Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài tập thực thành ứng dụng Câu hỏi trắc nghiệm hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.41 KB, 4 trang )

CHUYÊN ĐỀ: CÂU HỎI THỰC HÀNH, ỨNG DỤNG (T8)
Câu 1: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Nối một thanh Zn với một thanh Fe rồi để trong không khí ẩm.
(2) Thả một viên Fe vào dung dịch CuSO4.
(3) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời ZnSO4 và H2SO4 loãng.
(4) Thả một viên Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.
(5) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.
Trong các thí nghiệm trên những thí nghiệm Fe bị ăn mòn điện hóa học là
A. (2) và (5).
B. (1) và (3).
C. (1), (2), (3), (4), (5).
D. (3) và (5).
Câu 2: Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hoá trong các thí nghiệm sau đây là bao nhiêu?
(1) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 .
(2) Cho Fe dư vào dung dịch AgNO3.
(3) Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3
(4) Cho Zn vào dung dịch HCl.
(5) Cho hợp kim Cu-Ag vào dung dịch MgCl2.
(6) Đồ vật bằng thép phủ sơn rất kín ngoài không khí ẩm.
(7) Cho một miếng gang vào nước vôi trong.
(8) Vỏ tàu biển bằng thép được gắn miếng Zn ở phần ngập trong nước biển.
A. 6
B. 4
C. 3
D. 5
Câu 3. Có các thí nghiệm:
(1) Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch hỗn hợp KHCO3 và CaCl2.
(2) Đun nóng nước cứng toàn phần.
(3) Đun nóng nước cứng vĩnh cửu.
(4) Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch KAl(SO4)2.12H2O.
(5) Cho dung dịch Na3PO4 vào nước cứng vĩnh cửu.


Có tối đa mấy thí nghiệm thu được kết tủa?
A. 2.
B. 4
C. 5
D. 3
Câu 4: Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường:
(1) Cho bột Al vào dung dịch NaOH.
(2) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3.
(3) Cho CaO vào dung dịch CH3COOH.
(4) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch MgCl2.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 5. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư
(2) Cho Na vào dung dịch CuSO4
(3) Cho Cu vào dung dịch AgNO3
(4) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl3
(5) Nung nóng AgNO3
(6) Cho khí CO dư qua CuO nung nóng.
Số thí nghiêm có tạo ra kim loại là
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 6. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3.
(2) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.

(3) Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3.
(4) Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
(5) Để vật bằng thép trong không khí ẩm.
(6) Đốt cháy dây sắt trong khí clo.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 7. Cho các ứng dụng sau đây?
(1) dùng trong ngành công nghiệp thuộc da.
(2) dùng công nghiệp giấy.
(3) chất làm trong nước. (4) chất cầm màu trong ngành nhuộm vải.
(5) khử chua đất trồng, sát trùng chuồng trại, ao nuôi.
Số ứng dụng của phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.


Câu 8. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo.
(2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S.
(3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).
(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(5) Dẫn khí clo vào dung dịch FeSO4.
(6) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 (dư).
Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (III) là
A. 3.

B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 9. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;
(b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2;
(c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3;
(d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl;
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 10. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho hỗn hợp gồm 2a mol Na và a mol Al vào lượng nước dư.
(2) Cho a mol bột Cu vào dung dịch chứa a mol FeCl3.
(3) Cho dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa a mol KHCO3.
(4) Cho dung dịch chứa a mol BaCl2 vào dung dịch chứa a mol CuSO4.
(5) Cho dung dịch chứa a mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa a mol AgNO3.
(6) Cho a mol Na2O vào dung dịch chứa a mol CuSO4.
(7) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 1:1) vào dung dịch HCl dư.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được dung dịch chứa hai muối là
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 11. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH.
(c) Cho Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 (tỉ lệ mol 1 : 1).

(d) Cho bột Fe dư vào dung dịch FeCl3.
(e) Cho hỗn hợp BaO và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.
(g) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa một muối là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 12: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CH3NH2 vào dung dịch CH3COOH.
(b) Đun nóng tinh bột trong dung dịch H2SO4 loãng.
(c) Sục khí H2 vào nồi kín chứa triolein (xúc tác Ni), đun nóng.
(d) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin.
(e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch axit glutamic.
(g) Cho dung dịch metyl fomat vào dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 5.
B. 4.
C. 6.
D. 3.
Câu 13. Có 5 dung dịch NH3, HCl, NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH cùng nồng độ được đánh ngẫu nhiên là A,
B, C, D, E. Giá trị pH và khả năng dẫn điện của dung dịch theo bảng sau:
Dung dịch

A

B

C


D

E

pH

5,25

11,53

3,01

1,25

11,00

Tốt

Kém

Tốt

Kém

Khả năng dẫn điện
Tốt
Các dung dịch A, B, C, D, E lần lượt là
A. NH4Cl, NH3, CH3COOH, HCl, Na2CO3

B. CH3COOH, NH3, NH4Cl, HCl, Na2CO3



C. NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH, HCl, NH3
D. Na2CO3,HCl, NH3, NH4Cl, CH3COOH
Câu 14. Thực hiện một số thí nghiệm với 4 kim loại, thu được kết quả như sau:
Kim loại
X
Y
Z
T
Thuốc thử
Dung dịch NaOH

Có phản ứng Không phản ứng Không phản ứng Không phản ứng

Dung dịch HCl

Có phản ứng Không phản ứng Có phản ứng

Dung dịch muối Fe(III) Có phản ứng Có phản ứng

Có phản ứng

Không phản ứng
Không phản ứng

X, Y, Z, T lần lượt là
A. Al, Cu, Fe, Ag.
B. Al, Fe, Cu, Ag.
C. Al, Fe, Ag, Cu.

D. Al, Ag, Fe,Cu.
Câu 15. Có 4 chất lỏng : Glixerol(1), phenol(2), benzen(3), ancol anlylic(4). Các thí nghiệm cho kết quả sau:
A

B

C

D

Dd Br2

Phản ứng

không

Phản ứng

Không

NaOH

Phản ứng

không

không

Không


Cu(OH)2

không

Phản ứng

không

không

Kết quả nào sau đây phù hợp?
A. A(2); B(1); C(4); D(3).
B. A(2); B(3); C(1); D(4).
C. A(1); B(2); C(3); D(4).
D. A(4); B(3); C(2); D(1).
Câu 16. Ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn:
+ X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện.
+ Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện.
+ X tác dụng với Z thì có khí bay ra.
Các dung dịch X, Y, Z lần lượt trong dãy nào sau đây thỏa mãn các thí nghiệm trên là
A. NaHCO3, Ba(OH)2, KHSO4
B. KHCO3, Ba(OH)2, K2SO4.
C. AlCl3, AgNO3, KHSO4.
D. NaHCO3, Ca(OH)2, Mg(HCO3)2.
Câu 17. Để mô tả một số phương pháp thu khí thường tiến hành trong phòng thí nghiệm người ta có các
hình vẽ (1), (2), (3) như sau:

Phát biểu đúng liên quan đến các hình vẽ này là
A. phương pháp thu khí theo hình (1) có thể áp dụng thu các khí: H2, SO2, Cl2, NH3.
B. phương pháp thu khí theo hình (1), (3) có thể áp dụng thu các khí: NH3, H2, N2.

C. phương pháp thu khí theo hình (2) có thể áp dụng thu các khí: CO2, N2, SO2, Cl2.
D. phương pháp thu khí theo hình (3) có thể áp dụng thu các khí: O2, H2, N2.
Câu 18. Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y:
Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên?
A. H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O
B. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
C. 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O
D. CH3COOH + C2H5OH
CH3COOC2H5 + H2O
Câu 19. Cho các kết luận về các thí nghiệm sau:


Thí nghiệm 1: Cho Cu(OH)2 vào dung dịch chứa tri peptit Gly-Gly-Gly thấy Cu(OH) 2 tan tạo dung dịch màu
tím.
Thí nghiệm 2: Sục khí O3 vào dung dịch KI có chứa hồ tinh bột thấy dung dịch chuyển sang màu hồng.
Thí nghiệm 3: Cho glucozơ vào ống nghiệm chứa dung dịch chứa AgNO 3/NH3 đun nóng thấy có lớp kim
loại bám trên thành ống nghiệm.
Thí nghiệm 4: Đun nóng một lượng triolein với NaOH dư sau đó để nguội cho thêm dung dịch CuSO 4 vào
thấy dung dịch chuyển sang màu đỏ.
Thí nghiệm 5: Sục khí clo vào dung dịch chứa hỗn hợp KCrO 2 và KOH thấy dung dịch chuyển sang màu da
cam.
Số kết luận đúng là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Câu 20. Ứng dụng nào sau đây của aminoaxit là không đúng?
A. Axit glutamic là thuốc bổ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan.
B. Aminoaxit thiên nhiên (hầu hết là α-aminoaxit) là cơ sở kiến tạo protein trong cơ thể sống.
C. Muối đi natri glutamat là gia vị cho thức ăn (gọi là bột ngọt hay mì chính).

D. Các aminoaxit (nhóm NH2 ở vị số 6, 7...) là nguyên liệu sản xuất tơ nilon.



×