Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Nghiên cứu phân tích hoạt động kinh doanh của công ty dược phẩm hà tây thông qua một số chỉ tiêu kinh tế từ năm 1996 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22 MB, 139 trang )

BỘ G IÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI








TRẦN THỊ LAN ANH

NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY Dược PHẨM h à t â y
THÔNG QUA MỘT sô' CHỈ TIÊU KINH TÊ'
TỪ Nă M 1996 ĐÊ'n

năm

2000.

Chuyên nghành: T ổ chức quản lý Dược
M ã sô': 03.02.05

lu ậ n v ă n

THAC Sĩ D ư ơ c HOC


Người hướng dẫn khoa học; PGS.TS Lê V iết H ùng

HÀ NỘ I, 2003


MÌ/3^ &xẤM ơ fìl

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: PGS. TS Lê Viết Hùng, Phó Hiệu trưởng
Trường Đại học Dược Hà Nội đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: PGS.TS Nguyễn Thị Thái Hằng, Chủ
nhiệm Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược Trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình chỉ bảo,
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, thực hiện và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: PGS.TS Từ Minh Koóng, Hiệu trưởng
Trường Đại học Dược Hà Nội; PGS.TS Phạm Quang Tùng, Trưởng phóng Đào tạo Sau
Đại học Trường Đại học Dược Hà Nội; đã đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong
quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới: Các thày cô giáo bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược,
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Dược Hà Nội đã động viên
giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi học tập, thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám đốc, Phòng Tài chính Kế toán, phòng Tổ
chức, Phòng Kế hoạch, phòng Kỹ Thuật và các cán bộ Công ty Dược phẩm Hà Tây đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn; đặc biệt tôi xin chân thành cảm
ơn: DS.Lê Văn Lớ - Giám đốc Công ty, DS.Dương Thuý Lan - Phó Giám đốc Công ty,
DS. Phạm Trọng Kiểm - Trưởng phòng Kỹ Thuật.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân, bạn bè, đồng nghiệp và
gia đình đã khích lệ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, thảng 01 năm 2003


DS. Trần Thị Lan Anh


KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT


BYT

; Bộ Y tế

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

CTDP

; Công ty dược phẩm

CTCP

: Công ty cổ phần

DN

: Doanh nhgiệp

DND

: Doanh nghiệp dược


DNDNN

: Doanh nghiệp dược Nhà nước

DNDNW'1'Ư

: Doanh nghiệp dược Nhà nước trung ương

DNDNNĐP

; Doanh nghiệp dược Nhà nước địa phương

DNNN

; Doanh nghiệp Nhà nước

DNTN

: Doanh nghiệp tư nhân

DSĐH

: Dược sĩ đại học

DSTH

: Dược sĩ trung học

DSM


: Doanh số mua

GT

: Giá trị

ơ rrS L

V : Giá trị tổng sản lượng

NTTN

: Nhà thuốc tư nhân

NSLĐ

: Năng suất lao động

SDK

: Số đăng ký

SL

: Số lượng

SSĐG

: So sánh định gốc


TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

^ : Tài sản cố định

TSLĐ

\1 : Tài sản lưu động

r iY T

: Trung tâm y tế

XNDP

: Xí nghiệp dược phẩm


MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1

PHẦN 2: TỔNG QUAN


3

2.1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP.

3

2.1.1. K h ái niệm doanh nghiệp.

3

2.1.1.1. Đ ặc điểm chung của doanh nghiệp.

4

2.1.1.2. Phân loại doanh nghiệp

4

2.1.2. Q uá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

6

2.1.3. M ục tiêu của doanh nghiệp.

6

2.1.4. N hữ ng vấn đ ề kinh t ế cơ bản của doanh nghiệp.

7


2.1.5. Những hình thức cơ cấu tổ chức cơ bản của doanh nghiệp.

9

2.1.6. Văn hoá và m ôi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

10

2.1.6.1. V ăn hoá của doanh nghiệp.

10

2.1.6.2. M ôi trường kinh doanh của doanh nghiệp

11

2.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.

14

2.2.1. K h ái niệm .

14

2 .2 .2 . Ý nghĩa

15

2.2.3. N ội dun g của phán tích hoạt động kỉnh doanh.


16

2.2.4. N hiệm vụ của phân tích hoạt động kỉnh doanh.

17

2.2.5. C ác phương ph áp phân tích hoạt độn g kinh doanh.

19

2.2.5.1. Phương pháp so sánh.

19

2.2.5.2. Phương pháp phân tích nhân tố.

20

2.2.5.3. Phương pháp cân đối.

21

2.2.5.4. Phương pháp tìm xu hướng phát triển của chỉ tiêu.

21

2.2.5.5. Phương pháp phân tích chi tiết.

22



2.2.6. C ác nội dun g phân tích hoạt động kinh doanh.

22

2.2.6.1. Doanh số m ua

22

2 .2 .6 2 . Tình hình sản xuất.

23

2.2.6 .3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm

23

2.2.6.4. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên

23

2.2.6 .5. Năng suất lao động bình quân.

23

2.2.6 .6 . Đ ánh giá hoạt động kinh doanh qua phân tích các

23

báo cáo tài chính.

2.2.6.7. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán.

24

2.2.6 .8 . Các chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận kinh doanh.

24

2.2.Ó.9. M àng lưới phục vụ.

25

2.2.6.10. Chỉ tiêu về chuyên m ôn.

25
26

2.2.7. Chiến lược kinh doanh.
2.2.7.1. Y êu cầu của chiến lược kinh doanh.

26

2.2.7.2. Nội dung cơ bản của chiến lược kinh doanh.

26

2.3. DOANH NGHIỆP NHÀ N ư ớ c VÀ DOANH NGHIỆP D ư ợ c NHÀ N ước.

28


2.3.1. K hái quát chung về DNNN.

28

2.3.2. Doanh nghiệp Dược Nhà nước.

30

2.3.3. M ột vài nét về Tỉnh Hà Tây và Công ty Dược phẩm H à Tây.

37

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN c ứ u

39

3.1. ĐÔÌ TƯỢNG NGHIÊN c ú u .

39

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN c ứ u .

39

3.2.1. C ơ cấu tổ chức của công ty dược phẩm H à

Tây

3.2.1.1.Sơ đồ tổ chức của công ty và chức năng các phòng


39
39

ban, phân xưởng.
3.2.1.2.Nhân lực và cơ cấu nhân lực
3.2.2. Phân tích hoạt động kỉnh doanh.
3.2.2.1. D oanh số m ua

39
39
39


3.2.2.2.Tình hình sản xuất.

39

3.2.2.3.Tình hình tiêu thụ sản phẩm

39

3.2.2.4.T hu nhập bình quân của cán bộ công nhân

40

viên(CBCNV)
3.2.2.5.N ăng suất lao động bình quân.

40


3.2.2.6.Thực hiện nghĩa vụ với N hà nước.

40

3.2.2.7. Đ ánh giá hoạt động kinh doanh qua phân tích các

40

báo cáo tài chính
3.2.2.8. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán.

40

3.2.2.9.Tình hình phân bổ vốn

41

3.2.2.10. Các chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận kinh doanh.

41

3.2.2.11 .Các chỉ tiêu về năng lực hoạt động kinh doanh.

41

3.2.2.12. M àng lưới phục vụ.

42

3.2.2.13. Q iỉ tiêu về chuyên m ôn.


43

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u .

43

3.3.1. Phương ph á p thu thập thông tin.

43

3.3.2. Phương ph á p phân tích.

43

3.3.2.1. Phương pháp so sánh.

43

3.3.2.2. Phương pháp cân đối.

43

3.3.2.3. Phương pháp phân tích nhân tố.

43

3.3.2.4. Phương pháp phân tích chi tiết.

43


3.3.2.5. Phương pháp tìm hướng phát triển của chỉ tiêu.

43

3.3.3. Phương ph áp x ử lý kết quả.

43

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u

44

4.1. Cơ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN L ực.

44

4.1.1. Chức năngị nhiệm vụ của công ty.

44

4.1.2. C ơ cấu tổ chức.

48

4.1.3. C ơ cấu nhân lực.

50



4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.

52

4.2.1. D oanh s ố m ua.

52

4.2.2. Tình hình sản xuất.

56

4.2.2.1.Tổng giá trị hàng tự sản xuất qua các năm .

56

4.2.3. Tinh hình tiêu thụ sản phẩm .

61

4.2.3.1. Tổng doanh thu.

61

4.2.3.2.T ỷ trọng bán buôn/ bán lẻ.

63

4.2.4. Thu nhập bình quán của CBCN V.


65

4.2.5. N ăn g su ất lao độn g bình quán.

66

4.2.6. Thực hiện nghĩa vụ vói N hà nước.

68

4.2.7. P hán tích hoạt động kinh doanh tài chính.

71

4.2.7.1. Báo cáo hoạt động kinh doanh.

71

4.2.7.2. Bảng cân đối k ế toán.

72

4.2.8. Tình hình phân b ổ vốn.

76

4.2.9. C ác c h ỉ tiêu ph ản ánh khả năng thanh toán.

78


4.2.10. C ác c h ỉ tiêu về năng lực hoạt động kinh doanh.

79

4.2.11. C ác c h ỉ tiêu phản ánh lợi nhuận kinh doanh.

81

4.2.12. M àn g lưới phụ c vụ.

82

4.2.13. C ác c h ỉ tiêu về chuyên m ôn.

84

4.3. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.

87

4.3.1. Chính sách m ở rộn g sản xu ất và kỉnh doanh.

87

4.3.2. Chính sách đầu tư m ạnh p h á t triển sản xuất.

88

4.3.3. C hiến lược sản phẩm .


89

4.3.3.1. Chính sách bề rộng danh m ục thuốc.

90

4.3.3.2. N ghiên cứu sản phẩm mới.

92

4.3.3.3. Chính sách áp dụng các m ẫu m ã bao bì sản phẩm

93

đã quen dùng.
4.3.3.4. Đ ăng ký bảo hộ quyền sở hữu.

96


96

4.3.4. C hiến lược giá cả.
s

4.3.4.1. Đ ịnh giá thấp cho những m ặt hàng sản xuất:

97

4.3.4.2. Q iiến lược hớt váng.


98

4.3.5. C hiến lược phân phối.

99

4.3.6. C hiến lược quảng cáo tiếp thị.

102

PHẦN 5: BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN

104

5.1. BÀN LUẬN VỀ BỘ MÁY Tổ CHỨC VÀ NHÂN L ự c CỦA CTDP HÀ TÂY.

104

5.2. BÀN LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.

105

5.3. KIẾN NGHỊ

111

5.3.1. Đ ối với C ôn g ty Dược phẩm H à Tây.

111


5.3.2. K iến n gh ị với các c ơ quan quản lý N h à nước S Ở Y t ế
H à T áy
PHẦN 6 : KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỘT SỐ T ư LIỆU DÙNG TRONG NGHIÊN c ứ u
PHỤ LỤC

114


PHẦNl

ĐẶT VẤN ĐỀ


Cùng với sự chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường,
các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên khi
số lượng các doanh nghiệp tăng lên, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế
toàn cầu và khu vực thì sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt hơn. Do đó
doanh nghiệp nào đổi mới, thích hợp với cơ chế mới, sớm nắm bắt được thời cơ
và vận hội thì doanh nghiệp đó sẽ tồn tại và tiếp tục phát triển.
Hiện nay, các Doanh nghiệp Nhà nước được xem là thành phần chủ đạo,
chiếm hầu hết các lĩnh vực trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân. Tuy cơ chế đã
chuyển đổi được hơn 10 năm, nhưng hoạt động của m ột bộ phận Doanh nghiệp
Nhà nước vẫn còn trì trệ, số Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ vẫn nhiều và nợ khó
đòi ngày càng tăng. Nhược điểm của những Doanh nghiệp này thể hiện qua năng
lực quản lý yếu kém, trình độ công nghệ lạc hậu, tư duy kinh doanh lỗi thời...
Doanh nghiệp Dược N hà nước (DNDNN) là một bộ phận quan trọng cấu thành
ngành Dược Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất, cung ứng

thuốc, phục vụ cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Cùng với sự
phát triển chung của nền kinh tế đất nước, các DNDNN cũng đã có nhiều bước
chuyển biến rõ rệt trong cả khâu sản xuất và kinh doanh.
Công ty Dược phẩm Hà Tây là một trong những Doanh nghiệp Dược địa
phương có sự chuyển mình phù hợp với cơ chế thị trường, được đánh giá cao
trong các Doanh nghiệp Dược Nhà nước hiện nay. Công ty Dược phẩm Hà Tây
được thành lập từ năm 1965 và đến tháng 12 năm 2000, công ty được chuyển đổi
thành Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây, với tên giao dịch là Hataphar. Hoà
nhập với xu thế phát triển chung của ngành Dược trong nước và khu vực, giai
đoạn từ năm 1996 đến năm 2000 Công ty Dược phẩm Hà Tây đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể; công ty đã tiến hành chủ trương đa dạng hoá kinh doanh, kết
hợp sản xuất và kinh doanh, không ngừng đầu tư dây chuyền sản xuất, mở rộng


chức năng kinh doanh bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu. Với mục đích tìm hiểu
hoạt động kinh doanh của Công ty Dược phẩm Hà Tây, chúng tôi tiến hành đề
tài: ‘‘Nghiên cứu và phán tích hoạt động kinh doanh của Công ty Dược phẩm
H à Tây thông qua m ột sô' chỉ tiêu kinh tế từ năm 1996 đến năm 2000*' nhằm
các mục tiêu sau:


Khảo sát đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty Dược phẩm Hà
Tây thông qua một số chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 1996-2000.



Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công
ty, từ đó xác định nguyên nhân.




Nêu lên một số ý kiến đóng góp cho hoạt động kinh doanh của CTDP
Hà Tây nhằm khắc phục những khó khăn hiện tại và phát huy những
tiềm năng để công ty phát triển trong tương lai.


PHẨN 2

TỔNG QUAN
2.1. CÁC VẤN ĐỂ CHUNG VỂ DOANH NGHIỆP

2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp
Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của
quá trình đầu tư, tữ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoăc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi.Trong một xã hội bất kỳ, kinh doanh lành mạnh
luôn là nền tảng của sự phát triển kinh tế, còn các doanh nghiệp là chất xúc tác
tích cực cho những hoạt động kinh doanh hàng ngày [34].
Doanh nghiệp là một trong các chủ thể kinh doanh chủ yếu của xã hội.
Luật Công ty nước ta xác định; " Doanh nghiệp là m ột đơn vị kinh tê được
thành lập đ ể thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh /ờ ỉ”[21].
" Doanh nghiệp là tổ chức kỉnh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở
giao dịch ổn định, được đăng ký kỉnh doanh theo qui định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh. M ỗi doanh
nghiệp có con dấu riêng của m inh”- Luật Doanh nghiệp 1/2000.
Viện thống kê và nghiên cứu kinh tế Pháp ( INSEE) thì cho rằng:Doanh
nghiệp là một tổ chức (tác nhân) mà chức năng của nó là sản xuất ra các của cải vật
chất hoặc các dịch vụ dùng để bán. Doanh nghiệp được khái quát trong sơ đồ sau:

Hỉnh 1: Khái quát vê doanh nghiệp.



Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn (DNNN) hoặc tư
nhân (DNTN), là m ột trong các chủ thể kinh doanh chủ yếu của xã hội, thành
lập, tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc công ích, thực hiện quyền và
nghĩa vụ được điều chỉnh theo “Luật Doanh nghiệp” và Luật pháp Việt Nam
nhằm vào các mục tiêu kinh tế và xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, tất cả các công dân có đủ các điều kiện đều
có thể đăng ký tiến hành kinh doanh bằng cách thành lập và quản lý doanh
nghiệp như ở điều 9, Luật Doanh nghiệp. Sự xuất hiện nhu cầu của xã hội về một
mặt hàng hay một dịch vụ nào đó sẽ kích thích sự ra đời của các cơ sở kinh
doanh mới, cũng như một số cơ sở kinh doanh đã có, nhảy vào cung cấp mặt
hàng hay dịch vụ đó. Tương quan giữa cầu (mức độ tiêu thụ của thị trường về
một loại hàng hoá hay dịch vụ cụ thể) và cung (Mức độ sản xuất ra hàng hoá hay
dịch vụ của cơ sở kinh doanh) sẽ quyết định đến kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp tham gia. Do đó, một đặc điểm nổi bật của kinh doanh trong cơ chế thị
trường là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp tham gia cung cấp cùng
một loại hàng hoá hay dịch vụ như nhau[34].
2.1.1.1. Đặc điểm chung của doanh nghỉệp[21]
- Doanh nghiệp là các tổ chức, các đơn vị được thành lập chủ yếu để tiến
hành các hoạt động kinh doanh.
- Doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh có quy mô đủ lớn( vượt quy
mô của các cá thể, các hộ gia đình...)như hợp tác xã, công ty, xí nghiệp, tập
đoàn...Thuật ngữ doanh nghiệp có tính quy ước để phân biệt với lao động độc
lập hoặc người lao động và hộ gia đình của họ.
- Doanh nghiệp là một tổ chức sống, theo nghĩa nó cũng có vòng đời của
nó từ lúc thực hiện một ý đồ, suy giảm hoặc tăng trưởng các bước thăng trầm
phát triển hoặc bị diệt vong.
2.1.1.2. Phân loại doanh nghiệp
Tuỳ theo hình thức sở hữu, mức độ huy động vốn m à hình thành các loại
hình doanh nghiệp khác nhau. Mỗi nước có những đặc thù riêng, nhưng tựu

chung lại thường phổ biến các loại hình doanh nghiệp sau:


* Theo dạng chủ sở hữu và hình thức, mức độ vốn:
- Doanh nghiệp cá thể: chỉ có một chủ sở hữu, không có tư cách pháp
nhân, thường được coi là một người lao động độc lập, với nguồn vốn từ nguồn
thừa kế gia đình và huy động trong gia tộc, bạn bè, dạng doanh nghiệp này
thường là nhỏ hoặc rất nhỏ và rất ít khi thuê thêm công nhân ngoài gia đình.
- Công ty nhân sự: chủ sở hữu là hai người trở lên và nguồn vốn của
doanh nghiệp là sự hợp thành từ phần góp của những chủ sở hữu này. Đây là
dạng công ty có tư cách pháp nhân và thường có hai dạng: Công ty hợp danh hay
còn gọi là công ty danh nghĩa tập thể, thường được lập ra từ gia đình và Công ty
hợp tư hay còn gọi là công ty hùn vốn đơn giản. Việc thành lập Công ty nhân sự
phụ thuộc rất nhiều vào nhân cách của những người hợp tác.
- Công ty tư bản: Là dạng doanh nghiệp lớn hơn hai dạng trên và đang rất
phổ biến hiện nay. Đây là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân với
nguồn tư bản chủ yếu dựa trên việc tổng hỢp nguồn đóng góp của các thành viên
(đồng thời là chủ sở hữu) và ít quan hệ đến nhân cách của họ. Phổ biến nhất có 3
dạng: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp tác lao động
sản xuất (hay còn gọi là Hợp tác xã sản xuất).
* Theo quy mô thu nhập, doanh nghiệp có 3 loại: quy mô lớn, vừa và nhỏ.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là loại hình phổ biến nhất ở nền kinh tế
nhiều nước. Đó là loại hình m à các nước công nghiệp hoá ưa thích sử dụng để
thâm nhập và đầu tư vào các nước đang phát triển.
* Theo phương thức kinh doanh, các doanh nghiệp được phân thành các
dạng như sau: sản xuất hàng hoá (sản phẩm/dịch vụ), thương mại (mua bán), môi
giới tư vấn tri thức, móc nối giữa các doanh nghiệp...
* Theo ý đồ, thực chất của hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp hoạt
động kinh tế trá hình (tình báo, chính tr ị.. .)•



2.1.2. Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình bao gồm từ việc đầu
tiên là nghiên cứu, xác định nhu cầu thị trường và hàng hoá dịch vụ đến khả năng
đáp ứng nhu cầu thị trường của doanh nghiệp và cuối cùng là việc tổ chức tiêu
thụ hàng hoá và thu tiền về cho doanh nghiệp. Quá trình này bao gồm 3 giai đoạn
chủ yếu:[5]
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường
để quyết định: sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu (với doanh nghiệp sản xuất) và
cần mua hàng hoá gì, m ua bao nhiêu (với doanh nghiệp buôn bán).
- Tổ chức hợp lý hiệu quả việc sản xuất hoặc m ua bán hàng hoá đã chọn
theo nhu cầu của thị trường. Phải chủ động, biết khai thác các tiềm năng sẵn
c ó .. .Vấn đề thời cơ trong kinh doanh phải đặc biệt quan tâm.
- Tổ chức tốt việc bán hàng hoá và thu tiền về cho doanh nghiệp để hoàn
thành quá trình kinh doanh và chuẩn bị ngay quá trình kinh doanh tiếp theo.
2.1.3. Mục tiêu của doanh nghiệp [21]
- M ục tiêu lợi nhuận: Doanh nghiệp cần có lợi nhuận để bù đắp lại chi
phí sản xuất, những rủi ro gặp phải và để tiếp tục phát triển. Nếu không có lợi
nhuận, doanh nghiệp không thể trả công cho người lao động, duy trì việc làm lây
dài của họ, cũng như không thể cung cấp lâu dài hàng hoá, dịch vụ cho khách
hàng và cộng đồng.
- M ục tiêu cung ứng; Doanh nghiệp phải cung ứng hàng hoá hay dịch vụ
để thoả mãn nhu cầu của khách hàng, nói rộng ra là của công chúng, mới xứng
đáng để thu được lợi nhuận. Vì thế mục tiêu này còn là nghĩa vụ của doanh
nghiệp đối với xã hội và nhờ thực hiện mục tiêu này m à doanh nghiệp mới có thể
tồn tại. Do đó, mục tiêu này cũng cần được thay đổi cho phù hợp với nhu cầu và
thị hiếu của công ehúng và tình hình cạnh tranh trên thị trường.
- M ục tiêu phát triển: Trong nền kinh tế đang mở mang thì phát triển là
một dấu hiệu của sự lành mạnh và của sự thành công trong hoạt động kinh



doanh. Do đó sự phát triển của doanh nghiệp cũng có ý nghĩa góp sức vào sự phát
triển lành mạnh của nền kinh tế. Để thực hiện được mục tiêu này, doanh nghiệp
cần tìm cách bổ sung thêm vốn hoặc sử dụng một phần lợi nhuận để đầu tư thêm.
- Trách nhiệm đối với xã hội; Cùng với việc kiếm lời, doanh nghiệp
đồng thời có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của khách hàng, của người cung ứng
đầu vào cho mình và của những người làm công trong doanh nghiệp, nói rộng ra
là quyền lợi của công chúng. Trách nhiệm đối với xã hội còn ở chỗ trong hoạt
động kinh doanh, phải tôn trọng luật pháp và bảo vệ môi trường xung quanh.
Ngoài ra còn cần phải quan tâm đến khuynh hướng tiêu thụ trong các mục tiêu
của mình. K huynh hướng này không trái với quyền lợi của doanh nghiệp, song
nó đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn đảm bảo chất lượng hàng hoá và dịch vụ
bán ra.
2.1.4. Những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp[5].
Muốn phát triển một doanh nghiệp phải giải quyết được ba vấn đề kinh tế
cơ bản: Quyết định sản xuất cái gì, quyết định sản xuất như thế nào và quyết định
sản xuất cho ai.
a)

Quyết định sản xuất cái gì: đòi hỏi phải làm rõ nên sản xuất hàng hoá,

dịch vụ gì với số lượng bao nhiêu, bao giờ thì sản xuất.
Nhu cầu của thị trường về hàng hoá và dịch vụ rất phong phú, đa dạng và
ngày mộl tăng cả về số lượng và chất lượng. Nhưng trên thực tế nhu cầu có khả
năng thanh toán lại thấp hơn, cho nên muốn thoả mãn nhu cầu lớn trong khi khả
năng thanh toán có hạn, xã hội và con người phải lựa chọn từng loại nhu cầu có
lợi nhất cho xã hội, cho người tiêu dùng. Tổng số các nhu cầu có khả năng thanh
toán của xã hội, của người tiêu dùng cho ta biết được nhu cầu có khả năng thanh
toán của thị trường. Nhu cầu này là căn cứ, là xuất phát điểm để định hướng cho
các chính phủ và các nhà kinh doanh quyết định việc sản xuất và cung ứng của

mình. Trên cơ sở nhu cầu của thị trường, các chính phủ và các nhà kinh doanh
tính toán khả năng sản xuất của nền kinh tế, của doanh nghiệp và các chi phí sản


8

xuất tương ứng để lựa chọn và quyết định sản xuất và cung ứng cái mà thị trường
cần để có thể đạt lợi nhuận tối đa.
b) Quyết định sản xuất như th ế nào: do ai và những tài nguyên với hình
thức công nghệ nào, phương pháp sản xuất nào.
Sau khi đã lựa chọn được cần sản xuất cái gì, các chính phủ, các nhà kinh
doanh phải xem xét và lựa chọn việc sản xuất những hàng hoá và dịch vụ đó như
thế nào để sản xuất nhanh và nhiều hàng hoá theo nhu cầu thị trường với chi phí
thấp nhất, cạnh tranh thắng lợi trên thị trường để có lợi nhuận cao nhất. Động cơ
lợi nhuận đã khuyến khích các nhà doanh nghiệp tìm kiếm, lựa chọn các đầu vào
tốt nhất với chi phí thấp nhất, lụa chọn các phương pháp sản xuất có hiệu quả
nhất. Phương pháp đó kết hợp tất cả các đầu vào để sản xuất ra đẩu ra nhanh
nhất, sản xuất được nhiều nhất và chất lượng cao nhất với chi phí thấp nhất. Chất
lượng hàng hoá dịch vụ là vấn đề có ý nghĩa quyết định sống còn trong cạnh
tranh và chiếm lĩnh thị trường, chất lượng cao đảm bảo chữ tín của doanh nghiệp
với bạn hàng, chiếm lĩnh được thị trường và cạnh tranh thắng lợi.
c) Quyết định sản xuất cho ai: đòi hỏi phải xác định rõ ai sẽ được hưởng
và được lợi từ những hàng hoá và dịch vụ của đất nước.
Thị trường quyết định giá cả của các yếu tố sản xuất, do đó thị trường
cũng quyết định thu nhập của các đầu ra - thu nhập về hàng hoá dịch vụ. Thu
nhập của xã hội, của tập thể hay của cá nhân phụ thuộc vào quyền sở hữu và giá
trị của các yếu tố sản xuất, phụ thuộc vào lượng hàng hoá và giá cả của các hàng
hoá dịch vụ. Vấn đề mấu chốt ở đây cần giải quyết là những hàng hoá và dịch vụ
sản xuất phân phối cho ai để vừa có thể kích thích mạnh mẽ sự phát triển kinh tế
có hiệu quả cao, vừa đảm bảo công bằng xã hội. v ề nguyên tắc thì cần đảm bảo

cho mọi người lao động được hưởng và được lợi từ những hàng hoá và dịch vụ
của doanh nghiệp đã tiêu thụ căn cứ vào những cống hiến của họ (cả lao động
sống và lao động vật hoá) đối với quá trình sản xuất ra những hàng hoá và dịch
vụ ấy, đồng thời chú ý thoả đáng đến những vấn đề xã hội đối với con người.


2.1.5. Những hình thức cơ cấu tổ chức cơ bản của doanh nghiệp[17]
*Cơ cấu chức năng: theo cơ cấu này, các hoạt động giống nhau được phân nhóm
thành các phòng ban như: nhân sự, marketing, tài chính, điều hành sản
xuất...Trong các tổ chức dựa nhiều vào sự chuyên môn hoá chức năng có thể
xuất hiện những xu hướng sau:
- Nhấn mạnh tới chất lượng đứng trên quan điểm kỹ thuật.
- Khó thay đổi, đặc biệt nếu thay đổi trong một lĩnh vực chức năng là cần
thiết để hỗ trợ cho các lĩnh vực chức năng khác nhau.
- Khó phối hợp các hoạt động của những lĩnh vực chức năng khác nhau,
đặc biệt là nếu tổ chức phải luôn điều chỉnh với các điều kiện bên ngoài đang
thay đổi.
* Cơ cấu theo sản phẩm , dịch vụ, khách hàng hoặc thị trường: cơ cấu
này phân theo nhóm các cá nhân và nguồn lực theo sản phẩm, dịch vụ, khách
hàng hoặc thị trường. Cơ cấu này thường được sử dụng để đáp ứng các đe doạ và
cơ hội của môi trường.
Nhiều doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn rộng, tiêu thụ sản phẩm ở cả
trong nước và quốc tế thường sử dụng việc phân chia phòng, ban theo lãnh thổ.
Khi doanh nghiệp có những mảng khách hàng khác nhau cần phải đạc biệt quan
tâm, doanh nghiệp sẽ tổ chức cơ cấu theo khách hàng. Trong các doanh nghiệp
dựa vào sự chuyên môn hoá kiểu này có thể diễn ra các xu hướng:
- Nhấn mạnh sự mềm dẻo và sự đáp ứng đối với các nhu cầu của các đơn
vị bên ngoài quan trọng.
- Chậm về chất lượng kỹ thuật của sản phẩm và dịch vụ khi so sánh với
các đối thủ cạnh tranh theo cơ cấu chức năng.

- Khó phối hợp các phân khoa, đặc biệt khi các bộ phận của cơ cấu phải
làm việc chặt chẽ hoặc bán sản phẩm cho nhau.
* Cơ cấu theo khu vực địa lý: cơ cấu này thường được các doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh trong nhiều khu vực thị trường khác nhau áp dụng. Tại mỗi


10

khu vực địa lý, ban lãnh đạo doanh nghiệp giao quyền cho nhà quản trị đứng đầu
bộ phận đảm nhiệm tất cả các chức năng, thay vì phân chia mỗi chức năng cho
một nhà quản trị đảm nhiệm hay tập trung tất cả mọi công việc về văn phòng
trung tâm. M ỗi đơn vị của tổ chức hoạt động tại m ột khu vực thị trường có thể
trực tiếp theo sát mọi biến động và đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu của khách hàng.
* C ơ cấu tổ chức ma trận: Là loại bỏ cơ cấu tổ chức dựa trên những hệ
thống quyền lực và hỗ trợ nhiều chiều. Cơ cấu này tạo ra một giám đốc dự án là
người chịu trách nhiệm phối hợp các hoạt động của các bộ phận và phân chia
quyền lực với cả các nhà quản trị theo chức năng và các nhà quản trị sản phẩm.
Trong một cơ cấu m a trận có hai tuyến quyền lực, tuyến chức năng hoạt động
theo chiều dọc và tuyến sản phẩm hay dự án hoạt động theo chiều ngang.
Cơ cấu tổ chức m a trận được sáng tạo ra nhằm tận dụng những lợi điểm
của cả mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng và mô hình tổ chức theo sản phẩm,
đồng thời tối thiểu hoá những bất lợi của chúng. Cơ cấu này phá vỡ những rào
cản bằng cách cho phép các nhân viên từ các bộ phận chức năng khác nhau đóng
góp những kỹ năng của họ trong việc giải quyết những vấn đề chung của tổ chức.
Do đó làm tăng khả năng sử dụng các nguồn nhân lực và tài chính của doanh
nghiệp nhằm thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Cơ cấu tổ
chức đòi hỏi tính linh hoạt và hợp tác tại tất cả các cấp của tổ chức.
2.1,6. Văn hoá và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.6.1. Văn hoá của doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp là một hệ thống tư duy, hành động của con người

trong doanh nghiệp nhất định đã được nâng lên thành phong cách chung của mỗi
thành viên.
Văn hoá doanh nghiệp là khái niệm mô tả những đặc tính chung, ổn định
của doanh nghiệp, cho phép ta phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp
khác. Văn hoá doanh nghiệp cũng được hiểu là những giá trị chung của một
doanh nghiệp có ảnh hưởng đến cách thức suy nghĩ, hành động của các thành


11

viên trong doanh nghiệp. Nói cách khác văn hoá doanh nghiệp là những giới hạn
trong đó qui định những gì các thành viên của doanh nghiệp được phép hoặc
không được phép làm. Những giới hạn này có thể được thể hiện trong các qui
định, qui chế của doanh nghiệp nhưng cũng có thể là những qui ước bất thành
văn. Nó có thể bao gồm cách thức ra quyết định, mức độ kiểm soát nhân viên
thông qua qui chế, việc sử dụng các hình thức, quan hệ giao tiếp trong doanh
nghiệp, các hoạt động vui chơi giải trí, mức độ chấp nhận đối lập, rủi r o ...
Văn hoá doanh nghiệp tạo ra uy tín, danh tiếng và sức sống cho doanh
nghiệp.
2.1.6.2. M ôi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Một tổ chức không tồn tại biệt lập mà thường xuyên tác động qua lại với
môi trường. Những sự thay đổi từ các yếu tố môi trường xung quanh, có thể tạo
ra những cơ hội, hoặc là nguy cơ đe doạ sự tồn tại và phát triển của nó. Quản trị
một tổ chức, hiệu quả không chỉ đòi hỏi phải giải quyết những vấn đề mang tính
chất nội bộ, như: giá thành, năng suất, chất lượng... m à điều quan trọng hơn là
phải quản trị được các yếu tố tác động từ môi trường. Chính vì lẽ đó, các nhà
quản trị đều cần dành nhiều thời gian để khảo sát và dự đoán xu hướng biến đổi
của môi trường và coi đó như là một công việc đầu tiên, phải tiến hành thường
xuyên trong công tác của mình. Kết quả việc nghiên cứu môi trường sẽ cung cấp
cho các nhà quản trị những dữ liệu quan trọng, làm cơ sở cho việc thực hiện các

chức năng trong quản trị từ việc hoạch định đến khả năng tổ chức, điều khiển và
kiểm soát [21].
* Khái niệm: Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tập hợp các lực
lượng bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến khă năng tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp có các đặc điểm sau:
- Tồn tại một cách khách quan, không có một doanh nghiệp nào không
tồn tại trong một môi trường kinh doanh nhất định.


12

- Có tính tổng thể, bao gồm nhiều yếu tố cấu thành có quan hệ qua lại
ràng buộc lẫn nhau và thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế xã hội.
- Môi trường kinh doanh và các yếu tố cấu thành luôn vận động và biến
đổi. Sự vận động và biến đổi của các yếu tố môi trường chịu sự tác động của qui
luật vận động nội tại của nền kinh tế và của từng yếu tố cấu thành môi trường
kinh doanh theo hướng ngày càng phát triển và hoàn thiện.
- Là một hệ thống mở, nó có quan hệ và chịu sự tác động của môi trường
kinh doanh rộng lớn hơn - môi trường kinh doanh của cả nước và quốc tế.
* Phân loại: Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp rất đa dạng và
phong phú, để kiểm soát được môi trường, cần thiết phải phân tích đánh giá từng
lực lượng để phục vụ cho mục tiêu của doanh nghiệp.
a) Nếu căn cứ vào nội dung thì môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
bao gồm các môi trường bộ phận: môi trường kinh tế, kỹ thuật, luật pháp và thể
chế, chính trị, văn hoá, xã hội, tự nhiên và sinh thái.
b) Nếu căn cứ vào phạm vi xem xét, gồm có: môi trường bên ngoài hoặc
môi trường nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp (môi trường vi mô và môi
trường vĩ mô):
+ Môi trường vĩ mô: Nó thường gồm các yếu tố thể chế có tác động ảnh

hưởng chung đến các doanh nghiệp khác nhau. Các yếu tố môi trường này
thường bao gồm: các điều kiện về kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội, tự nhiên và
công nghệ.
+ Môi trường vi mô: (hay còn gọi là môi trường đặc thù hoặc môi trường
tác nghiệp). Đây là môi trường gồm các yếu tố, thể chế có ảnh hưởng đến một số
ngành hoặc một số doanh nghiệp nhất định. Các yếu tố môi trường này thường
bao gồm: khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, những người cung cấp, các nhóm
áp lực. Khi xác định môi trường vi mô của một doanh nghiệp cần phải căn cứ
vào: ngành nghề kinh doanh, thị trường mục tiêu của mỗi doanh nghiệp; sự thay
đổi một trong hai yếu tố này sẽ làm thay đổi môi trường vi mô của doanh nghiệp.


13

Môi trường nội bộ doanh nghiệp bao gồm các yếu tố và hệ thống bên
trong của doanh nghiệp như nguồn nhân lực, tài chính, nghiên cứu và phát triển,
marketing, nề nếp tổ chức chung.
Môi trường nội bộ doanh nghiệp bao hàm các nguồn lực nội bộ của doanh
nghiệp. Môi trường nội bộ doanh nghiệp phải gắn bó, hoà nhập với môi trường
bên ngoài [17].
Các loại môi trường trên có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại, tạo cơ
sở và tiền đề lẫn nhau. Sự thay đổi môi trường vĩ mô có tác động ảnh hưởng đến
môi trường vi mô và môi trường nội bộ. Ngược lại, sự thay đổi của môi trường
nội bộ và môi trường vi mô, xét cho cùng sẽ dẫn đến sự thay đổi của môi trường
vĩ mô.
Các loại môi trường phân loại theo các tiêu thức có thể khái quát theo sơ đồ:

MÒI TRƯỜNG VĨ MÔ
1.
2.

3.
4.
5.

Các
Các
Các
Các
Các

yếu
yếu
yếu
yêu
yếu

tố kinh tế
tố chính phủ và chính trị
tố xã hội
tố tự nhiên
tố công nghệ

MÔI TRƯỜNG VI MÒ TÁC NGHIỆP
1. Các đối thủ cạnh tranh
2. Khách hàng
3. Những người cung cấp
4. Các nhóm áp lực
MỎI TRƯỜNG NỘI BỘ
1.
2.

3.
4.
5.
6.

Nguồn nhân lực
Khả năng nghiên CÚ0J phát triển
Sản xuất
Tài chính, kế toán
Marketing
Văn hoá của tổ chức

H ình 2: Các loại m ôi trường tác động đến doanh nghiệp


14

2.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

2.2.1. Khái niệm
Phân tích hoạt động kinh doanh mang nhiều tính chất khác nhau và phụ
thuộc vào đối tượng cũng như các giải pháp quản lý m à ta áp dụng. Có nhiều loại
hình phân tích kinh tế nhưng chúng đều có một cơ sở chung và phụ thuộc vào đối
tượng phân tích. Các phương pháp phân tích kinh tế quốc dân, phân tích lãnh
th ổ ... được nghiên cứu ở các môn học khác, phân tích kinh tế của ngành, xí
nghiệp, công ty ... được coi là môn khoa học riêng và được giảng dạy trong các
trường đại học, thường được gọi là phân tích hoạt động kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn
bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất
lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ

sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh ở doanh nghiệp.
Trước đây trong điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản với qui mô nhỏ,
yêu cầu thông tin cho nhà quản trị chưa nhiều và chưa phức tạp, công việc phân
tích cũng được tiến hành giản đơn, có thể thấy ngay trong công tác hạch toán.
Khi sản xuất kinh doanh càng phát triển, thì nhu cầu đòi hỏi thông tin cho nhà
quản trị càng nhiều, đa dạng và phức tạp. Phân tích hoạt động kinh doanh hình
thành và phát triển như một môn khoa học độc lập để đáp ứng nhu cầu thông tin
cho các nhà quản trị.
Người ta phân biệt phân tích, như là một hoạt động ihực tiễn, vì phân tích
hoạt động kinh doanh luôn đi trước quyết địng và là cơ sở cho việc ra quyết định
kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh như là một ngành khoa học, nó
nghiên cứu các các phương pháp phân tích có hệ thống và tìm ra những giải pháp
áp dụng chúng ở mỗi doanh nghiệp.
Như vậy phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức và cải
tạo hoạt động kinh doanh, m ột cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều


15

kiện cụ th ể và với yêu cầu của các quy luật kinh t ế khách quan, nhằm đem lại
hiệu quả kỉnh doanh cao hơn [12],[18].
2.2.2. Ý nghĩa
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng
tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh, mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý
trong kinh doanh.
Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau như
thế nào đi nữa, cũng còn những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa đựơc phát hiện,
chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện được, và khai thác
chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua phân tích doanh nghiệp

mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải
pháp cụ thể để cải tiến quản lý.
- Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn
nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh
nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn
mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định
kinh doanh[38].
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức
năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp.
- Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc
ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra,
đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa
rủi ro.
Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra, doanh
nghiệp phải biết tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời
dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra chiến lược kinh


16

doanh cho phù hợp. Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp
về tài chính, lao động, vật tư ... doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các
điều kiện tác động ở bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh
tranh...T rên cơ sở phân tích trên, doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xảy ra
và có kế hoạch phòng ngừa trước khi xảy ra.
- Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà
quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài
khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân

tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay...
với doanh nghiệp nữa hay không?[12],[37],[32].
2.2.3. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin để điều
hành hoạt động kinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp (và đồng thời
cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng bên ngoài khác nữa). Những thông
tin này thường không có sẵn trong các báo cáo kế toán tài chính hoặc trong bất
cứ tài liệu nào của doanh nghiệp. Để có những thông tin này người ta phải thông
qua quá trình phân tích.
Với tư cách là môn khoa học, độc lập, Phân tích hoạt động kinh doanh có
đối tượng riêng. Trong phạm vi nghiên cứu của mình nó là một hoạt động kinh
doanh và đồng thời cũng là một hiện tượng xã hội đặc biệt.
Nội dung của Phân tích hoạt động kinh doanh là đánh giá quá

Trìn h

hướng

đến kết quả hoạt động kinh doanh, với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và
được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế.
Phân tích là đánh giá quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh,
kết quả hoạt động kinh doanh có thể là kết quả kinh doanh đã đạt được hoặc kết
quả của các mục tiêu trong tương lai cần phảỉ đạt được, và như vậy kết quả hoạt
động kinh doanh thuộc đối tượng của phân tích. Kết quả hoạt động kinh doanh
bao gồm tổng hợp của cả quá trình hình thành, do đó kết quả phải là riêng biệt và
trong từng thời gian nhất định, chứ không thể là kết quả chung chung. Các kết


17


quả hoạt động kinh doanh, nhất là hoạt động theo cơ chế thị trường cần phải
định hướng theo mục tiêu dự toán. Quá trình định hướng hoạt động kinh doanh
được định lượng cụ thể thành các chỉ tiêu kinh tế và phân tích cần hướng đến các
kết quả của các chỉ tiêu để đánh giá.
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động
của kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế m à còn đi sau xem xét các
nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự biến động của chỉ tiêu. Nhân tố là những yếu
tố tác động đến chỉ tiêu, tuỳ theo mức độ biểu hiện và mối quan hệ với chỉ tiêu,
mà nhân tố tác động theo chiều hướng thuận hoặc nghịch đến chỉ tiêu.
Quá trình phân tích hoạt động kinh doanh cần định lượng tất cả các chỉ
tiêu là biểu hiện kết dủa hoạt động kinh doanh (đối tượng của phân tích) và các
nhân tố ở những trị số xác định cùng với độ biến động xác định.
Vậy muốn phân tích hoạt động kinh doanh trước hết phải xây dựng hệ
thống các chỉ tiêu kinh tế, cùng với việc xác định mối quan hệ phụ thuộc của các
nhân tố tác động đến chỉ tiêu. Xây dựng mối liên hệ giữa các chỉ tiêu khác nhau
để phản ánh được tính phức tạp đa dạng của nội dung phân tích [12].
2.2.4. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh[12],[18]
* Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động thông qua các ch ỉ tiêu kinh tế
đ ã xây dựng.
Nhiệm vụ trước tiên của phân tích là đánh giá và kiểm tra khái quát giữa
kết quả đạt được so với các mục tiêu kế hoạch, dự toán, định m ứ c.. .đã đặt ra để
khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu xây dựng, trên một số mặt chủ
yếu của quá trình hoạt động kinh doanh.
Ngoài quá trình đánh giá trên phân tích cần xem xét đánh giá tình hình
chấp hành các qui định, các thể lệ thanh toán, trên cơ sở tôn trọng pháp luật của
nhà nước đã ban hành và luật trong kinh doanh quốc tế. Thông qua quá trình
kiểm tra, đáíĩh &íặ>j^ười ta có được cơ sở là cơ sở định hướng để nghiên cứu sâu
hơn ở/các bước sau 'ntóm làm rõ các vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm.



×