Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Trình bày thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về có quan quyền lực trong doanh nghiệp ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.62 KB, 9 trang )

Trình bày thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về có quan quyền lực trong
Doanh nghiệp ở Việt nam
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG
I. Tổng quan quy định của pháp luật Việt Nam về cơ quan quyền lực trong doanh nghiệp
1. Khái niệm có quan quyền lực trong doanh nghiệp
2. Hệ thống pháp luật Việt Nam qui định về cơ quan quyền lực trong doanh nghiệp
II. Quy định pháp luật Việt Nam về cơ quan quyền lực trong doanh nghiệp
1. Quy định pháp luật Việt Nam về cơ quan quyền lực trong doanh nghiệp Nhà nước
2. Quy định pháp luật Việt Nam về cơ quan quyền lực trong Công ty TNHH 1 thành viên
3. Quy định pháp luật Việt Nam về cơ quan quyền lực trong Công ty cổ phần
4. Quy định pháp luật Việt Nam về cơ quan quyền lực trong Công ty TNHH 2 thành viên
trở lên
5. Quy định pháp luật Việt Nam về cơ quan quyền lực trong Công ty hợp danh
6. Quy định pháp luật Việt Nam về cơ quan quyền lực trong Doanh nghiệp tư nhân
III. Thực trạng thi hành quy định pháp luật về cơ quan quyền lực trong doanh nghiệp ở
Việt Nam
1. Thực trạng thi hành quy định pháp luật về chủ sở hữu trong doanh nghiệp tư nhân và
Công ty TNHH 1 thành viên
2. Thực trạng thi hành quy định pháp luật về Đại hội thành viên trong Công ty TNHH 2
thành viên trở lên
3. Thực trạng thi hành quy định pháp luật về Đại hội đồng cỏ đông trong Công ty cổ phần
IV. Đánh giá về quy định pháp luật Việt Nam về có quan quyền lực trong doanh nghiệp
và giải pháp tăng cường hiệu quả thi hành
KẾT LUẬN
DANH NỰC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI NÓI ĐẦU
Mặc dù vấn đề quản trị doanh nghiệp là một vấn đề mới ở Việt Nam, nhưng do nhận thức
được ý nghĩa quan trongjcuar quản trị doanh nghiệp nên trong thời gian vừa qua Việt
Nam đã rất nỗ lực để ban hành được một khung pháp lý cơ bản về quản trị công ty trên


cơ sở vận dụng những thông lệ quốc tế và đảm bảo phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Khuôn khổ pháp lý về quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam đã được quy định khá đầy đủ
trong Luật doanh nghiệp 2014. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang ngày
càng biến động cùng với sự hpwcs tạp của môi trường kinh doanh, các quy định của pháp
luật về cơ quan quản trị trong doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, em xin
chọn đề tài số 3: “Thực trạng thi hành các quy định pháp luật về cơ quan quyền lực trong


các doanh nghiệp ở Việt Nam” để có thể tìm hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về quản
trị doanh nghiệp cũng như đưa ra các phương hướng hoàn thiện.
NỘI DUNG
I. Tổng quan quy định của pháp luật Việt Nam về cơ quan quyền lực trong doanh nghiệp
1. Khái niệm có quan quyền lực trong doanh nghiệp
Cơ quan quyền lực của doanh nghiệp là chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc một thiết chế do
các thành viên của doanh nghiệp tham gia, bổ nhiệm (tức bầu ra) cơ quan quản lý, cơ
quan điều hành, cơ quan kiểm soát. Nó có những thẩm quyền cao nhất đối với sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp.
2. Hệ thống pháp luật Việt Nam qui định về cơ quan quyền lực trong doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệp là một hệ thống các thiết chế, chính sách, luật lệ, quy tắc nhằm
định hướng, vận hành và kiểm soát doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp xử lý mối quan
hệ giữa nhiều bên, không chỉ trong nội bộ doanh nghiệp như các cổ đông, thành viên
công ty, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc điều hành mà còn có những bên có lợi ích lien
quan bên ngoài doanh nghiệp: cơ quan quản lý Nhà nước, các đối tác kinh doan h và cả
cộng đồng xã hội. Mối quan hệ này được xác định một phần bởi luật pháp, lịch sử, văn
hóa của quốc gia nơi công ty đặt trụ sở. Sự sụp đổ của một số công ty lớn trên thế giới
như Enron, WorldCom… hay những vụ bê bối ở những doanh nghiệp nhà nước của Việt
Nam do hoạt động không hiệu quả, làm ăn thua lỗ đều có nguyên nhân sâu xa từ việc
thực hiện quản trị không tốt.
Đối với những quốc gia có nền kinh tế thị trường, việc tăng trưởng quản trị doanh
nghiệp có thể phục vụ cho rất nhiều các mục đích chính sách công quan trọng. Quản trị

doanh nghiệp tốt giảm thiểu khả năng tổn thương trước các khủng hoảng tài chính, củng
cố quyền sở hữu, giảm chi phí giao dịch và chi phí vốn. Một khuôn khổ pháp lý về quản
trị doanh nghiệp yếu kém sẽ làm giảm mức độ tin tưởng của các nhà đầu tư và không
khuyến khích đầu tư từ bên ngoài.
Ở nước ta, hệ thống các quy định về quản trị doanh nghiệp được đề cập tại nhiều
văn bản qui phạm pháp luật, bao gồm các Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong
đó, Luật doanh nghiệp 2014 có vai trò trung tâm, chi phối hầu hết các vấn đề quản trị
doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.
Bên cạnh đó các quy định quản trị doanh nghiệp đặc thù còn được quy định căn cứ theo
lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp như lĩnh vực tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán,
công chứng, luật sư… Nhìn chung các luật chuyên ngành thường quy định dẫn chiếu để
áp dụng khung pháp lý về quản trị theo quy định của Luật doanh nghiệp, đồng thời có
những quy định riêng về vấn đề này, chẳng hạn như Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
có quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên độc lập của Hội đồng quản trị,
hoặc Luật kiểm toán độc lập năm 2011 quy định Công ty TNHH 2 thành viên trở lên kinh


doanh dịch vụ kiểm toán phải có ít nhất 05 kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu
phải có 02 thành viên góp vốn…
II. Quy định pháp luật Việt Nam về cơ quan quyền lực trong doanh nghiệp
1. Quy định pháp luật Việt Nam về cơ quan quyền lực trong doanh nghiệp Nhà nước
Với tư cách chủ sở hữu, cổ đông hoặc thành viên, Nhà nước thường trực tiếp hoặc
gián tiếp (thông qua Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên) quyết định các vấn
đề quan trọng sau của doanh nghiệp:
- Quyết định thành lập, tổ chức lại và định đoạt doanh nghiệp;
- Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
- Quyết định đầu tư vốn điều lệ; điều chỉnh, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ
vốn điều lệ;
- Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát
triển;

- Quyết định cơ cấu tổ chức, quản lý công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
các chức danh quản lý công ty;
- Phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay;
- Quy định chế độ tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; phê
duyệt báo cáo tài chính hàng năm;
- Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác;
- Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên, do doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức dưới nhiều hình thức pháp lý,
mối lien kết và cấp quyết định thành lập khác nhau nên việc thực hiện các chức năng của
chủ sở hữu nhà nước của cơ quan Nhà nước trong thực tế hiện nay có sự khác biệt theo
loại hình doanh nghiệp Nhà nước. Điều 98 – Luật doanh nghiệp 2014 qui định về cơ cấu
tổ chức quản lý như sau: “Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lý doanh
nghiệp Nhà nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn theo một trong hai mô
hình qui định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này”
2. Quy định pháp luật Việt Nam về cơ quan quyền lực trong Công ty TNHH 1 thành viên
Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân
làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chr sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm
về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của
công ty.
Chủ sở hữu công ty là tổ chức có các quyền sau đây:
- Quyết định nội dung, Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
- Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;


- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm
người quản lý công ty;
- Quyết định dự án đầu tư phát triển;
- Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
- Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty qui
định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài

chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc một giá trị khác nhỏ hơn qui định tại Điều
lệ công ty;
- Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được
ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn
quy định tại Điều lệ công ty;
- Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ
vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;
- Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác;
- Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty;
- Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các
nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
- Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;
- Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành việc giải thể
hoặc phá sản;
Chủ sở hữu công ty là cá nhân có các quyền sau đây:
- Quyết định nội dung, Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
- Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ công ty;
- Quyết định tăng vốn Điều lệ, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn Điều lệ
của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;
- Quyết định việc sử dụng lượi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và
các nghĩa vụ tài chính khác của cong ty;
- Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;
- Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể
hoặc phá sản;
Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty
- Góp đầy đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty;
- Tuân thủ Điều lệ công ty;
- Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty.
Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tieeucuar cá nhân và gia đình mình
với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;



- Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có lien quan trong việc
mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa các công ty và Chủ sở
hữu công ty;
- Chủ sở hữu công ty chỉ ddowcj quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một
phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần
hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thúc khác thì chủ sở hữu và cá
nhân, tổ chức có liên quan phải lien đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác của công ty;
- Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
3. Quy định pháp luật Việt Nam về cơ quan quyền lực trong Công ty cổ phần
Công ty cổ phần (CTCP) là một hình thức công ty hoàn thiện cả về mặt vốn và tổ
chức. CTCP có kết cấu chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi cao nhất của các cổ đông, tạo
điều kiện tốt nhất cho việc quản lý công ty dân chủ, có hiệu quả. Các thiết chế trong
CTCP bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc và các chức danh quản lý khác.
Đại hội đồng cổ đông(ĐHĐCĐ): gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là có
quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần. Công ty cổ phần có nhiều loại cổ đông
khác nhau, trong đó có cổ đông có quyền bầu cử và cổ đông không có quyền bầu cử.
quyền bầu cử của cổ đông phụ thuộc vào số lượng cổ phần và loại cổ phần họ sở hữu.
Công ty cổ phần có thể tự mình quy định trong điều lệ một tỷ lệ cổ phần nhất định có mọt
lá phiếu biểu quyết như: 50 cổ phần = 1 lá phiếu hoặc 100 cổ phần = 1 lá phiếu… Bên
cạnh đó các cổ phần ưu đãi như ưu đãi cổ tức, ưu đãi hoàn lại và các cổ phần ưu đãi khác
mà cổ đông tự nguyện từ bỏ quyền bầu cử để đổi lấy tỷ lệ lợi tức cao hơn thì cũng không
có quyền bầu cử.
Là sự tập trung cao nhất ý chí, nguyện vọng của các cổ đông công ty – các chủ sở
hữu công ty, ĐHĐCĐ có quyền quyết định các vấn đề quan trọng nhất của công ty, các
vấn đề mang tính có bản, lâu dài, định hướng. Điều 135 – Luật doanh nghiệp 2014 quy

định các quyền của ĐHĐCĐ bao gồm:
Thông qua định hướng phát triển của công ty; Quyết định tổ chức lại, giải thể
công ty
Đay là những vấn đề lien quan đến nền tảng của công ty nên chỉ có ĐHĐCĐ là cơ
quan quyết định cao nhất mưới có thẩm quyền này. Ở đây có thể thấy: việc Luật doanh
nghiệp 2005 quy định ĐHĐCĐ có quyền quyết định định howngs phát triển công ty mà
không có một giới hạn cụ thể nào, bởi định hướng phát triển công ty có thể là chiến lược
phát triển công ty, hoặc đơn giản chỉ là định hướng thay đổi, thu hẹp, mở rộng ngành
nghề kinh doanh, hay là thay đổi mục tiêu kinh doanh…


Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;
quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần
Việc quyết định mức cổ tức hàng năm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi về vật
chất của các cổ đông, do đó vấn đề này Luật doanh nghiệp 2014 trao thẩm quyền cho
ĐHĐCĐ với tư cách là có quan có quyền cao nhất trong công ty.
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên; Xem xét
và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hạy cho công ty và
cổ đông công ty;
ĐHĐCĐ có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên BKS.
Đồng thời có quyền xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT, BKS gây thiệt hại cho
công ty và cổ đông.
Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá
trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty
không qui định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác
Mặc dù đay là những vấn đề có tính chất quản lý(mang tính chất kinh doanh đầu tư
hoặc bán tài sản của công ty) nhưng với phạm vi đầu tư hoặc bán này(hơn 35% giá trị tài
sản của công ty) có khả năng ảnh hưởng đến cơ cấu tài chính và nền tảng chung của công
ty, do đó quyết định này cần được dành cho cơ quan quyền lực cao nhất của công ty là
ĐHĐCĐ.

Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty
Có thể nói trong toàn bộ văn kiện pháp lý (hồ sơ) thành lập công ty, thì bản Điều lệ
với tư cách là “bộ luật riêng” của công ty đóng vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ quá
trình tồn tại và hoạt động của công ty.
Thông qua báo cáo tài chính hàng năm:
Báo cáo tài chính hàng năm của công ty là văn bản phản ánh đầy đủ tình trạng tài
sản, tài chính cũng như kết quả kinh doanh của công ty và qua đó trở thành cơ sở cho các
quyết định của cổ đông, cũng như làm cơ sở để tính toán thuế thu nhaaph của công ty.
Bên cạnh việc xem xét và thông qua báo cáo tài chính, ĐHĐCĐ còn xem xét báo cáo
đánh giá công tác quản lý và điều hành công ty. Các báo cáo này còn là cơ sở để ĐHĐCĐ
đánh gia hiệu quả quản lý, điều hành của HĐQT, Giám đốc/ Tổng giám đốc công ty,
quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, Giám đốc/ Tổng giám đốc, quyết
định khen thưởng hay quy trchs nhiệm vật chất đối với các chức danh này.
Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại:
ĐHĐCĐ có quyền quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào
bán của từng loại, do đó khi công ty mua lại các cổ phần đã bán, đặc biệt là khi mua lại
với số lượng lớn (trên 10%) có khả năng ảnh hưởng đến cơ cấu vốn diều lệ của công ty.
Do đó phải được chính ĐHĐCĐ quyết định việc mua lại.


Ngoài các quyền và nhiệm vụ kể trên, ĐHĐCĐ còn có các quyền và nghĩa vụ khác
theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và Điều lệ công ty.

4. Quy định pháp luật Việt Nam về cơ quan quyền lực trong Công ty TNHH 2 thành viên
trở lên
Hội đồng thành viên gồm các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công
ty. Thành viên là tổ chức chỉ định người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành
viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất
mỗi năm phải họp một lần
Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty;
- Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ; quyết dịnh thời điểm và phương thức huy
động thêm vốn;
- Quyết định dự án đầu tư phát triển của công ty;
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ;
thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá
trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty
hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm,
miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc,
Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
- Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành
viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại
Điều lệ công ty;
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi
nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty;
- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
- Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
- Quyết định tổ chức lại công ty;
- Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Trường hợp cá nhân là thành viên công ty TNHH bị tạm giam, bị kết án tù hoặc bị
Tòa án tước quyền hành nghề theo quy định của Bộ luật hình sự, thành viên đó ủy quyền
cho người khác tham gia Hội đồng thành viên công ty.


Đứng đầu cơ quan quyết định cao nhất trong Công ty TNHH 2 thành viên trở lên,
Chủ tịch Hội đồng thành viên có những quyền và nghĩa vụ hết sức đặc trưng. Cụ thể như
sau:

- Chuẩn bị chương trình, kế hoạch của Hội đồng thành viên;
- Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý
kiến các thành viên;
- Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến
các thành viên;
- Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành
viên;
- Thay mặt Hội đồng thành viên ký các nghị quyết của Hội đồng thành viên;
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này vag Điều lệ công ty;
Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá 05 năm. Chủ tịch Hội đồng
thành viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Trường hợp vắng mặt hoặc không đủ năng lực để thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của mình, thì Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tức quy
định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có thành viên được ủy quyền thì một trong số
các thành viên Hội đồng thành viên triệu tập họp các thành viên còn lại bầu một người
trong số các thành viên tạm thời thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hồi đồng
thành viên theo nguyên tắc đa số quá bán.
5. Quy định pháp luật Việt Nam về cơ quan quyền lực trong Công ty hợp danh
Hội đồng thành viên là có quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các
thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng
thành viên.
Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể triệu tập họp Hội đồng thành viên khi xét thấy
cần thiết hoặc theo yêu cầu cảu thành viên hợp danh. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng
thành viên không triệu tập họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh thì thành viên đó
triệu tập họp Hội đồng thành viên.
Hội đồng thành viên có quyền quyết dịnh tất cả các công việc kinh doanh của công
ty theo nguyên tắc đa số (mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết như nhau
không phụ thuộc vào phần vốn góp). Nếu Điều lệ công ty không quy định thì khi quyết
định những vấn đề quan trọng phải được ít nhất 3/4 tổng số thành viên hợp danh chấp

thuận như sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tiếp nhận thành viên hợp danh mới, quyết
định dự án đầu tư, quyết định thông qua báo cáo tài chính hàng năm, tổng số lợi nhuận
được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên, quyết định giải thể công ty, quyết
định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị bằng hoặc lớn


hơn 50% vốn điều lệ của công ty; quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn
hơn vốn điều lệ của công ty,.. Khi quyết định những vấn đề khác không quan trọng thì chỉ
cần 2/3 tổng số thành viên hợp danh chấp thuận. Quyền tham gia của thành viên góp vốn
bị hạn chế hơn (chỉ là những vấn đề có lien quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ).
Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành
hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh
trong thực hiện việc kinh doanh hàng ngày của công ty chỉ có hiệu lwucj đối với bên thứ
ba khi người đó được biết về hạn chế đó.
Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công
nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty.
Khi một số hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện một số công việc kinh
doanh thì quyết định được thông qua theo nguyên tắc đa số.
Hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạn vi hoạt động kinh doanh
của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ trường hợp hoạt động đó đã
được các thành viên còn lại chấp thuận.
6. Quy định pháp luật Việt Nam về cơ quan quyền lực trong Doanh nghiệp tư nhân
III. Thực trạng thi hành quy định pháp luật về cơ quan quyền lực trong doanh nghiệp ở
Việt Nam
1. Thực trạng thi hành quy định pháp luật về chủ sở hữu trong doanh nghiệp tư nhân và
Công ty TNHH 1 thành viên
2. Thực trạng thi hành quy định pháp luật về Đại hội thành viên trong Công ty TNHH 2
thành viên trở lên
3. Thực trạng thi hành quy định pháp luật về Đại hội đồng cỏ đông trong Công ty cổ phần
IV. Đánh giá về quy định pháp luật Việt Nam về có quan quyền lực trong doanh nghiệp

và giải pháp tăng cường hiệu quả thi hành
KẾT LUẬN
DANH NỰC TÀI LIỆU THAM KHẢO



×