BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
----------*-----------
ĐẶNG CẨM TÚ
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ,
THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON 0 - 25 THÁNG TUỔI
TẠI 3 TỈNH HÀ NAM, QUẢNG BÌNH, LÀO CAI
VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP,
2013-2015
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
HÀ NỘI - 2018
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................... xi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 4
Chương 1: ..................................................................................................... 5
TỔNG QUAN ............................................................................................... 5
1.1. Một số khái niệm cơ bản về nuôi con bằng sữa mẹ ...................................5
1.2. Thành phần cơ bản của sữa mẹ ........................................................................6
1.3. Các giai đoạn sản xuất sữa mẹ ..........................................................................7
1.4. Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ....................................................................8
1.4.1. Lợi ích đối với trẻ ......................................................................... 8
1.4.2. Lợi ích đối với bà mẹ .................................................................. 11
1.4.3. Một số lợi ích khác ..................................................................... 11
1.5. Thực trạng kiến thức và thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ ............12
1.5.1. Kiến thức, thái độ và thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ trên
thế giới .................................................................................................. 12
1.5.2.
Kiến thức, thái độ và thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ ở
Việt Nam ............................................................................................... 17
1.6. Tác động của truyền thông nâng cao kiến thức, thái độ thực hành
nuôi con bằng sữa mẹ ..................................................................................................21
1.7. Một số chương trình can thiệp cải thiện kiến thức, thái độ, thực
hành NCBSM .................................................................................................................25
v
1.7.1. Một số mô hình trên thế giới ...................................................... 25
1.7.2. Một số mô hình tại Việt Nam ..................................................... 27
1.8. Một số thông tin cơ bản về địa bàn nghiên cứu ........................................34
Chương 2: ................................................................................................... 36
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 36
2.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................36
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................ 36
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..................................................................... 36
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................36
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu .................................................................. 36
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................. 37
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................37
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.................................................................... 37
2.3.2. Giai đoạn 1: điều tra cắt ngang kết hợp với nghiên cứu định
tính ........................................................................................................ 38
2.3.3. Giai đoạn 2: nghiên cứu can thiệp giáo dục truyền thông nâng
cao kiến thức và thái độ cho con bú sớm và bú mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu của các bà mẹ có con từ 0 - 24 tháng và đánh giá sau can
thiệp ...................................................................................................... 44
2.3.4. Công cụ nghiên cứu ................................................................... 49
2.4. Xử lý số liệu ............................................................................................................51
2.5. Khống chế sai số trong nghiên cứu................................................................52
2.6. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu .............................................52
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................................53
2.8. Hạn chế của đề tài ................................................................................................53
Chương 3: ................................................................................................... 55
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 55
vi
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................................55
3.2.1. Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ ............................................... 60
3.2.2. Thái độ về nuôi con bằng sữa mẹ .............................................. 66
3.2.3. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ ............................................. 74
3.3. Hiệu quả can thiệp giáo dục truyền thông nâng cao kiến thức và
thái độ cho con bú sớm và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của các
bà mẹ có con từ 0 đến dưới 25 tháng tuổi ...........................................................77
3.3.1. Hiệu quả mô hình câu lạc bộ nuôi con bằng sữa mẹ ................ 78
3.3.2. Hiệu quả về kiến thức cho con bú mẹ sau sinh, thời gian cai sữa
và lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ ........................................................... 86
3.3.3. Hiệu quả về thái độ nuôi con bằng sữa mẹ................................. 91
3.3.4. Nguồn truyền thông giúp thay đổi kiến thức và hành vi về nuôi
con bằng sữa mẹ ................................................................................... 99
Chương 4: ................................................................................................. 101
BÀN LUẬN ............................................................................................... 101
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 101
4.2. Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ tại 3
tỉnh: Hà Nam, Lào Cai, Quảng Bình ................................................................. 103
4.2.1. Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho
bú ngay sau 1 giờ sau sinh và bú kéo dài đến 24 tháng tuổi ............ 103
4.2.2. Kiến thức, thái độ về việc nuôi con bằng sữa mẹ của những đối
tượng phụ nữ có con từ 0-25 tháng tuổi........................................... 113
4.3. Hiệu quả can thiệp giáo dục truyền thông nâng cao kiến thức, thái
độ về việc nuôi con bằng sữa mẹ .......................................................................... 121
4.4. Một số hạn chế của nghiên cứu.................................................................... 126
KẾT LUẬN............................................................................................... 127
KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................... 129
vii
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 132
Phụ lục 1: .................................................................................................. 154
PHIẾU PHỎNG VẤN PHỤ NỮ VỀ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ ..... 154
Phụ lục 2: .................................................................................................. 161
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM .................................. 161
Phụ lục 3: .................................................................................................. 162
GỢI Ý THẢO LUẬN NHÓM ................................................................. 162
viii
DANH MỤC VIẾT TẮT
CLB
Câu lạc bộ
Hội LHPN
Hội Liên hiệp Phụ nữ
NCBSM
Nuôi con bằng sữa mẹ
NCBSMHT
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
WHO
Tổ chức Y tế thế giới
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thời gian thực hiện nghiên cứu ................................................... 37
Bảng 2.2: Tổng hợp đối tượng nghiên cứu định tính giai đoạn 1 .................. 39
Bảng 2.3: Danh sách các tỉnh, huyện và xã được lựa chọn nghiên cứu ....... 40
Bảng 2.4: Tổng hợp đối tượng nghiên cứu định tính giai đoạn 2 .................. 46
Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi ...................................... 55
Bảng 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp ......................... 57
Bảng 3.3: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tình trạng con cái................. 58
Bảng 3.4: Phân bố đối tượng trẻ em < 25 tháng tuổi theo giới tính và theo
tình trạng sinh đẻ ......................................................................................... 59
Bảng 3.5: Kiến thức về lựa chọn nuôi con tốt nhất sau sinh ........................ 60
Bảng 3.6: Kiến thức về lợi ích của sữa mẹ................................................... 63
Bảng 3.7: Kiến thức về lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ ........................... 64
Bảng 3.8: Nguồn thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ .................................. 65
Bảng 3.9: Thái độ về việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ không bị
bệnh tật tránh được viêm nhiễm................................................................... 66
Bảng 3.10: Thái độ về việc nuôi con bằng sữa mẹ tạo được sự kết gắn mẹ
con ............................................................................................................... 67
Bảng 3.11: Thái độ về việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ khỏe mạnh hơn 67
Bảng 3.12: Thái độ về việc nuôi con bằng sữa mẹ có đầy đủ chất giúp trẻ
phát triển ...................................................................................................... 68
Bảng 3.13: Thái độ về việc nuôi con bằng sữa mẹ dễ hơn nuôi con bằng sữa
bột ................................................................................................................ 69
Bảng 3.14: Thái độ về việc nuôi con bằng sữa mẹ không gặp khó khăn trong
chăm sóc gia đình ........................................................................................ 69
Bảng 3.15: Thái độ về việc nuôi con bằng sữa mẹ là cách tốt nhất giảm chi
x
tiêu trong gia đình ........................................................................................ 70
Bảng 3.16: Làm mẹ là phải nuôi con bằng sữa mẹ ...................................... 71
Bảng 3.17: Thực hành cho con bú ngay sau sinh ......................................... 74
Bảng 3.18: Các hoạt động can thiệp ............................................................. 77
Bảng 3.19: Kiến thức lựa chọn nuôi con tốt nhất ......................................... 86
Bảng 3.20: Kiến thức về thời gian bú sữa mẹ hoàn toàn .............................. 87
Bảng 3.21: Kiến thức về thời gian cai sữa mẹ hoàn cho con ....................... 87
Bảng 3.22: Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ .................................................... 88
Bảng 3.23: Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ không bị bệnh ............... 91
Bảng 3.24: Nuôi con bằng sữa mẹ tạo sự kết gắn giữa mẹ và con ............... 92
Bảng 3.25: Nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ khỏe mạnh hơn trẻ không nuôi
con bằng sữa mẹ .......................................................................................... 92
Bảng 3.26: Nuôi con bằng sữa mẹ là sữa mẹ chứa đầy đủ chất giúp trẻ phát
triển .............................................................................................................. 93
Bảng 3.27: Nuôi con bằng sữa mẹ là dễ hơn nuôi con bằng ăn sữa bột ....... 93
Bảng 3.28: Nuôi con bằng sữa mẹ không gặp khó khăn trong chăm sóc gia
đình .............................................................................................................. 94
Bảng 3.29: Nuôi con bằng sữa mẹ là cách tốt nhất để giảm chi tiêu trong gia
đình .............................................................................................................. 94
Bảng 3.30: Nuôi con bằng sữa mẹ là làm mẹ phải nuôi con bằng sữa mẹ ... 95
Bảng 3.31: Nuôi con bằng sữa bột giúp trẻ khỏe mạnh, chống béo phì ....... 95
Bảng 3.32: Phụ nữ không nên cho con bú mẹ ở nơi công cộng ................... 96
Bảng 3.33: Nuôi con bằng sữa mẹ làm mất tự do của mẹ ............................ 96
Bảng 3.34: Nuôi con bằng sữa mẹ làm mất thời gian .................................. 97
Bảng 3.35: Nguồn truyền thông giúp thay đổi kiến thức và hành vi nuôi con
bằng sữa mẹ ................................................................................................. 99
xi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn (n = 920)
..................................................................................................................... 56
Biểu đồ 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc (n = 920) ............. 58
Biểu đồ 3.3: Kiến thức về thời gian cho con bú sữa mẹ hoàn toàn (n = 920)
..................................................................................................................... 61
Biểu đồ 3.4: Kiến thức về thời gian cai sữa cho trẻ ..................................... 62
Biểu đồ 3.5: Thái độ về quan điểm nuôi con bằng sữa bột giúp trẻ có thân
hình khỏe mạnh, chống được béo phì .......................................................... 71
Biểu đồ 3.6: Thái độ về quan điểm phụ nữ không nên cho con bú nơi công
cộng ............................................................................................................. 72
Biểu đồ 3.7: Thái độ về quan điểm nuôi con bằng sữa mẹ làm mất thời gian
của mẹ .......................................................................................................... 73
Biểu đồ 3.8: Thực hành cho con bú sữa mẹ hoàn toàn (n = 652) ................. 75
Biểu đồ 3.9: Thực hành cai sữa cho trẻ (n=378) .......................................... 76
Biểu đồ 1.3: tỷ lệ cho con bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu ở Madagascar từ năm
1997 đến năm 2002 .................................................................................... 163
Biểu đồ 1.4: tỷ lệ
cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu ở
Madagascar từ năm 1997 đến năm 2002 .................................................... 164
Biểu đồ 1.5: Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tại một
số quốc gia trên thế giới ............................................................................. 165
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) là phương pháp nuôi dưỡng trẻ tự
nhiên mang lại lợi ích tối ưu nhất cho sự sống còn, lớn lên và phát triển của
trẻ. Cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu, tiếp tục cho ăn bổ sung hợp lý và duy trì bú sữa mẹ đến 24 tháng
tuổi bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ
[1]. Nuôi con bằng sữa mẹ là biện pháp can thiệp có hiệu quả nhất trong
giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cho trẻ. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
góp phần quan trọng giảm tỷ lệ mắc viêm phổi và tiêu chảy là 2 nguyên
nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) chỉ riêng với can thiệp
cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn (BMHT) trong 6 tháng đầu sẽ làm giảm
1,3 triệu ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm trên toàn thế giới [1].
Nuôi con bằng sữa mẹ còn có tác động tích cực đến sức khỏe bà mẹ.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các bà mẹ cho con bú giảm nguy cơ
mắc ung thư vú và buồng trứng là 2 nguy cơ hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ.
Mặc dù lợi ích của NCBSM, đặc biệt là cho con bú sớm và bú mẹ
hoàn toàn đã được rất nhiều nghiên cứu khẳng định nhưng tỷ lệ vẫn NCBSM
đang có xu hướng giảm trong toàn cầu, đặc biệt là ở các nước có thu nhập
cao [171]. Đánh giá ở 127 quốc gia về tình trạng nuôi con bằng sữa mẹ cho
thấy chỉ có 37% trẻ dưới 6 tháng được BMHT và thời gian cho con bú ở các
nước thu nhập cao ngắn hơn ở các nước thu nhập thấp. Trong khi hầu hết
các bà mẹ ở châu Á và châu Phi vẫn cho con bú ở thời điểm trẻ được 12
tháng tuổi thì ở các nước Anh, Mỹ, Thụy Điển chỉ lệ này chỉ ở khoảng 20%
[167].
Tình trạng NCBSM ở Việt Nam cũng tương tự như các nước đang
2
phát triển khác. Theo số liệu thống kê gần đây nhất cho thấy chỉ có chỉ có
26,5% số bà mẹ cho con bú sớm và 24,3% số bà mẹ cho con BMHT trong 6
tháng đầu.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng NCBSM không được cải
thiện. Các yếu tố về chủng tộc, khu vực sống [128], văn hóa, tôn giáo, trình
độ học vấn, điều kiện kinh tế và áp lực của gia đình cũng như các yếu tố về
chính sách thai sản và sự quảng cáo của các hãng sữa được nhiều nhà nghiên
cứu khẳng định là ảnh hưởng đến thực hành NCBSM [170]. Chính vì thế,
một số mô hình can thiệp đã được tiến hành và cũng đã đạt được những
thành công nhất định. Theo báo cáo của Save the Children năm 2013 trong
10 năm (2000 - 2010), tỷ lệ BMHT trong 6 tháng tăng hơn 20% ở 27 quốc
gia. Một số quốc gia có tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn tăng nhanh như ở Sri Lanka
tăng từ 17% (1993) lên 76% (2007); Campuchia từ 12% (2000) lên 74%
(2010); Ghana từ 7% (1993) lên 63% (2008). Trong khi đó một số nước bao
gồm cả Việt Nam, tỷ lệ BMHT trong 6 tháng đầu hầu như không cải thiện
[93]. Với hiện trạng đó, nhiều chính sách và can thiệp hỗ trợ cho bà mẹ ở
nước ta đã được xây dựng và thực hiện nhằm tăng tỷ lệ NCBSM như: Chiến
lược Quốc gia Dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020 [49]. Chiến lược Dân số
và sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2011 – 2020 [48], các quy định về quảng cáo
các sản phẩm sữa cho trẻ dưới 12 tháng tuổi theo Nghị định số 21/2006/NĐCP của Chính phủ và Luật quảng cáo số 16/2012/QH13 của Quốc hội [47].
Luật lao động sửa đổi số 10/2012/QH13 cho phép lao động nữ được nghỉ 6
tháng sau khi sinh nhằm khuyến khích và tăng tỷ lệ NCBSMHT [17].
Để góp phần cải thiện thực hành cho trẻ bú sớm và BMHT, đồng thời
chuyển tải các chính sách, hướng dẫn vào thực tế chúng tôi thực hiện đề tài
“Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn và hiệu quả can thiệp
truyền thông nâng cao kiến thức và thái độ nuôi con bằng sữa mẹ cho các
3
bà mẹ có con 0-25 tháng tuổi tại 3 tỉnh: Hà Nam, Lào Cai, Quảng Bình,
năm 2012-2015”.
4
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của phụ
nữ có con từ 0 - 25 tháng tuổi tại tỉnh Hà Nam, Lào Cai và Quảng Bình năm
2012.
2. Đánh giá hiệu quả của biện pháp can thiệp truyền thông giáo dục sức khoẻ
đối với kiến thức, thái độ về nuôi con bằng sữa mẹ của các phụ nữ có con
dưới 2 tuổi tại tỉnh Hà Nam, Lào Cai và Quảng Bình từ năm 2013 đến 2015.
5
Chương 1:
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm cơ bản về nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ: là cách nuôi dưỡng trong đó trẻ trực tiếp bú
sữa mẹ hoặc uống sữa từ vú mẹ vắt ra [176].
Bú sớm: là cho trẻ bú ngay trong vòng 1 giờ sau khi sinh [171]. Bú
sớm giúp trẻ tận dụng được sữa non là loại sữa tốt chỉ tiết trong những ngày
đầu sau đẻ, hoàn hảo về dinh dưỡng và các chất sinh học thích ứng với cơ
thể non nớt vừa ra đời của đứa trẻ.
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn: là đứa trẻ chỉ được bú sữa mẹ từ mẹ
hoặc từ vú nuôi hoặc từ vú mẹ vắt ra, ngoài ra không ăn thêm bất kỳ loại
thức ăn, nước uống nào khác kể cả nước lọc, trừ các dạng vitamin, khoáng
chất bổ sung hoặc thuốc theo chỉ định của thầy thuốc [176]. Khuyến nghị
của WHO cho tất cả các bà mẹ cho con BMHT trong 6 tháng đầu.
Bú mẹ chủ yếu: là cách nuôi dưỡng trong đó nguồn dinh dưỡng chính
là sữa mẹ, tuy nhiên trẻ có thể được cho ăn thêm nước uống đơn thuần hoặc
một số thức ăn, đồ uống dạng lỏng như nước hoa quả, nước đường, ORS
hoặc các loại thức ăn lỏng cổ truyền với số lượng ít [176].
Bú bình: là cho trẻ bú bằng bình sữa, bất kể sữa gì kể cả sữa mẹ vắt ra
cho vào bình [176].
Cai sữa: là sự chuyển giao vai trò cung cấp năng lượng từ sữa mẹ
sang các thực phẩm trong bữa ăn gia đình để kết thúc thời kỳ bú mẹ [174].
Theo khuyến cáo của WHO, sau thời gian bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng
đầu, cho trẻ ăn thức ăn bổ sung hợp lý và vẫn tiếp tục cho bú mẹ đến 24
tháng hoặc lâu hơn. Như vậy thời gian cai sữa khuyến nghị là 24 tháng hoặc
hơn [46].
6
1.2. Thành phần cơ bản của sữa mẹ
Sữa mẹ là thức ăn tự nhiên, lý tưởng nhất phù hơp với trẻ nhỏ. Sữa mẹ
có đủ Protein, Lipid, Vitamin và Khoáng chất với tỷ lệ thích hợp và dễ hấp
thu đáp ứng với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Sữa mẹ còn chữa các chất
miễn dịch, kháng thể giúp trẻ chống các bệnh nhiễm khuẩn, dị ứng, suy dinh
dưỡng béo phì và một số bệnh tật khác [171].
Thành phần Protein, lipid, glucid trong sữa mẹ
Lượng protein trong sữa mẹ ít hơn sữa động vật nhưng lại có đủ các
axit amin cần thiết với tỷ lệ cân đối đồng thời lại dễ hấp thu. Protein của sữa
mẹ gồm nhiều casein kết cầu mềm dễ hấp thụ hơn so với sữa động vật.
Thành phần Lipid trong sữa mẹ gồm nhiều acid béo cần thiết chuỗi dài,
không no dễ hấp thu cho trẻ. Đặc biệt, sữa mẹ có nhiều acid béo đóng vai trò
quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh ở trẻ nhỏ như
DHA và ARA là 2 loại axit không có trong bất kỳ loại sữa động vật nào.
Lipid trong sữa mẹ cung cấp khoảng một nửa lượng Kalo cho trẻ bú mẹ.
Glucid trong sữa mẹ chủ yếu là đường lactose, hàm lượng 7g/10ml [171].
Thành phần Vitamin và muối khoáng
Vitamin trong sữa mẹ có đủ cho trẻ trong 4-6 tháng đầu nếu bà mẹ
được ăn uống đầy đủ, ngoại trừ Vitamin D là vitamin do cơ thể tự tổng hợp
khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Về thành phần muối khoáng thì lượng Fe
và ZinC trong sữa mẹ tuy ít nhưng có hoạt tính cao, dễ hấp thụ nên vẫn đáp
ứng được nhu cầu của trẻ [171].
Các yếu tố miễn dịch
Sữa mẹ được ví như như “liều vác xin đầu tiên” cho trẻ vì có chất thúc
đẩy hoàn thiện hệ thống miễn dịch ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ đẻ non. Sữa
mẹ chứa nhiều globulin miễn dịch tạo kháng thể và các chất bảo vệ cơ thể
chống lại các bệnh nhiễm khuẩn bằng cách bọc niêm mạc ruột, bạch cầu,
7
tiêu diệt vi khuẩn, virut, nấm, chất không cho vi khuẩn bám mặt niêm mạc.
Hơn thế nữa, sữa mẹ còn thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển hệ
thống miễn dịch ở trẻ về sau.
1.3. Các giai đoạn sản xuất sữa mẹ
Sữa non: có từ ngay sau khi sinh và trong tuần đầu sau đẻ. Số lượng ít
trong ngày đầu (khoảng 40-50ml), nhiều hơn từ ngày thứ 2-3. Sữa non có
màu vàng nhạt, đặc sánh có nhiều kháng thể, bạch cầu hơn sữa trưởng thành
giúp trẻ sơ sinh chống nhiễm khuẩn và dị ứng. Hơn thế nữa, các chất giúp
phòng nhiễm khuẩn này tiếp tục góp phần vào việc hình thành và hoàn chỉnh
hệ thống miễn dịch về sau cho trẻ. Chính vì vậy sữa non được coi như là liều
vắc xin đầu tiên giúp trẻ chống đỡ bệnh tật. Sữa non còn có tác dụng xổ nhẹ
giúp tống phân su nhanh, kéo theo đào thải bilirubin nhanh. Vì vậy, trẻ được
bú sữa non ít vàng da hơn và thời gian vàng da cũng ngắn hơn. Sữa non còn
có nhiều yếu tố phát triển giúp bộ máy tiêu hoá non nớt của trẻ nhanh chóng
trưởng thành. Lượng vitamin A trong sữa non rất nhiều giúp giảm nhẹ bệnh
khi trẻ mắc bệnh. Mặc dù số lượng sữa non ít nhưng vừa đủ so với kích
thước dạ dày và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sau khi sinh.
Sữa trung gian: là sữa tiết ra từ ngày 7-14, chuyển đổi từ sữa non sang
sữa trưởng thành. Lượng sữa nhiều hơn và có thay đổi một số thành phần cả
về số lượng và chất lượng.
Sữa trưởng thành: sữa được tiết ra sau 2 tuần là sữa trưởng thành. Nếu
bà mẹ được ăn uống đủ, nghỉ ngơi hợp lý sẽ sản xuất đủ sữa và giữ thành
phần sữa hằng định trong suốt thời gian cho con bú.
Chất lượng sữa tiết ra trong một bữa bú có khác nhau. Sữa tiết ra ngay
khi bắt đầu bữa bú gọi là sữa đầu, sữa tiết ra sau đó gọi là sữa cuối. Sữa đầu
thường loãng hơn, có màu hơi xanh so với sữa cuối và số lượng nhiều hơn.
Sữa đầu có rất nhiều chất đạm (protein), lactosa và nhiều chất dinh dưỡng
8
khác. Sữa cuối có màu trắng hơn so với sữa đầu vì chứa nhiều chất béo hơn
và cung cấp nhiều năng lượng cho trẻ. Vì vậy, trong mỗi bữa bú cần cho trẻ
bú hết từng bên vú một để trẻ nhận được đủ các chất đạm, dinh dưỡng ở sữa
đầu và nhiều chất béo ở sữa cuối.
1.4. Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ là một biện pháp tự nhiên, kinh tế và hiệu quả
bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Kinh nghiệm thực tế và kết qủa của nhiều
nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định các lợi ích của NCBSM đối với sự
lớn lên và phát triển toàn diện của trẻ; giảm nguy cơ bệnh tật cho mẹ và lợi
ích kinh tế cho cộng đồng.
1.4.1. Lợi ích đối với trẻ
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất bảo đảm cho sự sống còn và phát triển tối
ưu cho trẻ em mà không có một loại thức ăn nào có thể thay thế được. Sữa
mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và dễ cho trẻ tiêu hoá, hấp thu.
Cùng với sự lớn lên của trẻ, sữa mẹ thay đổi số lượng để đáp ứng nhu cầu
thay đổi đó kể cả số lượng sản xuất trong ngày và cho từng bữa bú. Một số
thành phần trong sữa mẹ cũng thay đổi để đáp ứng phù hợp với nhu cầu phát
triển của trẻ.
Cùng với lợi ích về dinh dưỡng, sữa mẹ có chứa các chất miễn dịch
giúp trẻ bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, giảm tỷ lệ mắc bệnh,
tử vong. Nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những thực hành có lợi nhất mà
bà mẹ có thể thực hiện để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn cho con mình. Tổ
chức Y tế thế giới đã đưa các bằng chứng khẳng định là trẻ được bú mẹ ít
phải đến bệnh viện hơn hoặc ít phải uống thuốc, giảm nguy cơ lây nhiễm và
mắc các bệnh như tiêu chảy, viêm phổi, hen suyễn, nhiễm trùng tai, nhiễm
khuẩn đường hô hấp [171]. Kết quả phân tích từ nghiên cứu thuần tập của
Bachrach và cộng sự cho thấy rằng trẻ được nuôi bằng sữa công thức phải
9
đối mặt với mối nguy nhập viện do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới trong
năm đầu tiên của cuộc sống cao gấp 3,6 lần so với trẻ được bú mẹ hoàn toàn
hơn 4 tháng. Trẻ được bú sữa mẹ cũng được bảo vệ giảm nguy cơ nhiễm vi
rút vì chất béo trong sữa mẹ có tác dụng kháng vi rút, đã biệt là vi rút Hợp
bào hô hấp (Respiratory Syncytial Virus - RSV) [169].
Sữa mẹ còn có các chất cần thiết cho sự phát triển của não, giúp hoàn
thiện hệ thống thần kinh trung ương, tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển trí
thông minh của trẻ. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có chỉ số thông minh và kết
quả học tập cao hơn. Trẻ bú mẹ càng lâu thì càng có khả năng trí tuệ cao
hơn, điều này được thể hiện qua những kỹ năng vận động, kỹ năng ngôn ngữ
và khả năng nhận thức hoàn thiện hơn, những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có
điểm IQ cao hơn 7,5 điểm so với những đứa trẻ không được bú mẹ [135].
Những nghiên cứu trong thập kỷ qua đã chứng minh được một vai trò
quan trọng của sữa mẹ nữa là bảo vệ trẻ không tăng cân quá mức, giảm nguy
cơ mắc đái tháo đường type I và II cũng như bệnh tăng huyết áp và tim
mạch. Nghiên cứu của Christopher G. Owen và cộng sự cho thấy rằng những
đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ bị béo phì khi trưởng thành chỉ
bằng 0,87 lần so với những đứa trẻ được nuôi bằng sữa công thức [143].
Những đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ mắc tiểu đường type II
chỉ bằng 0,61 lần so với những đứa trẻ được nuôi bằng sữa công thức [144].
Với những lợi ích đối với sự sống còn và sự phát triển tối ưu cho trẻ
em mà không có một loại thức ăn nào có thể thay thế được, Quỹ Nhi đồng
Liên hợp quốc UNICEF đã coi việc NCBSM là 1 trong 4 biện pháp quan
trọng nhất để bảo vệ sức khỏe trẻ em [176].
Cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ sau đẻ là cung cấp cho trẻ nguồn sữa
non quý giá từ mẹ. Như đã đề cập ở trên, sữa non có trong bầu vú mẹ, ngay
sau khi sinh sẵn sàng cho con bú ngay khi trẻ vừa lọt lòng mẹ. Sữa non chứa
10
nhiều kháng thể, các protein kháng khuẩn và nhiều tế bào bạch cầu hơn sữa
trưởng thành giúp trẻ sơ sinh chống các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm và
cung cấp khả năng miễn dịch đầu tiên cho trẻ chống nhiều bệnh mà trẻ có
thể mắc sau đẻ [37]. Sữa non có tác dụng xổ nhẹ, giúp thải phân su và cũng
có tác dụng thải bilirubin ra khỏi ruột, giảm mức độ vàng da. Thêm vào đó,
sữa non chứa nhiều yếu tố tăng trưởng giúp ruột chưa trưởng thành của trẻ
tiếp tục phát triển sau sinh, giúp trẻ phòng dị ứng và phòng bệnh không dung
nạp những thức ăn khác. Sữa non chứa nhiều vitamin A có tác dụng làm
giảm độ nặng của các bệnh nhiễm khuẩn mà trẻ có thể mắc phải. Vì vậy, trẻ
được bú sữa non trong những bữa bú đầu tiên là rất quan trọng, tận dụng
được thức ăn lý tưởng nhất, phù hợp nhất với trẻ mới sinh đồng thời cũng
tạo nền tảng vững chắc cho sự lớn lên và phát triển của trẻ [46].
Các phân tích về thành phần và số lượng sữa, các nhà khoa học đã
khẳng định là nếu bà mẹ khỏe mạnh, dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ sẽ cung
cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ trong 6 tháng mà không cần bất cứ thức ăn, nước
uống nào khác [176], [171]. Chính vì thế, WHO khuyến khích các bà mẹ
nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có thể cải thiện sự tăng
trưởng và phát triển, kết quả học tập và thậm chí cả khả năng thu nhập của
trẻ trong tương lai [170]. Đồng thời WHO cũng chỉ ra rằng việc NCBSMHT
trong 6 tháng đầu đời là cách tốt nhất phòng tránh tử vong cho trẻ em, ước
tính có thể giảm hơn một triệu ca tử vong ở trẻ trên toàn thế giới mỗi năm
[172]. Vì vậy, WHO khuyến cáo cho tất cả các bà mẹ cần cho con bú sớm
trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho ăn bổ
sung hợp lý khi trẻ được tròn 6 tháng và tiếp tục bú mẹ cho đến 24 tháng
hoặc lâu hơn [171], [59].
11
1.4.2. Lợi ích đối với bà mẹ
Khi trẻ bú sẽ kích thích tuyến yên sản xuất oxytocin, vì thế cho con bú
sớm ngay sau khi đẻ sẽ giúp tử cung co hồi tốt, giảm nguy cơ chảy máu sau
đẻ [171]. Các bà mẹ cho con bú thường giảm cân nhanh hơn, đồng thời ít
nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường type II, ung thư vú, ung thư buồng
trứng, loãng xương. Hàm lượng oxytocin trong máu cao hơn nên có thể giảm
căng thẳng và chứng trầm cảm ở bà mẹ sau khi sinh [138], [109]. Nuôi con
bằng sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu làm ức chế hoạt động của
buồng trứng, sẽ làm bà mẹ chậm có kinh trở lại, vì vậy nuôi con bằng sữa
mẹ có tác dụng như một biện pháp tránh thai tự nhiên [138]. Kết quả của
một số nghiên cứu cho thấy rằng nếu bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong 6
tháng đầu và không có dấu hiệu có kinh nguyệt trở lại thì khả năng mang
thai là dưới 2% [128].
1.4.3. Một số lợi ích khác
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp gắn bó, tăng cường tình cảm mẹ con. Sữa
mẹ là nguồn thức ăn lúc nào cũng mới, sạch, luôn có sẵn trong bầu vú mẹ
lúc nào trẻ cũng có thể bú được, không phải đi mua, không mất công chuẩn
bị. Người bố và các thành viên gia đình không phải hỗ trợ nhiều trong việc
chuẩn bị thức ăn cho trẻ. Nuôi con bằng sữa mẹ tiện lợi và an toàn, các bà
mẹ có thể cho con bú bất cứ nơi nào có thể. Tính về hiệu quả kinh tế,
NCBSM mang lại hiệu quả cao vì không phải mất tiền mua mà lại mang lại
lợi ích tối đa nhất cho sức khỏe, giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong cho trẻ em.
Nuôi con bằng sữa mẹ đồng thời cũng là một hoạt động bảo vệ môi
trường vì rằng sữa mẹ là thức ăn tự nhiên có từ mẹ, không phải tốn nhiên
liệu để chế biến, chuyên chở, không phải dùng bao bì để đóng gói, không
tốn đất đai để xây dựng nhà máy sản xuất... vì vậy không sinh ra bất cứ một
thứ rác thải nào làm ô nhiễm môi trường.
12
1.5. Thực trạng kiến thức và thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ
1.5.1. Kiến thức, thái độ và thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ trên thế
giới
Lợi ích của sữa mẹ đã được khẳng định trong trong rất nhiều nghiên
cứu và đã được chứng minh rõ ràng trong thực tế. Phần lớn các bà mẹ ở các
nước trên thế giới hiểu biết và ủng hộ NCBSM, tuy nhiên kiến thức và thực
hành về cho trẻ bú sớm và BMHT còn hạn chế.
Một nghiên cứu được tiến hành năm 2010 tìm hiểu thực trạng kiến
thức, thái độ, thực hành của 322 bà mẹ người Trung Quốc sống ở Ai-len cho
thấy 87% trong số họ chọn nuôi con bằng sữa mẹ do họ biết sữa mẹ là tốt
hơn cho trẻ em, hơn 82% cho rằng sữa mẹ là thức ăn cung cấp đầy đủ dưỡng
chất cần thiết cho trẻ trong 6 tháng đầu, trên 70% biết các lợi ích về sức
khỏe của sữa mẹ và trên 60% nhận ra rằng sữa mẹ có thể phòng chống một
số bệnh [181].
Một nghiên cứu khác năm 2011 trên 653 phụ nữ Trung Quốc đang
mang thai từ 5 đến 22 tuần tại 4 trung tâm sức khỏe cộng đồng ở Thượng
Hải cho thấy hiểu biết của những người sắp làm mẹ này có hiểu biết tốt về
NCBSM. Hầu như tất cả các bà mẹ (99%) biết bú sữa mẹ là tốt cho sức khỏe
của em bé, tuy nhiên lợi ích đối với sức khỏe mẹ thì chỉ có 22% đối tượng
nghiên cứu đề cập đến. Gần 80% không biết định nghĩa về bú hoàn toàn và
khoảng 40% các bà mẹ biết là sữa mẹ có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu dinh
dưỡng cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi [114]. Nghiên cứu của Sushma
Sriram và cộng sự (2013) về kiến thức NCBSM của 150 bà mẹ ở thành phố
Ahmedabad (Ấn Độ) cho kết là có đến 96% bà mẹ có kiến thức cho con bú
sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, 90,7% số bà mẹ biết được giá trị của
sữa non [159]. Cũng trong năm 2013, nghiên cứu của Abiola O Ogundele và
cộng sự ở 383 bà mẹ sống ở các vùng ngoại ô của Nigeria cho thấy có
13
71,3% số bà mẹ có kiến thức tốt về nuôi con bằng sữa mẹ [141].
Tuy nhiên kiến thức về NCBSM rất khác nhau theo địa bàn nghiên
cứu. Nhiều bà mẹ ở các nước nghèo, các vùng khó khăn hiểu biết rất ít về
sữa mẹ. Một nghiên cứu được thực hiện ở phía Tây Bắc A Rập trên 60 bà
mẹ độ tuổi sinh đẻ cho kết quả là chỉ có 31,2% số bà mẹ khẳng định sữa mẹ
có sức đề kháng chống đỡ bệnh tật, 27,1% cho rằng cung cấp đủ chất dinh
dưỡng cần thiết và có tới 16,7% không biết một chút lợi ích nào [158].
Nghiên cứu của RN Chaudhary, T Shah, S Raja (2011) về kiến thức và thực
hành của 200 bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại khoa khám bệnh ngoài trú của
một bệnh viện ở Dharan ở Nepal. Kết quả cho thấy chỉ có 10% số bà mẹ
tham gia nghiên cứu có kiến thức cho con bú sớm sau sinh, 10% số bà mẹ
biết được ý nghĩa của việc cho con bú sớm, 25% số bà mẹ biết được tầm
quan trọng của sữa non, 15% bà mẹ biết được ý nghĩa của việc cho con
BMHT [92].
Nghiên cứu mới đây nhất vào tháng 4 năm 2015 trên 350 phụ nữ có
con dưới 2 tuổi ở thị trấn Mizan Aman, Tây Nam Ethiopia cho thấy 93,6%
các bà mẹ tham gia nghiên cứu đều được nghe về Nuôi con hoàn toàn bằng
sữa mẹ, nhưng chỉ có 34,7% biết về thời gian cho bú được khuyến nghị và
59,3% số bà mẹ tin rằng sữa mẹ có đủ chất cho trẻ phát triển đến 6 tháng
tuổi [163].
Thái độ của bà mẹ đối với NCBSM thường song hành với kiến thức
của họ. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy nếu bà mẹ hiểu biết đầy đủ
về lợi ích của NCBSM, họ có thái độ tích cực và ủng hộ NCBSM. Trong
nghiên cứu ở các bà mẹ Trung Quốc sống ở Ai-len, có hơn 3/4 số đối tượng
phủ nhận nhận định “Tôi không thích sữa mẹ” và 2/3 đồng ý rằng cho bú sữa
công thức làm mất đi niềm hạnh phúc lớn lao được làm mẹ. Trên 65% các
bà mẹ tin rằng cho bú sẽ kinh tế hơn và giúp họ nhanh lấy lại vóc dáng hơn
14
cho con uống sữa công thức. Hầu hết các bà mẹ (>90%) được hỏi đều không
đồng ý với nhận định “Cho bú là cổ hủ” và “Uống sữa ngoài mới là thể hiện
bạn có kinh tế” [181].
Nhìn chung, NCBSM được phần lớn bà mẹ và cộng đồng chấp nhận.
Thái độ tích cực với thực hành này đã được nhiều nghiên cứu ở nhiều nước
trên thế giới khẳng định [163]. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng những bà mẹ
không nuôi con bằng sữa mẹ có thái độ tiêu cực với sữa mẹ [98]. Nghiên
cứu trên 122 bà mẹ sau sinh ở phòng khám ngoại trú nhi và phòng tiêm
chủng tại Ấn Độ năm 2014, tác giả đã sử dụng Bảng kiểm đánh giá thái độ
nuôi dưỡng trẻ sơ sinh của IOWA, kết quả cho thấy hầu hết các bà mẹ không
đồng ý với nhận định “Cho trẻ bú sữa ngoài tiện lợi hơn bú mẹ” (83,6%),
73,8% các bà mẹ hoàn toàn đồng ý với nhận định “Nuôi con bằng sữa mẹ
giúp tăng tình mẫu tử” [168].
Kiến thức, thái độ về NCBSM mặc dù có khác nhau theo từng quốc
gia, lãnh thổ nhưng nhìn chung hiểu biết và ủng hộ NCBSM ở các bà mẹ
tương đối cao. Tuy nhiên, tỷ lệ bà mẹ thực hành NCBSM lại không được
như mong muốn, đặc biệt là bú mẹ sớm và BMHT. Nghiên cứu của Bhutta
thống kê trong vòng một thập niên qua từ năm 2000 đến năm 2010 của 66
quốc gia, tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú sớm trong giờ đầu sau sinh là 48% và tỷ lệ
trẻ được bú mẹ hoàn toàn dưới 6 tháng tuổi chỉ đạt 34% [88]. Nghiên cứu tại
thị trấn Mizan Aman cho thấy tỷ lệ trẻ được bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu
chỉ đạt 26,4% [163]. Thống kê gần đây nhất cho thấy, thời gian cho trẻ bú ở
các nước có thu nhập cao ngắn hơn ở các nước có thu nhập thấp và trung
bình. Ở các nước thu nhập thấp, hầu hết các bà mẹ cho con bú đến 12 tháng,
trong khi đó tỷ lệ này ở các nước thu nhấp cao chỉ dưới mức 20%. Thời gian
NCBSM ở các nước phát triển cũng rất khác nhau với tỷ lệ thấp nhất là ở
Anh là chưa đến 1% cho con bú đến 12 tháng, trong khi ở Mỹ tỷ lệ này là
15
27%, Na Uy là 35% và Thụy Điển là 16% [167].
Chỉ số về tỷ lệ bú sớm và BMHT chỉ có ở một vài nước trong nhóm
các nước thu nhập cao. Một nghiên cứu ở Anh cho thấy chỉ có 1,2% trẻ được
bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu [117]. Ở Mỹ, tuy có nhiều thay đổi
tích cực trong thập kỷ 90 nhưng tỷ lệ bú sớm và BMHT cũng ở mức 76,9%
và 47,2% năm 2009 [91]. Theo kết quả điều tra sức khỏe cộng đồng ở
Canada về xu hướng thực hành NCBSM trong giai đoạn 2001 - 2008 cho
thấy tỷ lệ bà mẹ cho con bú sữa mẹ ngay sau khi sinh tăng từ 81,6% lên
87,9% và tỷ lệ bà mẹ cho con BMHT trong vòng 6 tháng đầu tăng từ 17,3%
năm 2003 lên đến 23,1% năm 2008 [160].
Nhìn chung, thực hành NCBSM ở các ở các nước thu nhập thấp và
trung bình tốt hơn ở các nước thu nhập cao với hầu hết các bà mẹ đều cho
con bú và có đến hơn 60% kéo dài đến 20-23 tháng. Tuy nhiên, tỷ lệ cho con
bú sớm không đạt được như mong muốn và cũng chỉ có 37% số trẻ được
BMHT trong 6 tháng [167].
Số bà mẹ cho con bú sớm ở các nước thu nhập thấp khác nhau theo
các nghiên cứu. Nói chung phần lớn các bà mẹ đều cho bú sớm nhưng ở một
số vùng chỉ chưa đến một nửa số trẻ sinh ra được bú mẹ trong giờ đầu. Các
nước có tỷ lệ bú sớm cao như ở A-rập Xê-út, Tamilnadu, Nam Phi cho thấy
khoảng 78 - 98% số bà mẹ đã cho con bú mẹ trong vòng 24 giờ đầu sau khi
sinh [113].
Tuy nhiên cũng nghiên cứu ở A-rập Xê-út, tác giả Tarek Amin, Hatem
Hablas, and Ahmed AlAbd Al Qader (2011) lại cho kết quả chỉ có 41,5% số
bà mẹ được phòng vấn đã cho con bú trong vòng 1/2 giờ đầu sau sinh [76].
Tương tự, Ali Mohamed Al-Binali (2012) nghiên cứu trên 384 nữ giáo viên
ở huyện Abha, Tây Nam của A - rập Xê - út cho thấy chỉ có 31% số nữ giáo
viên đã cho con bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh [133].
16
Một nghiên cứu khác ở Bhaktapur, Nepal trên 325 trẻ sơ sinh đến tiêm
sởi ở lúc 9 tháng tuổi, các bà mẹ được hỏi thông tin liên quan đến việc nuôi
dưỡng con mình từ khi sinh cho thấy 295 bà mẹ tương đương với 91% cho
con uống sữa non và 185 bà mẹ (57%) cho con bú sớm trong vòng 1 giờ đầu
sau sinh. Tỷ lệ cho con bú hoàn toàn trong 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng lần
lượt là 240 (74%), 78 (24%) và 29 (9%), và cho ăn bổ sung từ 1 tháng, 3
tháng và 6 tháng là 49 (15%), 124 (38%) và 257 (79%). Lý do cho ăn bổ
sung sớm trước 6 tháng là do mẹ không đủ sữa [166].
Khi bà mẹ khởi đầu tốt với việc bú sớm sẽ có ảnh hưởng quan trọng
đến việc tiếp tục cho con bú về sau. Khuyến cáo của WHO về cho con bú
sớm và BMHT trong 6 tháng đầu đang là lĩnh vực được ưu tiên can thiệp
trong các chương trình NCBSM. Một tín hiệu tích cực là số bà mẹ cho con
bú sớm và BMHT có xu hướng cải thiện. Theo số liệu từ 64 nước đang phát
triển chiếm 69% số trẻ em được sinh ra trên toàn thế giới từ năm 1996 đến
năm 2006, tỷ lệ trẻ em được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tăng từ 33%
lên 37%. Tăng nhanh nhất ở vùng cận sa mạc Sahara - châu Phi với tỷ lệ
tăng từ 22% đến 30%, và châu Âu với tỷ lệ tăng từ 10% đến 19%. Ở châu
Mỹ Latinh và Caribean ngoại trừ Brazil và Mexico, tỷ lệ trẻ được bú mẹ
hoàn toàn tăng từ 30% đến 45% [176], [175]. Kết quả của Cesar năm 2016
cũng cho thấy tỷ lệ NCBSM cũng tăng nhẹ từ 24,9% lên 35,7% trong giai
đoạn 1993 - 2013 ở các nước có thu nhập thấp [167].
Cũng tương tự như thực hành cho bú sớm, tỷ lệ BMHT không chỉ
khác nhau theo châu lục mà còn theo quốc gia và các vùng miền trong mỗi
quốc gia. Tại châu Á tỷ lệ NCBSMHT ở Ấn Độ là 46%, Campuchia là 74%,
Philippin 34%, Bangladesh 43% [176], [136]. Tại Trung Quốc, tỷ lệ bà mẹ
cho con BMHT trong 4 tháng đầu là 35% nhưng đến 6 tháng thì tỷ lệ này chỉ
còn 28% [179]. Ở Al Hassa, A-rập Xê-út, kết quả nghiên cứu trong khu vực