Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Hai san song

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.35 KB, 1 trang )

Nguy cơ viêm não-tuỷ do ǎn hải sản nướng, gỏi
Cá nướng, gỏi lươn, tôm chấm mù tạt... những món ẩm thực
đang là khoái khẩu của nhiều người. Nhưng ít ai biết rằng:
Nếu ǎn phải các loại hải sản nấu chưa chín kỹ rất dễ nhiễm
Gnathostoma SP, một loại ký sinh trùng có thể gây bán thân
bất toại.
Chị Bùi Thị H. (37 tuổi, thợ may ngụ tại ấp An Phú, Trảng Bàng, Tây Ninh.
Hồ sơ nhập viện số 19223). Chị H. nhập viện vì tình trạng nhức đầu dữ dội
vùng gáy chẩm, tê rần 4 chi và bí tiểu. Một tuần tiếp theo, chị luôn ở trong
tình trạng sưng mắt, liệt dần 4 chi và viêm tấy vùng mặt cạnh tai. Kết quả
xét nghiệm cho thấy cầu não bị viêm, đám rối tĩnh mạch nền và xoang
hang. Thời gian lưu viện cũng đã khá lâu mà chưa tìm ra cǎn nguyên gây
bệnh. Thế rồi khi rà soát lại những lời khai báo về tiền cǎn của chị, các bác
sĩ lưu ý ngay một tình tiết: Chị H. rất thường ǎn món cá sống nướng. Tình
tiết này cộng với các tổn thương từ não và hệ thần kinh đã khiến các bác
sĩ nghĩ đến khả nǎng chị bị nhiễm Gnathostoma SP - một loài ký sinh trùng
mà y vǎn ghi nhận là phổ biến ở Đông Nam A' nhưng rất ít cơ sở y tế ở
nước ta có khả nǎng chẩn đoán và xét nghiệm. ấu trùng Gnathostoma SP
chỉ nhiễm qua cơ thể người do ǎn các loại hải sản không nấu chín kỹ, hoặc
ǎn dưới các dạng gỏi, dầm mù tạt, nướng v.v... Quả như chẩn đoán, các
bác sĩ đã bắt được một con giun cực nhỏ từ vết tấy vùng mặt chị H. Mẫu
giun được gửi qua bộ môn ký sinh trùng Trường Đại học Y Dược TPHCM
và đã được định danh chính là Gnathostoma SP. Bấy giờ bằng những liều
kháng sinh đặc hiệu các bác sĩ đã cứu được chị H. thoát tay thần chết.
Nhân nói về nguy cơ nhiễm ký sinh trùng ở những người có thói quen thích
ǎn hải sản tươi sống, tiến sĩ Trần Thị Kim Dung, giảng viên Bộ môn Ký
sinh trùng Trường Đại học Y Dược TPHCM, cho biết, có lần bà đã từng đi
đến các chợ lấy mẫu lươn về xét nghiệm. Kết quả thu được gây bất ngờ:
trên 90% mẫu lơn bị nhiễm Gnathostoma SP. Nếu người tiêu dùng đưa về
nấu không chín kỹ hoặc để máu lươn này dây ra rổ rá, rồi lại dùng rổ rá
này mà chứa thức ǎn khác, chẳng hạn rau sống thì cực kỳ nguy hiểm.


Ngoài lươn, tiến sĩ Trần Thị Kim Dung còn khẳng định nếu thường ǎn các
loại hải sản khác như cá tôm cua ghẹ mà không chế biến kỹ càng cũng sẽ
rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng này

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×