Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết dengue tại thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.06 KB, 14 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp
tính có thể gây thành dịch lớn. Vi rút truyền từ người bệnh sang người lành do
muỗi đốt. Muỗi Aedes là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu. Bệnh xảy
ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Đặc điểm của SXHD là sốt, xuất
huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối
loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ
dẫn đến tử vong.
Trên thế giới, bệnh SXHD lưu hành ở hơn 100 quốc gia tại châu Phi,
châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Châu
Mỹ, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là khu vực bị ảnh hưởng nghiêm
trọng nhất. Ước tính có khoảng 500.000 người bị SXHD trầm trọng phải nhập
viện mỗi năm, một tỷ lệ không nhỏ trong số đó là trẻ em, khoảng 2,5 % những
người này bị chết.
Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Châu Á là một trong 8 nước đứng
đầu khu vực về tỷ lệ mắc và chết do bệnh SXHD. Bệnh lưu hành chủ yếu ở
vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và duyên hải miền Trung. Do đặc
điểm địa lý, khí hậu khác nhau, ở miền Nam và miền Trung bệnh xuất hiện
quanh năm, ở miền Bắc và Tây Nguyên bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến
tháng 11. Ở miền Bắc những tháng khác bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh, ít mưa,
không thích hợp cho sự sinh sản và hoạt động của Aedes aegypti. Bệnh SXHD
phát triển nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10 trong năm.
Thanh Hóa là tỉnh trọng điểm về dịch SXHD tại khu vực miền Bắc, với
441/635 xã/phường/thị trấn thuộc vùng lưu hành của dịch với sự giao lưu lớn
về kinh tế, thương mại, du lịch với các vùng trong nước cũng như quốc tế bằng
đường bộ, đường biển, cửa khẩu. Nguy cơ bùng phát dịch SXHD rất lớn do có
sự phân bố của hai loài muỗi Aedes aegypti, Aedes albopictus và mầm bệnh
lưu hành tại địa phương.
Trong năm 2017, dịch SXHD có diễn biến hết sức phức tạp và nguy hiểm.
Từ đầu năm đến hết tháng 7/2017, cả nước đã ghi nhận 80.555 trường hợp mắc
sốt xuất huyết, trong đó có 22 trường hợp tử vong. Trong đó số trường hợp


nhập viện là 69.085 trường hợp. So với cùng kỳ năm 2016 (51.742/17) số mắc
tăng 33,5%, số tử vong tăng 05 trường hợp. Tại Thanh Hóa các ổ dịch SXHD
vẫn rải rác xảy ra. Khó khăn hiện nay bệnh SXHD chưa có thuốc điều trị đặc
1


hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Công tác phòng chống dịch chủ yếu vẫn
là tuyên truyền vận động cộng đồng cùng chung tay tham gia. Xuất phát từ
thực tế trên, tôi xin thực hiện bài tiểu luận:“ Giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại Thanh Hóa”

2


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Dịch tễ học truyền bệnh SXHD
1.1.1. Những đặc điểm chủ yếu của bệnh
Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp
tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn. Đây là bệnh dịch lưu hành
địa phương ở Việt Nam, nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng
bằng Bắc bộ và vùng ven biển miền Trung.
1.1.2. Tác nhân gây bệnh
Do vi rút Dengue thuộc nhóm Flavivirus, họ Flaviviridae với 4 típ huyết
thanh DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.
1.1.3. Véc tơ truyền bệnh
Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi đốt
người bệnh truyền vi rút sang người lành qua vết đốt. Ở Việt Nam, hai loài
muỗi truyền bệnh SXHD là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó quan
trọng nhất là Aedes aegypti.
Muỗi Aedes aegypti là véc tơ chính của sốt xuất huyết dengue. Vi rút

gây ra sốt xuất huyết dengue được lan truyền tới người thông qua vết đốt của
muỗi cái bị nhiễm vi rút. Người bị nhiễm là những người mang vi rút chính và
là ổ chứa của vi rút, phục vụ như là một nguồn của vi rút cho những muỗi chưa
bị nhiễm vi rút. Aedes aegypti gây bệnh ở các nơi đô thị và đẻ chủ yếu ở các
vật chứa nước nhân tạo. Không giống các muỗi khác, Aedes aegypti hút máu
ban ngày với đỉnh cao đốt người vào lúc sáng sớm và buổi chiều trước lúc
chạng vạng tối. Aedes albopictus, véc tơ thứ yếu ở Châu Á, đã lan tràn tới Bắc
Mỹ và Châu Âu chủ yếu do thương mại quốc tế trong các lốp xe đã sử dụng
(một nơi sinh đẻ) và các hàng hóa khác (tre). Aedes albopictus thích nghi cao
độ và có thể ngay cả sống sót ở trong những vùng có nhiệt độ lạnh hơn ở Châu
Âu. Sự lan tràn của Aedes albocpitus là do sức chịu đựng của nó tới nhiệt độ
dưới độ đông, ngủ đông và khả năng ẩn náu trong các môi trường nhỏ. Vì vậy,
Aedes albopictus có thể tồn tại và thích ứng rất nhanh ngay cả khi môi trường
bên ngoài có sự thay đổi mạnh mẽ.
1.1.4. Vòng truyền bệnh
Muỗi Aedes là vectơ truyền bệnh chính, đây là loài muỗi nhỏ, thân vằn,
có mật độ cao ở cùng đô thị và nông thôn tại các nước nhiệt đới và cận nhiệt

3


đới. Điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều rất thuận lợi cho muỗi phát triển.
Muỗi trưởng thành thường sống ở trong và xung quanh nhà, hoạt động hút máu
vào ban ngày. Muỗi cái thường thực hiện hút máu trên vài người trong một lần,
đây có thể là giả thuyết cho rằng nhiều thành viên trong một nhà bị mắc bệnh
trong vòng 24 đến 36 giờ. Vi rút Dengue duy trì vòng truyền bệnh qua muỗi người- muỗi trong suốt giai đoạn dịch xảy ra, thường có rất nhiều típ vi rút lưu
hành tại một vùng.
1.1.5. Thời kỳ ủ bệnh và lây truyền
Thời kỳ ủ bệnh từ 3-14 ngày, trung bình từ 5-7 ngày. Bệnh nhân là nguồn
lây bệnh trong thời kỳ có sốt, nhất là 5 ngày đầu của sốt là giai đoạn trong máu

có nhiều vi rút. Muỗi bị nhiễm vi rút thường sau 8-12 ngày sau hút máu có thể
truyền bệnh và truyền bệnh suốt đời.
1.1.6. Tính cảm nhiễm và sức đề kháng
Mọi người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể bị mắc bệnh từ trẻ sơ
sinh cho đến người lớn. Sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch suốt đời với típ
vi rút Dengue gây bệnh nhưng không được miễn dịch bảo vệ chéo với các típ
vi rút khác. Nếu bị mắc bệnh lần thứ hai với típ vi rút Dengue khác, có thể
bệnh nhân sẽ bị bệnh nặng hơn và dễ xuất hiện sốt Dengue.
1.1.7. Khái niệm ổ dịch sốt xuất huyết Dengue
Ổ dịch SXHD: Một nơi (tổ, khu phố/xóm/ấp, cụm dân cư hoặc tương
đương) được xác định là ổ dịch SXHD khi có các ca bệnh lâm sàng xảy ra
trong vòng 7 ngày hoặc một ca bệnh SXHD được chẩn đoán xác định phòng
xét nghiệm, đồng thời phát hiện có bọ gậy hoặc muỗi truyền bệnh.
Khi có ổ dịch đều phải xử lý theo quy định. Ổ dịch SXHD được xác định
chấm dứt khi không có ca bệnh mới trong vòng 14 ngày kể từ ngày khởi phát
của ca bệnh cuối cùng.
1.1.8. Định nghĩa, phân loai ca bệnh
* Ca bệnh giám sát (ca bệnh lâm sàng)
Người sống hoặc đến từ vùng có ổ dịch hoặc lưu hành SXHD trong vòng
14 ngày có biểu hiện sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày và có ít nhất 2 trong
các dấu hiệu sau:
- Biểu hiện xuất huyết có thể ở nhiều mức độ khác nhau như: nghiệm
pháp dây thắt dương tính, chấm/mảng xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân
răng hoặc chảy máu cam.
+ Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn.
4


+ Da xung huyết, phát ban.
+ Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.

+ Vật vã, li bì.
+ Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.
* Ca bệnh xác định
Là ca bệnh được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm (bằng các kỹ thuật:
Mac - Elisa, PCR, NS1 hoặc phân lập vi rút).
* Phân loại ca bệnh
Theo hướng dẫn chẩn đoán điều trị SXHD ban hành kèm theo Quyết định
số 458/QĐ-BYT ngày 16/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1.2. Biện pháp kiểm soát và phòng chống SXHD
Chiến lược phòng chống SXHD hiện nay đang tập trung giải quyết các
khâu cơ bản:
- Giám sát, chẩn đoán và điều trị ca bệnh SXHD.
- Phòng chống véc tơ truyền bệnh.
- Công tác thống kê báo cáo theo quy định.
1.2.1. Chủ động giám sát bệnh SXHD
Giám sát, phát hiện sớm, chẩn đoán nhanh để điều trị đúng và kịp thời
ngay từ ca bệnh đầu tiên ; Những thông tin sớm về nguy cơ bùng nổ dịch hoặc
khả năng lan truyền của dịch có khả năng giúp cho hoạt động ngăn chặn và dập
dịch được tiến hành một cách chủ động, do đó thiệt hại do dịch gây ra được
giảm bớt.
1.2.2. Kiểm soát véc tơ truyền bệnh
Hiện nay, kiểm soát véc tơ truyền bệnh vẫn là biện pháp chủ yếu trong
phòng, chống bệnh SXHD. Phòng chống véc tơ đựơc chia làm 2 phần : phòng
chống các pha trước trưởng thành và phòng chống pha trưởng thành. Biện
pháp kiểm soát véc tơ chính hiện nay là giảm số lượng bọ gậy, đây là phương
pháp dễ thực hiện, hiệu quả cao.
1.2.3. Giám sát và thống kê báo cáo thường kỳ
- Hoạt động giám sát, thống kê báo cáo bệnh SXHD thực hiện theo Thông
tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Những thông tin về bệnh SXHD trong giám sát, báo cáo thường kỳ

+ Số lượng mắc, chết (số ca lâm sàng, số ca xác định) theo định nghĩa và
phân loại ca bệnh.
5


+ Tên địa phương có ca bệnh
+ Thời gian mắc bệnh (theo mẫu báo cáo của dự án)
+ Tổng số dân và số trẻ < 15 tuổi.
- Mẫu báo cáo
- Theo mẫu báo cáo kèm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28
tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Các biểu mẫu báo cáo riêng của Chương trình phòng chống Sốt xuất
huyết quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 3711/QĐ-BYT ngày 19 tháng 9
năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn giám sát, phòng chống
bệnh sốt xuất huyết Dengue.

6


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG
2.1. Tình hình dịch SXHD ở Việt Nam
Tại Việt Nam, năm 1998 dịch SXHD đã xảy ra tại 56/61 tỉnh thành phố
với số mắc 234.920 trường hợp và 377 trường hợp tử vong, tỷ lệ mắc là 306,3
trường hợp/100.000 dân, tỷ lệ chết/mắc là 0,19%.

Biểu đồ 2.1. Tình hình dịch SXHD tại Việt Nam từ 1980-2013
Thông thường, chu kỳ dịch xảy ra trung bình 4-5 năm, các năm 1987 và
1998 ghi nhận số mắc cao nhất trong giai đoạn từ 1980 đến nay, với số mắc
trên 200.000 ca và tử vong năm 1987 là 1.566 ca. Trong giai đoạn 5 năm gần
đây từ 2009- 2013, năm 2010 ghi nhận số mắc cao nhất là 126.710/109, năm

2013 số mắc giảm xuống 70.000 ca, tử vong giảm 40 ca.
2.2. Tình hình dịch SXHD tại Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ.
Nhiệt độ trung bình từ 23,30 – 23,60C (mùa hè nhiệt độ có ngày cao nhất là
400C và thấp nhất vào mùa đông có ngày xuống thấp 5-6 0C), tổng giờ nắng
khoảng 1.700 giờ/năm. Lượng mưa trung bình từ 1.730mm -1.980mm . Độ ẩm
trung bình từ 80% - 85%.
Đa số người dân có thói quen thích trữ nước nhất là nước mưa dùng trong
sinh hoạt. Đặc biệt những năm gần đây tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hóa diễn

7


ra nhanh chóng trong khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ, đã tạo môi trường
thuận lợi cho vecto truyền bệnh SXHD sinh sản và phát triển.

Biểu đồ 2.2. Tình hình dịch SXHD tại Thanh Hóa từ năm 1999- 2013
Qua biểu đồ biểu diễn tình hình dịch SXHD từ 1999-2013, ta thấy chu kỳ
bùng phát dịch SXHD tại Thanh Hóa tương ứng với chu kỳ dịch SXHD tại
Việt Nam. Từ năm 1999, Dự án phòng chống SXHD được triển khai tại Thanh
Hóa với mục tiêu làm giảm tỷ lệ mắc, tử vong do SXHD, khống chế không để
dịch lớn xảy ra, xã hội hóa công tác phòng chống SXHD. Dự án triển khai đã
góp phần giảm tỷ lệ mắc giai đoạn 1999-2013 so với cùng kỳ, đặc biệt trong
vòng 15 năm qua tại Thanh Hóa không có ca tử vong do SXHD.

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ mắc, chết từ năm 2006 – 2016
Trong giai đoạn 2006 – 2016, với dân số trung bình giai đoạn 3.432.710
người, tỷ lệ mắc SXHD là 1,61 ca/100.000 dân, không có ca bệnh tử vong.
8



Năm 2010 ghi nhận 265 ca mắc SXHD, với 4 ổ dịch SXHD tại 4 xã thuộc 2
huyện Thiệu Hóa và Tĩnh Gia, là năm có số ca mắc SXHD cao nhất
(7,78ca/100.000 dân). Năm 2009 có tỷ lệ mắc cao thứ 2 với tổng số 256 bệnh
nhân, có 3 ổ dịch SXHD tại huyện Hậu Lộc và Tĩnh Gia. Các năm 2006, 2007,
2013, 2014 ghi nhận các ổ dịch chủ yếu huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương,
Tĩnh Gia, Thiệu Hóa, Hậu Lộc với số bệnh nhân dao động từ 150 – 170 ca
bệnh/năm. Các năm 2008, 2011, 2012, 2014 số lượng bệnh nhân ít, ghi nhận ổ
dịch nhỏ hoặc không có dịch.
Sự phân bố ca bệnh SXHD theo các tháng trong năm tập trung nhiều từ
tháng 6 đến tháng 11 hàng năm, cao điểm ở các tháng 8,9,10. Thời điểm này là
thời điểm mùa mưa, nắng nhiều, là điều kiện thuận lợi để muỗi và bọ gây
truyền bệnh SXHD sinh sản và phát triển. Tuy nhiên ở một số năm như năm
2010, 2011, 2016, thời tiết có những thay đổi, mùa đông ít lạnh, có nắng nên
các ca bệnh SXHD xuất hiện rải rác ở tất cả các tháng trong năm từ tháng 1
đến tháng 12 đều ghi nhận các ca bệnh SXHD.
Trong giai đoạn năm 2006-2016, ghi nhận 23 ổ dịch SXHD do muỗi
Aedes aegypty là véc tơ truyền bệnh, trong đó có 20/23 ổ dịch được ghi nhận từ
năm 2006 – 2010. Từ năm 2011 – 2016, chỉ ghi nhận 3 ổ dịch SXHD tại xã
Hải Thanh, Hải Bình – huyện Tĩnh Gia. Thực tế, khu vực phân bố của loài
muỗi Aedes aegypty đang dần thu hẹp do sự phát triển xâm lấn của loài muỗi
Aedes albopictus. Điều này được giải thích bởi muỗi Aedes aegypty kém thích
nghi với sự thay đổi của thời tiết, môi trường. Bên cạnh đó là sự thay đổi tập
quán sử dụng nước của người dân từ việc sử dụng các dụng cụ chứa nước mưa
làm nước sinh hoạt thì hiện nay đa phần người dân sử dụng nước sạch từ nhà
máy nước hoặc nước giếng để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, điều đó làm
hạn chế sự phát triển của muỗi Aedes aegypty.
Véc tơ phụ truyền bệnh SXHD, muỗi Aedes albopictus, thường đẻ trứng
ở các dụng cụ phế thải chứa nước, các lốp xe đã sử dụng hoặc các hốc tự nhiên
như hốc cây, hốc đá,… Aedes albopictus có thể tồn tại và thích ứng rất nhanh

ngay cả khi môi trường bên ngoài có sự thay đổi mạnh mẽ.
Thực tế cũng cho thấy rằng các ổ dịch do muỗi Aedes albopictus là véc tơ
truyền bệnh thường nhỏ, lẻ, tốc độ lây truyền chậm, ít có diễn biến rầm rộ hơn
so với ổ dịch do muỗi Aedes agypty gây ra. Giai đoạn năm 2006-2016, có 4 ổ
dịch SXHD do muỗi Aedes albopictus là véc tơ truyền bệnh, trong đó tập trung
chủ yếu từ năm 2013-2016 (3 ổ dịch). Muỗi Aedes albopictus có sự mở rộng
9


phạm vi phân bố từ 21/53 điểm giám sát có muỗi Aedes albopictus (xấp xỉ
40%) ở năm 2006, đến năm 2011 con số này là 31/66 điểm giám sát (chiếm
47%) và đến năm 2016 là 57/79 điểm giám sát (chiếm 72%).
2.3. Tình hình dịch SXHD năm 2017
Năm 2017, tình hình dịch SXHD có diễn biến phức tạp. Nếu như những
năm trước đây, SXHD chỉ xuất hiện quanh năm ở các tỉnh khu vực Tây
Nguyên, Nam Bộ thì năm 2017, miền Bắc cũng đã ghi nhận ca bệnh ngay từ
những tháng đầu năm, đặc biệt với sự bùng phát dịch mạnh mẽ tại Hà Nội. Đầu
tháng 8/2017, Hà Nội đã ghi nhận 13.982 ca bệnh tại 532/584 xã, phường, thị
trấn thuộc 30/30 quận , huyện, trong đó có 05 trường hợp tử vong. Con số bệnh
nhân SXHD không ngừng tăng lên trong những tháng tiếp theo. Tính đến ngày
26/11/2017, miền Bắc có 60.312 trường hợp bệnh, trong đó Hà Nội chiếm trên
50% với 37.431 ca bệnh SXHD và 07 trường hợp tử vong do SXHD.
Nguyên nhân của sự gia tăng dịch bệnh SXHD trong năm 2017 do một số
nguyên nhân sau:
- Nền nhiệt độ trung bình năm 2017 của khu vực miền Bắc cao hơn các
năm trước, nhiệt độ ấm ngay từ đầu năm, mùa mưa đến sớm tạo thuận lợi cho
muỗi phát triển.
- Điều kiện vệ sinh môi trường không được quan tâm xử lý dẫn đến phát
sinh các ổ lăng quăng của muỗi truyền bệnh, đặc biệt ở một số khu vực đông
dân cư, công trường xây dựng,…

- Sự chủ động, phối hợp của người dân và ban, ngành đoàn thể trong công
tác phòng chống sốt xuất huyết tại chưa cao.
- Việc triển khai biện pháp phun hóa chất và diệt lăng quăng gặp nhiều
khó khăn, không triệt để.
- Việc di biến động dân cư từ vùng có dịch đến vùng chưa có dịch khiến
dịch lan rộng, khó kiểm soát.
- Một bộ phận người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc
chủ động bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng trong công tác phòng chống
dịch SXHD.
Tại Thanh Hóa, hệ thống giám sát cũng ghi nhận những ca bệnh SXHD
đầu tiên từ tháng 01/2017. Số ca mắc tăng dần tương ứng với sự phát triển dịch
SXHD của khu vực miền Bắc. Ổ dịch SXHD đầu tiên tại Thanh Hóa ghi nhận
giữa tháng 8/2017 tại xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia. Liên tiếp trong khoảng
10


tháng 8 – 9/2017, xuất hiện rải rác các ổ dịch SXHD mức độ vừa và nhỏ tại các
huyện Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Thạch Thành, Hà Trung, Hậu Lộc. Đa số ổ dịch
do mầm bệnh từ các bệnh nhân lưu hành từ các khu vực có dịch như Hà Nội,
TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Nam Định,… về Thanh Hóa cư trú và điều trị.
Tính đến hết tháng 10/2017, Thanh Hóa ghi nhận 3.103 ca bệnh SXHD tại
545/635 xã, phường, thị trấn thuộc 27/27 huyện, thị xã, thành phố, không có ca
bệnh tử vong.

11


CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP
Hiện nay, bệnh SXHD chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin
phòng bệnh. Công tác phòng chống dịch chủ yếu vẫn là tuyên truyền vận động

cộng đồng cùng chung tay tham gia. Tôi xin đề xuất một số biện pháp tăng
cường hiệu quả phòng chống dịch SXHD như sau:
3.1. Tiêu diệt véc tơ truyền bệnh
3.1.1. Biện pháp cơ học
- Đậy kín các vật chứa nước trong nhà và xung quanh nhà không cho
muỗi đẻ trứng có tác dụng diệt Aedes.
- Đối với các dụng cụ chứa nước có thể tích lớn, không có nắp đậy phải
thả cả để diệt bọ gậy.
- Thường xuyên thay nước, cọ rửa dụng cụ chứa nước như lu, bể… hàng
tuần để diệt lăng quăng và loại bỏ trứng Aedes bám vào thành lu, bể nước.
- Dùng vợt hớt hết lăng quăng trong dụng cụ chứa nước, bỏ muối hay dầu
cặn vào chén nước chân chạn, bình hoa cũng là biện pháp diệt lăng quăng đơn
giản hiệu quả.
- Đối với dụng cụ chứa nước phế thải (lốp xe hỏng, vật dụng gia đình bỏ
không …) cần thu dọn và phá hủy.
- Đối với các hốc chứa nước tự nhiên (hốc cây, kẽ lá, gốc tre nứa …) cần
loại bỏ, lấp kín, chọc thủng hoặc làm biến đổi.
- Lật úp các dụng cụ chứa nước không sử dụng, phá hủy các dụng cụ chứa
nước như chum vỡ, vại vỡ,... thu gom đến nơi xử lý rác thải.
- Mặc quần áo tay dài, ngủ màn cả ngày lẫn đêm, dùng hương trừ muỗi
hay bình xịt muỗi để tránh muỗi đốt.
- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, không vắt quần áo bừa bãi trong nhà
nhằm hạn chế chỗ đậu nghỉ của muỗi và dụng cụ phế thải chứa nứa xung
quanh nhà. Bộ gậy Aedes có thể phát triển ở các dụng cụ chứa nước trong nhà
và xung quanh nhà, vì vậy xử lý dụng cụ chứa nước để làm giảm nguồn sinh
sản là biện pháp rất hiệu quả trong phòng chống véc tơ.
3.1.2. Sử dụng hoá chất:
Nhiều năm qua, việc phòng chống các bệnh do véc tơ truyền như SXHD,
sốt rét... chủ yếu là dựa vào phun hóa chất để diệt ngay đàn muỗi trưởng thành
đã nhiễm bệnh hoặc chủ động làm giảm quần thể muỗi ở vùng có bệnh dịch

lưu hành bằng kỹ thuật phun tồn lưu, tẩm màn, phun không gian.

12


Hiện nay hóa chất đang được sử dụng trong công tác phòng chống dịch
SXHD tại cộng đồng như Permethrin, Deltamethrin, ...Tuy nhiên việc sử dụng
hóa chất diệt côn trùng rộng rãi trong nông nghiệp và y tế đặc biệt là lĩnh vực
nông nghiệp đã và đang gây nên hiện tượng kháng hóa chất của côn trùng.
3.2. Tăng cường công tác quản lý, giám sát
- Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch từ tỉnh đến huyện, xã, phường.
- Tập huấn cho Lãnh đạo chính quyền, các ban ngành đoàn thể, mạng lưới
y tế, cộng tác viên, giáo viên, học sinh nhà trường về bệnh SXHD, các hoạt
động cụ thể loại trừ nơi sinh sản của véc tơ.
- Xây dựng mạng lưới cộng tác viên y tế phòng chống SXHD.
- Tổ chức các hoạt động diệt bọ gậy thường xuyên đến từng hộ gia đình
thông qua hoạt động của cộng tác viên y tế, học sinh và các tổ chức quần
chúng (thả cá, mesocyclops, đậy nắp, loại bỏ vật dụng phế thải …).
- Phun chủ động hóa chất diệt muỗi tại những nơi có nguy cơ cao.
- Tổng hợp kết quả và báo cáo cho tuyến trên theo quy định.
3.3. Tuyên truyền nâng cao hiểu biết của cộng đồng
* Tuyến tỉnh/huyện
Phối hợp với cơ quan thông tin tại địa phương bao gồm: đài truyền hình,
đài phát thanh, báo chí và phương tiện thông tin khác viết bài, đưa tin, làm
phóng sự về tình hình dịch SXHD và biện pháp phòng bệnh cho cộng đồng.
* Tuyến xã/phường
Tổ chức các buổi phổ biến kiến thức phòng chống sốt xuất huyết trong
các trường học, các buổi họp dân, khẩu hiệu, tờ tranh, các cuốn sách nhỏ, thăm
hỏi của cộng tác viên y tế, truyền thanh, các buổi chiếu video … bằng những
thông tin đơn giản, dễ hiểu, minh họa rõ ràng. Tùy theo đối tượng nghe mà phổ

biến các thông tin như:
- Tình hình SXHD trong nước, tại tỉnh, huyện hoặc xã về số mắc và chết
trong một vài năm gần đây.
- Triệu chứng của bệnh, sự cần thiết của điều trị kịp thời để giảm tử vong.
- Nhận biết vòng đời, nơi sinh sản, trú đậu, hoạt động hút máu của muỗi
truyền bệnh.
- Những biện pháp cụ thể, đơn giản mà mỗi người dân có thể tự áp dụng
để loại bỏ ổ bọ gậy của muỗi truyền bệnh.
- Định ngày và thời gian thực hiện chiến dịch làm sạch môi trường.

13


KẾT LUẬN
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh cấp tính nguy hiểm. Ở Việt Nam, bệnh lưu
hành ở hầu hết các tỉnh/thành phố trên cả nước. Mỗi năm có từ 50.000 đến
100.000 ca mắc SXH, trong đó có vài nghìn đến hàng chục nghìn ca nặng phải
nhập viện và có thể dẫn đến tử vong. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường
bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là từ tháng 7 đến tháng 10. Hiện
chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh SXH và cũng chưa có vắc-xin phòng ngừa
bệnh SXH nào được cấp phép sử dụng tại Việt Nam. Cho đến nay các biện
pháp truyền thống để hạn chế sự lan truyền bệnh SXH vẫn là diệt loăng quăng,
diệt muỗi và phòng tránh muỗi đốt. Tuy nhiên, hiệu quả phòng chống dịch của
các biện pháp này còn nhiều hạn chế và chưa giải quyết được vấn đề bệnh dịch
SXH một cách lâu dài. Từ thực tế trên, tôi đã đề xuất một số giải pháp nâng
cao công tác phòng chống dịch SXHD như sau:
1. Tăng cường tiêu diệt véc tơ truyền bệnh.
2. Huy động sự tham gia của các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể và
các lượng xã hội cùng phối hợp cùng y tế tham gia phòng, chống SXHD.
3. Tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe, tập huấn nhân viên y tế,

cộng tác viên và thông qua phương tiện truyền thông đại chúng để người dân
biết về đời sống tập tính của muỗi truyền SXHD, hành vi ngủ màn đúng.
Hướng dẫn, khuyến khích sử dụng những biện pháp ưu tiên ở phạm vi gia đình
là đậy nắp dụng cụ chứa nước, thu gom phế thải, thả cá vào vật chứa nước sinh
hoạt. Những biện pháp khác cũng phải được khuyến khích sử dụng lồng ghép
để đảm bảo sự thành công của một chương trình kiểm soát muỗi toàn diện.

14



×