Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Phát triển mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.31 KB, 21 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch là ngành có mối quan hệ qua lại rộng rãi nhất với các ngành kinh tế khác
và là cầu nối liên kết các vùng miền cũng như các quốc gia trên thế giới. Du lịch là trung
tâm, là phương tiện để giao lưu, trao đổi thông tin giúp chúng ta có thể tìm hiểu, khám
phá thế giới. Đặc biệt, trong thời buổi hiện đại ngày nay, nhu cầu về du lịch của con
người có chiều hướng không ngừng tăng lên, không chỉ của người dân Việt Nam mà còn
là của du khách quốc tế.
Là đất nước với hơn 70% số dân sống ở nông thôn, sở hữu nền sản xuất sinh thái
nông nghiệp có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, Việt Nam có lợi thế lớn để phát
triển Du lịch nông nghiệp. Ðây là hai ngành có mối quan hệ hữu cơ. Tiềm năng nông
nghiệp gắn với những cánh đồng lúa, vườn cây ăn quả, làng nghề truyền thống, trang trại,
miệt vườn… trải dài từ bắc vào nam chính là cơ sở tiền đề để thúc đẩy du lịch. Và ở
chiều ngược lại, phát triển du lịch dựa trên tài nguyên nông nghiệp cũng làm gia tăng giá
trị các sản phẩm nông nghiệp, góp phần ổn định đời sống nông dân, qua đó bảo tồn, phát
huy các giá trị tự nhiên, văn hóa truyền thống nông thôn.
Hiện nay, ở Đồng Tháp đã hình thành nhiều khu Du lịch nông nghiệp thu hút khá
đông du khách đến tham quan, học tập và nghiên cứu, mang lại nguồn kinh tế khá lớn
góp phần vào việc khai thác các tiềm năng và lợi thế về nông nghiệp, các điểm sinh thái
nhà vườn để phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp, góp phần tái cơ cấu kinh tế nông
nghiệp. Phát triển mô hình du lịch nông nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm đặc thù, góp
phần xây dựng thương hiệu du lịch Đồng Tháp. Qua đó, đa dạng hóa sản phẩm du lịch,
đặc biệt là loại hình du lịch kết hợp nông nghiệp sạch, công nghệ cao nhằm đáp ứng nhu
cầu trải nghiệm của khách, tạo điều kiện cho nông dân nâng cao thu nhập từ hoạt động du
lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Đồng Tháp là một trong ba tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười, có nhiều thế mạnh
phát triển du lịch, nhất là về mặt tự nhiên như cảnh quan sông nước, cồn bãi; hệ sinh thái
đất ngập nước; sinh vật đa dạng, độc đáo; khí hậu điều hòa... Tuy nhiên, hiện nay hoạt
động du lịch của tỉnh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, hoạt động du lịch còn đơn
điệu, hiệu quả chưa cao, mới chỉ tập trung khai thác du lịch ở những địa điểm có sẵn.


1


Giá trị của hệ sinh thái nông nghiệp tại Đồng Tháp mang lại là vô cùng to lớn, nó
gắn bó mật thiết với hoạt động du lịch, song điều quan trọng là phải biết cách phát huy
những lợi thế sẵn có, làm thế nào để hệ sinh thái nông nghiệp góp phần vào phát triển
kinh tế bền vững thông qua các hoạt động du lịch từ chính những gì mà tự nhiên đã ban
tặng và những giá trị văn hóa của hệ sinh thái nông nghiệp mang lại.
Do đó, việc tập trung nghiên cứu, phát triển loại hình du lịch nông nghiệp là điều
rất quan trọng. Vì vậy, trong tiểu luận này, tôi sẽ tập trung nghiên cứu việc khai thác tiềm
năng và đề xuất những giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp tại tỉnh
Đồng Tháp góp phần xây dựng hình ảnh du lịch Đồng Tháp xứng đáng là điểm đến hấp
dẫn, đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn mối quan hệ giữa phát triển hệ
sinh thái nông nghiệp với du lịch, tiểu luận đi sâu phân tích thực trạng và khai thác tiềm
năng phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp. Từ đó đề xuất những
giải pháp góp phần phát triển mô hình du lịch nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập tài liệu, xử lí thông tin: Thu thập các tài liệu thứ cấp, các dự án đầu tư,
các báo cáo khoa học, số liệu du lịch qua các năm... của các khu Du lịch sinh thái trên
tỉnh Đồng Tháp. Đặc biệt, hiện nay công nghệ thông tin phát triển mạnh, việc khai thác
các nguồn tài liệu trên internet sẽ là nguồn tài liệu quý hỗ trợ cho việc tổng hợp các vấn
đề nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động du lịch tại các khu sinh thái, các khu homestay, các trang trại nông
nghiệp, ... trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Phát triển du lịch tại khu sinh thái, các khu homestay, các trang trại nông

nghiệp, ... trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: các khu sinh thái, các khu homestay, các trang trại nông
nghiệp, ... trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Về thời gian: các số liệu phục vụ nghiên cứu từ năm 2017 đến năm 2019.
2


5. Bố cục của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của
tiểu luận được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch nông nghiệp.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch nông nghiệp tại tỉnh Đồng Thá.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH NÔNG NGHIỆP
3


1.1. Các khái niệm cơ bản có liên quan
1.1.1 Du lịch
Trên thế giới, các học giả nghiên cứu về du lịch đã đưa ra các định nghĩa về du
lịch khác nhau tùy vào hoàn cảnh và góc độ nghiên cứu nên mỗi người có một định nghĩa
khác nhau về du lịch. Thuật ngữ du lịch ngày nay được sử dụng phổ biến trên thế giới;
tuy nhiên có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc thuật ngữ này. Điều này đúng như
nhận định của một chuyên gia về du lịch: “Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả thì có bấy
nhiêu định nghĩa”.
Thoạt đầu, du lịch chỉ được hiểu là đi khỏi nơi cư trú thường xuyên nhằm thực
hiện một công việc gí đó. Theo tiếng Hi Lạp, du lịch gọi là “Tonos” có nghĩa là đi một
vòng; hay “Tour” (theo tiếng Pháp) có nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi; “Tourism”

(theo tiếng Anh) xuất hiện khoảng năm 1800 và được sử dụng phổ biến ngày nay. Ở Việt
Nam, thuật ngữ du lịch được phiên âm theo tiếng Hán, trong đó du có nghĩa là đi chơi,
lịch có nghĩa là sự từng trải. Như vậy, nhìn chung về nguồn gốc của thuật ngữ này là cuộc
hành trình đi một vòng, từ một nơi này đến một nơi khác và có quay trở lại. Cũng tương
tự như vậy, có nhiều quan niệm không giống nhau về du lịch.
Năm 1811, định nghĩa về du lịch lần đầu tiên xuất hiện ở Anh: “Du lịch là sự phối
hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải
trí”.
Theo Glusman (năm 1930) cho rằng: “Du lịch là sự chinh phục không gian của
những người đến một địa điểm, mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên”.
Theo Hunziker và Krapf: “Du lịch là tập hợp của các mối quan hệ và các hiện
tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ở ngoài địa
phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến
hoạt động kiếm lời”.
Theo Liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức IUOTO (International
Union of Official Travel Organization) định nghĩa: “Du lịch được hiểu là một hành động
du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích
không phải để làm ăn, tức không phải làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”.
Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma – Italia (21/08 – 05/09/1963) thì đề
cập đến các mối quan hệ với du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và
các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể
4


ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ở ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi
họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: “Hoạt động du lịch là tổng hòa hàng loạt
quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy
chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện”.
Theo I.I. Pirojnik (1985) cho rằng: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư

trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú
thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình
độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh
tế và văn hóa”.
Theo nhà kinh tế học người Áo Jozep Stander, nhìn từ góc độ du khách thì:
“Khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn
sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế”.
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách, Azar đưa ra định nghĩa: “Du
lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng
khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm
việc”.
Nhìn từ góc độ kinh tế, Nguyễn Cao Tường và Tô Đăng Hải cho rằng: “Du lịch là
một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ
ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học
và các nhu cầu khác”.
Như vậy, có thể thấy rõ được sự khác nhau về quan niệm du lịch. Tuy nhiên theo
thời gian các quan niệm này dần hoàn thiện. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, quan
niệm phổ biến được công nhận rộng rãi là quan niệm được trình bày trong Luật du lịch
Việt Nam. Trong Luật du lịch Việt Nam (năm 2005) tại điều 4, chương 1 thì du lịch được
hiểu như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
1.1.2. Du lịch nông nghiệp
Du lịch nông nghiệp là loại hình du lịch tạo ra sản phẩm, nhằm phục vụ sự trải
nghiệm cho du khách chủ yếu dựa trên nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do
5


vậy tài nguyên của loại hình du lịch này là tất cả những gì phục vụ cho hoạt động sản
xuất nông nghiệp. Từ tư liệu sản xuất, đất đai, con người, qui trình sản xuất, phương thức

tập quán kỹ thuật canh tác và sản phẩm làm ra… đến những yếu tố tự nhiên có liên quan
đến sản xuất nông nghiệp như thời tiết, khí hậu, canh tác… đều là cơ sở tài nguyên cho
du lịch nông nghiệp. Không gian tổ chức các hoạt động du lịch nông nghiệp cho du
khách là trang trại, đồng ruộng, vườn cây, rừng trồng đến cả những ao nuôi, cơ sở thuần
dưỡng động, thực vật hoang dã… Chúng là những đơn vị không gian cụ thể thuộc về các
tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cụ thể như một hộ gia đình, một trang trại, một hợp tác xã
hay là một doanh nghiệp nông nghiệp…
Các chủ thể tham gia tổ chức du lịch nông nghiệp có thể là chủ hộ, nhà vườn, chủ
rừng, chủ trang trại, chủ cơ sở, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác, chủ doanh nghiệp
nông nghiệp... Tất cả họ đều có điểm chung là có nguồn thu chủ yếu từ hoạt động sản
xuất nông nghiệp nên có thể gọi chung là nông dân. Việc tham gia cùng người nông dân
thu hoạch, gieo trồng, chăm sóc cây trồng trên đồng ruộng là dịp để du khách thư giãn,
giải trí, hoạt động rèn luyện thể lực và tinh thần, gần gũi với thiên nhiên và trải nghiệm
cuộc sống nhà nông từ những người nông dân trong hoạt động nông nghiệp. Người nông
dân thông qua du lịch nông nghiệp cũng được dịp quảng bá sản phẩm nông nghiệp của
mình và tất nhiên một phần thu nhập từ nông nghiệp của họ cũng tăng lên từ du lịch.
Về cơ bản, khi du lịch nông nghiệp phát triển, sẽ thúc đẩy kinh tế hộ gia đình nói
riêng và kinh tế của địa phương nói chung cùng phát triển. Điều đáng ghi nhận nữa, đây
còn là hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho nông dân, gắn sản xuất với du lịch, dịch vụ,
góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới.
Điểm đặc biệt của du lịch nông nghiệp chính là sự kết hợp giữa các giá trị tự nhiên
và giá trị văn hóa truyền thống tại khu vực nông thôn. Việc phát triển du lịch nông nghiệp
góp phần bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể cũng như các ngành
nghề truyền thống.
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều khái niệm về du lịch nông nghiệp, nhưng luôn
có bốn nội dung chính: kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp; thu hút du khách đến tham
quan các hoạt động liên quan đến nông nghiệp; mục đích tăng thu nhập cho nông dân; tạo
cho du khách cơ hội giải trí, hoạt động rèn luyện thể lực và tinh thần, gần gũi với thiên
nhiên và trải nghiệm cuộc sống nhà nông.

6


1.2. Phát triển du lịch nông nghiệp tại Việt Nam và thế giới
1.2.1. Phát triển du lịch nông nghiệp tại Việt Nam
Hiện ở Việt Nam có những sản phẩm du lịch mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp
các vùng miền trải dài từ bắc tới nam đã được hình thành, thu hút cả du khách trong và
ngoài nước. Các tour du lịch nông nghiệp điển hình như tour tham quan làng cổ Đường
Lâm (Hà Nội), tour tham quan nông trường Mộc Châu (Sơn La), tour tham quan làng rau
Trà Quế (Quảng Nam), tour du lịch trải nghiệm vườn rau thủy canh, trồng hoa công nghệ
cao ở Đà Lạt (Lâm Đồng); trải nghiệm vườn điều ở Bình Phước; trái cây nhà vườn tại
Bình Dương, trải nghiệm trang trại nho Ninh Thuận;
Tour khai thác các yếu tố gắn với văn hóa, sinh thái sông nước Cửu Long như du
lịch miệt vườn, chợ nổi, cù lao ở Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang; thưởng thức văn hóa,
đờn ca tài tử ở Bạc Liêu; văn hóa Khmer ở Sóc Trăng, Trà Vinh; lễ hội trái cây, hoa kiểng
miền Tây…
Một số tour điển hình đã trở thành thương hiệu thu hút du khách như tour thăm mô
hình làng quê Yên Ðức (Quảng Ninh), tham quan nông trường Mộc Châu (Sơn La), làng
rau Trà Quế (Hội An, Quảng Nam), hay du lịch miệt vườn, chợ nổi ở khu vực đồng bằng
sông Cửu Long… Tại tỉnh Quảng Nam, mỗi năm du lịch nông nghiệp đón khoảng 300
nghìn lượt khách, chiếm gần 5% tổng lượng khách tham quan du lịch trên địa bàn. Một
số tua du lịch đã trở thành thương hiệu của du lịch Quảng Nam như: Một ngày làm nông
dân ở làng rau Trà Quế; du lịch rừng dừa nước Cẩm Thanh…
Mới đây nhất, tour tham quan nông trường VinEco Nam Hội An đã xuất hiện với
mô hình canh tác hiện đại, thông minh theo chuẩn nông nghiệp của các quốc gia nông
nghiệp hàng đầu thế giới như Pháp, Israel, Singapore…
Có thể thấy tiềm năng và hiệu quả của du lịch nông nghiệp qua khai thác ở một số
điểm đến như điểm du lịch làng quê Yên Đức, xã Yên Đức của thị xã Đông Triều (Quảng
Ninh) do Công ty CP du lịch Sen Á Đông đầu tư xây dựng. Đây là địa điểm trải nghiệm
làng quê có sức hấp dẫn khá đặc biệt đối với du khách trong và ngoài nước. Sau gần bảy

năm, hiện nay, mô hình du lịch này đã mang lại lợi ích kinh tế - xã hội, góp phần bảo tồn,
gìn giữ nét văn hóa bản địa và bảo vệ môi trường. Đến Khu du lịch làng quê Yên Đức, du
khách được tận hưởng phong cảnh thanh bình, yên ả của làng quê thuần nông và được
trải nghiệm công việc đồng áng, đời sống thường nhật của bà con nông dân. Điều thú vị
là giờ đây chính họ đã trở thành những hướng dẫn viên thân thiện, mến khách, giới thiệu
7


đến du khách những nét đẹp truyền thống của quê hương. Hiện mỗi năm, Khu du lịch
làng quê Yên Đức đón khoảng 30.000 lượt khách... Điểm du lịch của ông Nguyễn Bé Tư,
chủ homestay “Tư Cá linh” rộng khoảng 3 ha ở xã Phú Thọ, huyện Tam Nông (Đồng
Tháp) cũng là một điển hình tiêu biểu của du lịch nông nghiệp. Sau khi học tập các mô
hình, ông đã mạnh dạn quy hoạch 3 ha ruộng sen để hình thành Khu du lịch nông nghiệp
đồng sen phục vụ du khách. Những căn nhà lá được ông xây dựng ngay trên ruộng sen là
nơi để du khách tận hưởng thiên nhiên, cảnh đồng quê, không khí trong lành, nghe tiếng
chim hót… Du khách được cùng ăn, cùng ở, sinh hoạt với những người nông dân Đồng
Tháp Mười hiền hòa, mến khách...
Các mô hình du lịch nông nghiệp với sự tham gia trực tiếp của người dân bản địa,
đã tạo nên sự phong phú, hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, đồng thời đem lại thu nhập
cao hơn cho bà con nông dân, trở thành một phương thức xóa đói, giảm nghèo hiệu quả
tại những cộng đồng khó khăn.
Đó là những tín hiệu tích cực bước đầu, nhưng để nâng tầm du lịch nông nghiệp ở
Việt Nam, còn rất nhiều việc phải làm. Phần lớn hoạt động du lịch nông nghiệp hiện nay
ở Việt Nam vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, manh mún, trùng lặp, sản phẩm chưa thực sự
hấp dẫn du khách và chưa được chú trọng về thương hiệu. Hầu như nông dân chỉ quen
sản xuất nông nghiệp, không có các kỹ năng để phục vụ khách du lịch một cách chuyên
nghiệp. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phụ trợ tại các điểm du lịch nông nghiệp chưa
được đầu tư đảm bảo chất lượng.
1.2.2. Du lịch nông nghiệp ở các nước trên thế giới
Loại hình du lịch nông nghiệp đã hình thành và phát triển từ những thập niên 80,

90 của thế kỷ trước ở nhiều nước châu Âu. Đây là một hình thức xuất khẩu hàng hóa
nông nghiệp tại chỗ rất hiệu quả, nâng cao chất lượng sống cho người nông dân, tham gia
vào việc đa dạng hóa du lịch.
Hình thức du lịch nông nghiệp này tại một số nước đã đưa ra những kết quả về
kinh tế rất đáng khích lệ như ở Ý từ 1985 - 1990 doanh thu từ du lịch nông nghiệp tăng
gấp hai lần, từ 1990 - 2000 tăng 50%. Doanh số năm 2004 là 880 triệu euro, trong đó
khách trong nước là ¼. Các gia đình thành phố đi du lịch nông thôn thường ở từ 3 – 6
ngày, mục đích là nghỉ ngơi, tham gia các sự kiện địa phương...

8


Ở Pháp có nhiều mạng lưới du lịch nông thôn như mạng lưới “Nhà ở nước Pháp”
(Gites de France), “Đón tiếp nông dân” (Accueil paysan), “Chào đón ở nông trại”
(Bienvenue à la ferme)…
Israel coi du lịch nông nghiệp là một hình thức giáo dục bắt buộc rất sớm cho trẻ
em. Hoa Kỳ hằng năm đều có các sự kiện lớn về du lịch nông nghiệp. Hàn Quốc lấy việc
xây dựng du lịch nông nghiệp là phương thức chính để phát triển nông thôn mới suốt vài
chục năm qua. Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng một chương trình mang tính chiến lược
thực hiện hiệu quả tại các địa phương có tiềm năng. Thông qua các hoạt động du lịch
nông nghiệp, du khách được trải nghiệm toàn bộ quy trình sản xuất, thu hoạch, chế biến
ra các sản phẩm sạch, hữu cơ mang tính bản địa gắn với lịch sử văn hoá truyền thống.
Theo kinh nghiệm ở Đài Loan, mô hình du lịch nông nghiệp phát triển đã gần 40
năm, giúp nông dân chuyển đổi từ mô hình nông nghiệp truyền thống sang mô hình nông
nghiệp kết hợp giải trí. Các khu vực du lịch nông nghiệp được xây dựng dựa trên nền
tảng cụm kinh tế và các trang trại du lịch tư nhân đã tạo nên làn sóng du lịch nông nghiệp
ở Đài Loan. Đài Loan xác định chủ thể của loại hình du lịch nông nghiệp là chăn nuôi,
nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Mô hình du lịch nông nghiệp tổng hợp các sản
phẩm nông nghiệp (chè, gạo, hoa, trái cây, rau, cá, gia súc) để phát triển thành du lịch
nông nghiệp theo chủ đề, nhằm thúc đẩy du lịch nông nghiệp trở thành một mô hình sống

xanh kiểu mẫu, cùng với các chức năng giải trí nghỉ dưỡng, du lịch hồi phục sức khỏe,
giáo dục di sản, bảo tồn văn hoá, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế…
Hiện nay, du lịch nông nghiệp được chia thành các khu thắng cảnh và điểm sản
xuất nông nghiệp. Điểm sản xuất nông nghiệp trọng điểm gồm 36 nông trường (bao gồm
nông trường chăn nuôi). Các trang trại đơn giản cung cấp cho du khách những hoạt động
trải nghiệm nông nghiệp.
Ví dụ như vườn cây Tân Phong ở Tân Xã, Đài Trung, du khách đến đây được
thưởng thức quả tươi và trải nghiệm hoạt động hái quả trên cây. Đối với trang trại tổng
hợp, ngoài việc cung cấp các hoạt động trải nghiệm, nơi đây còn có khu vui chơi giải trí,
cung cấp dịch vụ ăn uống và lưu trú cho khách. Tại Nông trường chăn nuôi Flying Cow ở
thị trấn Thông Tiêu, huyên Miêu Lật, du khách có thể trải nghiệm hoạt động vắt sữa bò,
cho bê con ăn hay thưởng thức lẩu sữa tươi, nghỉ qua đêm tại khu nhà nghỉ và cảm nhận
hương sắc thiên nhiên.
9


Bên cạnh đó là các hoạt động trải nghiệm khác nhau theo từng mùa, tận dụng các
nguồn tài nguyên tại chỗ, kết hợp nhập công nghệ tiên tiến và các hoạt động phong phú
khiến du khách cảm thấy thú vị và mới mẻ, nhờ đó có sức cạnh tranh cao.
Còn tại Nhật Bản, một trong những quốc gia công nghiệp phát triển nhất thế giới
nhưng cũng là nơi có nền nông nghiệp phát triển, có nhiều sáng tạo trong việc khai thác
sản phẩm nông nghiệp trong phát triển du lịch ở các khu vực nông thôn và miền núi. Một
trong những điển hình đó là thị trấn Yufuin thuộc tỉnh Oita, nằm trên quần đảo Kyushu,
Nhật Bản.
Cuối của thập kỷ 1970, người nông dân đã nhận thấy cần thiết phải có sự thay đổi
trong phát triển kinh tế địa phương. Họ đã xác định các yếu tố để phát triển du lịch của
Yufuin là sự kết hợp của sản phẩm nông nghiệp, phong cảnh nông thôn và nước khoáng
nóng, mặc dù cả ba yếu tố này nếu so sánh riêng rẽ với các vùng lân cận thì hoàn toàn
không thể cạnh tranh.
Sau đó, họ xây dựng quy hoạch phát triển, quy chế quản lý và phát triển du lịch

địa phương và thành lập Hội đồng quản lý du lịch, thường xuyên tổ chức các buổi trao
đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý. Họ cũng chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu
địa phương, tạo sự khác biệt cho điểm đến. Các sản phẩm gắn logo do người dân địa
phương tự sản xuất. Trong làng sẽ sử dụng các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ do chính
địa phương sản xuất, hạn chế tối đa việc nhập khẩu.
Để phục vụ khách, người dân địa phương khôi phục, bảo tồn các món ăn truyền
thống của Yufuin và sáng tạo ra các món ăn mới, sử dụng tối đa nguyên liệu là các sản
phẩm nông nghiệp, làm phong phú thêm trải nghiệm cho khách du lịch.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP TẠI
TỈNH ĐỒNG THÁP
2.1. Điều kiện phát triển du lịch nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
10


Đồng Tháp nằm trên vùng Đồng Tháp Mười và vùng giữa sông Tiền – sông Hậu
của khu vực đồng bằng sông Cửu Long (hai nhánh sông Tiền và sông Hậu như hai động
mạch mang phù sa bồi đắp hàng năm cho đất đai thêm màu mỡ. Sông Tiền chảy dọc từ
Bắc chí Nam với chiều dài 132 km, sông Hậu bao bọc phía Tây Nam của tỉnh). Tọa độ
không gian địa lí của tỉnh từ 10007’ – 10058’ vĩ độ Bắc và 105012’
– 105056’ kinh độ Đông. Ranh giới hành chính như sau:
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia, có chiều dài đường biên giới là 48,7 km
thuộc 2 huyện Tân Hồng và Hồng Ngự với 5 cửa khẩu phụ: Sở Thượng, Thông Bình, Á
Đôn, Mộc Rá, Bình Phú và 2 cửa khẩu quốc tế là Thường Phước (huyện Hồng Ngự) và
Dinh Bà (huyện Tân Hồng).
- Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long (chiều dài đường biên giới là 52,8 km) và thành
phố Cần Thơ (chiều dài đường biên giới là 30,2 km).
- Phía Đông giáp tỉnh Long An (chiều dài đường biên giới là 71,7 km) và Tiền

Giang (chiều dài đường biên giới là 43,8 km).
- Phía Tây giáp tỉnh An Giang (chiều dài đường biên giới là 107,8 km).
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.383.8 km2 (chiếm khoảng 8,2% tổng diện tích
vùng đồng bằng sông Cửu Long). Dân số là 1.690.300 người (chiếm khoảng 9,5% dân số
vùng đồng bằng sông Cửu Long) (năm 2017). Được chia thành 12 đơn vị hành chính;
gồm 2 Thành phố: Cao Lãnh, Sa Đéc, 1 thị xã: Hồng Ngự và 9 huyện (Hồng Ngự, Tân
Hồng, Thanh Bình, Tháp Mười, Tam Nông, Cao Lãnh, Lấp Vò, Châu Thành, Lai Vung)
Về giao thông, Đồng Tháp có cảng ở bờ bắc sông Tiền và cảng Sa Đéc, trên tuyến
đường thủy quốc tế Campuchia - biển Đông. Vị trí này đã tạo cho tỉnh cơ hội thuận lợi để
phát triển nền kinh tế mở, hướng tới xuất khẩu.
Đồng Tháp có các cửa ngõ giao lưu kinh tế quan trọng khác là:
- Quốc lộ 30 nối liền quốc lộ 1A với biên giới Việt Nam - Campuchia thông
thương với Tiền Giang, Long An và đặc biệt với khu kinh tế trọng điểm phía nam (thành
phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu).
- Quốc lộ 80 nối quốc lộ 1A với phà Vàm Cống.
- Quốc lộ 54 nằm cặp sông Hậu kéo dài từ phà Vàm Cống đến Trà Vinh.
- Khu vực biên giới tiếp giáp giữa Tân Hồng, Hồng Ngự và Campuchia. Đây là
điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển thương mại, mở rộng thị trường giao lưu hàng
hóa với nước bạn.
11


2.1.1.2. Địa hình
Tỉnh Đồng Tháp có địa hình tương đối đơn giản, chủ yếu là địa hình đồng bằng.
Với tất cả những đặc điểm về địa hình của Đồng Tháp đã tạo nên nơi đây những vùng
cảnh quan phong phú của vùng đất trũng ngập nước Đồng Tháp Mười, cảnh quan sông
Tiền, sông Hậu với các miệt vườn xum xuê cây trái, đầy sức hấp dẫn cuống hút du khách
bốn phương, đặc biệt dọc sông Tiền, sông Hậu uốn lượn mênh mang, hiền hòa. Trên đất
Đồng Tháp còn có nhiều cồn cát tự nhiên mà sự hình thành với bao sự tích huyền thoại,
tạo nên những bãi tắm kì diệu như: bãi tắm cồn Bình Thạnh (huyện Cao Lãnh) trên sông

Tiền, bãi tắm cồn Tiên (Lai Vung) trên sông Hậu.
12


2.1.1.3. Khí hậu
Đồng Tháp nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới quanh năm, đồng nhất trên toàn
lãnh thổ với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 – 11, mùa khô từ tháng 12 – 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27.20C, mùa đông không lạnh như các tỉnh phía
Bắc. Một đặc điểm nổi bật về khí hậu của Đồng Tháp là nơi đây thường không có bão,
gió to.
Tuy nhiên, do lượng mưa trung bình năm cao 1.664 mm – 2.005 mm lại phân bố
theo mùa rõ rệt. Mưa nhiều vào các tháng mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 11, tập trung 90%
- 92% lượng mưa cả năm, mưa lớn vào các tháng 9, 10 (chiếm tới 30% -40%) thường gây
nên úng lụt trong vùng. Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau là thời kì mưa ít, gây hạn hán
ảnh hưởng lớn tới sản xuất, đời sống của con người.
Tóm lại, ngoài một số hạn chế về thời tiết theo mùa có ảnh hưởng tới sản xuất
nông nghiệp; nhìn chung điều kiện khí hậu trên chẳng những thuận lợi cho hệ động thực
vật Đồng Tháp phát triển đa dạng, phong phú mà còn thuận lợi cho phát triển các hoạt
động du lịch quanh năm.
2.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật
Mạng lưới đường bộ của tỉnh cho phép ô tô đi tới 72% trung tâm xã trong cả hai
mùa mưa và mùa khô.
Tuyến giao thông đối ngoại về cơ bản đã hình thành như tuyến Quốc lộ 54 nối
Đồng Tháp với tỉnh Vĩnh Long, Quốc lộ 30 đi Tiền Giang, Quốc lộ 80 đi Tiền Giang,
Tỉnh lộ 847 đi Long An. Ngoài ra còn có hệ thống đường nhánh nối với các đường này.
Các huyện trong tỉnh đều có đường ô tô đi tới khu trung tâm.
Hai con sông Tiền và sông Hậu là hai trục giao thông thủy quan trọng của cả vùng,
cùng các sông nhánh nối liền Đồng Tháp với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khác.
Hệ thống đường thủy thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và đi lại bằng ghe
thuyền nhưng phần nhiều các bến bãi chưa được cải tạo, luồng lách chưa được nạo vét,

độ rộng, độ sâu, hạn chế, gây trở ngại cho việc lưu thông tàu thuyền, năng lực thông qua
chưa cao.
Hiện nay, tỉnh đang mở thêm các tuyến đường sông như tuyến rạch Cái Tàu – Nha
Mân (tuyến chữ V) nối với tỉnh Vĩnh Long, tuyến Mương Khai với cảng Cần Thơ, tuyến
kinh trục Đồng Tiến – Lagrange để tạo lập một trục đường thủy trung tâm tỉnh và trục
liên tỉnh đường dài. Đồng thời đầu tư nâng cấp, mở rộng các bến tàu, bến phà, bến khách
13


ngang sông theo hướng hiện đại, văn minh, đáp ứng ngày càng tốt cho nhu cầu vận
chuyển hàng hóa, đi lại của nhân dân.
Cơ sở lưu trú rất phong phú đa dạng về loại hình, quy mô và cấp hạng. Việc xây
dựng và thiết kế các tiện nghi phù hợp không những tạo nên vẻ độc đáo hấp dẫn của khu
du lịch góp phần bảo tồn, tôn tạo cảnh quan mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu
quả đầu tư.
Thời gian qua các cơ sở lưu trú của Đồng Tháp cũng đã được nâng cấp và xây
dựng mới, cụ thể như khách sạn Sao Mai được nâng cấp và đổi tên từ khách sạn Sông
Trà, khách sạn Hòa Bình, Khách sạn Mộng Yến, hay hệ thống khách sạn Bông Hồng, Sao
Khuê ở Thành phố Sa Đéc. Hay đặc biệt hơn cả là các khu nghỉ dưỡng homestay ở tại các
điểm du lịch trải nghiệm.
2.2. Thực trạng phát triển du lịch nông nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn
2017 - 2019
2.3.1. Các điểm du lịch nông nghiệp tại Đồng Tháp
Tỉnh Đồng Tháp đã phát triển 73 điểm du lịch cộng đồng, tập trung ở các huyện
Lai Vung với 18 điểm, thành phố Cao Lãnh 11 điểm, huyện Tháp Mười 10 điểm.
Nhiều nhà vườn ở tỉnh đang phát triển mạnh mô hình nhà nông làm du lịch,
chuyên trồng các loại cây ăn trái đặc sản hoặc các làng nghề gắn với du lịch như nhãn
Châu Thành, quýt hồng Lai Vung, xoài Cao Lãnh, hoa kiểng Sa Đéc, sen Tháp Mười...
Những điểm du lịch miệt vườn, miệt đồng rất hấp dẫn du khách.
Nổi bật ở huyện Lai Vung có 17 điểm tham quan du lịch miệt vườn, làng nghề, cơ

sở làm thủ công mỹ nghệ và 1 homestay; thành phố Sa Đéc có 5 điểm tham quan, vui
chơi giải trí tại Làng hoa Sa Đéc và 3 homestay; tại thành phố Cao Lãnh có Làng du lịch
cộng đồng Cồn Tân Thuận Đông, Làng bích họa hữu Nghị Việt-Úc, Cơ sở trồng đinh
lăng Mộc Gia Phát, Cơ sở sản xuất Đông Trùng Hạ thảo An An, Homestay Hai Tánh.
Đặc biệt ở huyện Tháp Mười có 9 điểm trồng sen phát triển du lịch... Một số điểm
như làng trồng rau nhút thủy sinh ở Cồn Phú Mỹ, trang trại nhà màng trồng dưa lê, dưa
lưới của Công ty ECOFARM ở huyện Thanh Bình, Trung tâm sản xuất hoa kiểng ứng
dụng công nghệ cao ở thành phố Sa Đéc... đang được tập trung đầu tư để phát triển du
lịch gắn với các giá trị nông nghiệp và văn hóa truyền thống địa phương.
Các khu, điểm du lịch nông nghiệp tiêu biểu
14


- Khu du lịch văn hóa Phương Nam (Long Hưng A, Lấp Vò, Đồng Tháp): là quần
thể công trình văn hóa - tâm linh và phụng thờ các nhân vật lịch sử trên vùng đất phương
Nam, thờ cúng tổ tiên họ Đặng và các bậc tiền nhân của các dòng họ khác ở khắp các
vùng miền trong cả nước đã khai phá ra vùng đất mới, cùng những người của các thế hệ,
các giai đoạn lịch sử đã nằm xuống nơi đây. Công trình xây dựng gồm các khối nhà cổ gỗ mới theo phong cách kiến trúc nhà rường Việt Nam, mang đậm dấu ấn triều Nguyễn,
có cải tiến theo cung cách xây dựng nhà của Nam bộ.
- Làng hoa kiểng Sa Đéc: Nằm tại xã Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng
Tháp, làng hoa kiểng Sa Đéc là vựa hoa lớn nhất khu vực Nam Bộ, cung cấp hoa cho
khắp các tỉnh trên cả nước.
- Vườn quýt Lai Vung:
- Khu du lịch Đồng Sen (Tháp Mười): với diện tích trồng sen sẵn có, các hộ nông
dân mở thêm các dịch vụ ăn uống, du lịch cho du khách đến tham quan.
- Điểm du lịch trải nghiệm sản xuất và thu hoạch kiệu (xã Phú Hiệp, Tam Nông):
là một nhóm các nông dân trồng kiệu cho du khách trải nghiệm sản xuất và thu hoạch
kiệu khi tới mùa thu hoạch.
- Điểm du lịch homestay Ngôi nhà hoa ếch ở TP. Sa Đéc: là điểm trồng hoa kiểng
kết hợp thêm nuôi ếch thịt trong ao. Du khách đến thăm vườn hoa kiểng sẽ được hướng

dẫn cách chăm sóc hoa, nuôi ếch, trải nghiệm một ngày làm nông dân và thưởng thức
những món ăn đồng quê. Đây cũng là nơi cung cấp chỗ nghỉ cho khách có nhu cầu ngủ
lại qua đêm, trải nghiệm cùng ăn, uống, sinh hoạt với gia đình.
- Làng du lịch homestay tại xã Tân Thuận Đông (TP. Cao Lãnh): nơi cù lao nằm
giữa sông Tiền, phát triển mô hình tham quan, trải nghiệm thu hoạch các nông sản như:
Xoài, cam, nhãn, mãng cầu v.v.. Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức các món ăn
đặc trưng miền sông nước như: cá linh, bông điên điển, khô cá cơm, ốc, hến, dưa xoài và
cùng thưởng thức văn nghệ, các hoạt động văn hóa nổi bật của người dân vùng cù lao.
- Làng bột Tân Phú Đông (Tp. Sa Đéc): là điểm tham quan mới thu hút nhiều du
khách đến tham quan, trải nghiệm, thưởng thức những món ăn ngon, nhiều loại bánh dân
gian được chế biến từ bột gạo Sa Đéc.
- Việt Mê Kông Farmstay ở huyện Hồng Ngự: du khách sẽ được hóa thân làm
nông dân với các hoạt động trải nghiệm theo mùa, từ cấy, sạ lúa, nhổ cỏ, trồng rau, đến
15


thu hoạch lúa, hái sen… Với một quy trình sản xuất sạch, hoàn toàn thuận theo tự nhiên,
từng hạt lúa, ngó sen đến con cá, con cua đều là thực phẩm an toàn trên bàn ăn du khách.
- Trang trại nhà màng trồng dưa lê của Công ty ECOFAM ở huyện Thanh Bình:
2.3.2. Số lượng du khách quốc tế và nội địa giai đoạn 2017 - 2019
Theo thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, năm 2017,
tổng thu từ du lịch và lượt khách đều đạt tốc độ tăng trưởng cao và vượt so với kế hoạch
đề ra, cụ thể có trên 3,3 triệu lượt khách đến với Đồng Tháp, đạt 122,22 % kế hoạch năm,
tăng 23,19% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó có 80.000 khách quốc tế, đạt 114,28% kế
hoạch năm, tăng 16,42% so với cùng kỳ năm 2016. Doanh thu du lịch đạt trên 650 tỷ
đồng, đạt 130,04% kế hoạch năm, tăng 33,26 % so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, chỉ
riêng về loại hình du lịch nông nghiệp đã mang lại doanh thu đáng kể. Khách quốc tế đến
với du lịch nông nghiệp Việt Nam đang ngày càng có xu hướng tăng lên, chỉ tính riêng
các khu, điểm du lịch tại TP.Sa Đéc trong năm 2018 đã có hơn 42 ngàn lượt khách đến
tham quan. gần một nửa tổng lượng khách đến tham quan.

2.3.3. Đánh giá về phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp
Điểm mạnh:
- Các yếu tố về tự nhiên đa dạng, mang đậm tính chất của đồng bằng điền
trũng với hệ thống sông ngòi dày đặc, khí hậu ôn hòa, đồng bằng phù sa màu mỡ, cho
phép tỉnh có thể phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây đặc trưng và
hệ thống vườn cây ăn quả, từ đó có thể phát triển loại hình du lịch tham quan, học tập...
- Hệ thống các giá trị nhân văn phong phú, bao gồm hệ thống các giá trị di
tích lịch sử, làng nghề và các đối tượng liên quan đến dân tộc học..., kết hợp với các tiềm
năng về tự nhiên, tạo cơ sở cho việc xây dựng và phát triển các loại hình du lịch nông
nghiệp khác nhau như du lịch tham quan, sinh thái…
- Đồng Tháp có nhiều thế mạnh nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa và thủy sản.
Cơ cấu của sản xuất nông nghiệp ngày càng đa dạng, nhiều sản phẩm nông nghiệp được
ứng dụng khoa học công nghệ tạo ra sản lượng và chất lượng cao. Loại hình homestay
ngày càng được mở rộng. Đồng Tháp trở thành điểm đến hấp dẫn của các hộ sản xuất
nông nghiệp trong vùng và cả nước. Họ đến để học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm
trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, qua đó góp phần thúc đẩy hình thức du lịch nông
nghiệp phát triển.
16


- Có sự tham gia trực tiếp của người dân địa phương, đã tạo nên sự phong phú, hấp
dẫn trong các sản phẩm du lịch.
- Các hộ nông dân có tinh thần nghiêm túc và nhận thấy rõ tiềm năng của việc
phát triển du lịch nông nghiệp là một cách để phát triển kinh tế gia đình cũng như phát
huy truyền thống văn hóa và giá trị của sản phẩm nông nghiệp mình làm ra.
- Dân số chủ yếu sống bằng nghề nông. Có nhiều sản vật phong phú, thích hợp để
phát triển loại hình du lịch nông nghiệp.
Hạn chế:
- Nhiều mô hình du lịch nông nghiệp đã được khai thác trong nhiều năm, nhưng
không được đầu tư làm mới, chủ yếu vẫn dựa vào môi trường sinh thái tự nhiên nên

không còn hấp dẫn khách. (điển hình như Khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười)
- Sản phẩm du lịch nông nghiệp chất lượng cao tại nhiều địa phương để phục vụ
du khách chưa nhiều. Một số sản phẩm mới chỉ đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi,
ăn uống, trải nghiệm của du khách ở mức đơn giản.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phụ trợ tại nhiều điểm du lịch nông nghiệp chưa
được đầu tư hoàn chỉnh, hoặc đã được đầu tư nhưng không đảm bảo chất lượng. Quảng
bá hình ảnh còn chưa đáp ứng được các yêu cầu của phát triển du lịch.
- Nhiều điểm du lịch nông nghiệp gặp khó khăn trong việc kết nối với doanh
nghiệp lữ hành để hoàn thiện, xây dựng sản phẩm du lịch nông nghiệp cũng như thu hút
khách du lịch trong nước và quốc tế…
- Chưa có nhiều nơi lưu trú phù hợp với nhu cầu của du khách quốc tế. Hoặc điểm
đến của các điểm du lịch nông nghiệp chỉ là một trong những điểm của chuyến đi. Thời
gian du khách đến tham quan không lâu.
- Bà con nông dân vốn chỉ quen với việc sản xuất nông nghiệp mà chưa biết nhiều
đến các kỹ năng phục vụ du lịch.
- Cộng đồng xã hội, người dân địa phương chưa nhận thức được giá trị của các gói
dịch vụ du lịch nông nghiệp mà họ có thể tham gia cung cấp trong chuỗi dịch vụ tổng
hợp; thiếu các cơ chế thúc đẩy hiệu quả để kết nối cộng đồng phát triển sản phẩm du lịch
nông nghiệp.
- Các gói dịch vụ còn đơn điệu, chất lượng dịch vụ trong các gói sản phẩm chỉ ở
mức giản đơn; sản phẩm dịch vụ du lịch chưa truyền tải giá trị văn hóa cốt lõi, chưa có
tính hấp dẫn.
17


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP
TỈNH ĐỒNG THÁP
3.1. Giải pháp về xây dựng mô hình sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp
sạch công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ
- Tổ chức khảo sát và hỗ trợ các điểm nhà vườn, nông trại, trang trại, khu sinh thái

có tiềm năng để phát triển loại hình du lịch nông nghiệp. Xây dựng các tuyến du lịch gắn
kết các điểm du lịch nông nghiệp với Khu di tích điểm du lịch trọng điểm của tỉnh; lên kế
hoạch quảng bá, xúc tiến các sản phẩm du lịch nông nghiệp, hỗ trợ công tác đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại các điểm du lịch nông nghiệp.
- Triển khai chương trình OCOP mỗi xã một sản phẩm gắn với phát triển du lịch
nông nghiệp nông thôn. Gắn chặt du lịch nông nghiệp với phát triển du lịch cộng đồng và
khai thác các giá trị văn hóa bản địa, làng nghề truyền thống, quà lưu niệm, đặc sản địa
phương… nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững.
3.2. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch
- Chủ động tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực nông nghiệp và
trang bị các kỹ năng kinh doanh, giao tiếp cho nhân sự ngành du lịch cũng như bà con
nông dân để phát triển du lịch một cách chuyên nghiệp, có hiệu quả hơn.
- Tổ chức cho các hộ đi tham quan thực tế mô hình phát triển nông nghiệp bền
vững và một số tỉnh trong nước để giúp người dân có thêm kiến thức làm du lịch. Nâng
cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương về phát triển du lịch nông nghiệp sạch,
công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ.
- Có cơ chế đãi ngộ phù hợp cho nhân lực ngành du lịch là rất quan trọng. Trong
đào tạo nguồn nhân lực du lịch, tỉnh Đồng Tháp cần gắn liền với doanh nghiệp, các đơn
vị tổ chức và kinh doanh du lịch để đội ngũ nhân lực luôn am hiểu thực tiễn và tiềm năng
du lịch địa phương. Đồng thời, thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức cho đội
ngũ quản lí, nhân viên thông qua các buổi tọa đàm, hội thảo (có thể mời các giảng viên
chuyên ngành du lịch, môi trường của trường đại học; các nhà quản lí tour, lữ hành về
báo cáo...).

3.3. Giải pháp về quảng bá hình ảnh du lịch nông nghiệp Đồng Tháp
18


- Cần tăng cường công tác quảng bá tiềm năng du lịch thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng (báo, đài, internet, tờ rơi...), qua các cuộc hội thảo, mở rộng quan hệ

hợp tác với các doanh nghiệp, đơn vị lữ hành để giới thiệu tài nguyên du lịch của tỉnh
với du khách trong và ngoài nước cũng như thông qua việc tuyển chọn các đề tài; công
bố các bài báo về tiềm năng du lịch tỉnh. Mặt khác, cần chú trọng đối tượng khách du lịch
ở các đô thị lớn (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương...) và nước ngoài nhằm thu hút
trong những dịp nghỉ lễ ngắn ngày hay đi công tác.
- Địa phương thường cuyên kết nối với các đài truyền hình xây dựng các chuyên
mục, phóng sự giới thiệu về các món ngon, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Tham gia giới thiệu và quảng bá hình ảnh du lịch tại các Ngày hội Du lịch, Hội
chợ xúc tiến du lịch.
- Chú trọng việc xây dựng nhãn hiệu bao bì hàng hóa của các sản phẩm nông
nghiệp cùng với việc xây dựng hệ thống website, các trang facebook về các khu, điểm du
lịch để du khách có thể dễ dàng tìm kiếm.
3.4. Giải pháp về liên kết trong hoạt động du lịch
- Liên kết giữa các địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch trong tỉnh cũng như
các tỉnh bạn (An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang...), nước bạn (Campuchia) cũng như giữa
các điểm tài nguyên du lịch trong tỉnh; giữa các cơ quan điều hành và tổ chức hoạt
động du lịch nhằm tận dụng cơ sở hạ tầng, bổ trợ và hoàn thiện cho nhau để cùng phát
triển. Mặt khác, liên kết còn giúp các tỉnh trong vùng xác định thế mạnh nổi bật, ưu tiên
đầu tư phát triển, xác định được sản phẩm đặc trưng cho mỗi địa phương, hạn chế được
tình trạng “hao hao giống nhau”; “một nơi thấy được cả vùng”...
- Liên kết giữa ngành nông nghiệp với ngành du lịch, giữa doanh nghiệp lữ hành,
trang trại, nông dân… trong phát triển du lịch nông nghiệp. Việc liên kết hình thành chuỗi
giá trị giữa nông nghiệp và du lịch là hết sức quan trọng, đem lại nhiều giá trị tích cực,
đặc biệt là vấn đề tạo sinh kế, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần gìn giữ được nghề
nông nghiệp truyền thống... Bên cạnh đó, cần phải chọn lọc và đầu tư bài bản, xác định
các sản phẩm chủ đạo, đặc trưng có tính khác biệt, điểm nhấn của từng địa phương.
3.5. Giải pháp về tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt
động du lịch
19



Các thế mạnh du lịch tự nhiên của Đồng Tháp thường gắn liền với hoạt động sản
xuất, đời sống của người dân nên tăng cường sự tham gia của người dân trong hoạt động
du lịch là rất cần thiết. Một mặt, giúp cho đời sống người dân được cải thiện, người dân
sẽ có ý thức và trách nhiệm bảo tồn môi trường tự nhiên. Mặt khác, sẽ đa dạng hóa được
các hoạt động, loại hình du lịch (du lịch cộng đồng, du lịch homestay, du lịch sinh thái,
du lịch cuối tuần...) - những loại hình du lịch rất được du khách, nhất là du khách nước
ngoài yêu thích khám phá tự nhiên, tìm hiểu văn hóa bản địa.
Sự tham gia của cộng đồng dân cư cần được chú trọng trong xây cơ sở hạ tầng,
vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch như xây dựng và mở rộng đường dẫn vào khu du lịch;
các khu vui chơi, giải trí, ăn uống gần các điểm du lịch...
3.6. Đa dạng hóa các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch
- Trên cơ sở xác định các điểm có tiềm năng du lịch nông nghiệp, có thể xây dựng
các tuyến du lịch chuyên đề như: “Sông nước Cửu Long”; “ Đặc sản mùa nước nổi”;
“Đồng Tháp Mười thiên nhiên vẫy gọi”; “Tháp Mười lũ và sen”; “Tháng Sếu đầu đỏ”;
“Đồng Tháp nắng và xanh”, “Đặc sản Tháp Mười”...
- Phát triển loại hình du lịch trải nghiệm, homestay cho du khách cùng ăn, ở, làm
việc và sinh hoạt chung với gia đình hộ nông dân để tạo sự khác biệt cũng như gia tăng
sự thích thú khi trải nghiệm những công việc thú vị mà họ chưa từng làm.
- Bên cạnh các sản phẩm du lịch đặc trưng thì việc đa dạng hóa các sản phẩm du
lịch là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu da dạng của du khách. Bên cạnh các sản
phẩm du lịch gắn liền với tự nhiên, ở những điểm du lịch có thế mạnh tự nhiên cần tăng
cường thêm sản phẩm du lịch nhân văn (quà lưu niệm, sản vật quê hương: vườn cây trái,
lúa trời, bông súng, mật ong...) và các hoạt động vui chơi, giải trí khác.

20


KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy, Đồng Tháp có nhiều tiềm năng tự nhiên để phát triển

du lịch, nhất là các loại hình du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch dựa vào cộng đồng, du
lịch “homestay”, du lịch mùa nước nổi, du lịch cuối tuần, du lịch nghiên cứu... Đặc
biệt, trong giai đoạn các cảnh quan thiên nhiên đang bị phá hủy nghiêm trọng dưới sức ép
phát triển kinh tế - xã hội thì Đồng Tháp được xem là “môi trường xanh” - nơi lí tưởng
cho nghỉ dưỡng và thư giãn, nhất là dịp cuối tuần, nghỉ lễ ngắn ngày.
Nhìn chung, các điểm du lịch nông nghiệp mới chỉ dừng lại ở thế mạnh mà chưa
khai thác hết tiềm năng để phục vụ phát triển du lịch hoặc khai thác chưa tương xứng
tiềm năng. Để khai thác, sử dụng tiềm năng tự nhiên cho phát triển du lịch theo hướng
bền vững đưa Đồng Tháp trở thành “Một điểm đến lí tưởng - an toàn - thân thiện - văn
minh vùng trũng lũ - văn minh Gò Tháp”, tỉnh Đồng Tháp cần tiến hành điều tra tổng thể,
xác định các thế mạnh nổi bật, xây dựng các mô hình du lịch với sự tham gia của cộng
đồng dân cư, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật cho các điểm du lịch
có nhiều tiềm năng phát triển...

21



×