cứu sử dụng các tá dược thích hợp

(chất chống oxy hóa, chất hiệp đồng chống oxy hóa, chất bảo quản…) để đảm
bảo độ ổn định của chế phẩm.
e. Ảnh hưởng của bao bì
Bao bì đựng thuốc tiêm luôn tiếp xúc trực tiếp với dược chất, trong quá
trình bảo quản, các thành phần từ bề mặt bao bì có thể khuếch tán vào thuốc,
tương tác với các thành phần có trong thuốc làm ảnh hưởng đến độ ổn định của
thuốc. Do đó trong nghiên cứubào chế phải lựa chọn bao bì tiếp xúc trực tiếp với
thuốc thích hợp, tránh nhả tạp từ bao bì vào thuốc.
1.1.1.2. Yếu tố thuộc kỹ thuật bào chế
Một số yếu tố thuộc kỹ thuật bào chế ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc
tiêm bao gồm: điều kiện pha chế kín hay hở, nhiệt độ và thời gian pha, trình tự
pha, sự sục khí trơ, các thông số của quá trình tiệt khuẩn. Để hạn chế phản ứng
phân hủy dược chất cần tiến hành pha chế nhanh, hạn chế tiếp xúc với không
khí, pha chế kín, hòa tan tá dược trước rồi mới hòa tan dược chất, đóng và hàn
ống trong bầu khí trơ. Khi tiệt khuẩn, tùy loại dược chất mà lựa chọn phương
pháp, nhiệt độ và thời gian thích hợp.
1.1.1.3. Các yếu tố thuộc về điều kiện bảo quản
Các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm… trong quá trình bảo quản có thể xúc
tác cho phản ứng phân hủy dược chất vì vậy các chế phẩm cần được nghiên cứu
điều kiện bảo quản thích hợp để đảm bảo độ ổn định trong suốt thời gian bảo
quản thuốc.

4


1.2. TỔNG QUAN VỀ VITAMIN B1, B6, B12
1.2.1 Vitamin B1
 Công thức hóa học:
Thiamin gồm dẫn chất pyrimidin gắn với dẫn chất thiazol qua nhóm methylen
[4],[9],[14].


H3 C

N

NH2
S

N

HCl

N
OH
C H3

Khối lượng phân tử: 337,27
Tên khoa học: 3-[(4-amino-2-methyl-5-pyrimidinyl)methyl]-5-(2-hydroxyethyl)4-methyl thiazolium hydroclorid (nitrat, acetiamin hydroclorid, benfotiamin...).
 Tính chất lý hóa
- Lý tính:
+ Dạng tinh thể trắng nhỏ hay bột kết tinh, mùi đặc trưng, dễ hút ẩm
(thiamin hydroclorid có thể hút ẩm tới 40% nước); dễ tan trong nước, khó tan
trong alcol, tan trong glycerin, không tan trong cloroform và ether [8], [19], [35].
 Hóa tính:
+ Hấp thụ mạnh bức xạ tử ngoại: do chứa các dị vòng thơm. Có thể ứng
dụng để định tính và định lượng thiamin.
+ Dẫn xuất pyrimidin: do có 3 nguyên tử nitrogen nên mang lại cho thiamin
tính base, 2 nguyên tử nitrogen trong nhân pyrimidin có tính base rất yếu, nhóm
amin thơm có tính base yếu vì vậy chế phẩm dược dụng là thiamin
monohydroclorid hoặc thiamin monohydrobromid.

5


Do có tính base nên tạo tủa với một số thuốc thử chung của alkaloid.
+ Dẫn xuất thiazol: vòng thiazol có chứa nguyên tử nitrogen bậc bốn kém
bền vững trong môi trường kiềm và trung tính vòng bị thủy phân mở vòng và
oxy hóa thành sản phẩm không có hoạt tính vitamin.
+ Nhóm 2- hydroxyethyl: dễ ether hóa hoặc este hóa tạo thiamin palmitat,
thiamin stearat,… đặc biệt là thiamin pyro-phosphat là coenzym của một số
enzym quan trọng trong việc chuyển hóa các hydratcarbon [4].
 Độ ổn định
Thiamin hydroclorid dạng khan có thể hút ẩm rất nhanh khoảng 4% khi
tiếp xúc với không khí. Nguyên liệu nên được bảo quản kín tránh ánh sáng và
bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Dung dịch thiamin hydroclorid ổn định ở pH ≤ 4, hoạt tính giảm rất chậm
nhưng trong môi trường trung tính hoặc kiềm thì bị phân hủy rất nhanh đặc biệt
khi tiếp xúc với không khí. Ổn định nhất trong dung dịch có pH ở 2,6 hay 3,5
[34].
Thiamin chỉ bị phân hủy dưới ánh sáng mặt trời, không ổn định khi có mặt
tác nhân khử như natri bisulfit. Tỷ lệ thiamin phân hủy tăng lên cùng với sự tăng
pH và nhiệt độ. Dung dịch tiêm thiamin hydroclorid nên được bảo quản ở nhiệt
độ phòng tránh nhiệt độ quá thấp và ánh sáng [26].
 Chỉ định
- Phòng và điều trị bệnh Beri-beri.
- Điều trị trị các trường hợp đau nhức dây thần kinh lưng, hông và dây thần
kinh sinh ba (phối hợp với B6 và B12).
- Các trường hợp mệt mỏi, kém ăn, suy dinh dưỡng và rối loạn tiêu hóa
[3],[6].
1.2.2 Vitamin B6
 Công thức hóa học:

Vitamin B6 là hỗn hợp của 3 chất pyridoxin, pyridoxal và pyridoxamin.
Vào trong cơ thể, ba chất này có thể chuyển hóa sang nhau và chủ yếu ở dạng
6


pyridoxal phosphat hoặc pyridoxamin phosphat. Dạng dược dụng là pyridoxin
hydroclorid [4].

Khối lượng phân tử: 205,64
Tên khoa học:
(5-hydroxyl-6-methylpyridin-3,4-diyl)-dimethanol hydroclorid.
 Tính chất lý hóa
- Lý tính:
+ Dạng bột kết tinh trắng, dễ tan trong nước, tan được trong ethanol và
hầu như không tan trong ether và cloroform, nóng chảy ở nhiệt độ từ 204 đến
2080C. Dung dịch 5% trong nước có pH từ 2,4-3,0 [18].
- Hóa tính:
 Nhân pyridin:
 Tính base: Tác dụng với acid tạo muối, chế phẩm dược dụng là
pyridoxin hydroclorid. Ứng dụng tính chất này để định lượng bằng
phương pháp đo acid trong môi trường khan.
 Hấp thụ mạnh bức xạ tử ngoại. Dung dịch chế phẩm 0,001% trong
acid hydrocloric 0,1 mol/l ở vùng sóng từ 250-350 nm có 1 cực đại
hấp thụ ở 288 nm đến 296 nm.
 Nhóm OH phenol:
 Tính acid: tan trong các dung dịch kiềm, tác dụng với Fe3+ tạo màu đỏ
 Tính khử: Vitamin B6 dễ bị oxy hóa bởi tia tử ngoại.
 Dễ tham gia phản ứng thế vào C số 6
 Nhóm methol ở vị trí 5: bị phosphoryl hóa tạo pyridoxal phosphat là
dạng hoạt động trong cơ thể.

7


 Độ ổn định:
- Bị phân hủy từ từ khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, sau 8 giờ tiếp xúc
hàm lượng vitamin B6 có thể giảm 86% [25].
- Pyridoxin hydroclorid và các chế phẩm của nó phải được bao gói kín,
tránh ánh sáng và ở nhiệt độ ≤ 400C, tránh điều kiện băng giá, tránh tiếp xúc ánh
sáng. Nó cũng không bền trong dung dịch có chứa tác nhân oxy hóa, có muối sắt
hay dung dịch kiềm. Dung dịch tiêm có pH trong khoảng 2- 3,8 [32].
 Chỉ định:
- Phòng và điều trị các trường hợp thiếu vitamin B6.
- Phòng và điều trị một số bệnh ở hệ thần kinh do các thuốc khác (như
isoniazid) [5], [8].
1.2.3. Vitamin B12
 Công thức hóa học:
Vitamin B12 gồm 2 phần: phần cobamid gồm 4 nhân pyrol đã hydrogen hóa,
giữa nhân là nguyên tử coban hóa trị 3; các nhân này đã bị thế bởi nhóm
methyl,

acetamid



propionamid.

Phần

nucleotid


gồm

5,6-

dimethylbenzimidazol đã ester hóa bởi acid phosphoric và 2 phần này nối với
nhau qua cầu isopropyl alcol [4].

Công thức phân tử: C63H88CoN14O14P. Khối lượng phân tử: 1355,0.
 Tính chất lý hóa
8




Lý tính:
+ Cyanocobalamin là những tinh thể hay bột kết tinh màu đỏ tối, ít tan
trong nước (1 g trong 80 ml), ít tan trong ethanol, không tan trong aceton.
Dạng khan rất dễ hút ẩm khi để ngoài không khí có thể hút ẩm tới 12%.
Bảo quản trong lọ kín và tránh ánh sáng [28].
+ Hấp thụ mạnh bức xạ tử ngoại và cả bức xạ vùng khả kiến.

 Hóa tính:
+ Do có chứa các nhóm acetamid, propinamid trong phân tử nên rất dễ bị
thủy phân trong môi trường acid, base mạnh.
+ Do có hệ dây nối đôi luân phiên tương đối dài và có màu nên vitamin
B12 hấp thụ mạnh bức xạ tử ngoại và cả bức xạ vùng trông thấy. Có thể áp dụng
tính chất này để định tính và định lượng vitamin B12.
+ Dung dịch trong nước của cyanocobalamin hấp thụ cực đại ở 278, 361,
547-559 nm.
+ Vitamin B12 là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của vi khuẩn nên có

thể dùng phương pháp vi sinh để định lượng. Các loại vi khuẩn được dùng là
Lactobacillus leichmannii, Ochramonas malhamensis, Euglenia gracilis và
Escherichia coli M113-3 [4].
 Độ ổn định:
- Cyanocobalamin không bền với các tác nhân ánh sáng, nhiệt độ, tia tử
ngoại. Phải bảo quản kín, tránh ánh sáng và ở nhiệt độ có kiểm soát.
 Chỉ định
- Thiếu máu ưa sắc hồng cầu to.
- Viêm, đau dây thần kinh
- Dự phòng thiếu máu hoặc tổn thương thần kinh ở người cắt dạ dày, viêm
ruột mạn.
- Ngoài ra còn phối hợp với các vitamin khác khi cơ thể suy nhược, suy dinh
dưỡng, trẻ em chậm lớn, phụ nữ mang thai, cho con bú, nhiễm khuẩn, nhiễm độc
[3], [6].
9


1.2.4. Chỉ định, cách dùng thuốc tiêm 3B (B1, B6, B12)
-Viêm thần kinh, viêm đa thần kinh, viêm đa thần kinh do rượu mãn tính,
viêm thần kinh thị giác, hậu nhãn cầu do thuốc hay độc chất, đau thần kinh tọa,
đau do phong thấp, đau thần kinh cổ cánh tay [7].
- Cách dùng: Tiêm bắp sâu
Hội chứng đau nhức: 1 ống/ngày hoặc 2 ngày một ống.
Nghiện rượu kinh niên: 2 ống/ngày.
1.2.5 Phƣơng pháp định lƣợng các vitamin trong chế phẩm
1.2.5.1.Các phƣơng pháp định lƣợng cyanocobalamin
a. Phương pháp quang phổ
Dựa trên việc phân tích phổ hấp thụ của CNB12 ở vùng UV và ánh sáng
nhìn thấy. CNB12 có 3 đỉnh hấp thụ cực đại là 278; 361; 547-559 nm.
+ Ưu điểm: tiện lợi, đơn giản, nhạy (giới hạn phát hiện là 10-6 – 10-8 g/ml).

+ Hạn chế: sản phẩm phân hủy của cyanocobalamin có phổ hấp thụ không khác
nhiều so với vitamin B12 dẫn đến kết quả định lượng không chính xác.
b. Phương pháp quang phổ xác định CNB12 dựa trên khả năng tạo phức và
muối của CNB12.
Dựa trên khả năng tạo phức của Co2+ tạo hợp chất chelat và muối có màu.
Phương pháp có độ nhạy cao (0,03-28,3 µg của cobalt mỗi ml) và chính xác.
c. Phương pháp vi sinh vật
Sử dụng Lactobacillus leichmanii ATCC -7830 và Escherichia coli 113-3.
Sử dụng E.coli có độ nhạy thấp nhưng đặc hiệu hơn, ít nhạy cảm với yếu tố bên
ngoài. L.leichmanii nhạy cảm hơn nhưng ít đặc hiệu hơn, nó đáp ứng với nhiều
hợp chất tương tự CNB12.
+ Ưu điểm: Độ nhạy cao (giới hạn phát hiện là 10-6-10-9 g/ml)
+ Hạn chế: độ chính xác thấp (10-15%), dài dòng và tốn thời gian.
d. Phương pháp miễn dịch phóng xạ

10


+ Ưu điểm: có độ nhạy cảm cao (10-7-10-10) vì đồng vị phóng xạ cho năng lượng
bức xạ cao và có thể phát hiện được lượng rất nhỏ với những dụng cụ đơn giản.
Đặc hiệu và chính xác.
+ Nhược điểm: phương pháp này rất tốn kém cần có thuốc thử đặc biệt.
e. Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử:
Do có chứa nguyên tử cobalt trong phân tử nên có thể dùng phương pháp
này để định lượng.
+ Ưu điểm: đơn giản và thuận tiện, có độ nhạy cao, có thể xác định được CNB 12
trong chế phẩm thuốc có chứa nhiều thành phần.
+ Nhược điểm: vì phương pháp này xác định tổng lượng cobalt nên không thể
phân biệt CNB12 với các sản phẩm phân hủy của nó [30].
f. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao:

Có thể thấy vì lượng CNB12 (trong các chế phẩm chứa nhiều vitamin ) rất
nhỏ cỡ µg, khi phân hủy cho các dẫn chất của cobalamin có một số đặc tính
tương tự CNB12 vì vậy cần có một phương pháp phân tích có độ nhạy cao, chọn
lọc và chính xác. Do có ưu điểm là có khả năng tách hoạt chất tốt, độ chính xác,
độ nhạy và chọn lọc cao, có thể xác định nhanh riêng lẻ hoặc đồng thời với các
vitamin tan trong nước khác trong chế phẩm hỗn hợp các vitamin vì thế phương
pháp HPLC ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong việc phân tích CNB12 trong
polyvitamin [30].
1.2.5.2. Phƣơng pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao định lƣợng vitamin B12
trong chế phẩm chứa polyvitamin
Ngày nay, phương pháp HPLC định lượng đồng thời các vitamin trong
hỗn hợp nhiều thành phần được sử dụng ngày càng phổ biến do nó cho phép định
lượng đồng thời các vitamin một cách nhanh chóng, chính xác và độ lặp lại cao
[29].
 Dƣợc điển Việt Nam IV: Định lượng vitamin B12 trong viên nén hỗn hợp 3
vitamin B1, B6, B12.
Pha động: Hỗn hợp methanol – nước (35:65).
11


Điều kiện sắc ký:
Cột thép không gỉ (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C18 (5
µm).
Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 550 nm.
Tốc độ dòng: 1,0 ml / phút.
Thể tích tiêm: 20µl
 BP 2012:[16]
Pha động: Hỗn hợp methanol – đệm (19,5 : 80,5).
Đệm là hỗn hợp của acid citric 15g/l và dinatri hydrophosphat
8,1g/l.

Điều kiện sắc ký:
Cột thép không gỉ (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C18 (5
µm).
Bước sóng phát hiện 351 nm.
Tốc độ dòng: 1,5 ml / phút.
Thể tích tiêm: 20µl
 Marszall và cộng sự đã nghiên cứu phƣơng pháp định lƣợng đồng thời
các vitamin B1, B6, B12 nhƣ sau [29]
Pha động: 0,05M natri dihydrophosphate, heptahydrat, 10% methanol
(v/v), 0,018M trimethylamin, chỉnh pH =3,55 bằng dung dịch acid
phosphoric 85%.
Điều kiện sắc ký:
Cột Supelco LC18 (25cm x 4,6 mm x 5µm)
Thể tích tiêm mẫu: 20µl
Giới hạn phát hiện của B1, B6, B12 lần lượt là 9,2; 2,7; 0,08 ng/ml.
Phương pháp này được đánh giá cao do có khoảng định lượng rộng,
độ nhạy cao và độ chính xác lớn (99,6 – 107,2%), độ lệch chuẩn
dưới 4,5%. Phương pháp này được sử dụng để định lượng các
vitamin trong dược phẩm và trong thực phẩm bổ sung.
12


1.2.5.3. Phƣơng pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao định lƣợng đồng thời
thiamin hydroclorid và pyridoxin hydroclorid trong chế phẩm:
 USP 32:
- Pha động:
Dung dịch A: Hòa tan natri 1-hexansulfonat trong acid acetic băng
(1: 100).
Dung dịch B: Methanol: acetonitril (3:2).
Pha động: Dung dịch A : Dung dịch B (60:40). Điều chỉnh pha động

nếu cần.
- Điều kiện sắc ký:
Cột packing L1 (30cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh C (10µm).
Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm
Tốc độ dòng: 1,0 ml/phút
Thể tích tiêm: 10 µl
 Dƣợc điển Việt Nam IV:
- Pha động: Hòa tan 1,40g natri 1-hexansulfonat trong 1000 ml hỗn hợp
nước : methanol : acid acetic băng (73 : 27 : 1). Điều chỉnh pha động nếu
cần.
- Điều kiện sắc ký:
Cột thép không gỉ (25cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (10µm).
Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 280 nm
Tốc độ dòng: 1,0 ml/phút
Thể tích tiêm: 20 µl
1.2.6. Một số chế phẩm và dạng bào chế:
Các dạng bào chế chứa vitamin B1, B6, B12 trên thị trường:
 Ống tiêm dùng để tiêm bắp.
 Viên nén bao phim.
 Viên nang mềm.
 Lọ bột đông khô pha tiêm.
13


Bảng 1.1. Một số chế phẩm chứa hỗn hợp 3 vitamin B1, B6 , B12 trên thị trường
Biệt dƣợc

Neurobion

Hãng sản xuất


Merck

Xuất xứ

Indonesia

5000
Neuritis

Rotexmedica

Injection

GmbH

Đức

Dạng

Tỉ lệ 3 vitamin

bào chế

B1: B6: B12

Dung

100 mg: 100 mg:


dịch

5000 µg (3 ml)

Dung

50 mg: 50 mg:

dịch

500 µg (2 ml)

Đông

50 mg: 250 mg: 5000

khô

µg (5 ml)

Dung

200 mg: 50 mg:

dịch

1 mg

Đông


10 mg: 100 mg: 5 mg

Arzneimittelwerk
Terneurin H

Bristol-Myers

5000

Squibb

Ancopir

Grossmann

Vinrovits

Vinphaco

Mỹ
Thụy Sĩ

Việt Nam

5000
Neutrivit

khô
Công ty dược


Việt Nam

VTY tế Bình

Đông

50 mg: 250 mg: 5000

khô

µg (3 ml)

Định
Ngoài ra các vitamin B1, B6, B12 còn có rất nhiều trong các chế phẩm hỗn
hợp vitamin và khoáng chất đang lưu hành phổ biến trên thị trường.
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA CHẾ PHẨM CHỨA
3 VITAMIN B1, B6, B12
Trong các điều kiện bảo quản khác nhau, sự suy giảm hàm lượng vitamin
B1, B6 là không đáng kể. Nhưng hàm lượng vitamin B12 lại giảm rõ rệt, do vậy
không đạt được hiệu quả điều trị.
Trong nghiên cứu của H. H.Hutchins và cộng sự, với sự có mặt của cả
vitamin B1 và B6, vitamin B12 bị phân hủy hoàn toàn sau 6 tháng ở nhiệt độ
thường và chỉ 1 tuần tại nhiệt độ 450C. Tại 1000C, trong dung dịch hỗn hợp 3
14


vitamin, vitamin B12 bị phá hủy hoàn toàn chỉ sau 4 giờ trong khi chỉ 23,2%
lượng B12 bị phân hủy nếu chỉ có mặt vitamin B6 [22].
Cyanocobalamin không ổn định do đặc tính cấu trúc; dễ dàng bị phân hủy
dưới tác dụng của ánh sáng, tác nhân oxy hóa, tác nhân gây phân hủy và kim loại

nặng.
A.N. Shchavlinskii và cộng sự đã nghiên cứu về độ ổn định của CNB 12,
nguyên nhân và các phương pháp kiểm soát chất lượng của CNB 12 trong các chế
phẩm nhằm đảm bảo độ ổn định CNB12 [30].
1.3.1. Phản ứng thủy phân
Cyanocobalamin bị thủy phân dễ dàng ngay ở điều kiện bảo quản thông
thường. Trong môi trường acid mạnh, cyanocobalamin bị mất hoạt tính do trong
phân tử có nhóm amid: acetamid và propionamid, có liên kết glycosid và liên kết
ether trong nhân nucleotid cũng như liên kết amid bậc 2. Cyanocobalamin ổn
định nhất trong dung dịch tại pH 4-6, pH tối ưu là từ 4-5. Trong môi trường acid
và acid mạnh, ở nhiệt độ phòng, nhóm amid bị thủy phân tạo thành nhóm
carboxyl, trước tiên là thủy phân nhóm acetamid và propionamid. Các nhóm
amid bị thủy phân với tốc độ khác nhau, lớn nhất là nhóm propionamid, acetamid
ổn định hơn và bị thủy phân ở điều kiện khắc nghiệt hơn[30].
Theo nghiên cứu của Abraham Taub và cộng sự thì vitamin B 12 bị phân
hủy 30% ở pH 2,6 và phân hủy tới 90% ở pH 8[32].
Acid monocarboxylic là sản phẩm chính của sự thủy phân CNB 12 . Các
acid có thể được hình thành trong quá trình sản xuất công nghiệp cũng như trong
quá trình bảo quản. Thực tế, các acid monocarboxylic là các chất chống chuyển
hóa và sự có mặt của chúng là bằng chứng của sự phân hủy CNB12. Do đó:
- Phải thiết lập các điều kiện cho sự ỏn định CNB12 để ngăn ngừa sự thủy
phân CNB12 của các dạng bào chế trong sản xuất công nghệ dược phẩm.
- Khi đã chuẩn hóa được dạng bào chế CNB12 ổn định nhất với phản ứng
thủy phân phải kiểm soát được nồng độ acid monocarboxylic trong chế phẩm.

15


×