Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

CƠ sở lý LUẬN về PHÁT TRIỂN NĂNG lực tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO đội NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM lớp TRƯỜNG TIỂU học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.26 KB, 39 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ
CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP TRƯỜNG TIỂU HỌC


Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Các công trình nghiên cứu về năng lực giáo viên tiểu
học trong các nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên
tiểu học
Trong lĩnh vực quản lý giáo dục đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phẩm chất, năng lực
nghề nghiệp của giáo viên tiểu học như: năng lực dạy học,
năng lực giáo dục, năng lực xây dựng môi trường giáo dục...
Một trong các nghiên cứu về năng lực giáo viên tiểu học đặc
biệt là thực trạng năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học
thể hiện trong các công trình nghiên cứu về quản lý, phát triển
đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp, theo
hướng chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục... có thể
kể ra một số nghiên cứu ở cấp độ thạc sỹ chuyên ngành quản
lý giáo dục: Lê Văn Chín (2010), quản lý đội ngũ giáo viên
tiểu học đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục [8]; Nguyễn Hữu Thiên (2008) quy hoạch phát triển
đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 –
2015 [31]; Đặng Thanh Bình (2013), phát triển đội ngũ giáo
viên tiểu học huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang theo chuẩn


nghề nghiệp [2]; Nguyễn Thị Hệ (2013), phát triển đội ngũ
giáo viên tiểu học thành phố Hòa Bình theo chuẩn nghề
nghiệp [20]...; Nguyễn Thị Thu Hiền (2014), quản lý phát
triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh


Bình đến năm 2020 [21]...v.v. Các công trình nghiên cứu trên
cơ sở lý luận về đội ngũ giáo viên tiểu học số lượng, cơ cấu,
chất lượng đã nêu lên thực trạng và đánh giá thực trạng các
năng lực nghề nghiệp hiện của giáo viên tiểu học ở các địa
phương, vùng miền khác nhau trên đất nước, từ đó đề xuất các
biện pháp ở góc độ quản lý giáo dục phát triển năng lực nghề
nghiệp cho giáo viên tiểu học ở các địa phương được xác định
nghiên cứu. Như nghiên cứu của Đặng Thanh Bình về năng
lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học huyện Phụng Hiệp,
tỉnh Hậu Giang đã kết luận: “Năng lực sư phạm của giáo viên
tiểu học được đánh giá ở mức độ khá với điểm trung bình =
2,52. Cao nhất là năng lực lập kế hoạch dạy học, soạn giáo
án theo đổi mới giáo dục với = 2,74 (khá); thấp hơn cả là
năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,
chủ nhiệm lớp với = 2,31 (trung bình)” [2]. Hoặc nghiên cứu
của Nguyễn Thị Thu Hiền về các kỹ năng sư phạm của giáo
viên tiểu học đã đưa ra thực trạng sau [21]:


Năm

2009-

2010-

2011-

2012-

2013-


học

2010

2011

2012

2013

2014

Tốt

Khá

TB

SL

%

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

14

28,

14

29,

15

30,

15

31,

16

32,

2


6

7

8

3

5

7

5

3

8

32

66,

32

66,

33

66,


32

65,

32

64,

9

3

7

2

2

1

7

5

2

8

25


5,0

20

4,0

17

3,4

15

3,0

12

2,4

Yếu

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0


- Các công trình nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm
quản lý hoạt động trải nghiệm và năng lực tổ chức hoạt
động trải nghiệm cho giáo viên trong quản lý hoạt động trải
nghiệm
Các nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở
các cấp học phổ thông đã được đầu tư nghiên cứu của các nhà
khoa học trong và ngoài nước như Đavid A Kolb với lý thuyết
“Học từ trải nghiệm”: “Học từ trải nghiệm là quá trình học
theo đó kiến thức, năng lực được tạo ra thông qua việc chuyển


hóa kinh nghiệm. Học từ trải nghiệm gần giống với học thông
qua việc làm nhưng khác ở chỗ là nó gắn với kinh nghiệm và
cảm xúc cá nhân” [33]; Carl Roges, Richard Ponzio và Sally
StanlyI: “Giáo dục trải nghiệm không đơn thuần là phải thực
hiện một hoạt động động từ đó sinh ra những kết luận và vận
dụng vào những tình huống khác nhau. Mà thông qua việc kết
hợp những cảm giác trong quá trình chia sẻ kinh nghiệm tất cả
người học đều được mở rộng hiểu biết của mình...” [33]. Các
giả trong nước như Bùi Ngọc Diệp (2014), hình thức tổ chức
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ
thông [12]; Nguyễn Hữu Lễ (2016), Một số vấn đề dạy học
trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông [24];
Nguyễn Thị Liên (chủ biên 2016), Tổ chức hoạt động trải
nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông [25]; Đinh Thị
Kim Thoa (2015), Trải nghiệm sáng tạo - hoạt động quan
trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới [33]... đã
bàn nhiều về hoạt động trải nghiệm cho học sinh phổ thông về
vai trò, nội dung, hình thức và phương pháp như: Bùi Thị Kiều

Thơ (2016) trong tạp chí Quản lý giáo dục: “Hoạt động trải
nghiệm sáng tạo giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải
nghiệm, vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ


đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng
sáng tạo bản thân” [32]...
Đứng ở góc độ quản lý giáo dục hiện tại có rất nhiều
nghiên cứu về quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh để
từ đó phát triển kỹ năng năng lực cho học sinh, đồng thời phát
triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh
trong hoạt động trải nghiệm như: Tần Thị Thu Hà (2017)
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường Phổ thông
dân tộc nội trú tỉnh Điện Biên [18], Lã Huy Thắng (2014),
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo tiếp cận năng
lực ở các trường trung học phổ thông huyện Tiên Lãng, thành
phố Hải Phòng [30], Hoàng Thị Thu Huyền (2016), Quản lý
dạy học môn tiếng Anh theo hướng trải nghiệm sáng tạo cho
học sinh trường trung học phổ thông thành phố Bảo Lộc, tỉnh
Lâm Đồng [23].... v.v
Các nghiên cứu về quản lý hoạt động trải nghiệm cho
học sinh đều trên cơ sở khảo sát thực tiễn tại các địa bàn
nghiên cứu khác nhau đưa ra các biện pháp quản lý, tổ chức
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm, từ đó giáo
dục học sinh và góp phần phát triển năng lực tổ chức hoạt
động trải nghiệm cho giáo viên các trường phổ thông.


Nhận xét:
Các nghiên cứu ở trong nước đều tập trung vào nghiên

cứu hoạt động trải nghiệm, quản lý hoạt động trải nghiệm, các
năng lực nghề nghiệp của giáo viên trong đó có giáo viên tiểu
học. Từ đó đề xuất các biện pháp phát triển năng lực nghề
nghiệp nói chung cho đội ngũ giáo viên phổ thông.
Các nghiên cứu về năng lực hoạt động trải nghiệm cho
giáo viên chủ nhiệm lớp trong các trường tiểu học và đặc biệt
là phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo
viên chủ nhiệm lớp trường tiểu học hầu như chưa được đề cập
nghiên cứu trực tiếp.
Vì vậy việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển năng
lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên chủ
nhiệm lớp trường tiểu học quận Lê Chân, thành phố Hải
Phòng” đã xác định được điểm mới trong lĩnh vực quản lý
giáo dục và nhằm mục đích xác lập được các biện pháp phát
triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên từ
đó nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường
tiểu học.
- Hoạt động trải nghiệm và tổ chức hoạt động trải


nghiệm trong nhà trường tiểu học
- Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường tiểu học
- Khái niệm
Từ ý kiến của các nhà khoa học Đinh Thị Kim Thoa
[33], Nguyễn Thanh Bình [3]... có thể hiểu hoạt động trải
nghiệm trong nhà trường là hoạt động giáo dục có mục đích,
có chương trình và kế hoạch mà bản thân học sinh trực tiếp
tham gia các hoạt động ở trong và ngoài nhà trường với tư
cách là chủ thể trải nghiệm để từ đó lĩnh hội được tri thức,
hình thành được thái đội và phát triển kỹ năng năng lực cho

bản thân theo mục tiêu hoạt động đã xác định.
Mục tiêu chung của hoạt động trải nghiệm: góp phần
hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và
năng lực chung, nhất là trách nhiệm với bản thân, cộng
đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; tính tự
lập, tự tin, tự chủ; các năng lực sáng tạo, hợp tác, giao tiếp,
tự quản lý bản thân.
Mục tiêu cụ thể: Giúp học sinh củng cố, bổ sung và nâng
cao hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội,


hoàn thiện những tri thức môn học được học trên lớp; Giáo
dục kỹ năng sống và giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng cơ
bản, phát triển năng lực bản thân phù hợp với lứa tuổi như kỹ
năng tham gia hoạt động tập thể, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau giữa học sinh; Giúp học
sinh có nhận thức, thái độ, hành vi, cách ứng xử phù hợp
trong quan hệ với giáo viên, cán bộ quản lý, với gia đình,
cộng đồng và với môi trường tự nhiên.
- Vai trò hoạt động trải nghiệm đối với giáo dục trong
nhà trường
Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường có vai trò vô cùng
quan trọng để phát triển nhân cách học sinh về kiến thức, về
thái độ, kỹ năng đối với cuộc sống hoạt động học tập. Thông
qua hoạt động học sinh biết vận dụng tích cực những kiến thức
đã học vào thực tiễn, có khả năng hành động, sáng tạo.
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động tập thể trên tinh thần
tự chủ cá nhân, vì vậy sẽ giúp học sinh phát triển tâm lý nhân
cách của cá nhân nhưng đồng thời cũng phát triển khả năng
quan hệ, hợp tác biết chia sẻ và quan tâm đến mọi người xung

quanh.


Thông qua hoạt động trải nghiệm sẽ liên kết được các
lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia vào giáo dục.
Tạo ra mối quan hệ 2 chiều giữa nhà trường và xã hội để một
mặt nhà trường có điều kiện phát huy vai trò tích cực của
mình với cuộc sống và là phương thức đẩy mạnh sự phát triển
của nhà trường trong công tác xã hội hóa giáo dục.
- Nội dung của hoạt động trải nghiệm trong nhà trường
Nội dung hoạt động trải nghiệm đa dạng mà mang tính
tích hợp, tổng hợp kiến thức của nhiều môn học, nhiều lĩnh
vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, trí tuệ, kỹ
năng sống, giá trị sống. Có thể thấy hoạt động trải nghiệm
gồm 4 nhóm nội dung chính:
Nhóm các hoạt động tự chủ (thích ứng, tự chủ, tổ chức
sự kiện, sáng tạo độc lập...). Hoạt động tự chủ thường gắn bó
chặt chẽ với tư duy độc lập của học sinh với tư cách là người
tham gia hoạt động.
Nhóm các hoạt động câu lạc bộ (hoạt động Đội thiếu
niên tiền phong, hoạt động dã ngoại...). Hoạt động câu lạc bộ
tạo cơ hội để học sinh được chia sẽ kiến thức hiểu biết của
mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm và yêu thích nhằm


phát triển các kỹ năng của học sinh như: kỹ năng hợp tác, kỹ
năng hoạt động nhóm, tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau...
Nhóm các hoạt động tình nguyện (các hoạt động giúp đỡ
tình nguyện đối với các quan hệ xã hội và bảo vệ môi
trường...) thông qua các hoạt động tình nguyện mang tính tự

nguyện tự giác cao, học sinh tự nhận thấy trách nhiệm của bản
thân cá nhân và tăng cường sự hiểu biết xã hội, sự chia sẻ,
giúp đỡ, ý thức cộng đồng, tình đoàn kết, sự đồng tâm hiệp
lực... với môi trường xung quanh.
Nhóm các hoạt động định hướng (tìm hiểu thông tin về
bên ngoài, bản thân...). Thông qua các hoạt động này học sinh
một mặt thu thập thêm các thông tin về môi trường, tự nhiên,
xã hội bên ngoài và tìm hiểu sở thích, năng lực... của chính
bản thân mình.
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong
nhà trường
Tổ chức hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục có
mục đích, có chương trình kế hoạch của nhà giáo dục tác
động đến hoạt động trải nghiệm để thông qua đó giáo dục học
sinh nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện đã được đặt ra.


Tổ chức hoạt động trải nghiệm có vai trò chủ thể là
người giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục để học sinh
trải nghiệm và học sinh vừa giữ vai trò khách thể thực hiện
hoạt động trải nghiệm, chủ thể thực hiện hoạt động trải
nghiệm để thông qua đó tiếp thu tri thức, hình thành thái độ
và phát triển kỹ năng cho chính bản thân mình.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm là một quá trình bao gồm
các khâu, giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị hoạt động trải nghiệm
(lập kế hoạch, nguồn lực, nhân lực, vật lực, tài lực, phân công
công việc...). Giai đoạn triển khai hoạt động trải nghiệm (giáo
viên tổ chức và chỉ đạo học sinh thực hiện các nội dung của
hoạt động trải nghiệm...). Giai đoạn đánh giá kết quả hoạt
động trải nghiệm (tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm cả về

phía người tổ chức và thực hiện, đặc biệt là kết quả đạt được
của hoạt động trải nghiệm đối với học sinh để sau đó tổ chức
hoạt động trải nghiệm tốt hơn).
- Giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường tiểu học và
năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên chủ
nhiệm lớp trong nhà trường
- Giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường tiểu học


Giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt hiệu trưởng,
quản lý, giáo dục học sinh, tổ chức hướng dẫn các hoạt động
của lớp do mình phụ trách, phối hợp với các lực lượng giáo
dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh [14].
Giáo viên chủ nhiệm lớp chính là “linh hồn” của lớp
học, quyết định phần lớn đến sự hình thành nhân cách học
sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp chiếm vai trò trung tâm, trụ cột
trong quá trình giáo dục học sinh, là người dẫn dắt, cố vấn,
định hướng cho học sinh, giúp cho học sinh biết vươn lên, để
trở thành con ngoan, trò giỏi, người bạn tốt, người công dân
tốt và có thể tự hoàn thiện và phát triển nhân cách. Thành
công của một giáo viên chủ nhiệm lớp chính là xây dựng
được một tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, gắn bó, được học
sinh tin tưởng và yêu quý, kính trọng.
Giáo viên chủ nhiệm lớp có các chức năng cơ bản sau:
Chức năng quản lý: thay mặt quản lý làm nhiệm vụ quản
lý lớp học được phân công thông qua việc phối hợp các chức
năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá lớp
học.
Chức năng giáo dục: là giáo viên vừa giảng dạy nhưng



đồng thời cũng tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh để từ
đó hình thành và phát triển nhân cách của mỗi học sinh. Giáo
viên chủ nhiệm lớp vừa là người dạy chữ nhưng đồng thời
cũng là dạy người.
Chức năng đại diện: giáo viên chủ nhiệm lớp là người
đại diện của hiệu trưởng truyền đạt những yêu cầu, kế hoạch,
chủ trương của nhà trường tới học sinh và cha mẹ học sinh.
Đại diện bảo vệ học sinh phản ánh những nguyện vọng chính
đáng của các em đối với các giáo viên khác trong nhà trường,
với ban giám hiệu, với cha mẹ học sinh... Người đại diện của
nhà trường trong việc phối hợp với các tổ chức xã hội để
thống nhất việc giáo dục học sinh.
- Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo
viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường tiểu học
- Năng lực
Từ các quan niệm thể hiện trong chương trình giáo dục
phổ thông tổng thể mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo [7], Từ
điển tiếng Việt [36], ý kiến của các nhà khoa học: Trần Khánh
Đức, Bernd Meier và Nguyễn Cường, Lê Đình Trung và Phan
Thị Thanh Hội... có thể hiểu năng lực là một tổ hợp các kiến


thức, kỹ năng, phẩm chất, thái độ của con người, đảm bảo
cho con người hoàn thành công việc, hoạt động mà cá nhân
đang tiến hành. Với khái niệm trên cho thấy:
Năng lực là tổ hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ kết
hợp với nhau thành một hệ thống có quan hệ qua lại chặt chẽ
với nhau.
Năng lực thể hiện qua hành vi cụ thể có thể đo đếm

được.
Năng lực được hình thành thông qua hoạt động của cá
nhân trong nhà trường và trong cuộc sống xã hội. Năng lực
được hình thành thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của
các tổ chức giáo dục.
Năng lực đảm bảo cho cá nhân có khả năng hoàn thành
công việc, ứng phó linh hoạt, hiệu quả trong những điều kiện
mới, không quen thuộc.
- Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên
chủ nhiệm lớp
Từ khái niệm “năng lực” và “tổ chức hoạt động trải
nghiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp” luận văn xác định: năng


lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên chủ nhiệm
lớp là tổ hợp các kiến thức, kỹ năng của người giáo viên chủ
nhiệm lớp đảm bảo cho người giáo viên chủ nhiệm lớp hoàn
thành tốt công việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học
sinh đáp ứng được với mục tiêu giáo dục nhà trường đặt ra.
Có rất nhiều quan niệm từ các góc độ khoa học khác
nhau bàn về cấu trúc, các năng lực thành phần của năng lực tổ
chức hoạt động trải nghiệm của người giáo viên tiểu học như
theo các thành tố của hoạt động, theo cấu trúc tâm lý của năng
lực... nhưng luận văn căn cứ vào qui trình tổ chức hoạt động
trải nghiệm quan niệm năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm
của giáo viên chủ nhiệm lớp bao gồm các năng lực thành
phần:
Năng lực chuẩn bị hoạt động trải nghiệm bao gồm các
kiến thức, thái độ, kỹ năng về công tác chuẩn bị hoạt động trải
nghiệm cho học sinh trong nhà trường đảm bảo cho người

giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị tốt các nội dung của hoạt
động trải nghiệm (chuẩn bị về kế hoạch hoạt động, nội dung
hoạt động, hình thức hoạt động, phương pháp hoạt động trải
nghiệm, cơ sở vật chất kinh phí cho hoạt động trải nghiệm...).


Năng lực triển khai hoạt động trải nghiệm trong nhà
trường bao gồm các kiến thức, kỹ năng, thái độ tổ chức triển
khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong nhà trường
(triển khai các hoạt động cụ thể, của giáo viên và học sinh)
đảm bảo cho người giáo viên chủ nhiệm tổ chức hoạt động
trải nghiệm cho học sinh trong nhà trường.
Năng lực kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm bao
gồm các kiến thức, kỹ năng, thái độ đảm bảo cho người giáo
viên chủ nhiệm lớp hoàn thành tốt công việc đánh giá hoạt
động trải nghiệm được tổ chức theo kế hoạch (tiến hành đánh
giá theo các hình thức với các nội dung khác nhau của việc
thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm...).
Năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong tổ chức
hoạt động trải nghiệm bao gồm các kiến thức, kỹ năng, thái
độ đảm bảo cho người giáo viên chủ nhiệm lớp giải quyết tốt
các vấn đề nảy sinh trong công tác tổ chức hoạt động trải
nghiệm (các vấn đề về nội dung, cách thức tổ chức, cơ sở vật
chất... của hoạt động trải nghiệm trong nhà trường).


- Phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm
của giáo viên chủ nhiệm lớp theo tiếp cận quản lý nguồn
nhân lực
- Vị trí và vai trò của Hiệu trưởng trường Tiểu học

- Hiệu trưởng trường Tiểu học
Hiệu trưởng: Theo Điều 54 Luật Giáo dục Việt Nam
2005 [28], sửa đổi và bổ sung năm 2009: “Hiệu trưởng là
người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà
trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công
nhận. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý
trường học". Kết hợp khái niệm Cán bộ quản lý giáo dục với
khái niệm Hiệu trưởng, có thể hiểu: Hiệu trưởng là cán bộ
quản lý giáo dục, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của
một nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ
nhiệm, công nhận.
Hiệu trưởng trường Tiểu học: Từ khái niệm trên, có thể
hiểu Hiệu trưởng trường Tiểu học là cán bộ quản lý giáo dục,
chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của một trường Tiểu


học, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.
Hiệu trưởng trường Tiểu học có vị trí là người đứng đầu
nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm,
công nhận; có vai trò kép vừa là người lãnh đạo và vừa là
người quản lý.
Vai trò lãnh đạo: Các vai trò lãnh đạo của Hiệu trưởng
trường Tiểu học với ý nghĩa định hướng cho nhà trường luôn
luôn thay đổi để phát triển bền vững:
Hoạch định sự phát triển nhà trường (vạch ra tầm nhìn,
sứ mạng, mục tiêu, các giá trị và các giải pháp chiến lược để
phát triển nhà trường); Đề xướng sự thay đổi của nhà trường
(chỉ ra các lĩnh vực cần thay đổi để phát triển nhà trường
nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục); Thu hút và phát triển nguồn

lực nhà trường (thu hút và phát triển nhân lực, huy động tài
chính và cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động của
trường); Thúc đẩy sự phát triển nhà trường (đánh giá, động
viên, phát huy thành tích để nhà trường phát triển).
Vai trò quản lý: Các vai trò quản lý của Hiệu trưởng
trường Tiểu học với ý nghĩa làm cho nhà trường luôn luôn vận
hành ổn định để đạt tới mục tiêu:


Đại diện cho chính quyền về xây dựng và thực thi pháp
luật, chính sách, điều lệ, quy chế và các quy định về hoạt động
giáo dục và quản lý giáo dục; Hạt nhân sắp xếp bộ máy tổ chức,
phát triển và điều hành đội ngũ nhân lực, hỗ trợ sư phạm cho
giáo viên, hỗ trợ quản lý cho các CBQL cấp dưới; Huy động và
quản lý việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất của
nhà trường.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trường Tiểu học
Theo Điều lệ trường Tiểu học, quy định Hiệu trưởng
trường Tiểu học có các nhiệm vụ và quyền hạn sau [5]:
Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường. Thành lập các tổ
chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà
trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên
của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công
công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực
hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên;
thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng
lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy
định của Nhà nước. Quản lý học sinh và các hoạt động của học



sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại
học sinh, ký xác nhận học bạ và quyết định khen thưởng, kỷ
luật học sinh.
Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường về: Mục
tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch và phương hướng phát
triển của nhà trường; Quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế
tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt; Chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của
nhà trường. Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây
dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo
cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các
cấp có thẩm quyền;
Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường. Thực hiện các
chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên,
học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của
nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà
trường. Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận
động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường.
Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của


pháp luật.
- Mô hình quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadle
Theo lý thuyết quản lý nguồn nhân lực Leonard Nadle,
nhà xã hội học người Mỹ đã nghiên cứu quản lý nguồn nhân
lực có 3 nhiệm vụ chính là (a) Phát triển nguồn nhân lực (gồm
giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, nghiên cứu, phục
vụ); (b) Sử dụng nguồn nhân lực (gồm tuyển dụng, sàng lọc,

bố trí, đánh giá, đãi ngộ, kế hoạch hóa sức lao động); (c) Môi
trường nguồn nhân lực (gồm mở rộng chủng loại việc làm,
mở rộng quy mô việc làm, phát triển tổ chức) [9]. Có thể mô
tả mô hình quản lý trên bằng sơ đồ sau:
Luận văn tiếp cận và vận dụng mô hình quản lý nguồn
nhân lực của Leonard Nadle để xác định các biện pháp phát
triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên
chủ nhiệm lớp với các lý do sau: a) Với cách tiếp cận quản lý
nguồn nhân lực này phù hợp với phát triển nguồn nhân lực
nói chung và phát triển năng lực của nguồn nhân lực nói riêng
trong lĩnh vực giáo dục; b) Với tiếp cận này sẽ bao quát toàn
diện các mặt trong quản lý để từ đó phát triển năng lực tổ
chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên.



- Khái niệm phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp theo tiếp cận quản lý
nguồn nhân lực
- Phát triển
Theo từ điển tiếng Việt “Phát triển là biến đổi hoặc làm
cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn
giản đến phức tạp”.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, động lực của sự
phát triển là các mâu thuẫn diễn ra nội tại bên trong sự vật,
giữa sự vật với môi trường khách quan bên ngoài. Giải quyết
mâu thuẫn sẽ tạo ra sự phát triển mới của sự vật trong giai
đoạn mới.
Phát triển không chỉ là quá trình tăng lên về lượng mà
còn nhảy vọt về chất tạo ra chất mới cho sự vật hiện tượng

trong hiện thực khách quan.
Xu hướng của sự phát triển không phải đi theo con đường
thẳng tắp, cũng không theo vòng tròn khép kín mà theo theo
đường xoáy ốc, tạo lên sự phát triển từ đơn giản đến phức tạp,
từ thấp đến cao và từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.


- Khái niệm phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp
Từ khái niệm “phát triển” “năng lực tổ chức hoạt động
trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp” luận văn xác định
phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo
viên chủ nhiệm lớp là quá trình tăng lên về số lượng và chất
lượng của năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm ở người
giáo viên chủ nhiệm lớp (tri thức, phẩm chất, kỹ năng nghề
nghiệp).
Phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho
giáo viên chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường tiểu học
theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực là tác động có mục
đích có kế hoạch của hiệu trưởng trường tiểu học cùng các
chủ thể quản lý khác trong nhà trường thông qua lập kế
hoạch, sử dụng, bồi dưỡng, đánh giá và tạo môi trường
thuận lợi cho việc phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải
nghiệm để từ đó nâng cao cả về số lượng và chất lượng các
năng lực thành phần tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo
viên chủ nhiệm lớp.
+ Về lượng: là tăng lên về số lượng các năng lực thành



×