Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động từ thực tiễn tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.17 KB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TĂNG VĂN HOÀNG

TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO
SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRONG TRẠNG THÁI
TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH TỪ THỰC TIỄN TỈNH
BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TUNG HÌNH SƯ

Hà Nội, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TĂNG VĂN HOÀNG

TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO
SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRONG TRẠNG THÁI
TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH TỪ THỰC TIỄN TỈNH
BÌNH DƯƠNG
Ngành: Luật Hình sư và Tô tụng hình sư
Mã số: 8.38.01.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TRUNG THÀNH


Hà Nội, năm 2019


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC
GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRONG TRẠNG
THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH ................................................. 8
1.1. Những vấn đề lý luận về tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. ......
8
1.2. Quy định của pháp luật hình sư Việt Nam về tội cô ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh. .......................................................................................... 19
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY
TỔN HẠI SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRONG TRẠNG THÁI TINH
THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG ……………29
2.2. Đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sư trong xét xử
vụ án về các tội xâm phạm sức khỏe của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương.
..................................................................................................................... 29
Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ÁP DỤNG ĐÚNG QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH
HOẶCTỔN HẠI VỀ SỨC HỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRONG TRẠNG
THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH……………………………49
3.1. Yêu cầu................................................................................................. 49
3.2. Các giải pháp đảm bảo áp dụng đúng các quy định của Bộ luật hình sư
về tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. ............................................. 56

KẾT LUẬN………………………………………………………………...75


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS

:Bộ luật hình sư

BLTTHS

:Bộ luật tô tụng hình sư

GS. TS

:Giáo sư Tiến sĩ

TAND

:Toà án nhân dân

TANDTC

:Toà án nhân dân tối cao

XHCN

:Xã hội chủ nghĩa



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Con người là vốn quý nhất của xã hội, chính vì vậy, quyền con người
nói chung, tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người nói riêng
được pháp luật của tất cả quốc gia, trong đó có Việt Nam ghi nhận và bảo vệ.
Hiến pháp năm 2013 của nước ta tại Điều 20 có quy định: “mọi người có
quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe,
danh dự và nhân phẩm, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất
kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phận thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự
nhân phẩm”. Tháng 12 năm 2013 Việt Nam đã chính thức gia nhập Công ước
quốc tế về chống tra tấn năm 1984 thể hiện quyết tâm của Việt Nam, đảm bảo
cho mọi người được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Để cụ thể hiến pháp năm 2013, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) đã quy định các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh
dư của con người tại Chương XIV, trong đó nhóm các tội xâm phạm tính
mạng của con người gồm 13 tội danh được quy định tại các điều từ Điều 123
đến Điều 133 và các Điều 148,149 BLHS; nhóm các tội xâm phạm sức khỏe
của con người gồm 7 tội danh được quy định tại các các điều từ Điều 134 đến
Điều 140 BLHS; nhóm các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dư của con người
gồm 14 tội danh được quy định tại các điều từ Điều 141 đến Điều 147 và các
điều từ Điều 150 đến Điều 156 BLHS.
Tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổ hại cho sức khỏe của người khác
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại Điều 135
BLHS năm 2015. So với Điều 105 BLHS năm 1999 về nội dung cấu thành tội
phạm thì về cơ bản không có gì thay đổi. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định
của pháp luật hình sư về tội phạm này cho đến nay vẫn tiếp tục gặp không ít
khó khăn, vướng mắc.
1



Bình Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Bộ
và trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều khu công nghiệp lớn.
Bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, thì Bình Dương cũng
là một trong những địa bàn phức tạp về an ninh trật tư nói chung, về tình hình
tội phạm nói riêng, trong đó có tình hình các tội xâm phạm sức khỏe.
Mặc dù, các cơ quan tiến hành tô tụng hình sư của tỉnh Bình Dương,
nhất là tòa án nhân dân đã nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình trong việc
điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm sức khỏe của người khác, đảm bảo
đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, đồng thời không
làm oan người vô tội, nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan
khác nhau mà việc áp dụng quy định của pháp luật hình sư về các tội xâm
phạm sưc khỏe nhất là tội cô ý gây thương tích hoặc gây hại cho sức khỏe của
người khác vẫn còn những hạn chế, thiếu sót nhất định, cần phải khắc phục.
Vì vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, chuyên sâu những vấn
đề lý luận, quy định của pháp luật thực định về tội cô ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của nười khác và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình
Dương nhằm làm phong phú thêm những vấn đề lý luận, làm rõ những khó
khăn, vướng mắc, hạn chế trong thực hiện áp dụng qua đó kiến nghị những
giải pháp đảm bảo áp dụng đúng quy định của bộ luật hình sư năm 2015 về
tội phạm này là một đòi hỏi cấp bách. Do đó, tác giả chọn đề tài: “Tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng
thái tinh thần bị kích động từ thực tiễn tỉnh Bình Dương” để nghiên cứu làm
luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật hình sư và Tô tụng hình sự.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dư và nhân phẩm của con người nói chung, về nhóm tội
phạm xâm phạm sức khỏe của con người nói riêng.


2


- Ở cấp độ giáo trình: có giáo trình Luật hình sư Việt Nam – phần các
tội phạm do GS.TS Vô Khánh Vinh chủ biên được nhà xuất bản Khoa học xã
hội phát hành năm 2014. Trong giáo trình này có đề cập đến những vấn đề lý
luận và quy định của pháp luật hình sư về các tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác, trong đó có tội cô ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng tinh thần bị
kích động mạnh.
Ngoài giáo trình này, còn có các giáo trình luật hình sư Việt Nam –
phân các tội phạm của các cơ sở đào tạo ngành luật khác như khoa Luật – Đại
học Quốc Gia; Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật Thành phô Hồ Chí
Minh.v.v. cũng đề cập đến tội phạm này ở khía cạnh lý luận và quy định của
luật thực định.
- Ở cấp độ bình luận khoa học BLHS, có cuốn Bình luận khoa học
BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (phần các tội phạm) quyển 1, do GS.TS Nguyễn Ngọc Hóa chủ biên, được nhà xuất bản tư pháp
phát hành năm 2018, trong đó có bình luận tội cô ý gây thương tích gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác do tinh thần bị kích động mạnh.
- Ở cấp độ luận án, luận văn thạc sĩ: có nhiều luận án, luận văn thạc sĩ
đề cập đến tội phạm này, điển hình là luận án Tiến sĩ: “Trách nhiệm hình sự
đối với các tội xâm phạm sức khỏe từ thực tiễn tỉnh Hải Dương”, trong đó có
đề cập đến vấn đề trách nhiệm hình sư đồi với các tội xâm phạm sức khỏe nói
chung, tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
người khác do tinh thần bị kích động mạnh.
- Ở cấp độ các bài báo cáo khoa học: có rất nhiều các bài báo khoa học
liên quan đến chủ đề này đã được công bô tại các tạp chí chuyên ngành, điển
hình là bài: “Bàn về một số quy định của BLHS năm 2015 về các tội xâm
phạm sức khỏe” của tác giả Nguyễn Huy Tài – Tạp chí Kiểm sát sô 4 – 2018;
3



bài: “Một số ý kiến về tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo quy định tại Điều 134 BLHS năm 2015” của tác giả Phan
Minh Tuyên, Tạp chí Tòa án nhân dân sô 12 (Kỳ II tháng 6/2018); bài: “Kiến
nghị tiếp tục hoàn thiện quy định về các tội xâm phạm sức khỏe của người
khác trong BLHS năm 2015 và những giải pháp đảm bảo áp dụng” của tác
giả Nguyễn Duy Hữu, Tạp chí Tòa án nhân dân sô 24 (Kỳ II tháng 12/2016);
bài: “Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và
tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” của tác giả Vũ Thị
Tô Nga, Tạp chí Kiểm sát sô 7/2016; bài: “Một số vấn đề cần lưu ý khi áp
dụng tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều
125 BLHS năm 2015” của tác giả Đặng Thu Hiền, Tạp chí Nghề luật sô tháng
5/2016.v.v. Như vậy, mặc dù có rất nhiều công trình khoa học đề cập đến tội
cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở các cấp
độ khác nhau. Song do mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của các công
trình đó thấy rằng, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách
hệ thống, toàn diện, chuyên sâu về tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh từ
thực tiễn ở một địa bàn cụ thể là tỉnh Bình Dương. Qua đây có thể xác định
nội dung của luận văn không trùng với các công trình khoa học đã được công
bô về chủ đề này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, quy định của BLHS năm
1999 và BLHS năm 2015 về tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và thực tiễn
áp dụng tại tỉnh Bình Dương, luận văn hướng tới việc thiết lập các giải pháp
bảo đảm áp dụng đúng quy định của BLHS về tội phạm này.
4



3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Phân tích, luận giải làm rõ những vấn đề lý luận về tội cô ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh, phân biệt tội phạm này với một sô tội phạm khác
có liên quan.
- Bình luận, đánh giá các quy định của pháp luật hình sư Việt Nam về
tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh của người khác, chỉ ra những bất cập, những khó
khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng.
- Khảo sát, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy địn của BLHS và tội cô
ý gây thương tíc hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh, chỉ ra những kết quả đạt được, cũng như
những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân.
- Đưa ra các giải pháp đảm bảo áp dụng đúng các quy định của BLHS
năm 2015 về tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trong trạng thái bị kích động mạnh.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm:
Những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật hình sư và thực tiễn áp
dụng quy định của pháp luật hình sư và tội cô ý thương tích hoặc gây tổn hại
sức khỏe của người khác trong trạng thái bị kích động mạnh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Luận văn được nghiên cứu trong phạm vi lý luận chuyên ngành Luật
hình sư về: “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

5



người khác trong trạng thái bị kích động mạnh” từ thực tiễn áp dụng các quy
định đó tại tỉnh Bình Dương trong thời gian 2014 – 2018.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp luận.
Luận văn thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ thống quan điểm của Đảng và Nhà
nước về áp dụng pháp luật trong đấu tranh phòng, chống tình hình tội phạm.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Luận văn sử dụng đồng bộ, kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau
đây để làm rõ những vấn đề thuộc nội dung luận án như: phân tích, tổng hợp,
so sánh, thống kê, chuyên gia.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
6.1. Ý nghĩa lý luận.
Luận văn góp phần làm rõ và phong phú thêm những vấn đề lý luận
chuyên ngành (luật hình sự) về một tội phạm cụ thể:
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể tham khảo trong thực tiễn áp
dụng các quy định của BLHS 2015 về tội phạm này đảm bảo đúng pháp luật.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu và
giảng dạy chuyên ngành luật hình sự.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hình sư về
tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

6



Chương 2: Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật hình sư về
tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tại tỉnh Bình Dương.
Chương 3: Yêu cầu và giải pháp đảm bảo áp dụng đúng quy định của
pháp luật hình sư về tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

7


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC
GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRONG
TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH
1.1. Những vấn đề lý luận về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh.
1.1.1. Khái niệm.
Dựa trên khái niệm về tội phạm được quy định tại Điều 8 BLHS hiện
hành và quy định của Điều 135 Bộ luật này, về mặt lý luận có thể hiểu tội cô
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh một cách đầy đủ là “hành vi gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh được quy định trong BLHS Điều 135 do người có năng lực
và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm quyền
được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe của con người”.
Từ khái niệm này cho thấy, là một trong những tội phạm do BLHS quy

định, do vậy có những dấu hiệu chung của tội phạm, đồng thời cũng có những
dấu hiệu giống tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác quy định tại Điều 134 BLHS. Tuy nhiên, đây là một trường hợp
cô ý thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có tình tiết
giảm nhẹ đặc biệt, vì thế cũng có những dấu hiệu pháp lý khác với tội cô ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại
Điều 134 BLHS.

8


1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm này.
1.1.2.1. Các dấu hiệu định tội.
Các dấu hiệu định tội của tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được
phản ánh trong cấu thành tội phạm cơ bản quy định tại Điều 135 BLHS. Đây
là mô hình pháp lý để định tội. Căn cứ vào quy định của Pháp luật hình sư
Việt Nam, tội phạm này có các dấu hiệu pháp lý đặc trưng cơ bản sau đây:
- Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đã
làm cho người phạm tội lâm vào tình trạng tinh thần bị kích động mạnh. Hành
vi khách quan của tội phạm này chỉ có thể được thực hiện bằng hành động cụ
thể như: đâm, chém, đấm, đá.v.v…
Như vậy, hành vi khách quan của tội phạm này có hai loại: hành vi gây
thương tích và hành vi gây tổn hại về sức khỏe. Hai hành vi này về cơ bản là
giống nhau về phương tính thực hiện hành vi, nhưng khác nhau ở hậu quả của
hành vi.
- Dấu hiệu hậu quả của tội phạm:
Hậu quả của tội phạm này là hậu quả thương tích (hậu quả của hành vi

gây thương tích) hoặc hậu quả tổn hại về sức khỏe (hậu quả của hành vi gây
tổn hại về sức khỏe của người khác).
Đối với hành vi gây thương tích thì hậu quả do hành vi gây ra phải để
lại những thương tích trên cơ thể của người bị hại, còn đối với hành vi gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác thì không để lại thương tích mà chỉ có thể
làm giảm đáng kể tình trạng sức khỏe của người bị hại. Theo quy định của
pháp luật thì người có hành vi gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của
người khác chỉ phải chịu trách nhiệm hình sư về tội phạm này trong trường
9


hợp hành vi của họ đã gây ra hậu quả thương tích hoặc hậu quả tổn hại về sức
khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên, tỷ lệ tổn thương về cơ thể này
được BLHS quy định là dấu hiệu bắt buộc để định tội.
- Dấu hiệu chủ thể:
Chủ thể của tội phạm này là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ
16 tuổi trở lên nhưng phải là người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh khi thực hiện hành vi cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của nạn nhân. Theo quy định của Nghị quyết sô 04/HĐTPTANDTC
ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phám TANDTC hướng dẫn áp dụng một
sô quy định trong phần các tội phạm của BLHS thì: “Tình trạng tinh thần bị
kích động mạnh là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm
chế được hành vi phạm tội của mình” [36,
tr.2.
Theo hướng dẫn này, thì trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trạng
thái tâm lý căng thẳng, ức chế thần kinh, làm cho người ở trong trạng thái này
không còn nhận thức đầy đủ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
mà họ thực hiện như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận
thức mà điều khiển hành vi tức là chưa đến mức ở trong tình trạng không có
năng lực trách nhiệm hình sư quy định tại Điều 21 BLHS.

Nguyên nhân gây ra trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ở người
phạm tội phải là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của chính nạn nhân.
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng ở đây có thể cấu thành tội phạm, có thể
chưa hoặc không cấu thành tội phạm mà chỉ là những vi phạm pháp luật khác.
Song dù là trong trường hợp nào thì hành vi trái pháp luật của nạn nhân phải ở
mức độ nghiêm trọng. Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có
thể chỉ là một hành vi cụ thể, tức thời dẫn tới trạng thái tinh thần bị kích động

10


mạnh của người phạm tội. Nhưng cũng có trường hợp, hành vi trái pháp luật
nghiêm trọng của nạn nhân là chuỗi những hành vi cụ thể khác nhau diễn ra

11


lặp đi lặp lại trong một thời gian dài và liên tục tác động đến tinh thần của
người phạm tội làm cho họ bị dồn nén về tâm lý đến cao độ và lâm vào trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh. Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn
nhân có thể đối với bản thân người phạm tội hoặc có thể đối với người thân
thích của người phạm tội.
Ngoài ra theo Nghị quyết 04/HĐTPTANDTC ngày 28-29/11/1986 đã hướng
dẫn và áp dụng một sô quy định các tội phạm của Bộ luật Hình sư về trạng
thái tinh thần bị kích động và hành vi trái pháp luật nghiêm trọng Giết người
trong tình trạng bị kích động mạnh - do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng
của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người
đó. Đây là khung hình phạt giảm nhẹ (khoản 3).
- Tình trạng tinh thần bị kích động là tình trạng người phạm tội không hoàn
toàn tư chủ, tư kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Nói chung, sư kích

động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn
nhân gây nên sư phản ứng dẫn tới hành vi giết người. Nhưng cá biệt có trường
hợp do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương
đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sư kích động đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm
nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích
động không tư kiềm chế được; nếu tách riêng sư kích động mới này thì không
coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sư việc, thì
lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh.
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội
hoặc đối với người thân thích của người đó tuy làm cho người phạm tội bị
kích động mạnh, nhưng nói chung chưa đến mức là phạm tội. Nếu hành vi trái
pháp luật đó trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc lợi ích hợp pháp
của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội hoặc của xã
11


hội, đã cấu thành tội phạm, thì hành vi chống trả lại gây chết người có thể
được xem là trường hợp phòng vệ chính đáng (theo Điều 13) hoặc do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng (theo Điều 102).
Trong trường hợp cá biệt hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân
cấu thành tội phạm nhưng là tội phạm ít nghiêm trọng (như tội làm nhục
người khác, tội vu khống) thì cũng được coi là giết người trong tình trạng tinh
thần bị kích động mạnh và được xử lý theo Điều 101, khoản 3. Thí dụ: hai
anh em đồng hao ở chung nhà bô mẹ vợ, người anh thường xuyên làm nhục
thô bạo và trắng trợn vu khống người em, đến thời điểm nào đó lại lăng nhục
người em nên người anh bị em giết.
- Dấu hiệu lỗi của chủ thể:
Lỗi của người phạm tội này có thể là cô ý trực tiếp hoặc gián tiếp,
nhưng chủ yếu là cô ý gián tiếp.
Trường hợp cô ý trực tiếp phạm tội này là trường hợp người phạm tội

nhận thức được (tuy chưa đầy đủ) tính chất mức độ của hành vi gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân, thấy được hậu quả thương
tích hoặc tổn hại về sức khỏe ở mức độ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên,
nhưng vẫn mong muốn gây ra hậu quả này cho nạn nhân.
Còn trường hợp cô ý gián tiếp phạm tội này là trường hợp người phạm
tội nhận thức được tinh chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, thấy được hậu
quả thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe ở mức độ tổn thương cơ thể từ 31%
trở lên, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó
xảy ra.
Khi xác định lỗi của người phạm tội này cần lưu ý: mức độ lỗi của chủ
thể là hạn chế, bởi họ thực hiện hành vi phạm tội trong tình trạng khả năng
nhận thức và điều khiển hành vi đều hạn chế, mặt khác tình trạng đó lại do
chính nạn nhân gây ra.
12


1.1.2.2. Các dấu hiệu định khung hình phạt.
Ngoài những dấu hiệu định tội nêu trên, đối với tội phạm này, nhà làm
luật còn quy định một sô tình tiết là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng,
cụ thể là:
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên
mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% trở lên.
Đây là những trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của 02 người trở lên, nhưng bắt buộc tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi
người phải từ 31% trở lên, nếu chỉ có một nạn nhân có tỷ lệ tổn thương cơ thể
từ 31% trở lên thì không thuộc trường hợp tăng nặng này.
- Gây thương tích hoặc gây tổn hạn cho sức khỏe của người khác mà tỷ
lệ tổn thương cho sức khỏe từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người.
Đây là trường hợp nạn nhân có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên.
Còn trường hợp dẫn đến chết người là trường hợp nạn nhân chết do bị gây

thương tích hoặc gây tổn hại về sức khỏe và lỗi của người phạm tội đối với
hậu quả chết người là lỗi vô ý (có thể vô ý vì quá tư tin, có thể vô ý do cẩu
thả). Như vậy đối với trường hợp này, giữa hành vi gây thương tích, hậu quả
thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe với hậu quả chết người phải có mỗi quan
hệ nhân quả với nhau.
Trên đây là những dấu hiệu pháp lý đặc trưng, điển hình của tội cô ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh. Những dấu hiệu pháp lý này là căn cứ pháp
lý để đối chiếu với những tình tiết thực tế của vụ án khi định tội danh cũng
như khi xác định khung hình phạt cần áp dụng.

13


1.1.3. Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với một số tội
phạm khác có liên quan.
1.1.3.1. Phân biệt với tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sư năm 2015.
Nghiên cứu dấu hiệu pháp lý của hai tội phạm này cho thấy giữa chúng
có những điểm khác nhau cơ bản sau đây:
- Một là, trạng thái tinh thần của người phạm tội:
+ Ở tội quy định tại Điều 134 BLHS trạng thái tinh thần của người
phạm tội khi thực hiện hành vi cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác không được BLHS quy định là dấu hiệu bắt buộc để
định tội.
+ Còn ở tội quy định tại Điều 135 BLHS thì “trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh” của người phạm tội khi thực hiện hành vi gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân được BLHS quy định là dấu hiệu
bắt buộc để định tội.

- Hai là, nạn nhân của tội phạm.
Nếu nạn nhân của tội quy định tại Điều 134 BLHS là bất kỳ ai thì nạn
nhân của tội quy định tại Điều 135 BLHS bắt buộc phải là người có hành vi
trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc người thân thích của
người phạm tội.
- Ba là, Mức độ hậu quả gây ra (tỷ lệ tổn thương về cơ thể).
+ Nếu ở tội quy định tại Điều 134 BLHS thì tỷ lệ tổn thương về cơ thể
của nạn nhân chỉ từ 11% trở lên là xử lý hình sự.
+ Còn ở tội quy định tại Điều 135 BLHS thì tỷ lệ tổn thương về cơ thể
của nạn nhân phải từ 31% trở lên mới xử lý hình sự.

14


1.1.3.2. Phân biệt với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh quy định tại Điều 125 Bộ luật hình sư năm.
Tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh so với tội giết người trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 BLHS) có một sô điểm giống
nhau ở chỗ:
- Trạng thái tinh thần của người phạm tội lúc thực hiện hành vi phạm
tội là bị kích động mạnh bởi hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn
nhân.
- Nạn nhân của cả 2 tội phạm này phải là người có hành vi trái pháp
luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người
phạm tội và hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân phải là nguyên
nhân làm cho người phạm tội bị kích động mạnh về tinh thần.
- Lỗi của người thực hiện hai tội này đều là lỗi cô ý.
Tuy nhiên, hai tội này vẫn có sư khác nhau nhất định, cụ thể là:
- Khách thể của tội cô ý giết người trong trạng thái tinh thần bị kích

động mạnh là tính mạng con người; còn khách thể của tội cô ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh chủ yếu là sức khỏe con người.
- Hậu quả của giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là
hậu quả chết người; còn hậu quả của tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là
hậu quả thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ
31% trở lên.
- Lỗi, mục đích của người phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh là cô ý tước đi tính mạng của nạn nhân, do vậy khi thực
hiện hành vi tước đoạt tính mạng của nạn nhân, người phạm tội thấy trước
15


được hậu quả chết người xảy ra; còn lỗi, mục đích của người phạm tội cô ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh là cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe nạn nhân, không mong muốn nạn nhân chết. Trường hợp, hành vi
gây thương tích và hâu quả của thương tích dẫn đến chết người trong thì hậu
quả nằm ngoài ý muốn của người phạm tội (vô ý đối với hậu quả chết người).
Tuy nhiên, trong trường hợp người phạm tội không quan tâm đến hậu quả của
hành vi mà họ thưc hiện là hậu quả chết người hay hậu quả thương tích, tức là
có ý thức phó mặc cho hậu quả xảy ra thì hậu quả thực tế đến đâu người phạm
tội phải chịu đến đó. Nếu hậu quả là chết người thì người phạm tội phải chịu
trách nhiệm hình sư về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh (Điều 125); còn nếu hậu quả xảy ra là hậu quả thương tích hoặc tổn hại
về sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên thì phải chịu trách
nhiệm hình sư về tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135).
1.1.3.3. Phân biệt với tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Nghiên cứu các dấu hiệu của hai tội phạm này cho thấy, hai tội phạm
này có cùng khách thể là sức khỏe của con người, cùng hình thức lỗi cô ý và
cùng chủ thể là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.
Do vậy, hai tội phạm này chỉ có thể phân biệt được dựa vào các dấu hiệu sau:
- Một là, Nạn nhân của tội phạm:
+ Nạn nhân của tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều136 BLHS)
bắt buộc phải là người đang thực hiện hành vi xâm phạm lợi ích của nhà
nước, của tổ chức, quyền là lợi ích chính đáng của người phạm tội hoặc của
người khác, còn nạn nhân của tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
16


sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chỉ là
người đã thực hiện hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội
hoặc người thân thích của người phạm tội.
- Hai là, Lý do phạm tội
+ Ở tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì lý do phạm tội là: muốn
bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác cũng như lợi ích của
Nhà nước, của các tổ chức;
+ Còn ở tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì lý do chủ yếu dẫn
tới việc phạm tội là do tinh thần của người phạm tội bị kích động mạnh bởi
hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân.
1.1.3.4. Phân biệt với tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: “Phạm tội
trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn
nhân gây ra” được quy định tại, Điểm e, khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự.
Nếu so sánh thấy rằng, cả hai trường hợp này người phạm tội khi thực

hiện hành vi phạm tội đều ở trong tình trạng tinh thần bị kích động do hành vi
trái pháp luật của nạn nhân gây ra. Do vậy, khả năng kiểm soát, điều khiển
hành vi hành vi của họ đều bị hạn chế. Tuy nhiên, hai trường hợp này khác
nhau cơ bản là ở mức độ tinh thần bị kích động.
Đối với trường hợp phạm tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì tinh
thần của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội bị kích động mạnh.
Còn ở trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 51 BLHS (tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự) thì tinh thần của người phạm tội tuy cũng bị
kích động nhưng chưa đến mức độ kích động mạnh, tức là chưa đến mức làm
giảm đáng kể khả năng tư chủ, điều khiển hành vi phạm tội.
17


Mặt khác, tình tiết: “Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” được quy
định là dấu hiệu định tội của tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135).
Còn tình tiết: “Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành
vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra” được BLHS quy định là tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sư chung cho mọi trường hợp phạm tội, trong đó có tội
cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134
BLHS). Do vậy, tình tiết này không có giá trị định tội mà chỉ có giá trị giảm
nhẹ trách nhiệm hình sư cho người phạm tội.
Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng tinh thần bị kích động của hai
trường hợp này cũng có sư khác nhau nhất định. Đối với trường hợp phạm tội
cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
ở người phạm tội là: “hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối
với người người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội”; còn ở
trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 51 BLHS thì nguyên nhân dẫn

đến tình trạng bị kích động về tinh thần chỉ là hành vi trái pháp luật của nạn
nhân, không đòi hỏi phải ở mức độ kích động mạnh.
Tóm lại, có phân biệt được tội cô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với
các tội phạm khác có liên quan thì việc định tội danh mới được đúng đắn, hạn
chế đến mức thấp nhất sư nhầm lẫn giữa tội phạm này với các tội phạm khác
có liên quan.

18


1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh.
1.2.1. Khái quát quá trình quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh ở Việt Nam giai đoạn trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015.
1.2.1.1. Giai đoạn trước khi ban hành Bộ luật hình sư năm 1985.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa ra đời. Để có cơ sở pháp lý đấu tranh phòng, chống tội
phạm, trong đó có các tội xâm phạm sức khỏe con người, Nhà nước ta ngoài
việc chấp nhận sử dụng luật lệ của chế độ cũ đã ban hành nhiều văn bản pháp
luật mới quy định tội phạm và hình phạt.
Đối với tội cô ý gây thương tích thì đến tận năm 1955 mới được chính
thức quy định tại Thông tư sô 442/TTg ngày 19/01/1955 của Thủ tướng
Chính phủ. Tại Điểm 3 của Thông tư này có quy định: “Đánh bị thương phạt
tù từ 3 tháng đến 5 năm”; “Đánh bị thương có tổ chức hay gây thành cố tật,
hay gây chết người có thể phạt tù đến 20 năm” 34, tr. 326. Mặc dù việc
quy
định tội cô ý gây thương tích trong Thông tư này còn hết sức đơn giản, nhưng

đây là văn bản pháp luật đầu tiên của Nhà nước ta trực tiếp quy định tội phạm
xâm hại đến sức khỏe con người.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, để đáp ứng yêu cầu đấu
tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới, góp phần bảo đảm an ninh
trật tự, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban
hành sắc luật sô 03/SL-76 ngày 15/3/1976 quy định tội phạm và hình phạt đối
với 7 nhóm tội phạm khác nhau, trong đó có các tội gây thương tích cho
người khác. Cũng trong giai đoạn này, Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành
Chỉ thị sô 07/TANDTC-CT ngày 22/12/1983 về việc xét xử các hành vi xâm
19


×