Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, ĐỊNH DANH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÓ TRONG DỊCH CHIẾT CLOROFORM, ETHYL ACETATE VÀ METHANOL CỦA VỎ CÂY HOA SỮA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 60 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HỒ THỊ BÍCH

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, ĐỊNH DANH THÀNH PHẦN
HÓA HỌC CÓ TRONG DỊCH CHIẾT CLOROFORM,
ETHYL ACETATE VÀ METHANOL CỦA VỎ CÂY HOA
SỮA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KHÓA LUÂN TỐT NGHIỆP
HÓA HỌC

Đà Nẵng - Năm 2019



ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HỒ THỊ BÍCH

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, ĐỊNH DANH THÀNH
PHẦN HÓA HỌC CÓ TRONG DỊCH CHIẾT CLOROFORM,
ETHYL ACETATE VÀ METHANOL CỦA VỎ CÂY HOA
SỮA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học:


GS.TS. ĐÀO HÙNG CƯỜNG

Đà Nẵng - Năm 2019



Mục lục
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................................1
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...............................................2
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ...............................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................2
5. BỐ CỤC KHÓA LUẬN BAO GỒM .............................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................4
1.1. GIỚI THIỆU VỀ HỌ APOCYNACEAE VÀ CÂY HOA SỮA .........................4
1.1.1. Họ Apocynaceae .......................................................................................4
1.1.2. Cây hoa sữa ...............................................................................................4
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI VỀ CÂY
HOA SỮA (ALSTONIA SCHOLARIS ) ...................................................................7
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở việt nam ..............................................................8
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...........................................................9
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............15
2.1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM .........................15
2.1.1. Nguyên liệu .....................................................................................................15
2.1.2. Hóa chất và thiết bị nghiên cứu...............................................................15
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................16
2.2.1. Các phương pháp xác định chỉ tiêu hóa lí ..............................................16
2.2.2. Phương pháp chiết mẫu thực vật ............................................................18
2.2.3. Khảo sát các điều kiện chiết………………………………………......19
2.2.4. Phương pháp định tính một số lớp chất trong vỏ cây hoa sữa ................19

2.2.5. Phương pháp khảo sát sơ bộ thành phần hóa học của các cao chiết .............23
2.3. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM .........................................................31
2.3.1. Sơ đồ khảo sát sơ bộ một số yếu tố ........................................................31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................32
3.1. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ SỐ VẬT LÝ ...........................................................32
3.1.1. Độ ẩm ......................................................................................................32


3.1.2. Hàm lượng tro .........................................................................................32
3.1.3. Hàm lượng kim loại ................................................................................33
3.2. XÁC ĐỊNH THỜI GIAN CHIẾT ......................................................................34
3.3. XÁC ĐỊNH CÁC LỚP CHẤT TRONG VỎ CÂY HOA SỮA.........................35
3.4. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG CÁC DỊCH CHIẾT
BẰNG PHƯƠNG PHÁP GC-MS.............................................................................37
3.4.1. Định danh một số cấu tử trong dịch chiết chloroform ............................37
3.4.2. Định danh một số cấu tử trong dịch chiết ethyl acetate ..........................38
3.4.3. Định danh một số cấu tử trong dịch chiết methanol ...............................40
3.4.4. Tổng hợp thành phần hóa học được định danh trong các dịch chiết ......43
3.5. HÀM LƯỢNG CÁC CAO CHIẾT SO VỚI MẪU KHÔ .................................48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................50


Danh mục các bảng
Số hiệu

Tên bảng

Trang


3.1.

Kết quả khảo sát độ ẩm của mẫu bột nguyên liệu khô

32

3.2.

Kết quả khảo sát hàm lượng tro trong mẫu bột thí nghiệm

33

3.3.

Kết quả khảo sát hàm lượng một số kim loại nặng trong mẫu bột 33

bảng

thí nghiệm
3.4.

Kết quả khảo sát thời gian chiết với các dung môi chiết

3.5.

Kết quả định tính các lớp chất thiên nhiên trong vỏ cây hoa sữa 35

3.6.

Một số thành phần hóa học trong dịch chiết chloroform


37

3.7.

Một số thành phần hóa học trong dịch chiết ethyl acetate

39

3.8.

Một số thành phần hóa học trong dịch chiết methanol

41

3.9.

Tổng hợp thành phần hóa học được định danh trong các dịch 43

34

chiết
3.10.

Hàm lượng % các cao chiết so với mẫu khô

48


Danh mục hình


Số hiệu

Tên hình

Trang

1.1.

Cây hoa sữa

6

2.1.

Vỏ cây khô xay thành bột

15

2.2.

Máy sắc ký lỏng ghép khối phổ

26

2.3.

Sơ đồ thiết bị sắc ký ghép khối phổ

29


2.4.

Máy sắc ký khí ghép khối phổ GC-MS

30

2.5.

Sơ đồ khảo sát sơ bộ một số yếu tố

31

3.1.

Sắc ký đồ GC-MS GC-MS dịch chiết chloroform của vỏ cây

37

hình

hoa sữa
3.2.

Sắc ký đồ GC-MS dịch chiết ethyl acetate của vỏ cây hoa sữa

39

3.3.


Sắc ký đồ dịch chiết methanol của vỏ cây hoa sữa

41


1

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam ta là một nước nhiệt đới, nóng, ẩm và mưa nhiều, có nguồn dược liệu
rất phong phú, đa dạng và một nền y học dân tộc phát triển lâu đời. Từ xa xưa, ông
cha ta đã biết cách sử dụng nhiều loại thảo dược trong việc dưỡng thương, trị bệnh
và bồi bổ cơ thể. Như vậy, những cây thuốc dân gian đóng vai trò hết sức quan trọng
trong đời sống hằng ngày của con người.
Ngày nay, khi biệt dược của nền y học hiện đại được sử dụng rộng rãi, nhiều
loài cây cỏ trong tự nhiên vẫn được sử dụng trong dân gian để chữa bệnh rất có hiệu
quả. Nhiều loại bệnh tật đã được chữa khỏi nhờ thảo dược, trong đó rất nhiều thực
vật được dùng để chế biến thành thực phẩm chức năng quý giá. Trong thời gian qua,
những hợp chất tự nhiên được phân lập từ thực vật đã được ứng dụng rộng rãi trong
rất nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp, chúng được dùng để sản xuất thuốc chữa
bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm và
mỹ phẩm v.v...Việc nghiên cứu cây thuốc đã giúp cho chúng ta hiểu rõ về thành phần
và cấu trúc hóa học, hoạt tính sinh học, tác dụng dược lí của cây thuốc. Trên cơ sở
các nghiên cứu đó có thể tạo ra chất mới có hoạt tính sinh học cao như mong muốn
để làm thuốc chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh nan y [3], [4], [10].
Cây hoa sữa là một cây thường xanh có thể đạt chiều cao lên đến 40 m. Vỏ cây
được sử dụng chủ yếu trong y học. Nó được coi là một loại thuốc bổ, hạ sốt, chữa sốt rét,
bệnh phong, bệnh ngoài da, ngứa, khối u, ung loét mãn tính, hen suyễn, viêm phế quản,
suy nhược cơ thể, tiêu chảy, kiết lỵ và khó tiêu. Lá cây sắc lên được sử dụng chống lại
bệnh tê phù. Hạt có tác dụng kích thích tình dục và tinh thần [15], [16].

Cho đến nay ở nước ta chưa có nhiều nghiên cứu mang tính cơ bản về thành
phần, tính chất, khả năng ứng dụng của các hợp chất có trong vỏ cây hoa sữa. Với
những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “nghiên cứu chiết tách, định danh
thành phần hóa học có trong dịch chiết cloroform, ethyl acetate và methanol của


2

vỏ cây hoa sữa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” nhằm góp phần nâng cao giá trị
khoa học và giá trị sử dụng của vỏ cây hoa sữa trong y học.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng
- Vỏ cây hoa sữa, được lựa chọn một cách ngẫu nhiên trên đại bàn thành phố
Đà Nẵng.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu trên nguồn nguyên liệu tại thành phố Đà Nẵng.
- Nghiên cứu chiết tách vỏ cây hoa sữa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng bằng
dịch chiết cloroform, ethyl acetate và methanol.
- Định danh thành phần hóa học có trong dịch chiết cloroform, ethyl acetate và
methanol của vỏ cây hoa sữa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng qui trình chiết tách các hợp chất từ vỏ cây hoa sữa.
- Định danh thành phần hóa học có trong dịch chiết cloroform, ethyl acetate và
methanol của vỏ cây hoa sữa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, xác định cấu trúc của một số hợp chất hóa học của vỏ cây hoa sữa.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
4.1. Nghiên cứu lý thuyết

- Thu thập, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, sách báo trong và ngoài nước có liên
quan đến đề tài.
- Trao đổi với giáo viên hướng dẫn và các bạn sinh viên
4.2. Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp chọn, thu hái và xử lí mẫu.
- Phương pháp xác định các chỉ số hóa lý.
- Phương pháp chiết.


3

5. BỐ CỤC KHÓA LUẬN BAO GỒM
Khóa luận bao gồm 52 trang, 10 bảng, 9 hình ảnh, 22 tài liệu tham khảo. Với:
Phần mở đầu (3 trang)
Chương 1 – Tổng quan (11 Trang)
Chương 2 – Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu (17 Trang)
Chương 3 – Kết quả và thảo luận (17 Trang)
Kết luận và kiến nghị (2 Trang)
Tài liệu tham khảo (2 Trang)


4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU VỀ HỌ APOCYNACEAE VÀ CÂY HOA SỮA
1.1.1. Họ Apocynaceae
Họ La bố ma (danh pháp khoa học: Apocynaceae) còn được gọi là họ Dừa
cạn (theo chi Vinca/Catharanthus), họ Trúc đào (theo chi Nerium), họ Thiên lý (theo

chi Telosma) với các danh pháp khoa học đồng nghĩa khác như Asclepiadaceae,
Periplocaceae, Plumeriaceae, Stapeliaceae, Vincaceae, Willughbeiaceae. Tuy nhiên,
trong văn bản thường lấy theo tên gọi của chi điển hình là chi Apocynum (la bố ma)
nên gọi là họ La bố ma. Nhiều loài là các loại cây thân gỗ cao trong các rừng mưa
nhiệt đới và chủ yếu là sinh trưởng trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm
ướt, nhưng có một số loài sinh trưởng trong các môi trường khô hạn của vùng nhiệt
đới, cũng tồn tại một số loài cây lâu năm thân thảo ở khu vực ôn đới. Hiện nay người
ta công nhận trong họ này 4.555 loài và được chia ra thành khoảng 415-424 chi [15].
Trong đó, chi Hoa sữa (danh pháp khoa học: Alstonia) là một chi phổ biến rộng
bao gồm các cây gỗ và cây bụi thường xanh. Nó được Robert Brown đặt tên khoa học
năm 1811, lấy theo họ của Charles Alston (1685-1760), giáo sư về thực vật học
tại Edinburgh trong khoảng các năm 1716-1760. Chi Alstonia bao gồm khoảng 4060 loài (theo các nguồn khác nhau), có nguồn gốc ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt
đới châu Phi, Trung Mỹ, Đông Nam Á, Polynesia, New South Wales, Queensland và
miền bắc Úc, với phần lớn các loài thuộc khu vực Malesia [31]. Loài điển hình của chi
này là Alstonia scholaris (L.) R.Br., nguyên thủy có danh pháp Echites
scholaris do Linnaeus đặt năm 1767.
1.1.2. Cây hoa sữa
a. Đặc điểm sinh thái
Tên gọi
Tên thường gọi - cây mò cua, mù cua, tinpet, popeal-khê…


5

Tên khoa học - Alstonia scholaris L. R. Br ( hay còn gọi - Echites scholaris L.
Mant., Pala scholaris L. Roberty) .
Phân loại khoa học
Giới:

Plantae


Bộ : Gentianales ( Long đởm)
Họ : Apocynaceae ( La bố ma)
Chi : Alstonia ( Hoa sữa)
Loài : A. scholaris
Phân bố
Cây hoa sữa mọc hoang và được trồng dọc 2 bên đường phố để lấy bóng mát.
Hoa (nở mùa thu) có mùi thơm hắc. Vỏ hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa xuân,
hạ. Cây hoa sữa có nguồn gốc từ các khu vực sau:


Trung Quốc: Quảng Tây (tây nam), Vân Nam (nam)



Tiểu lục địa Ấn Độ: Ấn Độ; Nepal; Sri Lanka



Đông Nam Á: Campuchia; Myanma; Thái Lan; Việt Nam, Indonesia;

Malaysia; Papua New Guinea; Philippines


Úc: Queensland

Cây hoa sữa cũng được trồng tại một số khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận
nhiệt đới.
b. Đặc tính thực vật
Cây hoa sữa là cây lá rộng, 5 đến 7 lá tạo thành 1 vòng xoắn quanh nhánh cây

(hiếm gặp hơn là 4-10 lá tạo thành 1 vòng). Các lá đơn có chiều dài từ 9 đến 20 cm
và chiều rộng từ 2 đến 5 cm. Mặt trên của lá thường bóng, mặt dưới xám, trong khi
viền lá thì trơn tru. Cuống lá dài từ 0.5 đến 3 cm. Cuống hoa dài khoảng 2 đến 5 mm.
Các hoa lưỡng tính không lộ ra và nhỏ. 5 lá đài dài 2 mm, 5 cánh hoa màu vàng chanh
hợp thành một ống dài khoảng 6 mm. So với các loài khác trong chi thì không có đế
hoa hình đĩa. Nó chỉ là một vòng tròn với 5 nhị hoa. Mùa hoa chủ yếu giữa tháng 6
và tháng 11. Quả đại mọc theo cặp, hơi lượn sóng hoặc cong, dài từ 30 tới 60 cm,


6

rộng từ 2 đến 5 mm và chứa nhiều hạt hình chữ nhật. Hạt có lông ngắn và nhỏ, đầu
cuối có túm lông dài 1.5-2 cm. Các quả chín từ tháng 12 đến tháng 5. Cây gỗ to, cao
tới hơn 40 m. Vỏ dày, có nhiều vết nứt nẻ. Lá mọc vòng, 3 - 8 cái, thường tập trung
ở đầu cành. Phiến lá dày hình thuôn dài, đầu tròn, nhiều gân phụ song song. Cụm hoa
hình xim tán, gồm nhiều hoa nhỏ màu trắng lục, có mùi thơm hắc. Các lá đơn, bóng
mặt như da, không cuống có dạng hình elíp, hình trứng, hình mác hay thẳng và có
dạng nêm ở gốc lá. Phiến lá thuộc loại lưng-bụng, kích thước trung bình tới lớn và
được sắp xếp theo kiểu đối nhau hoặc mọc thành vòng, các mép lá nhẵn [14]. Gân lá
hình lông chim với nhiều gân kết thúc tại gân mép lá (Hình 1.1).

Hình 1.1. Cây hoa sữa
c. Công dụng của cây hoa sữa
Tại Việt Nam, hoa sữa đi vào trong thơ ca, nó như là nét đặc trưng của Hà Nội.
Không chỉ mang vẻ đẹp lãng mạn và mùi hương quyến rũ, hoa sữa còn là một trong
những loại thảo dược giúp con người vượt qua nhiều bệnh tật.
Một số công dụng sức khỏe từ cây hoa sữa :
Kháng khuẩn, điều trị sốt rét: Vỏ cây hoa sữa có chứa các alkaloid (amin nguồn
gốc tự nhiên do thực vật tạo ra) như chất ditamine, echitenine và echitamine. Những
chất này được sử dụng như một loại thuốc có tác dụng kháng khuẩn, điều trị sốt rét



7

thay cho Quinine. Dịch cồn chiết từ vỏ cây hoa sữa cho thấy hoạt tính kháng khuẩn
đối với Salmonella paratyphi-B và Aspergillus niger [15],
Trị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa: Nước sắc vỏ cây có tác dụng điều trị tiêu chảy,
rối loạn tiêu hóa, hạ sốt, điều hòa kinh nguyệt. Nước sắc lá cây được dùng để trị bệnh
beribri (bệnh viêm đa dây thần kinh do thiếu Vitamin B1),
Ngừa ung thư, điều trị viêm phế quản: Cây hoa sữa còn giúp bảo vệ tế bào gan,
chống lại sự phát triển của tế bào ung thư, giảm đau, chống loét đường tiêu hóa, chống
oxy hóa (antioxidant), điều hòa miễn dịch, chống hen, điều trị viêm phế quản. Bởi lẽ,
chúng có tác dụng giãn phế quản, chống dị ứng, làm dịu các tổn thương trên da và
giảm các triệu chứng dị ứng trên da,
Kích thích ăn uống: Hoa sữa còn có tác dụng kích thích ăn uống và làm tăng
tiết sữa ở phụ nữ cho con bú,
Nhuộm vải: Vỏ cây cũng được sử dụng để nhuộm quần áo từ len, sợi bông ra
các gam màu vàng khác nhau.
Một số Bài thuốc dân gian
Thường vỏ cây hoa sữa được dùng làm thuốc bổ, chữa sốt, điều kinh, chữa lỵ
với các cách sau:
1. Bột vỏ cây sữa phơi khô hoặc sấy khô rồi tán nhỏ, ngày uống 0.2-0.3 g.
2. Rượu vỏ cây hoa sữa: Vỏ cây sữa tán nhỏ 75 g, rượu uống (35-400) 500 ml,
đậy kĩ, ngâm trong 7 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Sau đó lọc và thêm rượu vào cho đủ
500 ml. Ngày uống 4-8 g rượu này. Uống 15 phút trước 2 bữa ăn chính.
3. Cao lỏng vỏ cây sữa: Chế bằng cồn 600 theo phương pháp chế cao lỏng hoặc
có thể ngâm bột vỏ sữa với cồn 600 trong 7 ngày. Thỉnh thoảng lắc, lọc và thêm cồn
600 cho bằng trọng lượng của vỏ. Ví dụ ngâm 1 kg vỏ thì sẽ được 1 lít cao lỏng. Cao
lỏng này dùng với liều 0.5-1.5 g mỗi ngày. Nhiều nhất chỉ uống 2 g/lần và 6 g trong
1 ngày.

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI VỀ CÂY
HOA SỮA (ALSTONIA SCHOLARIS )
Theo tài liệu nghiên cứu của nhiều tác giả thì các bộ phận của cây có nhiều hợp


8

chất hoạt tính sinh học khác nhau như echitamidine, loganin, lupeol, boonein, axit
ursolic, Nα-formylechitamidine và β-amyrin trong đó các alkaloid và triterpenoid
tạo thành một phần chính. Trong đó thì thành phần hóa học của vỏ cây hoa sữa giàu
các chất alkaloid, hàm lượng khoảng 0.16 – 0.27%. Các chất alkaloid chính là
echitenine, ditamine, echitamine, echitamidine, ellipatamine và một số ít các alkaloid
khác

như

alstonidine,

alstonine,

alstovenine,

echicaoutchin,

echicerin,

macrocarpamine, echiretinO-methylmacralstonine, macralstonine, villalstonine
O-acetylmacralstonine, corialstonine và corialstonidine. Ngoài ra còn có một số chất
khác như steroid, triterpenoid: lupeol linoleate, lupeol palmitate, alpha-amyrin
linoleate, beta-amyrin, một ít flavonoid và các axit phenolic, các axit béo khác....[5],

[10], [13].
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Theo tra cứu tài liệu đã công bố, cho đến nay ở Việt Nam có một nhóm nghiên
cứu của Trần Văn Sung, Nguyễn Hồng Vân, Phạm Thúy Hà có công trình nghiên cứu
về lá và vỏ cành cây hoa sữa đã xác định cấu trúc của 3 loại alkaloid: picrinin (1),
vallesamin (2) và scholaricin (3) có cấu tạo như sau [3]:

1. Picrinin

2. Vallesamin

3. Scholaricin

Ngoài ra, Nguyễn Thị Thanh Huyền và cộng sự đã nghiên cứu chiết tách và
xác định thành phần hóa học trong vỏ cây hoa sữa tại Đà Nẵng. Theo đó, tác giả xác
định được thành phần hóa học của vỏ cây hoa sữa thông qua phổ GC-MS, trong đó
có 3 alkaloid gồm cetylpyridinium (4), ellipatamine (5), ditamine (6) và có hoạt tính
kháng sinh tốt [5].


9

CH 3COOH 2C

COOCH 3

HO
N
N


H3C

H3C

4. Cetylpyridinium

5. Ellipatamine

6. Ditamine

1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Năm 2004, theo báo cáo của Angela A.Salim, Mary J.Garson, and David J.Craik,
The University of Queensland, Brisbane, QLD4072, Australia , từ dịch chiết vỏ thân cây
hoa sữa ( Alstonia scholaris) đã phân lập một alkaloid indole mới, akuammiginone (7)


một

alkaloid

indole

glycosidic

mới,

echitamidine-N-oxide

19-O-β-D-


glucopyranoside (8), cùng với năm alkaloid đã biết, axit echitaminic (9), echitamidine
N-oxit (10), Nb-demethylalstogustin N-oxit (11), akuammicine N-oxit (12) và Nbdemethylalstogustin (13), các hợp chất này có hoạt tính kháng sinh tốt [6].

7. Akuammiginone

9. Axit echitaminic

8.Echitamidine-N-oxide19-O-β-D-glucopyranoside


10

12 . Akuammicine N-oxit

13. Nb-demethylalstogustin

Năm 2006, theo nghiên cứu của Nilubon Jong-Anurakkun, Megh Raj Bhandari,
Jun Kawabata, Nhật Bản, từ lá cây hoa sữa (Alstonia scholaris) được thu hái ở Thái
Lan, nhóm nghiên cứu đã phân lập được 3 hợp chất ức chế a-Glucosidase, gồm một
glycoside

flavonoid:

quercetin

3-O-β-D-xylopyranosyl

(1’’’→2’’)-β-D-

galactopyranoside (14) và hai glucoside linan : (-)-lyoniresinol 3a-O-β-Dglucopyranoside (15), (+) -lyoniresinol 3a-O-β-D-glucopyranoside (16). Các hợp

chất này có khả năng ức chế tăng đường huyết trong điều trị bệnh tiểu đường, nhất là
với bệnh tiểu đường loại 2 [10].

14. Quercetin 3-O-β-D-xylopyranosyl (1’’’→2’’)-β-D-galactopyranoside

15.

16.
(-)-lyoniresinol 3a-O-β-D-glucopyranoside (15)
(+)-lyoniresinol 3a-O-β-D-glucopyranoside (16)


11

Năm 2008, từ thân cây hoa sữa ( Alstonia scholaris ), P Steve Thomas, Anil
Kanaujia, Dipankar Ghosh1, Rajeev Duggar& Chandra Kant Katiya , Ấn Độ, đã tìm
ra một secoiridoid mới glucoside, được đặt tên là alstonoside (17), cùng với hai
isoflavone apioglucosides, formononetin 7-O-β-D-apiofuranosyl- (1 → 6) -β-Dglucopyranoside (18) và biochanin A 7-O-β-D-apiofuranosyl- (1 → 6) -β-Dglucopyranoside (19) [11].

17. Alstonoside
Năm 2008, theo nghiên cứu của Tao Feng, Xiang-Hai Cai, Zhi-Zhi Dua, và
Xiao-Dong Luo , Trung Quốc, công trình nghiên cứu này đã phân lập được 4 hợp
chất iridoid mới, scholareins (A - D1) (20 - 23), cùng với ba chất tương tự đã biết,
isoboonein (24) , alyxialactone (25) và loganin (26) [12].

β
α


12


Năm 2009, nhóm nghiên cứu Tao Feng, Xiang-Hai Cai, Pei-Ji Zhao, Zhi-Zhi
Du, Wei-Qi Li, Xiao-Dong Luo từ thân cây hoa sữa (Alstonia scholaris) đã phân lập
được 21 alkaloid indo monoterpenoid, trong đó các hợp chất (27- 32) là những hợp
chất mới so với 15 chất còn lại đã biết trước đây: picrinine (1), leuconoxine (33), 5methoxylstrictamine (34), (Z)- 16-formyl-5α-methoxystrictamine (35), 19-epiajmalicine (36), akuammidine (37), picralinal (38), 19(E)-vallesamine (2), 20-epi-19oxodihydroakuammicine (39), echitamidine (40), 19-epi-scholaricine (41), nareline
(42), N(4)-demethylechitamine (43), 3-epi-dihydrocorymine, 17-acetate (44), and
echitamine (45) [13].


13

Năm 2013, từ cao chiết chloroform của vỏ thân cây hoa sữa ( Alstonia scholaris
), nhóm nghiên cứu Ashutosh Sharma , Maheep K Chahar , Mahesh C Sharma ,
Pradeep Parashar and Mahabeer P Dobhal ở Jaipur, đã phân lập được một steroid
mới, 3-hydroxy adiantulanosterol (46), bên cạnh bốn hợp chất đã biết : lupeol acetate
(47), lupeol (48), α-amyrin acetate (49), β-amyrin acetate (50) [7].

46. 3-Hydroxy adiantulanosterol

49. α-amyrin acetate

48. Lupeol

47. Lupeol acetate

50. β-amyrin acetate

Năm 2017, từ cao chiết n-hexane của lá cây hoa sữa ( Alstonia scholaris ), nhóm
nghiên cứu Chao-Min Wang, Kuei-Lin Yeh , Shang-Jie Tsai, Yun-Lian Jhan and
Chang-Hung Chou đến từ Đài Loan, đã phân lập được tám triterpenoid và năm sterol:

axit ursolic (51), axit oleanolic (52), axit betulinic (53), betulin (54), 2β, 3β, 28-lup20 (29) -ene-triol (55), lupeol (48), β-amyrin (56), α-amyrin (57), poriferastero (58),


14

epicampesterol (59), β-sitosterol (60), 6-β-hydroxy-4- stigmasten-3-one (61), và
ergosta-7,22-diene-3β, 5α, 6β-triol (62) [8], [9].
Axit ursolic, axit betulinic, betulin, và 2β, 3β, 28-lup-20 (29) -ene-triol có khả
năng ức chế hoạt động tăng sinh của tế bào ung thư phổi NSCLC, có thể tạo thành
một nhóm các tác nhân trị liệu có giá trị trong tương lai. Ngoài ra, axit ursolic có hoạt
tính chống ung thư mạnh mẽ chống lại một số ung thư tuyến tiền liệt, vú, tuyến tụy
và bàng quang. Trong các hợp chất sterol, hợp chất (58), (59), (61), (62) có thể giúp
giảm sự hấp thụ cholesterol ở người, hợp chất (60) cũng cho thấy tác dụng ức chế tế
bào NSCLC, giảm 20% khả năng tồn tại của tế bào.

 Nhận xét
Với một số lượng lớn các công trình nghiên cứu về cây hoa sữa (Alstonia
scholaris) đến từ nhiều quốc gia khác nhau đã cho thấy tầm quan trọng của cây thuốc
cổ truyền này trong ngành thảo dược trên thế giới. Mặc dù, ở các nước có nền y học
cổ truyền lâu đời như Trung Quốc, Ấn Độ các bài thuốc từ loài cây này đã được sử
dụng rộng rãi, tuy nhiên ở nước ta còn hạn chế hơn so với hai quốc gia trên. Nước ta
cũng có một nền y học cổ truyền phát triển lâu đời với việc chịu khó học hỏi sử dụng
các loại thảo dược. Hơn nữa, khí hậu Việt Nam rất thuận lợi để loài cây này sinh sống
và phát triển. Nếu cây hoa sữa được nghiên cứu đầy đủ và khai thác có hiệu quả thì
đây sẽ là nguồn thảo dược tiềm năng của nước ta không chỉ cho nền y học cổ truyền
mà còn là nguồn dược liệu quí giá trong việc điều chế các loại dược phẩm điều trị
bệnh ung thư, HIV..


15


CHƯƠNG 2

NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
2.1.1. Nguyên liệu
Vỏ cây hoa sữa (cây mù cua, mò cua) được thu hái tháng 11/2017 tại Đà Nẵng
(Trường Đại học Sư phạm ), rửa sạch, phơi, sấy khô ở nhiệt độ 50-600C rồi xay thành
bột mịn (Hình 2.1) để chiết lần lượt với các dung môi n–hexane, chloroform, ethyl
acetate và methanol.

a. Vỏ cây sau khi phơi khô

b. Vỏ cây sau khi xay

Hình 2.1. Vỏ cây khô xay thành bột
2.1.2. Hoá chất và thiết bị nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng ba dung môi sau:
Chloroform

Ethyl acetate

CHCl3

CH3COOC2H5

CH3OH

M ( g/mol )


119.38

88.11

32.04

Độ t.khiết

99.0%

99.5%

99.5%

tos ( 0C )

61

77

65

Xuất xứ

Trung Quốc

Methanol


16


Ngoài ra còn có các hóa chất khác dùng để làm khan, pha chế thuốc thử trong
định tính các lớp chất.
Trong đề tài này, tôi sử dụng các thiết bị sau:
Bộ chiết soxhlet, tủ sấy, lò nung, cân phân tích... (phòng thí nghiệm khoa Hoá,
trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng), Máy đo sắc kí khí kết hợp khối phổ
GC-MS ( Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, Mỹ phẩm, Dược phẩm thành phố Huế - 17
Trương Định Thành phố Huế ).
Đèn tử ngoại bước sóng λ= 254 nm và 365 nm dùng để soi bản mỏng.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Các phương pháp xác định chỉ tiêu hóa lí
a. Xác định độ ẩm
Để xác định độ ẩm tiến hành sấy mẫu trong tủ sấy ở nhiệt độ trong khoảng 9501100C. Tiến hành thí nghiệm với 3 mẫu bột vỏ cây khô và lấy kết quả trung bình.
Chuẩn bị các chén sứ có kí hiệu sẵn, các chén sứ được rửa sạch và được sấy khô trong
tủ sấy, làm nguội đến nhiệt độ phòng, đem cân lại đến khối lượng không đổi m1.
Mẫu bột vỏ cây để xác định độ ẩm là mẫu đã qua xử lí. Lấy vào mỗi chén sứ
khoảng 3 g bột nguyên liệu (m2) theo kí hiệu của mẫu đã ghi trên chén sứ, sấy ở nhiệt
độ trên, cứ sau 5 giờ lại lấy ra để trong bình hút ẩm cho nguội đến nhiệt độ phòng rồi
cân, đến khi khối lượng mẫu và cốc không đổi m3. Khối lượng ẩm của mỗi mẫu là
hiệu số giữa khối lượng mẫu trước và sau khi sấy m = (m1 + m2) – m3. Độ ẩm trung
bình của các mẫu tính ra % theo khối lượng mẫu bột khô vỏ cây ban đầu [1, tr. 1300].
Công thức:
* Độ ẩm của mỗi mẫu
W(%) =

* Độ ẩm trung bình

(m1  m2 )  m3
100%
m2



17

5

 W (%)
WTB(%) =

1

5

Trong đó:
m1: Khối lượng chén sứ (g)
m2: Khối lượng mẫu bột khô vỏ cây hoa sữa (g)
m3: Khối lượng chén sứ và mẫu sau khi sấy (g)
W (%): Độ ẩm của mỗi mẫu
Wtb (%): Độ ẩm trung bình
b. Xác định hàm lượng tro bằng phương pháp tro hóa mẫu
Để xác định hàm lượng tro và các nguyên tố vô cơ trong cơ thể động vật, thực
vật người ta dùng các phương pháp tro hóa mẫu.
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp tro hóa mẫu bằng phương
pháp khô – ướt kết hợp. Các mẫu (khối lượng m3) đã xác định độ ẩm ở trên tiếp tục
được sử dụng để tro hóa. Các mẫu đựng trong chén sứ được đun trên bếp điện, than
hóa sơ bộ, sau đó cho vào lò nung và tiến hành tro hoá mẫu ở nhiệt độ 500-5500C
trong trong thời gian từ 4 - 6 tiếng, cho đến khi thu được tro trắng. Các chất hữu cơ
bị đốt cháy, trong tro còn lại các chất vô cơ khó bay hơi. Khối lượng tro chính là phần
chất còn lại sau khi nung [1, tr. 1301].
Lấy mẫu ra làm nguội đến nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm, cân lại mẫu đến

khối lượng không đổi, có khối lượng m4.
Công thức tính:
% tro =

m4  m1
 100%
m2
5

% tro trung bình =

 %tro
1

5

Trong đó: m4: Khối lượng chén sứ và mẫu sau khi tro hoá (g)


×