Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Quản lý rủi ro hoạt động tại chi nhánh thương mại – trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 90 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ VĂN QUANG

QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – TRƯỜNG HỢP
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ VĂN QUANG

QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – TRƯỜNG HỢP
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG NAM

Ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ ĐỨC TOÀN



HÀ NỘI, năm 2019


LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và rèn luyện tại Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện
Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, bằng sự biết ơn và kính trọng, em xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô giáo – là Phó Giáo sư, Tiến sĩ đã nhiệt tình
hướng dẫn, giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài nghiên cứu khoa học này.
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Đức Toàn, người
thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè cùng đồng nghiệp đã luôn khích lệ,
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện, song điều kiện
năng lực bản thân và thời gian còn hạn chế, luận văn chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của Quý
Thầy Cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu trong luận văn này là trung thực. Nội dung công trình nghiên cứu
này chưa từng được ai công bố.

Tác giả

Đỗ Văn Quang



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG
CỦA NHTM ...............................................................................................................9
1.1. Tổng quan về rủi ro hoạt động .............................................................................9
1.2. Quản lý nhà nước về RRHĐ của NHTM ...........................................................13
1.3. Quản lý rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại .........................................14
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ RỦI
RO HOẠT ĐỘNG QUA CÁC NĂM 2015-2017 ..................................................21
2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Quảng Nam ...............................................................................................................21
2.2. Thực trạng rủi ro hoạt động ...............................................................................26
2.3. Thực trạng quản lý RRHĐ của ngân hàng nhà nước .........................................41
2.4. Thực trạng công tác quản lý RRHĐ tại BIDV Quảng Nam ..............................43
2.5. Đánh giá chung công tác quản lý RRHĐ tại BIDV Quảng Nam.......................51
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG ...................................62
3.1. Định hướng quản lý rủi ro hoạt động ...........................................................62
3.2. Giải pháp quản lý RRHĐ đối với BIDV Quảng Nam .......................................64
3.3. Khuyến nghị và kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý rủi ro hoạt động ..........74
KẾT LUẬN ..............................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Kí hiệu


Nguyên nghĩa

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BIDV Quảng Nam

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi
nhánh Quảng Nam

KHTC

Kế hoạch tài chính

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

QLRR

Quản lý rủi ro

RRHĐ

Rủi ro hoạt động


RRHĐ&TT

Rủi ro hoạt động và thị trường

TCTD

Tổ chức tín dụng

TCHC

Tổ chức hành chính

TMCP

Thương mại cổ phần

TSC

Trụ sở chính


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn cuối kỳ và dư nợ cho vay cuối kỳ của BIDV
Quảng Nam qua các năm 2015, 2016 và 2017 .........................................................23
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động của BIDV Quảng Nam qua các năm 2015, 2016 và
2017 ...........................................................................................................................24
Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của BIDV Quảng Nam qua các năm 20152017 ...........................................................................................................................25
Bảng 2.5: Bảng số liệu sự cố RRHĐ của BIDV Quảng Nam qua các năm 20152017 ...........................................................................................................................31
Bảng 2.6: Bảng so sánh sự cố RRHĐ của BIDV qua các năm 2015, 2016, 2017 ....32

Bảng 2.7: Dữ liệu sai lỗi của BIDV Quảng Nam năm 2015 .....................................34
Bảng 2.8: Dữ liệu sai lỗi của BIDV Quảng Nam năm 2016 .....................................35
Bảng 2.9: Dữ liệu sai lỗi của BIDV Quảng Nam năm 2017 .....................................36
Bảng 2.10: Bảng so sánh sai lỗi giữa các năm 2016/2015 và 2016/2017 .................37
Bảng 2.11: Mức độ RRHĐ của BIDV qua các năm 2015, 2016, 2017 ....................39
Bảng 2.12: Giá trị tổn thất do RRHĐ của BIDV Quảng Nam qua các năm 20152017 ...........................................................................................................................40


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh ngân hàng nói riêng
luôn tìm ẩn những rủi ro, có nguy cơ gây mất ổn định hệ thống và làm giảm hiệu
quả kinh doanh. Có thể nói rằng lợi nhuận thu được của ngân hàng luôn gắn liền với
rủi ro. Lợi nhuận ngân hàng càng cao thường kèm theo các rủi ro tiềm ẩn và nguy
cơ xảy ra rủi ro ở mức độ cao.
Tùy theo từng cách tiếp cận mà rủi ro trong kinh doanh ngân hàng được phân
thành nhiều loại khác nhau, song theo cách phân loại chung nhất (Theo Ủy ban
Basel vào năm 1987 đưa ra các nguyên tắc chung để quản lý hoạt động của các
ngân hàng), rủi ro ngân hàng được phân chia thành 3 loại cơ bản gồm: Rủi ro tín
dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động. Có ý kiến cho rằng, trong thời gian dài vừa
qua, nhiều NHTM trong nước mới chủ yếu quan tâm đến rủi ro tín dụng, sau đó là
rủi ro thị trường trong khi chưa mấy quan tâm đến RRHĐ. Nếu rủi ro tín dụng và
rủi ro thị trường chỉ liên quan đến một hoặc một số bộ phận của ngân hàng thì rủi ro
hoạt động có liên quan đến toàn bộ các bộ phận. Cárên cơ sở thu thập các dữ liệu rủi ro, tổn thất nội bộ và bên ngoài,
BIDV đo lường rủi ro hoạt động theo 2 phương pháp: Đo lường định tính và định
lượng. Đối với đo lường định lượng thì việc lưu trữ dữ liệu là quan trọng nhất.
BIDV phải lưu trữ ít nhất là ba năm dữ liệu RRHĐ.
Ba là, BIDV cần xác định các rủi ro chính trong các hoạt động theo từng
phòng/ban nghiệp vụ, nhằm mục đích quan sát, giám sát hàng ngày các chuẩn mực
và điều kiện về tổ chức ở cấp độ từ dưới lên dựa trên hoạt động kinh doanh, thường

xuyên rà soát lại các quy trình và rủi ro đã được xác định.
Bốn là, BIDV cần sớm xây dựng hệ thống báo cáo nhằm đáp ứng các yêu
cầu của NHNN cũng như đáp ứng nhu cầu quản trị nội bộ. Theo Basel, BIDV nên
triển khai một quy trình để thường xuyên giám sát hồ sơ RRHĐ và các nguy cơ
trọng yếu có thể gây ra tổn thất.
Năm là, BIDV cần nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm toán nội bộ. Định kỳ,
kiểm toán nội bộ đánh giá hoạt động kinh doanh, tập trung vào các RRHĐ và từ đó
đưa ra các khuyến nghị để cấp quản lý rà soát, xem xét và giải quyết.

74


Sáu là, BIDV nên nhanh chóng xây dựng các quy trình hướng dẫn để thu
thập thêm các thông tin tổn thất. Nếu có điều kiện, BIDV cần tối ưu hóa công nghệ
hiện đại để phân tích, đánh giá và xử lý RRHĐ.
Bảy là, một công cụ thường được sử dụng trong quản lý RRHĐ là phân tích
kịch bản. Lợi ích của phân tích kịch bản là hỗ trợ ban lãnh đạo rút ra những thông
tin cần thiết cho hoạt động điều hành, không ngừng cải tiến quy trình quản lý
RRHĐ.
Tám là, BIDV nên sử dụng công cụ bảo hiểm trong quản lý RRHĐ. Các hợp
đồng bảo hiểm được sử dụng để giảm thiểu tổn thất của BIDV khi có các sự kiện
RRHĐ thuộc phạm vi bảo hiểm xảy ra. Tuy nhiên, BIDV không sử dụng công cụ
bảo hiểm để thay thế quản lý RRHĐ.
Chín là, BIDV là một trong 10 ngân hàng được NHNN lựa chọn thí điểm
thực hiện phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II. Vì vậy,
BIDV cần nâng cao nguồn nhân lực, đầu tư hệ thống CNTT phù hợp, hoàn thiện và
xây dựng các công cụ quản lý RRHĐ theo hướng hiện đại để có thể xử lý dữ liệu tốt
nhất, tiếp tục củng cố và hoàn thiện quy trình, quy định quản lý RRHĐ hiệu quả
hơn nữa.
Mười là, BIDV cần xây dựng hệ thống chương trình, phần mềm đồng bộ, dễ

tác nghiệp hơn, nâng cấp hệ thống core bangking hiệu quả trong việc tác nghiệp,
theo dõi và quản lý. Ngoài ra, BIDV cần ban hành cẩm nang quản lý RRHĐ và cẩm
nang hạn mức RRHĐ kịp thời, đồng thời triển khai tự đào tạo quản lý RRHĐ hàng
năm cho toàn thể cán bộ CNV.
3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ
Một là, với vai trò là nơi tạo lập môi trường vĩ mô, Chính phủ cần hoàn thiện
hệ thống pháp lý để tạo cơ sở cho hoạt động tài chính, ngân hàng. Cần xây dựng hệ
thống chính sách đồng bộ, nhất quán và có tầm nhìn chiến lược nhằm tạo môi
trường kinh tế vĩ mô ổn định.
Hai là, Chính phủ cần thực hiện các biện pháp nhằm ổn định môi trường vĩ
mô, thông qua việc thực hiện các biện pháp ổn định chính trị-xã hội, xác định rõ

75


chiến lược phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế một cách hợp lý nhằm mục
tiêu ổn định thị trường, ổn định tỷ giá và duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý.
Ba là, Chính phủ cần có những dự báo và chỉ đạo kịp thời nhằm định hướng
nền kinh tế, đặc biệt là thị trường tài chính và tiền tệ phát triển bền vững trước
những biến động của thị trường thế giới.
Bốn là, Chính phủ cần kiên quyết đóng cửa, phá sản các ngân hàng yếu kém,
vốn điều lệ quá thấp và không thể thực hiện tái cơ cấu được. Cũng có ý kiến trái
chiều cho rằng đóng cửa, phá sản ngân hàng sẽ tạo ra khủng hoảng hệ thống khi
người gửi tiền đổ xô rút tiền từ ngân hàng có vấn đề. Nhưng chính sách ngăn ngừa
ngân hàng phá sản chắc chắn sẽ tạo ra rủi ro đạo đức cho cả phía quản lý ngân hàng
và cả phía người gửi tiền.
Năm là, cơ quan chức năng cũng cần thường xuyên đánh giá tác động của
một ngân hàng, đặc biệt là đánh giá các rủi ro, trong đó có RRHĐ mà ngân hàng
gặp phải. Làm được như vậy, mỗi khi ngân hàng gặp rắc rối, tùy theo mức độ trầm
trọng của vấn đề, cơ quan chức năng có thể nhanh chóng đưa ra giải pháp xử lý

thích hợp, bao gồm sáp nhập, mua lại giữa các ngân hàng hoặc với một phần tiền từ
ngân sách nhằm bảo đảm tính ổn định, bền vững của toàn hệ thống ngân hàng.
Sáu là, song song với những giải pháp liên quan đến số phận các ngân hàng
yếu kém, cơ quan chức năng cần chủ động đưa ra kế hoạch tái cơ cấu và phục hồi
những ngân hàng có vấn đề nhưng có khả năng phục hồi.
Bảy là, Chính phủ cần nâng cao tính minh bạch thông tin của các ngân hàng
thông qua ứng dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế. Sự không minh bạch thông tin
là nguyên nhân dẫn đến sự hoài nghi, tin đồn và không loại trừ cả góc nhìn tiêu cực
về những thông kém minh bạch đó.
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước
NHNN là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, trực tiếp chỉ
đạo các hoạt động ngân hàng. NHNN đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển
hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động thanh tra, giám sát và quản lý
RRHĐ nói riêng. Để giúp các ngân hàng quản lý RRHĐ, NHNN cần phải thực hiện:

76


Một là, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý
RRHĐ, ban hành các Thông tư hướng dẫn về hệ thống kiểm soát nội bộ để các ngân
hàng căn cứ thực hiện.
Hai là, xây dựng công cụ hỗ trợ để theo dõi, hướng dẫn cách tính vốn đối với
RRHĐ nhằm phản ánh chính xác thực tế RRHĐ của ngân hàng. Hoàn thiện hệ
thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Xây dựng các giải pháp hoàn
thiện phương pháp kiểm toán và kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng và tiến tới
theo các chuẩn mực quốc tế.
Ba là, tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát các NHTM, kịp thời phát
hiện những nguy cơ gây mất an toàn trong hoạt động của NHTM, từ đó có những
giải pháp điều chỉnh kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho hoạt động của
các NHTM. Tiếp tục ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám hiệu quả hoạt

động ngân hàng của ủy ban Basel.
Bốn là, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán
bộ nhân viên của các NHTM trên địa bàn để không ngừng nâng cao trình độ chuyên
môn của cán bộ ngân hàng trong xu thế hội nhập hiện nay.
Năm là, để quá trình triển khai Basel II được thuận lợi, NHNN cần tổ chức
các hội thảo để các chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm thảo luận, chia sẻ các
bài học và giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai Basel II đối
với các ngân hàng Việt Nam. Ngoài ra, NHNN cần có thêm các hướng dẫn cụ thể,
chi tiết về Basel II cho các ngân hàng dễ tiếp cận và thực hiện.
Sáu là, cần thiết phải xây dựng và ban hành cuốn Sổ tay Basel II đối với các
ngân hàng thương mại Việt Nam (theo kinh nghiệm của Thái Lan), trong đó hướng
dẫn chi tiết về quy trình, điều kiện, tiêu chuẩn… liên quan tới việc xây dựng hệ
thống quản lý rủi ro trong ngân hàng theo Basel II. Tăng cường năng lực tài chính
của các NHTM, thực hiện lộ trình áp dụng Basel II tại các ngân hàng cùng với quá
trình tái cấu trúc toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Bảy là, với vai trò một cơ quan giám sát, NHNN cần tích cực hướng dẫn,
đôn đốc các NHTM sớm ban hành quy định về tiêu chuẩn, yêu cầu tối thiểu đối với

77


hệ thống quản lý RRHĐ áp dụng tại ngân hàng. Những yêu cầu tối thiểu mà các
ngân hàng cần đạt được chính là điều kiện tiên quyết giúp cơ quan giám sát nhà
nước chấp thuận việc sử dụng hệ thống quản lý RRHĐ tương ứng của ngân hàng.
Tiểu kết Chương 3
Trong chương 3, tác giả đã trình bày định hướng quản lý RRHĐ của BIDV
và BIDV Quảng Nam. Từ các nguyên nhân của hạn chế trong công tác QLRRHĐ
tại BIDV Quảng Nam tại chương 2, tác giả đề xuất khuyến nghị đối với BIDV nói
chung và BIDV Quảng Nam nói riêng một cách chi tiết, cụ thể nhằm nâng cao hiệu
quả công tác quản lý RRHĐ. Mặt khác, tác giả còn có bảy kiến nghị đối với Chính

phủ và bảy kiến nghị đối với NHNN Việt Nam để giúp cho các NHTM quản lý
RRHĐ ngày một tốt hơn.

78


KẾT LUẬN
Nhận thấy quản lý RRHĐ là vấn đề quan trọng và cấp bách, đặc biệt là với
xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt,
tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, tôi đã mạnh dạn đưa vấn đề quản lý RRHĐ vào nghiên cứu
với mục đích xây dựng một cách có hệ thống công tác quản lý RRHĐ, từ lý luận
đến thực tiễn hoạt động nhằm đưa ra các giải pháp khuyến nghị hoàn thiện công tác
quản lý RRHĐ tại các chi nhánh NHTM nói chung và BIDV Quảng Nam nói riêng,
cũng như đưa ra những kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam.
Trong bối cảnh hiện tại, các NHTM hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị
trường có sự quản lý chặt chẽ của NHNN, do vậy BIDV cần xem xét kỹ lưỡng để
quyết định lựa chọn khung quản lý RRHĐ sao cho đáp ứng được những yêu cầu cơ
bản theo chuẩn mực quốc tế như: (i) Chiến lược của ngân hàng và phương pháp
quản lý RRHĐ phải ăn khớp với nhau; (ii) Xác định được các phương pháp quản lý
và đo lường RRHĐ; (iii) Đưa ra các công cụ chuẩn mực về xác định, đo lường,
kiểm tra, giám sát, báo cáo RRHĐ trong toàn hệ thống… để được NHNN sớm công
nhận đáp ứng chuẩn mực Basel II, nhằm đánh dấu một bước thành công quan trọng
trong lộ trình triển khai Basel II của BIDV nói riêng cũng như hệ thống NHTM Việt
Nam nói chung.

79


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. BIDV (2014), Quy định số 8282/QĐ-QLRRTT về Quản lý RRHĐ, ban hành ngày
15/12/2014, Hà Nội.
2. BIDV (2016), Quy định số 3225/QyĐ-BIDV về Quản lý RRHĐ, ban hành ngày
12/05/2016, Hà Nội.
3. BIDV (2017), Quy định số 9669/QyĐ-BIDV về Quản lý RRHĐ, ban hành ngày
27/12/2017, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Thu Hà (2017), "Quản trị rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam", Tạp chí Ngân hàng, số 8-2017, tr. 20-14.
5. Nguyễn Thường Lạng (2017), "Quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt
Nam và những vấn đề đặt ra", Tạp chí tài chính, số 9-2017, tr. 19-22.
6. Phạm Bích Liên, Trần Thị Bình Nguyên và Nguyễn Văn Đạm (2018), "Giải pháp
tăng cường quản trị rủi ro hoạt động theo Basel II tại các Ngân hàng thương mại
Việt Nam", Tạp chí Ngân hàng, số 7-2018, tr. 13-20.

7. NHNN (2015), Thông tư 35/2015/TT-NHNN, Quy định chế độ báo cáo thống kê
áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành
ngày 31/12/2015, Hà Nội.

8. NHNN (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN, quy định về phân loại tài sản
có, mức trích, phương pháp lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng
để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài, ban hành ngày 21/01/2013, Hà Nội.
9. NNNN (2016), Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 30/12/2016, Hà
Nội.
10. Nguyễn Thị Nhung và Nguyễn Trung Kiên, số 13-2016, "Rủi ro tác nghiệp
trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng và những điều cần lưu ý", Tạp chí Ngân
hàng, số 13-2016, tr. 9-15.



11. Trần Thị Hằng Nga (2016), Quản lý rủi ro hoạt động hướng đến đạt chuẩn
Basel II tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường
Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Phan Minh Ngọc (2018), Quản lý nhà nước trong ngành ngân hàng: Sao cho
phát triển bền vững, Doanh nhân Sài Gòn.
13. Phạm Thị Thanh Ngọc (2016), Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP
Quân Đội – Chi nhánh Huế, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
14. Trương Vĩnh Thùy (2016), Quản lý rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại
học kinh tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
15. Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguyễn Minh Sáng (2016), "Các chỉ số rủi ro chínhcông cụ cảnh báo rủi ro vận hành cho hệ thống Ngân hàng thương mại Việt
Nam", Tạp chí Ngân hàng, số 07-2016, tr. 28-34.
16. Đào Thị Thanh Tú (2014), "Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam", Tạp chí tài chính, số 6-2014, tr. 25-28.


PHỤ LỤC BẢNG
Phụ lục 1: Giám sát RRHĐ theo KPMG International
Mức độ rủi ro

Kế hoạch hành động
Những kiểm soát nhanh chóng, dễ dàng phải được thực

1-4
Mức thấp

hiện ngay lập tức và tiếp tục cho các kế hoạch hành động khi
các nguồn lực cho phép. Giám sát bảo đảm duy trì kiểm soát.
Quản lý thông qua các thủ tục thông thường. Cải tiến về kinh
tế những nơi có thể. Báo cáo rủi ro phải được hoàn tất

Các kế hoạch nhằm giảm bớt rủi ro, nhưng chi phí của

5-8
Trung bình

công tác phòng chống có thể được hạn chế. Đánh giá rủi ro và
thực hiện những hành động thích hợp. Các hành động phải
được kiểm soát. Báo cáo rủi ro phải được hoàn tất, rủi ro phải
được theo dõi.
Trường hợp các rủi ro liên quan đến công việc đang
tiến hành thì việc đánh giá rủi ro càng sớm càng tốt để đảm

9-12
Đáng kể

bảo sự an toàn của công việc, của hoạt động kinh doanh. Chỉ
thực hiện hoạt động kinh doanh trong giới hạn rủi ro chấp
nhận được, liên hệ với người quản lý rủi ro về những hoạt
động đó, để giảm thiểu bớt rủi ro. Báo cáo sự cố phảo được
hoàn thành, và sự cố được đưa vào theo dõi
Không hoạt động cho đến khi việc đánh giá rủi ro đã

15-25
Nghiêm trọng

được hoàn thành để đảm bảo an toàn của hoạt động kinh
doanh, nếu không thể giảm thiểu, loại bỏ thì phải thông báo
ngay lập tức với giám đốc, người quản lý rủi ro. Báo cáo sự
cố phải được hoàn tất và sự cố được đưa vào theo dõi.


Nguồn: KPMG International 2007


Phụ lục 2. Giới hạn trên và giới hạn dưới của RRHĐ của từng loại nghiệp vụ
đối với BIDV Quảng Nam
Đơn vị: lỗi

S
TT

Chỉ tiêu sai lỗi

Giới hạn

Giới hạn

trên

dưới

I

Nghiệp vụ phục vụ khách hàng

1

Tín dụng bảo lãnh

32


78

2

Thẻ

14

26

3

Chuyển tiền

28

45

4

Tiền gửi

24

43

5

Kinh doanh ngoại tệ


12

26

6

IBMB

5

12

7

Tài trợ thương mại

3

9

I
I

Nghiệp vụ hỗ trợ

1

Kế toán, hậu kiểm

32


55

2

Kho quỹ

9

14

3

Điện toán

7

16

4

Thông tin khách hàng

18

28

5

Tổ chức cán bộ


6

11

6

Iso

10

28

7

Kiểm tra nội bộ

5

12

Nguồn: Phòng QLRR-BIDV Quảng Nam



×