Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN mot so bien pháp nang cao ki nang noi trong gio lam van mon ngu van 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.54 KB, 22 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG NÓI
Ở TIẾT DẠY LÀM VĂN CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 7
TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG

MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài

Trang 2

2. Mục đích nghiên cứu

Trang 3

3. Phương pháp nghiên cứu – Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu

Trang 3

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận

Trang 4

2. Thực trạng vấn đề

Trang 5

3. Các biện pháp tiến hành

Trang 6



4. Hiệu quả

Trang 16

III. KẾT LUẬN

Trang 18

Tài liệu tham khảo

Trang 21

1


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG NÓI
Ở TIẾT DẠY LÀM VĂN CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 7
TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG
I) ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trước hết, đề tài này xuất phát từ yêu cầ uđổi mới phương pháp dạy
học của bộ môn Ngữ văn
Trước tiên, đề tài này xuất phát từ nhiệm vụ trọng tâm của mỗi giáo viên nói
chung và với giáo viên dạy Ngữ văn nói riêng. Đó là tiếp tục nâng cao chất lượng
dạy học, đổi mới phương pháp giảng dạy và chú trọng dạy cách học cho học sinh.
Cụ thể, công văn 1369/SGDĐT–GDTrH hướng dẫn chuyên môn Ngữ văn
năm 2011–2012 của Sở GD–ĐT Khánh Hòa về đổi mới phương pháp dạy học, đó
là: GV cần nhận thức sâu sắc sự thay đổi mục tiêu của bộ môn gắn liền với yêu cầu

đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng trong từng giờ dạy phải đạt được 2 chữ
TÍCH: TÍCH cực hóa hoạt động của HS. TÍCH hợp kiến thức bộ môn (và liên môn
– nếu có) theo cả chiều ngang và chiều dọc. GV cần chú trọng bồi dưỡng năng lực
suy nghĩ độc lập cho HS, giúp HS biết vận dụng kiến thức đã được học vào thực tế.
Bên cạnh đó, đề tài này còn xuất phát từ yêu cầu của bộ môn Ngữ văn nói
chung, phân môn Làm văn nói riêng.
Trọng tâm của việc rèn luyện kỹ năng trong chương trình Ngữ văn THCS là
giúp cho học sinh có được kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt tương đối thành
thạo. Rèn luyện và nâng cao kĩ năng nói cho học sinh là yêu cầu quan trọng với tất cả
các tiết dạy Ngữ văn. Tuy nhiên, trong đề tài này, tôi chỉ đề cập đến việc rèn luyện và
nâng cao kĩ năng nói cho các em trong phạm vi môn Làm văn.
Chương trình Làm văn THCS đặt trọng tâm ở thực hành và chú trọng phần
luyện nói . Vì thế, bên cạnh những tiết dạy lí thuyết, SGK Ngữ văn đã bố trí khá nhiều
tiết luyện nói và hoạt động Ngữ văn nhằm rèn luyện và nâng cao kĩ năng nói của học
sinh. Cụ thể, ở chương trình Ngữ văn lớp 7 có 10 tiết luyện tập, 3 tiết luyện nói và 5
tiết bổ trợ hoạt động nói có thể áp dụng để rèn kĩ năng nói cho học sinh. (Chi tiết ở
phần phụ lục 01)
1.2. Mặt khác, đề tài này xuất phát từ thực tế dạy học, rèn luyện và nâng
cao kĩ năng nói ở phân môn Làm văn ở trường THCS Trưng Vương
Tình hình thực tế của việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh trong giờ dạy
phân môn Làm văn 7 nói chung và trong giờ luyện nói nói riêng ở trường THCS
Trưng Vương còn nhiều hạn chế. mặc dù ở lớp 6, các em đã được rèn kĩ năng nói.
Nghịch lý của giờ luyện nói vẫn thường xuyên xảy ra: giờ luyện nói là điều kiện tốt
nhất để học sinh bày tỏ quan điểm, tình cảm, khả năng giao tiếp của mình trước bạn bè
nhưng bên cạnh một số em mạnh dạn trình bày ý kiến của mình thì đa số các em lại im
phăng phắc, nép mình chờ nghe giáo viên chỉ định. Không rèn luyện được kĩ năng nói
thì làm sao các em đạt kết quả cao trong bài viết Tập làm văn nói riêng, và trong học
2



tập và trong giao tiếp hàng ngày nói chung? Thiết nghĩ, đây không chỉ là sự trăn trở
của riêng tôi mà là tất cả của giáo viên dạy Ngữ văn hiện nay. Riêng với đối tượng học
sinh khối 7, đây là khối mà tôi trực tiếp giảng dạy nhiều năm nên đã có ít nhiều tích
lũy kinh nghiệm của bản thân. Hơn nữa, việc rèn luyện và nâng cao kĩ năng nói cho
học sinh khối 7 nhằm chuẩn bị cho các em lên lớp 8,9 đáp ứng được yêu cầu về kĩ
năng nói cao hơn. Trên cơ sở đó, các em sẽ đáp ứng được yêu cầu của chương trình
đồng tâm SGK Ngữ văn THCS.
Xuất phát từ tất cả yêu cầu trên, tôi quyết định chọn đề tài "Một số biện pháp
nâng cao kĩ năng nói ở tiết dạy Làm văn chương trình Ngữ văn lớp 7 - trường
THCS Trưng Vương".
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng hoạt động dạy học các tiết Làm
văn ở khối 7 trường THCS Trưng Vương, tôi đề xuất các biện pháp rèn kĩ năng nói
ở phân môn Làm văn nhằm :
- Rèn cho các em kĩ năng biết diễn đạt, trình bày một ý kiến, một sự việc,
một câu chuyện một cách lưu loát, hấp dẫn. Đồng thời bộc lộ được cảm xúc, thái độ
qua việc tiếp nhận văn bản hay trong kĩ năng giao tiếp hàng ngày;
- Giúp học sinh xóa bỏ đi những e ngại khi phát biểu ý kiến trong tiết học, từ
đó hình thành niềm say mê học môn Ngữ Văn của các em;
- Giúp học sinh làm bài viết Làm văn có hiệu quả hơn từ đó góp phần nâng
cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn.
- Phục vụ thiết thực cho các em về nhu cầu biểu cảm trong cuộc sống, từ đó
nâng cao kĩ năng giao tiếp của học sinh.
3. Phương pháp nghiên cứu – Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu, đề xuất được những giải pháp, tôi đã kết hợp các
phương pháp sau:
*Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
- Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài
- Một số văn bản chỉ đạo chuyên môn về việc giảng dạy môn Ngữ Văn
THCS của Sở GD – ĐT Khánh Hòa.

- Các tài liệu khảo sát khác có liên quan.
*Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Khảo sát khả năng nói, trình bày vấn đề của học sinh
- Thực nghiệm (kiểm chứng kết quả này qua các tiết dạy).
- Trắc nghiệm
- Phân tích, xử lý số liệu.
* Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Yêu cầu kĩ năng nói trong các tiết Làm văn ở
chương trình Ngữ văn 7
- Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Học sinh lớp 7/1 trường THCS Trưng Vương

* Dự kiến thời gian bắt đầu và kết thúc nghiên cứu: Từ tháng 9/2013 đến
tháng 3/2014
3


II) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
1.1. Mục tiêu môn học Ngữ văn:
Mục tiêu của dạy học môn Ngữ văn là hình thành những con người có ý
thức, có tư tưởng tình cảm cao đẹp, có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ
và đặc biệt là có khả năng thích ứng với cuộc sống năng động trong xã hội hiện đại.
Về kỹ năng, chương trình môn Ngữ văn nhấn mạnh: “Trọng tâm của việc rèn luyện kỹ
năng cho học sinh là làm cho học sinh có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt khá
thành thạo theo các kiểu văn bản …”.
1.2. Căn cứ vào những yêu cầu mới khi dạy Làm văn
1.2.1. Dạy và học Làm văn bằng phương pháp giao tiếp:
(Trích Giáo trình dạy và học Làm văn, Chương II, bài 8, tr 467 – Tác giả TS.
Mai Thị Kiều Phượng – NXB ĐHQG Hà Nội, 2010)
Phương pháp giao tiếp là phương pháp điển hình để thực hiện thao tác hướng

dẫn và tạo nên các cuộc giao tiếp trong Làm văn. Bản chất của phương pháp dạy và
học Làm văn theo định hướng giao tiếp chính là dạy cho học sinh cách tổ chức giao
tiếp bằng ngôn ngữ một cách hiệu quả trong những tình huống điển hình và những
tình huống cụ thể để học sinh có thể phát hiện và tìm ý tốt phục vụ cho quá trình
lập mã hay tạo lập văn bản và quá trình giải mã hay tiếp nhận văn bản.
Dạy và học phân môn Làm văn có nhiều mục đích khác nhau. Một trong
những mục đích quan trọng nhất là hình thành và nâng cao khả năng giao tiếp cho
học sinh. Trong dạy học Làm văn, giao tiếp vừa là mục đích dạy học, vừa là nguyên
tắc chủ đạo việc dạy học, vừa là phương tiện, vừa là phương thức để tổ chức hoạt
động dạy của thầy và hoạt động học của trò phân môn Làm văn. Phương pháp giao
tiếp là phương pháp quan trọng trong việc tổ chức dạy và học Làm văn.
1.2.2. Vai trò của việc rèn luyện kĩ năng nói trong Làm văn
(Trích Giáo trình Phương pháp dạy và học kĩ năng Làm văn: Lựa chọn –
Nghe – Nói – Đọc – Viết, chương 2, phần I.1.1, tr 62 – Tác giả TS. Mai Thị Kiều
Phượng – NXB ĐHQG Hà Nội, 2010)
Kĩ năng nói chính là cách thức tổ chức, sắp xếp các yếu tố hoặc phương tiện
ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để thể hiện nội dung giao tiếp cần truyền đạt. Kĩ năng
nói trong dạy và học Làm văn chính là phương pháp rèn luyện cho học sinh các
cách thức tổ chức sắp xếp các yếu tố hoặc các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn
ngữ để thể hiện nội dung giao tiếp cần truyền đạt sao cho đạt hiệu quả cao nhất
trong phân môn Làm văn.
Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh trong giờ dạy học tập làm văn là tăng tính
thực hành ứng dụng cho chương trình Ngữ văn đối với học sinh THCS và khắc phục
hạn chế quá chú trọng đến việc đọc viết hơn nghe nói của chương trình và sách giáo
khoa cải cách giáo dục. Điểm mới và cần lưu ý là chú trọng hơn tới cách tổ chức cho
học sinh hoạt động để phát triển kỹ năng nói trong giờ Tập làm văn. Luyện nói tốt sẽ
giúp học sinh biết bộc lộ tư tưởng, truyền đạt thông tin trong hoàn cảnh giao tiếp khác
nhau.
4



2. Thực trạng vấn đề
Bên cạnh những thuận lợi khi rèn luyện và nâng cao kĩ năng nói ở phân môn
Làm văn 7 như: Sách hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo khoa và sách
giáo viên có những gợi ý nhất định giúp giáo viên định hướng trong khâu soạn
giảng và tổ chức tiết học; Phần Luyện nói trong sách giáo khoa dựa trên các văn
bản, các đề bài đã cho phù hợp với năng lực của học sinh; thì thực tế dạy học và rèn
luyện kĩ năng nói cho học sinh khối 7 trường THCS Trưng Vương còn vướng phải
một số khó khăn:
Khó khăn đầu tiên ta có thể nhận thấy đó là bên cạnh các em học sinh khá
giỏi, có ý thức học tập tốt thì vẫn còn tình trạng một số học sinh có thái độ xem nhẹ
các tiết Làm văn nói chung, tiết Luyện nói nói riêng. Các em ỷ lại bạn bè, lười
không chuẩn bị bài ở nhà hoặc chuẩn bị bài không đạt yêu cầu nên giáo viên tiến
hành tiết dạy rất khó khăn, giờ học không sôi nổi. Mặc dù có hoạt động thảo luận
nhóm nhưng các em yếu cũng ngồi im. Hay như các em không chú trọng đến phần
tự luyện ở nhà để rèn luyện kĩ năng nói của bản thân. Kết quả thì yếu vẫn yếu, lười
vẫn lười. Theo kết quả điều tra lớp 7/1 đầu năm học 2013 – 2014, thì có đến 31/37
(83,78%) học sinh e ngại học môn Làm văn; 28/37 (75,68%) học sinh e ngại học
tiết Luyện nói; và 32/37 (86,49%) học sinh không thích học tiết Luyện nói,… (Chi
tiết xin xem phụ lục số 05 được đính kèm phía sau)
Khó khăn thứ hai, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy Ngữ văn
lớp 7 nhiều năm, tôi nhận thấy thực tế năng lực diễn đạt (dùng từ, đặt câu) của học
sinh còn nhiều hạn chế. Khi tham gia luyện nói, lời nói của các em không tự nhiên,
nói lủng củng, ngập ngừng, không rõ ràng, hoặc nói dài dòng, lan man, không diễn
đạt được điều muốn nói, không kết hợp được với các yếu tố phi ngôn ngữ như: cử
chỉ, nét mặt, âm lượng,… Một số học sinh khi luyện nói rơi vào tình trạng đọc
giống như học thuộc lòng bài văn hoặc phải cầm văn bản mới trình bày được làm
cho việc nói, trình bày thiếu tự nhiên. Hoặc có đôi khi học sinh chuẩn bị bài nói kĩ
nhưng vì thiếu tự tin, hồi hộp quá nên các em vẫn chưa trình bày được bài nói của
mình. Theo kết quả điều tra lớp 7/1 đầu năm học 2013 – 2014, thì có đến 25/37

(67,57%) học sinh gặp phải khó khăn nói lủng củng, ngập ngừng, không rõ ràng;
22/37 (59,46%) học sinh còn rụt rè, e ngại thiếu tự tin khi đứng trước đám đông….
(Chi tiết xin xem phụ lục số 05 được đính kèm phía sau)
Mặt khác, chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 7 phân bố cho mỗi kiểu bài
chỉ có một tiết Luyện nói là quá ít. Hơn nữa, lượng bài tập dành cho một tiết Luyện
nói thường là khá nhiều. Chẳng hạn, tiết 40, Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật,
con người có 4 đề luyện nói. Hay như tiết 112, Luyện nói: Bài văn giải thích một
vấn đề cũng có 4 đề luyện nói. Do vậy, giáo viên khó có thể bao quát hết những
điểm yếu của từng em, vì thế, việc rèn kĩ năng nói các em yếu kém còn có một số
hạn chế nhất định.
Từ đó, ta thấy vấn đề đặt ra là phải tạo cho học sinh tự tin, mạnh dạn, tinh
thần chủ động, bồi dưỡng thêm vốn từ, rèn luyện kĩ năng nói và thực hành những
5


chuẩn mực trong bài nói nhằm nâng cao chất lượng kĩ năng nói cho học sinh, góp
phần thực hiện thành công mục tiêu dạy học môn Ngữ văn THCS.
Vì vậy, với vai trò là một giáo viên Ngữ văn dạy khối 7, tôi mạnh dạn đưa ra
sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói ở tiết dạy Làm văn
chương trình Ngữ văn lớp 7 - trường THCS Trưng Vương" nhằm đưa ra một số
giải pháp của bản thân để nâng cao kĩ năng nói cho học sinh khối 7 trường THCS
Trưng Vương.
3. Các biện pháp tiến hành
Quan điểm dạy học theo phương pháp mới hiện nay đã nhấn mạnh: “Thầy chủ
đạo, trò chủ động”, “Học sinh là chủ thể sáng tạo”. Để phát huy tính tích cực của học
sinh, thì giáo viên phải làm tốt vai trò của người nhạc trưởng. Để hoàn thành những
định hướng đã đặt ra và giải quyết những vấn đề đã nêu, tôi xin trình bày một số
biện pháp như sau:
3.1. Vấn đề quan trọng trước hết và là đầu tiên trong quá trình rèn kĩ
năng nói đó là giáo viên cần tạo cho học sinh ý thức được vai trò của các giờ

Làm văn nói chung và tiết Luyện nói nói riêng:
3.1.1. Mục đích:
Lí luận giáo dục học đã chỉ rõ: Khi người học có ý thức và thái độ đúng thì
sẽ có hành động đúng.
Biện pháp này nhằm giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của các
giờ Làm văn nói chung và các tiết Luyện nói nói riêng. Đó là rèn luyện kĩ năng nói
tốt sẽ giúp hình thành phong cách cho học sinh, giúp các em mạnh dạn trước tập
thể. Đặc biệt, tiết luyện nói là điều kiện tốt nhất để các em bày tỏ quan điểm, tình
cảm, khả năng giao tiếp của mình trước bạn bè và thầy cô giáo. Từ đó, giúp các em
có kĩ năng giao tiếp tốt trong cuộc sống.
3.1.2. Cách thức tiến hành:
Tôi luôn cố gắng làm cho các em ý thức được đây là những giờ học quan
trọng bằng cách đưa ra những yêu cầu cụ thể mà các em cần phải đạt được.
- Khi dạy xong tiết học hôm trước, tôi nêu mục đích, yêu cầu của bài mới
hôm sau sẽ học. Từ đó, các em sẽ về nhà soạn bài theo những yêu cầu đó.
- Trước khi bắt đầu dạy bài mới, tôi giới thiệu lại cho các em mục đích, yêu
cầu của tiết học này để các em ý thức được vai trò của các tiết làm văn và luyện
nói.
3.1.3. Ví dụ:
- Khi dạy tiết Làm văn, tiết 28 “Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm”, tôi
nhấn mạnh vai trò của tiết học này như sau: Trong tiết học này, các em sẽ nắm bắt
được đặc điểm thể loại biểu cảm, các thao tác làm bài văn biểu cảm, biết cách thể
hiện những tình cảm, cảm xúc, tạo điều kiện thuận lợi cho bài luyện nói sau này và
viết tốt bài viết số 2. Vì vậy, khi soạn bài này, học sinh phải chuẩn bị những vấn đề
sau:
* Xem lại các kiến thức về văn biểu cảm (khái niệm, đặc điểm, cách làm).
Từ đó vẽ bản đồ tư duy
6



* Trả lời các câu hỏi SGK, chuẩn bị dàn bài “Loài cây em yêu”, chuẩn bị
phần mở bài và kết bài.
- Khi dạy tiết 40 “Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người”, tôi nhấn
mạnh vai trò của tiết học này như sau: Trong tiết học này, các em sẽ nắm bắt được
các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm và
những yêu cầu khi làm văn biểu cảm; Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật và con
người trước tập thể; và các em sẽ biết cách diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình
cảm của bản thân về sự vật và con người bằng ngôn ngữ nói. Từ đó, giúp ích rất
nhiều cho các em trong cuộc sống.
Đối với bài dạy này, tôi chọn 2 đề để cho các em luyện nói. Vì vậy, khi soạn
bài này, học sinh phải chuẩn bị những vấn đề sau:
* Chuẩn bị dàn ý cho 2 đề văn trên. Chú ý đọc kĩ yêu cầu về văn biểu cảm
về sự vật và con người.
* Các yêu cầu của một bài nói: nội dung, hình thức, kĩ thuật nói (liên hệ lớp
6)
3.1.4. Tác dụng:
Từ việc giáo dục như trên, tôi tin rằng các em học sinh có động lực để phấn
đấu hơn trong những lần luyện nói, tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức giờ luyện
nói đạt hiệu quả. Và việc cho học sinh thấy được những mục đích và tác dụng cụ
thể, dễ thấy sẽ trở thành động lực để các em tự rèn theo yêu cầu của giáo viên.
3.2. Bên cạnh đó, giáo viên cần tổ chức triển khai thực hiện nhịp nhàng các
hoạt động rèn và nâng cao kĩ năng nói trong các tiết Làm văn và tiết dạy Luyện
nói
Với chương trình Ngữ văn 7, phân môn Làm văn bao gồm các tiết dạy lí thuyết,
tiết luyện tập và tiết dạy luyện nói. Việc rèn kĩ năng nói cần được thực hiện ở các tiết
học này.
3.2.1. Đối với các tiết dạy lí thuyết, luyện tập - phân môn Làm văn
a. Mục đích:
Thông qua những tiết học lí thuyết, và luyện tập, học sinh sẽ nắm bắt được tri
thức cơ bản về các kiểu văn bản, hình thành các kĩ năng nói (kể chuyện, tóm tắt),

hiểu khái quát về văn bản và bố cục chung của nó.
b. Các bước tiến hành
b1. Hướng dẫn HS soạn bài ở nhà:
GV nêu các yêu cầu cho HS chuẩn bị trước ở nhà. Trong đó, GV cần xác định
trong bài dạy đó, cần phải rèn kĩ năng nói cho học sinh ở đơn vị kiến thức nào để yêu
cầu các em chuẩn bị chu đáo.
b2. Tiến hành hoạt động rèn kĩ năng nói cho HS trên lớp.
Cách tiến hành một tiết dạy Làm văn cũng phải tuân theo các bước của một bài
dạy thông thường.
Trong các tiết dạy Làm văn, GV có thể rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua
rất nhiều hình thức: phát biểu ý kiến xây dựng bài , thảo luận nhóm,…Tùy theo mỗi
7


kiểu bài làm văn và trình độ học sinh mà GV có thể chọn hình thức rèn kĩ năng nói
phù hợp.
c. Ví dụ:
Khi dạy tiết 36 “Cách lập ý trong bài văn biểu cảm”, tôi chọn nội dung rèn kĩ
năng nói ở phần lí thuyết.
Ở phần chuẩn bị bài ở nhà, tôi yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK. Trên cơ sở
đó, HS bước đầu nắm được các yêu cầu của từng cách lập ý.
Khi tiến hành hoạt động trên lớp, tôi chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận về các
cách lập ý trong văn biểu cảm. Sau khi thảo luận xong, từng nhóm lên trình bày kết
quả thảo luận về cách lập ý của nhóm mình. Các nhóm khác trên cơ sở soạn bài và
bước đầu nắm được các yêu cầu của từng cách lập ý sẽ nhận xét, đánh giá. Tôi coi
những phần nhận xét, đánh giá của các nhóm cũng là những bài luyện nói nhỏ. Vì vậy,
trong quá trình đánh giá, chốt lại kiến thức, tôi cũng nhận xét luôn về phần trình bày,
thể hiện của các nhóm.
Hoặc khi dạy tiết 108 “Luyện tập lập luận giải thích”, tôi chọn nội dung rèn kĩ
năng nói ở phần thảo luận Lập dàn ý cho đề văn : “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của

trí tuệ con người”
Cách thức tiến hành cũng tương tự như tiết 36
c. Tác dụng:
Nếu như GV chú ý rèn kĩ năng nói cho HS ở các tiết lí thuyết và luyện tập ở
phân môn Làm văn thì sẽ tạo điều kiện để các em mạnh dạn và tự tin hơn trong tiết
Luyện nói nói riêng, và tất cả các tiết Ngữ văn nói chung. Từ đó, góp phần hình thành
cho các em niềm yêu thích và có thái độ học tập nghiêm túc đối với môn Ngữ Văn.
3.2.2. Đối với các tiết dạy Luyện nói – phân môn Làm văn
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Trong giờ luyện nói
hiệu quả lao động của học sinh được cảm nhận trực tiếp qua ngôn ngữ. Giờ luyện nói
có thế mạnh của một sinh hoạt giao tiếp tập thể, không như giờ Làm văn viết là một
hoạt động tĩnh, mang tính cá nhân. Không khí giờ luyện nói dễ gây hứng thú hoạt
động của học sinh hơn, nếu giáo viên ý thức được vấn đề này. Về tâm lý, con người
trong hoạt động tập thể bao giờ cũng năng động hơn. Có thấy rõ đặc thù của hoạt động
luyện nói và đặc điểm tâm lý học sinh thì giáo viên mới tiến hành có hiệu quả giờ học
vốn rất sinh động, hấp dẫn và hướng dẫn được những học sinh có tâm lý ngại ngùng
phát biểu trước tập thể lớp. Giờ luyện nói là cơ hội tốt nhất để giáo viên hiểu về con
người, tư tưởng tình cảm học sinh qua cách nói năng, diễn đạt...
3.2.2.1. Mục đích:
- Giúp các em tự tin, có khả năng giao tiếp
- Giúp GV hiểu hơn về tâm tư, tình cảm của các em
- Khi các em nói tốt thì sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc tạo lập văn bản, làm tốt
bài viết Làm văn.
3.2.2.2. Cách thức tiến hành:
 Bước 1: Hướng dẫn học sinh soạn bài trước ở nhà:
8


Muốn một giờ luyện nói đạt kết quả tốt, ngoài việc hướng dẫn cho học sinh
đi đúng yêu cầu của một giờ luyện tập trên lớp thì việc cho các em chuẩn bị bài ở

nhà cũng rất quan trọng. Và muốn các em chuẩn bị bài tốt, có chất lượng thì sự
chuẩn bị, hướng dẫn của giáo viên cũng phải chu đáo.
- Để hướng dẫn học sinh soạn bài tốt, tôi thường xem trước chương trình, từ
đó, chọn đề phù hợp, có hiệu quả cho đối tượng học sinh của mình. Sau đó, tôi dặn
dò các em chuẩn bị bài luyện nói trước. Tôi thường dặn trước từ 5 đến 7 ngày để
các em có thời gian chuẩn bị. Tôi phân việc cụ thể cho từng đối tượng học sinh (có
thể phân theo dãy bàn, tổ, nhóm) để các em chuẩn bị kĩ lưỡng, tránh đối phó qua
loa, đại khái.
- Đối với tiết Luyện nói, tôi hướng dẫn và yêu cầu các em phải soạn một dàn
ý và phải dự kiến lời nói dựa vào dàn ý đó.
* Đối với HS từ trung bình trở xuống: Tôi yêu cầu các em chuẩn bị dàn ý đại
cương.
* Đối với HS khá, giỏi: Tôi yêu cầu chuẩn bị dàn ý chi tiết và các câu văn
chuyển đoạn.
- Để thực hiện tốt cho tiết dạy, tôi kết hợp tiến hành kiểm tra việc chuẩn bị
bài của học sinh qua 1 số tiết dạy trên lớp. Học sinh nào chưa chuẩn bị, tôi yêu cầu
chuẩn bị (gọi từng em và hỏi rõ lí do tại sao không chuẩn bị). Học sinh được một
vài lần kiểm tra sát sao thì các em sẽ phải chuẩn bị đầy đủ.
Việc làm này tuy mất rất nhiều thời gian nhưng tôi nghĩ cần phải có sự chuẩn
bị khó nhọc như thế để phục vụ cho tiết luyện nói được tốt hơn.
+ Ví dụ:
Để chuẩn bị cho tiết dạy 40 “Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người” thì
khi dạy tiết 36, “Các cách lập ý trong bài văn biểu cảm”, tôi đã cùng các em xây dựng
1 dàn ý chung cho dạng văn biểu cảm này. Đó là:
Dàn ý chung
Gợi ý cụ thể đối với từng phần
Văn biểu cảm về sự vật, con người
1. Mở bài:
- Giới thiệu đối tượng biểu cảm
- Lí do em yêu quí

2. Thân bài:
- Các đặc điểm gợi cảm của đối tượng - Những đặc điểm, tính chất gì của đối
biểu cảm
tượng tác động nhiều nhất đến cảm xúc và
suy nghĩ của em?
(Cách lập ý: Quan sát, suy ngẫm)
- Đối tượng làm em nghĩ đến, liên tưởng
đến những gì?
- Đối tượng ấy trong cuộc sống của
- Đối tượng ấy có vai trò quan trọng như
mọi người, xã hội,...
thế nào trong cuộc sống của mọi người?
(Cách lập ý:
- Trong tương lai, nếu thiếu vắng đối
- Hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ về hiện tượng ấy, em sẽ cảm thấy như thế nào?
9


tại
- Liên hệ hiện tại với tương lai)
- Đối tượng ấy trong cuộc sống của
em?
(Cách lập ý: - Hồi tưởng quá khứ, suy
nghĩ về hiện tại)

- Em có kỉ niệm gì đáng nhớ nhất đối với
đối tượng ấy?
- Bây giờ nghĩ lại, em cảm thấy như thế
nào?
- Đối tượng ấy có ý nghĩa như thế nào đối

với cuộc sống của em.

3. Kết bài:
Khẳng định tình cảm của em đối với
sự vật, con người ấy.
Và tôi photo dàn bài chung này để các em dán vào vở học. Trên cơ sở đó, đến tiết 40,
tôi yêu cầu các em chuẩn bị bài nói theo dàn bài chung như trên.
* Đối với HS từ trung bình trở xuống: Các em chỉ cần trả lời tất cả các câu
hỏi trong dàn bài chung là đạt yêu cầu.
* Đối với HS khá, giỏi: Trên cơ sở trả lời những câu hỏi khái quát trong dàn
bài chung, tôi yêu cầu các em chuẩn bị dàn ý chi tiết và các câu văn chuyển đoạn
để bài nói của mình có sự liên kết mạch lạc. Ngoài ra, em nào có khả năng thì
chuẩn bị thêm phần mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng.
+ Tác dụng: Từ việc hướng dẫn học sinh soạn bài ở nhà cụ thể, chi tiết như
trên, tôi tin rằng các em học sinh có được sự tự tin trong những lần luyện nói, tạo
điều kiện cho giáo viên tổ chức giờ luyện nói đạt hiệu quả.
 Bước 2: Thực hành hoạt động luyện nói trên lớp:
a. Hoạt động 1: Kiểm tra khâu chuẩn bị ở nhà của học sinh.
Bước này tôi đặc biệt chú ý, không thể bỏ qua hay lơ là được vì đây là cơ sở
cho tiết luyện nói. Mặt khác, kiểm tra chặt chẽ khâu chuẩn bị ở nhà sẽ tạo thói quen
học tập, tự giác cho học sinh và có biện pháp kịp thời đối với những học sinh yếu hoặc
lười học.
b. Hoạt động 2: Ôn lại kiến thức về phương thức biểu đạt mà học sinh luyện
nói.
Ở phần này, tôi thường cho học sinh hệ thống hóa kiến thức đã học về đặc điểm
của phương thức biểu đạt mà em đã học bằng bản đồ tư duy. Trên cơ sở đó, các em sẽ
nhớ lại các kiến thức cũ và luyện nói được tốt hơn.
b. Hoạt động 3: Thống nhất lại dàn bài chung.
Phần này tôi không đi lại từng bước nhỏ như phần chuẩn bị bài vì sẽ mất thời
gian. Tôi chỉ đưa ra những câu hỏi, những vấn đề có tính chất giải đáp vướng mắc mà

các em gặp phải trong phần chuẩn bị bài. Trên cơ sở đó, xây dựng dàn bài chung làm
yêu cầu về kiến thức để đánh giá nội dung bài nói của học sinh.
Sau đó, tôi photo dàn bài thống nhất cho các em dán vào vở.
Ví dụ: Khi dạy tiết 40 “Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người”, SGK đưa ra
4 đề, tôi chọn lại 2 đề để tiến hành cho các em luyện nói.
10


Đề 1: Cảm nghĩ về sách vở - “người bạn” hàng ngày của em.
Đề 2: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến
tương lai
Dàn ý chung của 2 đề như sau:
Đề 1: Cảm nghĩ về sách vở - “người bạn
Đề 2: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo- những
“hàng ngày của em
“người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến
tương lai
1. Mở bài:
1. Mở bài:
- Giới thiệu về sách vở
- Giới thiệu về thầy, cô giáo (nói chung)
- Nêu cảm xúc của em
- Nêu cảm xúc của em
(Hoặc nêu tình huống tạo cảm xúc (đến
(Hoặc nêu hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc về
thư viện hoặc gặp lại sách vở cũ)  Giới thầy cô ( có thể nhân ngày 20-11; nhớ về
một kỷ niệm…)
thiệu cảm xúc chung về sách vở)
2. Thân bài:
2. Thân bài:

- Những nét gợi tả về thầy, cô giáo
- Đặc điểm bên ngoài của đối tượng
* Hình ảnh thầy, cô giữa đàn em nhỏ.
* Giọng nói ấm áp, trìu mến, thân thương
khi thầy cô giảng bài.
…..
- Thầy, cô giáo trong cuộc sống của mọi
- Sách vở trong cuộc sống mọi người
người…
* Sách giáo khoa và vở học tập là người
bạn thân thiết, gắn bó hằng ngày với học * Thầy cô dạy hết lớp HS này đến lớp HS
khác như chở những chuyến đò. „Người
sinh.
lái đò“- người thầy đã đưa biết bao học
* Sách khoa học: mở rộng hiểu biết.
sinh „cập bến“ tương lai, bao thế hệ HS
* Sách văn học: Mở ra những chân trời
đã trưởng thành.
cảm xúc, bồi dưỡng vốn sống, giáo dục
* Vai trò của người thầy rất lớn đến sự trửthẩm mỹ…
ởng thành của mỗi ngửời, đến sự phát
triển của xã hội.
* Nhớ mãi hình ảnh thầy cô
- Kỉ niệm của em về thầy cô giáo
- Kỉ niệm của em về sách vở
3. Kết bài:
3. Kết bài:
- Khẳng định tình cảm của em đối sách vở - Khẳng định tình cảm của em đối với thầy

d. Hoạt động 4: Yêu cầu cho bài nói của học sinh.

Ở phần này, GV cần tiến hành nhanh và mang tính định hướng
HS nhắc lại yêu cầu luyện nói chung. GV chốt các yêu cầu của bài nói như sau:
- Nội dung bài luyện nói: Bài đủ ý ngắn gọn rõ ràng,câu văn đúng ngữ pháp
- Hình thức: Bài viết đủ 3 phần
Mở đầu: Giới thiệu tên, lớp, bài nói của mình cho thầy cô và các bạn nghe
11


Nội dung chính : Đủ 3 phần bài Tập làm văn (MB-TB-KB )
Kết thúc : Có lời cảm ơn “cảm ơn thầy, cô đã lắng nghe”
- Kỹ thuật nói: Trình bày rõ ràng, mạch lạc, nói thành câu trọn vẹn. Lời nói có
ngữ điệu, diễn tả thái độ, tình cảm tự nhiên, phù hợp.
- Tác phong: Bình tĩnh, đĩnh đạc, tự tin. Trước khi nói phải có lời thưa gửi, kết
thúc phải có lời cảm ơn.
e. Hoạt động 5: Bước chuẩn bị của học sinh trước khi nói
Tôi dành thời gian khoảng 5 – 7 phút để học sinh chuẩn bị trình bày bài nói.
Nếu thảo luận nhóm thì nhóm sẽ góp ý, chỉnh sửa.
Để cho học sinh có điều kiện trình bày bài nói của mình một cách tự nhiên, hiệu
quả, tùy từng bài dạy và từng đối tượng HS mà tôi lựa chọn nhiều hình thức, nhiều
cách trình bày bài nói khác nhau: có thể là trình bày cá nhân, có thể thảo luận nhóm.
- Hình thức trình bày cá nhân:
* Đối với HS từ trung bình trở xuống: Tôi yêu cầu các em trình bày bài nói
phần mở bài trực tiếp và kết bài chung.
* Đối với HS khá, giỏi: Tôi yêu cầu các em trình bày bài nói phần mở bài
gián tiếp, kết bài mở rộng và một phần thân bài. Hoặc nếu như HS có khả năng, tôi
sẽ cho em trình bày toàn bài (một cách ngắn gọn, nhưng đầy đủ ý và đảm bảo sự
liên kết giữa các phần)
- Hình thức trình bày trước nhóm:
Tôi tiến hành cho mỗi nhóm trình bày một phần của thân bài. Mỗi nhóm có thể
gồm 1 hoặc 2 bàn. Trong vòng 5 phút, dựa vào dàn ý vừa xây dựng kết hợp với

phần chuẩn bị bài ở nhà, các em sẽ nói cho nhau nghe trong nhóm. Tới lượt em nào
nói thì em đó đứng lên, trình bày bài nói. Nhóm góp ý và cử ra 1 bạn có phong cách
nói tốt nhất lên trình bày trước lớp.
Sau 5 phút: Để chuẩn bị cho phần Luyện nói, các nhóm trưởng báo cho GV
biết về tình hình thực hiện các yêu cầu của nhóm mình.
Ví dụ:
Khi dạy tiết 40 “Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người”, tôi phân công
như sau:
 HOẠT ĐỘNG NHÓM (5 phút)
Mỗi nhóm là 1 bàn
1. Phân công nội dung biểu cảm:
a. Nhóm 1,2,3,4,5: Đề 1
- Nhóm 1: Mở bài
- Nhóm 2: Đặc điểm gợi tả của sách vở
- Nhóm 3: Sách vở trong cuộc sống mọi người
- Nhóm 4: Sách vở trong cuộc sống của em
- Nhóm 5: Kết bài
b. Nhóm 6,7,8,9,10: Đề 2
- Nhóm 6: Mở bài
- Nhóm 7: Đặc điểm gợi tả của thầy cô giáo
12


- Nhóm 8: Thầy, cô giáo trong cuộc sống mọi người
- Nhóm 9: Thầy, cô giáo trong cuộc sống của em
- Nhóm 10: Kết bài
g. Hoạt động 6: Học sinh trình bày bài nói. GV tổ chức nhận xét, đánh giá.
Đây là hoạt động giáo viên cần dành nhiều thời gian nhất (khoảng 20 – 25 phút)
+ HS trình bày bài nói:
GV tổ chức cho HS trình bày bài nói theo thứ tự 3 phần của bài văn biểu cảm,

xen kẽ giữa phần trình bày cá nhân và kết quả thảo luận của tổ. Cụ thể như sau:
- Trình bày cá nhân: Đối tượng trong cuộc sống của em
- Đại diện nhóm trình bày: Mở bài; Kết bài; Các đặc điểm gợi tả của đối tượng;
Đối tượng trong cuộc sống mọi người
+ Nhận xét, đánh giá.
Nếu để cho học sinh thay phiên nhau lên trình bày bài nói của mình mà không
có sự nhận xét, đánh giá, góp ý của thầy cô, bạn bè thì tiết luyện nói sẽ phản tác dụng.
Trong tiết luyện nói, học sinh giữ vai trò chủ động, tích cực thì giáo viên phải thể hiện
rõ vai trò của người chủ đạo, hướng dẫn. Trong tiết luyện nói người giáo viên thực sự
trở thành một người dẫn chương trình gần gũi và thân mật với học sinh thì sẽ nâng cao
hiệu quả tiết học.
Vì thế, cứ sau mỗi phần, mỗi nội dung cụ thể, tôi luôn chú ý hướng dẫn học sinh
theo dõi, nhận xét, đánh giá theo các ý: nội dung nói, hình thức nói, kĩ thuật nói và tác
phong nói. Và một điều cần lưu ý là tôi luôn chú ý nhận xét về sự liên kết đoạn văn giữa
phần trình bày của nhóm trước với phần trình bày của nhóm sau.
Tôi tổng hợp ý kiến từ học sinh, chỉ ra ưu, khuyết điểm cũng như mặt mạnh, mặt
yếu của từng em để kịp thời phát huy và sủa chữa, uốn nắn.
Theo tôi, lời đánh giá của giáo viên phải chính xác, rõ ràng, nhẹ nhàng, tế nhị;
luôn tạo không khí thân ái, gần gũi để học sinh trao đổi, trình bày ý kiến của mình
được tự nhiên hơn. Tôi luôn chọn ưu điểm nổi bật của từng học sinh và căn cứ theo
từng mức độ: giỏi, khá, trung bình, yếu mà tuyên dương, động viên, khuyến khích,
nhất là sự tiến bộ của học sinh yếu (dù chỉ là sự tiến bộ rất nhỏ). Hoặc để động viên
học sinh, tôi chú ý đánh giá khen ngợi, khuyến khích bằng cách cho điểm, tặng
những tràng pháo tay động viên, hay những hình mặt cười dễ thương sau mỗi bài
nói tốt. Và giáo viên cần chỉ ra lỗi lớn nhất của từng em và cách khắc phục. Nếu
như một lỗi mà thường bắt gặp ở nhiều em thì giáo viên để khoảng 2-3 em nói
xong, ta nhận xét một lần luôn.
+ Tác dụng: Từ việc thực hiện nhịp nhàng các hoạt động nâng cao kĩ năng
nói trong tiết luyện nói như trên, tôi tin rằng các em học sinh có được sự tự tin
trong những lần luyện nói, từ đó nâng cao khả năng giao tiếp, biết cách bộc lộ tình

cảm, nhận xét của mình trước tập thể. Ngoài ra, nó còn tạo cho học sinh hoàn cảnh
giao tiếp thuận lợi trong giờ luyện nói; tạo điều kiện cho cả lớp đều tham gia luyện
nói

13


3.3. Mặt khác, giáo viên cần hình thành những chuẩn mực nói cần phải
đạt đến cho học sinh: Rèn luyện nội dung, hình thức và tác phong nói
Cụ thể giáo viên thực hiện ngay trong tiết “luyện nói văn biểu cảm về sự vật,
con người” ở bài 10 và được nhắc lại nhiều lần chẳng những trong giờ luyện nói
sau mà cũng cần tích hợp ngay khi có điều kiện. Mục đích của việc làm này là để
các em có thể thấm nhuần, thuộc lòng những tiêu chuẩn và thực hiện theo. Những
chuẩn mực cần cụ thể, rõ ràng để các em dễ tiếp thu.
3.3.1 Thứ nhất, rèn luyện nội dung nói: Phải có sự chuẩn bị thật kĩ trước
khi nói)
* Tôi đã cố gắng giúp học sinh chuẩn bị tốt nhất (tùy theo khả năng của các
em) nội dung bài nói, bao gồm các vấn đề:
+ Nói cái gì? (xác định đề tài).
+ Nói với ai? (xác định đối tượng giao tiếp).
+ Nói trong hoàn cảnh nào? (xác định hoàn cảnh giao tiếp).
+ Nói như thế nào? (cách thức giao tiếp để thuyết phục người nghe).
* Yêu cầu:
- Học sinh nói phải có nội dung, nói có suy nghĩ, điều chỉnh kịp thời nội
dung để đáp ứng yêu cầu người nghe.
- Nói theo đề cương mà nội dung đã chuẩn bị.
- Nói tập trung vào vấn đề, chọn dẫn chứng tiêu biểu.
- Điều chỉnh nội dung nói: nhấn lại điều người nghe chưa hiểu, lướt những
điều người nghe đã rõ.
- Kết hợp đúng mực nội dung và ngữ điệu, không để cho ngữ điệu lấn át nội

dung.
3.3.2. Thứ hai, rèn luyện hình thức và tác phong nói:
- Phải có lời chào khi bắt đầu nói, giới thiệu đề tài sắp nói.
- Vị trí đứng nói phù hợp
- Tránh đọc lại hoặc thuộc lòng để đọc lại bài văn chi tiết đã chuẩn bị.
- Giọng nói rõ ràng, cao độ vừa phải, đúng chuẩn ngữ âm, truyền cảm và
thuyết phục người nghe (biết lên trầm xuống bổng hoặc thể hiện cảm xúc chân
thành, tự nhiên, không gò bó, áp đặt).Bài nói phải rõ ràng, mạch lạc, phát âm
chuẩn, tránh dùng từ ngữ địa phương.
- Vận dụng nét mặt, cử chỉ, dáng điệu phù hợp với nội dung nói.
- Tác phong tự nhiên tự chủ, phản xạ ngôn ngữ nhanh nhạy, mắt nhìn thẳng
mọi người.Có thái độ khiêm tốn, chân tình với người nghe, quán xuyến theo dõi
thái độ người nghe
- Không nói ra ngoài những gì mà đề bài yêu cầu.
- Có lời cảm ơn khi kết thúc bài nói.
Bên cạnh đánh giá việc trình bày của học sinh, chúng ta cũng nên lưu ý cho
học sinh những lỗi cần tránh trong nói tiếng Việt về chính âm và hướng dẫn các em
nói diễn cảm, ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn người nghe. Hoặc chúng ta cũng nên lưu
ý các em trong cách trả lời câu hỏi đặt ra: nói phải có kèm lời dẫn. Ví dụ: đề 4, bài
14


27, bài văn giải thích một vấn đề, khi giáo viên đặt câu hỏi “Em thường đọc những
loại sách gì?”, thì lúc trả lời, chúng ta cần định hướng các em trả lời phải có lời
dẫn, phải có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ như: “Thưa cô, em thường đọc sách Toán và
sách Văn ạ”. Nếu như không chỉnh sửa, uốn nắn kịp thời cho các em thì chúng ta sẽ
nhận được câu trả lời: “Thưa cô, là sách Toán, sách Văn”.
Sau đó, giáo viên chọn lọc nội dung để học sinh ghi vào vở.
3.4. Ngoài ra, giáo viên cần phát huy tính tích cực, chủ động của học
sinh trong tự rèn và nâng cao kĩ năng nói

Để việc tự rèn luyện kĩ năng nói của các em được tốt hơn, tôi hướng dẫn các
em khi về nhà thì đứng trước gương, tập nói những phần cô giao về nhà chuẩn bị,
quan sát cử chỉ, nét mặt của mình. Trong những lần đầu tiên tập nói, có thể em sẽ bị
ấp úng, gương mặt căng thẳng, mắt không dám nhìn thẳng vào gương,…Nhưng nếu
em đã thuộc các ý cần phải diễn đạt thì bài nói tự nhiên sẽ trôi chảy, mạch lạc hơn.
Mà một khi nội dung đã trôi chảy rồi thì các em sẽ điều khiển được các yếu tố phi
ngôn ngữ như: nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt,… Và tôi luôn cố gắng khuyên và
nhắc nhở em rằng: Việc rèn kĩ năng nói không phải ngày một, ngày hai mà xong
được. Đó là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi ở các em sự nhiệt tình và lòng kiên
nhẫn.
Tôi cũng dẫn cho các em thấy một số gương của các nhà diễn thuyết, hùng
biện lớn trên thế giới như: Nhà hùng biện xuất chúng Demosthenes (Đét – mô Xơtê-nét) của Athena thời Hi Lạp cổ đại. Khi còn bé Demosthenes mắc một tật về phát
âm là "một sự phát ngôn không rõ ràng và rối rắm và một sự thiếu hơi đã làm ngắt
các câu quá nhiều nên che khuất ý nghĩa những lời ông nói". Thực chất là
Demosthenes bị mắc chứng ngọng âm r (rhotacism), phát âm sai âm ρ (r) thành λ
(l)). Ông có biệt danh "Batalos" (kẻ nói lắp). Thế là Demosthenes đã quyết tâm
thực hiện một chương trình khắc nghiệt để khắc phục khuyết điểm và cải thiện sự
trình bày, bao gồm giọng nói, cách diễn đạt và các cử chỉ của mình . Ông thường
học và luyện hùng biện trong một phòng ngầm dưới đất xây riêng. Ông cũng
thường nói với những hòn sỏi trong miệng và trích dẫn thơ trong lúc chạy . Để tăng
cường giọng, ông nói trên bờ biển trước những con sóng lớn.,… Qua câu chuyện
này, tôi hi vọng sẽ bồi dưỡng cho các em về sự tự tin về khả năng nói của mình
hơn.
Tùy theo từng trình độ học sinh, tôi hướng dẫn các em tự rèn và nâng cao kĩ
năng nói của mình theo từng mức độ như sau:
+ Mức độ 1: Hướng dẫn HS nói từng phần
- Mục đích:
Đối với những em học sinh còn hạn chế về kĩ năng nói, thì việc rèn cho các
em lựa chọn từng phần nhỏ của bài nói để nói cũng là một cách giúp các em bớt đi
sự e ngại, thiếu tự tin.

- Cách thức tiến hành:

15


* Trong một bài văn nói có nhiều phần, tôi hướng dẫn các em khi lên thực
hiện bài nói, ngoài việc nói theo yêu cầu chỉ định của giáo viên thì em cũng có thể
tự chọn phần nào mình yêu thích nhất để mình trình bày.
* Đối với những em học sinh trung bình trở xuống, tôi khuyến khích các em
nói suôn sẻ, hoàn chỉnh phần mở bài trực tiếp và kết bài chung (Đối với các tiết
Luyện nói) hay cho các em tự chọn phần nào mà mình cảm thấy tự tin nhất để nói;
hoặc yêu cầu các em trả lời những câu hỏi ở mức độ nhận biết một cách hoàn
chỉnh, rõ ràng, đầy đủ ý nghĩa (đối với các tiết lí thuyết và luyện tập ở phân môn
Làm văn)
* Đối với những em học sinh Khá giỏi, tôi yêu cầu các em nói suôn sẻ, hoàn
chỉnh phần mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng (nếu có khả năng) (Đối với các tiết
Luyện nói); hoặc yêu cầu các em trả lời những câu hỏi ở mức độ thông hiểu, vận
dụng một cách hoàn chỉnh, rõ ràng, đầy đủ ý nghĩa (đối với các tiết lí thuyết và
luyện tập ở phân môn Làm văn)
- Tác dụng: các em sẽ cảm thấy hứng thú với việc rèn kĩ năng nói và chăm
chỉ về nhà tự rèn luyện, nâng cao kĩ năng nói hơn.
+ Mức độ 2: Hướng dẫn HS nói toàn bài
Đối với những em học sinh Khá giỏi, có khả năng, tôi yêu cầu các em nói
suôn sẻ, hoàn chỉnh nguyên một bài văn nói.
Điều này tạo cho các em ý thức xây dựng một bài nói hoàn chỉnh: sắp xếp
các ý trong đầu ra sao, chuyển đoạn ở những phần nào, nói sao cho lưu loát mà
không bị đánh giá là học thuộc lòng ,…Từ đó, sẽ thôi thúc các em ý chí tự rèn
luyện ở nhà nhiều hơn nữa để có thể tự tin trình bày cả một bài nói hoàn chỉnh
trước lớp.
Tôi nhận thấy, vì lớp 7/1 năm học 2013 – 2014 là một lớp nói chung có mức

học lực tương đối cao hơn những lớp khác cùng khối, nên khi tôi áp dụng yêu cầu
nói toàn bài thì một số em vẫn đáp ứng được yêu cầu trên và nó vẫn mang lại một
số hiệu quả nhất định.
Tuy nhiên, ở mức độ các lớp có mức học lực thấp hơn như lớp 7/4 năm học
2013 – 2014 thì tôi nhận thấy có thể áp dụng ở mức độ 1 cũng đem lại hiệu quả.
4. Hiệu quả
Sau khi áp dụng các giải pháp đã nêu, chất lượng tiết luyện nói của học sinh
có sự chuyển dịch tốt. Cụ thể, kết quả khảo sát qua tiết luyện nói của học sinh lớp
7/1 cuối năm học 2013- 2014 so với thời điểm đầu năm học 2013- 2014 như sau:
Kết quả cuối năm học 2013- 2014
Kết quả đầu năm học 2013- 2014
Đa số học sinh mạnh dạn, tự tin và có Phần lớn học sinh rụt rè, e ngại, thiếu
thái độ cởi mở trong tiết luyện nói.
tự tin khi đứng trước đám đông để
luyện nói.
Cụ thể:
Cụ thể:
31/37 học sinh cảm thấy bản thân đã 22/37 học sinh còn rụt rè, e ngại khi
mạnh dạn và cởi mở hơn so với đầu đứng trước đám đông
năm
16


Không khí lớp học hào hứng, sôi nổi, Không khí lớp học nặng nề, thiếu sôi
học sinh thích được học những tiết nổi, học sinh ngại học những tiết luyện
luyện nói hơn.
nói.
Cụ thể:
Cụ thể:
27/37 học sinh thích học những tiết 32/37 hs không thích học tiết Luyện

luyện nói
nói)
Bài nói do có sự chuẩn bị chu đáo và Khi trình bày các em ngập ngừng, ấp
được rèn luyện nhiều nên khi trình bày úng, nội dung không trọn vẹn, đầy đủ,
nên các em không còn ngập ngừng, ấp bài nói thiếu hoàn chỉnh.
úng, nội dung diễn đạt trọn vẹn và đầy
đủ hơn. Do đó đa số bài nói đều hoàn
chỉnh hơn trước.
Cụ thể:
Cụ thể:
16/37 học sinh – khắc phục được tình 25/37 học sinh còn nói lủng củng, ngập
trạng nói lủng củng, ngập ngừng
ngừng
17/37 học sinh không cần cầm văn bản 20/37 học sinh phải cầm văn bản mới
vẫn trình bày được bài nói
trình bày được bài nói
18/37 học sinh phần nào khắc phục 22/37 học sinh còn rụt rè, e ngại khi
được sự e ngại, rụt rè,…
đứng trước đám đông
Kĩ năng nói của học sinh có sự tiến bộ: Kĩ năng nói hạn chế, chưa biết kết hợp
Biết chào khi mở đầu và kết thúc, biết các yếu tố phi ngôn ngữ.
giới thiệu đề tài, cách nói trôi chảy,
đúng chính âm, chỉnh tả, biết dùng nét
mặt, cử chỉ, âm lượng… tham gia thể
hiện nội dung bài nói.
Cụ thể:
Cụ thể:
29/37 học sinh không nắm được yêu
- 30/37 học sinh biết chào khi mở đầu cầu của một bài nói
và kết thúc

- 18/37 học sinh biết cách giới thiệu
đề tài
- 21/37 học sinh nói đúng chính âm,
chính tả,…
(Chi tiết xin xem phụ lục số 06 được đính kèm phía sau)
Mặt khác, đối chiếu các bài viết Tập làm văn trên lớp của HS trước và sau
khi thực hiện kinh nghiệm này, tôi có được tổng hợp chất lượng bài viết như sau:
 Chất lượng trước khi thực hiện kinh nghiệm:
Năm học 2011 – 2012
BÀI VIẾT SỐ 3
BÀI VIẾT SỐ 5
Lớp
Sĩ số
8
8
5-<8
3-<5
0-<3
5-<8
3-<5
0-<3
7/4
38
3
28
6
1
4
28
6

Tỉ lệ
7.9%
73.7 15.8% 2.6% 10.5
73.7 15.8%
17


TB
Lớp

Sĩ số

7/4
Tỉ lệ

38

8
5
13.2
%
TB

%
31
81.6%
BÀI VIẾT SỐ 6
5-<8
3-<5
0-<3

29
4
76.3 10.5%
%
34
89.5%

%
TB

%
32
84.2%
BÀI THI HKII
8
5-<8
3-<5
3
31
4
7.9% 81.6 10.5%
%
TB
34
89.5%

0-<3

 Chất lượng sau khi thực hiện kinh nghiệm:
 Năm học 2012 – 2013

BÀI VIẾT SỐ 3
BÀI VIẾT SỐ 5
Lớp
Sĩ số
8
8
5-<8
3-<5
0-<3
5-<8
3-<5
0-<3
7/12
38
16
20
2
9
27
2
Tỉ lệ
42.1
52.6
5.3%
23.7
71%
5.3%
%
%
%

TB
36
94.7%
TB
36
94.7%
BÀI VIẾT SỐ 6
Lớp
Sĩ số
8
5-<8
3-<5
0-<3
7/12
38
17
21
Tỉ lệ
44.7
55.3
%
%
TB
38
100%
 Năm học 2013 – 2014
BÀI VIẾT SỐ 3
Lớp
Sĩ số
8

5-<8
3-<5
0-<3
7/1
37
14
23
Tỉ lệ
37,8
62,2
%
%
TB
37
100%
BÀI VIẾT SỐ 6
Lớp
Sĩ số
8
5-<8
3-<5
0-<3
7/1
37
16
21
Tỉ lệ
42,1
57,9
%

%
TB
37
100%

18

BÀI VIẾT SỐ 5
8
5-<8
3-<5
0-<3
10
27
27 % 73%
TB

37

100%


Bằng kết quả của những bài kiểm tra, tôi nhận thấy có sự chuyển biến theo
hướng ngày càng tích cực về chất lượng học tập của học sinh. Tuy nhiên, sự chuyển
biến ấy còn tùy thuộc thêm vào thái độ, trình độ học tập của học sinh.
Vì vậy, tôi hi vọng và tin tưởng rằng trong thời gian tới, với sự tìm tòi, khả
năng sáng tạo và sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của thầy và trò trường THCS
Trưng Vương, chất lượng học tập của học sinh sẽ được nâng lên cao hơn nữa, đáp
ứng tốt mục tiêu giáo dục đã đề ra.


19


III) KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm:
Từ những thành công bước đầu qua các biện pháp trên, bản thân tôi rút ra
những bài học kinh nghiệm sau đây:
+ Đối với giáo viên:
Trước hết người giáo viên dạy văn phải thấy được tầm quan trọng của việc
rèn luyện và nâng cao kĩ năng nói cho học sinh ở lớp 7 nói riêng và ở bậc THCS
nói chung. Người giáo viên phải có sự tìm tòi và đem hết trách nhiệm của mình để
đạt kết quả cao nhất cho tiết học này.
Khi tiếp xúc với học sinh lần đầu tiên, giáo viên cần cố gắng thiết lập tốt mối
quan hệ, giúp học sinh thấy được sự gần gũi, thân tình nơi giáo viên Ngữ Văn. Điều
này là cơ sở giúp học sinh dễ dàng bộc lộ với giáo viên hơn trong những giờ học
sau. Có thể làm quen với các em bằng cách giới thiệu về mình, cũng là cơ sở để các
em theo đó mà tự giới thiệu bản thân về những điều đơn giản như họ tên, tuổi, sở
thích... Điều này không kém phần quan trọng, vì nếu làm được như vậy thì người
giáo viên đã phần nào giúp học sinh bắt đầu tập làm quen với việc phát biểu miệng.
Muốn giờ luyện nói đạt kết quả tốt, người giáo viên phải có sự chuẩn bị chu
đáo. Trước hết là chuẩn bị giáo án, sau đó là chuẩn bị cụ thể, tỉ mỉ cho việc hướng
dẫn sự chuẩn bị bài của học sinh. Có như vậy cả giáo viên và học sinh mới thực
hiện tốt việc luyện nói trên lớp.
Trong giờ luyện tập, giáo viên phải phát huy trí tuệ của học sinh, áp dụng
những biện pháp tốt nhất để cả lớp tham gia luyện tập. Từ đó giúp các em hiểu
được yêu cầu của tiết luyện tập cũng như nâng cao kĩ năng trình bày nói trước tập
thể học sinh.
Ngoài việc chú trọng cho học sinh tập làm quen với việc trình bày miệng
trong những giờ học, theo ý kiến của bản thân tôi, giáo viên cũng nên tiếp xúc với
học sinh trong những lúc ngoài giờ lên lớp. Đó là những trao đổi để tìm hiểu tâm

tư, nguyện vọng của các em, ngoài ra còn nhằm mục đích khác là tạo cho các em
thaí độ tự tin, mạnh dạn. Trên thực tế, khi giáo viên làm được việc đó thì các em
vốn rất nhút nhát và không dám trao đổi với thầy cô trong cuộc sống đã có sự thay
đổi, các em dần dần bớt e ngại, rụt rè và trở nên dạn dĩ hơn, tiếp xúc với giáo viên
một cách tự nhiên hơn. Điều đó cũng góp phần giúp cho các em có thể tự tin trình
bày ý kiến của mình, khỏi ngỡ ngàng khi bắt đầu vào tìm hiểu các giờ luyện nói.
Thông qua tiết dạy Làm văn nói riêng, Ngữ văn nói chung, người giáo viên
cần giáo dục cho học sinh lòng tự hào được nói tiếng Việt, biết tôn trọng và giữ gìn
sự trong sáng của tiếng Việt. Lòng tự hào về tiếng Việt của học sinh phải thể hiện:
học tập, xây dựng cách nói đúng và trong sáng; đồng thời chống những cách nói
không đúng, không lành mạnh (như việc sử dụng ngôn ngữ “chat”, tiếng lóng,…).
+ Đối với học sinh:
Học sinh cần phải chuẩn bị bài tốt ở nhà theo các yêu cầu của giáo viên
Tự rèn luyện và nâng cao kĩ năng nói ở nhà: tập nói trước gương, chú ý nét
mặt, cử chỉ, điệu bộ,..
20


Cần mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài
Tập khả năng đánh giá, nhận xét khi nghe bạn phát biểu ý kiến.
Học tập, xây dựng cách nói đúng và trong sáng; đồng thời chống những cách
nói không đúng, không lành mạnh (như việc sử dụng ngôn ngữ “chat”, tiếng lóng,
…).
2. Kết luận:
Bằng kinh nghiệm của mình, với mong muốn nâng cao chất lượng kĩ năng
nói trong tiết Làm văn cho học sinh, tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm
"Một số biện pháp nâng cao kĩ năng nói ở tiết dạy Làm văn chương trình Ngữ văn
lớp 7 - trường THCS Trưng Vương"
Sáng kiến này còn có khả năng mở rộng áp dụng vào cả phân môn Đọc Hiểu văn bản và Tiếng Việt, không chỉ riêng khối 7 mà còn có cả khối 6, 8, 9.
Qua đây, tôi mong muốn tìm được một tiếng nói chung với các giáo viên

Ngữ văn trường THCS Trưng Vương trong việc nâng cao kĩ năng nói cho học sinh
qua các tiết dạy Làm văn, để những tiết học Làm văn thật sự trở thành niềm yêu
thích của học sinh, giúp học sinh có khả năng thực hành nói, giao tiếp chuẩn mực.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện nhằm nâng cao chất lượng
kĩ năng nói trong các tiết dạy Làm văn cho học sinh khối 7 trường THCS Trưng
Vương. Bước đầu đã có một số hiệu quả nhất định. Dù vậy, sáng kiến kinh nghiệm
của tôi chắc vẫn còn một đôi chỗ thiếu sót. Kính mong sự góp ý của quí thầy cô để
sáng kiến kinh nghiệm của tôi thực sự có hiệu quả hơn.
Người viết

Huỳnh Thị Thúy Ngân

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Thị Kiều Phượng, Giáo trình phương pháp dạy và học Làm văn, NXB
ĐHQG Hà Nội, 2010
2. Mai Thị Kiều Phượng, Giáo trình phương pháp dạy và học kĩ năng Làm
văn (Lựa chọn – Nghe – Nói – Đọc – Viết) , NXB ĐHQG Hà Nội, 2010
3. Mai Thị Kiều Phượng, Giáo trình Làm văn (Bằng phương pháp kết cấu và
phương pháp diễn đạt, NXB ĐHQG Hà Nội, 2010
4. Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2011
5. Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1+2, NXB giáo dục , 2011
6. Sách giáo viên Ngữ văn 7, tập 1+2, NXB giáo dục, 2011

22




×