Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Công tác xã hội với cá nhân trong việc giảm thiểu lo âu về bệnh tật cho bệnh nhân người cao tuổi tại bệnh viện Ung bướu”,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 59 trang )

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................5
LỜI MỞ ĐẦU ...............................................................................................................6
PHẦN 1 . TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP.......................................................8
I. Giới thiệu ...........................................................................................................8
II.

Đối tượng ........................................................................................................9

III.

Mục tiêu ..........................................................................................................9

IV.

Nhiệm vụ .........................................................................................................9

V.

Tổ chức, nhân sự .......................................................................................... 10

VI.

Các hoạt động chăm sóc bệnh nhân ........................................................... 12
Nhận xét chung về cơ sở ..........................................................................12

VII.

PHẦN 2. TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI............................ 13


VỚI CÁ NHÂN ..........................................................................................................13
I. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................13
II.

Cơ sở lý luận .................................................................................................14

1.

Mục đích và nhiệm vụ đề tài thực tập ....................................................14

1.1.

Mục đích .................................................................................................14

1.2.

Nhiệm vụ ................................................................................................ 14

2.

Đối tượng và phạm vi đề tài ....................................................................14

2.1.

Đối tượng................................................................................................ 14

2.2.

Phạm vi ...................................................................................................14


3.
3.1.

Phương pháp ............................................................................................. 14
Phương pháp nghiên cứu tài liệu ......................................................... 15
1


3.2.

Phương pháp nghiên cứu định tính .....................................................15
Một số lý thuyết vận dụng trong Công tác xã hội với cá nhân ............15

4.
4.1.

Thuyết nhu cầu của Maslow: ............................................................... 15

4.2.

Thuyết nhân cách phát triển tư duy ...................................................17

4.3.

Lý thuyết tâm lý học hành vi ............................................................... 18
Khái quát chung về Người cao tuổi ........................................................ 19

5.
5.1.


Khái niệm............................................................................................... 19

5.2.

Đặc điểm sinh lý của người cao tuổi....................................................19

5.2.1. Quá trình lão hóa.....................................................................................19
5.2.2. Các bệnh thường gặp ..............................................................................21
5.3.

Đặc điểm tâm lý của người cao tuổi ....................................................21
Khái quát về sự lo âu của bệnh nhân NCT ............................................22

6.
6.1.

Khái niệm............................................................................................... 22

6.2.

Biểu hiện, triệu chứng của sự lo âu .....................................................23

6.3.

Phân loại Lo âu .....................................................................................24

6.4.

Một số đặc điểm về Lo âu của bệnh nhân Người cao tuổi ................25


6.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lo âu của bệnh nhân NCT ..................26

7.

Khái niệm Công tác xã hội với cá nhân .................................................27

8.

Công tác xã hội với cá nhân trong việc giảm thiểu lo âu cho bệnh nhân

NCT

....................................................................................................................28

III.

Tiến trình thực hiện .....................................................................................28

1.

Bối cảnh chọn thân chủ ...........................................................................28

2.

Hồ sơ xã hội của thân chủ .......................................................................29

2.3.


Sơ đồ phả hệ: ......................................................................................... 30

2.4.

Sơ đồ sinh thái .......................................................................................32
2


3.

Vấn đề của TC .......................................................................................... 35

4.

Tiến trình thực hiện .................................................................................35

PHẦN 3: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................50
I. Kết luận ............................................................................................................50
1.

Bài học kinh nghiệm.................................................................................50

2.

Những thay đổi của bản thân ..................................................................51

II.

Kiến nghị ......................................................................................................53


1.

Đối với cơ sở thực tập ..............................................................................53

2.

Đối với Khoa, nhà trường ........................................................................53

3.

Đối với Kiểm huấn viên ...........................................................................53

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................54
PHỤ LỤC ....................................................................................................................55

3


LỜI CẢM ƠN
Để có được bài Báo cáo thực tập cuối khóa về ngành Công tác xã hội với chủ đề
“ Công tác xã hội với cá nhân trong việc giảm thiểu lo âu về bệnh tật cho bệnh nhân
người cao tuổi tại bệnh viện Ung bướu”, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, trong quá trình
thực tập vừa qua tôi đã nhận được sự hỗ trợ tận tình từ các thầy, cô thuộc Khoa Tâm lý –
Giáo dục của trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, các Kiểm huấn viên Công tác
xã hội tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, cùng toàn thể cán bộ nhân viên, người bệnh, gia
đình người bệnh của bệnh viện.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô trong khoa Tâm lý – giáo dục đã
truyền đạt, chia sẻ kiến thức quý báu trong 4 năm vừa qua. Tôi xin chân thành gửi tới
Giáo viên hướng dẫn TS Hà Văn Hoàng – giảng viên Khoa Tâm lý – Giáo dục, TS
Nguyễn Thị Hằng Phương – Giáo viên chủ nhiệm lớp 15CTXH, khoa Tâm lý – Giáo dục

lời cảm ơn sâu sắc vì đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong kỳ thực tập vừa qua. Đặc
biệt hơn, xin được cảm ơn các KHV là Nhân viên Công tác xã hội tại bệnh viện – KHV
Trần Thị Nghĩa, KHV Nguyễn Thị Thanh Lộc, KHV Võ Thị Kim Cúc, đã giúp đỡ, hỗ trợ
tôi trong suốt 2 tháng thực tập tại bệnh viện.
Tiếp theo, tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, chị Võ Thị
Bích Nga – trưởng phòng Điều dưỡng và trưởng phó các khu điều trị, Điều dưỡng trưởng
các Khoa đã giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn
thành 2 tháng thực tập. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới toàn bộ người bệnh và
người nhà người bệnh tại Khoa Nội 2 nói riêng và tại Bệnh viện Ung bướu nói chung đã
hợp tác, tin cậy và sẵn sàng chia sẻ để tôi hoàn thành tốt kỳ thực tập, cũng như là bài Báo
cáo tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn !

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTXH

Công tác xã hội

NVXH

Nhân viên xã hội

KHV

Kiểm huấn viên

BCH


Ban chấp hành

BVUBDN

Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng

BN

Bệnh nhân

TC

Thân chủ

NCT

Người cao tuổi

5


LỜI MỞ ĐẦU
Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, ung thư là một loại bệnh lý ác tính không lây
nhiễm, gia tăng nhanh chóng, điều trị phức tạp, chi phí tốn kém, gây nên hoang mang, lo
lắng cho người dân, là thách thức của ngành y tế và cả cộng đồng.
Gánh nặng bệnh tật, chăm sóc và chi phí y tế gây ra vấn đề tâm lý cho bệnh nhân ung
thư như phiền muộn, lo lắng, chán nản, mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp, căng thẳng và dễ bị
kích động… Một số bệnh nhân thậm chí rơi vào tình trạng khủng hoảng, tuyệt vọng, thay
đổi tâm lý liên tục và có nguy cơ tự tử. Một số bệnh nhân mất niềm tin vào quá trình

chữa trị, gây nên những vấn đề về mối quan hệ xã hội giữa bệnh nhân với người thân
trong gia đình, bệnh nhân với đội ngũ y bác sĩ và cơ quan khám chữa bệnh, nhân viên y
tế, nhân viên công tác xã hội.
Trên thế giới, công tác xã hội (CTXH) trong ngành y tế đã phát triển hơn một thế kỉ
qua, đóng góp quan trọng về an sinh y tế và an sinh xã hội. Đối với bệnh nhân ung thư,
nhân viên CTXH được coi như một bác sĩ xã hội, hợp tác và hỗ trợ nhân viên y tế góp
phần giảm thiểu căng thẳng và áp lực, giảm tải bệnh viện, hỗ trợ tư vấn cho bệnh nhân và
người nhà bệnh nhân yên tâm, tin tưởng, tuân thủ phác đồ điều trị, hỗ trợ tâm lý, nhận
thức, kết nối nguồn lực, chăm sóc bệnh nhân ở khía cạnh mối quan hệ xã hội.
Tại Việt Nam, hiện nay đã có hệ thông khung pháp lý cơ bản của chính phủ và Bộ Y
tế để tiến hành tổ chức các hoạt động công tác xã hội trong bệnh viện. Đến nay, trên cả
nước đã có nhiều bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh thành lập phòng CTXH, cung
cấp dịch vụ CTXH trong bệnh viện, góp phần đổi mới phong cách, thái độ phục vụ
hướng tới sự hài lòng của người bệnh, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao
của nhân dân. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng chính sách còn nhiều khó khăn, bất cập.
Tại bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng, mỗi năm có khoảng 94 ngàn lượt khám chữa
bệnh và khoảng 27 ngàn lượt bệnh nhân điều trị nội trú, nhu cầu cần hỗ trợ dịch vụ
CTXH là rất lớn. Ngày 15/06/2016, tổ CTXH thuộc phòng kế hoạch tổng hợp được thành
lập theo quyết định số 180/QĐ/-BVUBDN của ban giám đốc bệnh viện và ngày 22 tháng
5 năm 2018, bệnh viện điều chỉnh tổ công tác xã hội thuộc phòng điều dưỡng. Các hoạt
động cung cấp dịch vụ CTXH tại bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng bước đầu tạo thuận lợi

6


cho bệnh nhân ung thư được tiếp cận các dịch vụ CTXH nhằm giải quyết các vấn đề gặp
phải trong quá trình khám chữa bênh và điều trị.
Tuy nhiên do mới thành lập, thiếu hụt nhân sự và nguồn lực cần thiết, tổ CTXH chỉ
mới tập trung hỗ trợ bệnh nhân ở khu vực khám bệnh và một số khu vực từ thiện mà chưa
đủ các điều kiện và căn cứ thực tiễn để triển khai tốt các dịch vụ hỗ trợ tâm lý – xã hội,

hoạt động truyền thông nhằm nâng cao ý thức, giáo dục pháp luật và kết nối nguồn lực…
Vì vậy, nghiên cứu những đặc điểm tâm lý của bệnh nhân ung thư và những yếu tố dẫn
đến những đặc điểm tâm lý đó có vai trò rất quan trọng làm căn cứ thực tiễn để đề ra
những định hướng, giải pháp nhằm tăng cường cung cấp dịch vụ CTXH chuyên nghiệp
cho bệnh nhân ung thư, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tăng cường sự
hài lòng của người bệnh tại bệnh viện.
Từ những lý do trên, tôi lựa chọn vấn dề “ Công tác xã hội cá nhân trong việc giảm
thiểu lo âu về bệnh tật cho bệnh nhân NCT tại Bệnh viện U” làm đề tài thực tập tốt
nghiệp ngành công tác xã hội của mình.

7


PHẦN 1 . TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
I.

Giới thiệu
Đợt thực tập kéo dài 10 tuần, từ ngày 07/01/2019 đến ngày 17/3/2019 tại

BVUBDN đã mang đến cho tôi nhiều trải nghiệm thú vị, cũng như kinh nghiệm làm
Công tác xã hội trong bệnh viện. Qua đợt thực tập này, tôi thêm yêu ngành nghề mà bản
thân đang theo đuổi, thêm vững tin vào sự lựa chọn của mình vì tính cấp thiết cũng như ý
nghĩa lớn lao mà một NVXH đem lại cho cộng đồng.
Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng ( Da Nang Oncology Hospital – DOH) được đặt
tại tổ 28, đường Hoàng Thị Loan, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà
Nẵng - được thành lập theo quyết định số 5898/QĐ-UBND ngày 15/8/2015 của Uỷ ban
nhân dân thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở tổ chức lại khoa Ung bướu thuộc Bệnh viện Đà
Nẵng và tiếp nhận nguyên trạng bộ máy tổ chức , người lao động, trụ sở, cơ sở vật chất,
trang thiết bị, tài chính, tài sản của Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng ( thuộc Hội Bảo trợ phụ
nữ và trẻ em nghèo thành phố ).

Bệnh viện là đơn vị trực thuộc công lập, chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của
Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng. Ban Giám đốc chịu hoàn toàn hoạt động của Bệnh viện.
Đảng ủy Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác Đảng, BCH Công đoàn cơ sở, BCH
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các hội đồng chuyên môn,… tư vấn cho Giám
đốc về các lĩnh vực liên quan.
BVUBDN là một bệnh viện chuyên khoa ung thư loại 1 hoàn chỉnh của thành phố
Đà Nẵng. Bệnh viện được đặt trên diện tích 15 hecta với quy mô 500 giường bệnh nội
trú. Bệnh viện có chức năng tiếp nhận khám, chẩn đoán, điều trị có hiệu quả mọi bệnh lý
ung thư, làm tốt công tác dự phòng bệnh ung thư cho nhân dân thành phố Đà Nẵng và
khu vực miền Trung – Tây Nguyên, triển khai các chương trình nghiên cứu Khoa học –
Công nghệ và tham gia công tác đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành ung thư.
Bệnh viện được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các công trình hạ tầng với 3 khối nhà
chính, gồm: Khối Hành chính và Hội trường; Khối Điều trị nội trú; Khối Kỹ thuật nghiệp
vụ. Tổng diện tích sàn khoảng 54000m2 và diện tích xây dựng trung bình cho mỗi
giường bệnh gần 110m2. Bệnh viện được thiết kế theo mô hình bệnh viện khách sạn với
cảnh quan hài hòa, tiện nghi và thân thiện với môi trường. Mọi phòng bệnh đều có nhà vệ
sinh riêng, hệ thống điều hòa trung tâm và hệ thống khí trung tâm. Bệnh viện có 1 khu
8


nhà lưu trú gồm 50 phòng ( khoảng 400 giường ) để người nhà người bệnh có điều kiện
nghỉ ngơi trong thời gian chăm sóc người bệnh tại bệnh viện. Bệnh viện cũng có một khu
nhà dành cho cán bộ nhân viên và khu nhà dành cho các chuyên gia trong và ngoài nước
đến giúp đỡ, hỗ trợ bệnh viện.
Bệnh viện có hệ thống trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, đáp ứng tốt nhu cầu
khám chữa bệnh ung thư. Các hệ thống chẩn đoán và theo dõi, điều trị ung thư như máy
CT – SCAN đa lát cắt, máy MRI 3.0T, máy tăng sang truyền hình, máy siêu âm màu 4
chiều, máy nội soi can thiệp, máy SPECT, PET – CT, máy đếm tế bào tự động 40 thông
số,máy cắt lạnh, hệ thống phân tích GEN,… Các hệ thống trang thiết bị xạ trị ung thư kỹ
thuật cao như máy xạ trị gia tốc, máy xạ phẫu, xạ trị áp sát liều cao,… Các cơ sở điều trị

hiện đại như 10 phòng mổ chuẩn, khu hậu phẫu 40 giường bệnh, khu ghép tủy xương 6
phòng ghép chuẩn,…
II.

Đối tượng
Hiện nay, trung bình mỗi ngày BVUBĐN tiếp nhận, điều trị cho khoảng 700 BN

đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Mỗi BN có một hoàn cảnh khác nhau nhưng điểm
chung của họ là điều gánh chịu những nỗi đau từ căn bệnh ung thư. Căn bệnh này bắt
buộc người bệnh phải điều trị trong khoảng thời gian dài nên mặc dù bệnh viện có hỗ trợ,
điều trị miễn phí cho người bệnh nhưng tài chính của gia đình người bệnh cũng ngày một
khó khăn.
III.

Mục tiêu

-

Xây dựng một bệnh viện chuyên khoa Ung bướu trình độ cao

-

Đem lại lợi ích thiết thực cho người bệnh.

-

Làm tốt công tác phòng chống Ung thư trong khu vực

-


Từng bước phát triển thành Viện Ung thư

IV.

Nhiệm vụ

Bệnh viện thực hiện 6 nhiệm vụ do Bộ Y tế quy định:
-

Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh

-

Đào tạo cán bộ y tế

-

Nghiên cứu Khoa học Y học

-

Phòng bệnh

-

Hợp tác Quốc tế về Y học
9


-


Quản lý kinh tế trong bệnh viện

Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng giao cho bệnh viện 3 nhiệm vụ chính là :
-

Làm tốt công tác khám, chữa bệnh cho bệnh nhân ung thư trong khu vực

-

Tầm soát và phát hiện sớm bệnh ung thư

-

Triển khai các chương trình Nghiên cứu khoa học về bệnh ung thư

V.

Tổ chức, nhân sự

Sơ đồ tổ chức:

10


Giám đốc, BSCK
II Trần Tứ Qúy
Phó Giám đốc,
BSCKII Nguyễn
Hồng Long


Phòng Chức
Năng

Khoa Lâm sàng

Khoa Cận lâm
sàng

Phòng Hành
chính quản trị

Khoa Khám
bệnh, cấp cứu

Khoa Dược

Phòng Tổ chức
cán bộ

Khoa Nội 1

Khoa Chẩn đoán
hình ảnh

Khoa Nội 2

Khoa Xét
nghiệm, truyền
máu


Phòng Kết
hoạch tổng hợp
Khoa Nội 3
PhòngTài chính
kế toán

Khoa Giải phẫu
bệnh

Khoa Nội 4
Khoa Kiểm soát
nhiễm khuẩn

Phòng Công
nghệ thông tin

Khoa Gây mê
hồi sức

Phòng điều
dưỡng

Khoa Ngoại 1

Phòng chỉ đạo
tuyến và QL chất
lượng BV

Khoa Ngoại 2


Phòng vật tư
thiết bị Y tế

Khoa Ngoại 3

Khoa Xạ trị

Khoa Y học hạt
nhân

Khoa Ung bướu
tổng hợp

11

Khoa Kỹ thuật
phóng xạ

Khoa Dinh
dưỡng tiết chế


Đội ngũ nhân lực chuyên môn của bệnh viện với các Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ
chuyên khoa 2, bác sĩ chuyên khoa 1, Thạc sĩ Y học, Bác sĩ nội trú, Kỹ sư vật lý hạt nhân,
Cử nhân Kỹ thuật Y học, Cử nhân Điều dưỡng và các chức danh chuyên môn khác. Các
nhân viên chuyên môn được tuyển dụng với yêu cầu cao về khả năng chuyên môn, có
phẩm chất đạo đức tốt và tấm lòng yêu thương người bệnh, sẵn sàng cho mục tiêu khám
chữa bệnh của bệnh viện. Các nhân viên chuyên môn đều được đào tạo chuyên sâu từ 13 năm tại các Trung tâm Y học lớn trong nước. Một số khác được gửi đi đào tạo tại nước
ngoài.

Các hoạt động chăm sóc bệnh nhân

VI.

1. Dịch vụ khám, chữa bệnh nội trú
2. Dịch vụ khám, chữa bệnh ngoại trú
3. Bếp ăn từ thiện.
4. Nhà lưu trú cho người nhà BN
5. Tổ chức các buổi từ thiện
VII.

Nhận xét chung về cơ sở

Qua 10 tuần thực tập tại BVUBĐN, em đã hiểu rõ về quy trình làm việc, thái độ và
tác phong cần có của 1 NVXH trong bệnh viện. Em đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm,
học hỏi được thêm những điều mới mẻ và đây chính là hành trang giúp em thành công
sau này. Với quy mô rộng lớn, sự hiện đại của trang thiết bị và sự chuyên nghiệp, tận tâm
của các cán bộ nhân viên, BVUBĐN thật sự là một nơi đáng để BN tin cậy, yên tâm
khám chữa bệnh. Đây cũng là nơi có thể giúp những BN nghèo được chăm sóc, điều trị
chu đáo với sự hỗ trợ tuyệt đối với các dịch vụ như khám chữa bệnh miễn phí, phần ăn 3
bữa đến từ “Bếp ăn từ thiện”, nhà lưu trú dành cho người nhà BN nội trú, hỗ trợ tiền gửi
xe cho người nhà BN nội trú,… Ngoài ra, BVUBĐN còn nhận được rất nhiều tấm lòng
vàng của các nhà hảo tâm, các đoàn từ thiện, các câu lạc bộ với sự hỗ trợ về tiền mặt, sữa,
bánh, sách, đồ chơi, các suất ăn như cháo, cơm, mỳ,… Với tất cả những điều đó, BN tại
BVUBĐN đã được giảm bớt những gánh nặng về chi phí hàng ngày, từ đó, BN cũng yên
tâm chữa bệnh và cải thiện sức khỏe tinh thần.

12



PHẦN 2. TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
VỚI CÁ NHÂN
I.

Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay trên Thế giới, ung thư là một căn bệnh phổ biến và có thể xảy ra với bất cứ
người nào. Theo báo cáo của Cơ quan Quốc tế nghiên cứu Ung thư thuộc Liên Hợp Quốc
(IARC), dự kiến trong năm nay sẽ có thêm 18 triệu ca ung thư và sẽ có khoảng 9,6 triệu
người tử vong do căn bệnh này. Con số này tăng so với 14,1 triệu ca mắc bệnh mới và 8,2
triệu người tử vong vì ung thư vào năm 2012 trong cuộc khảo sát gần nhất trước đó.
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Phòng, chống Ung thư, ở Việt Nam, ước tính có
khoảng 94000 người chết mỗi năm vì bệnh ung thư.
Theo nghiên cứu, khoảng 77% các loại ung thư được chẩn đoán ở người cao tuổi.
Đặc biệt, nguy cơ bị ung thư sẽ cao hơn đối với những người có độ tuổi từ 65 trở lên1. Từ
yếu tố môi trường, kèm theo chế độ dinh dưỡng và quan trọng nhất là quá trình lão hóa
của người cao tuổi khiến cho NCT dễ mắc bệnh ung thư hơn. Vì các yếu tố về tâm sinh
lý, cũng như là sự đau đớn về mặt thể chất khi mắc bệnh, NCT rất dễ bị căng thẳng, lo âu,
suy nghĩ quá nhiều, từ đó khiến cho quá trình chữa bệnh và hồi phục gặp nhiều khó khăn.
Một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân NCT bị trầm cảm và lo âu là khá cao với con số
40%2 .
Ở NCT, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần có liên quan mật thiết với nhau. Mọi
dấu hiệu của bệnh tật đều làm gia tăng sự lo lắng dẫn đến căng thẳng, lo âu. Ngược lại
nếu tinh thần buồn bã, ức chế, bất an thì sẽ làm cho các triệu chứng bệnh lý về thể chất
trở nên nặng và khó điều trị.3 Vì vậy, lo âu ở NCT rất nguy hiểm.
Từ thực tiễn tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, số lượng bệnh nhân NCT chiếm khá
lớn, kèm theo thực trạng hiện nay về tỷ lệ mắc chứng lo âu của bệnh nhân NCT như đã
nêu trên, là một NVXH trong tương lai, tôi rất mong muốn được giúp đỡ, hỗ trợ họ vượt
qua được bệnh tật dựa trên những kiến thức, kỹ năng của ngành CTXH. Vì vậy, trong kỳ
thực tập tốt nghiệp này tôi đã chọn đề tài báo cáo là “Công tác xã hội cá nhân trong việc

giảm thiểu lo âu về bệnh tật cho bệnh nhân người cao tuổi tại Bệnh viện Ung bướu Đà
Nẵng”.
Theo Viện Nghiên cứu, phòng chống Ung thư Việt Nam
Theo Viện Lão khoa Việt Nam
3
Liên đoàn Sức khỏe tâm thần Thế giới
1
2

13


II.
Cơ sở lý luận
1. Mục đích và nhiệm vụ đề tài thực tập
1.1. Mục đích
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác xã hội với cá nhân trong việc giảm thiểu
lo âu về bệnh tật cho bệnh nhân người cao tuổi , phân tích các yếu tố ảnh hưởng, từ đó áp
dụng CTXH cá nhân đối với thân chủ tại Khoa Nội 2, lượng giá và đề xuất một số định
hướng và giải pháp tăng cường hiệu quả cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư
bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng.
1.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nghiên cứu, báo cáo cần tập trung giải quyết các nhiệm vụ
sau:
- Tổng hợp, phân tích những vấn đề lý luận về công tác xã hội cho bệnh nhân ung
thư
- Phân tích đánh giá thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác
xã hội cá nhân trong việc giảm thiểu lo âu cho bệnh nhân người cao tuổi.
- Thực hiện một số giải pháp của CTXH cá nhân đối với thân chủ tại Bệnh viện
Ung bướu Đà Nẵng và lượng giá.

2. Đối tượng và phạm vi đề tài
2.1. Đối tượng
Bệnh nhân NCT đang điều trị tại Khoa Nội 2, Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng và
đang lo âu về bệnh tật.
2.2. Phạm vi
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về CTXH cá
nhân trong việc giảm thiểu lo âu cho bệnh nhân NCT từ thực tiễn bệnh viện Ung bướu Đà
Nẵng.
- Phạm vi về khách thể: thực hiện công tác xã cá nhân cho thân chủ tại Khoa Nội 2
để tìm hiểu về vấn đề nghiên cứu và can thiệp CTXH cá nhân để giải quyết vấn đề.
- Phạm vi về địa điểm: Khoa Nội 2 bệnh viên Ung bướu Đà Nẵng.
- Phạm vi về thời gian: từ ngày 7/1/2019 đến 17/03/2019.
3. Phương pháp

14


3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được thực hiện trong giai đoạn phân tích, tổng hợp, hệ
thống hóa và khái quát hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về các vấn đề liên quan đến nội
dung và nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.

Phương pháp nghiên cứu định tính

Sử dụng với mục đích thu thập thông tin định tính về những lo âu, căng thẳng của
bệnh nhân gặp phải trong quá trình từ lúc phát hiện bệnh đến lúc chữa trị và những nhu
cầu của họ về dịch vụ CTXH trong bệnh viện.
4. Một số lý thuyết vận dụng trong Công tác xã hội với cá nhân
4.1.


Thuyết nhu cầu của Maslow:

Theo thuyết A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang
bậc khác nhau từ “đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ “cơ bản” của nó đối với sự tồn
tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội.

Hình 1. Tháp nhu cầu của Maslow

15


Lý thuyết của Maslow giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của con
người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Căn cứ theo tính đòi hỏi
của nó và thứ tự phát sinh trước sau, nhu cầu của con người được quy thành 5 bậc:
Bậc 1:Nhu cầu sinh lý cơ bản
Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như nhu cầu ăn uống, ngủ,
nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục. Là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu
dài nhất, rộng rãi nhất của con người. Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ
không tồn tại được.
Bậc 2:Nhu cầu về an toàn
An toàn có nghĩa là một môi trường không nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển toàn
diện, đây là một trong những nhu cầu cơ bản mà con người cần được đáp ứng nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh hoạt hằng ngày.
Bậc 3: Nhu cầu trực thuộc xã hội
Vì con người là một thực thể xã hội nên họ cần được chấp nhận và trực thuộc vào các
tổ chức xã hội, đặc biệt là NCT đã từng nằm trong nhiều mối quan hệ như gia đình, thầy
cô, bạn bè,… nhưng đột ngột bị thay đổi nên nhu cầu này luôn luôn hiện hữu.
Bậc 4:Nhu cầu được tôn trọng
 Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại: Lòng tự trọng và được người khác tôn trọng

 Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng muồn giành được lòng tin, có năng lực, có bản lĩnh,
có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự biểu hiện và tự hoàn thiện
 Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được uy tín, được thừa nhận,
được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,… Tôn trọng là được người khác coi trọng, ngưỡng
mộ. Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi cách để làm tốt công việc được
giao. Do đó nhu cầu được tôn trọng là điều không thể thiếu đối với mỗi con người.
Bậc 5:Nhu cầu phát huy bản ngã
Đây là nhu cầu bậc cao nhất của con người.Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất
trong cách phân cấp về nhu cầu của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm
năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó.

16


Dựa vào Thuyết nhu cầu của Maslow, việc vận dụng CTXH cá nhân vào các hoạt
động hỗ trợ giảm thiểu lo âu cho NCT cần được tiến hành đánh giá dựa theo các bậc nhu
cầu, dựa vào nhu cầu để phát huy hiệu quả.
4.2.

Thuyết nhân cách phát triển tư duy

Erich Erikson cho rằng ở mỗi một thời điểm phát triển sẽ có riêng những khả năng và
những nhiệm vụ cần được xử lý thành thạo. Một em bé không thể trở thành một người
lớn mà không qua những giai đoạn phát triển. Những khả năng và nhiệm vụ của từng giai
đoạn phải phù hợp và đi theo trào lưu chung của nhóm tuổi giai đoạn phát triển đó, vốn
có thể quan sát được.
Nếu ở từng thời kỳ giai đoạn phát triển được điều chỉnh thuận lợi một cá nhân sẽ có
những gặt hái tốt đẹp về mặt tâm lý, giúp họ tiếp tục phát triển bình thường ở những giai
đoạn tiếp theo. Nếu không xử lý những nhiệm vụ được đặt ra cho từng giai đoạn phát
triển, một cá nhân sẽ có những ảnh hưởng không bình thường về tâm lý, dẫn đến việc có

những hành vi thiếu lành mạnh và những hành vi độc hại, kể cả việc họ có những tư duy
khập khiễng về sau này.
Hành trình phát triển của con người là một hành trình bao gồm nhiều bước phức tạp
và tương đối rắc rối, ngay cả đối với nhiều nhà học thuyết cũng có những nhầm lẫn.
Nhưng không hẳn vì thế mà những ngõ ngách của vấn đề lại trở nên không được xem xét
quan tâm. Theo Erikson, 8 giai đoạn phát triển rất đặc trưng ở con người, ở báo cáo này
tôi chỉ áp dụng giai đoạn thứ 8 là giai đoạn Cao niên – từ 60 tuổi trở lên – Mâu thuẫn
giữa Hoàn thành và Thất vọng.
Khi ở giai đoạn này, con người thường có sự thay đổi lớn về sức khỏe, thu nhập và
các mối quan hệ xã hội. Việc con cái trưởng thành, lập gia đình và sống động lập hay
việc chuyển đổi từ hoạt động lao động sang nghỉ ngơi (về hưu) dễ làm cho con người
cảm thấy hịt hẫng, thậm chí là cô đơn, lo lắng. Nhìn lại quá khứ, con người nhìn thấy và
cảm nhận rõ hơn về địa vị của mình. Một là họ chấp nhận quy luật của cuộc sống và hài
lòng về quá khứ của mình, hai là họ hối hận, đau buồn và thất vọng về quá khứ.
Nếu người già cảm thấy mãn nguyện với những gì họ đã đạt được trong quá khứ như
là sự nghiệp, gia đình, con cái,… thì họ dễ dàng chấp nhận những sự thay đổi tiêu cực về
sức khỏe, thu nhập và vị thế xã hội, họ cũng không day dứt và lo lắng về cái chết. Ngược
lại, khi thất mình chưa thỏa mãn bản thân, chưa hoàn thành tâm nguyện đối với gia đình
17


và xã hội thì học thường kém thích nghi với những thay đổi, quá trình lão hóa ở họ diễn
ra nhanh hơn và họ thường hối tiếc về quá khứ.
4.3.

Lý thuyết tâm lý học hành vi

Skinner vẫn trung thành đi theo chủ nghĩa hành vi cổ điển của Watson, nhưng ông đã
có thay đổi đôi chút. Trong hệ thống của Skinner, hành vi có một đặc điểm mới và một
tên gọi mới là “tạo tác”. Nó có ba dạng: hành vi vô điều kiện, có điều kiện và hành vi tạo

tác. Ba loại này có ba cơ sở tương ứng là: bẩm sinh, phản xạ có điều kiện và quá trình
điều kiện tạo tác.
Theo “tạo tác”, nhiều trả lời do cơ thể làm ra không phải do một kích thích không
điều kiện nào đó gây ra, mà do từ cơ thể phóng ra, đáp ứng những kích thích kiểu đó,
Skinner gọi là S. Còn trong trường hợp hành vi tạo tác, thì cơ thể khi vào một hoàn cảnh
nào đó sẽ có những tạo tác (cử động) ngẫu nhiên, trong đó cái đúng sẽ được củng cố, và
các phản ứng kiểu đó Skinner gọi là R và được gọi là hành vi tạo tác. Với loại S, một
kích thích này được thay bằng một kích thích khác là ở chỗ tín hiệu hóa, và trong tạo tác
cũng thay thế, nhưng không có quá trình tín hiệu hóa, loại kích thích R không chuẩn bị để
nhận một kích thích củng cố mà tạo ra kích thích củng cố. Và đây là một ý kiến có ý
nghĩa. Và trong luận điểm của Skinner, cơ sở của hành vi có cùng một nguyên tắc hoạt
động phản xạ của hệ thần kinh. Từ đây chính thức đưa phản xạ trong thuyết hành vi thành
một đơn vị phân tích để nghiên cứu hành vi một cách trực quan.
Học thuyết hành vi đã được nghiên cứu và áp dụng rất thành công trong tâm lý học
hiện đại khi được chỉnh sửa và kết hợp với những trường phái khác. Đóng góp rất lớn
trong tư vấn tâm lý: tiếp cận thân chủ, trị liệu hành vi, trị liệu tâm lý, quản lý nhân sự,
điều hành con người, phương pháp giáo dục…Trị liệu hành vi được ứng dụng khá rộng
rãi trong trị liệu, tham vấn, đặc biệt với với những người mong muốn thay đổi hành vi
không phù hợp. Những trường hợp thường được sử dụng trị liệu hành vi có hiệu quả cao
như: rối loạn ám sợ; stress, trẻ em với những rối nhiễu tâm lý, cảm giác tuyệt vọng; rối
nhiễu tình dục... Người ta hay sử dụng nó trong những vấn đề liên quan đến lão khoa, nhi
khoa, hoá giải stress, điều chỉnh hành vi. Trong một số lĩnh vực khác như kinh doan0h
quản lý hay giáo dục cũng có thể sử dụng liệu pháp này. Thời gian can thiệp bằng liệu
pháp này không dài nhưng có thể đem lại những kết quả mong muốn do vậy nó được ứng
dụng rộng rãi.
18


5. Khái quát chung về Người cao tuổi
5.1.


Khái niệm

Theo Luật Người cao tuổi Việt Nam (2009) thì Người cao tuổi là những người có độ
tuổi 60 trở lên.
Tổ chức Y tế Thế giới cũng định nghĩa Người già là những người 60 tuổi trở lên và
được sắp xếp theo các độ tuổi như sau:
Từ 60 – 74 tuổi: Người già
Từ 75 – 90 tuổi: Người cao tuổi
Từ trên 90 tuổi: Người già sống lâu
Theo Pháp lệnh Người cao tuổi Việt Nam( số 23/2000/PL-UBTVQH): “Người cao
tuổi có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và có vai trò quan
trọng trong gia đình và xã hội”.
Trong từ điển Tâm lý học (2008) do ông Vũ Dũng biên soạn, có viết: “Tuổi già - giai
đoạn cuối của cuộc đời. Đây là giai đoạn không tham gia trực tiếp vào hoạt động sản
xuất của xã hội. Theo E. Erickson: tuổi già là tuổi của sự toàn vẹn và thất vọng. Toàn vẹn
bao hàm sự chấp nhận giới hạn của cuộc sống, ý thức về mình là một phần của lịch sử
rộng lớn bao gồm các thế hệ đi trước, là sự thống hợp của bản sắc. Ngược lại với sự toàn
vẹn là sự thất vọng, nuối tiếc về những gì mình chưa làm được trong cuộc đời, sợ hãi cái
chết đang đến gần”.
Dựa trên Luật Người cao tuổi Việt Nam (2009) và từ điển Tâm lý học, khái niệm
Người cao tuổi được rút ra là: “ Người cao tuổi là những người có độ tuổi từ 60 trở lên,
không tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất của xã hội”.
5.2.

Đặc điểm sinh lý của người cao tuổi

5.2.1. Quá trình lão hóa
-


Diện mạo thay đổi
Tóc bạc, da mồi, có thêm nhiều nếp nhăn, da trở nên khô và thô hơn. Ở đầu và mặt

bắt đầu xuất hiện những nốt mụn cơm. NCT có những nếp nhăn là do lớp mỡ dưới da mất
đi cũng như là do da không còn tính chất đàn hồi, các mạch máu mỏng vỡ ra , tạo thành
các chất xanh đen nhỏ dưới da.
-

Bộ răng

19


Răng yếu khiến NCT ngại dùng các loại thức ăn cứng và khô. Thay vào đó, họ
thường dùng các loại thức ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt. Các vấn đề viêm lợi, bệnh quanh
răng, rụng răng và tăng cảm giác răng trở nên rất phổ biến. Giảm nhu động thực quản làm
chậm quá trình vận chuyển thức ăn qua ống tiêu hóa dẫn tới người già phải nhai lâu hơn
và ăn chậm hơn.
-

Các cơ quan cảm giác
Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác hoạt động kém hiệu quả.
Thị lực giảm sút, khả năng phân biệt màu sắc cũng kém hơn, khả năng co nhỏ đồng

tử tức thì đáp ứng với các kích thích giảm và thị thường ngoại vi cũng giảm. Thủy tinh
thể trở nên vàng dẫn tới đục thể thủy tinh tiến triển ở người già. Người cao tuổi có nguy
cơ bị những bệnh như đục thể thủy tinh hay tăng nhãn áp.
Giảm khả năng nghe không phải là một thay đổi sinh ý nhưng vẫn thường diễn ra ở
người già do phơi nhiễm với các tác nhân của môi trường như ô nhiễm tiếng ồn hoặc do
yếu tố di truyền. Tỉ lệ phổ biến của điếc tuổi già hay ù tần số cao cũng tăng theo tuổi.

Người cao tuổi giảm vị giác và khứu giác do số lượng các nụ lưỡi giảm khoảng 30%.
Nếu hiện tượng giảm nụ lưỡi là bình thường thì hiện tượng đột ngột giảm khả năng nếm
hoặc ngửi có thể là biểu hiện bệnh lý. Viêm lợi, bệnh quanh tăng và các rối loạn khác phổ
biến ở người già có thể làm giảm khả năng nếm và ngửi đồ ăn. Thay đổi này thường gây
khó khăn cho người cao tuổi bởi họ thường chỉ ăn được nếu cảm nhận hương vị của đồ
ăn.
-

Các cơ quan nội tạng
Tim là một cơ bắp có chuyên môn hóa cao nhưng cũng phải chịu những vấn đề tương

tự như các cơ bắp khác của cơ thể. Quả tim của người già thường to hơn và chiếm một
thể tích lớn hơn trong lồng ngực. Đây cũng là một triệu chứng thường gặp của bệnh lý
tim mạch như bệnh cơ tim giãn. Ngoài ra, áp lực tống máu cũng giảm dẫn tới giảm khối
lượng tuần hoàn. Các van tim trở nên xơ cứng hơn do bị calci hóa, ngăn cản khả năng
đóng khít của những van này.
Phổi có xu hướng kém đàn hồi, hạn chế chức năng trao đổi khí. Thông khí tối đa
giảm rõ ở người cao tuổi phản ánh dự trữ hô hấp giảm, vì vậy thường khó thở, thiếu
không khí. Khả năng hấp thụ oxy vào máu động mạch ở người có tuổi cũng giảm, ảnh
hưởng tới việc cung cấp oxy cho mô, ảnh hưởng tới hoạt động chung. Mất nước và calci
20


trong xương, sụn sườn vôi hóa, khớp sườn-cột sống co cứng, đĩa đệm đốt sống thoái hóa,
cơ lưng dài teo khiến lồng ngực kém di động hơn tạo lực cản lớn làm giảm hiệu quả hô
hấp.
Giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch vị dạ dày gây giảm hấp thu chất dinh dưỡng.
Giảm nhu động của đại tràng cản trở thức ăn di chuyển trong phần còn lại của ống tiêu
hóa và đi ra ngoài cơ thể. Tăng thời gian lưu thông của khối thức ăn trong ruột làm tái
hấp thu nước nhiều hơn dẫn tới tỉ lệ táo bón gia tăng ở người cao tuổi.

-

Khả năng tình dục
Do sự thay đổi của nội tiết tố, ham muốn tình dục ở NCT cũng suy giảm rõ rệt. Bênh

cạnh những thay đổi theo lứa tuổi, NCT cũng phải đối mặt với những rào cản ngăn cách
họ quay lại với đời sống tình dục bình thường. Những khó khăn này bao gồm sự mất mát
người bạn đời khi về già và các bệnh lý như bất lựng, tiểu đường là những yếu tố tác
động rất xấu lên chức năng tình dục của NCT.
5.2.2. Các bệnh thường gặp
-

Các bệnh về tim mạch và huyết áp: Cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim, loạn
nhịp tim,…

-

Các bệnh về xương khớp: Thoái hóa khớp, loãng xương, bệnh gút,…

-

Các bệnh về hô hấp: viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi, viêm họng, cảm
cúm,…

-

Các bệnh về tiêu hóa và dinh dưỡng: Rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng, táo bón,…

-


Ngoài ra, NCT còn hay mắc bệnh về ung bướu, thần kinh và các bệnh về sức khỏe
tâm thần.

5.3.

Đặc điểm tâm lý của người cao tuổi

Trạng thái tâm lý và sức khỏe tâm thần của NCT không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực của
bản thân mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội, đặc biệt là môi trường văn hóa – tình
cảm và quan trọng nhất là môi trường gia đình. Khi bước vào gia đoạn tuổi già, những
thay đổi tâm lý thường gặp ở NCT là:
-

Hướng về quá khứ
Để giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong cuộc sống hiện tại, NCT thường thích

hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh xưa,… Họ thích ôn lại chuyện cũ, viết hồi ký, tái hiện kinh
nghiệm sống cũng như hướng về cội nguồn.
21


-

Chuyển từ trạng thái “tích cực” sang “tiêu cực”
Khi về già, NCT đối mặt với bước ngoặt lớn về nghề nghiệp và lao động. Đó là khi

NCT đang bận rộn với công việc, bạn bè thì đột ngột chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi
khi về hưu. Do vậy, NCT cần thời gian để thích nghi với cuộc sống mới và họ rất hay gặp
phải “hội chứng về hưu”
-


Sợ cô đơn và mong muốn được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn
Con cháu thường bận rộn với cuộc sống và điều này khiến cho NCT cảm thấy mình

bị lãng quên, bỏ rơi. Họ rất muốn tuổi già của mình được vui vẻ bên con cháu, không
muốn người khác coi mình là người vô dụng. Vì vậy họ rất mong nhận được sự lo lắng và
quan tâm từ mọi người, đặc biệt là con cháu của mình.
-

Cảm thấy bản thân mình vô dụng và hay tủi thân
Đa số NCT nếu còn sức khỏe vẫn có thể giúp con cháu một vài việc trong nhà, tự đi

lại phục vụ hoặc có thể tham gia được các câu lạc bộ giải trí, cộng đồng. Nhưng cũng có
một số NCT quá lớn tuổi, sức khỏe giảm sút nên sinh hoạt phần lớn phụ thuộc vào con
cháu. Do vậy dễ nảy sinh ra tâm trạng chán nản, buồn phiền và tự dằn vặt mình. Đôi khi,
chỉ một câu nói vô tình cũng khiến họ cảm thấy tủi thân và cho rằng mình bị con cháu coi
thường.
-

Nói nhiều hoặc trầm cảm
NCT là người có rất nhiều kinh nghiệm sống và thường họ rất muốn truyền đạt lại

những kinh nghiệm đó cho con cháu, muốn con cháu phải theo khuôn phép mà họ đưa ra,
vì vậy đôi lúc sẽ làm cho người khác cảm thấy khó chịu. Với một số bộ phận NCT khó
thích ứng với môi trường xã hội mới, cộng với sự chưa hài lòng về hoài bão của tuổi trẻ
mà sức khỏe đã giảm sút thì có thể xuất hiện triệu chứng của bệnh trầm cảm.
-

Sợ phải đối mặt với cái chết
Dù biết rằng Sinh – Tử là quy luật của tự nhiên nên nhiều NCT cho rằng họ sắp chết


và lo lắng về điều đó. Có những NCT lo trước hậu sự cho mình, viết di chúc,… cũng có
những cụ lảng tránh, lo sợ cái chết và không chấp nhận điều đó.
6. Khái quát về sự lo âu của bệnh nhân NCT
6.1.

Khái niệm

22


Lo âu là một trạng thái tâm lý và sinh lý đặc trưng của con người bởi các yếu tố về cơ
thể, cảm xúc và hành vi. Sự phiền muộn và sợ hãi là tác nhân gây ra chứng lo âu4. Lo âu
cũng tạo nên cảm giác không thoải mái cả khi bị hoặc không bị căng thẳng tâm lý.
Lo âu là biểu hiện bình thường trong cuộc sống của con người và là phản ứng thường
thấy khi có một khó khăn, sự đe dọa hay căng thẳng. Lo âu có thể khiến cá nhân tỉnh táo
hơn và tập trung hơn khi phải đối mặt với tình huống, từ đó giải quyết vấn đề một cách
hiệu quả. Tuy nhiên, nếu lo âu nghĩ ngợi quá nhiều đến nỗi đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt
hàng ngày thì được xem là bất thường và có thể bị chứng Rối loạn lo âu.
Trong từ điển Tâm lý học do ông Vũ Dũng chủ biên (2008) cho biết: “ Lo âu là trải
nghiệm cảm xúc tiêu cực được quy định bởi sự chờ đợi điều gì đó nguy hiểm, có tính chất
khuếch tán, không liên quan đến các sự kiện cụ thể. Trạng thái cảm xúc xuất hiện trong
các tình huống nguy hiểm không xác định và được thể hiện trong việc chờ đợi sự tiến
triển không thuận lợi của sự kiện”.
Theo Nguyễn Sinh Phúc: “Rối loạn lo âu là sự sợ hãi quá mức, không có nguyên
nhân, do chủ quan của thân chủ và không thể giải thích được do một rối loạn tâm thần
khác hoặc do một bệnh cơ thể”.
Như vậy, tôi rút ra được kết luận là :
“Lo âu là trải nghiệm cảm xúc tiêu cực được quy định bởi sự chờ đợi điều gì đó nguy
hiểm, có tính chất khuếch tán, không liên quan đến các sự kiện cụ thể. Trạng thái cảm

xúc xuất hiện trong các tình huống nguy hiểm không xác định và được thể hiện trong việc
chờ đợi sự tiến triển không thuận lợi của sự kiện”.
6.2.

Biểu hiện, triệu chứng của sự lo âu

Triệu chứng cơ bản của lo âu là hoảng sợ, thường phát sinh cấp, thời gian diễn biến
bệnh kéo dài nhiều ngày, đôi lúc xuất hiện những cơn hoảng sợ lặp đi lặp lại.
Phân biệt lo âu bệnh lý với lo âu bình thường

-

 Lo âu bệnh lý
 Chủ đề: Không có chủ đề rõ ràng, tính chất mơ hồ, vô lý.
 Thời gian: Kéo dài

4

Abnormal psychology

23


 Triệu chứng: Rối loạn thần kinh thực vật ( mạch nhanh, thở gấp, chóng mặt, khô miệng,
vã mồ hôi, run rẩy,…)
 Lo âu bình thường
 Chủ đề: Rõ ràng, có chủ đề nhất định như ốm đau, nợ nần,…
 Thời gian: Lo âu xuất hiện nhất thời khi có các sự kiện trong đời sống tác động đến tâm
lý của chủ thể. Sự lo âu sẽ biến mất khi sự tác động dừng lại.
 Triệu chứng: Không có hoặc có rất ít rối loạn thần kinh thực vật.

-

Các triệu chứng, biểu hiện của sự lo âu

 Các biểu hiện về thể chất
 Hô hấp: Các triệu chứng khó thở như nghẹt thở, nấc, ngáp, rối loạn phát âm hoặc mất
tiếng
 Tim mạch: Đánh trống ngực, mạch nhanh, rối loạn nhịp, đau vùng ngực trước tim được
mô tả như đau nhói, bóp chặt lại, đau thắt ngực, cơn co thắt mạch hoặc xung huyết và
kèm theo các rối loạn cảm giác.
 Tiêu hóa: Co thắt thanh quản, thực quản, co thắt dạ dày và ruột, hoặc nôn, buồn nôn, tiêu
chảy, khô miệng.
 Tiết niệu: Đái dắt, đái nhiều.
 Thần kinh: Run, rung mí mắt và cơn đau giả thấp khớp.
 Các giác quan: Ngứa, sởn da gà, tiết nhiều mồ hôi, giảm khả năng nhìn và nghe.
 Các triệu chứng về tâm lý
 Cảm giác bi quan không thực tế, đối với chủ thể điều này đến như là từ bi kịch nội tâm
xung đột vô thức.
 Chờ đợi sự nguy hiểm: Lo lắng, lúng túng, nghi ngờ về hiện tại, lo sợ về tương lai hay
luyến tiếc, ân hận về quá khứ.
 Hoảng loạn
6.3.
-

Phân loại Lo âu

Lo âu tính cách ( Trait anxiety)
Đây là kiểu lo âu kéo dài suốt đời như một đặc điểm về nhân cách. Những người có

lo âu tính cách thường sôi nổi, tăng nhạy cảm với các kích thích, dễ phản ứng về tâm sinh

lý hơn những người khác.
-

Lo âu trạng thái ( State Anxiety)
24


Là các giai đoạn lo âu gắn liền với các tình thế chuyên biệt và không còn tồn tại khi
tình thế thúc đẩy giảm đi.
-

Lo âu vô cớ ( Free-floating anxiety)
Là lo âu dai dẳng không rõ nguyên nhân, rất nhiều ý nghĩ và sự kiện khác nhau

dường như cùng thúc đẩy và góp phần gây ra lo âu.
-

Lo âu tình thế (Situational anxiety)

Là lo âu xảy ra khi có các lý do chuyên biệt hoặc các kích thích bên ngoài.
6.4.

Một số đặc điểm về Lo âu của bệnh nhân Người cao tuổi

Có nhiều rối loạn tâm lý thường gặp ở NCT. Những biểu hiện nhẹ là khó chịu, lo
lắng. Nặng hơn là các biểu hiện rối loạn thần kinh chức năng đi kèm với các biểu hiện
suy nhược cơ thể, lo âu, ám ảnh vè bệnh tật. Nặng nhất thì NCT sẽ rơi vào trạng thái rối
loạn tâm thần, biểu hiện qua chứng hoang tưởng và rối loạn ý thức.
Rối loạn tâm lý thường gặp nhất ở NCT là lo âu. Lo âu có thể là biến chứng của điều
trị hoặc xuất phát từ nhận định tiêu cực về bệnh tình của họ. Những biểu hiện của lo âu

như sợ hãi, bồn chồn, khô miệng, hoảng loạn, tuyệt vọng về bệnh tật, sợ chết,.. sẽ khiến
cho bệnh nhân NCT bị ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Nghiêm trọng hơn, nếu lo
âu kéo dài thì sẽ dẫn đến bệnh trầm cảm. Ở NCT, trầm cảm được thể hiện bằng sự lo lắng
thái quá về sức khỏe, cảm giác chán nản buồn phiền chán nản kéo dài. Người bệnh
thường trải qua cảm xúc ủ rũ, nhìn sự vật xung quanh một cách bi quan ảm đạm. Bệnh
nhân có tư duy chậm chạp, liên tưởng không nhanh chóng và có ỹ nghĩ, hành vi tự sát.
Ở NCT, lo âu rất khó phát hiện vì những biểu hiện tâm lý của lo âu như căng thẳng,
buồn bực, giảm sút trí nhớ, cáu gắt,… được cho là những đặc điểm tâm lý chung của
người già. Ngoài ra, những biểu hiện bệnh lý của lo âu như đau đầu, đau dạ dày, rối loạn
nhịp tim,… cũng thường được xem là biểu hiện lão hóa của cơ thể. Thêm một lý do khiến
cho việc phát hiện lo âu ở NCT gặp khó khăn là vì môi trường giao tiếp của NCT thường
hẹp, chủ yếu chỉ giao tiếp trong gia đình, thời gian giao tiếp ngắn. Việc này cũng làm
giảm những tình huống dễ phát hiện ra sự lo âu.
Về chủ quan, chính NCT cũng khó nhận ra các biểu hiện về sự lo âu của mình, bởi vì
sức khỏe và sự nhạy bén trong các giác quan đã bị giảm sút. Vì vậy sẽ làm giảm đi khả
năng cảm nhận cơ thể.

25


×