Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Ôn thi học sinh giỏi môn Địa Lý THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.19 KB, 21 trang )

Ôn thi HSG theo chuyên đề THCS

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN ĐỊA LÍ THCS
STT

1

2
3

4

5
6

7

Phần

Nội dung

Trái Đất
- Vị trí, hình dạng, kích thước của Trái Đất.
- Tỉ lệ bản đồ, phương hướng, kinh độ, vĩ độ.
- Sự chuyển động của Trái Đất. Các hệ quả.
- Kí hiệu bản đồ. Cấu tạo bên trong của Trái
Đất. Tác động của nội lực và ngoại lực. Địa
Địa lí tự nhiên
hình bề mặt Trái Đất. Các mỏ khoáng sản.
đại cương


- Hơi nước trong không khí, mưa. Các đới khí
hậu. Sông, hồ, biển đại dương.
- Lớp vỏ khí.Thời tiết khí hậu. Khí áp và gió
trên TĐ
- Đất, Lớp vỏ sinh vật, các nhân tố ảnh hưởng
đến sự phân bố sinh vật.
- Môi trường đới nóng
Địa lí môi
- Môi trường ôn hòa
trường
- Môi trường đới lạnh
- Môi trường hoang mạc
Địa lí tự nhiên các châu lục:
Địa lí các châu
- Châu Phi, Châu Mĩ, , Châu Âu, Châu Á.
- Vị trí giới hạn lãnh thổ. Vùng biển. Lịch sử
phát triển tự nhiên. Khoáng sản. Địa hình, Khí
Địa lí tự
hậu, Sông ngòi. Đất. Sinh vật. Đặc điểm chung
nhiên Việt
tự nhiên Việt Nam.
Nam
- Các miền tự nhiên. Miền bắc và đông Bắc
Bắc Bộ. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Địa lí dân cư - Địa lí dân cư Việt Nam
Nông nghiệp, công nghiêp, lâm nghiệp, thủy
Địa lí kinh tế
sản, dịch vụ...
- Tính giờ, tính nhiệt độ, độ cao

- Tỉ lệ bản đồ
Bài tập
- Sử dụng Atlat
- Xử lí số liệu
- Các dạng biểu đồ
* Lưu ý: Đối với lớp 8, GV lưu ý chưa ôn phần kiến thức lớp 9.

PHẦN 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG
1

Ghi chú


Ôn thi HSG theo chuyên đề THCS

I. VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
1. Vũ trụ:
- Vũ Trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.
+ Mỗi Thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ.
+ Thiên hà chứa Mặt trời và các hành tinh của nó được gọi là dải Ngân Hà.
- Theo thuyết Big Bang: Vũ trụ được hình thành cách đây chừng 15 tỉ năm sau một “vụ nổ lớn”
từ một “nguyên tử nguyên thủy”.
2. Hệ Mặt Trời
- Được hình thành cách đây khoảng 4,5  5 tỉ năm từ một đám mây bụi và khí khổng lồ.
- Hệ Mặt trời gồm:
+ Mặt trời nằm ở trung tâm
+ 8 hành tinh quay xung quanh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh,
Thiên vương tinh và Hải vương tinh.
3. Trái Đất trong hệ Mặt trời
- Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời, đứng thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt trời. Khoảng

cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km.
- Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt trời tồn tại sự sống.
- Trái Đất đồng thời thực hiện 2 chuyển động: + Chuyển động tự quay quanh trục
+ Chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời
- Hình dạng: Hình cầu (hơi dẹt ở 2 cực)
- Kích thước: + Bán kính: 6370 km
+ Đường xích đạo: 40076 km
+ Diện tích: 510 triệu km2
- Hệ thống kinh, vĩ tuyến:
+ Kinh tuyến: là các đường nối liền hai điểm cực Bắc và Nam trên bề mặt quả địa cầu (đường
kinh tuyến dài bằng nhau).
Quy ước: + Nếu mỗi kinh tuyến cách nhau 10 thì trên quả địa cầu có 360 đường kinh tuyến
+ Có 179 kinh tuyến Tây và 179 kinh tuyến Đông
+ Kinh tuyến gốc là kinh tuyến được đánh số 0 đi qua đài thiên văn Grin – uýt ở
Luân – đôn (Anh)
+ Kinh tuyến đổi ngày: đường kinh tuyến 1800
+ Vĩ tuyến là những đường tròn trên quả địa cầu vuông góc với các đường kinh tuyến (vĩ tuyến
nhỏ dần từ xích đạo về 2 cực)
Quy ước: + Nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 10 thì trên quả địa cầu có 181 vĩ tuyến.
+ Vĩ tuyến gốc là đường xích đạo.
• Kinh tuyến Đông: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc
• Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc
• Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc
• Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam
Nửa cầu Đông: nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có các châu:
Âu, Á, Phi và Đại Dương
• Nửa cầu Tây: nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có toàn bộ
châu Mỹ
• Nửa cầu Bắc: nửa bề mặt Địa Cầu tính từ xích đạo đến cực Bắc
• Nửa cầu Nam: nửa bề mặt địa cầu tính từ xích đạo đến cực Nam


2


Ôn thi HSG theo chuyên đề THCS

II. BẢN ĐỒ
* Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt
Trái Đất.
1. Tỉ lệ bản đồ
- Tỉ lệ bản đồ là tỉ số giữa khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng trên thực địa
- Ý nghĩa: Dựa vào tỉ lệ bản đồ, biết được khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so
với kích thước thật của chúng trên thực tế.
- Có 2 dạng tỉ lệ bản đồ: tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
2. Phương hướng trên bản đồ
- Phương hướng trên bản đồ (8 hướng chính)

- Cách xác định phương hướng trên bản đồ:
+ Với các bản đồ có kinh tuyến, vĩ tuyến: phải dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến để
xác định phương hướng.
+ Với các bản đồ không vẽ kinh tuyến, vĩ tuyến: phải dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc sau đó
tìm các hướng còn lại.
3. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
- Vị trí của môt điểm trên bản đồ được xác định là điểm cắt nhau của đường kinh tuyến và vĩ
tuyến đi qua điểm đó.
- Kinh độ và vĩ độ của 1 điểm là số chỉ khoảng cách từ kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua đi qua địa
điểm đó đến kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.
- Tọa độ địa lí của một điểm chính là kinh độ, vĩ độ của điểm đó trên bản đồ
- Cách viết tọa độ địa lí: + Kinh độ trên
+ Vĩ độ dưới

4. Kí hiệu trên bản đồ
- Ba loại kí hiệu thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu
điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.
- Một số dạng kí hiệu được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu hình
học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.
- Kí hiệu phản ánh vị trí, sự phân bố đối tượng địa lí trong không gian.
5. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ: biểu hiện độ cao địa hình bằng đường đồng mức
hoặc thang màu

3


Ôn thi HSG theo chuyên đề THCS

III. SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC HỆ QUẢ
1. Chuyển động tự quay quanh trục
a. Đặc điểm:
- Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền
hai cực và nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo
- Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang
Đông (ngược chiều kim đồng hồ)
- Thời gian Trái Đất tự quay 1 vòng quanh trục là 1 ngày
đêm (24 giờ).

b. Hệ quả:
- Sự luân phiên ngày – đêm
+ Trái Đất hình cầu  luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa, một nửa khuất trong bóng tối
 ngày và đêm.
+ Do Trái Đất tự quay quanh trục  ngày, đêm luân phiên.
- Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

+ Giờ địa phương (giờ Mặt Trời): do Trái Đất có dạng hình khối cầu và tự quay quanh trục từ
Tây sang Đông nên trong cùng một thời điểm, tại các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác
nhau.
+ Giờ múi: Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.
+ Giờ quốc tế (giờ GMT): là múi giờ số 0 (nằm trên đường kinh tuyến gốc qua Luân – đôn,
Anh)
+ Đường chuyển ngày quốc tế: Kinh tuyến 1800 ở giữa múi giờ số 12 trên Thái Bình Dương.
Quy ước: Đi từ Tây sang Đông qua kinh tuyến 1800 lùi lại 1 ngày lịch, đi từ Đông sang Tây
qua kinh tuyến 1800 tăng thêm 1 ngày lịch.
- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
+ Nguyên nhân: do lực Côriôlít
+ Ở Bán cầu Bắc vật bị lệch về bên phải
Ở Bán cầu Nam vật bị lệch về bên trái
+ Lực Côriôlit tác động mạnh tới hướng chuyển động của các khối khí, dòng biển, dòng sông,
đường đạn,…
2. Chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời
a. Đặc điểm
- Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hình elip với vận tốc trung
bình 29,8km/s.
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông (ngược chiều kim đồng
hồ).
- Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ
- Trong khi chuyển động trên quỹ đạo, trục của Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ
đạo 66033’ và không đổi phương.
b. Hệ quả
- Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời
+ Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu vào 12h trưa, khi đó tia sáng
Mặt Trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất.

4



Ôn thi HSG theo chuyên đề THCS

+ Chuyển động biểu kiến là chuyển động thấy bằng mắt nhưng không có thực. Trong 1 năm,
những tia sáng Mặt Trời lần lượt chiếu thẳng góc với mặt đất tại các địa điểm trong khu vực
giữa hai chí tuyến  chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.
+ Hiện tượng xảy ra như sau:
• 21/3: Tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến của bề mặt đất ở xích đạo 
Mặt Trời lên thiên đỉnh tại xích đạo.
• Sau 21/3, Mặt Trời di chuyển dần lên chí tuyến Bắc và lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc
vào 22/06.
• Sau 22/06, Mặt Trời di chuyển dần về xích đạo, lên thiên đỉnh tại xích đạo lần 2 vào
ngày 23/9.
• Sau 23/9, Mặt Trời từ xích đạo chuyển dần về chí tuyến Nam và lên thiên đỉnh tại chí
tuyến Nam vào 22/12
• Sau 22/12, Mặt Trời lại di chuyển về xích đạo rồi lên chí tuyến Bắc
Hiện tượng này được lặp đi, lặp lại năm này qua năm khác
 Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời giữa hai chí tuyến.

HÌNH BIỂU DIỄN CHUYỂN ĐỘNG BIỂU KIẾN CỦA MẶT TRỜI TRONG NĂM
+ Ý nghĩa địa lý:
• Các địa điểm nằm trong phạm vi hai đường chí tuyến (vùng nội chí tuyến) sẽ có 2 lần
Mặt Trời lên thiên đỉnh/năm.
• Ở hai đường chí tuyến, mỗi năm chỉ có 1 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh
• Ở những địa điểm ngoài 2 đường chí tuyến về cực, quanh năm không có hiện tượng Mặt
Trời lên thiên đỉnh.
- Hiện tượng mùa
+ Mùa: là một phần thời gian của năm nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu
+ Nguyên nhân: Trong khi chuyển động trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương nên

có thời kì Bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trờ
i, có thời kì Bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời  thời gian chiếu sáng và sự thu nhận bức xạ
Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.

 Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời  góc chiếu lớn, nhận được nhiều nhiệt lượng  mùa
nóng

5


Ôn thi HSG theo chuyên đề THCS

 Nửa cầu chếch xa phía Mặt Trời  góc chiếu nhỏ, nhận được ít nhiệt lượng  mùa lạnh
 Ngày 21/3 và 23/9 hai bán cầu có góc chiếu của Mặt Trời như nhau  thời kì chuyển tiếp
giữa mùa nóng và lạnh của Trái Đất.
+ Mùa ở Bán cầu Bắc và Bán cầu Nam trái ngược nhau
- Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ
+ Trong khi quay quanh Mặt Trời, Trái Đất có lúc ch
úc nửa cầu Bắc, có lúc ngửa nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Do đường phân chia sáng tối
không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng
ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
+ Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm có ngày và đêm dài bằng nhau
+ Vào 22/6 và 22/12 các địa điểm ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam có ngày hoặc đêm dài suốt 24
giờ.
+ Các địa điểm nằm từ 66033’ Bắc và Nam đến 2 cực có số ngày có ngày, đêm dài 24 giờ dao
động theo mùa, từ 1 ngày đến 1 tháng.
+ Các địa điểm nằm ở cực Bắc và cực Nam có ngày, đêm dài suốt 6 tháng

LUYỆN TẬP
Câu 1: Vẽ hình và trình bày sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt đất?

Câu 2: Cho biết:
- Khi ở khu vực giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở nước ta là mấy giờ?
- Khi ở khu vực giờ gốc là 21 giờ thì lúc đó ở nước ta là mấy giờ?
Câu 3: Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ có thuận lợi gì về mặt sinh hoạt và đời
sống?
Câu 4: Nếu Trái Đất đứng yên, không tự quay quanh trục thì tất cả các điểm trên bề mặt đất
đều lần lượt có ngày và đêm không? Tại sao?
Câu 5: Vẽ hình thể hiện vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo chuyển động quanh Mặt trời vào các
ngày: xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí và cho biết:
- Độ nghiêng và hướng của trục Trái Đất ở các vị trí: xuân phân, thu phân, hạ chí, đông chí
- Trong ngày 22/6 nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời?
- Trong ngày 22/12 nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời?
- Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt Trời như nhau vào các ngày nào?
Khi đó ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào nơi nào trên bề mặt Trái Đất?
Câu 6: Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân
phiên nhau ở hai nửa cầu trong năm?
Câu 7: Tính tốc độ của Trái Đất di chuyển trên quỹ đạo trong 1 ngày (km/h), biết rằng quỹ đạo
dài khoảng 94.000.000 km?
Câu 8: Vẽ hình và giải thích câu ca dao: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười
chưa cười đã tối.

6


Ôn thi HSG theo chuyên đề THCS

Câu 9: Cho biết vì sao đường biểu hiện trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối không trùng
nhau?
Câu 10: Cho biết:
- Vào ngày 22/6 ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến

đó là đường gì?
- Vào ngày 22/12, ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ
tuyến đó là đường gì?
Câu 11: Cho biết:
- Nơi nào có độ dài ngày và đêm trong năm luôn bằng nhau?
- Vào các ngày 22/6 và 22/12, độ dài ngày, đêm của các điểm ở vòng cực Bắc và Nam của hai
nửa cầu sẽ như thế nào?
- Vào các ngày 22/6 và 22/12, độ dài của ngày và đêm ở hai điểm cực như thế nào?
Câu 12: Dựa vào bảng sau, hãy nêu hiện tượng số ngày có ngày dài suốt 24 giờ ở các vĩ độ:
Vĩ độ
66033’B
700B
750B
800B
850B
900B
Số ngày có
1
65
103
134
161
186
ngày dài 24h
Câu 13: Tại sao có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau giữa các mùa?
Câu 14: Tại sao từ 66033’ Bắc và Nam trở về cực có hiện tượng đêm trắng?

7



Ôn thi HSG theo chuyên đề THCS

IV. CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT
1. Các lớp cấu tạo của Trái Đất
Lớp
Độ dày
Trạng thái
Lớp vỏ Trái Đất Từ 5 km – 70 km Rắn chắc
Lớp trung gian
Lõi Trái Đất

Nhiệt độ
Càng xuống sâu nhiệt độ
càng cao, tối đa 10000C

Gần 3000 km
Trên 3000 km

Từ quánh dẻo đến lỏng
Lỏng ở ngoài, rắn ở
Cao nhất khoảng 50000C
trong
2. Cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất
- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ngoài cùng của Trái Đất, được cấu tạo do một số địa mảng
nằm kề nhau.
- Vỏ Trái Đất chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất nhưng có vai trò rất quan
trọng vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác và là nơi sinh sống, hoạt động của xã
hội loài người.
V. ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
1. Tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất
- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất
- Tác động của nội lực và ngoại lực:
+ Ngoại lực và nội lực là hai lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa hình
bề mặt Trái Đất
+ Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt đất gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên
về san bằng, hạ thấp địa hình.
+ Do tác động của nội, ngoại lực nên địa hình trên Trái Đất có nơi cao, nơi thấp, có nơi bằng
phẳng, nơi gồ ghề.
- Hiện tượng núi lửa, động đất:
+ Núi lửa: là hình thức phun trào măcma ở dưới sâu lên mặt đất.
+ Động đất: là hiện tượng xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu, trong lòng đất làm cho các
lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển.
+ Tác hại của động đất và núi lửa
+ Măcma là những vật chất nóng chảy nằm ở dưới sâu, trong lớp vỏ Trái Đất nơi có nhiệt độ
trên 10000C.
2. Địa hình bề mặt Trái Đất
a. Núi
- Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất
- Núi gồm 3 bộ phận: đỉnh núi, sườn núi và chân núi.
- Độ cao của núi thường trên 500m so với mực nước biển (độ cao tuyệt đối)
b. Bình nguyên (đồng bằng)
- Bình nguyên là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. Các
bình nguyên được bồi tụ ở cửa các sông lớn gọi là châu thổ.
- Độ cao tuyệt đối của các bình nguyên thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên
cao gần 500m.
- Bình nguyên là nơi thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
c. Cao nguyên
- Cao nguyên có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng nhưng có sườn dốc, độ cao
tuyệt đối của cao nguyên trên 500m.

- Cao nguyên là nơi thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.

8


Ôn thi HSG theo chuyên đề THCS

d. Đồi
- Đồi là dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, sườn thoải, độ cao tương đối thường không quá
200m.
- Đồi là nơi thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp.
3. Các mỏ khoáng sản
- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác
và sử dụng.
Những nơi tập trung khoáng sản được gọi là mỏ khoáng sản.
- Các mỏ khoáng sản nội sinh là các mỏ được hình thành do nội lực, các mỏ khoáng sản ngoại
sinh là các mỏ được hình thành do các quá trình ngoại lực.
- Một số loại khoáng sản phổ biến:
+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu): than, dầu mỏ, khí đốt,…
+ Khoáng sản kim loại: Sắt, mangan, đồng, chì, kẽm,…
+ Khoáng sản phi kim loại: muối mỏ, apatit, đá vôi,…
VI. KHÍ QUYỂN: là lớp không khí bao quanh Trái Đất
1. Lớp vỏ khí
- Thành phần của không khí:
+ Ni tơ (chiếm 78 %)
+ Ô xi (chiếm 21 %)
+ Hơi nước và các chất khí khác (1 %)
Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí
tượng như mây, mưa,..
- Các tầng của lớp vỏ khí:


- Các khối khí:
+ Các khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, nhiệt độ tương đối cao
+ Các khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp
+ Các khối khí đại dương hình thành trên biển và đại dương, có độ ẩm lớn
+ Các khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
2. Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
- Sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu:
+ Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian
ngắn.

9


Ôn thi HSG theo chuyên đề THCS

+ Khí hậu là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong nhiều năm.
- Nhiệt độ không khí là độ nóng, lạnh của không khí
- Các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí:
+ Vĩ độ địa lí: không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao
+ Độ cao: Trong tầng đối lưu, càng lên cao, nhiệt độ không khí càng giảm
+ Vị trí gần hay xa biển: Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm
sâu trong lục địa có sự khác nhau.
3. Khí áp và gió
a. Khí áp
- Khí áp là sức nén của không khí lên bề mặt Trái Đất
Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân.
- Khí áp trên Trái Đất được phân bố thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về cực
+ Các đai khí áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam.
+ Các đai khí áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300 Bắc, Nam và 900 Bắc, Nam (cực Bắc, Nam).

b. Gió:
- Gió là luồng không khí thổi từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp
* Gió Tín Phong:
- Thổi từ khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam (các đai áp cao chí tuyến) về xích đạo (đai áp thấp
xích đạo)
- Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió có hướng Đông Bắc; ở nửa cầu Nam, gió có hướng Đông
Nam

* Gió Tây ôn đới:
- Thổi từ khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam (các đai áp cao chí tuyến) lên khoảng các vĩ độ 60 0 Bắc
và Nam (các đai áp thấp ôn đới).
- Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió có hướng Tây Nam; ở nửa cầu Nam, gió có hướng Tây Bắc
* Gió Đông cực:
- Thổi từ khoảng các vĩ độ 900 Bắc và Nam (cực Bắc và Nam) về khoảng các vĩ độ 60 0 Bắc và
Nam (các đai áp thấp ôn đới).
- Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió có hướng Đông Bắc; ở nửa cầu Nam, gió có hướng Đông
Nam
4. Hơi nước trong không khí. Mưa
a. Hơi nước trong không khí
- Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định, lượng hơi nước đó làm cho
không khí có độ ẩm.

10


Ôn thi HSG theo chuyên đề THCS

- Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng
cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều (độ ẩm càng cao).
b. Mưa

- Quá trình tạo mây, mưa: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành
các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các
hạt nước to dần rồi rơi xuống đất thành mưa.
- Trên Trái Đất, lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo về cực. Mưa nhiều nhất ở vùng xích
đạo, mưa ít nhất là ở hai vùng cực Bắc và Nam.
5. Các đới khí hậu trên Trái Đất

* Đới nóng (nhiệt đới)
- Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam
- Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời
gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thụ được tương đối nhiều nên
quanh năm nóng. Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là Tín Phong. Lượng mưa trung
bình năm từ 1000 mm đến trên 2000 mm.
* 2 đới ôn hòa (ôn đới)
- Giới hạn: từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
- Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm. Gió thường
xuyên thổi trong khu vực này là gió Tây ôn đới. Lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến
1000mm.
* 2 đới lạnh (hàn đới)
- Giới hạn: Từ hai vòng cực Bắc và Nam đến hai cực Bắc và Nam.
- Đặc điểm: Khí hậu giá lạnh, có băng tuyết hầu như quanh năm. Gió thường xuyên thổi trong
khu vực này là gió Đông cực. Lượng mưa trung bình năm thường dưới 500mm
VII. THỦY QUYỂN
1. Sông – hồ
a. Sông
- Sông là dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa
- Lưu vực sông: là vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho một con sông
- Hệ thống sông: Dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại với nhau tạo thành hệ
thống sông.
- Lưu lượng: là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó, trong

một giây đồng hồ.
- Mối quan hệ giữa nguồn cấp nước và thủy chế của sông: nếu sông chỉ phụ thuộc vào một
nguồn cấp nước thì thủy chế của nó tương đối đơn giản; còn nếu sông phụ thuộc vào nhiều
nguồn cấp nước khác nhau thì thủy chế của nó phức tạp hơn
b. Hồ

11


Ôn thi HSG theo chuyên đề THCS

- Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền
- Phân loại hồ:
+ Căn cứ vào tính chất của nước, hồ được phân thành hai loại: hồ nước mặn và hồ nước ngọt
+ Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, có: hồ vết tích của các khúc sông, hồ băng hà, hồ miệng
núi lửa, hồ nhân tạo,…
2. Biển và đại dương
- Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là 35 %o, có sự khác nhau giữa các biển và
đại dương.
- Độ muối của các biển và đại dương không giống nhau, tùy thuộc vào nguồn nước sông đổ
vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
- 3 hình thức vận động của nước biển:
+ Sóng biển:
• Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương
• Nguyên nhân sinh ra sóng biển chủ yếu là gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra
sóng thần.
+ Thủy triều:
• Là hiện tượng nước biển lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra
xa.
• Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do lực hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

+ Dòng biển (hải lưu)
• Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong
các biển và đại dương
• Nguyên nhân sinh ra các dòng biển chủ yếu là các loại gió thổi thường xuyên trên Trái
Đất như Tín Phong, gió Tây ôn đới,…
VIII. THỔ NHƯỠNG QUYỂN
- Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở bao phủ trên bề mặt các lục địa
- Đất có 2 thành phần chính:
+ Thành phần khoáng: chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm những hạt khoáng có màu sắc
loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau.
+ Thành phần hữu cơ: chiếm 1 tỉ lệ nhỏ, tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất; chất
hữu cơ tạo thành chất mùn có màu đen hoặc xám thẫm.
- Một số nhân tố hình thành đất:
+ Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất. Đá mẹ có ảnh hưởng đến màu sắc
và tính chất của đất
+ Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ
+ Khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho quá
trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất
+ Ngoài ra, sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của nhân tố địa hình và thời gian hình thành
đất.
IX. SINH QUYỂN
- Sinh vật sống trong các lớp đất đá, không khí và lớp nước tạo thành một lớp vỏ mới liên tục
bao quanh Trái Đất, đó là lớp vỏ sinh vật.
- Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phân bố động vật và thực vật trên Trái Đất:
+ Đối với thực vật: khí hậu, địa hình, đất
+ Đối với động vật: khí hậu, thực vật
- Ảnh hưởng của con người đến sự phân bố động vật và thực vật trên Trái Đất:

12



Ôn thi HSG theo chuyên đề THCS

+ Ảnh hưởng tích cực: Mở rộng phạm vi phân bố của động vật và thực vật bằng cách mang các
giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác.
+ Ảnh hưởng tiêu cực: Thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật; việc khai thác
rừng bừa bãi làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú

CHUYÊN ĐỀ 3: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG
I. DÂN SỐ
- Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng rất chậm chạp
Nguyên nhân là do bệnh dịch, đói kém, chiến tranh.
- Từ đầu thế kì XIX đến nay, dân số thế giới tăng nhanh.
Nguyên nhân là do có những tiến bộ về KT – XH và y tế
- Từ những năm 50 của thế kỉ XX, bùng nổ dân số đã diễn ra ở các nước đang phát triển châu
Á, châu Phi và Mĩ La tinh do các nước này dành được độc lập, đời sống được cải thiện và
những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử trong khi tỉ lệ sinh vẫn cao.
 Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển đã tạo sức ép lớn đối với việc làm, phúc lợi
xã hội, môi trường, kìm hãm sự phát triển KT – XH,…
II. SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI
1. Sự phân bố dân cư
- Những nơi có điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị hoặc các
vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hòa đều có dân cư tập trung đông đúc.
- Các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, giao thông khó khăn, vùng cực giá lạnh hoặc hoang mạc,…
khí hậu khắc nghiệt có dân cư thưa thớt.
2. Các chủng tộc trên thế giới
- Chủng tộc Ơ – rô – pê – ô – ít (người da trắng): sống chủ yếu ở châu Âu, châu Mĩ
- Chủng tộc Nê – grô – ít (người da đen): sống chủ yếu ở châu Phi
- Chủng tộc Môn – gô – lô – ít (người da vàng): sống chủ yếu ở châu Á
III. QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA

1. Quần cư
- Quần cư nông thôn: có mật độ dân số thấp, phân bố phân tán; làng mạc, thôn xóm thường
phân bố gắn với đất canh tác, đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước; dân cư sống chủ yếu dựa vào
sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.
- Quần cư thành thị: có mật độ dân số cao, phân bố tập trung, dân cư sống chủ yếu dựa vào
sản xuất công nghiệp và dịch vụ
- Lối sống nông thôn và lối sống đô thị có nhiều điểm khác biệt.
2. Đô thị hóa
- Đô thị hóa là xu thế tất yếu của thế giới
- Số dân đô thị trên thế giới ngày càng tăng, hiện có khoảng 1 nửa dân số thế giới sống trong
các đô thị.
- Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng trở thành các siêu đô thị
- Một số đô thị lớn trên thế giới:
+ Châu Á: Bắc Kinh, Tô – ki – ô, Thượng Hải, Xơ – un, Niu Đê – li, Gia – các – ta
+ Châu Âu: Mat – xco – va, Pari, Luân đôn
+ Châu Phi: Cai rô, La gốt
+ Châu Mĩ: Niu I – ooc, Mê hi cô, Ri – ô đê Gia – nê - rô

13


Ôn thi HSG theo chuyên đề THCS

CHUYÊN ĐỀ 4: CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ
I. MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG
- Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến Bắc và Nam
- Bao gồm: + Môi trường xích đạo ẩm
+ Môi trường nhiệt đới
+ Môi trường nhiệt đới gió mùa
+ Môi trường hoang mạc

1. Môi trường xích đạo ẩm
- Vị trí: nằm chủ yếu trong khoảng từ 50B – 50N
- Đặc điểm: nắng nóng, mưa nhiều quanh năm. Độ ẩm và nhiệt độ cao tạo điều kiện cho rừng
rậm xanh quanh năm phát triển. Cây rừng rậm rạp, xanh tốt quanh năm, nhiều tầng, nhiều dây
leo, chim thú,…
2. Môi trường nhiệt đới
- Vị trí: Khoảng 50B và 50N đến chí tuyến ở cả hai bán cầu
- Đặc điểm:
+ Nóng quanh năm, có thời kì khô hạn, càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài, biên
độ nhiệt trong năm càng lớn.
+ Lượng mưa và thảm thực vật thay đổi từ Xích đạo về chí tuyến
3. Môi trường nhiệt đới gió mùa
- Vị trí: Nam Á, Đông Nam Á
- Đặc điểm:
+ Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió
+ Thời tiết diễn biến thất thường
+ Thảm thực vật phong phú, đa dạng
4. Hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng
a. Hoạt động sản xuất nông nghiệp
- Các hình thức canh tác trong nông nghiệp
+ Làm nương rẫy: lạc hậu nhất, năng suất thấp, đất đai bị thoái hóa
+ Thâm canh lúa nước: hiệu quả cao hơn, chủ yếu cung cấp lương thực ở trong nước
+ Sản xuất nông sản hàng hóa theo quy mô lớn: tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, có giá trị cao
nhằm mục đích xuất khẩu.
b. Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng
Dân số đông (chiếm gần ½ dân số thế giới), gia tăng dân số nhanh đã đẩy nhanh tốc độ khai
thác tài nguyên, làm suy thoái môi trường, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, đất bạc màu,
khoáng sản cạn kiệt, thiếu nước sạch,…
c. Di dân và sự bùng nổ đô thị đới nóng
- Đới nóng là nơi có làn sóng di dân và tốc độ đô thị hóa cao

- Nguyên nhân di dân rất đa dạng:
+ Di dân tự do (do thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, nghèo đói, thiếu việc làm)
+ Di dân có kế hoạch (nhằm phát triển KT – XH ở các vùng núi, ven biển).
- Hậu quả: sự bùng nổ đô thị ở đới nóng chủ yếu do di dân tự do đã tạo ra sức ép lớn đối với
việc làm, nhà ở, môi trường, phúc lợi xã hội ở các đô thị.

14


Ôn thi HSG theo chuyên đề THCS

II. MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA
1. Môi trường đới ôn hòa
- Vị trí:
+ Khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả 2 bán cầu
+ Phần lớn diện tích đất nổi của đới ôn hòa nằm ở nửa cầu Bắc
- Đặc điểm:
+ Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh
+ Thiên nhiên phân hóa theo thời gian và không gian:
Phân hóa theo thời gian: một năm có 4 mùa xuân – hạ - thu – đông
Phân hóa theo không gian: thiên nhiên thay đổi từ Bắc xuống Nam theo vĩ độ, từ đông
sang tây theo ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.
2. Hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa
a. Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa
- Trình độ kĩ thuật tiên tiến, tổ chức sản xuất kiểu công nghiệp, sản xuất được chuyên môn hóa
với quy mô lớn, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – kĩ thuật.
- Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu thay đổi theo kiểu môi trường.
b. Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa
- Nền công nghiệp phát triển sớm, hiện đại; công nghiệp chế biến là thế mạnh của nhiều nước,
phát triển rất đa dạng.

- Các nước công nghiệp hàng đầu là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Liên Bang Nga, Anh, Pháp,
Canada.
c. Đô thị hóa ở đới ôn hòa
- Đặc điểm cơ bản:
+ Tỉ lệ dân đô thị cao, là nơi tập trung nhiều đô thị nhất thế giới
+ Các đô thị phát triển theo quy hoạch
+ Lối sống đô thị trở nên phổ biến trong phần lớn dân cư
- Các vấn đề về môi trường, kinh tế - xã hội của đô thị:
+ Ô nhiễm môi trường
+ Thất nghiệp
d. Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa
- Ô nhiễm không khí:
+ Hiện trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề
+ Nguyên nhân: khói bụi từ các nhà máy và từ các phương tiện giao thông thải vào khí quyển
+ Hậu quả: làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản
xuất
III. MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
1. Môi trường hoang mạc
a. Đặc điểm tự nhiên
- Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á – Âu
- Khí hậu khô hạn, khắc nghiệt; động, thực vật nghèo nàn.
- Nguyên nhân: nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa
b. Sự khác nhau giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa
- Hoang mạc đới nóng: có biên độ nhiệt trong năm cao, mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng
- Hoang mạc đới ôn hòa: biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông
rất lạnh.
c. Sự thích nghi của động vật và thực vất ở môi trường hoang mạc

15



Ôn thi HSG theo chuyên đề THCS

- Tự hạn chế sự mất nước, tăng cường dự trữ nước và các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
2. Hoạt động kinh tế của con người ở môi trường hoang mạc
- Hoạt động kinh tế cổ truyền: chăn nuôi du mục, trồng trọt trong các ốc đảo…. (do thiếu
nước)
- Hoạt động kinh tế hiện đại: khai thác dầu khí, nước ngầm,… (nhờ tiến bộ của KH – KT)
3. Diện tích hoang mạc trên thế giới ngày càng mở rộng
- Nguyên nhân: Chủ yếu do tác động tiêu cực của con người, cát lấn, sự biến đổi của khí hậu
toàn cầu.
 Biện pháp: cải tạo hoang mạc thành đất trồng, khai thác nước ngầm, trồng trọt.IV. MÔI
TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
1. Môi trường đới lạnh
a. Vị trí: Nằm trong khoảng từ 2 vòng cực đến 2 cực
b. Đặc điểm tự nhiên
- Khắc nghiệt, lạnh lẽo, mùa đông rất dài, mưa ít và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi, đất đóng băng
quanh năm
- Nguyên nhân: do nằm ở vĩ độ cao
c. Sự thích nghi của động, thực vật ở đới lạnh
- Thực vật: chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, cây cối còi cọc, thấp lùn mọc xen lẫn
với rêu và địa y
- Động vật: có lớp mỡ dày, lông dày hoặc lông không thấm nước; một số động vật ngủ đông
hay di cư để tránh mùa đông lạnh.
2. Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh
a. Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh
- Hoạt động kinh tế cổ truyền: chủ yếu là chăn nuôi tuần lộc, săn bắn động vật để lấy lông, mỡ,
thịt, da
- Hoạt động kinh tế hiện đại: khai thác tài nguyên thiên nhiên, chăn nuôi thú có lông quý.
- Nguyên nhân: khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo; khoa học – kĩ thuật phát triển.

b. Một số vấn đề lớn phải giải quyết ở đới lạnh
- Thiếu nhân lực để phát triển kinh tế
- Nguy cơ tuyệt chủng một số động vật quý
V. MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI
1. Môi trường vùng núi
a. Đặc điểm tự nhiên
- Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và hướng của sườn:
+ Thay đổi theo độ cao: (biểu hiện, nguyên nhân)
+ Thay đổi theo hướng sườn (biểu hiện, nguyên nhân)
b. Sự khác nhau về đặc điểm cư trú của con người ở một số vùng núi trên thế giới
- Các vùng núi thường ít dân và là nơi cư trú của các dân tộc ít người
- Các dân tộc ở miền núi châu Á thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẻ, nhiều lâm sản
- Các dân tộc ở miền núi Nam Mỹ ưa sống ở độ cao trên 3000m, nhiều vùng đất bằng, thuận
lợi cho trồng trọt, chăn nuôi.
- Ở châu Phi, người Ê – ti – ô – pi sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều,
mát mẻ
2. Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi
a. Hoạt động kinh tế
- Hoạt động kinh tế cổ truyền: chăn nuôi, trồng trọt (phát triển đa dạng, có sự khác nhau giữa
các châu lục, các địa phương), khai thác và chế biến lâm sản, làm các nghề thủ công. Nguyên
nhân: phù hợp với môi trường tự nhiên vùng núi.

16


Ôn thi HSG theo chuyên đề THCS

- Hoạt động kinh tế hiện đại: phát triển công nghiệp, du lịch, thể thao… Nguyên nhân: giao
thông, thủy điện, đời sống,… phát triển.
b. Những vấn đề về môi trường:

- Suy thoái tài nguyên (nguyên nhân: phá rừng, săn bắn động vật quý hiếm…)
- Ô nhiễm nguồn nước (nguyên nhân)

CHUYÊN ĐỀ 5: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC
I. CHÂU PHI
1. Vị trí, giới hạn :
- Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến, tương đối cân xứng hai bên đường xích đạo
- Các biển, đại dương bao quanh :
2. Đặc điểm tự nhiên
- Hình dạng : châu Phi có dạng hình khối, đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh biển, đảo,
bán đảo
- Địa hình : tương đối đơn giản, có thể coi toàn bộ châu lục là khối sơn nguyên lớn
- Khoáng sản phong phú, nhiều kim loại quý hiếm (vàng, kim cương, uranium…)
- Khí hậu : Do phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến, ít chịu ảnh hưởng của biển nên châu
Phi có khí hậu nóng, khô vào bậc nhất thế giới. Hoang mạc chiếm diện tích lớn ở châu Phi
- DO vị trí nằm cân xứng 2 bên đường xích đạo nên các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm
đối xứng qua xích đạo
3. Dân cư – xã hội
- Dân cư châu Phi phân bố rất không đều
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi vào loại cao nhất thế giới
- Đại dịch AIDS, xung đột sắc tộc
4. Kinh tế
a. Đặc điểm chung
- Phần lớn các quốc gia có kinh tế lạc hậu, chuyên môn hóa phiến diện, chú trọng trồng cây
công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản để xuất khẩu. (Nguyên nhân)
- Một số nước tương đối phát triển : Cộng hòa Nam Phi, Li bi, An – giê – ri, Ai Cập
b. Các ngành kinh tế
- Nông nghiệp
+ Trồng trọt : có sự khác nhau về tỉ trọng, kĩ thuật canh tác giữa ngành trồng cây công nghiệp
để cuất khẩu và trồng cây lương thực.

+ Chăn nuôi kém phát triển, chăn thả gia sức là hình thức phổ biến
- Công nghiệp :
+ Phần lớn các nước có nền công nghiệp chậm phát triển. Nguyên nhân
+ Ngành khai thác khoáng sản phục vụ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng.
- Dịch vụ : Hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước châu Phi tương đối đơn giản
c. Bùng nổ dân số và đô thị hóa :
- Tốc độ đô thị hóa khá nhanh, bùng nổ đô thị. Đô thị hóa tự phát
- Nguyên nhân : gia tăng dân số tự nhiên cao, sự di dân ồ ạt từ nông thôn vào các thành phố
lớn vì lí do thiên tai, xung đột tộc người, xung đột biên giới.
- Hậu quả : đô thị hóa không tương xứng với trình độ công nghiệp hóa làm xuất hiện nhiều vấn
đề kinh tế - xã hội cần giải quyết.
5. Các khu vực châu Phi

17


Ôn thi HSG theo chuyên đề THCS

a. Bắc Phi
- Tự nhiên : Thiên nhiên thay đổi từ ven biển phía Tây Bắc vào nội địa theo sự thay đổi của
lượng mưa. Hoang mạc Xa – ha – ra – Hoang mạc nhiệt đới lớn nhất thế giới.
- Dân cư : chủ yếu là người Ả - rập và người Bec – be (thuộc chủng tộc Ơ – rô – pê – ô – ít)
theo đạo Hồi.
- Kinh tế : tương đối phát triển, chủ yếu dựa vào ngành dầu khí và du lịch. Do có sự thay đổi
khí hậu từ Bắc xuống Nam nên cơ cấu cây trồng có sự khác nhau giữa các vùng.
b. Trung Phi
- Tự nhiên : có sự khác nhau giữa phía Tây và phía Đông
- Dân cư : là khu vực đông dân nhất châu Phi ; chủ yếu là người Ban – tu thuộc chủng tộc Nê –
gro – ít, có tín ngưỡng đa dạng.
- Kinh tế : phần lớn thuộc các quốc gia chậm phát triển, chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi

theo lối cổ truyền ; khai thác lâm sản, khoáng sản ; trồng cây công nghiệp để xuất khẩu.
c. Nam Phi
- Tự nhiên : địa hình cao ở phía Đông Nam, trũng ở giữa ; khí hậu nhiệt đới là chủ yếu ; thực
vật thay đổi từ Đông sang Tây theo sự thay đổi của lượng mưa.
- Dân cư : Thành phần chủng tộc đa dạng (Nê – gr ô – ít, Môn – gô – lô – it, Ơ – rô – pê – ô –
it và người lai), phần lớn theo đạo Thiên Chúa.
- Kinh tế : trình độ phát triển rất không đều. Cộng hòa Nam Phi là nước công nghiệp phát triển
nhất châu Phi.
II. CHÂU MĨ
1. Khái quát
- Châu Mỹ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây
- Lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng cận cực Nam
- Đại bộ phận dân cư có nguồn gốc là người nhập cư, thành phần chủng tộc đa dạng
2. Bắc Mỹ
a. Tự nhiên
- Vị trí, giới hạn : Từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 150B
- Địa hình : cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm ba khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến
+ Phía Tây là miền núi trẻ Cooc – đi – e cao đồ sộ, hiểm trở.
+ Giữa là đồng bằng rộng lớn, hình lòng máng, nhiều hồ lớn và sông dài
+ Phía Đông : miền núi già A – pa – lat và cao nguyên
- Sông, hồ : hệ thống Hồ LỚn, hệ thống sông Mi – xa – ri – Mi – xi – xi – pi
- Khí hậu : đa dạng, phân hóa theo chiều bắc – nam và theo chiều đông - tây
b. Dân cư
- Dân số tăng chậm, chủ yếu là gia tăng cơ giới
- Dân cư phân bố không đều
- Tỉ lệ dân đô thị cao
c. Kinh tế
* Nông nghiệp :
- Nền nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả cao do tự nhiên thuận lợi, áp dụng tiến bộ KH – KT.
- Sản xuất nông nghiệp của Hoa Kỳ, Ca – na – đa chiếm vị trí hàng đầu thế giới.

- Phân bố nông nghiệp có sự phân hóa từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây.
* Công nghiệp :
- Nền công nghiệp hiện đại, phát triển cao
- Trình độ phát triển công nghiệp của ba nước khác nhau
* Dịch vụ : chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế

18


Ôn thi HSG theo chuyên đề THCS

* Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA)
- Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được thông qua năm 1993, gồm Hoa Kì, Ca –
na – đa và Mê – hi – cô
- Mục đích : kết hợp thế mạnh của ba nước, tạo nên thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh
tranh trên thị trường thế giới
- Vai trò của Hoa Kỳ : chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài vào Mê
– hi – cô, hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Ca – na – đa.
3. Trung và Nam Mỹ
a. Tự nhiên
- Gồm eo đất Trung Mỹ, các quần đảo trong biển Ca – ri – bê và lục địa Nam Mỹ
- Địa hình :
+ Eo đất Trung Mỹ : các dãy núi chạy dọc theo eo đất, nhiều núi lửa
+ Quần đảo Ăng – ty : Một vòng cung đảo
+ Lục địa Nam Mỹ : phía Tây là miền núi trẻ An – đét, giữa là đồng bằng, phía đông là cao
nguyên.
- Khí hậu : có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất, trong đó có khí hậu xích đạo và cận xích
đạo chiếm diện tích lớn
- Cảnh quan tự nhiên : đa dạng, phong phú, phân hóa từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao
b. Dân cư, xã hội

- Dân cư chủ yếu là người lai, có nền văn hóa Mỹ La Tinh độc đáo
- Phân bố dân cư không đều. Dân cư tập trung ở vùng ven biển, cửa sông hoặc trên các cao
nguyên có khí hậu khô ráo, mát mẻ ; các vùng sâu trong nội địa dân cư thưa thớt.
- Tốc độ đô thị hóa đứng đầu thế giới, đô thị hóa mang tính tự phát, tỉ lệ dân đô thị cao.
c. Kinh tế
* Nông nghiệp
- Hai hình thức sở hữu trong nông nghiệp là đại điền trang và tiểu điền trang
- Trồng trọt : mang tính độc canh
- Chăn nuôi : một số nước phát triển chăn nuôi gia súc theo quy mô lớn
* Công nghiệp
- Các ngành công nghiệp chủ yếu : khai thác khoáng sản, sơ chế nông sản và chế biến thực
phẩm để xuất khẩu
- Một số nước công nghiệp mới, có kinh tế phát triển nhất khu vực
* Vấn đề khai thác rừng A – ma – dôn
- Khai thác rừng A – ma – dôn góp phần phát triển kinh tế
- Vấn đề môi trường cần quan tâm : hủy hoại môi trường, ảnh hưởng xấu tới khí hậu của khu
vực và toàn cầu.
* Khối kinh tế Mec – cô – xua của Nam Mỹ
- Các thành viên : Bra – xin, Ac – hen – ti – na, U – ru – goay, Pa – ra – goay, Chi – lê, Bô – li
– vi – a.
- Mục tiêu : tăng cường quan hệ thương mại giữa các nước, thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của
Hoa Kỳ
- Thành tựu : việc xóa bỏ hàng rào thuế quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc
gia trong khối đã góp phần làm tăng sự thịnh vượng của các thành viên trong khối
III. CHÂU NAM CỰC
1. Vị trí, giới hạn :
- Châu Nam Cực bao gồm : lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.
- Diện tích : 14,1 triệu km2.

19



Ôn thi HSG theo chuyên đề THCS

2. Đặc điểm tự nhiên
- Khí hậu : lạnh, khắc nghiệt, thường có gió bão
- Thực – động vật :
+ Thực vật không thể tồn tại
+ Động vật : khá phong phú
- Nam cực là châu lục duy nhất không có người cư trú thường xuyên
IV. CHÂU ĐẠI DƯƠNG
1. Tự nhiên
- Gồm : lục địa Ô – x trây – li – a, các đảo và quần đảo trong Thái Bình Dương
- Phần lớn các đảo, quần đảo có khí hậu nóng, ẩm, điều hòa, mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới
phát triển
- Lục địa Ô – x trây – li – a :
+ Phần lớn diện tích lục địa là hoang mạc
+ Có nhiều loài động vật độc đáo nhất thế giới
- Quần đảo Niu – di – lân và phía Nam Ô – x trây – li – a có khí hậu ôn đới
2. Dân cư
- Mật độ dân số thấp nhất thế giới
- Dân cư chủ yếu là người nhập cư, có sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa
3. Kinh tế
- Kinh tế phát triển không đồng đều giữa các nước
- Ô – x trây – li – a và Niu – di – lân có nền kinh tế phát triển
- Các nước còn lại là những nước đang phát triển, kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên
để xuất khẩu hoặc du lịch
V. CHÂU ÂU
1. Thiên nhiên châu Âu
* Vị trí địa lí, giới hạn

- Nằm khoảng giữa các vĩ tuyến 360B và 710B, chủ yếu trong đới ôn hòa, có ba mặt giáp biển
và đại dương.
* Đặc điểm tự nhiên:
- Địa hình: chủ yếu là đồng bằng. Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền, tạo thành
nhiều bán đảo, vũng vịnh
- Khí hậu: phần lớn diện tích có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào.
- Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ bắc xuống nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và
lượng mưa
* Sự khác nhau giữa các môi trường: (phân bố, đặc điểm khí hậu – sông ngòi – thực vật,
nguyên nhân)
- Môi trường ôn đới hải dương
- Môi trường ôn đới lục địa
- Môi trường Địa Trung Hải
- Môi trường núi cao
VI. CHÂU Á

CHUYÊN ĐỀ 6: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
CHUYÊN ĐỀ 7: ĐỊA LÍ KINH TẾ – XÃ HỘI VIỆT NAM
I. ĐỊA LÍ DÂN CƯ
1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

20


Ôn thi HSG theo chuyên đề THCS

2. Dân số và gia tăng dân số
3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
4. Lao động, việc làm và chất lượng cuộc sống

II. ĐỊA LÍ KINH TẾ
1. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
2. Địa lí ngành nông nghiệp
3. Địa lí ngành công nghiệp
4. Địa lí ngành dịch vụ
III. SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ
1. Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
2. Vùng đồng bằng sông Hồng
3. Vùng Bắc Trung Bộ
4. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
5. Vùng Tây Nguyên
6. Vùng Đông Nam Bộ
7. Vùng đồng bằng sông Cửu Long
8. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo
IV. ĐỊA LÝ TỈNH YÊN BÁI
1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính
- Vị trí và lãnh thổ
- Sự phân chia hành chính
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình
- Khí hậu
- Thủy văn
- Thổ nhưỡng
- Tài nguyên sinh vật
- Khoáng sản
3. Dân cư và lao động
- Gia tăng dân số
- Kết cấu dân số
- Phân bố dân cư
- Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế

4. Kinh tế
- Đặc điểm chung
- Các ngành kinh tế
5. Bảo vệ tài nguyên và môi trường
6. Phương hướng phát triển kinh tế

21



×