Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.27 KB, 7 trang )

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa
có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo
pháp luật Việt Nam
Trần Tuyết Minh
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật dân sự; Mã số: 60 38 30
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Tuấn
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Luật dân sự; Người tiêu dùng; Pháp luật Việt Nam; Bồi thường thiệt hại
Content
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá, bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi để lưu
thông, trao đổi hàng hóa, pháp luật Việt Nam cũng cần có cơ chế ngăn chặn các sản phẩm, hàng
hóa kém chất lượng, không bảo đảm an toàn để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD),
bảo vệ sản xuất trong nước và lợi ích quốc gia. Vì yêu cầu đó nên liên tục những năm gần đây,
nhà nước ta đã ban hành các đạo luật chuyên ngành để quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá
(CLSPHH).
Trong những năm gần đây, pháp luật về CLSPHH nước ta không ngừng được hoàn thiện
cho phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bối cảnh hội nhập sâu, rộng
vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Thực tiễn ở Việt Nam, đã có rất nhiều hàng hóa (máy móc,
thiết bị đồ gia dụng, thực phẩm, dược phẩm…) được sản xuất (kể cả từ nước ngoài cung cấp tại
Việt Nam) không đảm bảo chất lượng, gây nguy hại hoặc gây thiệt hại cho người tiêu dùng
(NTD) không chỉ về tài sản mà còn về tính mạng, sức khỏe. Đây là vấn đề bức xúc lớn trong xã
hội. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam không có đạo luật đặc thù để buộc nhà sản xuất, nhà kinh
doanh, nhà phân phối, nhà cung cấp, người bán lẻ và những người khác cung cấp hàng hóa phải
chịu trách nhiệm về những thiệt hại do khuyết tật trong hàng hóa của họ gây ra cho NTD. Vấn đề
này mới chỉ được Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 quy định có tính nguyên tắc là: “Cá nhân,
pháp nhân, các chủ thể khác sản xuất, kinh doanh không bảo đảm chất lượng hàng hoá mà gây
thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường” [34, Điều 630]. Đây là quy định mới mang
tính nguyên tắc và trên thực tế NTD chưa có công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo vệ mình. Cho nên,
nếu nhà sản xuất cung cấp sản phẩm nguy hại cho tài sản, sức khỏe, tính mạng của NTD thì cũng


không có đủ cơ sở pháp lý để đòi bồi thường thiệt hại (BTTH).
Vì vậy, để nâng cao hiệu lực điều chỉnh của pháp luật với các quan hệ xã hội về
CLSPHH tương xứng với vai trò quan trọng của nó trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, nhà nước đã ban hành Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 và Luật
CLSPHH năm 2007. Đây là các đạo luật chuyên ngành về CLSPHH với phạm vi điều chỉnh
tương đối đầy đủ, hệ thống phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta trong thời


kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng cao
của nhân dân.
Nhằm hoàn thiện chế tài trách nhiệm dân sự do vi phạm quy định của pháp luật về
CLSPHH trên cơ sở BLDS, Luật CLSPHH có những quy định đặc thù về trách nhiệm dân sự
một số điểm mới đáng chú ý sau:
- Xác định rõ trách nhiệm bồi thường của các chủ thể sản xuất, kinh doanh vi phạm các
quy định của pháp luật về CLSPHH mà gây ra thiệt hại cho người khác là cơ sở để người bị thiệt
hại yêu cầu BTTH cho mình.
- Xác định quyền được BTTH không những của NTD mà còn của người mua đối với các
thiệt hại do vi phạm các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá gây ra. BLDS
chỉ quy định NTD có quyền được bồi thường. Quy định người mua được quyền BTTH trong
Luật CLSPHH có thể xem là đã lấp được “lỗ hổng” của BLDS.
- Quy định cụ thể các loại thiệt hại mà tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp
luật về CLSPHH gây ra phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Trên cơ sở các quy định về
BTTH của BLDS, Luật CLSPHH đã quy định cụ thể các loại thiệt hại được xác định để bồi
thường: thiệt hại về giá trị hàng hoá, tài sản bị hư hỏng hoặc bị huỷ hoại; thiệt hại về tính mạng,
sức khoẻ con người; thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản và chi phí hợp
lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
- Quy định các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường trên cơ sở nguyên tắc của
pháp luật dân sự là một người chỉ phải bồi thường nếu có thực hiện hành vi có lỗi gây ra thiệt hại
của người khác. Đây là những trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường mà chưa được quy
định trong luật dân sự và luật thương mại.

Bảo đảm CLSPHH có ý nghĩa rất quan trọng với NTD, người sản xuất và nhà nước trong
việc duy trì an ninh, trật tự công cộng và lợi ích quốc gia. Nhà nước thông qua việc ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các công cụ quản lý khác và
kiểm tra việc thực hiện các quy định này, tác động đến các yếu tố hình thành CLSPHH để bảo
đảm an toàn cho sản phẩm, hàng hoá được đưa ra thị trường sử dụng như BLDS (2005), Bộ luật
hình sự (1999), Luật Cạnh tranh (2004), Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (2006), Luật
Dược (2005), Luật An toàn thực phẩm (năm 2010), Luật BVQLNTD (2011).
Như vậy có thể khẳng định rằng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định trách
nhiệm BTTH do hàng hóa kém chất lượng gây ra cho NTD không ít, vấn đề chỉ còn ở chỗ các
địa phương, cơ quan có trách nhiệm bảo vệ NTD sẽ thực thi như thế nào mà thôi.
Chúng ta đã có nhiều luật, nghị định, thông tư hướng dẫn về bảo vệ quyền lợi của NTD,
nhưng việc thực thi còn rất hạn chế, xa rời thực tế. Nhiều cơ quan, địa phương chưa tham gia bảo
vệ NTD như trong luật đã quy định. Khả năng tiếp cận các điểm khiếu nại của của NTD (đặc biệt
là NTD ở nông thôn, miền núi, vùng biên giới, hải đảo) còn rất hạn chế, NTD đa phần còn rất mù
mờ về quyền lợi của mình.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó, sau một thời gian tìm hiểu, tôi đã chọn đề tài luận văn
thạc sĩ luật học: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho
người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam”
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước tới nay, nghiên cứu về trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho
NTD vẫn đang còn đang bỏ ngỏ để các nhà nghiên cứu khai phá. Đã có một số công trình khoa
học, bài viết hoặc tham luận được công bố trên các sách chuyên khảo, tạp chí khoa học chuyên
ngành hoặc diễn đàn khoa học đề cập đến trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra
cho NTD như: luận văn cử nhân luật học “Trách nhiệm sản phẩm theo pháp luật cộng đồng
Châu Âu và pháp luật Việt Nam” của Nguyễn Thị Tường Vi; luận văn tiến sỹ luật học “Trách
nhiệm của doanh nghiệp đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa” của TS. Chu Đức Nhuận;
“Trách nhiệm sản phẩm và việc bảo vệ người tiêu dùng trong pháp luật Việt Nam” của GS.TS.


Lê Hồng Hạnh; “Luật bảo vệ người tiêu dùng trong pháp luật Việt Nam” của PGS.TS. Nguyễn

Như Phát”; “Vấn đề trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật Việt Nam” của TS. Nguyễn Văn
Cương; “Trách nhiệm nghiêm ngặt và miễn, giảm trách nhiệm trong pháp luật về trách nhiệm
sản phẩm”; của Ths. Phạm Thị Phương Anh; “Góp ý về Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi - Phần
liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của TS. Bùi Nguyên Khánh…hoặc về kinh
nghiệm quốc tế như “Các nguyên lý cơ bản của chế định trách nhiệm sản phẩm tại Hoa Kỳ và
một số quốc gia trên thế giới” của GS.TS. Lê Hồng Hạnh, Trương Hồng Quang; “Bàn về Luật
trách nhiệm sản phẩm trong kinh doanh quốc tế” của TS. Tăng Văn Nghĩa; “Một số vấn đề về
Luật trách nhiệm sản phẩm cộng đồng Châu Âu” của TS. Nguyễn Am Hiểu; “Kinh nghiệm xây
dựng pháp luật vể trách nhiệm sản phẩm của một số nước ASEAN” của Ths. Trần Thị Quang
Hồng, Trương Hồng Quang; “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tác động của tài sản gây ra
dưới góc nhìn của so sánh” của Ths. Bùi Thị Thanh Hằng, Ths. Đỗ Giang Nam. Tuy nhiên, cho
đến thời điểm này, vẫn còn nhiều vấn đề về trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra
cho người NTD chưa được nghiên cứu làm rõ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ một số vấn đề lý luận về trách nhiệm
BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD; nội dung các quy định của pháp luật Việt
Nam hiện hành về trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD và việc thực
tiễn giải quyết việc BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD. Qua việc nghiên cứu nhận
diện, phát hiện những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về
trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD, từ đó tìm ra nguyên nhân và giải
pháp khắc phục để góp phần nâng cao trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đối với CLSPHH,
BVQLNTD, thúc đẩy nền kinh tế sản xuất hàng hóa phát triển lành mạnh, ổn định và bền vững.
Xuất phát từ mục đích của việc nghiên cứu đề tài nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề về trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra
cho NTD như khái niệm BTTH ngoài hợp đồng; khái niệm NTD; khái niệm hàng hóa khuyết tật;
khái niệm trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD; kinh nghiệm về trách
nhiệm BTTH cho NTD của một số nước trên thế giới.
- Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về trách nhiệm BTTH do
hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật

gây ra cho NTD.
4. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về trách nhiệm BTTH do hàng
hóa có khuyết tật gây ra cho NTD và việc áp dụng các quy định này trong thực tế.
5. Phạm vi nghiên cứu
Trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD là một đề tài rộng, được
nhiều ngành luật điều chỉnh như hình sự, hành chính, dân sự. Vì vậy, trong khuôn khổ một luận
văn thạc sỹ không thể giải quyết được một cách trọn vẹn tất cả các nội dung của trách nhiệm
BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD. Do đó, đề tài tập trung nghiên cứu và giải
quyết một số vấn đề chính liên quan đến trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng và trách nhiệm
BTTHdo hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD theo pháp luật Việt Nam, trên cơ sở đó đối
chiếu với thực tiễn áp dụng các quy định đó trong thực tế, đặc biệt là trong tiến trình hội nhập
khu vực và quốc tế. Từ đó, luận văn sẽ đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật về trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD nhằm nâng cao trách
nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cũng như nâng cao nhận thức của NTD
trong việc tự bảo vệ quyền lợi của mình, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.
6. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp phân tích: Phân tích các khái niệm về trách nhiệm BTTH do hàng hóa có
khuyết tật gây thiệt hại cho NTD để hiểu được bản chất cuả nó. Bên cạnh đó, cần phân tích vai
trò của trách nhiệm bồi thường thiệt hại để nói lên sự cần thiết phải điều chỉnh cũng như hoàn
thiện pháp luật về trách nhiệm dân sự nói chung cũng như pháp luật về BVQLNTD nói riêng.
Ngoài ra, trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế của hàng lang pháp lý về trách
nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD để có phương hướng giải quyết những
hạn chế đó.
Phưong pháp tổng hợp: Đưa ra một cái nhìn tổng quan về hệ thống pháp luật về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng.
Phương pháp liệt kê: Liệt kê hệ thống các văn bản có liên quan để tiện theo dõi và làm
căn cứ cho phần lý luận của mình.

7. Dự kiến những kết quả đạt được của luận văn
Thông qua việc tiến hành phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về trách
nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD và thực tiễn áp dụng các quy định đó
trong thực tế. Luận văn còn chỉ ra những điểm còn bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp
luật hiện hành và đưa ra một số các giải pháp cần thiết để góp phần hoàn thiện chính sách, quy
định về trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây thiệt hại cho NTD, nhằm nâng cao trách
nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa đối với NTD nhưng vẫn đảm bảo
các quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể này.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài Lời nói đầu, Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cơ cấu
gồm 03 chương, như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng
Chương 2: Các quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng
Chương 3: Thực tiễn giải quyết bồi thường thiệt hại và phương hướng hoàn thiện pháp
luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng

References
I. Tiếng Việt
1. Bộ Công thương (2010), Hồ sơ Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Thương mại (2008), Trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp: Các góc độ tiếp cận - thực tiễn và giải pháp, Kỷ yếu Hội thảo
Khoa học quốc tế, tập 3: Thực trạng và giải pháp đối với Việt Nam, Nxb Thống
kê, Hà Nội.
3. Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004, (2005), Nxb Tư
pháp, Hà Nội.
4. Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý (2010) Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005,
tập I, Phần thứ nhất: Những quy định chung; Phần thứ hai: Tài sản và quyền sở hữu, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý (2010), Bình luận khoa học Bộ luật
Dân sự năm
2005, tập I, Phần thứ nhất: Những quy định chung; Phần thứ hai: Tài sản và quyền sở
hữu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Bùi Nguyên Khánh (2010), Góp ý về Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi - Phần liên quan
đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Dân chủ và pháp luật (20).
7. Cẩm Mai (2011), “Mazda phải thu hồi 65.000 xe vì mạng nhện”, , ngày
5/3.


8. Chính phủ (2006), Hồ sơ trình Quốc hội về Dự án Luật Phòng, chống tác hại của thuốc
lá, Hà Nội.
9. Chu Đức Nhuận (2011), Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chất lượng sản phẩm,
hàng hóa, Luận văn Tiến sĩ Luật học, Hà Nội.
10. Cục quản lý cạnh tranh (2006), Sổ tay công tác bảo vệ người tiêu dùng, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
11. Cục quản lý cạnh tranh (2008), “Vài nét về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở
Việt Nam trong thời gian qua”, , 29/8.
12. Cục xúc tiến thương mại (2012), “Ủy ban Châu Âu công bố về hệ thống cảnh báo
Rapex”, , ngày 16/5.
13. Đ.T (2011), “Phải thu hồi sản phẩm nếu mất an toàn”, Báo Lao động, ngày 6/4.
14. Đặng Tiến (2011), “Bộ Công thương vào cuộc vụ xe Toyota mắc lỗi kỹ thuật”, Báo Lao
động, ngày 7/4.
15. Đỗ Văn Đại (2010), Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (phần chung): Văn bản, thực
tiễn xét xử, kinh nghiệm nước ngoài và hướng sửa đổi Bộ luật dân sự, Kỷ yếu Tọa
đàm: Đánh giá 5 năm thực hiện Bộ luật Dân sự, Hà Nội, ngày 29/9.
16. Đỗ Văn Đại (2010), Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nxb chính
trị quốc gia Hà Nội.
17. Hoàng Việt luật lệ (1995), Nxb Văn hóa thông tin, Thành phố Hồ Chí Minh.
18. Hội đồng thẩm phán (2006), Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp

dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, Hà Nội.
19. Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (2008), “Báo cáo công tác bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng năm 2008 của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng
Việt Nam văn phòng phía Nam”, , ngày 23/12.
20. Lê Hồng Hạnh dịch (1993), Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
21. Lê Hồng Hạnh, Trương Hồng Quang (2010), “Bảo vệ người tiêu dùng có nên quy định tổ
chức là người tiêu dùng?”, Nghiên cứu lập pháp, (20).
22. Lê Hồng Hạnh, Trương Hồng Quang (2010), “Các nguyên lý cơ bản của chế định trách
nhiệm sản phẩm tại Hoa Kỳ và một số quốc gia trên thế giới”, Nhà nước và pháp
luật, (2).
23. Lê Vương Long (2008), Trách nhiệm pháp lý - một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở
nước ta hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
24. Nguyễn Am Hiểu (2010), “Một số vấn đề về Luật Trách nhiệm sản phẩm Cộng đồng
Châu Âu”, Nhà nước và pháp luật, (2).
25. Nguyễn Như Ý (1999), Đại Từ Điển Tiếng Việt, Nxb Thông tin, Hà Nội.
26. Nguyễn Thị Hồi (2010), Những nội dung căn bản của môn học lý luận nhà nước và
pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
27. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2005), Bộ luật Dân sự Pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
28. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2005), Bộ luật Dân sự Pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
29. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2010), Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Từ hai góc nhìn Á
- Âu, Kỷ yếu Hội thảo Pháp ngữ, khu vực Hà Nội, ngày 27, 28/9.
30. Nhà pháp luật Việt - Pháp (2010), Kỷ yếu Hội thảo Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, Hà Nội, ngày 20, 21/4.
31. Phùng Trung Tập (2009), Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và
tính mạng, Nxb Hà Nội.
32. Phạm Thái Việt dịch (1993), Những quy định chung của Luật Hợp đồng Pháp, Đức,
Anh, Mỹ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
33. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.



34. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
35. Quốc hội (2005), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (đã được sửa
đổi, bổ sung năm 2001), Nxb Tư pháp, Hà Nội.
36. Quốc hội (2006), Luật Sở hữu trí tuệ, Hà Nội.
37. Quốc hội (2007), Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Hà Nội.
38. Quốc hội (2007), Luật Hóa chất, Hà Nội.
39. Quốc hội (2008), Luật Năng lượng nguyên tử, Hà Nội.
40. Quốc hội (2010), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội.
41. Quốc triều hình luật (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. T.An (2010), “Chất BPA trong hộp nhựa, bình sữa gây vô sinh nam”,
, ngày 29/10.
43. Tăng Văn Nghĩa (2008), “Bàn về Luật Trách nhiệm sản phẩm trong kinh doanh quốc
tế”, Nhà nước và pháp luật, (2).
44. Thu Thủy (2011), “Trung Quốc - gần 50 hãng sản xuất sữa phải đóng cửa”,
, ngày 14/5.
45. Trọng Nghiệp (2011), “Tỷ lệ xe triệu hồi của Toyota Việt Nam thấp”,
htpp://Vnexpress.net, ngày 16/6.
46. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Bộ môn quản lý chất lượng (2005), Giáo trình Quản
lý chất lượng trong các tổ chức, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
47. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội.
48. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Luật La Mã, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
49. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Thương mại, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
50. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật dân sự, tập I, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
51. Uyên Phương (2010), “Aspirin làm giảm bệnh ung thư”, Báo Khoa học và Phát triển,
ngày 4/11.
52. Viện Đại học Mở Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Thương Mại, Nxb Công an nhân dân,

Hà Nội.
53. Viện Ngôn ngữ học (1996), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
54. Viện Nhà nước và Pháp luật, Phòng Thông tin - Tư liệu - Thư viện (1999), Tìm hiểu
Luật Bảo vệ Người tiêu dùng các nước và vấn đề bảo vệ Người tiêu dùng ở Việt
Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.
55. Việt Tiến (2014), “Người tiêu dùng cần hiểu luật để bảo vệ mình”, ,
ngày 19/3.
56. Vụ Công tác lập pháp (2005), Những nội dung cơ bản của Luật Dược, Nxb Tư pháp,
Hà Nội.
57. Vũ Duy Cương (2004), Những vấn đề pháp lý về trách nhiệm sản phẩm theo bản Chỉ
thị của Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) và pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc
sĩ Luật học, Thành phố Hồ Chí Minh.
58. Vũ Văn Mẫu (1971), Dân luật Việt Nam lược khảo, Tủ sách Đại học Sài Gòn.
II. Tiếng Anh
59. Bryan A.Garner, Editor in chief, Black’s Law Dictionary, Deluxe Seventh Edition, by
West group.
60.E. Thomas Garman (1997), Consumer Economic Issue in America, Fifth Edition, Dame
Publication, Inc, Houston, TX.


61.European Parliament and of the Council (2010), “Directive 1999/44/EC of 25 May 1999
on certain aspects of the sale of consumer goods and associated guarantees”,
, date 29/1.
62.Francise Rose (2008), Blackstone’s Statutes on Commercial and Consumer Law, 17th ed,
Oxford University Press.
63.Geraint Howells and Stephen Weatherill (2005), Consumer Protection Law, Ashgate
Publishing Limited, England.
64.Miller, C.J. & Goldberg, R.S. (2004), Product Liability, 2nd edn, OUP, Oxford.
65.Oxford Review of Economic Policy (1994), “Product liability and the control of product
risk in the European Community”, , Vol 10, No. 1,

England.
66. Phillip, Jerry J. (2003), Products Liability in a Nut Shell, 6th edn, West.



×