Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

ĐỀ ÁN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH CHO BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.02 KB, 90 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
SỞ Y TẾ

ĐỀ ÁN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
VÀ CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH
CHO BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐỒNG NAI

ĐỒNG NAI, THÁNG 7 NĂM 2017


PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG ĐỀ ÁN.
1. Tên đề án: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng
khám, chữa bệnh cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai.
2. Cơ quan chủ trì thực hiện đề án: Sở Y Tế tỉnh Đồng Nai
3. Đối tượng, phạm vi thực hiện đề án: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai
4. Mục tiêu đề án:
- Giảm mức độ quá tải tại các bệnh viện.
- Nâng cao khả năng khám và chữa bệnh tại địa bàn, hạn chế vượt tuyến.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ điều trị, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
- Nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành các hoạt động của Bệnh viện.
- Thí điểm mô hình quản lý bệnh viện thông minh để nhân rộng trên phạm vi
toàn tỉnh Đồng Nai.
5. Nội dung đề án:
- Tư vấn xây dựng các tiêu chí để đạt chuẩn quốc tế JCI nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ y tế.
- Đầu tư bổ sung trang thiết bị, cải tạo hạ tầng kỹ thuật và bồi dưỡng cán bộ.
- Ứng dụng công nghệ hiện đại để quản lý tòa nhà thông minh.
- Ứng dụng CNTT, trang bị và sử dụng các chương trình phần mềm để quản
lý, điều hành và thực hiện các lĩnh vực chuyên môn của toàn Bệnh viện.
6. Kinh phí thực hiện đề án: 409.008.000.000 đồng, trong đó:


TT Nội dung
Chi phí (đồng)
1
Tư vấn các công việc cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn JCI
29.500.000.000
2
Thực hiện các giải pháp quản lý tòa nhà thông minh
12.025.000.000
3
Trang thiết bị ứng dụng CNTT (Phần thiết bị + Phần 87.606.000.000
mềm)
4
Đầu tư bổ sung thiết bị y tế
100.000.000.000
5
Lắp đặt thiết bị xử lý mùi và làm sạch không khí
50.000.000.000
6
Cải tạo, nâng cấp một số hạng mục kỹ thuật và cảnh quan 50.000.000.000
7
Tổ chức sắp xếp lại nhân sự, đào tạo, bội dưỡng chuyên 30.000.000.000
môn
8
Chi phí tư vấn chuẩn bị đầu tư (các dự án thành phần)
1.100.000.000
9
Chi phí quản lý thực hiện các dự án thành phần
4.000.000.000
10 Chi phí khác ( thẩm tra, thẩm định, kiểm toán, quyết 600.000.000
toán…)

11 Chi phí dự phòng (5%)
18.240.000.000
Tổng số
383.071.000.000
7. Thời gian thực hiện đề án: Giai đoạn 2017-2019.

2


PHẦN 2: NỘI DUNG ĐỀ ÁN.
I/ SỰ CẦN THIẾT LẬP ĐỀ ÁN, CĂN CỨ LẬP ĐỀ ÁN VÀ MỤC TIÊU ĐỀ ÁN.
1. Sự cần thiết lập đề án:
Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ nước ta, có diện tích 5.904 km 2 chiếm
1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông
Nam Bộ).
Dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê đến đầu năm 2014 là 2.768.700 người.
Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính (cấp huyện) trực thuộc gồm: Thành phố
Biên Hòa; Thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom,
Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú.
Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai có nhiều điều
kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm
cao nhất trong cả nước. Cơ cấu kinh tế phát triển theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng
các ngành công nghiêp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.
Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) trong năm 2014 đạt gần 168 ngàn
tỷ đồng, tăng hơn 11% với năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp, xây dựng tăng
gần 12%; ngành dịch vụ tăng gần 14%; nông lâm thủy sản tăng 3,3%. Mức tăng
trưởng trên góp phần đưa GRDP bình quân đầu người đạt 59,5 triệu đồng/người/năm.
Toàn tỉnh có trên 30 khu công nghiệp diện tích 9.573 ha và trên 40 cụm công
nghiệp với diện tích là 2.143 ha đã thu hút một lực lượng lao động lớn từ nhiều
tỉnh/thành phố trên cả nước và lao động là người nước ngoài đến làm việc tại tỉnh

Đồng Nai.
Đồng Nai vẫn đang tiếp tục thu hút đầu tư trong và nước ngoài và sẽ trở thành tỉnh
công nghiệp phát triển vào năm 2020.
Trước tình hình phát triển kinh tế, gia tăng dân số và nhu cầu khám, chữa bệnh của
nhân dân trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, năm 2008 UBND tỉnh Đồng Nai đã ban
hành Quyết định số 2775/QĐ-UBND ngày 25/8/2008 phê duyệt quy hoạch tổng thể
phát triển ngành Y Tế Đồng Nai đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Trên cơ sở Quy hoạch được phê duyệt, bằng nguồn vốn Ngân Sách tỉnh, vốn trái
phiếu Chính Phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác, tỉnh Đồng Nai đã xây dựng, nâng
cấp, mở rộng, đầu tư chiều sâu cho nhiều cơ sở y tế.
Tính đến thời điểm 31/12/2015 tỉnh Đồng Nai có trên 200 cơ sở y tế công lập trực
thuộc Sở Y Tế, trong đó có 18 bệnh viện với tổng số 6.200 giường bệnh.
Đặc biệt, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai với quy mô 1.400 giường bệnh được đầu
tư xây dựng hiện đại bậc nhất nước ta đã đi vào hoạt động từ tháng 4/2015 góp phần
tăng cường khả năng khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh, Bệnh viện cũng là mô hình
đầu tiên trên cả nước áp dụng hình thức hợp tác công tư trong lĩnh vực Y Tế đã và
đang áp dụng phương pháp quản lý mới.
Tuy nhiên, hiện trạng công tác quản lý, điều hành và hoạt động của các cơ sở y tế
công lập tỉnh Đồng Nai còn nhiều hạn chế như:
- Nhân lực ngành y tế còn hạn chế cả về số lượng và trình độ (chưa đảm bảo số
lượng và cơ cấu trình độ chuyên môn theo các chuyên khoa và từng bệnh viện).
- Hệ thống trang thiết bị còn thiếu nhiều, trình độ công nghệ lạc hậu.
- Còn thiếu một số chuyên khoa không đáp ứng được nhu cầu khám và chữa bệnh
của nhân dân tại địa phương phải đưa đến các địa phương khác.

3


- Việc ứng dụng công nghệ thông tin tại các bệnh viện còn rất hạn chế, chủ yếu là
công tác hành chính và tài chính - kế toán, chưa có ứng dụng trong việc tạo lập

cơ sở dữ liệu phục vụ hoạch định chiến lực về y tế, vấn đề hồ sơ bệnh án điện tử,
tư vấn sức khỏe từ xa…chưa được áp dụng.
- Hiện tượng quá tải bệnh nhân tại các bệnh viện diễn ra khá phổ biến.
- Các thủ tục về khám, nhập viện, ra viện, thanh toán, BHYT… chủ yếu là thủ
công nên mất nhiều thời gian thực hiện, tăng số lượng cán bộ nhân viên của bệnh
viện, tạo ra tình trạng đông người tại tất cả các phòng khám, các phòng làm thủ
tục tại Bệnh viện.
Các tồn tại trên làm hạn chế hiệu quả công tác khám chữa bệnh, giảm mức độ hài
lòng của người bệnh, khi chuyển giao cơ chế tự chủ cho các bệnh viện sẽ có ảnh
hưởng lớn đến các hoạt động của bệnh viện cần phải khắc phục.
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai hiện đại bậc nhất cả nước sau khi hoạt động được 1
năm cũng đã bộc lộ một số tồn tại cần khắc phục kịp thời để duy trì các hoạt động tốt
hơn, hiệu quả hơn.
Việc triển khai các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả quản lý và nâng cao
chất lượng khám bệnh cho các bệnh viện tỉnh Đồng Nai là đòi hỏi tất yếu trong giai
đoạn hiện nay. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai có quy mô 1.400 giường bệnh với
41 khoa phòng chuyên môn, bệnh viện được xây dựng mới hoàn toàn và đầu tư hệ
thống trang thiết bị hiện đại, nếu được triển khai các giải pháp tốt trong công tác quản
lý, điều hành và ứng dụng CNTT vào tất cả các hoạt động của bệnh viện sẽ đem lại
hiệu quả lớn, từ đó có thể vận dụng nhân rộng các giải pháp này đến tác cơ sở y tế
khác của tỉnh. Vì vậy việc lập Đề án “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai” là rất
cần thiết.
2. Căn cứ pháp lý lập đề án:
Quyết định số 2775/QĐ-UBND ngày 25/8/2008 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát
triển ngành Y Tế Đồng Nai đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ X đã xác định phải đẩy nhanh
tiến độ hiện đại hóa ngành y tế;
Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/06/2006 của Thủ tướng chính
phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn

đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020;
Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng chính phủ về việc phê
duyệt đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 – 2020;
Quyết định số 774/QĐ-BYT về việc duyệt đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013
– 2020;
Quyết định Số 2992/QĐ-BYT ngày 17/7/2015 của Bộ Y Tế phê duyệt kế hoạch
phát triển nhân lực trong hệ thống khám chữa bệnh giai đoạn 2015 – 2020;
Các văn bản pháp lý khác….
3. Đối tượng, phạm vi của đề án:
Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, ngành y tế đã
triển khai nhiều giải pháp từ nhiều năm qua như tập trung nguồn lực xây dựng cơ sở
vật chất, đầu tư trang thiết bị, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ…Đây là những giải pháp cơ
bản mà toàn ngành y tế đang thực hiện và đem lại những hiệu quả nhất định. Tuy
nhiên, với các giải pháp trên vẫn không đem lại lợi ích hài hòa cho cả ba bên: Nhà

4


nước, Bệnh viện và người bệnh. Nhà nước phải đầu tư nhiều kinh phí, bộ máy nhân sự
không trực tiếp khám và điều trị tại các bệnh viện cồng kềnh, chi phí quản lý vận hành
các bệnh viện lớn, mức độ hài lòng của người bệnh chưa cao… Vì vậy, cần triển khai
tiếp một số giải pháp mang tính đột phá để khắc phục những hạn chế đó. Đề án này
tập trung vào phạm vi và đối tượng như sau:
- Lựa chọn Bệnh viện đa khoa Đồng Nai để triển khai một số giải pháp (Khối
nhà A- Được đầu tư bằng 100% Ngân sách Nhà nước)
- Thực hiện các biện pháp để đạt được chứng nhận tiêu chuẩn Quốc tế JCI.
- Cải tạo một số hạng mục kỹ thuật, cảnh quan và đầu tư bổ sung trang thiết bị.
- Ứng dụng các giải pháp công nghệ hiện đại, CNTT vào tất cả các hoạt động
của Bệnh viện bao gồm: Quản lý chung, các hoạt động chuyên môn và vận
hành tòa nhà một cách thông minh của Bệnh viện.

- Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2017-2018
4. Mục tiêu đề án:
- Nâng cao năng lực quản lý và điều hành Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.
- Nâng cao hiệu quả điều trị bệnh cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai
- Nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu của
nhân dân.
- Giảm chi phí vận hành cho Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.
- Là mô hình để đánh giá và nhân rộng các giải pháp đến tất cả các bệnh viện của
tỉnh Đồng Nai để nâng cao toàn diện hiệu quả quản lý, điều hành và chất lượng
khám chữa bệnh của ngành y tế Đồng Nai.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI.
1.Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của Bệnh viện :
Năm 2006, trên cơ sở đề nghị của UBND tỉnh Đồng Nai, Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai mới với 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 của dự án Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai được khởi công từ năm
2010 với quy mô 700 giường. Tổng vốn đầu tư khoảng 2 ngàn tỷ đồng, công trình
gồm khối nhà cao 13 tầng lầu và 2 tầng hầm với 41 khoa, trong đó có 1 khoa khám và
điều trị ngoại trú, 28 khoa điều trị nội trú, 12 khoa nghiệp vụ kỹ thuật. Tại bệnh viện,
có 3 tổ chức gắn liền là: Trung tâm pháp y tỉnh Đồng Nai; Trung tâm giám định y
khoa; Trung tâm chẩn đoán y khoa kỹ thuật cao.
+ Giai đoạn 2 quy mô 700 giường với mức vốn đầu tư 1.260 tỷ đồng theo phương
thức xã hội hóa. Công trình là một tòa nhà 18 tầng lầu và 1 tầng hầm với tổng diện
tích gần 13 ngàn m2, diện tích sàn khoảng 70 ngàn m2, được xây dựng theo tiêu chuẩn
bệnh viện cao cấp.
Bệnh viện chính thức đi vào hoạt động ngày 24/5/2015 và được đánh giá là bệnh
viện hiện đại bậc nhất ở Việt Nam hiện nay.

5



Hình 1: Bệnh viện ĐK Đồng Nai (gồm 2 khối nhà chính).

Hình 2: Phòng điều trị bệnh nhân nội trú.

Hình 3: Sảnh đón tiếp bệnh nhân.

6


Hình 4: Xe di chuyển bệnh nhân trong Bệnh viện.

Hình 5: Một số trang thiết bị hiện đại của Bệnh viện.
7


Toàn bộ trang thiết bị y tế của bệnh viện được đầu tư mới đồng bộ, hiện đại hàng
đầu tại Việt Nam như: máy MRI 3.0T, CT 256 lát cắt, XQ kỹ thuật số, siêu âm 5D,
máy gia tốc trong điều trị ung bướu…Những trang thiết bị quan trọng đều có xuất xứ
từ các nước phát triển như Mỹ, Đức, Nhật Bản…
Bệnh viện áp dụng phương châm cung ứng dịch vụ "5 sao" chăm sóc bệnh nhân
nhưng mức chi phí hợp lý, công khai, dịch vụ tư vấn khách hàng chuyên nghiệp, đẳng
cấp quốc tế giúp bệnh nhân và thân nhân yên tâm hơn khi khám, điều trị tại bệnh viện.
Trong thời gian lưu viện, bệnh nhân sẽ được các y - bác sĩ tận tình chăm sóc, thăm
hỏi, tư vấn.
Phòng bệnh với đầy đủ tiện nghi như giường bệnh cao cấp, giường thân nhân, bàn
tiếp khách, nhà vệ sinh riêng, phòng tắm riêng có nước nóng, tivi, tủ lạnh, máy lạnh,
internet, sofa. Đặc biệt, phòng bệnh VIP có phòng riêng cho thân nhân, trang bị đầy
đủ các tiện nghi cao cấp mang lại cảm giác ấm áp, thoải mái cho người bệnh trong quá
trình điều trị tại viện.

Với thực trạng cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị và phương châm hoạt động
của Bệnh viện, hiện nay công tác quản lý và vận hành Bệnh viện đang gặp một số khó
khăn, nhiều công đoạn vẫn phải sử dụng con người trực tiếp theo dõi, vận hành một
cách thủ công, đòi hỏi phải áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiên để quản lý, vận
hành một cách tự động hóa, đảm bảo tất cả các điều kiện để Bệnh viện hoạt động liên
tục, đem lại sự an toàn cho các đối tượng trong Bệnh viện.
2. Thực trạng đội ngũ cán bộ y tế của Bệnh viện.
Theo thống kê đến 31/12/2016 Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai (Khối nhà A) có 860
nhân sự, 288 bác sĩ (trong đó có 2 tiến sĩ, 20 thạc sĩ, 8 bác sĩ chuyên khoa II, 54 bác sĩ
chuyên khoa I và 204 bác sĩ). Về số lượng cũng như cơ cấu chuyên môn đáp ứng theo
tiêu chuẩn quy định của Bộ Y Tế.
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đang phát triển các chuyên khoa và triển khai nhiều
kỹ thuật điều trị mới, đòi hỏi các cán bộ, nhân viên y tế của Bệnh viện cần tiếp tục
được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.
Bệnh viện đã và đang mời các Giáo sư, Tiến sỹ đầu ngành làm việc tại Bệnh viện
theo hình thức linh hoạt để chuyển giao kỹ thuật chuyên sâu một cách trực tiếp, vừa
tăng uy tín thương hiệu của Bệnh viện, vừa giúp đội ngũ cán bộ của Bệnh viện nâng
cao trình độ tay nghề.
Bên cạnh trình độ chuyên môn, đội ngũ cán bộ của Bệnh viện cũng cần được bồi
dưỡng, tập huấn và quy tắc ứng xử cho phù hợp với quy mô, tính chất và định hướng
hoạt động của Bệnh viện mới.
Tuy nhiên, các giải pháp nên trên mang tính ngắn hạn để khắc phục một phần
những hạn chế trước mắt liên quan đến đội ngũ nhân sự của bệnh viện. Về lâu dài,
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cần thực hiện các giải pháp để được cấp chứng nhận
tiêu chuẩn Quốc tế áp dụng cho bệnh viện danh tiếng, quá trình thực hiện để được
chứng nhận và áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế sẽ dẫn đến toàn bộ các điều kiện kỹ thuật,
quy trình quản lý, các hoạt động chuyên môn, văn hóa ứng xử trong Bệnh viện được
cải thiện một cách toàn diện khắc phục được tất cả những hạn chế đã nêu.
3. Hiện trạng ứng dụng CNTT.
Bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai đã quan tâm đầu tư ứng dụng CNTT từ năm 2008 bao

gồm một số phân hệ cơ bản phục vụ tiếp nhận, khám bệnh, thu phí, dược. Đến đầu năm

8


2014, song song cùng việc xây dựng trụ sở bệnh viện mới, Bệnh viện xúc tiến đầu tư mua
sắm hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện FPT.eHospital bao gồm 17 phân hệ phục vụ
quản lý khám chữa bệnh, hành chính văn phòng, trang thiết bị, kế toán, nhân sự và báo cáo
thống kê. Từ đó đến nay, hệ thống CNTT đã mang lại những hiệu quả nhất định, hỗ trợ đắc
lực các hoạt động khám chữa bệnh và quản lý bệnh viện.
Qua khảo sát và đánh giá của các chuyên gia CNTT trong lĩnh vực y tế, hiện trạng hạ
tầng kỹ thuật CNTT và các phần mềm ứng dụng của Bệnh viện như sau:
+ Phần cứng:
- Hệ thống hạ tầng mạng máy tính hiện tại cơ bản đáp ứng hoạt động hàng
ngày tại bệnh viện. Tuy nhiên, các máy chủ đã cũ cấu hình không cao và
chíp version thấp, sẽ không còn đáp ứng khi mở rộng hệ thống phần mềm
hướng đến thông minh, cần đầu tư bổ sung hệ thống máy chủ mới.
- Hệ thống máy chủ cũ sẽ chuyển sang làm hệ thống dự phòng cho hệ thống
mới và chuyển 01 máy chủ HIS+LIS đang dùng sử dụng cho hệ thống máy
chủ Domain và máy chủ cổng thông tin.
- Hệ thống các thiết bị ngoại vi còn thiếu so với nhu cầu.
- Hệ thống hàng đợi và kios thông tin còn thiếu thiết bị, cần bổ sung các màn
hình hàng đợi, kios thông tin mới với nhiều thiết bị tích hợp cho phép bệnh
nhân tra cứu thông tin bệnh viện cũng như tự tiếp nhận khi đến bệnh viện,
tự thanh toán bằng thẻ…
- Đã có các thiết bị phục vụ điều hành bệnh viện nhưng còn thiếu, các phòng
làm việc lãnh đạo bệnh viện chưa có các thiết bị liên lạc trao đổi từ xa (teleconference).
+ Phần mềm:
- Số lượng phân hệ phần mềm trang bị còn ít so với nhu cầu.
- Nhiều chức năng phần mềm tiện ích, thông minh còn chưa được trang bị

Do đó, cần nâng cấp bổ sung chức năng các phân hệ đã trang bị, đồng thời bổ
sung mới các phân hệ còn thiếu.
4. Một số số liệu về khám chữa bệnh và công tác quản lý điều hành Bệnh viện.
Hiện nay, bình quân mỗi ngày Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai - khối A tiếp nhận
khoảng 4.000 - 5.000 bệnh nhân khám, chữa bệnh ngoại trú, bệnh viện tiến hành trên
100 ca chẩn đoán hình ảnh và trên 400 mẫu xét nghiệm sinh hóa, trên 200 ca cấp cứu.
Số bệnh nhân điều trị nội trú là 1.100 người (trong khi quy mô khối nhà A là 700
giường bệnh), bênh viện phải kê thêm giường bệnh ngoài kế hoạch được giao, công
suất sử dụng giường bệnh là 140%, mức đô quá tải vẫn khá cao.
Khối nhà B bình quân mỗi ngày tiếp đón 750 lượt bệnh nhân khám, chữa bệnh
ngoại trú và hơn 400 bệnh nhân điều trị nội trú.
Bệnh viện Đa khoa mới bố trí thêm một số chuyên khoa và tăng thêm số lượng
phòng khám, đẩy mạnh các hoạt động tư vấn điều trị ngoại trú nên số lượng người đến
khám, điều trị ngoại trú và nội trú, các hoạt động khác đều gấp từ 1,5 đến 2 lần so với
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cũ. Điều này cũng gây ra nhiều khó khăn trong công tác
quản lý, điều hành và thực hiện các chuyên môn vì Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai hiện
nay được xây dựng mới nhưng hoàn toàn bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ từ cơ sở
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cũ chuyển qua.
Quy mô bệnh viện mới tương đương bệnh viện cũ (khối nhà A – 700 giường bệnh),
nhưng cơ sở vật kỹ thuật đổi mới hoàn toàn, số lượng và cơ cấu các phòng ban, các

9


khoa lâm sàng, cận lâm sàng có sự thay đổi đáng kể, trong khi phương thức quản lý
vẫn chưa được thay đổi theo cho phù hợp.
5. Đánh giá chung sau 1 năm hoạt động
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai được xây dựng mới, đầu tư trang thiết bị hiện đại
bậc nhất ở Việt nam hiện nay.
Phương châm hoạt động của Bệnh viện là hướng tới cung cấp dịch vụ y tế 5 sao.

Bệnh viện đã mở rộng khu khám bệnh và điều trị ngoại trú, mở rộng thêm một số
chuyên khoa, thực hiện nhiều kỹ thuật mới trong khám và điều trị bệnh.
Số lượng khám, điều trị ngoại trú và nội trú hàng ngày cao gấp 2 lần so với Bệnh
viện cũ.
Bệnh viện đã tập huấn các phương án rất kỹ trước khi chuyển từ cơ sở cũ sang cơ
sở mới nên các hoạt động đảm bảo nói tiếp các hoạt động y tế trên địa bàn.
Mức độ tin tưởng và hài lòng của bệnh nhân và nhân dân vào các dịch vụ của bệnh
viện ngày càng cao.
Tuy nhiên, với cơ ngơi bệnh viện mới hiện đại, sang trọng khi đi vào hoạt động với
hoàn toàn bộ máy nhân sự cũ, các chương trình ứng dụng CNTT vào hoạt động của
bệnh viện còn hạn chế đã khó khăn cho toàn bệnh viện.
Việc bố trí nhân sự theo cấu trúc xây dựng bệnh viện và cơ cấu các khoa, phòng,
bộ phận gặp khó khăn.
Việc quản lý và vận hành toà nhà mới, hiện đại mang tính thủ công nên phải sử
dụng nhiều nhân sự cho công tác này, trong khi đó việc phát hiện xử lý các sự cố đảm
bảo an toàn, vận hành liên tục của bệnh viện gặp hạn chế.
Các ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý, chuyên môn của bệnh viện vẫn
dựa trên nền tảng của cơ sở cũ nên chưa đáp ứng với yêu cầu kỹ thuật và vận hành của
cơ sở mới.
Nhiều khâu trong quá trình khám bệnh, tư vấn, điều trị, xuất viện, quản lý hồ sơ
bệnh án vẫn còn phức tạp, thực hiện thủ công nên mất nhiều thời gian, tạo nên tình
trạng tụ tập đông người tại tất cả các khu vực trong bệnh viện.
Các hạn chế nêu trên khiến cho phương châm “Cung cấp dịch vụ y tế hướng tới 5
Sao của bệnh viện khó thành hiện thực. Chi phí vận hành bệnh viện (vận hành toà
nhà) rất cao, tính bình quân khoảng 3 tỷ đồng/tháng.
Nếu không áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, các giải pháp quản lý vận hành tòa nhà
một cách thông minh và ứng dụng mạnh mẽ CNTT thì bệnh viện thì khó duy trì cũng
như phát triển các hoạt động để hướng tới ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ,
đem lại sự hài lòng và hiệu quả cho bệnh nhân.
III/ NỘI DUNG NHIỆM VỤ VÀ CHI PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN.

1/ Triển khai công tác tư vấn để cấp chứng nhận Tiêu chuẩn quốc tế JCI.
Hiện nay ở Việt nam, các bệnh viện được thiết kế xây dựng theo các tiêu chuẩn
quy định về xây dựng của Bộ Xây dựng ban hành.
Các tiêu chuẩn này chủ yêu là quy định các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật cho hoạt
động của bệnh viện.
Các hoạt động chuyên môn được thực hiện theo quy trình, phác đồ và các quy định
của Bộ Y Tế, mới đây Bộ Y Tế ban hành bộ tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ y

10


tế. Nhiều bệnh viện đã xây dựng và áp tụng tiêu chuẩn ISO vào quản lý để nâng cao
uy tín, thương hiệu và chất lượng. Tuy nhiên, hoạt động của các bệnh viện mang tính
đặc thù, cần phải có bộ tiêu chuẩn riêng và phấn đấu càng ngày áp dụng các tiêu
chuẩn cao hơn để hướng hoạt động của bệnh viện theo quan điểm “Người bệnh là
trung tâm”.
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai là bệnh viện có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật hiện
đại, được đơn vị tư vấn nước ngoài thiết kế, cần áp dụng tiêu chuẩn cao đã được thế
giới công nhận và áp dụng tại các bệnh viện nổi tiếng để nâng cao vị thế, uy tín và đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ y tế của nhân dân.
JCI ( viết tắt từ tiếng Anh: Joint Commission International) là Tổ chức giám định
chất lượng bệnh viện của Mỹ đang hoạt động trên 90 quốc gia, chuyên cung cấp và
thẩm định các tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện quốc tế. Đây là hệ thống tiêu chuẩn uy
tín hàng đầu thế giới về đánh giá chất lượng dịch vụ y tế. Do đó, các bệnh viện đạt
chứng chỉ JCI sẽ được công nhận về chất lượng dịch vụ y tế toàn cầu.
Để đạt được chứng chỉ JCI, các bệnh viện phải đăng ký áp dụng toàn bộ các nhóm
tiêu chuẩn JCI phù hợp với đơn vị, đồng thời phải đạt được chất lượng theo đúng các
tiêu chí đánh giá của JCI. Thông qua thẩm định định kỳ 3 năm/lần, JCI sẽ liên tục thúc
đẩy để các bệnh viện đạt được hiệu quả cao và an toàn nhất trong chăm sóc người
bệnh.

Tháng 9 năm 2007, JCI đã được công nhận của ISQua - Tổ chức uy tín toàn cầu
chuyên thẩm định các Công ty thẩm định trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Điều đó
cho thấy các tiêu chuẩn, các quy trình mà JCI áp dụng đã hoàn toàn đáp ứng các
chuẩn so sánh quốc tế cao nhất.
Đến nay, JCI đã chứng nhận chất lượng cho các cơ sở y tế của 65 quốc gia. Trong
khu vực châu Á, Thái Lan có 54 bệnh viện, Nhật Bản 23, Đài Loan có 14, Singapore
19, Philippines 5, Malaysia 13, Ấn Độ 33… . đã được công nhận JCI. Tại Việt Nam,
có 4 bệnh viện đạt chứng chỉ JCI (BV Mắt Cao Thắng, BV Vinmec (Hanoi), BV Pháp
Việt, BV Vinmec (Hochiminh).
Bộ tiêu chuẩn đánh giá bệnh viện của JCI (7 th Edition) gồm 16 chương, 306
tiêu chuẩn và 1270 yếu tố đo lường. Đây là các công cụ rất hữu ích để đánh giá quá
trình cải tiến và công nhận những kết quả giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho người bệnh.
Trong đó, JCI tập trung toàn diện các mục tiêu:
- An toàn cho người bệnh.
- Đánh giá tình trạng sức khỏe và chăm sóc người bệnh.
- Chăm sóc người bệnh khi phẫu thuật và gây mê.
- Quản lý và sử dụng thuốc an toàn.
- Giáo dục sức khỏe cho người bệnh và thân nhân.
- Kiểm soát nhiễm khuẩn cho người bệnh và nhân viên y tế.
- Đào tạo và đánh giá năng lực nhân viên.
- Quản lý cơ sở hạ tầng bệnh viện.
- Quản lý thông tin trong bệnh viện.
- Quản trị và lãnh đạo bệnh viện.
Bộ tiêu chuẩn này gồm 2 nhóm gồm:
+ Nhóm tiêu chuẩn liên quan tới chăm sóc người bệnh bao gồm 8 nội dung:
- Tiêu chuẩn quốc tế về an toàn người bệnh (International patient safety goals).

11



- Đánh giá và chăm sóc người bệnh liên tục (Access to care and continuing of care).
- Đánh giá người bệnh (Assessment of patients ).
- Chăm sóc người bệnh (Care of patients).
- Quyền của người bệnh và gia đình (Patient and family rights).
- Giáo dục người bệnh và gia đình (Patient and family education) .
- Chăm sóc phẫu thuật và gây mê (Anesthesia and surgical care) .
- Quản lý và sử dụng thuốc (Medication management and use).
+ Nhóm tiêu chuẩn quản lý bệnh viện bao gồm 6 nội dung:
- Quản lý chất lượng và an toàn người bệnh (Quality improvement and patient
safety).
- Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn (Prevent and control of infections).
- Quản lý và đảm bảo an toàn cơ sở vật chất hạ tầng (Facility management and
safety).
- Quản trị, lãnh đạo và định hướng (Governance, leadership and direction).
- Bằng cấp và đào tạo cán bộ nhân viên (Staff qualification and education) .
- Quản lý thông tin (Management of information).
Với các bộ tiêu chuẩn chăm sóc người bệnh và quản lý bệnh viện, Hệ tiêu
chuẩn JCI đã trở thành một phần quan trọng trong công tác xây dựng và quản lý bệnh
viện ở nhiều quốc gia. Việc đạt chứng nhận JCI là khẳng định quan trọng về chất
lượng và dịch vụ của bệnh viện, giúp củng cố lòng tin và an tâm của người bệnh. Vì
vậy, việc phấn đấu nâng cao chất lượng, đạt chứng chỉ JCI là một nhu cầu tất yếu, có ý
nghĩa sống còn của mỗi bệnh viện, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi các bệnh viện
được giao tự chủ toàn diện.
Tiêu chuẩn JCI được tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận là tiêu chuẩn cao
nhất trong các chứng nhận liên quan đến các cơ quan vệ sinh y tế, đại diện cho cấp độ
cao nhất trong dịch vụ y tế và quản lý bệnh viện.
Những hạng mục công việc tư vấn thực hiện để được cấp chứng nhận tiêu chuẩn
quốc tế JCI gồm:
+ Thành lập Tổ đánh giá và thực hiện đánh giá: Hướng dẫn bệnh viện thực hiện
các công việc chuẩn bị cho việc đánh giá JCI theo nội dung yêu cầu.

+ Xây dựng chế độ tiêu chuẩn: Xây dựng chế độ quy định và quy trình theo yêu
cầu tiêu chuẩn đánh giá của JCI
+ Áp dụng tiêu chuẩn một cách toàn diện: Hướng dẫn hoàn thành xây dựng theo
hệ thống các vấn đề như quản lý dữ liệu, quản lý chất lượng, quản lý dược, quản lý
chống nhiễm khuẩn, quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị, quản lý nhân sự, ... từ đây
nâng cao chất lượng chăm sóc khám chữa bệnh một cách toàn diện, đạt được tiêu chí
lấy bệnh nhân làm trung tâm, đồng thời hiện thực hóa nội hàm của tiêu chí JCI vào
trong thao tác nghiệp vụ thường ngày.
+ Tổng hợp những bằng chứng chứng minh: Hướng dẫn việc chuẩn bị các dữ liệu
và bằng chứng liên quan đến việc đánh giá JCI, trong đó bao gồm những dữ liệu liên
quan như: bản quy trình tiêu chuẩn, các dữ liệu tương ứng với tiêu chuẩn JCI yêu cầu
và bản kế hoạch quản lý ứng biến khẩn cấp.
+ Đưa phương pháp quản lý chất lượng vào thực nhiện : Hướng dẫn bệnh viện
thiết kế quy trình và xây dựng tiêu chí quản lý chất lượng, tiếp đến là xây dựng chỉ số

12


tiêu chuẩn và mô hình vận dụng, để cuối cùng là đạt được mục tiêu đưa ra được
phương pháp quản lý cải thiện chất lượng phù hợp với đặc thù của bệnh viện.
+ Hoàn thiện tính an toàn đối với cơ sở vật chất và trang thiết bị: hỗ trợ hướng dẫn
công tác quản lý an toàn các phần cứng liên quan theo tiêu chuẩn JCI như cơ sở vật
chất trang thiết bị PCCC, hệ thống phòng chống nhiễm khuẩn, kế hoạch kiểm tra bảo
dưỡng trang thiết bị, ...
+ Đưa phương thức kiểm tra đánh giá vào: sử dụng “Phương pháp truy vấn ngược
(Tracer Methodology) ” của JCI trong quá trình kiểm tra đánh giá. Thành lập Tổ sát
hạch trong bệnh viện, đồng thời kiểm tra đánh giá định kỳ việc thực hiện theo quy
trình và mức độ tuân thủ của tất cả các y bác sĩ, y tá điều dưỡng hộ lý và các cán bộ
hành chính trong bệnh viện.
+ Xây dựng trung tâm ứng phó: hỗ trợ bệnh viện hoàn thành việc tiếp nhận công

tác chuẩn bị cho đánh giá JCI, đồng thời hướng dẫn bệnh viện lên kế hoạch các công
việc ứng phó trong thời gian sát hạch, xây dựng các cơ chế đào tạo CBNV liên quan
(như kỹ năng ứng phó trả lời câu hỏi, quy trình sát hạch, tiếp đón ủy viên hội đồng sát
hạch, ...) với mục tiêu đạt chuẩn JCI thuận lợi.
Tổng thời gian thực hiện công tác tư vấn : 24 tháng kể từ khi bắt đầu triển khai
Kính phí cho hoạt động tư vấn đạt chứng nhận tiêu chuẩn JCI: 29.500.000.000 đ,
trong đó:
- Phí dịch vụ tư vấn theo tiêu chuẩn JCI : 25.000.000.000 đ
- Phí kiểm tra sát hạch chính thức
: 4.500.000.000 đ
(Nội dung công việc tư vấn được nêu chi tiết tại PHỤ LỤC 1 kèm theo Đề án này)
2.Cải tạo, nâng cấp một số hạng mục kỹ thuật, đầu tư bổ sung trang thiết bị và
bồi dưỡng cán bộ.
Mặc dù mới đầu tư xây dựng, trang thiết bị mới và hiện đại, nhưng sau 1 năm
hoạt động đã xuất hiện nhu cầu đầu tư bổ sung để đáp ứng yêu cầu thực tế so với dự
án đã lập khi xây dựng bệnh viện trước đây.
Bên cạnh đó, để đạt được chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế JCI cũng cần phải
nâng cấp, cải tạo,sắp xếp lại một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật và trang bị thêm một
số loại thiết bị cần thiết. Đồng thời tổ chức sắp xếp lại nhân sự, tập huấn các kỹ năng
và bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho dội ngũ nhân sự của bệnh viện.
+ Thời gian thực hiện 24 tháng, ngay sau khi đơn vị tư vấn có kết quả đánh giá.
+ Kinh phí đầu tư bổ sung dự kiến
:230.000.000.000 đồng
Trong đó:
- Đầu tư bổ sung thiết bị y tế
: 100.000.000.000 đ
- Lắp đặt thiết bị xử lý mùi và làm sạch không khí : 50.000.000.000 đ
- Cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan
: 50.000.000.000 đ
- Sắp xếp nhân sự, bồi dưỡng trình độ chuyên môn : 30.000.000.000 đ

(Nội dung đầu tư sẽ được lập chi tiết sau khi có kết quả đánh giá ở bước 1 giai đoạn
tư vấn tiêu chuẩn JCI)
3. Triển khai các giải pháp quản lý tòa nhà thông minh (iBMS)
Quản lý toàn nhà thông minh (iBMS) là một hệ thống các giải pháp đồng bộ, cho
phép quản lý, điều khiển các hệ thống cơ điện trong một tòa nhà giúp hoạt động hiệu
quả hơn, tiết kiệm chi phí hơn, an toàn hơn.Bốn chức năng cơ bản của một hệ thống
quản lý toàn nhà iBMS là:

13


- Điều khiển.
- Giám sát.
- Tối ưu hóa.
- Báo cáo.
iBMS sẽ giám sát và điều khiển tối ưu các hệ thống cơ điện trong tòa nhà trên cơ
sở phân tích đặc trưng từng hệ thống và mối liên hệ giữa các hệ thống đó. iBMS sẽ
thay thế con người thực hiện mối liên hệ giữa các hệ thống trên, vận hành các hệ
thống đó trên cơ sở mối liên hệ với các hệ thống khác.
Hệ thống iBMS cung cấp các tiện ích (thiết bị thông minh) để tòa nhà hoạt động
một cách đồng bộ, chính xác theo đúng yêu cầu của người điều hành với các chương
trình điều khiển được lập trình sẵn.
- Cho phép điều khiển các hệ thống cơ điện trong tòa nhà thông qua hệ thống
cáp kết nối.
- Cho phép hiển thị chính xác, kịp thời trạng thái vận hành, trạng thái báo lỗi,
trạng thái bật/tắt từng điểm điều khiển giám sát trên màn hình trung tâm
thông qua giao diện hiển thị trực quan.
- Kết nối các hệ thống cơ điện như An ninh, Báo cháy, Thang máy, Máy phát
điện… qua cổng giao diện bậc cao của hệ thống với các ngôn ngữ giao diện
theo tiêu chuẩn quốc tế (Bacnet IP, Modbus RTU…)

- Vận hành chương trình tự động theo thời gian, ánh sáng, mùa.
- Giám sát được môi trường không khí, môi trường làm việc của con người.
- Tổng hợp, báo cáo thông tin về trạng thái vận hành của từng hệ thống.
- Cảnh báo sự cố, đưa ra những tín hiệu cảnh báo kịp thời trước khi có những
sự cố xảy ra.
- Hệ thống iBMS linh hoạt, có khả năng mở rộng với các giải pháp sẵn sàng
đáp ứng với mọi yêu cầu khi muốn tích hợp các tính năng mới.
+ Lợi ích mang lại từ iBMS
- Giải phóng sức lao động.
- Vận hành tự động, thông minh.
- Tối ưu hóa công tác an ninh và bảo mật.
- Kiểm soát và tiết kiệm năng lượng.
- Công cụ đắc lực cho bảo trì thiết bị.
- Quản lý tốt hơn các thiết bị trong tòa nhà.
- Giảm sự cố và phản ứng nhanh đối với các yêu cầu của khách hàng hay
khi xảy ra sự cố.
- Giảm chi phí nhờ tính năng quản lý tập trung điều khiển và quản lý năng
lượng.
Đối với Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai (phần vốn đầu tư 100% từ Ngân sách Nhà
nước gồm tòa nhà A cao 13 tầng và 2 tầng ngầm), việc quản lý và vận hành sau 1 năm
đi vào hoạt động đã bộc lộ những hạn chế, chi phí vận hàn quá cao, có một số nguy cơ
xảy ra các sự cố có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của bệnh viện. Do vậy, sẽ triển
khai các giải pháp để quản lý tòa nhà (khối nhà A) một cách thông minh.
+ Các nội dung cho hoạt động này gồm:
- Quản lý hệ thống cung cấp điện.
- Quản lý hệ thống điều hòa, thông gió.
- Quản lý hệ thống PCCC.

14



- Quản lý hệ thống cấp thoát nước.
- Quản lý hệ thống thang máy.
- Quản lý hệ thống chiếu sáng.
+ Thời gian thực hiện: 12 tháng kể từ khi bắt đầu.
+ Khái toán chi phí cho các giải pháp quản lý tòa nhà thông minh (iBMS).
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Hệ thống
Hệ thống BMS cơ bản (Phần mềm BMS,
máy chủ máy trạm,UPS)
Tích hợp hệ thống điện-giám sát các tủ phân
phối tầng, giám sát máy phát điện
Giám sát, điều khiển hệ thống chiếu sáng tại
trong và ngoài nhà (khu vực công cộng)
Giám sát, điều khiển hệ thống điều hòa
Tích hợp hệ thống thông gió, giám sát và

điều khiển thông qua các sensor và liên
động hệ báo cháy
Tích hợp hệ thống báo cháy theo từng vùng
báo cháy, giám sát hệ thống chữa cháy
Tích hợp hệ thống thang máy, liên động hệ
báo cháy
Tích hợp hệ thống kiểm soát vào ra, liên
động hệ báo cháy
Giám sát, điều khiển hệ thống nước sinh
hoạt và nước thải
Tích hợp hệ thống âm thanh PA, liên động
theo tùng vùng báo cháy
Ống máng cáp, vật tư phụ cho toàn bộ hệ
BMS
Nhân công lắp đặt, lập trình toàn bộ
Chi phí đào tạo, hướng dẫn vận hành hệ
thống
Tổng cộng (đã bao gồm VAT 10%)

Đơn
vị

Số
lượng

Gói

1

1,650,000,000


Gói

1

990,000,000

Gói

1

1,620,000,000

Gói

1

1,690,000,000

Gói

1

900,000,000

Gói

1

650,000,000


Gói

1

500,000,000

Gói

1

500,000,000

Gói

1

500,000,000

Gói

1

360,000,000

Gói

1

1,200,000,000


Gói

1

1,200,000,000

Gói

1

265,000,000

Giá trị (VNĐ)

12,025,000,000

(Nội dung và các thông tin về hệ thống iBMS được nêu chi tiết trong PHỤ LỤC 2)
4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực hoạt động của Bệnh viện.
Việc ứng dụng của công nghệ thông tin trong việc phục vụ chǎm sóc sức khỏe là
khuynh hướng toàn cầu trong thế kỷ 21. Nhờ có sự phát triển nhanh chóng của công
nghệ thông tin, tin học y tế đã đạt được nhiều thành quả như việc ứng dụng các hệ
thống thông tin bệnh viện, các hệ trợ giúp làm quyết định lâm sàng, y học từ xa
(telemedicine), thực tế ảo và xa lộ thông tin sức khỏe... do đó việc chǎm sóc sức khỏe
cộng đồng ngày càng được tốt hơn.
15


Ở nhiều nước trên thế giới, chính phủ đã xây dựng chương trình quốc gia về công
nghệ thông tin y tế nhằm tin học hóa ngành y tế. Nhiều chương trình nghiên cứu và

ứng dụng được triển khai tại các bệnh viện và các cơ sở y tế, như việc xây dựng các hệ
thống thông tin bệnh viện bao gồm các hệ truyền tin, mệnh lệnh, hệ thông tin chǎm
sóc cho y tá, bệnh án, dược khoa, tia X, trợ giúp làm quyết định (giúp tạo đơn thuốc,
lựa chọn thuốc kháng sinh, theo dõi liều thuốc, cảnh báo lâm sàng, dị ứng, chế độ ǎn
uống...) phục vụ lâm sàng. Trong quản lý hành chính, đã triển khai hệ quản lý hành
chính bệnh nhân, quản lý nhân sự, tài sản, ngân sách bệnh viện, phân tích nguồn thu
và chi của bệnh viện, kiểm tra việc sử dụng thiết bị y tế, truy cập sách thư viện bệnh
viện cũng như tạo trang web bệnh viện trên mạng.
Ngoài ra, còn xây dựng các hệ thống truyền tin lưu trữ ảnh (PACS) và y học từ xa
giữa các bệnh viện, xây dựng các trạm chǎm sóc dùng truyền thông không dây cho các
bác sĩ và những người phục vụ y tế.
Ở Việt Nam, việc phát triển tin học y tế bước đầu đã tập trung vào vấn đề bệnh tật
và sức khỏe trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đó là việc lưu trữ bệnh án bệnh nhân,
đăng ký khám bệnh, phát triển nghiệp vụ và trợ giúp nhiều vào công tác khám chữa
bệnh.
Các văn bản pháp quy liên quan đến công nghệ thông tin nói chung và y tế nói
riêng cũng đã được ban hành, đáng chú ý là Quy chế Bệnh viện 1997, Mẫu hồ sơ bệnh
án dùng trong bệnh viện, Luật Công nghệ Thông tin 2006, Luật Giao dịch điện tử
2005, Quyết định 5573/QĐ-BYT ngày 29/12/2006 của Bộ Y tế về “Tiêu chí phần
mềm và nội dung một số phân hệ phần mềm tin học quản lý bệnh viện” và Chỉ thị
ngày 25/2/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã ban hành yêu cầu thủ
trưởng các đơn vị trong ngành y tế phải đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai ứng dụng
CNTT. Trong năm 2009 – 2010, ứng dụng CNTT là một trong những nhiệm vụ ưu
tiên phát triển. Theo đó, hàng năm các đơn vị trong ngành y tế dành tối thiểu 1% các
nguồn kinh phí để đầu tư cho ứng dụng CNTT. Đây là những văn bản pháp lý làm cơ
sở để “điện tử hóa” các thông tin sức khỏe.
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai như đã nêu phần trên là Bệnh viện hiện đại bậc nhất
hiện nay ở Việt nam, cần thiết phải ứng dụng rộng rãi CNTT vào tất cả các lĩnh vực
hoạt động của Bệnh viện.
Khi triển khai ứng dụng CNTT tại bệnh viện cần đáp ứng cả các tiêu chí về

quản lý và các tiêu chí về kỹ thuật gồm:
- Việc đầu tư xây dựng và triển khai ứng dụng phần mềm tin học quản lý bệnh viện
phải theo đúng pháp luật, đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Quy trình quản lý của phần mềm tin học quản lý bệnh viện phải đáp ứng các yêu
cầu quản lý trong Quy chế bệnh viện do Bộ Y tế ban hành.
- Các thông tin và biểu mẫu sử dụng trong phần mềm tin học phải đảm bảo tính
tương đồng về mặt cấu trúc dữ liệu với hệ thống biểu mẫu báo cáo, hồ sơ bệnh án của
Bộ Y tế ban hành.
- Thống nhất các danh mục, các dịch vụ kỹ thuật chuyên môn, cận lâm sàng, phẫu
thuật, thủ thuật, … theo danh mục Bộ Y tế đã ban hành, nhằm đảm bảo tính đồng bộ
giữa chuyên môn, thống kê báo cáo và thanh toán viện phí. Hạn chế việc nhập lại
thông tin nhiều lần trong bệnh viện.
- Quản lý giá của các dịch vụ kỹ thuật chuyên môn, cận lâm sàng, phẫu thuật, thủ
thuật, thuốc, vật tư tiêu hao … theo đúng quy định hiện hành của Bộ Y tế và Bảo hiểm

16


xã hội (BHXH) Việt Nam. Bảng giá các dịch vụ tại bệnh viện phải đảm bảo công
bằng, công khai và minh bạch chi phí khám chữa bệnh của người bệnh.
- Quản lý báo cáo thống kê, hồ sơ bệnh án theo quy định của Bộ Y tế.
- Kết nối được với phần mềm Medisoft 2003 hoặc in được báo cáo và kết xuất dữ
liệu theo chuẩn báo cáo thống kê bệnh viện của Medisoft 2003 do Bộ Y tế ban hành.
- Kết nối được với phần mềm thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT) hoặc in được báo
cáo và kết xuất dữ liệu theo yêu cầu của bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Đảm bảo an toàn dữ liệu và bảo mật thông tin, có cơ chế phân quyền và xác thực
người dùng, cho phép kiểm soát chặt chẽ công việc của từng người dùng và ngăn chặn
được sự truy cập trái phép. Hệ thống bảo mật tối thiểu phải có 3 lớp: hệ thống, cơ sở
dữ liệu và ứng dụng.
- Về phông (font) chữ: Thống nhất sử dụng Font chữ Unicode dạng UTF-8.

- Về Hệ điều hành và cơ sở dữ liệu và ngôn ngữ phát triển phần mềm:
+ Thiết kế phần mềm tin học quản lý bệnh viện mang tính mở, thuận tiện cho
việc bảo hành, bảo trì và nâng cấp để tiếp tục phát triển trong tương lai.
+ Khuyến khích việc sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến khi xây dựng và
phát triển phần mềm tin học quản lý bệnh viện .
Một số danh mục sử dụng trong phần mềm tin học quản lý bệnh viện:
- Mã hành chính theo Chính phủ ( Tổng cục Thống kê ) ban hành.
- Mã bệnh viện theo danh mục của Bộ Y tế ban hành.
- Mã nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu của người bệnh có thẻ bảo hiểm y
tế theo bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Mã người bệnh: Có phương pháp quản lý mã người bệnh tại mỗi bệnh viện.
- Mã y tế, mã hồ sơ bệnh án, mã lưu hồ sơ bệnh án trong bệnh viện: Theo quy
chế bệnh viện.
- Mã hoạt chất thuốc theo hệ thống phân loại về thuốc và hoạt chất của Tổ
chức Y tế thế giới: ATC (Anatomical Therapeutic Chemical Classification
System).
- Mã quản lý kháng sinh đồ theo Tổ chức Y tế thế giới (WHONET).
- Mã quản lý bệnh tật theo Tổ chức Y tế thế giới: ICD10 (International
Statistical Classification of Diseases and Related Health Problems), phân
loại bệnh tật quốc tế.
Một số chuẩn cơ sở dữ liệu sử dụng trong phần mềm tin học quản lý bệnh viện:
- Chuẩn trao đổi dữ liệu y khoa quốc tế: HL7 (Health Level Seven).
- Nếu phần mềm chưa hỗ trợ được chuẩn trao đổi dữ liệu quốc tế (HL7), nhà
cung cấp phải cam kết bằng văn bản về việc sẵn sàng cung cấp tài liệu kỹ
thuật hoặc trợ giúp để bệnh viện chủ động kết nối với các hệ thống phần
mềm khác của bệnh viện, của Sở Y tế và Bộ Y tế.
- Chuẩn trao đổi dữ liệu hình ảnh DICOM (Digital Imaging and
Communications in Medicine ).
- Chuẩn quản lý hình ảnh dùng trong PACS (Picture Archiving and
Communication Systems).

Căn cứ chức năng nhiệm vụ, quy mô, cơ cấu tổ chức của Bệnh viện và mục tiêu đề
ra cho các hoạt động, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai sẽ ứng dụng các chương trình
CNTT sau:

17


+ Hệ thống thông tin bệnh viện (HIS)
- Quản lý thông tin bệnh nhân.
- Quản lý lịch hẹn khám/nhập viện.
- Quản lý tiếp nhận bệnh nhân.
- Quản lý khám bệnh.
- Quản lý khám sức khỏe.
- Quản lý điều trị ngoại trú
- Quản lý cấp cứu
- Quản lý phòng mổ.
- Quản lý nội trú
- Quản lý chế phẩm máu.
- Quản lý viện phí và bảo hiểm y tế.
- Quản lý dược phẩm, nhà thuốc bệnh viện.
- Quản lý tương tác thuốc
- Quản lý phác đồ điều trị
- Hồ sơ bệnh án điện tử
- Quản lý lưu trữ hồ sơ bệnh án giấy.
- Quản lý hàng đợi.
- Quản lý thẻ thanh toán thông minh.
- Hệ giao tiếp bệnh nhân .
- Quản lý nhân sự, tiền lương.
- Quản lý lịch khám bệnh .
- Quản lý tài chính kế toán.

- Quản lý tài sản cố định, trang thiết bị.
- Quản lý vật tư – văn phòng phẩm .
- Quản lý suất ăn .
- Quản lý chỉ đạo tuyến .
- Quản lý chất lượng bệnh viện.
- Cổng thông tin điện tử .
- Hệ thông tin trên máy tính bảng cho bác sỹ, điều dưỡng và lãnh đạo bệnh
viện.
- Quản trị danh mục.
- Kết nối BHYT.
- Quản lý chống nhiễm khuẩn.
- Quản lý điều dưỡng .
- Quản lý sự cố y khoa, sai sót chuyên môn .
- Quản lý nghiên cứu khoa học .
- Hỗ trợ ra quyết định: Gợi ý định bệnh dựa trên triệu chứng..
+ Hệ thống quản lý xét nghiệm (LIS)
- Quản lý thiết bị xét nghiệm .
- Quản lý thông tin bệnh nhân.
- Quản lý yêu cầu xét nghiệm .
- Quản lý mẫu bệnh phẩm
- Quản lý cấp phát mã vạch .
- Quản lý kết nối thiết bị .
- Quản lý kết quả xét nghiệm .

18


- Báo cáo thống kê.
+ Hệ thống quản lý thông tin chẩn đoán hình ảnh (RIS)
- Quản lý thiết bị chẩn đoán hình ảnh.

- Quản lý thông tin bệnh nhân.
- Quản lý yêu cầu .
- Quản lý kết quả chẩn đoán hình ảnh.
- Quản lý kết quả thăm dò chức năng .
- Quản lý kết nối thiết bị .
- Báo cáo thống kê.
+ Hệ thống quản lý lưu trữ và trao đổi hình ảnh y khoa (PACS)
- PACS Server .
- PACS Client.
+ Hệ thống phục vụ quản trị bệnh viện
- Hệ thống điều khiển trung tâm .
- Hệ thống khai thác, thống kê, báo cáo .
- Quản trị kết nối thiết bị nội bộ.
- Quản lý giao việc, báo cáo, kiểm tra (dashboard) .
- Quản trị hệ thống chung.
- Quản trị kết nối hệ thống bên ngoài (BHXH, Sở Y tế/Bộ Y tế, Ngân hàng) .
Qua đánh giá sơ bộ hiện trạng, đề xuất đầu tư ứng dụng CNTT tại Bệnh viện Đa khoa
Đòng Nai như sau:
+ Đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật CNTT:
- Thiết bị: máy chủ, máy trạm, bộ lưu điện cho máy chủ, máy trạm, máy in đa
chức năng, máy in kim, máy đọc - in mã vạch, thiết bị lưu trữ.
- Hệ thống bảo mật: thiết bị tường lửa.
- Hệ thống mạng: thiết bị mạng, vật tư mạng, tủ mạng, thi công hệ thống
mạng.
- Hệ thống chống sét cho phòng máy chủ.
- Mua sắm Bản quyền phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng:
(Hệ Quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2016)
- Hiệu chỉnh, triển khai và đào tạo sử dụng phần mềm bệnh viện thông minh.
(Hiệu chỉnh, triển khai phần mềm;
(Đào tạo, chuyển giao công nghệ cho người sử dụng: lãnh đạo bệnh

viện, trưởng/phó các khoa/phòng; cán bộ quản trị hệ thống; cán bộ,
nhân viên sử dụng tại các khoa/phòng)
+ Nâng cấp và bổ sung các chương trình phần mềm ứng dụng:
- Nâng cấp một số phân hệ phần mềm hiện có:
STT HẠNG MỤC
A
Hệ thống HIS
1 Quản lý thông tin bệnh nhân
2 Quản lý tiếp nhận
3 Quản lý khám bệnh
4 Quản lý khám sức khỏe

19


5
6
7
8
9
B

Quản lý điều trị ngoại trú
Quản lý cấp cứu
Quản lý khoa lâm sàng/người bệnh nội trú
Quản lý thanh toán viện phí và BHYT
Quản lý hàng đợi
Hệ thống PACS

Hệ thống Server và 05 gói phần mềm cho giải pháp đọc hình từ xa qua

máy tính; máy tính bảng; Iphone; I pad; hoặc thiết bị Adroid…
 Trang bị bổ sung các phân hệ phần mềm:
1

STT
A
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
B
1
2
3

4
5
6

HẠNG MỤC
Hệ thống HIS
Quản lý lịch hẹn khám/nhập viện
Quản lý phòng mổ
Quản lý chế phẩm máu
Quản lý tương tác thuốc
Quản lý phác đồ điều trị
Hồ sơ bệnh án điện tử
Quản lý lưu trữ hồ sơ bệnh án
Quản lý hàng đợi
Quản lý thẻ thanh toán thông minh
Hệ giao tiếp bệnh nhân
Quản lý lịch khám bệnh
Quản lý suất ăn
Quản lý chỉ đạo tuyến
Quản lý chất lượng bệnh viện
Thông tin dành cho bác sỹ trên máy tính bảng
Cổng thông tin điện tử
Quản lý chống nhiễm khuẩn
Quản lý điều dưỡng
Quản lý sự cố y khoa, sai sót chuyên môn
Quản lý nghiên cứu khoa học
Hệ thống phục vụ quản trị bệnh viện
Hệ thống bảng điều khiển trung tâm
Hệ khai thác, thống kê, báo cáo
Quản trị kết nối thiết bị nội bộ

Quản lý giao việc, báo cáo, kiểm tra (dashboard)
Quản trị hệ thống chung
Quản trị kết nối hệ thống bên ngoài (Sở Y tế/Bộ Y tế, Ngân hàng)

20


Thời gian thực hiện : 14 tháng kể từ khi bắt đầu.
Chi phí để thực hiện ứng dụng CNTT
- Chi phí trang thiết bị (Phần cứng)
- Chi phí phần mềm UDCNTT

: 87.606.000.000 đồng, trong đó:
: 53.006.000.000 đ
: 34.600.000.000 đ

Thuyết minh chi tiết về ứng dụng CNTT và DMTB được nêu trong PHỤ LỤC 3 kèm
theo Đề án .
5.Tổng hợp chi phí thực hiện đề án
TT
1
2
3

Nội dung
Chi phí (đồng)
Tư vấn các công việc cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn JCI
29.500.000.000
Thực hiện các giải pháp quản lý tòa nhà thông minh
12.025.000.000

Trang thiết bị ứng dụng CNTT (Phần thiết bị + Phần 87.606.000.000
mềm)
4
Đầu tư bổ sung thiết bị y tế
100.000.000.000
5
Lắp đặt thiết bị xử lý mùi và làm sạch không khí
50.000.000.000
6
Cải tạo, nâng cấp một số hạng mục kỹ thuật và cảnh quan 50.000.000.000
7
Tổ chức sắp xếp lại nhân sự, đào tạo, bội dưỡng chuyên 30.000.000.000
môn
8
Chi phí tư vấn chuẩn bị đầu tư (các dự án thành phần)
1.100.000.000
9
Chi phí quản lý thực hiện các dự án thành phần
4.000.000.000
10 Chi phí khác ( thẩm tra, thẩm định, kiểm toán, quyết 600.000.000
toán…)
11 Chi phí dự phòng (5%)
18.240.000.000
Tổng số
383.071.000.000
(Các khoản chi từ mục 8,9,10 trong bảng trên tạm tính theo QĐ số 79/QĐ-BXD
ngày 15/2/1017 của Bộ XD và QĐ số Quyết định số 3167/QĐ-UBND ngày 26 tháng 1
năm 2010 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc mua sắm tài sản, trang thiết bị phương
tiện không gắn liền với đầu tư xây dựng)
IV/ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị.
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai được đầu tư xây dựng mới hiện đại, hiện nay đã có
đủ các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật. Tuy nhiên, khi thực hiện Đề án cần cải tạo nâng,
cấp một số hạng mục kỹ thuật để có thể kết nối với hệ thống điều khiển tự động một
cách khoa học, trong đó có việc nâng cấp hạ tầng CNTT để triển khai ứng dụng CNTT
trong quản lý, điều hành và công tác chuyên môn của Bệnh viện đem lại hiệu quả cao
hơn.
2. Giải pháp về nguồn nhân lực.
Cần xác định nhu cầu nhân sự theo cơ cấu tổ chức và quy mô bệnh viện.
Tuyển dụng, bố trí các nhóm nhân sự kỹ thuật để quản lý, theo dõi và vận hành tòa
nhà theo giải pháp thông minh.

21


Bố trí đủ nhóm nhân sự phụ trách CNTT của bệnh viện, đảm bảo việc ứng dụng
được triển khai thương xuyên, rộng rãi nhanh chóng trong toàn Bệnh viện.
Tổ chức sắp xếp lại các nhóm nhân sự có liên quan sau khi thực hiện các giải pháp
kỹ thuật mới trong quản lý tòa nhà, ứng dụng CNTT và các tiêu chuẩn quốc tế JCI.
Đa dạng hóa các loại hình đào tạo (đào tạo dài hạn, ngắn hạn, đào tạo liên tục, đào
tạo chuyển giao kỹ thuật công nghệ chẩn đoán và điều trị, đào tạo cầm tay chỉ việc,
…).
Mở rộng các loại hình đào tạo cán bộ y tế chuyên sâu chất lượng cao ở trong nước
và nước ngoài, mời chuyên gia nước ngoài về đào tạo tại chỗ, khuyến khích du học tự
túc các chuyên ngành sâu có nhu cầu.
Tập huấn, đào tạo các quy tắc ứng xử trong môi trường làm việc của Bệnh viện
theo tiêu chuẩn Quốc tế JCI.
Xây dựng chế độ ưu đãi thu hút cán bộ, ưu tiên những lĩnh vực chuyên sâu còn
thiếu cán bộ.
2. Giải pháp về tài chính .

Ưu tiên nguồn vốn Ngân sách tỉnh để thực hiện Đề án, trong đó cần đáp ứng đủ
nguồn tài chính để triển khai song song toàn bộ các nhiệm vụ của Đề án.
3. Giải pháp hợp tác quốc tế.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tìm kiếm đối tác đã thành công với mô hình Bệnh viện
tương tự ở nước ngoài để khi triển khai tại Đồng Nai sẽ rút ngắn thời gian thực hiện
các công việc, hạn chế tối đa những vấn đề phát sinh về kỹ thuật cũng như tài chính.
V/ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI.
1. Về nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được phục vụ kịp thời, giảm thiểu được thời
gian tại tất các khâu từ khi tiếp nhận đến khi ra viện.
- Người dân được tư vấn tận tình, chăm sóc chu đáo, được khám và điều trị trong
môi trường an toàn và thân thiện.
- Thông qua các thông tin trong hồ sơ bệnh án điện tử, bệnh nhân sẽ được khám,
chẩn đoán và có phương án điều trị nhanh và chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị
bệnh và giảm bớt các khoản chi phí dịch vụ y tế.
- Chi phí các dịch vụ y tế rõ ràng, tạo lòng tin và nâng cao mức độ hài lòng của
bệnh nhân trong quá trình điều trị.
2. Về nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
- Công tác quản lý, điều hành sự vận hành của Bệnh viện được toàn diện kể cả phần
cơ học cũng như các hoạt động chuyên môn.
- Tạo được cơ sở dữ liệu đầy đủ trong tất cả các lĩnh vực của Bệnh viện, làm cơ sở
cho việc đánh giá, xây dựng kế hoạch sát thực tế và đưa ra quyết định, phương
hướng hoạt động của Bệnh viện đem lại hiệu quả cao hơn.
- Các hoạt động của bệnh viện được thực hiện với hiệu suất cao, Người quản lý có
thể nắm được các thông tin chính xác, nhanh, bất cứ lúc nào, từ đó tránh được
hiện tượng quan liêu và tiêu cực.

22



-

Thông tin, dữ liệu của Bệnh viện có thể được Sở Y Tế sử dụng phân tích, đánh giá
và ban hành các cơ chế, chính sách về hoạt động y tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai,
đáp ứng yêu cầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3. Về hiệu quả kinh tế.
- Giảm chi phí khám và chữa bệnh cho bệnh nhân.
- Giảm chi phí vận hành Bệnh viện.
- Thu hút được nhiều người dân đến khám và điều trị từ đó tăng nguồn thu cho
Bệnh viện.
- Bệnh viện có nguồn thu có thể sử dụng để tái đầu tư, đảm bảo duy trì hoạt động và
phát triển cả về quy mô và chiều sâu.
- Các giải pháp của Đề án có thể chống được thất thoát và lãng phí ở tất cả các
khâu, các lĩnh vực của Bệnh viện.
- Các giải pháp trong Đề án sẽ giúp Bệnh viện phát hiện, cảnh báo nguy cơ xảy ra
các sự cố, kịp thời khắc phục những sự cố đảm bảo cho Bệnh viện hoạt động liên
tục, an toàn cho các đối tượng trong Bệnh viện, qua đó sẽ nâng cao được hiệu quả
kinh tế cho Bệnh viện, người dân và xã hội.
- Tăng cường công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, góp phần phát hiện kịp
thời và ngăn ngừa dịch bệnh, qua đó giảm chi từ Ngân sách cho công tác dập
dịch…
- Giảm chi từ Ngân sách cho hoạt động đầu tư do khả năng tự trang trải hoạt động
thường xuyên và tái đầu tư của bệnh viện.
4. Về hiệu quả xã hội.
- Đời sống và sức khoẻ nhân dân được cải thiện, tạo được sự tin tưởng trong nhân
dân về chất lượng điều trị và an tâm trong công việc hằng ngày.
- Hạn chế được tiêu cực xảy ra trong bệnh viện, tạo được hình ảnh tốt về các y bác
sĩ trong suy nghĩ của nhân dân.
- Có thể nhân rộng, áp dụng toàn phần hoặc áp dụng từng phần các nội dung trong
Đề án tại Bệnh viện đa khoa Đồng nai tới các vệnh viện khác của tỉnh Đồng Nai,

qua đó sẽ nâng cao hiệu quả xá hội một cách toàn diện hơn.
VI/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Thời gian thực hiện đề án.
+ Năm 2017:
- Xây dựng và phê duyệt Đề án
- Lập kế hoạch thực hiện và các dự án thành phần theo nội dung Đề án đã
được phê duyệt.
- Thực hiện các công việc giai đoạn chuẩn bị đầu tư theo quy định hiện hành
+ Năm 2018:
- Thực hiện các dự án thành phần.
+ Năm 2019: Vận hành và quyết toán các dự án thành phần.
2. Nhiệm vụ các cơ quan, đơn vị có liên quan.
+ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai.
- Hoàn chỉnh Đề án, báo cáo Sở Y tế để trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Tổ chức lập kế hoạch thực hiện, lập các dự án đầu tư theo nội dung của Đề
án dược phê duyệt.

23


-

Tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ, thường xuyên báo cáo sở y tế về
tiến độ, kết quả các công việc thực hiện.
+ Sở Y tế.
- Trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc bệnh viện
triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án được phê duyệt.
- Định kỳ, hàng quý tổ chức kiểm tra, giám sát báo cáo UBND tỉnh về kết
quả đạt được, khó khăn vướng mắc trong quán trình triển khai thực hiện Đề
án.

- Nghiên cứu đề xuất, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách, nguồn
nhân lực nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện Đề án.
- Thành lập, bộ phận CNTT tại văn phòng Sở Y tế và các đơn vị trong ngành
để kết nối với bệnh viện ĐK Đồng Nai và sẽ kết nối với các cơ sở y tế của
tỉnh.
+ Sở kế hoạch và đầu tư.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế cân đối ngân sách và lồng ghép các
nguồn vốn đảm bảo đủ kinh phí thực hiện Đề theo đúng nội dung và tiến độ
đề ra. Hướng dẫn bệnh viện tổ chức thực hiện các Dự án thành phần theo
đúng quy định hiện hành.
+ Sở tài chính.
- Phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Sở Y tế thực hiện các
chế độ chính sách về tài chính.
- Hàng năm, trên cơ sở dự kiến kinh phí thực hiện Dự án, dự toán kinh phí sự
nghiệp y tế do Sở y tế lập, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách địa
phương tham mưu bố trí kinh phí thường xuyên và kinh phí đặc thù (mua
sắm, đào tạo,…) báo cáo, trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện kinh phí của chủ đầu tư trên cơ sở dự
toán đã được phê duyệt.
+ Sở thông tin và Truyền thông.
- Là cơ quan chuyên trách về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ
quan Nhà nước thuộc tỉnh, chịu trách nhiệm hướng dẫn, thẩm định chuyên
môn kỹ thuật, định hướng giải pháp công nghệ.
- Phối hợp Sở Y tế triển khai đề án hiệu quả.
- Hỗ trợ việc tích hợp, kết nối với cổng thông tin điện tử của Tỉnh.
- Hỗ trợ Sở Y tế trong việc xây dựng các Dự án cụ thể.
+ Sở Nội vụ.
- Phân bổ chỉ tiêu biên chế đội ngũ cán bộ, viên chức chuyên trách CNTT
cho bệnh viện để đảm bảo thực hiện hiệu quả Dự án.
- Hướng dẫn Bệnh việnđa khoa Đồng Nai sắp xếp lại nhân sự trong một số

bộ phận của Bệnh viện sau khi áp dụng tiêu chuẩn mới xây dựng và các giải
pháp ứng dụng CNTT, tự động hóa quản lý tòa nhà.
- Hỗ trợ công tác đào tạo và tuyển chọn đội ngũ công chức, viên chức công
nghệ thông tin có đủ trình độ đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT
trong bệnh viện.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Chủ trì, phối hợp với sở y tế dẫn Bệnh viện triển khai các biện pháp đảm
bảo các tiêu chuẩn về môi trường.

24


+ Các Sở, Ban, Ngành liên quan khác theo chức năng nhiệm vụ phối hợp với Sở
Y tế hướng dẫn bệnh viện thực hiện theo đúng quy định.
Nơi nhận:
- Sở y tế (xin chủ trương);
- UBND tỉnh (xin phê duyệt);
- Các sở, ngành có liên quan;
- Lưu VP.

Giám đốc

25


×