Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng dịch vụ vận tải bằng đường không theo pháp luật việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.05 KB, 83 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HOÀNG ANH

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
VI PHẠM HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ VẬN TẢI
BẰNG ĐƯỜNG KHÔNG THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HOÀNG ANH

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
VI PHẠM HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ VẬN TẢI
BẰNG ĐƯỜNG KHÔNG THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số

: 8.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒ NGỌC HIỂN

HÀ NỘI, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận
văn đều được dẫn nguồn tài liệu tham khảo.
Tác giả

Nguyễn Thị Hoàng Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ VẬN TẢI BẰNG ĐƯỜNG KHÔNG ....6
1.1. Khái niệm và đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận
chuyển hàng không do vi phạm hợp đồng vận tải ......................................................6
1.2. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng ...........................................................................................................................10
1.3. Giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển hàng
không .........................................................................................................................19
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ VẬN TẢI BẰNG ĐƯỜNG
KHÔNG....................................................................................................................24

2.1. Nguyên tắc xác định trách nhiệm .......................................................................24
2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng dịch vụ vận tải của
người vận chuyển ......................................................................................................27
2.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng dịch vụ vận tải của
người gửi hàng, người nhận hàng và hành khách trong vận chuyển bằng đường
không .........................................................................................................................36
2.4. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không.....................45
2.5. Giải quyết tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của người vận chuyển hàng
không về thiệt hại xảy ra đối khi vi phạm hợp đồng trong quá trình vận chuyển ....49
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ VẬN
TẢI BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ...................59
3.1. Đánh giá quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng dịch vụ vận tải bằng đường không ...................................................................59
3.2. Một số kiến nghị.................................................................................................70
KẾT LUẬN ..............................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua một quá trình phát triển lâu dài, hàng không dân dụng Việt Nam đã
có những bước phát triển đáng kể từ những năm 1990 đến nay và đã góp phần tích
cực vào việc tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế của đất nước trong thời kỳ đổi
mới. Ý thức được tầm quan trọng của hàng không dân dụng trong giai đoạn hiện
nay, Đảng và nhà nước ta đang quan tâm tạo điều kiện cho ngành được phát triển
thuận lợi nhất, góp phần phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
hội nhập quốc tế của đất nước.
Bên cạnh những ưu thế so với một số ngành vận chuyển khác về mặt thời gian,
chất lượng dịch vụ, vận chuyển hàng không còn là một lĩnh vực chịu nhiều rủi ro và

tác động của các yếu tố chính trị, kinh tế, pháp lý, và các tác động nằm ngoài tầm
kiểm soát của con người như thiên tai, dịch bệnh...
Đặc biệt hoạt động vận chuyển hàng không không chỉ liên quan đến lĩnh vực
kinh tế, mà còn liên quan đến cả vấn đề an ninh lãnh thổ và sự an nguy của quốc gia
nói chung. Do đó các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động vận chuyển hàng
không có những đặc thù riêng và phải được sự quan tâm đặc biệt của các nhà làm
luật, cũng như của những người thi hành pháp luật.
Luật hàng không dân dụng Việt Nam được xây dựng đã đánh dấu sự chú ý
đúng mức của Đảng, Nhà nước và các nhà làm luật đối với lĩnh vực hàng không. Từ
khi được thông qua và trong quá trình áp dụng vào thực tiễn luật hàng không dân
dụng Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện nhưng so với sự chuyển
mình nhanh chóng của ngành hàng không thì luật này vẫn còn tồn tại vướng mắc
trong đó có quy định về trách nhiệm của người vận chuyển hàng không đối với
những thiệt hại khi vi phạm hợp đồng trong quá trình vận chuyển. Thêm vào đó,
hiện nay thiệt hại khi vi phạm hợp đồng trên thực tế xảy ra rất nhiều mà trách nhiệm
của người vận chuyển đôi khi chưa được xác định thỏa đáng. Điều này làm cho
trách nhiệm của người vận chuyển trở thành một chủ đề thời sự được rất nhiều

1


người quan tâm. Cho nên việc nghiên cứu để đưa ra quy định rõ ràng, hợp lý vấn đề
trách nhiệm của người vận chuyển hàng không đối với thiệt hại khi vi phạm hợp
đồng trong quá trình vận chuyển để áp dụng vào thực tiễn sẽ có ảnh hưởng tích cực
đến sự phát triển của ngành hàng không, ngành du lịch nước ta, sự nhìn nhận của
bạn bè thế giới- họ sẽ yên tâm hơn khi thực hiện những chuyến bay đến Việt Nam
với một cơ chế pháp lý bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho khách hàng…Vì vậy, tác giả
đã quyết định lựa chọn đề tài “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng dịch vụ
vận tải bằng đường không theo pháp luật Việt Nam hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Trong luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Văn Lân với đề tài: “Bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của hàng không Việt Nam đối với hành lý, hàng hóa và tư trang khi vi
phạm hợp đồng” tác giả cũng có nêu lên một số quy định của pháp luật hàng không
về trách nhiệm của người vận chuyển về thiệt hại đối với hành lý, hàng hóa và tư
trang khi vi phạm hợp đồng nhưng đi sâu vào xem xét về việc bảo hiểm trách nhiệm
này và nó cũng chỉ đề cập đến một phần thiệt hại khi vi phạm hợp đồng chứ không
bao gồm tất cả các thiệt hại hành khách có thể gặp phải trong quá trình vận chuyển
như đề tài: “trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy
ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển” - thiệt hại mà đề tài này đề cập
còn có cả tính mạng, sức khỏe khi vi phạm hợp đồng hay trường hợp thiệt hại do
vận chuyển chậm.
Tiếp đến trong luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Ngọc Thái viết về đề tài:
“Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không” có đề cập đến vấn đề
trách nhiệm của người vận chuyển nhưng chỉ đối với thiệt hại của hàng hóa trong
hợp đồng vận chuyển hàng hóa thông thường mà thôi.
Ngoài ra có thể kể đến công trình nghiên cứu “một số vấn đề về luật hàng
không”, của PGS.TS Ngô Huy Cương là công trình nghiên cứu và đánh giá một
cách đầy đủ và toàn diện về các vấn đề liên quan đến luật hàng không. Tuy nhiên, vì
là một công trình bao quát nên không thể nghiên cứu một cách chi tiết, sâu rộng về
trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại khi vi phạm hợp

2


đồng trong quá trình vận chuyển được.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng dịch vụ vận tải bằng đường không và đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn
thiện chế định này.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, Nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề trách nhiệm của người vận
chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình
vận chuyển trên phương diện lý luận và thực tiễn;
Thứ hai, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật quốc tế và trong nước
về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng dịch vụ vận tải bằng đường không để
thấy được mức độ tương thích, sự hình thành và phát triển của những quy định đó
giữa hai hệ thống qua các thời kỳ.
Thứ ba, Từ quá trình nghiên cứu đề xuất các kiến nghị, các giải pháp pháp lý
khi quy định trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy
ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển trong pháp luật Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung xem xét những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của
người vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối trong quá trình vận
chuyển. 4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng dịch
vụ vận tải bằng đường không và không mở rộng sang lĩnh vực vận chuyển con
người hay quốc phòng, an ninh. Luận văn cũng chủ yếu tập trung vào các vấn đề
pháp luật của Việt Nam. Nếu các vấn đề nằm ngoài phạm vi nghiên cứu có được đề
cập tới trong Luận văn thì chỉ nên xem là các minh hoạ cho việc làm rõ thêm các
vấn đề pháp lý nằm trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn.

3


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, lý luận
của Chủ nghĩa Mác-Lênin về pháp luật, về trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm

nghĩa vụ để tìm hiểu, luận giải trách nhiệm bồi thường do vi phạm nghĩa vụ của các
bên trong quan hệ hợp đồng dịch vụ vận tải bằng đường không; để đánh giá thực
trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng dịch vụ vận tải bằng
đường không và đề xuất giải pháp hoàn thiện chế định pháp luật này.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
như phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh pháp luật, phương
pháp mô hình hoá, điển hình hoá các quan hệ xã hội, phương pháp phân tích qui
phạm và phân tích tình huống. Với đề tài đã lựa chọn nêu trên cần vận dụng cả
phương pháp chung cũng như phương pháp chuyên ngành. Cụ thể như phương pháp
so sánh, phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, điều tra xã hội học… tùy từng
khía cạnh vấn đề mà có sự vận dụng linh hoạt. Về phương pháp so sánh nó được áp
dụng khi xem xét quy định của các văn bản pháp luật hàng không qua các thời kỳ và
văn bản pháp luật hàng không quốc gia với công ước quốc tế. Khi trình bày các quy
định của pháp luật tác giả không dừng lại ở mức tổng hợp các quy định rồi nêu ra
mà còn có những đánh giá phân tích từng điều khoản. Về phương pháp thống kê,
điều tra xã hội học tác giả đã sử dụng khi tìm hiểu một số vi phạm của người vận
chuyển hàng không và hành khách cũng như khi điều tra mức độ hiểu biết pháp luật
hàng không của người sử dụng dịch vụ hàng không.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Về mặt lý luận
Luận văn nêu và phân tích có hệ thống những vấn đề lý luận của pháp luật
trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng vận chuyển hàng không.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn phản ánh những ưu điểm, hạn chế mà pháp luật về trách nhiệm bồi

4


thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng vận chuyển hàng không hiện hành. đạt được

kể từ khi có Luật Hàng không dân dụng năm 2006, được sửa đổi, bổ sung năm
2014.. Luận văn đã đưa ra hướng hoàn thiện cũng như một số biện pháp cụ thể để
hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng vận
chuyển hàng không.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung chính gồm 3 chương:
Chương1. Những vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
dịch vụ vận tải bằng đường hàng không
Chương 2. Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
dịch vụ vận tải bằng đường hàng không
Chương 3. Đánh giá quy định của pháp luật việt nam về bồi thường thiệt hại
do vi phạm hợp đồng dịch vụ vận tải bằng đường hàng không và một số kiến nghị

5


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI
PHẠM HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ VẬN TẢI BẰNG ĐƯỜNG KHÔNG
1.1. Khái niệm và đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người
vận chuyển hàng không do vi phạm hợp đồng vận tải
1.1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển
hàng không do vi phạm hợp đồng vận tải
Ra đời sau những phương thức vận tải khác, song đến nay vận tải hàng không
đóng vai trò rất quan trọng trong vận tải quốc tế.
* Ðặc điểm của vận tải hàng không
- Các tuyến đường vận tải hàng không hầu hết là các đường thẳng nối hai điểm
vận tải với nhau.
- Tốc độ của vận tải hàng không cao, tốc độ khai thác lớn, thời gian vận
chuyển nhanh.

- Vận tải hàng không an toàn hơn so với các phương tiện vận tải khác.
- Vận tải hàng không luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao.
- Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn hơn hẳn so với các
phương thức vận tải khác.
- Vận tải hàng không đơn giản hoá về về chứng từ thủ tục so với các phương
thức vận tải khác.
* Bên cạnh ưu điểm trên, vận tải hàng không cũng có những hạn chế sau:
- Cước vận tải bằng đường không cao so với các hình thức vận chuyển khác.
-Vận tải hàng không không phù hợp với vận chuyển hàng hoá cồng kềnh, hàng
hoá có khối lượng lớn hoặc có giá trị thấp.
- Vận tải hàng không đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như
đào tạo nhân lực phục vụ.
Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý đã cho thấy rằng mỗi người sống trong
xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi ích của mình
6


mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi có hành vi vi
phạm nghĩa vụ hợp đồng và nếu có đủ căn cứ xác định trách nhiệm thì người vi
phạm phải chịu trách nhiệm, trong đó có trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do
vi phạm nghĩa vụ gây ra. Theo giải thích của BLDS năm 2015 (Điều 363) trách
nhiệm bồi thường thiệt hại là “một hình thức của trách nhiệm dân sự mà theo đó thì
khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác phải
bồi thường những tổn thất mà mình gây ra”.
Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng dịch vụ vận
tải bằng đường không là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng từ hai bên gồm có ba chủ thể - đó là người vận chuyển, người thuê vận chuyển
hay người gửi hàng hoá, và người nhận hàng hoá. Người vận chuyển thường là
doanh nghiệp vận chuyển hàng không. Còn người thuê vận chuyển và người nhận
hàng hoá có thể là bất kỳ người nào có nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng đường

hàng không hoặc được chỉ định là người nhận hàng hoá. Trong số các chủ thể này
thì người vận chuyển hàng không thường phải tuân thủ một qui chế pháp lý đặc biệt
bởi chính tính chất của hoạt động vận chuyển hàng không qui định.
Trong lĩnh vực vận chuyển hàng không hàng hóa được di chuyển từ nơi này
tới nơi khác trong một thời hạn nhất định theo sự thỏa thuận và người vận chuyển
trả hàng hóa cho người có quyền nhận. Do đó “trách nhiệm của người vận chuyển
phát sinh khi xảy ra mất mát, thiếu hụt, hoặc hư hỏng hàng hóa trong thời gian bảo
quản của người vận chuyển, hoặc khi vận chuyển chậm trễ hàng hóa” [22].
Khái niệm người vận chuyển hàng không:
“Người vận chuyển hàng không bao gồm người vận chuyển hàng không phát
hành vận đơn hàng không và tất cả những người vận chuyển trực tiếp hoặc cam kết
vận chuyển hàng hóa hoặc thực hiện bất kỳ các dịch vụ nào khác liên quan đến việc
vận chuyển. Hay nói cách khác người vận chuyển hàng không là người xuất vé và
tất cả các người vận chuyển hàng không vận chuyển và cam kết vận chuyển hành
khách và hành lý của hành khách hoặc thực hiện hay cam kết thực hiện các dịch vụ
khác liên quan đến việc vận chuyển bằng đường không đó”. [10]

7


Khái niệm hành khách:
“Hành khách ở đây được hiểu là bất kỳ người nào, ngoại trừ tổ bay, được vận
chuyển hoặc sẽ được vận chuyển trên tàu bay với sự đồng ý của người vận chuyển”
[12]
Khái niệm hành lý:
“Hành lý là những vật phẩm, đồ dùng và tư trang của hành khách được xem là
cần thiết hoặc thích hợp cho việc mang, sử dụng, cho sự thoải mái hoặc tiện lợi
trong chuyến đi. Trừ khi được xác định khác đi, hành lý bao gồm hành lý ký gửi và
hành lý xách tay của hành khách. Trong đó, hành lý ký gửi là hành lý của hành
khách được chuyên chở trong tàu bay mà người vận chuyển chịu trách nhiệm bảo

quản và xuất thẻ hành lý; hành lý xách tay là bất kỳ hành lý nào của hành khách
không phải là hành lý ký gửi. Hành lý xách tay được phép mang theo lên cabin máy
bay cùng với hành khách và do hành khách tự bảo quản trong suốt chuyến đi” [12]
Khái niệm hàng hóa:
“Hàng hóa là bất kỳ thứ gì được chuyên chở trên máy bay ngoại trừ bưu kiện,
hành lý ký gửi hoặc hành lý xách tay mà người vận chuyển chịu trách nhiệm bảo
quản và xuất vận đơn hàng không (AWB=Air Waybill) (Theo định nghĩa của The
Air Cargo Tariff Rules – TACT – April của IATA). Vận đơn hàng không là chứng
từ dành cho việc vận chuyển hàng hóa. Tất cả hàng hóa được vận chuyển, tất cả
những kiện hàng nào được để trên máy bay dù được trả cước hay không trả cước
đều phải có vận đơn hàng không kèm theo” [10]
Khái niệm tư trang của hành khách: “tư trang là những vật dụng mà hành
khách mang theo lên khoang hành khách và được hành khách tự bảo quản cùng với
hành lý xách tay ví dụ như tiền, vàng, giấy tờ tùy thân” [12]
1.1.2. Đặc điểm của bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng dịch vụ vận
tải bằng đường không
Thứ nhất, trách nhiệm của người vận chuyển hàng không được điều chỉnh bởi
các công ước quốc tế về vận chuyển hàng không, luật hàng không dân dụng và các
văn bản liên quan. Trong các văn bản này vấn đề trách nhiệm của người vận chuyển

8


hàng không đối với thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển được quy
định khá cụ thể, ví dụ như vấn đề về thời hạn trách nhiệm; cơ sở của trách nhiệm
hay giới hạn trách nhiệm…
Thứ hai, vận chuyển hàng không có thể xảy ra trong phạm vi lãnh thổ một
quốc gia nhưng cũng có thể xảy ra ở nhiều lãnh thổ nên khi phát sinh tranh chấp
liên quan đến trách nhiệm của người vận chuyển hàng không vấn đề cơ quan nào
thuộc quốc gia lãnh thổ nào có thẩm quyền xem xét cũng là một vấn đề phức tạp và

thường được luật pháp mỗi quốc gia quy định rất cụ thể để tránh phát sinh tranh
chấp hay mâu thuẫn về thẩm quyền nó khác với những loại trách nhiệm đơn thuần
chỉ do luật quốc gia điều chỉnh.
Thứ ba, Do đặc tính của việc vận chuyển trên không nên khách hàng của
người vận chuyển phải tuân thủ những quy định rất nghiêm ngặt khi sử dụng dịch
vụ vận chuyển này. Vì vậy việc xác định lỗi trong trách nhiệm của người vận
chuyển hàng không thường rất chặt chẽ và là cơ sở quan trọng để người vận chuyển
được miễn giảm trách nhiệm của mình khi có thiệt hại xảy ra với hành khách.
Thứ tư, Căn cứ vào những thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển
mà người vận chuyển có thể phải chịu trách nhiệm có thể phân loại trách nhiệm của
người vận chuyển gồm có:
- Trách nhiệm của người vận chuyển phát sinh do việc gây thiệt hại đến sức
khỏe, tính mạng của hành khách.
- Trách nhiệm của người vận chuyển phát sinh do gây hư hỏng, thiếu hụt,
mất mát hành lý, hàng hóa của hành khách.
- Trách nhiệm của người vận chuyển phát sinh do vận chuyển chậm hành
khách; hành lý, hàng hóa của hành khách.
-

Trách nhiệm của người vận chuyển với thiệt hại về hành lý (tài sản) hành

khách tự trông giữ.
Thứ năm, trách nhiệm của người vận chuyển hàng không được quy định giới
hạn rất rõ ràng và có đơn vị tính đặc biệt. Ví dụ: ở Việt Nam mức giới hạn bồi
thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách là một trăm nghìn đơn vị

9


tính toán cho mỗi hành khách. Đơn vị tính toán này là đơn vị tiền tệ do quỹ tiền tệ

thế giới xác định và được quy ước là quyền rút vốn đặc biệt.
Thứ sáu, vận chuyển hàng không thường ít xảy ra rủi ro nhưng khi xảy ra rủi
ro thì hậu quả lại rất lớn. Vì vậy, để đảm bảo thực hiện trách nhiệm của người vận
chuyển pháp luật đã quy định bắt buộc người vận chuyển phải mua bảo hiểm trách
nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe của hành khách, việc mất
mát, thiếu hụt, hư hỏng hành lý hàng hóa và do vận chuyển chậm hoặc thực hiện
các biện pháp bảo đảm khác đến mức giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển.
1.2. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm
hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra khi hành vi vi phạm hợp đồng
dân sự đã gây ra một thiệt hại. Mặt khác một người chỉ phải chịu trách nhiệm dân
do vi phạm hợp đồng khi họ có lỗi. Vì vậy, việc xác định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng cần dựa trên các cơ sở:
- Có hành vi vi phạm hợp đồng
- Có thiệt hại xảy ra
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra
- Người vi phạm hợp đồng có lỗi
1.2.1. Vi phạm hợp đồng và các hành vi vi phạm hợp đồng
1.2.1.1. Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không
đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo
quy định của pháp luật. Tuy nhiên thỏa thuận này (nếu có), thì phải thể hiện rõ
trong hợp đồng. Nếu trong hợp đồng không có nội dung này thì xem như hai bên
không thỏa thuận.
Nội dung của hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở quy định của
pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Chính vì vậy, về nguyên tắc hành vi thực
hiện không đúng, không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng
do các bên đã cam kết, thỏa thuận hay dựa trên quy định của pháp luật thì khi đó
hành vi đó sẽ bị coi là hành vi vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên trong một số trường

10



hợp, hành vi vi phạm hợp đồng không bị coi là trái pháp luật. Vì vậy, họ sẽ không
phải bồi thường thiệt hại:
- Nghĩa vụ trong hợp đồng không được thực hiện hoàn toàn do lỗi của bên có
quyền
- Nghĩa vụ trong hợp đồng không thực hiện được do sự kiện bất khả kháng.
Một sự kiện chỉ được coi là bất khả kháng nếu đó là sự kiện khách quan làm cho
người có nghĩa theo quy định của hợp đồng không biết trước và cũng không thể
tránh được và họ không thể khắc phục khó khăn do sự kiện đó gây ra dù rằng đã áp
dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép.
1.2.1.2. Các hành vi vi phạm phạm hợp đồng vận chuyển hàng không
Pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng không nói chung và hợp đồng vận
chuyển hàng hoá bằng đường không nói riêng phải lập thành văn bản và trong đó có
những tuyên bố giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển liên quan tới thiệt hại
xảy ra đối với hành khách hoặc người gửi hành lý, hàng hoá trong quá trình vận
chuyển. Luật hàng không dân dụng năm 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm
cấm trong hoạt động hàng không dân dụng bao gồm:
- Sử dụng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị
hàng không mà không có giấy phép phù hợp;
- Thực hiện nhiệm vụ của nhân viên hàng không mà không có giấy phép,
chứng chỉ phù hợp;
- Thả thiết bị, vật dụng hoặc các vật thể khác vào không trung gây ảnh hưởng
đến an toàn bay, môi trường và dân sinh;
- Bay vào khu vực hạn chế bay, khu vực cấm bay trái quy định;
- Gây nhiễu, chiếm dụng, khai thác trùng lắp các tần số vô tuyến điện dành
riêng cho hoạt động hàng không dân dụng;
- Làm hư hỏng hệ thống tín hiệu, trang bị, thiết bị, đài, trạm thông tin, điều
hành bay, các trang bị, thiết bị khác tại cảng hàng không, sân bay hoặc điều khiển,
đưa các phương tiện mặt đất không đáp ứng điều kiện kỹ thuật vào khai thác tại khu

bay;

11


- Xây dựng công trình kiến trúc, lắp đặt trang bị, thiết bị, trồng cây có khả
năng gây ảnh hưởng đến hoạt động bay và hoạt động của các trang bị, thiết bị quản
lý vùng trời, quản lý hoạt động bay;
- Xây dựng trong khu vực cảng hàng không, sân bay, khu vực lân cận cảng
hàng không, sân bay các công trình hoặc lắp đặt các trang bị, thiết bị gây ra nhiều
khói, bụi, lửa, khí thải hoặc xây dựng trường bắn hoặc các công trình, lắp đặt các
trang bị, thiết bị khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn bay, hoạt động của các
trang bị, thiết bị tại cảng hàng không, sân bay;
- Lắp đặt, sử dụng trong khu vực cảng hàng không, sân bay hoặc khu vực lân
cận cảng hàng không, sân bay các loại đèn, ký hiệu, tín hiệu hoặc các vật thể ảnh
hưởng đến việc tàu bay cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay hoặc việc
nhận biết cảng hàng không, sân bay;
-

Nuôi, thả chim, gia súc, gia cầm trong khu vực cảng hàng không, sân bay;

-

Can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng;

-

Đưa vũ khí, chất cháy, chất nổ, các vật phẩm nguy hiểm khác lên tàu bay,

vào cảng hàng không, sân bay và các khu vực hạn chế khác trái quy định;

-

Phá hủy, gây hư hại, làm biến dạng, di chuyển vật đánh dấu, vật ngăn

cách, vật ghi tín hiệu, vật bảo vệ tại cảng hàng không, sân bay; làm hư hại các ký
hiệu, thiết bị nhận biết cảng hàng không, sân bay;
- Đe dọa, uy hiếp an toàn bay, gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ, tài
sản của người khác trong tàu bay.
1.2.2. Thiệt hại thực tế xảy ra
Nội dung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là việc người có nghĩa vụ trong
hợp đồng phải bù đắp cho phía bên kia trong hợp đồng những tổn thất vât chất mà
mình đã gây ra do việc vi phạm hợp đồng. Vì vậy, việc xác định có thiệt hại xảy ra
hay không? Thiệt hại là bao nhiêu một việc hết sức cần thiết và quan trọng khi áp
dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Thiệt hại là sự biến đổi theo hướng xấu đi trong tìa sản cảu một người thể
hiện ở tổn thất thực tế tính được thành tiền mà người đó phải gánh chịu.

12


Trong thực tế, thiệt hại xảy ra do vi phạm hợp đồng thường sẽ là: những tài
sản bị mất mát hoặc bị hủy hoại hoàn toàn, những hư hỏng, giảm sút về tài sản, chi
phí mà bên bị phạm trong hợp đồng phải bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục
những hậu quả do bên vi phạm hợp đồng gây ra, những tổn thất thu nhập thực tế bị
mất, bị giảm sút.
Về mặt lý luận, những thiệt hại nói trên thường được chia thành hai loại:
- Những thiệt hại trực tiếp: là những thiệt hại đã xảy ra một cách khách quan
trong thực tế mà mức thiệt hại dẽ dàng xác định được như:
+ Chi phía thực tế và hợp lý: là những khoản tiền hoặc những lợi ích vật chất
khác mà bên bị thiệt hại phải bỏ ra ngoài dự định của mình để khắc phục những tình

trạng xấu đi do hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia gây ra;
+ Tài sản bị hư hỏng, mất mát, hủy hoại: là sự giảm sút giá trị của một tài sản
hoặc sự thiếu hụt về tài sản do người vi phạm hợp đồng gây ra
- Những thiệt hại gián tiếp: được hiểu là những thiệt hại phải dựa trên sự tính
toán khoa học mới xác định được mức đọ thiệt hại
Để xác định trách nhiệm bồi thường là phải có thiệt hại thực tế xảy ra. Đó có
thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách; thiệt hại do mất mát, thiếu
hụt, hư hỏng hành lý hàng hóa của hành khách hay thiệt hại do vận chuyển chậm
hành khách, hành lý và hàng hóa... Những thiệt hại này đều được quy định cụ thể
trong công ước Vácsava năm 1929 cũng như Luật hàng không dân dụng Việt Nam
các thời kỳ. Cụ thể:
Công ước Vácsava, điều 17 quy định: “Người chuyên chở phải chịu trách
nhiệm về thiệt hại xảy ra trong trường hợp hành khách chết hoặc bị thương hoặc bất
kỳ thương tích về thân thể nào của hành khách, nếu tai nạn gây ra thiệt hại xảy ra ở
máy bay hoặc quá trình lên xuống máy bay.”
Điều 18, khoản 1: “Người chuyển chở phải chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra
trong trường hợp hàng hóa, hoặc hành lý ký gửi bị phá hủy hay mất mát, hư hỏng
nếu sự việc xảy ra trong quá trình chuyển chở hàng không”.
Điều 19: “Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do chậm trễ

13


xảy ra trong quá trình vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hóa.”
Những cơ sở này cũng được quy định tương tự trong luật hàng không dân
dụng Việt Nam năm 2006 tại Chương VIII về bồi thường thiệt hại cho hành khách
sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng không.
Điều cần lưu ý ở đây chính là việc xác định thiệt hại thực tế, thế nào là thiệt
hại thực tế? Thiệt hại thực tế khác với thiệt hại được kê khai như thế nào? Có nhiều
trường hợp khi ký gửi hành lý và hàng hóa hành khách đã làm thủ tục kê khai giá trị

của hành lý và hàng hóa đó. Khi xảy ra thiệt hại thì giá trị đã kê khai này được sử
dụng để xem xét thiệt hại thực tế của hành khách. Thiệt hại thực tế có thể chính là
thiệt hại đã được hành khách kê khai nhưng cũng có thể không phải vì có nhiều
trường hợp hành khách kê khai giá trị hành lý, hàng hóa ký gửi của mình cao hơn
giá trị thực tế của chúng vì một vài lý do nào đó. Tất nhiên việc chứng minh giá trị
hành lý, hàng hóa đã được kê khai cao hơn giá trị thiệt hại thực tế sẽ thuộc về người
vận chuyển để họ được hưởng việc bồi thường theo đúng thiệt hại thực tế, nếu
người vận chuyển không chứng minh được thì rõ ràng họ phải bồi thường theo giá
trị hành khách đã kê khai trước khi có thiệt hại xảy ra và tất nhiên là khoản bồi
thường sẽ không vượt quá giới hạn bồi thường theo luật định.
1.2.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại
xảy ra
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả, xét theo phép duy vật biện chứng là
mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật hiện tượng. Trong khoa học pháp lý dân sự,
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra được hiểu
là giữa chúng có mối quan hệ nội tại, tất yếu. Trong đó, hành vi vi phạm là nguyên
nhân, thiệt hại xảy ra là kết quả. Chỉ khi nào thiệt hại xảy ra là hậu quả tất yếu của
hành vi vi phạm pháp luật, thì người vi phạm mới phải bồi thường thiệt hại. Đối
chiếu với phân tích trên, nhận thấy rằng chỉ những thiệt hại phát sinh do hậu quả
của việc vi phạm và có mối quan hệ nhân quả giữa sự vi phạm thực hiện hợp đồng
và thiệt hại xảy ra thì mới được công nhận bồi thường.

14


a. Năng lực hành vi của người vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không
Bộ luật Dân sự 2015 có nhắc tới điều kiện người giao kết hợp đồng phải có
năng lực hành vi dân sự. Có quan điểm cho rằng năng lực hành vi dân sự chỉ có thể
gắn cho cá nhân, còn đối với pháp nhân thì trong năng lực pháp luật đã bao gồm
quyền được tự mình hành xử để mang lại quyền và nghĩa vụ cho bản thân mình.

Tuy nhiên nhiều pháp nhân được thừa nhận có khả năng hưởng quyền và gánh vác
nghĩa vụ nhưng pháp luật không cho trong thực tế được hành xử trong một số lĩnh
vực nhất định. Chẳng hạn cũng đều là doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá nhưng
không phải doanh nghiệp nào cũng được giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá
bằng đường hàng không.
Nói tới doanh nghiệp là nói tới tổ chức chuyên môn thực hiện các hành vi
thương mại nhằm mục tiêu lợi nhuận. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không là
doanh nghiệp chuyên thực hiện các hành vi vận chuyển thương mại.
Bởi những đặc thù của hoạt động vận chuyển hàng không đã có tính quy định
đối với tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp vận chuyển hàng không, nên việc tổ
chức doanh nghiệp vận chuyển hàng không phải đáp ứng những đặc điểm riêng của
hoạt động vận chuyển hàng không. Do vậy, pháp luật của các nước thường qui định,
một doanh nghiệp chỉ được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng
không khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chủ yếu là vận chuyển
hàng không;
Thứ hai, phải đảm bảo có tàu bay để khai thác nhằm mục đích vận chuyển
hàng không;
Thứ ba, phải có tổ chức bộ máy, có nhân viên hàng không được cấp giấy phép,
chứng chỉ phù hợp để khai thác tàu bay, và kinh doanh vận chuyển hàng không;
Thứ tư, phải đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của pháp luật;
Thứ năm, phải có khả năng đáp ứng các nhu cầu của thị trường vận chuyển
hàng không khi được chỉ định khai thác đường bay nhất định.
Các doanh nghiệp vận chuyển hàng không sau khi đã được thành lập hợp pháp

15


và được phép kinh doanh sẽ đi vào hoạt động. Hoạt động chủ yếu và thường xuyên
của các doanh nghiệp vận chuyển hàng không là giao kết và thực hiện các hợp đồng

vận chuyển hàng không bằng chính năng lực thật của mình. Tuy nhiên để đáp ứng
sự gia tăng của thị trường một doanh nghiệp có thể gia tăng năng lực của mình bằng
thuê tàu bay hoặc khai thác chung…
b. Đối tượng của hoạt động vận chuyển bằng đường hàng không
Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là một dịch vụ. Do đó đối
tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là hành vi di
chuyển hàng hóa từ nơi này tới nơi khác. Hành vi di chuyển đó không thể được xem
xét tách rời khỏi hàng hóa là đối tượng của hành vi đó.
Luật hàng không thường chia hàng hoá thành hai loại. Đó là hàng hoá thông
thường và hàng hoá nguy hiểm. Hàng hóa nguy hiểm có qui chế vận chuyển đặc
biệt tương ứng. Có riêng một phụ lục lớn của Công ước Chicago 1944 đưa ra các
khuyến nghị thực hành liên quan tới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Loại hàng
hóa này được xem là bất kỳ vật hoặc chất có khả năng gây nguy hiểm cho sức khoẻ,
tính mạng con người, sự an toàn của chuyến bay, tài sản hoặc môi trường, bao gồm:
chất phóng xạ, chất có từ tính cao, chất dễ cháy, chất dễ nổ, chất có mùi khó chịu,
chất gây ô nhiễm môi trường… Hãng hàng không chỉ được phép vận chuyển loại
hàng hóa này khi có giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
bằng đường hàng không do nhà chức trách có thẩm quyền cấp. Đặc biệt, vũ khí,
dụng cụ chiến tranh, chất thải hạt nhân không được phép vận chuyển bằng đường
hàng không vào hoặc qua lãnh thổ Việt Nam trừ trường hợp đặc biệt được cơ quan
có thẩm quyền cho phép. Và việc vận chuyển này cũng chỉ được phép thực hiện
bằng tàu bay công vụ.
Bởi tính chất nguy hiểm đặc biệt cho cộng đồng của các hàng hóa nguy hiểm,
nên pháp luật thường sử dụng rất nhiều biện pháp để can thiệp như: đòi hỏi năng lực
hành vi đặc biệt của người vận chuyển; thiết lập điều kiện bảo vệ đặc biệt cho việc
vận chuyển; cấm hoặc hạn chế vận chuyển… Do đó khi doanh nghiệp vận chuyển
hàng không vi phạm, có thể dẫn tới các cách thức xử lý đặc biệt hơn so với việc vô

16



hiệu hóa đơn thuần hợp đồng vận chuyển.
1.2.4. Lỗi của bên vi phạm hợp đồng và phạt vi phạm hợp đồng
1.2.4.1. Lỗi của bên vi phạm
Theo khoản 1 Điều 308 BLDS 2015 quy định “Người không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố
ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định
khác”.
Từ đây có thể hiểu rằng nếu không có thỏa thuận hoặc pháp luật không có quy
định khác thì chỉ khi nào người vi phạm hợp đồng có lỗi mới phải bồi thường thiệt
hại. Tuy nhiên, về nguyên tắc, người đã được xác định nghĩa vụ trong hợp đồng mà
không thực hiện, thực hiện không đúng và không đầy đủ như quy định của hợp
đồng đương nhiên bị coi là có lỗi. Khi đó, người không thực hiện nghĩa vụ quy định
trong hợp đồng sẽ không phải bồi thường thiệt hại nếu họ chứng minh được rằng
thiệt hại xảy ra là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên có quyền
theo quy định trong hợp đồng.
1.2.4.2. Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại
Phạt vi phạm hay còn gọi là phạt vi phạm hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các
bên, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
Mức phạt vi phạm trong hợp đồng dân sự do hai bên thỏa thuận, còn trong
thương mại và xây dựng thì căn cứ vào giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm,
và không quá 8% hoặc 12%.
Điều 418 BLDS năm 2015, quy định về thỏa thuận phạt vi phạm:
“1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên
vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan
có quy định khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu
phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi
phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.


17


Một số lưu ý quan trọng:


Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận

về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm
nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.”


Nghiên cứu nội dung quy định này có thể hiểu, không có giới hạn về mức

phạt vi phạm trong dân sự, các bên có thể thỏa thuận chỉ bị phạt vi phạm mà không
phải bồi thường thiệt hại. Nếu trong hợp đồng có thỏa thuận phạt vi phạm, nhưng
không đề cập việc vẫn phải BTTH thì bên vi phạm sẽ không phải bồi thường thiệt
hại.
Theo quy định tại Điều 418 BLDS năm 2015, thì các bên có thể thoả thuận
về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi
thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt
hại. Các bên có thể thỏa thuận trước về việc bồi thường thiệt hại cũng như xác
định trước trong hợp đồng một mức bồi thường cụ thể bằng tiền.
Tuy nhiên, khác với phạt vi phạm là chỉ được áp dụng nếu như các bên có
thỏa thuận trước về phạt vi phạm, đối với BTTH, cho dù các bên có thỏa thuận về
vấn đề BTTH do vi phạm hợp đồng hay không, thì khi xảy ra thiệt hại, bên gây
thiệt hại vẫn phải bồi thường theo quy định của pháp luật
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhắm tới mục đích quan trọng nhất là bồi
hoàn, bù đắp, khôi phục lợi ích vật chất bị thiệt hại cho bên bị vi phạm. Như vậy,

Bồi thường thiệc hại là chế tài quan trọng và cơ bản nhất nhằm bảo đảm lợi ích
của các bên khi hợp đồng bị vi phạm, tạo ra khả năng đảm bảo lợi ích một cách
tối đa cho mọi bên có liên quan trong quan hệ hợp đồng. Chính vì thế, chế tài này
được áp dụng cho hầu hết các hành vi vi phạm hợp đồng.
Thông thường về nguyên tắc, người vận chuyển không được hưởng giới hạn
trách nhiệm nếu có chứng minh rằng thiệt hại xảy ra đối với hàng hóa là do lỗi của
người vận chuyển, nhân viên hoặc các đại lý của người vận chuyển. Lỗi này được
Công ước Montreal 1999 giải thích là hành động hay sự bất cẩn của người vận
chuyển thực hiện cố ý gây thiệt hại hoặc cẩu thả và với nhận thức được rằng thiệt

18


hại có thể xảy ra. Trong trường hợp nhân viên hoặc đại lý của người vận chuyển có
hành vi hoặc sai sót như vậy thì phải chứng minh được rằng nhân viên hoặc đại lý
đó đã hành động trong phạm vi của sự ủy quyền.
1.3. Giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vận
chuyển hàng không
1.3.1. Trách nhiệm của người vận chuyển
Như vậy về cơ bản, người vận chuyển hàng không chỉ chịu trách nhiệm đối
với hàng hóa khi hàng hóa ở trong tàu bay, ở cảng hàng không, sân bay. Trong
trường hợp tàu bay buộc phải hạ cánh ngoài cảng hàng không nhằm đảm bảo an
toàn cho hành trình như để khắc phục một sự cố, hay do tai nạn mà tàu bay buộc
phải hạ cánh, thì người vận chuyển hàng không còn phải chịu trách nhiệm đối với
hàng hóa khi hàng hóa ở bên ngoài tàu bay, ngoài cảng hàng không, tức là ở bất kỳ
nơi nào mà tàu bay hạ cánh.
Người vận chuyển hàng không không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa
ở giai đoạn vận chuyển đường bộ, đường biển, hay đường sông. Tuy nhiên, nếu vận
chuyển đường bộ, đường biển, hay đường sông là nhằm thực hiện hợp đồng vận
chuyển hàng không như lấy hàng, giao hàng, chuyển tải hàng hóa thì người vận

chuyển hàng không vẫn phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa ở những đoạn vận
chuyển này. Pháp luật nên quy định như vậy vì người vận chuyển hàng không cũng
có thể cung cấp dịch vụ vận chuyển từ cửa tới cửa. Khi đã cung cấp dịch vụ vận
chuyển tới cửa thì đương nhiên người vận chuyển hàng không phải đảm nhận việc
vận chuyển từ nơi nhận hàng hóa ngoài cảng hàng không, sân bay xuất phát và di
chuyển hàng hóa từ cảng hàng không, sân bay đến tới nơi giao hàng hóa có thể bằng
các phương tiện vận tải đường bộ, đường biển, đường sông. Vì vậy, trong trường
hợp này, qui định pháp luật cần phải mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm của người
vận chuyển hàng không, hay nói cụ thể hơn là quy định người vận chuyển hàng
không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa với cả quá trình vận chuyển bằng
phương thức vận tải phi hàng không. Vấn đề này khác với vận chuyển đa phương
thức ở chỗ vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện khác cho mục đích vận

19


chuyển hàng không.
Người vận chuyển hàng không luôn luôn phải chịu áp lực lớn về chi phí do sự
đắt giá của phương tiện vận chuyển, do chi phí cao trong giao thông và chi phí cao
đối với đào tạo và nuôi dưỡng nhân viên. Hơn nữa vận chuyển hàng không luôn
luôn tiềm ẩn những rủi ro. Tai nạn kéo theo chi phí bồi thường cao khiến cho hãng
hàng không phá sản gây tổn thất cho giao thông công cộng. Vì vậy giới hạn trách
nhiệm của người vận chuyển cần được đặt ra. Các Công ước vận chuyển hàng
không quốc tế từ xưa tới nay đều rất chú trọng tới các mức giới hạn và việc áp dụng
giới hạn trách nhiệm.
Trước hết phải chia hàng hóa thành hàng hóa có kê khai giá trị và không kê
khai giá trị. Đối với hàng hóa có kê khai giá trị thì về nguyên tắc phải bồi thường
theo giá trị kê khai. Còn đối với hàng hóa không kê khai giá trị mới tính tới chuyện
áp dụng giới hạn trách nhiệm. Kê khai giá trị hàng hóa là việc người gửi hàng hóa
có tờ khai đặc biệt về giá trị hàng hóa ở nơi giao hàng hóa, vào lúc hàng hóa được

giao cho người vận chuyển và trả một khoản phí bổ sung nếu người vận chuyển yêu
cầu. Trong trường hợp giá trị hàng hóa đã được kê khai trên vận đơn thì giới hạn
trách nhiệm của người vận chuyển là giá trị kê khai trên vận đơn. Còn nếu giá trị
hàng hóa mà người gửi hàng hóa kê khai trên vận đơn lớn hơn giá trị thực tế của
hàng hóa lúc giao hàng thì người vận chuyển chỉ phải bồi thường tới giá trị của
hàng hóa nếu chứng minh được như vậy.
1.3.2. Trách nhiệm của hành khách
Hợp đồng vận chuyển hành khách, hàng hoá là hợp đồng dân sự cơ bản nhất
trong trong hoạt động HKDD, mang tính chuyên biệt cao. Ngoài các quy định của
pháp luật trong nước, hệ thống công ước quốc tế liên quan đến vận chuyển hàng
không quốc tế cho đến nay rất phức tạp, bao gồm hệ thống Công ước Vác-xa-va,
Guadalajara (1929, 1955, 1971, 1975) và Công ước Montreal (1999). Công ước
Montreal là một nỗ lực của thế giới nhằm thay thế hệ thống Công ước Vác-xa-va và
Guadalaja bằng một Công ước thống nhất. Việt Nam tham gia Công ước Vác-xa-va
1929 và Nghị định thư Lahay 1955, đang xem xét việc gia nhập Công ước

20


Montreal. Do những điều khoản của Công ước Montreal sửa đổi hệ thống Công ước
Vác-xa-va phù hợp với sự phát triển của dịch vụ vận chuyển bằng đường hàng
không và theo hướng đảm bảo cao hơn lợi ích của người sử dụng dịch vụ, hầu hết
những điều khoản của Công ước Montreal hiện đang được chuyển hoá vào dự thảo
Luật HKDDVN (sửa đổi).
1.3.3. Trách nhiệm của người gửi hàng hóa
Trách nhiệm của người gửi hàng bằng đường hàng không trong việc cung cấp
thông tin được quy định tại Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2014. Cụ thể bao
gồm:
1. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin và tuyên bố liên quan đến
hàng hóa được ghi trong vận đơn hàng không hoặc được cung cấp để lưu giữ thông

tin trong phương tiện quy định tại khoản 2 Điều 129 của Luật này.
2. Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của cơ quan hải quan,
công an và cơ quan khác có thẩm quyền trước khi hàng hóa được giao cho người
nhận hàng. Người vận chuyển không có nghĩa vụ kiểm tra tính chính xác, đầy đủ
của thông tin hoặc tài liệu mà người gửi hàng cung cấp.
3. Bồi thường thiệt hại gây ra cho người vận chuyển hoặc thiệt hại mà người
vận chuyển phải chịu trách nhiệm do đã cung cấp thông tin không chính xác, không
đầy đủ hoặc không đúng quy cách.
Bên cạnh đó, người vận chuyển cũng có trách nhiệm bồi thường cho người gửi
hàng về thiệt hại do lỗi của mình, nhân viên, đại lý của mình gây ra do việc nhập
không chính xác, không đầy đủ hoặc không đúng quy cách thông tin do người gửi
hàng cung cấp vào các phương tiện lưu giữ thông tin quy định tại khoản 2 Điều 129
Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2014.
Các quy định trên xuất phát từ việc trên thực tế, bên vận chuyển hàng hóa là
bên hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với hàng hóa của người gửi kể từ thời điểm bắt
đầu vận chuyển cho đến thời điểm hàng hóa được giao tới địa điểm thỏa thuận trong
hợp đồng. Trong quá trình vận chuyển, nguy cơ xảy ra rủi ro cũng rất cao, thường
không lường trước được. Do vậy, pháp luật yêu cầu trách nhiệm của người gửi hàng

21


×