TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI 2
Lớp sư phạm Tiểu học Hòa Bình
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
BÁO CÁO THỰC TẬP SƯ PHẠM CÁ NHÂN
I. SƠ YẾU LÍ LỊCH:
- Họ tên sinh viên: ; Giới tính: Nam
- Ngày sinh: 16 tháng 09 năm 1978
- Chuyên ngành đào tạo: Đại học Tiểu học
- Lớp GDTH – Hòa Bình (Khoa Tiểu học, Trường Đại học Hà Nội 2)
- Hệ đào tạo: Vừa làm-Vừa học.
- Khóa đào tạo: 2008 – 2011
- Thực tập dạy học và chủ nhiệm lớp: 5B. Tại Trường Tiểu học Thị Trấn Hàng Trạm, Yên
Thuỷ, tỉnh Hòa Bình.
- Thời gian thực tập: Từ ngày 11/04/2011 đến ngày 07/05/2011
II. NHẬN THỨC
Đợt thực tập cuối khóa của sinh viên hết sức quan trọng vì sau khi sinh viên đã học
xong phần lí thuyết và thực hành về khoa học giáo dục cũng như các môn chuyên ngành
Sư phạm Tiểu học do Trường Đại học Hà Nội 2 mở tại Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa
Bình. Đợt thực tập sư phạm này giúp cho sinh viên thực tập được toàn bộ công việc của
nguời giáo viên Tiểu học, thực tập công tác chủ nhiệm của một lớp, sinh hoạt lao động
ngoài giờ của học sinh…
Đợt thực tập này tạo điều kiện cho sinh viên chủ động, sáng tạo trong công việc vận
dụng kiến thức và rèn luyện các kỹ năng giáo dục và dạy học trong thực tế nhà trường, từ
đó hình thành năng lực sư phạm.
Đợt thực tập này còn góp phần rèn luyện tư cách, tác phong sư phạm, nâng cao
phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên trước khi bước vào nghề.
Sinh viên cần phát triển và hoàn thiện những kỹ năng sư phạm đã được hình thành
ở trường Đại học, đặc biệt là kỹ năng giảng dạy và kỹ năng nghiệp vụ chủ nhiệm.
Tiếp theo trong đợt thực tập này, sinh viên phải tận tình với nghề, làm việc có kế
hoạch khoa học và có khả năng nhận xét, đánh giá khả năng học và tu dưỡng của học
sinh.
Sinh viên phải phát huy cao độ tinh thần tự giác, độc lập tự chủ, sáng tạo của mình
trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường Tiểu học.
Sau 3 năm học tập (2008 – 2011) tại Trường Cao Đẳng Sư phạm Hòa Bình (Lớp Sư
phạm Tiểu học, do Trường Đại học Hà Nội 2 mở), tôi đã học được rất nhiều điều từ trong
sách vở và những kiến thức do nhiều giáo viên truyền thụ. Tuy nhiên để trở thành một
giáo viên giỏi, điều quan trọng không phải là chỉ biết bám vào sách vở mà phải biết thực
hành áp dụng vào thực tiễn những gì mình đã học được. Trường Tiểu học Thị Trấn Hàng
Trạm là nơi tôi chọn để thực tập sư phạm. Thực tập tại trường sẽ giúp tôi học hỏi được
những phương pháp giảng dạy của các đồng nghiệp trong trường và hơn nữa tôi sẽ biết
được các hoạt động chủ nhiệm lớp, cách quản lí lớp là như thế nào, đợt thực tập này sẽ
giúp tôi chủ động làm quen với môi trường sinh hoạt mới, từ đó giúp tôi vững bước đi đến
con đường tương lai của mình.
Trong quá trình thực tập dưới sự chỉ dẫn của đồng nghiệp tại trường, và những gì
tôi học hỏi được trong những tiết dự giờ và lên lớp sinh hoạt, những điều đó giúp ích rất
nhiều cho công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm.
Trong bốn tuần thực tập, tuy không phải là một thời gian dài, nhưng cũng giúp cho
tôi một phần nào biết được các phương pháp giảng dạy ở trường, tôi đã được vào dự giờ
nhiều tiết dạy của giáo viên trong trường, sau đó tôi cũng được họp rút kinh nghiệm cùng
cô hướng dẫn. Mỗi người có một phương pháp giảng dạy riêng, và các phương pháp đó có
một điểm chung là đều tạo sự thích thú cho học sinh khi tham gia vào tiết học. Qua đó tôi
cũng học hỏi được rất nhiều điều và đó là hành trang để tôi bước đi trên con đường tương
lai.
Trong đợt thực tập này tôi nghiên cứu những phương pháp dạy học ở trường, các
trình tự để dạy một bài học, cách gây sự chú ý của học sinh đến bài học, dùng các phương
pháp trực quan sinh động, dùng nhiều hình ảnh, cho học sinh nghe băng để rèn luyện các
kỹ năng cho học sinh, đặt câu hỏi đáp đúng có thưởng, cho học sinh chơi trò chơi để thư
giãn và củng cố kiến thức, từ đó tôi cũng tìm ra được phương pháp giảng dạy cho riêng
cho bản thân mình.
II. NỘI DUNG – KẾ HOẠCH:
- Gồm 4 nội dung chính:
+ Thực tập giảng dạy.
+ Thực tập chủ nhiệm.
+ Thực tập nghiên cứu khoa học
+ Ý thức rèn luyện của sinh viên trong đợt thực tập sư phạm.
1. Cơ sở lí luận của đợt thực tập sư phạm cuối khóa:
a. Công tác tìm hiểu thực tế giáo dục ở địa phương trường:
Sinh viên thực tập nghe báo cáo của ban lãnh đạo trường, đồng thời phải tự tìm
hiểu thêm về tình hình giáo dục và nội quy của nhà trường Tiểu học.
Nghe báo cáo của Ban lãnh đạo nhà trường về địa phương, đồng thời cũng tìm hiểu
thêm về tình hình kinh tế, văn hóa xã hội và phong trào giáo dục của địa phương.
Nghe báo cáo hoạt động chuyên môn, về việc tìm hiểu chức năng nhiệm vụ, quyền
hạn của giáo viên, cũng như các tài liệu sổ sách, hồ sơ học bạ của học sinh.
Nghe báo cáo các hoạt động của đoàn trường.
b. Công tác thực tập giảng dạy:
Giảng dạy là hoạt động chủ yếu của người giáo viên, đặc biệt đối với một giáo viên
Tiểu học. Bậc tiểu học là bậc học hết sức quan trọng bậc học nền tảng trong hệ thống quốc
dân, do vậy người giáo viên Tiểu học phải thực sự gương mẫu, trang bị cho mình một kiến
thức hết sức vững vàng để đảm bảo cho việc dạy học vừa có tính khoa học và có tính nghệ
thuật. Luôn nêu cao vai trò của người giáo viên.
Sinh viên thực tập phải nắm vững kế hoạch cũng như nội dung chương trình của
môn học trong quá trình thực tập.Lập kế hoạch giảng dạy cho toàn đợt
Mỗi sinh viên dự 4 tiết do giáo viên hướng dẫn dạy mẫu, có rút ra kinh nghiệm học
tập.
Mỗi sinh viên dạy 7 tiết theo chương trình đào tạo, dưới sự chỉ đạo của giáo viên
hướng dẫn, sau tiết dạy có rút kinh nghiệm, đánh giá cho điểm
Ngoài ra, các tiết dạy của các bạn thực tập chung nhóm, bản thân mỗi sinh viên
cũng phải dự và rút kinh nghiệm của tiết dạy để làm kinh nghiệm cho bản thân.
c. Công tác chủ nhiệm:
Sinh viên thực tập sẽ hoàn thiện một số kĩ năng, kỹ xảo cần thiết của người giáo
viên chủ nhiệm như: cách giao tiếp với học sinh, giáo dục học sinh cá biệt, kỹ năng xây
dựng kế hoạch chủ nhiệm, kỹ năng tổ chức quản lí học sinh…
2. Thực tế công tác tiến hành thực tập ở trường Tiểu học:
a. Thực tế giáo dục ở trường, nhận thức của bản thân về công tác này:
*Thuận lợi:
Trường có đội ngũ giáo viên có tay nghề tương đối điều nhau, nhiều giáo viên có
chuyên môn nghiệp vụ cao, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, nhiệt tình
trong giảng dạy và công tác, tác phong đạo đức chuẩn mực.
Học sinh có nề nếp học tập tốt, phần lớn các em học sinh đều quan tâm đến việc
học của mình, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy nhà trường, lễ phép với thầy cô và người
lớn tuổi.
Trường được sự quan tâm của chính quyền địa phương và cả lãnh đạo ngành trong
việc chỉ đạo, hỗ trợ các mặt hoạt động của nhà trường
Hội phụ huynh có tác động tích cực đối với nhà trường.
*Khó khăn:
Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật trang bị chưa thật sự đầy đủ.
Một bộ phận nhỏ học sinh học yếu do điều kiện kinh tế và gia đình chưa thật sự
quan tâm đến việc học của con em mình.
Do lứa tuổi của các em còn ở độ tuổi vừa học vừa chơi nên gây khó khăn trong việc
giảng dạy và quản lí.
*Vài nét về tình hình nhà trường:
*Đặc điểm chung:
Vị trí địa lí:
Trường Tiểu học Thị Trấn Hàng Trạm là một trường vùng 1 của huyện miền núi
Yên Thuỷ– Hòa Bình đa số là người dân tộc Kinh, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó
khăn. Trường được tách ra từ trường PTCS Nông Trường 2/9 năm 1992. Trường nằm trên
địa bàn Khu phố 2 T2 Hàng Trạm huyện Yên Thuỷ tỉnh Hòa Bình.
Vị trí giáo dục trên địa bàn:
Trường Tiểu học Thị Trấn Hàng Trạm nằm ở trung tâm huyện, trường chia làm 2
chi, chi phụ cách chi chính từ 1,5 km. Trong đó có hơn 20% là người dân tộc Mường.
Về số liệu học sinh và giáo viên:
*Học sinh:
- Số lớp 16
- Tổng số học sinh:326 học sinh (nữ: 163 em). Bình quân 21 học sinh/ lớp.
Khối lớp
Số lớp
Số học sinh
Nữ
Dân tộc
Nữ dân tộc
1
4
83
37
16
05
2
03
72
30
12
04
3
03
53
30
07
06
4
03
57
27
09
02
5
03
61
29
07
02
*Cán bộ- Giáo viên:
Tổng số: 36 đ/c
BGH: 3 đ/c.
GV: 29 (Nữ: 27). Trong đó: GVTH chính: 20 ; MT: 1; ÂN: 1; TD: 1; TA: 1
HC:
2
BV:
2
*Cơ sở vật chất kĩ thuật:
Tổng số phòng: 30 chia ra:
* Phòng BGH: 03 phòng
* Thư viện: 02 phòng
* Thiết bị: 02 phòng
* Phòng chức năng: 02 phòng
* Phòng học: 16phòng
* Phòng ytế học đường: 2 phòng
* Văn phòng: 02 phòng
* Phòng truyền thống: 01 phòng
Có 2 nhà xe và hai khu vực nhà vệ sinh dành cho giáo viên và học sinh.
Trong năm học qua trường đã vận động từ nhiều nguồn lực để góp phần chỉnh trang cơ sở
vật chất.
*Thống kê chất lượng hai mặt giáo dục (Học kì I, năm học 2010 - 2011):
Toàn trường có 326 học sinh.
Trong đó:
Khối 1: 66 HS đạt HSG và HSTT
Khối 2: 54 HS đạt HSG và HSTT
Khối 3: 36 HS đạt HSG và HSTT
Khối 4: 44 HS đạt HSG và HSTT
Khối 5: 31 HS đạt HSG và HSTT
326 / 326 học sinh xếp loại hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ (tỉ lệ 100%)
*Hoạt động bồi dưỡng và phụ đạo học sinh:
Được tiến hành một cách thường xuyên và liên tục trong suốt năm học với biện
pháp giáo dục lấy thực tế để xây dựng cách thực hiện phù hợp và đạt hiệu quả.
Nhà trường thực hiện dạy học 8 buổi/tuần cho tất cả các khối lớp (3 buổi chiều: ,
3,4,5)
Đối với công tác phụ đạo tiến hành 16 lớp vào chiều thứ 2 và thứ 6 hàng tuần. Công
tác bồi dưỡng học sinh Giỏi của các khối lớp 1,2,3,4,5 được tiến hành vào chiều thứ 2 và
thứ 6 hàng tuần. Riêng khối lớp 5 được bồi dưỡng thêm vào thứ 7 hàng tuần.
*Công tác tổ chức:
Công tác biên chế giáo viên- học sinh, được tiến hành ngay từ đầu năm học theo sự
sắp xếp của Ban giám hiệu và tiến hành công khai và dân chủ, có tổ chức và tập trung.
Ổn định các chức danh và các ban, tổ của đơn vị. Cụ thể: hoạt động của đơn vị theo
biên chế như sau:
+ Chuyên môn: Có 3 tổ chuyên môn là tổ 1 ; tổ 2+3 và tổ 4+5
Cử 3 giáo viên và cán bộ quản lí giữ chức vụ tổ trưởng 5 khối + tổ trưởng văn phòng
Nhà trường hoạt động dưới sự điều hành của Ban giám hiệu gồm: 3 đ/c
*Chi bộ Đảng gồm: 17 Đảng viên trong đó BCU gồm 1 BT (HT) + 1 phó BT + 1 Chi ủy
viên.
*Ban thanh tra nhà trường: gồm có 3 người
*BCH hội CMHS: gồm 16 đại diện CMHS cho 16 lớp.
Bằng những hoạt động theo đúng qui định và kế hoạch đã đề ra trong những năm
học qua, nhà trường đã đạt được một số thành tích như sau:
+ Đạt danh hiệu: Trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia Mức độ 1
+ Liên tục nhiều năm là: Tập thể Trường Tiên tiến Xuất sắc.
+ Tổ LĐTT: Tổ 1, Tổ 2+3
+ Tổ LĐTT: Tổ 4+5
Cá nhân: 1 CSTĐ cấp tỉnh.
3 GVDG Tỉnh,
10 GVDG CS
6 CSTĐ cấp CS
Nhiều năm liền trường luôn được công nhận là trường học văn hóa, Chi bộ trong
sạch vững mạnh, công đoàn trường vững mạnh.
Hiện nay trường đang phấn đấu kiên cố hóa 100% cơ sở vật chất phục vụ cho công
tác giảng dạy.
*Nhiệm vụ chính của nhà trường trong năm học 2010 -2011:
Đảm bảo thực hiện toàn cấp chương trình mới.
Tiếp tục tham mưu với các cấp. ngành chức năng xây dựng cơ sơ vật chất kĩ thuật theo kế
hoạch.
Tiếp tục duy trì các thành tích tập thể, cá nhân.
Duy trì trật tự kỷ cương trong quản lí và thực hiện tốt chuyên môn giảng dạy.
Tổ chức tốt các kì thi kiểm tra định kì theo qui định, đảm bảo tính nghiêm túc, phản
ánh trung thực kết quả học tập của học sinh, không để học sinh lên lớp non, kiên quyết sử
lí những giáo viên làm sai lệch điểm, sai nhận xét, gian lận kết quả thi của học sinh.
Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, dân chủ hóa trường học.
Thực hiên nâng chất lượng trình độ chuyên môn, hiệu quả công tác cho từng cán
bộ, giáo viên nhân viên.
Tuyệt đối chống bệnh hình thức trong mọi hoạt động.
Công khai tất cả các hoạt động của nhà trường, nhất là quản lí tài chính của đơn vị.
Tóm lại: Trong năm học nhà trường sẽ không ngừng chuyển mình bằng tất cả nội lực sẵn
có, đặc biệt đảm bảo việc thực hiện tốt các chủ trương chính sách và pháp luật của Đảng,
Nhà nước mà trong đó đảm bảo việc thực hiện tốt nhiệm vụ năm học mà Ngành đã đề ra.
b. Thực tế thực tập giảng dạy ở trường Tiểu học, nhận thức của bản thân về công tác
này:
Theo chỉ đạo của ban chỉ đạo đợt thực tập sư phạm này, mỗi sinh viên phải đảm bảo
đủ số tiết dự giờ mẫu là 4 tiết, số tiết giảng dạy là 7 tiết. Qua tiết dạy mẫu của đồng chí
Nguyễn Thị Bình đã giúp cho tôi bước đầu có cái nhìn tổng quát về phương pháp và cách
tổ chức giảng dạy lớp học theo phương pháp mới, cách phân bố thời gian trong một tiết
học, cách thức soạn giáo án theo phương pháp tích cực, cụ thể nói 8 tiết dạy mẫu của Đ/C
Bình có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sinh viên thực tập chúng tôi.
Đối với bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, đã
giúp tôi một cách tỉ mỉ từ khâu soạn giáo án đến khâu làm đồ dùng học tập, gợi ý cách
trình bày nội dung giảng dạy sao cho học sinh dễ hiểu, phù hợp với trình độ học sinh.
Để hoàn thành tốt kế hoạch giảng dạy, tôi thường xuyên liên hệ với giáo viên
hướng dẫn để học hỏi cách thức soạn bài thật dễ hiểu, nhấn mạnh vào các trọng tâm của
bài học, 7 tiết dạy của tôi đều có giáo viên hướng dẫn dự giờ. Sau mỗi tiết dạy giáo viên
hướng dẫn có tổ chức hợp rút kinh nghiệm ngay. Nhờ đó tôi kịp thời sữa chữa, khắc phục
những khuyết điểm mắc phải và đồng thời phát huy những ưu điểm trong các giờ dạy sau.
Sau khi giáo viên hướng dẫn rút kinh nghiệm tiết dạy, chỉ ra những chỗ cần phát huy,
những chỗ chưa được cần khắc phục lại, tôi tiếp thu ý kiến để tự mình đánh giá, rút kinh
nghiệm cho bản thân, càng ngày tiết dạy của tôi càng hoàn thiện hơn.
*Nhận thức của bản thân tôi về công tác giảng dạy này
Những tiết dạy trong đợt thực tập sư phạm này giúp chúng tôi hiểu rõ năng lực dạy
học của bản thân mình để càng cố gắng học tập thêm, rèn luyện nâng cao tay nghề hơn
nữa trong thời gian sắp tới để trở thành một giáo viên giỏi.
*Qua đây tôi cũng rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân mình như sau:
Qua thời gian thực tập sư phạm, sinh viên cần chủ động gặp gỡ giáo viên hướng
dẫn nhiều lần để học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, phần nào chưa nắm vững có thể nhờ giáo
viên hướng dẫn chỉ bảo thêm, mạnh dạn hỏi hoặc xin được giúp đỡ khi gặp khó khăn hay
vướng mắc
Sinh viên khi lên lớp dạy cần trình giáo án cho giáo viên hướng dẫn thật sớm để
giáo viên có thể góp ý, sữa chữa kịp thời những sai sót. Đồng thời sinh viên phải nghiên
cứu mục tiêu bài học, xem thật kĩ giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học và tập giảng để các
bạn cùng nhóm đóng góp ý kiến trước khi lên lớp giảng dạy.
Trong quá trình giảng dạy sinh viên phải phối hợp các phương pháp một cách hợp
lí, bao quát lớp một cách triệt để, hệ thống câu hỏi nêu ra phải phù hợp với trình độ và
kiến thức của học sinh
Khi lên lớp phải rèn đọc rành mạch rõ ràng, giảng to, đúng âm chuẩn và đọc lưu
loát, diễn cảm.
Rèn chữ viết đúng mẫu, ghi điểm số chân phương.
Trình bày bảng theo đúng quy định, thẩm mỹ, khoa học, sáng tạo.
c. Thực tế thực tập công tác chủ nhiệm ở trường Tiểu học, nhận thức của bản thân
về công tác này:
Tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5A do Đ/C Nguyễn Thị Bình làm chủ nhiệm.
Sau đó tôi dự 1 tiết sinh hoạt chủ nhiệm do cô chủ trì để tìm hiểu cách thức và các bước
tiến hành một tiết sinh hoạt chủ nhiệm, biện pháp kỷ luật các học sinh vi phạm trong tuần,
tuyên dương học sinh đạt thành tích tốt trong học tập và hoàn thành những nhiệm vụ trong
tuần. Tác phong khi nói trước lớp phải tự tin, nghiêm túc, ngôn ngữ có tính thuyết phục
cao.
Hằng ngày tôi phải thực hiện việc đến lớp sớm (15 phút đầu giờ) để sinh hoạt cùng
với lớp, nhắc nhở các em lao động, trực vệ sinh lớp, truy bài đầu giờ, kèm những học sinh
yếu để các em có thể theo kịp các bạn trong lớp. Đây chính là thời gian chúng tôi có dịp
tiếp xúc, gần gũi học sinh, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các em, tìm hiểu về bản
thân của mỗi em, để có biện pháp xữ lí và giúp đỡ kịp thời.
Tôi được phân công thực tập 1 tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp, trước đó tôi đến phòng
giá viên để ghi lịch báo tuần, soạn giáo án chủ nhiệm. Trong giờ sinh hoạt tôi cố gắng nói
giọng to, rõ để các em học sinh đều lắng nghe, tác phong tự tin, mẫu mực, sinh hoạt đầy
đủ thông tin của Ban Giám Hiệu, khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong tuần,
kĩ luật nghiêm minh đối với những các nhân vi phạm, đồng thời tạo điều kiện để các em
phát biểu ý kiến của mình trước lớp.
*Nhận thức của bản thân về công tác chủ nhiệm
Qua tất cả những công tác trên, đối với tôi công tác chủ nhiệm không đơn giản chút
nào. Giáo viên chủ nhiệm phải luôn theo sát tình hình của lớp, để có hình thức khen
thưởng và xử lí nghiêm minh, rõ ràng. Mặt khác giáo viên chủ nhiệm là người mà các em
tin tưởng, là tấm gương để các em học tập và noi theo, vì vậy giáo viên phải hiểu tâm tư
và nguyện vọng của các em, là người mà các em có thể thổ lộ các khó khăn trong học tập,
sinh hoạt và tận tình giúp đỡ các em, khuyến khích động viên các em trong học tập.
Không chỉ thế người giáo viên chủ nhiệm còn phải tìm hiểu về hoàn cảnh của mỗi
em, điều kiện sinh hoạt của mỗi em, để có biện pháp giúp đỡ kịp thời, nhất là đối với
những em có hoàn cảnh khó khăn. Phải thật sự gần gũi, thân mật, quan tâm chăm sóc các
em, nhưng phải thật sự nghiêm túc chuẩn mực..
Tóm lại: Để hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm, người giáo viên chủ nhiệm cần
nhiệt tình, tận tâm trong nghề nghiệp, công bằng trong ứng xử với học sinh.
3. Kết luận của công tác thực tập sư phạm ở trường phổ thông, giữa lí thuyết Và
thực tiễn:
Nhìn chung sau 4 tiết dạy mẫu của giáo viên hướng dẫn, dự 7 tiết tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn. Do đó tôi đã lập kế hoạch giảng dạy cho
toàn đợt, giảng dạy theo kế hoạch dưới sự chỉ đạo của giáo viên hướng dẫn, sau mỗi tiết
dạy có đánh giá rút kinh nghiệm.
Về công tác chủ nhiệm tôi cũng nhận được sự giúp đỡ tận tình của Đ/C Bình và có
sự hợp tác rất tốt của các bạn cùng nhóm, tôi đã nhận và quản lí khá tốt lớp 5B trong suốt
thời gian thực tập. Nhìn chung thì tôi cũng đã nắm được toàn bộ công việc của người giáo
viên và thực hiện tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh.
Có thể nói công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm tôi luôn gặp thuận lợi, không
có cách biệt nhiều giữa lý luận và thực tiễn.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Công tác thực tập giảng dạy:
Học tập phương pháp, cách thức lên lớp của giáo viên tiểu học ở 7 tiết dạy mẫu, lập
kế hoạch cho toàn đợt, thực hiện theo đúng kế hoạch.
Soạn giáo án thật tỉ mỉ cho mỗi tiết dạy, chú trọng những nội dung trọng tâm của tiết dạy,
chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ và chi tiết.
Nhiệt tình giảng dạy, tạo ra một không khí vui tươi, sinh động, đa số học sinh nắm
vững kiến thức mới.
Hoàn thành tốt 7 tiết dạy, dự giờ 4 tiết dạy mẫu của giáo viên hướng dẫn.
2. Công tác chủ nhiệm:
Nhiệt tình tìm hiểu lớp thông qua việc tham gia đầy đủ mọi hoạt động của lớp.
Chủ trì tiết sinh hoạt chủ nhiệm khá tốt, sinh hoạt rõ ràng, dứt khoát, kết hợp khen thưởng
và kỉ luật.
Theo dõi thường xuyên, đôn đốc tình hình trật tự, vệ sinh lớp, vệ sinh khu vực, truy
bài đầu giờ, tình hình học tập, số học sinh nghỉ học có phép và không phép
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
a) Đối với công tác giảng dạy ở trường tiểu học:
Tôi đã rút ra một điều rằng, để đảm bảo thành công một tiết dạy cần có sự nỗ lực
rất nhiều từ hai phía, cả giáo viên và hoc sinh. Trong đó giáo viên đóng vai trò là người
hướng dẫn, tổ chức học sinh trong mọi hoạt động. Vì thế người giáo viên phải tìm hiểu kĩ
mục tiêu của bài học, soạn bài thật khoa học phù hợp với trình độ của học sinh, hệ thống
câu hỏi nêu ra phải dựa trên từng đặc điểm của học sinh, giỏi, khá, trung bình, yếu. Xác
định đâu là kiến thức trọng tâm của bài, sau mỗi tiết dạy, học sinh phải nắm được những
kiến thức nào. Hơn nữa hứng thú học tập đóng vai trò hết sức quan trọng trong học tập
của học sinh, vì vậy người giáo viên phải có thái độ vui vẻ, cỡi mở, tạo không khí lớp học
thoải mái, khen ngợi học sinh khi các em có câu trả lời tốt, góp ý nhẹ nhàng khi các em có
câu trả lời sai để khích lệ tinh thần học tập của học sinh.
b) Đối vớ công tác chủ nhiệm lớp:
Tôi cho rằng giáo viên chủ nhiệm có thể gần gũi, tìm hiểu hoàn cảnh, tâm tư
nguyện vọng của học sinh, gần gũi, thân mật nhưng phải giữ thái độ tác phong nghiêm túc
mẫu mực, đối xử công bằng, khen thưởng xử lí nghiêm minh, không thiên vị phân biệt đối
xử, từ đó làm cho các em tin yêu, có thể thổ lộ những khó khăn trong học tập, sinh hoạt.
c) Đối với nghề nghiệp:
- So với việc giảng dạy, công tác chủ nhiệm có vai trò quan trọng không kém. Phải
nắm đặc điểm tình hình lớp để đưa ra kế hoạch hoạt động phù hợp giúp lớp tiến bộ hơn.
Phải xác định đúng vị trí, mục tiêu, chuẩn kiến thức và kĩ năng, nội dung cơ bản,
trọng tâm của bài dạy. Giảng dạy phải chính xác, có hệ thống. Phải tạo điều kiện cho HS
phát huy năng lực. Dạy học đúng đặc trưng bộ môn, đúng loại bài. Vận dụng phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với các đối tượng theo hướng phát huy tính
năng động sáng tạo của HS. Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả. Lời giảng mạch lạc,
truyền cảm. Chữ viết bảng đẹp, trình bày bảng hợp lí. Phân bố thời gian đảm bảo tiến
trình dạy, đạt mục tiêu của bài dạy và phù hợp với thực tế lớp.
Hiểu biết về cách thức tổ chức, quản lý lớp, cơ cấu quy mô hoạt động của trường
tiểu học.
Tiếp thu những phương pháp giáo dục mới và hay của các thầy cô để phát hiện ra
mặt yếu của bản thân về chuyên môn và kĩ năng ứng xử. Tự đề ra hướng khắc phục,
không ngừng trao đổi kinh nghiệm và phấn đấu hoàn thiện bản thân.
Hiểu biết hơn về tâm, sinh lí của HS để có phương pháp tác động phù hợp, mang lại
hiệu quả tốt nhất trong dạy học.
Có biện pháp động viên khích lệ, tạo hứng thú học tập cho HS.
Phải có thái độ bình tĩnh, tự tin, giọng nói to, rõ ràng, truyền cảm. Bên cạnh đó,
phải rèn luyện đạo đức tác phong, luôn ý thức được vai trò và nhiệm vụ của mình để hoàn
thành tốt công việc được giao.
Trang bị cho bản thân những kiến thức xử lí tình huống sư phạm, không để rơi vào
thế bị động.
b) Đối với việc giao tiếp với mọi người:
Phải luôn vui vẻ, cởi mở, hòa đồng với mọi người, không ngừng học hỏi kinh
nghiệm giảng dạy. Tạo sự gần gũi, quan tâm, yêu thương, giúp đỡ HS, không la mắng khi
các em làm sai mà cần động viên, uốn nắn kịp thời tùy hoàn cảnh.
V. KIẾN NGHỊ VỚI TRƯỜNG.
Trường Đại Học Sư phạm Hà Nội 2 nên cho sinh viên đi thực tế, kiến tập các
trường phổ thông nhiều hơn để tìm hiểu và tiếp cận với các hoạt động và được giảng dạy
trước khi chuẩn bị thực tập ngoài trường phổ thông.
Trường Tiểu học: cần đầu tư trang thiết bị hơn nữa phục vụ cho công tác giảng dạy
của nhà trường.
Hàng Trạm, ngày 6 tháng 5 năm 201
Người báo cáo
Nhận xét cuả giáo viên hướng dẫn:
Đánh giá của trường thực tập ( Tiểu học T2 Hàng Trạm - Yên Thuỷ - Hoà Bình)
Đánh giá của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2: