Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

giáo án mỹ thuật 6 chuẩn 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 130 trang )

Ngày soạn: 19/08/2018

Ngày dạy: 22/08/2018 Lớp: 6A3
Ngày dạy: 24/08/2018 Lớp: 6A1,6A2

Tiết 1: Vẽ trang trí
CHÉP HOẠ TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC
1. Mục tiêu.
a. Kiến thức:
- Hiểu được vẻ đẹp trong đường nét của các họa tiết trang trí dân tộc trên đồ vật.
- Biết cách khai thác, chọn lọc các đường nét của hoa lá ở thiên nhiên và
trong vốn trang trí cổ của dân tộc ứng dụng vào bài tập.
- Hiểu được nét đẹp trong các họa tiết trang trí cổ.
b. Kĩ năng:
- Bước đầu biết cách khai thác đường nét trong trang trí cổ dân tộc vào bài
trang trí cụ thể.
- Biết cách khai thác, sử dụng họa tiết trang trí cổ vào bài học.
- Tìm được màu sắc phù hợp với họa tiết trang trí cổ.
c.Thái độ:
HS trân trọng nghệ thuật cha ông để lại.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
a. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án
- Đồ dùng dạy học .
- Hình minh hoạ các bước vẽ.
- Bài mẫu của GV và HS.
b. Chuẩn bị của HS:
- Sgk
- Đồ dùng học tập bộ môn.
- Sưu tầm hoạ tiết dân tộc.
3. Tiến trình bài dạy.


a. Kiểm tra bài cũ: Không
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS tiết học.
* Đặt vấn đề vào bài mới: 1’

1


Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta bắt gặp rất nhiều hoa văn hoạ tiết trang
trí mang đậm tính dân tộc. Để chép các hoa văn đó đúng cách, chúng ta cùng
nghiêm cứu bài học.
b. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS
I. Quan sát, nhận xét: (8’)

GV - Giới thiệu một vài hoạ tiết trang trí ở
kiến trúc đình, chùa, hoạ tiết trên áo
váy các dân tộc, hoạ tiết trong SGK.
- Hoạ tiết trang trí của các dân tộc
Việt Nam rất phong phú, đa dạng có
sắc thái riêng, thường có một số đặc
điểm sau.
?

Em hãy kể một số tên hoạ tiết?

?

Hoạ tiết thường được trang trí ở đâu?


1. Nội dung
- Tên hoạ tiết: Hoa, lá, chim, sóng
nước, mây.
- Hoạ tiết thường được trang trí ở:
Đình, chùa, áo, váy.

GV - Các hoạ tiết có hoạ tiết thì đơn giản,
có hoạ tiết thì phức tạp.
? Hình dáng chung của hoạ tiết?
- Hoạ tiết thường có hình dáng là:
Hình tròn, vuông, tam giác.
2. Đường nét
? So sánh nét vẽ của hoạ tiết dân tộc
kinh ở vùng đồng bằng và hoạ tiết của So sánh:
dân tộc miền núi?
+ Kinh: Mềm mại, uyển chuyển,
phong phú.
+ Hoạ tiết dân tộc:Miền núi: Giản
dị, nét chắc khoẻ ( Hình kỉ hà)
3. Bố cục
? Được sắp xếp như thế nào?
- Họa tiết được sắp xếp: Cân đối,
hài hoà < đối xứng, xen kẽ, nhắc
lại. >.
4. Màu sắc
? So sánh màu sắc của dân tộc kinh và
dân tộc miền núi?
So sánh.
+ Màu sắc dân tộc kinh: Hài hoà.

+ Màu sắc của dân tộc miền núi:
Rực rỡ, tương phản.
? Màu sắc ở các mảng hình được tô như
thế nào?
- Mảng hình giống nhau tô màu
giống nhau.
2


?

Mục đích của việc quan sát, nhận xét? - Tìm ra được đặc điểm của hoạ tiết
hình tròn, HCN, hình vuông.
? Mục đích của bước 2?
- Để cho hình vẽ cân đối.
II. Cách chép hoạ tiết hoa văn
GV - Hướng dẫn cách chép hoạ tiết hoa dân tộc: (8’)
văn dân tộc.
B1: Phác khung hình, đường trục
B2: Phác hình
+ Vẽ phác mảng hình chính.

B3: Vẽ chi tiết
+ Nhìn mẫu vẽ chi tiết cho đúng.

B4: Vẽ màu
+ Tô màu theo ý thích, có thể giống
mẫu thật hoặc không giống.
III. Thực hành: (23’)
GV Cho HS xem bài vẽ chưa đạt và đạt

cho HS nhận xét rút kinh nghiệm.
Nêu yêu cầu:
+ Tự chọn hoạ tiết trong SGK hoặc
hoạ tiết sưu tầm.
+ Vẽ hoạ tiết vừa và cân đối với trang
giấy.
+ Vẽ theo các bước vẽ đã hướng dẫn.
- Góp ý, động viên HS.
- Bổ sung, nhắc nhở những em HS
còn chậm.
Tự giác làm bài.
c. Củng cố, luyện tập. 4’
GV: Treo bài HS lên bảng.
? Nhận xét cách chép hoạ tiết? Tự nhận xét.
GV: Nhận xét ưu, nhược điểm của bài HS.
GV: Nhận xét tiết học.
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà. 1’
3


- Bài học: Hoàn thành bài.
- Bài sau: Nghiêm cứu nội dung.
* Nhận xét sau khi dạy:
Thời
gian: ...........................................................................................................................
..........
.....................................................................................................................................
Kiến thức:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Phương pháp:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

4


Ngày soạn: 26/08/2018

Ngày dạy: 29/08/2018 Lớp: 6A3
Ngày dạy: 31/08/2018 Lớp: 6A1,6A2

Tiết 2: Thưởng thức mĩ thuật
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KÌ CỔ ĐẠI
1. Mục tiêu.
a. Kiến thức:
- Nắm được sơ lược bối cảnh lịch sử xã hội thời nguyên thủy cổ đại.
- Hiểu được đặc điểm một số hình vẽ trang trí trên các đồ dùng thông dụng
là sự phản ánh tiến trình phát triển của mĩ thuật cổ đại của dân tộc.
- Nhận thức trung về giá trị thẩm mĩ và giá trị sử dụng của các di vật, các đò
vật, sản phẩm văn hóa, đời sống của mĩ thuật thời cổ đại.
b. Kĩ năng:
- Nhớ được mốc giai đoạn lịch sử và một số đăc điểm có di vật khảo cổ khai
quật được thời nguyên thủy, cổ đại.
- Nhớ được một số hiện vật mĩ thuật.
- Nhận biết được một số giá trị chung của di vật thời kỳ cổ đại.
- Nhớ và trình bày được một số nét về giá trị mĩ thuật của trống đồng Đông
Sơn.
c. Thái độ:
HS trân trong nghệ thuật dân tộc.

2. Chuẩn bị của GV và HS.
a. Chuẩn bị của GV:
- Đồ dùng dạy học: Bộ tranh nếu có.
- Giáo án, SGK, SGV.
b. Chuẩn bị của HS:
- SGK
- Nghiêm cứu nội dung.
- Sưu tầm tranh Việt Nam thời kì cổ đại.
3. Tiến trình bài dạy.
a. Kiểm tra bài cũ: 4’
Câu hỏi: Nhận xét: Cách sắp xếp hoạ tiết? Cách chép hoạ tiết? Vẽ màu?
(Treo một số bài vẽ của HS trên bảng)
HS: Quan sát tự nhận xét theo cảm nhận giêng.
5


GV: Kết luận chung, cho điểm động viên.
* Đặt vấn đề vào bài mới: 1’
Mĩ thuật cổ đại có vai trò quan trọng trong việc phát triển về mĩ thuật sau
này, là cơ sở nền móng cho mĩ thuật sau phát triển. Vậy, để hiểu thêm về mĩ thuật
Việt Nam thời kì cổ đại chúng ta cùng nghiêm cứu bài.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Gv - Yêu cầu học sinh đọc nội dung SGK
Em biết gì về thời kì đồ đá ở Việt
Nam?
Gv - Giới thiệu về thời kì đồ đá.
Bổ sung:
+Thời kì đồ đá được chia thành: Thời
kì đồ đá cũ và thời kì đồ đá mới. Các

hiện vật thời kì đồ đá cũ tìm thấy ở
núi Đọ < Thanh Hoá>, hiện vật thời
đồ đá mới được phát hiện ở nền văn
hoá Bắc Sơn < miền núi phía Bắc >
và Quỳnh Văn < đồng bằng ven biển
miền Trung > ở nước ta.
+ Thời kì đồ đồng gồm 4 giai đoạn kế
tiếp, liên tục từ thấp đến cao là Phùng
Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông
Sơn. Trống đồng Đông Sơn đạt tới
đỉnh cao về chế tác và nghệ thuật
trang trí của người Việt Cổ.
? Việt Nam của chúng ta được khẳng
định là gì?
Gv - Kết luận chung

Hoạt động của HS
I. Sơ lược về bối cảnh lịch sử: 5’

?

- Thời kì đồ đá còn được gọi là thời
Nguyên thuỷ, cách ngày nay hàng
vạn năm.

- Thời kì đồ đá cũ.
- Thời kì đồ đá mới.
- Thời kì đồ đồng.

- Trả lời theo nội dung SGK.

II. Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam
thời kì cổ đại. 29’
1. Tìm hiểu hình vẽ mặt người trên
vách hang Đồng Nội < Hoà Bình >

Gv - Giới thiệu:
+ Hình vẽ: Vẽ cách đây khoảng một
vạn năm, là dấu ấn đầu tiên của nghệ
thuật thời kì đồ đá< Nguyên thuỷ >
được phát hiện ở Việt Nam.
+ Vị trí hình vẽ: Hình vẽ được khắc
vào đá ngay gần cửa hang, trên vách
nhũ ở độ cao từ 1, 5m đến 1,75, vừa
với tầm mắt và tầm tay con người.
6


Nội dung bức khắc diễn tả điều gì?
?

- Quan sát H1 SGK.
- Nội dung: Diễn tả 3 khuôn mặt.

Đặc điểm của khuôn mặt nam và nữ?
?
- Kết luận: Trong nhóm hình mặt
- Trả lời theo nội dung SGK
Gv người, có thể phân biệt nam, nữ qua
nét mặt và kích thước. Hình mặt
người bên ngoài có khuôn mặt thanh

tú, đậm chất nữ giới. Hình mặt người
ở giữa có khuôn mặt vuông chữ điền
lông mày rậm, miệng rộng mang đậm
chất nữ giới.
Trên đầu đều có gì?
? - Sừng cong ra hai bên như những
- Trên đầu đều có sừng.
Gv nhân vật được hoá trang, một vật tổ
mà người nguyên thuỷ thờ cúng.
Bổ sung: Các hình vẽ được khắc trên
đá sâu tới 2cm< công cụ chạm khắc
bằng đá hoặc gốm thô>.
Góc nhìn khuôn mặt ở vị trí nào?
? Đường nét, bố cục như thế nào?

- Diễn tả mặt nhìn chín diện.
- Đường nét: Dứt khoát, hình rõ
ràng.
- Bố cục: Cân xứng, tỉ lệ hợp lí
tạo cảm giác hài hoà.

- Bổ sung: Nói đến nghệ thuật thời kì
Gv đồ đá cuội có khắc hình mặt người
được tìm thấy ở Na - ca< Thái
Nguyên >, công cụ sản xuất như rìu
đá, chày và bàn nghiền được tìm thấy
2. Tìm hiểu mĩ thuật thời kì đồ
ở Phú Thọ, Hoà Bình.
đồng


7


Ý nghĩa của sự xuất hiện đồ đồng?

- Đó là sự chuyển dịch từ hình thái
xã hội Nguyên thuỷ sang hình thái
xã hội văn minh.

?

Giới thiệu:
Gv + Sự xuất hiện của kim loại < thay
cho đồ đá>, đầu tiên là đồng, sau đó là
sắt, đã thay đổi cơ bản xã hội Việt
Nam. Đó là sự chuyển dịch từ hình
thái xã hội Nguyên thuỷ sang hình
thái xã hội văn minh.
+ Dựa vào kết quả nghiêm cứu về
mức độ sử dụng đồng và trình độ kĩ
thuật đúc đồng của người Việt thời kì
đồ đồng, các nhà khảo cổ học đã xác
định trên vùng Trung Du và đồng
băng Bắc Bộ có 3 giai đoạn văn hoá
phát triển kế tiếp nhau < gọi là văn
hoá Tiền Đông Sơn >. Đó là: Phùng
Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun.
Kể tên sản phẩm đồ đồng?
- Đồ đồng
?

+ Công cụ sản xuất: Rìu, dao
Đặc điểm đồ đồng thời kì này như thế găm, giáo, mũi.
? nào?
+ Đồ đồng được trang trí đẹp và
tinh tế.
+ Hoa văn: Chữ S, sóng nước,
thừng bện.
Hoa văn trang trí là những hình gì?
- Trống đồng Đông Sơn.
?
- Thạp Đào Thịnh - Yên Bái, đồ trang
Gv sức, tựng nghệ thuật.
Đông Sơn < Thanh Hoá> nằm bên bờ
Sông Mã, là nơi đầu tiên mà các nhà
khảo cổ học phát hiện được một số đồ
đồng vào năm 1924. Nghệ thuật trang
trí của các trống đồng này rất giống
các trống đồng trước đó là trống đồng
Ngọc Lũ < Hà Nam >.
Trống đồng Đông Sơn được coi là đẹp
nhất trong các trống đồng tìm thấy ở
Việt Nam.
Tạo dáng và nghệ thuật chạm khắc <
tiêu biểu là trống đồng Ngọc Lũ >.
Bố cục trên mặt trống?
+ Bố cục: Là những vóng tròn
?
đồng tâm bao quoanh lấy ngôi
8



sao nhiều cánh ở giữa.
+ Hình ảnh trang trí trên mặt
trống: Người, chim, hoa văn hình
học và chữ S.

Hình ảnh trang trí trên mặt trống?
?

-Trang trí trên mặt trống và tang trống
Gv < thân trống >.
Hoạt động của con người theo chiều
? nào của kim đồng hồ?
- Ngược chiều kim đồng hồ. Gợi
lên vòng quay tự nhiên.
- Hoa văn diễn tả theo lối hình học
Gv hoá, nhất quán trong toàn thể các hình
trang trí ở trống đồng.
Kết luận:
+ Đặc điểm quan trọng của nghệ thuật
Đông Sơn là hình ảnh con người
chiếm vị trí chủ đạo trong thế giới
muôn loài < các hình trang trí trên
trống đồng như cảnh giã gạo, chèo
thuyền, các chiến binh và vũ nữ. >.
+ Các nhà khảo cổ học đã chứng minh
Việt Nam có một nền mĩ thuật đặc
sắc. liên tục phát triển mà đỉnh cao là
nghệ thuật Đông Sơn.
c. Củng cố, luyện tập. 5’

? Thời kì đồ đá để lại những dấu ấn lịch sử nào?
HS: Hình khắc mặt người trên vách hang Đồng Nội - Hoà Bình, những viên
đá cuội có khắc hình mặt người.
? Vì sao nói trống đồng Đông Sơn không chỉ là nhạc cụ tiêu biểu mà còn là
tác phẩm mĩ thuật tuyệt đẹp của nghệ thuật Việt Nam thời kì cổ đại?
HS: Trống đồng Đông Sơn đẹp về tạo dáng với nghệ thuật chạm khắc trên
mặt trống và tang trống rất sống động bằng lối vẽ hình học hoá.T
Kết luận:
+ Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại có sự phát triển lối tiếp, liên tục suốt
hàng chục nghìn năm. Đó là một nền mĩ thuật hoàn toàn do người Việt Cổ sáng tạo
nên.
+ Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại là mĩ thuật mở, không ngừng giao lưu với
các nền mĩ thuật khác ở khu vực Hoa Nam, Đông Nam Á lục địa và Hải Đảo
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. 1’
- Bài học: Nghiêm cứu nội dung, học bài.
- Bài sau: + Mang đồ dùng học tập.
+ Vẽ theo mẫu
* Nhận xét sau khi dạy:
9


Thời
gian: ...........................................................................................................................
..........
.....................................................................................................................................
Kiến thức:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Phương pháp:
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

10


Ngày soạn: 03/9/2018

Ngày dạy: 06/9/2018 Lớp: 6A3
Ngày dạy: 07/9/2018 Lớp: 6A1,6A2
Tiết 3: Vẽ theo mẫu
SƠ LƯỢC VỀ LUẬT XA GẦN

1. Mục tiêu.
a. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm phối cảnh trong tự nhiên: gần-xa, to-nhỏ, đậm -nhạt...
- Hiểu được vai trò của đường tầm mắt trong phối cảnh.
- Hiểu được vai trò của điểm tụ trong phối cảnh.
- Hiểu được vai trò ứng dụng của phối cảnh trong các bài vẽ theo mẫu.
- Nhận biết được bài vẽ theo mẫu vận dụng phối cảnh và bài vẽ theo mẫu
không vận dụng phối cảnh.
b. Kĩ năng:
- Bước đầu HS vận dụng được phương pháp phối cảnh trong vẽ theo mẫu,
đáp ứng yêu cầu của bài học.
- Bước đầu xác định được đường chân trời và điểm tụ khi vẽ khối hình hộp,
khối hình trụ.
- Bước đầu vẽ được các độ đậm nhạt cơ bản theo phối cảnh.
c. Thái độ:
HS biết giữ gìn đồ vật.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
a. Chuẩn bị của GV:

- Giáo án
- Mẫu vẽ.
- Đồ dùng dạy học .
- Bài mẫu của GV và HS.
b. Chuẩn bị của HS:
- Sgk
- Đồ dùng học tập bộ môn.
3. Tiến trình bài dạy.
a. Kiểm tra bài cũ: 4’
Câu hỏi: Thời kì đồ đá đã để lại những dấu ấn lịch sử nào?
11


Đáp án - biểu điểm < 10 đ>
- Hình mặt người ở hang Đồng Nội - Hoà Bình. <5 đ >
- Những viên đá cuội khắc hình mặt người ở Na - ca < Thái Nguyên >.<5đ>
* Đặt vấn đề vào bài: 2’
GV: Cho HS xem tranh, ảnh xa gần.
? Vì sao vật cùng loại nhưng hình này lại rõ, hình kia lại nhỏ?
? Vì sao hình con đường hay dòng sông ở chỗ này lại to, chỗ kia lại nhỏ?
HS: Trả lời theo ý hiểu.
GV: Cho HS xem đồ vật: Hình lập phương, cái bát, cái cốc…để ở vị trí khac
nhau.
? Vì sao mặt hình hộp khi là hình vuông, khi là hình bình hàn
? Vì sao hình miệng bát lúc là hình tròn, elip, khi chỉ là đường cong hay
thẳng?
HS: Trả lời theo ý hiểu.
Mọi vật luôn thay đổi khi nhìn theo “xa gần”, chúng ta sẽ tìm hiểu về “ luật
xa gần” để thấy được sự thay đổi hình dáng của mọi vật trong không gian để vẽ
đúng, đẹp hơn.

b. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS
I. Quan sát, nhận xét: 12’

Gv - Cho hs quan sát H1 SGK / 79.

?

Nhận xét về hình của hàng cột và hình
của đường ray tàu hoả?
- Nhận xét:
+ Càng về phía xa hàng cột càng
thấp dần và mờ dần.
+ Càng xa, khoảng cách hai đường
ray của đường tàu hoả càng thu
? Hình các bức tượng ở gần khác với hẹp dần.
hình các bức tượng ở xa ntn?
- Ở gần to và rõ rang, ở xa nhỏ và
mờ dần.
Gv - Kết luận:
- Vật cùng loại, có cùng kích thước
khi nhìn theo xa gần ta sẽ thấy.
12


?

+ ở gần: Hình to, cao, rộng, rõ hơn.

+ ở xa: Hình nhỏ, thấp, hẹp, mờ hơn.
+ Vật ở phía trước che khuất vật ở
phía sau.
Hình cầu khi đặt ở vị trí khác nhau
hình dáng như thế nào?
- Luôn luôn tròn.
II. Đường tầm mắt và điểm tụ:
20’
1, Đường tầm mắt < còn gọi là
đường chân trời >
- Quan sát H2 + H3 SGK/80.

?

Các hình này có đường nằm ngang
không?
? Vị trí của đường nằm ngang như thế
nào?
Gv - Kết luận:
+ Khi đứng trước cảnh rộng như biển,
cánh đồng, ta cảm thấy có đường nằm
ngang ngăn cách giỡa nước và trời,
giữa trời và đất. Đường nằm ngang đó
chính là đường chân trời. Đường này
ngang với tầm mắt người nhìn, nên
gọi là đường tầm mắt( viết tắt là TM )
+ Vị trí của đường TM có thể thay đổi
phụ thuộc vào vị trí của người nhìn
cảnh.


- Trả lời theo ý hiểu.

- Khái niệm: Đường tầm mắt
chính là đường nằm ngang song
song với mặt đất, phân chia giữa
trời và đất.
- Viết tắt là: TM
2. Điểm tụ
- Quan sát H4 / 81 SGK

ĐTM
Đ.tụ

13

Đ.tụ


?

Vị trí của đường tầm mắt trên mẫu
như thế nào?
Gv - Sự thay đổi hình dáng của hình
vuông, hình tròn.
- Giới thiệu các cạnh của hình hộp,
tường nhà, đường tàu hoả…
? Nhận xét các đường song song với
mặt đất hướng về chiều sâu như thế
nào?
?


- Có thể cao hoặc thấp, ngang so
với mẫu.
- Quan sát H5 / 81 SGK.

- Càng xa, càng thu hẹp và cuối
cùng tụ lại lại một điểm tại đường
Nhận xét các đường song song ở trên tầm mắt.
- Các đường song song ở:
và ở dưới thì hướng như thế nào?
+ Trên: Thì chạy hướng xuống
đường TM.
+ Dưới: Thì chạy hướng lên đường
TM.
- Khái niệm: Điểm gặp nhau của
Kết luận khái niệm.
các đường thẳng song song
=>
hướng về phía đường TM gọi là
điểm tụ < viết tắt là ĐT >
c. Củng cố, luyện tập. 5’
- Đưa ra:
+ Một số tranh ảnh, đồ vật to nhỏ.
+ Hình ngôi nhà, hàng cây, dòng sông …
? Em hãy phát hiện những điều đã học?
? Tìm đường TM và ĐT ở những hình đã phát?
- Làm bài tập theo nhóm.
- Kết luận, bổ sung.
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà. 2’
- Bài học: + Học bài.

+ Làm bài tập trong SGK.
- Bài sau: Mang đồ vật có dạng hình hộp, hình tròn…
* Nhận xét sau khi dạy:

Thời
gian: ...........................................................................................................................
..........
.....................................................................................................................................
Kiến thức:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

14


Phương pháp:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày soạn: 09/9/2018
Ngày dạy: 12/9/2018 Lớp: 6A2, 6A3
Ngày dạy: 14/9/2018 Lớp: 6A1
Tiết 4: Thường thức mĩ thuật
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI LÝ (1010- 1225)
1. Mục tiêu.
a. Kiến thức:
- Hiểu sơ qua quá trình phát triển của mĩ thuật Việt Nam thời Lý.
- Hiểu được những đặc điểm chính của nền mĩ thuật thời Lý.
- Nhận thức đúng đắn về nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật dân tộc đã
được phát triển mạnh ở thời Lý nhờ chính sách mở rộng giao lưu văn hóa với các
nước láng giềng.

b. Kĩ năng:
- Nêu được sơ lược về bối cảnh phát triển của mĩ thuật thời Lý.
- Nhớ được một số công trình kiến trúc, điêu khắc trong nền mĩ thuật thời Lý
- Nhớ được vài nét về đặc điểm gốm thời Lý.
c. Thái độ:
HS có nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, trân trọng
yêu quý những di sản cha ông để lại.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
a. Chuẩn bị của GV:
- Đồ dùng dạy học: Bộ tranh nếu có.
- Giáo án, SGK, SGV.
b. Chuẩn bị của HS:
- Nghiêm cứu nội dung.
- Sưu tầm tranh tranh theo bài học.
3. Tiến trình bài dạy.
a. Kiểm tra bài cũ: 2’
GV: Kiểm tra bài sự chuẩn bị của HS
* Đặt vấn đề vào bài. 2’
Thời kì triều đại nhà Lý mĩ thuật được quan tâm phát triển có nhiều tác
phẩm mĩ thuật được xây dựng và còn tồn tại cho đến ngày nay. Những giá trị đó là
gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Vài nét về bối cảnh lịch sử: 5’
? Vua Lý đã làm gì với kinh đô đất nước? - Trả lời ND- SGK.
GV - Vua Lý Thái Tổ, với hoài bão xây dựng
đất nước độc lập tự chủ đã dời đô từ Hoa
Lư< Ninh Bình > ra Đại La và đổi tên là
15



Thăng Long < Hà Nội ngày nay >. Sau
đó, Lý Thánh Tông đặt tên nước là Đại
Việt.
? Thời kì này đạo nào phát triển?
- Đạo phật phát triển.
GV - Đạo phật được coi là quốc giáo.
?
Nhà Lý đã có những chính sách nào để
xây dựng đất nước?
- Trả lời nội dung SGK.
GV - Sự cường thịnh của nước Đại Việt:
+ Thắng giặc Tống xâm lược, đánh
Chiêm Thành.
+ Có nhiều chủ trương, chính sách tiến
bộ, hợp lòng dân nên kinh tế xã hội phát
triển mạnh và ổn định, kéo theo văn hoá
ngoại thương cùng phát triển.
=>Đất nước ổn định, cường thịnh. Ngoại
thương phát triển cộng với ý thức dân
tộc trưởng thành đã tạo điều kiện để xây
dựng một nền văn hoá nghệ thuật dân
tộc đặc sắc và toàn diện.
II.Sơ lược về mĩ thuật thời Lý:
? Mĩ thuật thời Lý có những loại hình 30’
nghệ thuật nào?
- Loại hình nghệ thuật:
GV - Ngoài ra còn có hội hoạ < tranh>, + Kiến trúc.
nhưng các tác phẩm đã bị thất lạc do + Điêu khắc, trang trí.

thời gian, do chiến tranh và chỉ ghi chép + Gốm.
trong hư tịch.
? Tại sao khi nói đến mĩ thuật thời Lý,
chúng ta đề cập nhiều về nghệ thuật kiến
trúc?
- Nghệ thật kiến trúc thời Lý phát
triển rất mạnh, nhất là kiến trúc
cung đình và kiến trúc phật giáo.
Nghệ thuật điêu khắc và trang trí
GV - Mặt khác phật giáo được coi là quốc phát triển phục vụ cho kiến trúc.
giáo nên kiến trúc được xây dựng mạnh.
- Vua Lý Thái Tổ xây dựng kinh đô
Thăng Long với quy mô to lớn và tráng
lệ.
1. Nghệ thuật kiến trúc
a. Kiến trúc cung đình
? Quần thể kiến trúc này gồm mấy lớp?
- Kinh thành Thăng Long:
Gồm 2 lớp:
+ Bên trong < Hoàng thành >
+ Bên ngoài < Kinh thành >.
?
Hoàng thành là nơi dùng để làm gì?
- Là nơi ở, nơi làm việc của vua
và hoàng tộc; Có nhiều cung điện
16


như Càn Nguyên, điện Tập Hiền,
điện Giảng Võ; Ngoài ra còn có

điện Trường Xuân, điện Thiên An
và điện Thiên Khánh…
?
Kinh thành là nơi sinh hoạt của ai?
- Là nơi ở và sinh hoạt của các
tầng lớp xã hội. Đáng chú ý có
GV - Bổ sung:
nhiều công trình kiến trúc nổi
+ Phía Bắc có hồ Dâm Đàm < Hồ Tây >, tiếng.
đền Quán Thánh, cung Từ Hoa để công
chúa và các cung nữ trồng dâu, nuôi tằm
và các làng hoa Nghi Tàm, Quảng Bá…
+ Phía Nam có Văn Miếu Quốc Tử
Giám và các trại lính.
+ Phía Đông là nơi buôn bán nhộn nhịp,
có hồ Lục Thuỷ, tháp Báo Thiên; Sông
Hồng < thường là nơi đua thuyền >.
+ Phía Tây là khu nông nghiệp với nhiều
trang trại trồng trọt.
b. Kiến trúc phật giáo
?

Kể tên công trình kiến trúc phật giáo?

- Kể.

GV - Thời Lý, nhiều công trình kiến trúc
phật giáo được xây dựng là do đạo phật
rất thịnh hành. Kiến trúc phật giáo
thường to lớn và được đặt ở nơi có cảnh

quan đẹp.
? Kiến trúc phật giáo gồm có những gì?
Kể tên tháp và chùa?
- Kiến trúc phật giáo gồm có:
+ Tháp phật: Tháp phật Tích,
tháp Chương Sơn, tháp Báo
Thiên…
+ Chùa: Quy mô khá lớn như
Chùa Một Cột, chùa Dạm..
Hiện
nay,
chỉ
còn
lại
một
số
nền
móng
GV
của các ngôi chùa, song qua các hư tịch
và các di vật tìm được cũng đủ khẳng - Quan sát tranh ảnh.
định quy mô to lớn của các ngôi chùa và
nghệ thuật xây dựng của các nghệ nhân
thời Lý.
2. Nghệ thuật điêu khắc và
trang trí.
a. Tượng
Kể tên các pho tượng thời Lý?
?
- Tượng Phật Tế Tôn, người

chim, thú…
17


?

Chất liệu của các bức tượng chủ yếu
bằng các chất liệu gì? Kích thước?
- Chất liệu: Đá.
- Kích thước lớn.
GV + Nhiều pho tượng có kích thước lớn <
như tượng A - di- đà, tượng thú, tượng
người chim ở chùa Phật Tích >.
+ Các pho tượng đã thể hiện sự tiếp thu
nghệ thuật của các nước láng giềng, sự
gìn giữ bản sắc dân tộc độc đáo và đã
chứng minh tài năng tạc tượng đá tuyệt
vời của các nghệ nhân thời Lý.
- Các tác phẩm chạm khắc trang trí là
những bức phù điêu đá, gỗ để trang trí
cho các công trình kiến trúc.
b. Chạm khắc
? Trang trí thời Lý là những hoa văn gì?
- Hoa văn hình móc câu.
?
Hình tượng Rồng thời Lý có đặc điểm
gì?
- Hình Rồng thời Lý.
- Hiền lành, mềm mại…
GV Các nghệ nhân sử dụng hoa văn hình

“móc câu” như một thứ hoa văn “vạn
năng”, chỉ một thứ hoa văn ấy đã tạo nên
nhiều bộ phận cho một con Sư Tử, con
Rồng hoặc những hoạ tiết về mây, hoa ls
trên các con vật, trên quần áo giáp trụ
của Tượng Kim Cương.
3. Nghệ thuật gốm
? Kể tên sản phẩm gốm? Gốm phục vụ
cho ai?
- Kể sản phẩm gốm.
Gốm phục vụ đời sống con người.
?
Kể tên những trung tâm sản xuất gốm? - Sản phẩm: Bát, đĩa, chén…
- Bát Tràng, Thanh Hoá, Thổ
Hà…
?
Gốm thời Lý dùng màu men nào?
- Men ngọc, lục, tắng ngà…
? Hình dáng và trang trí như thế nào?
- Xương gốm: Mỏng nhẹ; Nét
khắc chìm, men phủ đều.
- Hình dáng: Thanh thoát, trau
truốt và mang vẻ đẹp trang
GV - Nhận xét - KL
trọng.
c. Củng cố luyện tập. 5’
? Các công trình kiến trúc thời Lý có đặc điểm gì?
HS: Có quy mô to lớn, đặt ở nơi có địa hình thuận lợi, đẹp, thoáng, phong
cảnh sơn thuỷ hữu tình.
VD: Chùa Phật Tích, chùa Dạm…

18


? Vì sao kiến trúc phật giáo thời Lý phát triển như thế nào?
HS: Đạo phật được đế cao, sớm giữ vị trí quốc giáo vì các vua quan nhà Lý
rất sùng đạo phật.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật điêu khắc thời Lý?
HS: Tượng tròn và phù điêu; Có nhiều tượng và phù điêu bằng đá, nghệ
thuật chạm khắc tinh vi, trau truốt.
VD: Tượng phật A - di- đà, tượng Rồng…
? Đồ gốm thời Lý được sáng tạo như thế nào?
HS: Có trung tâm sản xuất gốm.
Men: Ngọc, da lươn, trắng ngà…
GV: Kết luận, bổ sung.
d. Hướng dẫn HS học bài ở nhà. 1’
- Bài học: Nghiêm cứu nội dung, học bài.
- Bài sau: + Mang đồ dùng học tập.
+ Vẽ tranh kiểm tra 1 tiết.
* Nhận xét sau khi dạy:
Thời
gian: ...........................................................................................................................
..........
.....................................................................................................................................
Kiến thức:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Phương pháp:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


19


Ngày soạn: 16/9/2018

Ngày dạy: 19/9/2018 Lớp: 6A2, 6A3
Ngày dạy: 21/9/2018 Lớp: 6A1

Tiết 5: Thường thức mĩ thuật
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT THỜI LÝ
1. Mục tiêu.
a. Kiến thức:
Có hiểu biết về các giai đoạn phát triển và một số công trình tiêu biểu của mĩ
thuật thời Lý.
b. Kĩ năng:
Trình bày được một số đặc điểm của mĩ thuật thời Lý thông qua một số tác
phẩm tiêu biểu.
c. Thái độ:
HS có nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, trân trọng
yêu quý những di sản cha ông để lại.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
a. Chuẩn bị của GV:
Đồ dùng dạy học: Bộ tranh nếu có.
Giáo án, SGK, SGV.
b. Chuẩn bị của HS:
- Nghiêm cứu nội dung.
- Sưu tầm tranh tranh theo bài học.
3. Tiến trình bài dạy.
a. Kiểm tra bài cũ: 4’
Câu hỏi: ? Hãy kể tên một số công trình mĩ thuật thời Lý?

Đáp án - biểu điểm
Công trình: Chùa Một Cột, chùa Dạm; Phật A - di- đà, tượng người, tượng
thú; Chạm khắc trang trí. (10 đ)
* Đặt vấn đề vào bài mới. 1’
Ở tiết 9 các em đã được học sơ lược về mĩ thuật thời Lý. Hôm nay, để hiểu
sâu hơn chúng ta sẽ tìm hiểu một số công trình mĩ thuật thời Lý.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiến trúc: 15’
GV - Cho HS quan sát chùa.
Chùa một Cột (chùa Diên Hựu)
- Đọc nội dung SGK.
? Chùa được xây dựng vào năm bao
nhiêu?
- Xây dựng năm 1049.
GV - Giới thiệu:
20


+ Đây là một công trình kiến trúc tiêu
biểu của kinh thành Thăng Long
(Diên Hựu có nghĩa là tiếp nối lâu
dài)
+ Ngôi chùa nằm ở thủ đô Hà Nội, đã
được trùng tu nhiều lần < lần cuối
1954 do thực dân Pháp phá trước lúc
rút khỏi Hà Nội >. Ngôi chùa hiện nay
tuy không còn đúng như cũ < theo sử
sách để lại, ngôi chùa thời Lý xây

dựng to, đẹp và có một cảnh quan
thoáng đãng > nhưng vẫn giữ nguyên
được kiến trúc ban đầu.
? Kết cấu của ngôi chùa có hình gì?
- Ngôi chùa: Có kết cấu khối
GV - Khối vuông mỗi chiều rộng 3m.
vuông đặt trên một cột đá lớn.
?
Qua kết cấu ngôi chùa em thấy có
hình dáng giống cái gì?
- Ngôi chùa giống như một đoá
sen nở trên cột đá giữa hồ Linh
Chiểu.
? Ngôi chùa được đặt trên cái gì?
- Chùa được đặt trên cột đá lớn <
GV - Nêu ý nghĩa của hình dáng của ngôi đường kính 1, 25m>.
chùa: Xuất phát từ một ước mơ mong
muốn có hoàng tử nối nghiệp và giấc
mơ gặp Quan Thế Ân Bồ Tát hiện trên
đài sen của vua Lý Thái Tông < 10281054>. Do đó, chùa có kiến trúc độc
đáo là hình bông hoa sen nở, trong đó
tượng Quan Ân, tượng trưng cho phật
ngự trên toà sen.
?
Xung quoanh chùa có gì?
- Xung quoanh chùa có: Hồ sen,
lan can.
GV - Theo sử sách, toàn bộ khu chùa
được bao bọc bởi hồ tròn Liên Trì,
bốn phía cầu cong dẫn vào trung tâm

và hai toà bảo tháp phía trước.
?
Mái chùa có đặc điểm gì?
- Mái cong, mềm mại.
GV - Mái cong mềm mại, các đường
thẳng khoẻ khoắn của cột và các nét
gấp khúc của các con sơn trụ chống
xung quanh cột, tạo nên sự hài hoà
với những khoảng sáng tối ẩn hiện
lung linh trong không gian yên ả.
?
Bố cục chung điểm nào nổi bật nhất? - Bố cục chung được quy tụ về
điểm trung tâm.
21


GV - Kết luận: Chùa Một Cột cho thấy trí
tưởng tượng bay bổng của các nghệ
nhân thời Lý, đồng thời là một công
trình kiến trúc độc đáo, đầy tính sáng
tạo và đậm đà bản sắc dân tộc Việt
Nam.
GV - Đây là tác phẩm điêu khắc xuất sắc
của mĩ thuật thời Lý nói riêng và của
nền nghệ thuật dân tộc nói chung.
?
Chất liệu làm tượng?
?

?


?

?

II. Điêu khắc và gốm. 20’
1. Điêu khắc
Tượng A - di- đà < chùa Phật Tích
- Bắc Ninh >.
- Quan sát tượng.
- Chất liệu: Đá xanh nguyên
xám.
Pho tượng được chia làm mấy phần? - Tượng chia làm 2 phần:
+ Phần tượng.
+ Bệ tượng: Toà sen. Bát giáp
<đế >.
Mô tả phần tượng?
- Phật A - di- đà ngồi xếp bằng,
hai bàn tay ngửa, đặt chồng lên
nhau để trước bụng, tì nhẹ lên đìu
theo quy định của nhà phật nhưng
dáng ngồi vẫn thoải mái, không gò
bó. Các nếp của áo choàng bó sát
người được buông từ vai xuống
dưới tạo nên những đường cong
mềm mại, thướt tha và trau truốt
càng tôn thêm vẻ đẹp của pho
tượng. Mình tượng thanh mảnh,
ngồi hơi dướn về phía trước, trông
uyển chuyển nhưng lại vững vàng.

Em có cảm nhận gì về khuôn mặt - Khuôn mặt tượng phúc hậu, dịu
tượng?
hiền mang đậm nét vẻ đẹp lí tưởng
của người phụ nữ Việt Nam: Mắt
lá dăm, lông mày lá liễu, mũi dọc
dừa thanh tú, cổ cao 3 ngấn và nụ
cười kín đáo.
- Phần ngự trên bệ đá toà sen được
Mô tả phần bệ tượng?
trang trí bằng các hoa văn tinh xảo
và hoàn mĩ. Bệ đá gồm hai tầng.
+ Tầng trên toà sen hình tròn, như
một đoá sen nở rộ với hai tầng
cánh, các cánh sen được chạm
đuôi rồng theo lối đục nông,
mỏng.
+ Tầng dưới là đế tượng hình bát
giáp, xung quanh được chạm trổ
22


nhiều hoạ tiết trang trí hình hoa
văn dây chữ S và sóng nước.
GV - Kết luận:
+ Cách sắp xếp < bố cục > chung của
pho tượng hài hoà, cân đối, tạo được
tỉ lệ cân xứng giữa tượng và bệ tượng.
+ Tuy phải tuân theo quy ước của phật
giáo song không gò bó bởi cách diễn
tả mềm mại, nuột nà; Sự phối hợp các

hoạ tiết trang trí tỉ mỉ nhưng rất sống
động, trang nghiêm nhưng không khô
cứng.
+ Pho tượng là hình mẫu của cô gái
với vẻ đẹp trong sáng, lặng lẽ và lắng
đọng đầy nữ tính nhưng lại không mất
đi vẻ trầm mặc của phật A - di- đà.
- Rồng là hình ảnh tượng trưng cho
quyền lực của vua chúa. Song Rồng
thời Lý có những đặc điểm cấu tạo
khác hẳn với các thời trước hoặc cùng
thời ở Trung Quốc < như Hán,
Đường, Tống>. Rồng thời Lý là sản
phẩm của sáng tạo trong nghệ thuật * Con Rồng
dân tộc Việt Nam.

GV - Cho HS quan sát hình rồng.
?

- Hình dáng: Hiền hoà, mềm
mại…

Hình dáng của Rồng thời Lý?

GV - Không có cặp sừng tren đầu và luôn
có hình chữ S < Một biểu tượng cầu
mưa của ngư dân nông nghiệp trồng
lúa nước cổ vốn sinh tụ ở vùng Nam
Á>.
- Thân: Dài, tròn, uốn khúc

?
Thân Rồng có đặc điểm gì?
mềm mại, nhỏ dần về sau.
GV - Khúc uốn lượn nhịp nhàng theo kiểu
“thắt túi” mang dạng của một con rắn,
23


?

do đó còn được gọi là “ Rồng rắn”,
hoặc “ Rồng giun”.
Chi tiết mào, lông, chân có đặc điểm - Chi tiết: Mào, lông, chân cũng
gì?
phụ hoạ theo kiểu thắt túi.

GV - Cho HS so sánh với Rồng Trung
Quốc.
- Rồng thời Lý chỉ được chạm khắc ở
những di tích liên quan trực tiếp tới
vua như ở kinh đô, một số chùa là nơi
vua đã qua hoặc cư trú lại như chùa
Phật Tích, chùa Dạm, chùa Long Đọi
< Hà Nam >…Rồng thường có mặt
cạnh những biểu tượng phật giáo như
lá đề và hoa sen.
2. Gốm

?


- Xương gốm: Mỏng nhẹ.
Dáng thanh thoát.

Gốm thời Lý có đặc điểm gì?

?

Trung tâm sản xuất gốm? Sản phẩm
gốm?
- Trả lời nội dung SGK.
?
Men gốm sử dụng trên gốm?
?
Hình trang trí?
GV - Cùng với nghệ thuật kiến trúc, điêu
khắc và trang trí, nghệ thuật gốm thời
Lý đã phát triển mạnh và đạt đến đỉnh
cao.
c. Củng cố, luyện tập. 4’
GV: Giao bài tập.
Hãy cho biết những ý nào thuộc mĩ thuật thời Lý.
A. Chùa Một Cột.
B. Tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ.
C. Rồng thời Lý hiền hoà, mềm mại.
D. Phật A - di- đà.
E. Xương gốm mỏng nhẹ.
24


F. Xương gốm dày thô.

HS: Làm bài tập, nêu đáp án.
GV: Kết luận: ý đúng: A, C, D, E.
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà. 1’
- Bài học: Nghiêm cứu nội dung, học bài.
- Bài sau: Mang đồ dùng học tập tiết sau vẽ tranh.
* Nhận xét sau khi dạy:
Thời
gian: ...........................................................................................................................
..........
.....................................................................................................................................
Kiến thức:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Phương pháp:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

25


×