Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đánh giá tình hình sử dụng thuốc sốt rét theo phác đồ của bộ y tế ở khu vực miền tây nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.85 MB, 96 trang )

BJ

'
B ộ• G IÁ O D Ụ• C V À Đ À O T Ạ• O

_ " " "


B ộ Y TÉ

T R Ư Ờ N G Đ Ạ• I H Ọ
C DƯỢ
C HÀ NỘ
I




H O À N G V Ă N DŨNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH s ử DỤNG THUỐC SỐT RÉT
THEO PHÁC Đ ồ CỦA B ộ Y TẾ
ở KHU

Vực M Iề N TÂY NGHỆ AN

Giai đoạn: 07/20003 12/2006
-

Chuyên ngành: Dược lý - Dược lâm sàng
Mã số: 60.73.05



L U Ậ• N V Ă N T H Ạ•C s ĩ D Ư Ợ•C H Ọ•C

N g ư ờ i hư ớng dẫn khoa h ọ c :

1. T S . T r ư ơ n g V ă n N h ư
2. T S . N g u y ễn X u â n T r ư ờ n g

H À N Ộ I - 2007

ỉ*l]


L ời cảm ơn!

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
TS. Trương Văn Như, Phó trưởng khoa nghiên cứu và điều trị sốt rét, Quyền trưởng
phòng đào tạo, Viện sốt rét - Kỷ sinh trùng - Côn trùng Trung ương.
TS. Nguyễn Xuân Trường Bộ môn Dược lý Trường Đại học Dược Hà Nội
Là những thầy cô giáo đã hết lòng tận tụy giúp đỡ chỉ bảo tôi trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, các khoa
phòng, các thầy cô giáo Trường Đại học Dược đã tận tình giảng dạy tạo mọi điều
kiện cho tôi trong thời gian học tập tại trường.
Tôi xỉn bày tỏ lòng biết ơn tới: Trung tâm phòng chống sốt rét - Ký sinh trùng Côn trùng Nghệ An;Các Bệnh viện đa khoa Huyện nghĩa Đàn, Huyện Quỳ Hợp,
Huyện Quỳ Châu; Trung tâm Y tế dự phòng Huyện Nghĩa Đàn, Huyện Quỳ Hợp,
Huyện Quỳ Châu; Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện, hoàn thành luận văn này.
Tôi cảm ơn tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp luôn co vũ, động viên giúp đỡ tôi trong
thời gian học tập và thực hiện luận văn.


Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2007

Học viên

Hoàng Văn Dũng


MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIế T TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Đ Ặ T V Ấ N Đ ề ............................................................................................................... 1
C hương 1: TỔ NG Q U A N ..........................................................................................3
1.1.

Sơ lược về tình hình sốt rét, các chươ ng trình tiêu diệt,
phòng chống bệnh sốt rét trên thế giới và ở Việt N a m ........................3
1.1.1. Tỉnh hình sốt rét, các chương trình tiêu diệt
và phòng chống bệnh sốt rét trên thế g iớ i............................................... 3
1.1.2. Tình hình sốt rét và các chương trình tiêu diệt,
phòng chống sốt rét ở Việt N a m ................................................................8

1.2.

Sơ lược về hệ thống Y tế và tình hình sốt rét ở N ghệ A n .....................13
1.2.1. Đặc điểm địa l ý ........................................................................................13
1.2.2. Hệ thống Y tế Nghệ A n ...........................................................................13

1.2.3. Tình hình sốt rét ở Nghệ An................................................................... 14

1.3.

Sơ lược về bệnh sốt r é t .................................................................................... 16
1.3.1. Mầm bệnh................................................................................................. 17
1.3.2. Muỗi sốt rét: trung gian truyền bện h .....................................................18
1.3.3. Cơ thể cảm thụ......................................................................................... 19

1.4.

Chẩn đoán bệnh sốt r é t.................................................................................20
1.4.1. Định nghĩa ca b ệnh................................................................................. 20
1.4.2. Chẩn đoán sốt rét thường........................................................................20
1.4.3. Chẩn đoán sốt rét ác tín h ........................................................................ 21

1.5.

Điều tri• bênh
sốt r é t......................................................................................... 22

1.5.1. Phân tuyến điều trị................................................................................... 22


1.5.2. Điều trị sốt rét thường..............................................................................23
1.5.3. Điều trị sốt rét ác tín h ..............................................................................23
1.5.4. Điều trị SRAT ở phụ nữ mang th a i....................................................... 24
1.6. T huốc điều trị sốt r é t .......................................................................................25
1.6.1. Phân loại thuốc sốt r é t .............................................................................25
1.6.2. Thuốc sốt rét thiết y ế u ............................................................................ 26

1.6.3. Sự kháng thuốc của KSTSR...................................................................26
Chương 2: Đ ố I TƯ Ợ N G VÀ PH Ư Ơ NG PH ÁP N G H IÊN c ứ u ..............29
2.1. Đ ối tượng nghiên c ứ u ..................................................................................... 29
2.1.1. Đối tượng khảo sát kiến thức: sử dụng thuốc sốt rét,
chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét ......................................................... 29
2.1.2. Bệnh án điều trị bệnh nhân sốt rét lưu tại bệnh viện và
phòng khám đa khoa khu vực.................................................................29
2.2. Đ ịa điểm và thòi gian nghiên c ứ u ...............................................................29
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu................................................................................29
2.2.2. Thời gian nghiên cứu...............................................................................30
2.3. Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệ u ................................................. 30
2.3.1. Thiết kế nghiên c ứ u .................................................................................30
2.3.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn m ẫu................................................................30
2.3.3. Thu thập dữ liệu và đánh giá kết quả..................................................... 33
2.3.4. Tiêu chuẩn và các nội dung đánh g iá ....................................................34
2.3.5. Một số khái niệm và quy ước sử dụng trong nghiên cứ u ................... 34
2.3.6. Xử lý số liệ u .............................................................................................36
Chương 3: K ế T Q UẢ N G H IÊ N c ứ u V À BÀ N L U Ậ N ............................. 37
3.1. K ết quả nghiên c ứ u ..........................................................................................37
3.1.1. Khảo sát thực trạng kiến thức vềchẩn đoán, điều trị sốt rét của cán bộ
y t ế ............................................................................................................. 37
3.1.2. Đánh giá thực hành sử dụng thuốc điều trị bệnh sốt rét qua bệnh án
hồi c ứ u .......................................................................................................42


3.2.

B àn lu ận ................................................................................................................. 66
3.2.1. Kiến thức của CBYT về chẩn đoán, điều trị, sử dụng thuốc sốt r é t..67
3.2.2. Đánh giá thực hành sử dụng thuốc sốt rét của bác sỹ điều trị

qua bệnh án hồi cứu................................................................................... 70

C hương 4: K Ế T L U Ậ N V À Đ ề X U Ấ T ............................................................. 75
4.1.

K ết luậ n ................................................................................................................. 75
4.1.1. Kiến thức chẩn đoán, điều trị và sử dụng thuốc sốt rét của
CBYT........................................................................................................... 75
4.1.2. Thực hành của cán bộ y-bác sỹ điều trị tuyến bệnh viện huyện khu vực
miền tây Nghệ A n ...................................................................................... 75

4.2.

Đề x u ấ t................................................................................................................... 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


BA

Bệnh án

BN

Bệnh nhân

BNSR

Bệnh nhân sốt rét


BNSRAT

Bệnh nhân sốt rét ác tính

BV

Bệnh viện

BVTW

Bệnh viện trung ương

CBYT

Cán bộ Y tế

CCTT

Cung cấp thông tin

DDT

Dichloro-Diphenyl-Trichloroethane

YT

Y tế

KST


Ký sinh trùng

KSTSR

Ký sinh trùng sốt rét



Nghĩa Đàn

PCSR

Phòng chống sốt rét

QC

Quỳ Châu

QH

Quỳ Họp

SR

Sốt rét

SRAT

Sốt rét ác tính


SRLS

Sốt rét lâm sàng

TTSR

Thanh toán sốt rét

TW

Trung ương

WHO

World Health Organization


Diễn biến sốt rét từ năm 2000 đến 2006.......................

..9

Diễn biến BNSR từ 1991 - 2007 tại Nghệ A n ..............

15

Diễn biến BNSR của 3 huyện từ 2002 - 2007..............

16


Phân tuyến điều t r ị..........................................................

22

Lựa chọn thuốc sốt rét theo nhóm bệnh nhân
và chủng loại KSTSR......................................................

23

Thuốc điều trị sốt ré t.......................................................

26

Thuốc uống phòng sốt r é t ...............................................

26

Trình độ chuyên môn CBYT được phỏng v ấ n ............

37

Kết quả khảo sát CBYT tập huấn và nhu cầu
cung cấp thông tin S R .....................................................

38

CBYT trả lời sai chẩn đoán sốt rét.................................

39


CBYT trả lời sai về điều trị sốt rét.................................

40

CBYT trả lời sai về sử dụng thuốc sốt rét......................

41

Phân loại bệnh án tại khu vực nghiên cứ u ....................

43

Chủng loại KST trong bệnh án hồi c ứ u .........................

44

Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới tín h .....................

45

Cơ cấu bệnh nhân theo dân tộ c .......................................

46

Kết quả khảo sát nghề nghiệp liên quan đến sốt rét.....

47

Tỉ lệ bệnh nhân SRLS được điều trị đúng, sai phác đồ


49

Lựa chọn sai chủng loại, sai liều thuốc cho S R L S ......

49

Các thuốc lựa chọn s a i.....................................................

50

Các thuốc sử dụng sai liều cho SRLS............................

50

Dùng thuốc sốt rét sai thời gian quy định.....................

51

Các thuốc sử dụng sai ngày cho SR LS..........................

51

Tổng họp các sai sót khi dùng thuốc sốt rét


cho bệnh nhân SRLS.......................................................................... 52
Bảng 3.18

Tỉ lệ bệnh nhân nhiễm p.falciparum
được điều trị đúng, sai phác đ ồ .......................................................... 53


p.falciparum ...... 54

Bảng 3.19

Sử dụng sai thuốc, sai liều để điều trị sốt rét do

Bảng 3.20

Các thuốc sử dụng sai để điều trị SR do p.falciparum .................... 54

Bảng 3.21

Các thuốc sử dụng sai liều điều trị SR do

Bảng 3.22

Dùng thuốc sai thời gian để điều trị SR do p.falciparum ................ 55

Bảng 3.23

Các thuốc sử dụng sai ngày cho SR do

Bảng 3.24

Tổng hợp các sai sót khi điều trị SR do p.falciparum ......................56

Bảng 3.25

Tỉ lệ bệnh nhân nhiễm p.vivax được điều trị đúng, sai phác đ ồ ... 58


Bảng 3.26

Dùng sai thuốc, sai liều cho SR do p .v ỉv a x ....................................... 58

Bảng 3.27

Các thuốc dùng sai để điều trị SR do p.vivax....................................59

Bảng 3.28

Các thuốc dùng sai liều cho SR do p .v ỉv a x ....................................... 59

Bảng 3.29

Dùng thuốc sai thời gian cho BNSR do p.vỉvax............................... 60

Bảng 3.30

Các thuốc dùng sai thời gian cho BNSR do p.vivax.........................60

Bảng 3.31

Tổng họp sai sót dùng thuốc sốt rét cho BNSR do p.vivax............. 61

Bảng 3.32

Sử dụng sai chủng loại thuốc SR cho các ca bệnh............................ 62

Bảng 3.33


Dùng sai liều thuốc sốt rét cho các ca bệnh....................................... 63

Bảng 3.34

Dùng thuốc sai thời gian điều trị cho các ca bệnh............................ 64

Bảng 3.35

Phối hợp thuốc sốt rét với kháng sinh nhóm cyclin.......................... 65

p.falciparum ...................55

p.falciparum .......................56


Trang
Hình 3.1

Trình độ chuyên môn của CBYT....................................................... 37

Hình 3.2

Số cán bộ tập huấn và nhu cầu cung cấp thông tin S R ....................38

Hình 3.3

CBYT trả lời sai chẩn đoán sốt rét..................................................... 40

Hình 3.4


Tỉ lệ CBYT trả lời sai điều trị sốt ré t................................................. 41

Hình 3.5

Tỉ lệ CBYT trả lời sai sử dụng thuốc SR .......................................... 42

Hình 3.6

So sánh tỉ lệ BNSR có KSTSR(+) và SRLS..................................... 43

Hình 3.7

Chủng loại KSTSR trong mẫu nghiên c ứ u .......................................44

Hình 3.8

Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi........................................................ 45

Hình 3.9

Phân bố bệnh nhân theo giới tín h ......................................................46

Hình 3.10

Cơ cấu bệnh nhân theo dân tộ c .......................................................... 47

Hình 3.11

Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp............................................... 48


Hình 3.12

So sánh các sai sót khi dùng thuốcSR cho bệnh nhân SRLS.........52

Hình 3.13

Các sai sót dùng thuốc cho bệnh nhân SR do p.falciparum ..........57

Hình 3.14

Các sai sót dùng thuốc điều trị sốt rét do

p. vivax.............................61


ĐẶT VẤN ĐÈ

Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm lây theo đường máu, do ký sinh trùng sốt rét
gây nên, được truyền từ người bệnh sang người lành bởi muỗi Anophenỉes. Dấu
hiệu điển hình của cơn sốt rét là: rét run - sốt nóng - vã mồ hôi.
Bệnh sốt rét có tính chất lưu hành địa phương và có khả năng phát triển thành
dịch. Sốt rét làm mất sức lao động của xã hội và làm chậm sự phát triển của các
quốc gia. Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới hàng năm trên thể giới có khoảng
300-500 triệu người mắc sốt rét và gần 1,5-1,7 triệu người chết do bệnh này [38].
Xác định mức độ nguy hiểm của bệnh sốt rét, Đảng và nhà nước ta rất chú
trọng công tác phòng chống sốt rét. Hàng năm Dự án quốc gia phòng chống sốt rét
được đầu tư hàng trăm tỉ đồng từ ngân sách nhà nước, trong đó hàng chục tỉ đồng
được dùng mua thuốc sốt rét để phân phối đầy đủ, kịp thời đến các tuyến Y tế. Để
hướng dẫn công tác chẩn đoán, điều trị bệnh, Bộ Y tế đã ban hành tài liệu hướng

dẫn chẩn đoán và điều trị sốt rét cho các cơ sở thực hiện.
Tuy nhiên tại một số cơ sở Y tế, trình độ cán bộ Y tế cơ sở phụ trách công tác
phòng chống bệnh sốt rét còn nhiều hạn chế, kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực
hoạt động ít được cập nhật, việc điều trị sốt rét vẫn chưa đúng với phác đồ mà Bộ Y
tế đã ban hành. Có nhiều lúc thầy thuốc chẩn đoán chưa đúng bệnh, chỉ định chưa
đúng thuốc, chưa đúng liều, chưa đúng liệu trình điều trị. v ề phía bệnh nhân nhiều
khi chưa tuân thủ hướng dẫn điều trị của nhân viên Y tế. Với những lí do đó đã dẫn
đến tình trạng ký sinh trùng kháng thuốc, đặc biệt là plasmodium falciparum đa
kháng thuốc, gây trở ngại cho công tác điều trị và phòng bệnh sốt rét, đồng thời gây
tổn hại đến sức khoẻ và kinh tế cho nhân dân.
Đã có một số công trình nghiên cứu đánh giá việc sử dụng thuốc sốt rét ở một
số tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Điện Biên, Quảng Trị, Bình Định, Huế, đề xuất một
số biện pháp nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét. Nghệ An là


tỉnh có sốt rét lưu hành, có tỉ lệ bệnh nhân mắc sốt rét cao, đặc biệt là khu vực miền
Tây của tỉnh, nhưng chưa có đánh giá về việc sử dụng thuốc sốt rét ở khu vực này.
Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chống sốt rét,
tìm ra biện pháp hữu hiệu hơn trong việc sử dụng thuốc sốt rét theo phác đồ của Bộ
Y tế ban hành ngày 27 / 6 / 2003 về “ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt rét
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình sử dụng thuốc sốt rét
theo phác đồ của Bộ Y tế ở khu vực miền Tây Nghệ An ” với mục tiêu:
Mục tiêu 1: đánh giá kiến thức, kỹ năng thực hành về chấn đoán và điều
trị sốt rét của cán bộ y tế tại bệnh viện huyện.
Mục tiêu 2: đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị sốt rét tại một số
bênh
viên
giai đoan

• huyên

•/ • O
• 2003-2006.
Qua đó đưa ra đề xuất giải pháp thực hiện trong công tác điều rị sốt rét tại địa
phương.


Chương 1: TỔNG QUAN

1.1. Sơ lược về tình hình sốt rét, các chưoìig trình tiêu diệt,
phòng chống bệnh sốt rét trên thế giói và ở Việt Nam
1.1.1. T ình hình sốt rét, các chương trình tiêu diệt và phòng chống bệnh
sốt rét trên thế giới
1.1.1.1. Tình hình sốt rét trên thế giới
Đã hơn 100 năm qua kể từ khi ký sinh trùng sốt rét được phát hiện cùng với
loài muỗi Anophenles, các nhà khoa học đã đầu tư nhiều công sức, tiền của nghiên
cứu nhưng cho đến nay loài người còn gặp khó khăn trong cuộc chiến chống lại căn
bệnh này trên phạm vi toàn cầu. Bệnh sốt rét phân bố từ 64° vĩ độ Bắc đến 32° vĩ độ
Nam, đã gây ra nhiều vụ dịch lớn giết hại nhiều người. Vụ dịch ở Pen Giáp, Ân Độ
năm 1898 giết hại 307000 người. Vụ dịch ở Srilanka và Ceylon từ năm 1934- 1935
giết hại 82000 người. Vụ dịch ở Brazil năm 1938 sổ bệnh nhân sốt rét là 100000
người, số chết do sốt rét 14000 người. Những năm 1950 trên thế giới hàng năm số
người mắc bệnh sốt rét khoảng 250 triệu, chết vì bệnh sốt rét khoảng 2,5 triệu [21]
Theo WHO (1960): Trên thế giới có trên 2 tỷ người đang sống trong vùng có
sốt rét bao gồm 133 nước, trong đó hàng năm có trên 200 triệu người mắc sốt rét,
hàng triệu người chết vì sốt rét
WHO (1985): Trên thé giới dân số ở vùng có bệnh sốt rét lưu hành là 2,7 tỷ
người, chiếm 56% dân số thế giới, ở 102 nước và khu vực
WHO (1991): Sau 36 năm tiến hành tiêu diệt sốt rét và phòng chống sốt rét từ
năm 1955 - 1991, trên thế giới vẫn còn trên 2 tỷ người sống trong vùng sốt rét
chiếm gần 50% dân số thế giới ở 100 nước, tử vong do sốt rét hàng năm từ 1- 2

triệu người, số mắc sốt rét mới hàng năm là 110 triệu người [21]
Theo báo cáo của WHO năm 2004 có 107 nước và lãnh thổ có sốt rét lưu
hành và khoảng 3,2 tỷ người có nguy cơ mắc sốt rét. Hiện nay ước tính có khoảng


350- 500 triệu ca bệnh lâm sàng hàng năm. Khoảng 60% bệnh nhân sốt rét lâm sàng
và trên 80% số ca tử vong là ở châu Phi, Nam Sahara, sốt rét ác tính và tử vong xảy
ra chủ yếu ở châu Phi, ước tính hàng năm bệnh sốt rét đã làm giảm 1,3% sự tăng
trưởng kinh tế của các nước này [12], [42].
1.1.1.2. Các chuong trình tiêu diệt và phòng chống bệnh sốt rét trên thế giói
a. Chương trình tiêu diệt sốt rét trên thế giới 1955 - 1968
Nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật những năm 1950 con người đã hiểu
biết cơ bản về bệnh sốt rét. Năm 1955 cuộc họp lần thứ XIV của Tổ chức Y tế Thế
giới đã đề ra chương trình tiêu diệt sốt rét trên toàn thế giới có thời hạn từ 10-12
năm với 4 giai đoạn: chuẩn bị, tấn công, củng cố và bảo vệ
- Giai đoạn chuẩn bị: chuẩn bị cán bộ, vật tư và làm thí điểm (điều tra cơ bản,
phân vùng dịch tễ sốt rét, nghiên cứu muỗi truyền bệnh), giai đoạn này kéo dài 2
năm
- Giai đoạn tấn công: tiến hành các biện pháp diệt muỗi truyền bệnh bằng cách
phun hoá chất (DDT) triệt để ở vùng sốt rét lưu hành trong cả nước, kết hợp với
điều trị toàn dân trong vùng sốt rét lưu hành. Nhằm đạt tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét
hàng năm chỉ còn 1/1 vạn dân, tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét ở trẻ em < 2 tuổi bằng 0.
Giai đoạn này kéo dài 4 năm.
- Giai đoạn cũng cố: ngừng phun hoá chất DDT và điều trị rộng rãi, thực hiện
giám sát dịch tễ, quản lý và thanh toán các ổ bệnh còn lại. Trong 3 năm liền không
phát hiện được một bệnh nhân sốt rét nào mắc tại địa phương thì kết thúc giai đoạn
củng cố.
- Giai đoạn bảo vệ : là giai đoạn cuối cùng của chương trình tiêu diệt sốt rét,
chỉ cần phun hoá chất diệt muỗi truyền bệnh ở vùng biên giới với các nước chưa
tiêu diệt sốt rét. Triệt để quản lý nguồn bệnh sốt rét từ ngoài xâm nhập vào.

Trong mười năm đầu từ 1956 - 1965 chương trình này tiến hành thuận lợi,
nhờ vậy bệnh sốt rét đã bị tiêu diệt ở châu Âu, một phần châu Á thuộc Liên Xô (cũ),


một số nước cận đông Bắc Mỹ, châu ú c , một số nước của châu Á ( Nhật Bản, Triều
Tiên, Singapore)
Từ 1966 trở đi chương trình tiến triển chậm, có một số nơi sốt rét quay trở lại
(Ấn Độ, Srilanka, Nam Mỹ, Đông Nam Á). Vì thế tại cuộc họp lần thứ 17 của hội
đồng chuyên viên sốt rét của WHO đã tìm ra 12 khó khăn trong việc tiến hành công
trình tiêu diệt sốt rét, trong đó có 3 khó khăn về kỹ thuật:
- Muồi sốt rét kháng hoá chất diệt,53 loại kháng DDT
- Muỗi sốt rét trú ẩn ngoài nhà tránh DDT
- Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc (P.falciparum kháng 4-aminoquinolein) và
9 khó khăn về tổ chức kinh tế và xã hội [21 ]
b. Chương trình phòng chổng sốt rét trên thế giói từ năm 1969 đến nay
Ở kỳ họp 22, WHO (1969) đã xét lại tình hình và đưa ra chiến lược mới, một
chương trình chống sốt rét không có hạn định về thời gian và mục tiêu lâu dài là
tiến tới tiêu diệt sốt rét trên phạm vi toàn thế giới. Tùy theo từng bước đề ra chương
trình phòng chống hay thanh toán sốt rét cho phù hợp.
Từ năm 1969 - 1979, mỗi nước có chiến lược khác nhau, nhưng thực tế khách
quan đã chứng minh là những nước ở vùng nhiệt đới (Đông Nam Á, châu Phi, Nam
Mỹ) việc tiêu diệt bệnh sốt rét trong thời gian có hạn định là không thể thực hiện
được.
Từ năm 1979 WHO đã chuyển sang chiến lược mới xác định 4 loại hình mục
tiêu:
- Loại hình mục tiêu 1: giảm và đề phòng tử vong do sốt rét.
- Loại hình mục tiêu 2: giảm và đề phòng tử vong và giảm mắc ở những tập
thể bị đe dọa (trẻ em, phụ nữ có thai, khách du lịch...)
- Loại hình mục tiêu 3: giống như mục tiêu 2, thêm giảm mức nhiễm sốt rét ở
từng thời điểm.

- Loại hình mục tiêu 4: có chương trình phòng chống sốt rét trong cả nước với
mục tiêu cuối cùng là thanh toán từng bước bệnh sốt rét.


Từ năm 1979 trở đi tình hình sốt rét trên thế giới đã thay đổi rất ít, 12 khó
khăn trên vẫn còn là trở ngại lớn đối với chương trình phòng chống sốt rét.
Từ năm 1985 WHO đưa chương trình phòng chống sốt rét vào nội dung chăm
sóc sức khoẻ ban đầu.
Trước tình hình sốt rét trên thế giới có xu hướng tăng lên, tại hội nghị Bộ
trưởng Y tế các nước có sốt rét họp tại Amsterdam tháng 10 năm 1992 [21] đã
khẳng định lại chiến lược phòng chống sốt rét trên toàn cầu trước kia với mục tiêu:
- Giảm chết, giảm mắc và giảm thiệt hại do sốt rét.
c. Chiến dịch “đẩy lùi bệnh sốt rét” từ năm 1998 đến nay
Mặc dù WHO phát động chiến lược phòng chống sốt rét từ năm 1979, nhưng
kết quả chậm, đặc biệt là châu Phi, bệnh vẫn nghiêm trọng, chiếm 80% số mắc và
chết trên thế giới.
Năm 1998, tổng giám đốc của WHO, Tiến sĩ G.H.Brundtlan phát động chiến
dịch “đẩy lùi sốt rét”. Đẩy lùi sốt rét không phải là một chiến lược kỹ thuật mới để
phòng chống sốt rét mà là một sự chung sức, phối hợp hoạt động vì mục đích chung
làm giảm gánh nặng do sốt rét.
❖ Các nguyên tắc chính đẩy lùi sốt rét là:
- Nhất trí với các chiến lược kỹ thuật đã được chứng minh.
- Nỗ lực làm giảm gánh nặng do sốt rét đi đôi với việc cải cách hệ thống Y tế,
tăng phân bố kinh phí khu vực Y tế nhà nước, hợp tác giữa nhà nước với tư nhân.
❖ Mục tiêu đẩy lùi sốt rét là :
- Giảm được ít nhất 50% gánh nặng của sốt rét (bệnh nhân sốt rét, tử vong sốt
rét, dịch tễ sốt rét) trên thế giới vào năm 2010.
❖ Nội dung:
- Vận động các nguồn tài trợ của tổ chức quốc tế và các nước khác.
- Tập trung các nguồn lực cho châu Phi (80%) và các trọng điểm sốt rét khác

(khu vực sông Mê Kông: Myanmar, Campuchia, Lào, Việt Nam...)


- WHO đóng vai trò về điều phối và giúp đỡ về kỹ thuật.
- Nâng cao sự cam kết của các chính phủ trong phòng chống sốt rét.
- Các chiến lược về chuyên môn phòng chổng sốt rét cơ bản không thay đổi.


Các ưu tiên:

- Có màn và hoá chất tẩm màn, phòng chống vector cho đối tượng nguy cơ.
- Phát hiện bệnh sốt rét sớm, điều trị kịp thời, an toàn và hiệu quả.
- Điều trị dự phòng cho phụ nữ có thai ở vùng sốt rét lưu hành nặng.
- Dự báo và phòng chống tốt với dịch sốt rét.
*t* Sáng kiến đẩy lùi bệnh sốt rét ở khu vực sông Mê Kông, 1999 - TP Hồ Chí
Minh [21].
- Có chia sẻ qua biên giới các vấn đề về bệnh sốt rét.
- Sốt rét chủ yếu lan truyền ở vùng rừng núi.
- Dân tộc thiểu số và dân di biến động là nhóm nguy cơ chính.
- Đa kháng thuốc của ký sinh trùng sốt rét.
- Thoả thuận về chiến lược kỹ thuật chính trong đẩy lùi sốt rét khu vực sông
Mê Kông: xét nghiệm đặc hiệu ngay tại chỗ qua kính hiển vi hay test thử nhanh.
Chỉ điều trị sốt rét do p .falciparum một khi đã được xác nhận. Điều trị phối hợp có
hiệu quả và được tiêu chuẩn hoá. Phòng chống sốt rét qua các dịch vụ nhà nước,
cộng đồng và tư nhân.
- Để phục vụ các đối tượng có nguy cơ, khu vực Y tế nhà nước của mỗi quốc
gia cần thiết lập các hệ thống về: các chính sách liên quan đến thuốc sốt rét và
phòng chống sốt rét. Các quy định về thuốc và các sản phẩm dùng chochẩn đoán.
Vấn đề hậu cần kịp thời, giá cả hợp lý. Các hướng dẫn, đào tạo, thông tin giáo dục
truyền thông để người cung cấp và người sử dụng biết khi nào cần cung cấp và cần

gì. Giám sát dịch vụ, sản phẩm, phân phối, thuốc sử dụng của bệnh nhân. Giám sát
dịch tễ sốt rét bao gồm cả việc theo dõi vấn đề sốt rét kháng thuốc.


1.1.2. Tình hình sốt rét và các chương trình tiêu diệt, phòng chống sốt rét
ở V iêt Nam
1.1.2.1.Tình hình sốt rét ở Việt Nam
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ và độ ẩm rất thích hợp cho
bệnh sốt rét lưu hành và phát triển. Giáp với hai nước Lào và Campuchia là những
nước có sốt rét lưu hành nặng, Việt Nam có 3/4 diện tích và 1/3 dân số sống trong
vùng có sốt rét lưu hành [14].
Từ lâu bệnh sốt rét đã được các danh Y Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông mô tả
và điều trị. Thời kỳ đất nước bị thực dân Pháp đô hộ có một số học giả người Pháp
như Toumanoff, M am eff đã có một số công trình nghiên cứu về sốt rét. Sau cách
mạng tháng Tám năm 1945, Giáo sư Đặng Văn Ngữ cùng các cộng sự đã nghiên
cứu và chỉ đạo công tác phòng phòng chống sốt rét. Thời kỳ 1958 - 1975 Việt Nam
tiến hành chương trình tiêu diệt sốt rét và đã thu được một số kết quả khả quan
nhưng cũng gặp một số khó khăn do đất nước chưa thống nhất. Sau khi đất nước
thống nhất Việt Nam chuyển từ chiến lược tiêu diệt sốt rét sang thanh toán sốt rét
trên phạm vi cả nước, sau 5 năm tình hình sốt rét giảm 4 lần, đặc biệt ở các tỉnh
miền Trung, Tây Nguyên và khu vực Đông Nam Bộ. Nhưng từ năm 1980 trở đi tình
hình sốt rét biến động phức tạp: tử vong do sốt rét năm 1985 là 1413 bệnh nhân,
năm 1990 là 3340 bệnh nhân. Nghiêm trọng nhất vào năm 1991 cả nước có 144 vụ
dịch, 1 triệu người mắc sốt rét, 4646 người chết do sốt rét. Riêng một vụ dịch năm
1991 ở huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An đã có 250 người chết [5]. Những nguyên
nhân gây ra tình trạng trên là do thiếu nguồn lực, mạng lưới Y tế cơ sở yếu kém và
những khó khăn về kỹ thuật ( KSTSR kháng thuốc, muỗi kháng hoá chất diệt ).
Năm 1991 chính phủ đã đưa chương trình phòng chống sốt rét thành một trong
những chương trình Y tế quốc gia ưu tiên. Nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảns và nhà
nước, sự nỗ lực của ngành Y tế đặc biệt là Viện sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng

Trung ương, kết hợp với sự nỗ lực của toàn cộng đồng nên chương trình phòng
chống sốt rét ở Việt Nam đã mang lại những thành quả to lớn. Năm 1999 so với


năm 1991 số ca tử vong do sốt rét giảm 94%, số mắc sốt rét giảm 68,7%, số vụ dịch
giảm 94% [25].
Theo số liệu tổng hợp của Viện sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương,
tình hình sốt rét trong những năm gần đây được thể hiện ở bảng 1.1 [28], [30], [31]
B ản gl.l. Diễn biến sốt rét từ năm 2000 đến 2006.
^X Tiêu chí

Số ngưòi

Sốt rét ác

Tử vong do

Số BN

Số vụ dịch

N ă n iN .

mắc sốt rét

tính

sốt rét

mang KST


sốt rét

2000

293.016

1.161

148

74.316

2

2001

257.793

878

91

68.699

1

2002

185.529


599

50

47.807

0

2003

164.709

423

50

38.790

2

2004

128.622

240

24

24.904


0

2005

99.276

215

18

19.496

5

2006

91.635

285

41

22.637

1

So với năm 2000, năm 2006 số người mắc sốt rét đã giảm 68,73%. sốt rét ác
tính giảm 75,45%, tử vong do sốt rét giảm 72,29%.
Hiện nay tình hình sốt rét đã giảm nhưng theo báo cáo của Viện sốt rét - Ký

sinh trùng - Côn trùng Trung ương nguồn bệnh vẫn còn tiềm tàng lớn trong cộng
đồng, nguy cơ một số vùng sốt rét quay trở lại do biến động dân cư lớn. Theo báo
cáo của 53 tỉnh thành năm 2006 có khoảng 2.366.000 dân di cư tự do, 196 huyện
thường xuyên có dân đi rừng ngủ rẫy. Tại nhiều tỉnh trọng điểm sốt rét, đời sống
kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn, người dân còn tập quán ngủ rừng
ngủ rẫy, hệ thống Y tế cơ sở còn yếu là những nguyên nhân làm cho công tác phòng
chống sốt rét gặp nhiều khó khăn [31].


1.1.2.2. Chương trình tiêu diệt và phòng chống sốt rét ở Việt Nam
a. Các giai đoạn cìtính
♦> Giai đoạn 1958 - 1975: do đất nước bị chia cắt nên chương trình tiêu diệt
sốt rét được tiến hành riêng biệt ở hai miền Nam- Bắc:
- Miền Bắc: 1958 - 1960 chuẩn bị; 1961 - 1964 tấn công; 1965 -1975 cuối tấn
công. Kết quả KSTSR 5/lvạn dân vào năm 1975.
- Miền Nam: 1958 - 1959 chuẩn bị; 1960 - 1964 tấn công; 1965 - 1975 bỏ dở
tấn công. Ket quả sốt rét tăng cao, dịch xảy ra ở nhiều nơi vào năm 1975.
❖ Giai đoạn 1976 - 1990: chương trình tiêu diệt sốt rét chuyển sang giai đoạn
thanh toán sốt rét trong cả nước theo loại hình mục tiêu 4 của WHO. Trong hơn 30
năm (1958 - 1990) tiến hành chống sốt rét, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích,
song do thiếu điều kiện để duy trì thành quả, sốt rét quay trở lại trong phạm vi cả
nước.
❖ Giai đoạn từ năm 1991 đến nay: Việt Nam tiến hành phòng chống sốt rét.
• Mục tiêu 1991 -2 0 0 5 :
- Mục tiêu tổng quát của chương trình Quốc gia PCRS giai đoạn 1991 - 1995
là khống chế tốc độ tăng sốt rét (chết, mắc, dịch sốt rét; 1991-1993), tiến tới ổn định
tình hình ( không tăng) và bắt đầu giảm trở lại (1994-1995).
- Mục tiêu giai đoạn 1996 - 2005 là giảm tỷ lệ chết 60%, giảm tỷ lệ mắc 50%
so với năm 1995, không để dịch lớn xảy ra, từng bước phát triển các yếu tố bền
vững và không để sốt rét quay trở lại.

• Các hoạt động 1991 - 2005:
Xã hội hoá PCSR: Đảng, chính phủ, chính quyền các cấp chỉ đạo, đầu tư kinh
phí, nhân lực. Huy động các bộ ngành và cộng đồng tham gia.
- Giảm mắc sốt rét.
- Giảm chết sốt rét.
- Giám sát dịch tễ, phòng chống dịch sốt rét.


- Tuyên truyền giáo dục vận động cộng đồng tham gia PCSR.
- Nghiên cứu khoa học.
- Đào tạo và đào tạo lại PCSR.
- Hợp tác quốc tế.
- Quản lý, đánh giá dự án PCSR [21]
b. Định hướng chương trình phòng chống sốt rét 2006 - 2010 [21]
♦> Mục tiêu chung
- Tiếp tục đẩy lùi SR và phát triển các yếu tố bền vững trong PCSR.
- Phấn đấu làm cho bệnh SR không còn là vấn đề quan trọng trong cộng đồng,
góp phần phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam đến năm 2010.
❖ Mục tiêu cụ thể
- Giảm mắc SR 30%( 1,0/1000 dân)
- Giảm chết sốt rét 30% (0,02/100.000 dân)
- Không có dịch sốt rét lớn xảy ra.
♦> Các chỉ tiêu
Bảo vệ 10-11 triệu người/năm bằng các biện pháp phòng chống vector (5080% dân số sống trong vùng SR lưu hành nặng):
- Dân số tẩm màn: 8-9 triệu người.
- Dân số phun tồn lưu: 2 triệu người.
- Cung cấp 300.000 màn/năm cho các đối tượng đích.
- Cung cấp 2 triệu liều thuốc sốt rét/năm (miễn phí)
❖ Các giải pháp chính
- Duy trì nguồn lực cần thiết cho dự án quốc gia PCSR để giữ vững thành quả

PCSR đã đạt được và ngăn không cho SR quay trở lại.
- Bảo đảm độ bao phủ và chất lượng các biện pháp can thiệp. Điều chỉnh chiến
lược phòng chống SR, lập kế hoạch sử dụng thuốc SR, hoá chất phòng chống


vector, trang thiết bị theo phân vùng dịch tễ SR, can thiệp phù hợp hiệu quả, tiết
kiệm.
- Phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của Y tế xã, thôn bản, màng
lưới PCSR các cấp bằng cách đào tạo lại về SR và quản lý chương trình quốc gia
PCSR (tỉnh), Dịch tễ (tuyến tỉnh), Côn trung (tuyển tỉnh), chẩn đoán và điều trị
(tuyến cơ sở). Quản lý Y dược tư nhân, cung cấp dụng cụ côn trùng và kính hiển vi.
- Áp dụng tốt các kết quả nghiên cứu khoa học đã công bố, tiếp tục nghiên cứu
giải quyết các khó khăn kỹ thuật trong phòng chống sốt rét như: KSTSR kháng
thuốc, muồi kháng hoá chất, sốt rét rừng, sốt rét do di biến động dân, sốt rét biên
giới.
- Tăng cường chỉ đạo giám sát: dịch tễ sốt rét, phòng chống vector, chẩn đoán
và điều trị sốt rét; quản lý ca bệnh sốt rét, quản lý dân di biến động, dân di cư tự do;
nâng cấp hệ thống thông tin PCSR
- Tăng cường kết hợp Quân- Dân y, các hội đoàn thể, ban ngành, xã hội hoá
trong PCSR.
c. Những khó khăn và thách thức hiện tại
- Dân sống trong môi trường sốt rét lớn: 37 triệu người chiếm 46% dân số
toàn quốc, trong khi đó độ bao phủ và chất lượng PCSR còn hạn chế (phòng chống
vector cho 11 triệu người, điều trị sốt rét cho 2 triệu lượt người).
- Người mắc sốt rét, mang KSTSR ở cộng đồng còn cao.
- Di biến động dân, dân ngủ lại trong rừng còn lớn.
- Kinh tế, tập quán, nhận thức, hành vi PCSR của dân còn thấp.
- Màng lưới Y tế cơ sở còn thiếu và yếu, quản lý Y- Dược tư nhân còn yếu.
- Nguồn lực PCSR không ổn định.
- Chính quyền và Y tế địa phương một số nơi còn chủ quan lơ là đối với công

tác PCSR.
Với những lý do đó nguy cơ sốt rét quay trở lại còn rất lớn.


1.2. Sơ lược về hệ thống Y tế và tình hình sốt rét ở Nghệ An
1.2.1. Đ ặc điểm địa lý.
Nghệ An nằm ở vùng Bắc Trung bộ Việt Nam, có diện tích 16487km2, dân số
năm 2005 là 3030946 người, có nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Khơ mú, Sán dìu,
Thái, H ’Mông...Nghệ An có 1 thành phố, 1 thị xã, 17 huyện, trong đó có 10 huyện
miền núi, chiếm một tỉ lệ không nhỏ.
Địa hình: nằm ở Đông Bắc dãy Trường sơn, địa hình đa dạng phức tạp, bị chia
cắt bởi hệ thống đồi núi. Đồi núi chiếm 83% diện tích của toàn tỉnh, có hệ thống
sông suối dày đặc với tổng chiều dài lên đến 9828km.
Khí hậu: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động của gió
mùa Tây-Nam khô và nóng, gió mùa Đông-Bắc lạnh và ẩm ướt, độ ẩm trung bình
84%. Với điều kiện khí hậu và địa hình như vậy muỗi truyền bệnh sốt rét phát triển
quanh năm.
Đời sống kinh tế văn hoá: Nghệ An là tỉnh còn nghèo, đời sống kinh tế của
người dân còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là khu vực miền núi, văn hoá phong tục
tập quán còn lạc hậu, thu nhập của người dân còn rất thấp là những yếu tố thuận lợi
cho bệnh sốt rét lây truyền, phát triển.
1.2.2. H ệ thống Y tế nghệ An
Hiện nay Nghệ An có 26 bệnh viện, 164 phòng khám bệnh tư nhân, 43 phòng
khám đa khoa khu vực và 469 trạm Y tế xã phường. Tổng số giường bệnh có 6175
giường, trong đó bệnh viện tuyến tỉnh có 1700 giường bệnh, tuyến huyện 1725
giường, phòng khám đa khoa khu vực có 430 giường, trạm Y tế xã, phường, thị trấn
có 2320 giường bệnh.
Tổng số cán bộ Y tế trong cơ quan nhà nước tính đến 31-12-2003 là 6218
người, trong đó có 1252 người có trình độ bác sĩ, dược sĩ trở lên. Hàng năm các cơ
sở Y tế đã khám và điều trị cho 1,8 triệu lượt người, trong đó điều trị nội trú 21,7

vạn người.


1.2.3. Tình hình sốt rét ỏ’ Nghệ An
Côn trùng truyền bệnh có nhiều loại Anopheles, trong đó An.minimus là loại
muỗi chủ yếu truyền sốt rét ở Nghệ An. Ngoài An.minimus, năm 1967-1968 đã phát
hiện thêm An.balabacensis nay gọi là An.dirus là loại muỗi sống ngoài trời và
truyền bệnh sốt rét, đó là nguyên nhân của một số vụ dịch sốt rét dai dẳng. An.dirus
được phát hiện lần đầu tiên tại xã Quỳnh Thắng huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An,
đến năm 1973-1974 phát hiện thêm ở huyện Tương Dương và các huyện miền núi
khác trong tỉnh. Ở miền Bắc việc phát hiện ra KSTSR kháng thuốc và muỗi truyền
bệnh ngoài nhà ở Nghệ An là tỉnh thứ 2 sau huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị [16].

v ề các loại KSTSR (Plasmodium ), p.falciparum là loài chủ yếu trên 80%,
p.vivax chiếm tỉ lệ dưới 20%. Trong 19 năm liên tục từ 1981 - 1999, tại Nghệ An
mới chỉ phát hiện 2 loài KSTSR: p.falciparum, p.vivax, chưa phát hiện ra các loài
khác. Tỷ lệ trung bình KST/lam phát hiện toàn tỉnh là 3,53% ± 0,69%, trong đó tỉ lệ
P.falciparum là 73,24 ± 2,59% [2].
Bệnh sốt rét ở Nghệ An cũng thăng trầm qua nhiều giai đoạn. Cả tỉnh tham gia
“tiêu diệt sốt rét” giành thắng lợi và ăn mừng thành công năm 1964. Hơn 10 năm
sau sốt rét tăng dần theo nhịp độ chung của cả nước, nhất là vùng rừng núi, diễn
biến phức tạp sau năm 1975. Đến năm 1980 và nhiều năm liền tiếp theo, bệnh sốt
rét diễn biến càng phức tạp và thực sự quay trở lại trong khi định hướng chiến lược
chưa kịp thay đổi ( TTSR hay PCSR ). Dịch sốt rét liên tiếp xảy ra vào những năm
1983, 1987 và đỉnh cao là năm 1991 đã xảy ra 68 vụ dịch, có trên 108 ngàn người
mắc, 824 người chết, gây ra hậu quả nghiêm trọng, một gánh nặng cho đời sống
kinh tế xã hội, tác động rất lớn đến đời sống tinh thần của cộng đồng trong tỉnh đặc
biệt là các dân tộc ít người ở miền núi [20], [24].



Bảng 1.2. Diễn biến BN SR từ 1991-2007 tại Nghệ An [2], [28], [31]
năm

Số BNSR

Chết do SR

số vụ dịch

1991

108989

824

68

1992

124670

285

35

1994

46428

18


0

1996

21827

3

0

1998

13700

2

1

2000

6262

0

0

2001

5016


0

0

2002

3330

1

0

2003

3779

1

2

2004

2803

0

0

2005


2402

0

3

2006

2041

1

0

6 tháng đầu 2007

883

0

0

Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu là 3 huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An với
diện tích 2763,83 km2, dân số 342.308 người, có 3 dân tộc sinh sống: Kinh, Thái,
Thổ. Dân cư ở đây sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, trồng rừng, khai thác lâm
sản, khai thác khoáng sản...và sống trong môi trường có KSTSR lưu hành. Theo số
liệu của trung tâm PCSR-KST-CT Nghệ An tình hình sốt rét của 3 huyện từ 20022007 được thể hiện qua bảng 1.3



Bảng 1.3. Diễn biến BNSR của 3 huyện từ 2002-2007
Năm

2002

2003

2004

2005

2006

Chỉ sô

Nghĩa Đàn

Quỳ Họp

Quỳ Châu

BNSR

88

259

111

KST


13

2

1

SRAT

1

0

0

BNSR

108

230

333

KST

32

16

35


SRAT

1

0

0

BNSR

87

198

159

KST

12

1

4

SRAT

0

0


1

BNSR

46

155

109

KST

12

4

1

SRAT

0

0

0

BNSR

30


170

85

KST

3

5

14

SRAT

1

0

0

BNSR

15

61

23

KST


5

1

2

SRAT

0

0

0

6 tháng đầu
năm 2007

1.3. So’ lưoc
về bênh
sốt rét


-

Khoảng 400 năm trước công nguyên, Hyppocrat (Hy Lạp) đã mô tả chi tiết

các triệu chứng lâm sàng của bệnh sốt rét.



×