Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

CƠ sở lý LUẬN về PHỐI hợp GIỮA NHÀ TRƯỜNG và CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO dục kỹ NĂNG PHÒNG CHỐNG xâm hại THỂ CHẤT CHO học SINH TIỂU học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.91 KB, 66 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ
TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO DỤC KỸ
NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI THỂ CHẤT
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC


Tổng quan nghiên cứu về phối hợp giữa nhà trường
và cộng đồng trong giáo dục phòng chống xâm hại thể
chất cho học sinh
Nghiên cứu ở nước ngoài
Tiếp cận cộng đồng chủ yếu từ góc độ tâm lý học, D.W.
McMillan và D.M. Chavis cho rằng ý thức cộng đồng dựa
trên cơ sở của bốn yếu tố: tư cách thành viên; ảnh hưởng; sự
hội nhập và sự đáp ứng các yêu cầu; sự gắn bó, chia sẻ tình
cảm [1, tr.5]. Trên cơ sở đó, D.M. Chavis đã đề xuất một bộ
tiêu chí (SCI-2) để đo lường, đánh giá sức mạnh của cộng
đồng. Tuy nhiên, cách tiếp cận của nhóm tác giả này chủ yếu
từ góc độ tâm lý học, vì vậy có những hạn chế trong việc đánh
giá vai trò của các yếu tố tổ chức của cộng đồng trong sự phát
triển xã hội. Trong khi đó, theo Fichter cộng đồng bao gồm
các yếu tố là: tương quan cá nhân mật thiết với nhau, mặt đối
mặt, thẳng thắn chân tình, trên cơ sở các nhóm nhỏ kiểm soát
các mối quan hệ cá nhân; có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về
tình cảm, cảm xúc khi cá nhân thực hiện được các công việc
hoặc nhiệm vụ cụ thể; có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc
dấn thân thực hiện các giá trị xã hội được cả xã hội ngưỡng


mộ; có ý thức đoàn kết tập thể..... Cộng đồng được hình thành
trên cơ sở các mối liên hệ giữa cá nhân và tập thể dựa trên cơ
sở tình cảm là chủ yếu [55, tr.98-113].


Nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội trong quá
trình giáo dục là một tất yếu. Biện chứng của mối quan hệ này
có cơ sở triết học xã hội của nói. Giáo dục là một hiện tượng
xã hội lịch sử. Sự ra đời, phát triển của nó gắn liền với sự vận
động, phát triển của đời sống hiện thực xã hội. Ở mỗi giai
đoạn lịch sử - cụ thể các cách tiếp cận bàn luận về mối quan
hệ biện chứng giữa nhà trường, gia đình với cộng đồng xã hội
không hoàn toàn giống nhau. Tuy vậy, các công trình nghiên
cứu từ cổ đại đến thời kỳ cận hiện đại và hiện nay đều khẳng
định, tính tất yếu và sự coi trọng đối với sự phối hợp giữa nhà
trường, gia đình với cộng đồng; khẳng định chức năng của
nhà trường, gia đình, cộng đồng trong hoạt động giáo dục học
sinh.
Đến nay, đã có nhiều công trình khoa học đã công bố có
giá trị về phối hợp giữa nhà trường, gia đình với cộng đồng.
Chẳng hạn, J.A. Komenxki (1592-1670) là người đầu tiên
luận chứng khá toàn hiện, có tính hệ thống lý luận chặt chẽ về
vị trí, vai trò, mục đích, nội dung, chức năng, hình thức của


các yếu tố, bộ phận, thuộc tính của mối quan hệ biện chứng
giữa nhà trường với gia đình, giữa nhà trường với gia đình và
với xã hội đối trong quá trình giáo dục học sinh. J.A.
Komenxki, nhiều nhà giáo dục lỗi lạc của Liên Xô (cũ) đã
khẳng định tính cần thiết, vai trò, nội dung, con đường về sự
phối hợp giữa nhà trường với gia đình và với xã hội.
Trong giai đoạn đầu của thế kỷ XXI, một số nước
phương Tây đã chú ý đề cao hơn vai trò của bậc làm cha, làm
mẹ của học sinh trong việc phối hợp với nhà trường, với cộng
đồng để cùng tham gia giáo dục con em họ. Ngược lại, trước

sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp của đời sống xã hội. Bên
cạnh kết quả đạt được về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa
xã hội, thì nhân loại cũng đang đứng trước những vấn đề lớn,
mang tính toàn cầu, như vấn đề ô nhiễm môi trường, bệnh tật,
đói nghèo, chiến tranh, buôn bán phụ nữ, trẻ em, bình đẳng
giới, xâm hại tình dục trẻ,... Trong bối cảnh ấy, đã có nhiều
công trình nghiên cứu về vai trò của cộng đồng trong tham gia
giải quyết những vấn đề mà nhân loại đã và đang đặt ra.
Ở lĩnh vực giáo dục, đã có một số tổ chức quốc tế, có
những công trình nghiên cứu về khía cạnh mối quan hệ giữa
nhà trường với cộng đồng trong giáo dục học sinh; mối quan


hệ giữa nhà trường với gia đình trong chăm sóc, giáo dục, bảo
vệ trẻ em trước vấn nạn bạo lực, buôn bán, xâm hại nhân phẩm
phụ nữ, trẻ em. Đề cập đến vấn đề nay, Alan Johnson (Bộ
trưởng Bộ Giáo dục Anh), trong bài phát biểu của Ông đã kêu
gọi cha mẹ không nên phó thác việc giáo dục con em mình cho
nhà trường. Ông khẳng định, vai trò của các bậc cha mẹ của
học sinh. Theo Ông, sự vào cuộc của gia đình trong phối hợp
với nhà trường, cộng đồng sẽ mang lại những kết quả to lớn,
có ý nghĩa xã hội sâu sắc trong quá trình giáo dục. Ở Thái Lan,
cũng đã có Chương trình bảo vệ trẻ em. Nội dung Chương
trình này khẳng định xâm hại trẻ là “bất kỳ hành động nào liên
quan đến bổn phận hoặc không làm tròn trách nhiệm khiến trẻ
mất quyền tự do, bị tồn hại về thể chất hoặc tinh thần, bị xâm
hại tình dục hoặc khiến khích trẻ có những hành động gây tổn
hại đến tinh thần hay thể chất, hành động trái pháp luật, đạo
đức mà không được sự đồng ý của trẻ” [58, tr.112].
Công trình nghiên cứu về “Sự tham gia của phụ huynh

trong các trường học” của tác giả Comer, J đã đi sâu luận
chứng các mối quan hệ đang thay đổi giữa các trường học và
cộng đồng; vai trò, nội dung, hình thức của cha mẹ học sinh
khi tham gia vào quá trình giáo dục nói chung, giáo dục các


kỹ năng cần thiết cho trẻ, như kỹ năng kiểm chế cảm xúc, kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng phòng chống xâm hại cơ thể trẻ….
Trong công trình của mình, tác giả cũng đã khảo sát kết quả
học tập của học sinh trong các trường học đã có sự thay đổi
rất tích cực, mà một trong những nguyên nhân chính yếu của
nó là do sự tác động to lớn từ sự tham gia của cha mẹ học
sinh, từ sự chung tay của cộng đồng [58].
Cuốn sách, “Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng đóng
góp cho giáo dục trong các điều kiện xung đột” của tác giả
Laura Brannelly và Joan Sullivan-Owomoyela đã đề cập đến
sự tham gia xây dựng và phát triển giáo dục của các lực lượng
cộng đồng ở các nước Jordan, Afghanistan, Iraq, Liberia,
Uganda và vùng lãnh thổ Palestine. Các tác giả đã nghiên cứu
sự tham gia của cộng đồng vào giáo dục trong hoàn cảnh
chính trị của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ khác nhau. Nội
dung của cuốn sách đã khẳng định tầm quan trọng của cộng
đồng trong việc tham gia vào bối cảnh tái thiết đất nước sau
xung đột và xây dựng lại giáo dục [61].
Cuốn sách,“Minh chứng mới về những tác động của nhà
trường, gia đình và cộng đồng đến kết quả học tập của học
sinh” của tác giả Henderson và Karen Mapp. Theo các tác giả,


phát huy vai trò của cộng đồng trong tham gia giáo dục học sinh

cũng như giáo dục các kỹ năng sống, kỹ năng xã hội, kỹ năng
phòng chống xâm hại trẻ… là quá trình tạo điều kiện, cơ chế,
chính sách nhằm huy động sự tham gia tích cực của gia đình và
các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội vào quá trình giáo dục nhằm
tạo điều kiện, môi trường giáo dục lành mạnh cho học sinh [60].
Cuốn sách,“Mối quan hệ trong nhà trường là những mối
quan tâm lớn nhất” của tác giả Cotton Kathleen đã bàn về sự
tham gia của cha mẹ học sinh vào giáo dục nói chung, giáo
dục các kỹ năng xã hội, kỹ năng phòng chống xâm hại tình
dục cho học sinh. Theo tác giả, sự tham gia của gia đình, cộng
đồng trong quá trình giáo dục học sinh bao gồm các hình thức
khác nhau. Chẳng hạn: hỗ trợ việc học của con em mình bằng
cách tham gia các môn học, giúp đỡ, theo dõi bài tập về nhà,
tích cực dạy kèm con ở nhà để cải thiện việc học.... Tác giả đã
luận chứng vai trò của gia đình tham gia cùng nhà trường tổ
chức các hoạt động học tập, giúp các em đạt được thành tích
cao hơn trong học tập; cùng nhà trường đầu tư, nâng cao cơ
sở vật chất nhằm tạo điều kiện cho học sinh có môi trường
học tập tốt. [59].
Như vậy, tuy có cách tiếp cận, mục đích khác nhau khi


bàn về phối hợp giữa nhà trường và gia đình, cộng đồng xã
hội trong giáo dục học sinh nói chung, học sinh tiểu học nói
riêng đã ít nhiều bàn về về tầm quan trọng, sự cần thiết, nội
dung, phương thức và kết quả của hoạt động phối hợp.
Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Giáo dục liên quan đến mọi người, là lợi ích của mọi
người, các gia đình, cộng đồng. Do đó, toàn xã hội có trách
nhiệm đối với giáo dục. Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo

dục, trực tiếp nhà trường, gia đình và xã hội là tất yếu. Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ sự cần thiết, mục đích, vai trò của sự phối hợp
giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục: Trẻ em
trong như tấm gương, cái tốt dễ tiếp thu, cái xấu cũng dễ tiếp
thu. Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại, sẽ có
những ảnh hưởng không tốt tới trẻ em, và kết quả cũng không
tốt. Cho nên muốn giáo dục các em thành người tốt, nhà
trường, đoàn thể, gia đình và xã hội đều phải kết hợp chặt chẽ
với nhau. Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo dục là sự
nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước và mỗi cộng đồng, của
từng gia đình và mỗi công dân. Cần kết hợp tốt giáo dục học
đường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, xây dựng môi
trường giáo dục lành mạnh; người lớn làm gương cho con trẻ


noi theo.”…[18, tr.9].
Có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò, nhiệm vụ của
gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục thế hệ trẻ được
tiếp cận ở các phương diện khác nhau và có những kết quả
nghiên cứu đã công bố được giới khoa học đánh giá cao. Một
số công trình tiêu biểu như: “Xã hội hoá công tác giáo dục”
của Phạm Minh Hạc; “Giáo dục học- Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn” của Hà Thế Ngữ; “Suy nghĩ về trách nhiệm của gia
đình đối với việc giáo dục thiếu niên nhi đồng” của Nguyễn
Đức Minh; “Văn hoá gia đình với việc hình thành và phát
triển nhân cách trẻ em” của Võ Thị Cúc; “Đẩy mạnh xã hội
hóa giáo dục, y tế ở Việt Nam” của Nguyễn Minh Phương.
Trong đó, bàn về trách nhiệm đối với sự nghiệp giáo dục, tác
giả cho rằng: “Trách nhiệm phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế
không phải là của riêng tổ chức, cá nhân nào, mà đòi hỏi sự

gánh vác của toàn xã hội, cụ thể là Đảng, Nhà nước, các đoàn
thể nhân dân, doanh nghiệp, gia đình và tổ chức xã hội” [31,
tr.34].
Có một số công trình khoa học nghiên cứu về hoạt động
phối hợp giữa gia đình và nhà trường với xã hội trong giáo
dục học sinh đã công bố dưới dạng sách, đề tài khoa học, bài


viết, luận án, như: Dương Văn Thạnh (2007), “Quản lý công
tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh ở các
trường trung học cơ sở vùng nông thôn thị xã Bà Rịa”;
Nguyễn Thị Thúy Hằng (2017); La Thị Thúy (2017) “Cần sự
phối hợp ba môi trường nhà trường, gia đình và xã hội”; Vũ
Thị Sơn, “Những biện pháp cải thiện tác động của gia đình
đến việc học tập của học sinh lớp 1, 2 trường tiểu học”... Bàn
về phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong
trường học có các công trình như: “Vấn đề tội phạm vị thành
niên” của Hồ Sỹ Anh, “Bạo lực học đường nhận diện và giải
pháp ngăn chặn” của Phạm Văn Khanh, “Bạo lực học đường
nhìn từ thời gian vui chơi của học sinh” của Nguyễn San
Hà,...
Nhìn chung, những đề tài nghiên cứu khoa học dưới
dạng sách, bài viết, luận án nghiên cứu về sự phối hợp giữa
nhà trường, gia đình và xã hội đã khẳng định gia đình có tính
quyết định trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Sự phối hợp giữa
nhà trường với gia đình và xã hội là tất yếu của quá trình giáo
dục học sinh. Các công trình khoa học đã ít nhiều bàn đến
biện pháp của sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng
đồng trong giáo dục thế hệ trẻ. Giáo dục thế hệ trẻ là trách



nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội. Sự phối hợp giữa
ba môi trường giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội là một
trong những nguyên lý giáo dục ở nước ta. Tuy nhiên, tính hệ
thống, tính liên tục và tính thống nhất các tác động giáo dục
và các lực lượng giáo dục trên thực tế chưa được quan tâm
đúng mức. Hơn nữa, nghiên cứu về sự phối hợp giữa nhà
trường và cộng đồng trong giáo dục kỹ năng phòng chống
xâm hại trẻ nói chung, trong giáo dục kỹ năng phòng chống
xâm hại thể chất cho HSTH là vấn đề mới. Do vậy, sự nghiên
cứu của các công trình đã công bố chưa có tính toàn diện, hệ
thống và chuyên sâu. Tôi sẽ kết thừa giá trị của các công trình
khoa học đã công bố để góp phần luận chứng những vấn đề
cơ bản mà mục đích, nhiệm vụ của Luận văn đặt ra.
Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
Khái niệm về xâm hại thể chất và phòng chống xâm hại
thể chất
Khái niệm về xâm hại thể chất
Thể chất là thuật ngữ dùng để chỉ mặt tự nhiên - sinh
học, là yếu tố thuộc về sức lực của con người như chiều cao,
cân nặng, các chỉ số đo của con người. Thể chất là tiền đề vật


chất trong sự hình thành, phát triển những thuộc tính khác của
nhân cách. Có thể chất cường tráng, khỏe mạnh sẽ là tiền đề,
điều kiện thuận lợi cho sự hình thành, phát triển trí lực và tâm
lực. Thể chất-sức khỏe là vốn quý giá nhất của mỗi người.
Tâm hồn lành mạnh chỉ ở trong một cơ thể cường tráng, thể
chất tốt. Người có thể chất - sức khỏe “có hàng trăm, hàng
ngàn ước mơ, còn người không có sức khỏe thì chỉ có một

ước mơ duy nhất là mình có sức khỏe” [3, tr. 265]. Muốn có
thể chất khỏe mạnh, ngoài yếu tố tư chất bẩm sinh, vấn đề rèn
luyện, giữ gìn sức khỏe, chăm sóc, bảo vệ thể chất, sức khỏe
là hết sức quan trọng và cần thiết.
Có những quan điểm khác nhau về xâm hại trẻ em. Theo
tổ chức Y tế thế giới, xâm hại trẻ em hay ngược đãi trẻ em
“bao gồm các hình thức ngược đãi thân thể và (hoặc) tinh
thần, xâm hại tình dục hoặc thiếu quan tâm” [ 31, tr.121];
Theo tác giả Thùy Linh xâm hại trẻ em “là hành vi gây tổn hại
về thể chất và tinh thần” [35, tr.127]. Trong các dạng thức xâm
hại trẻ em, xâm hại tình dục là một dạng thức xâm hại nghiêm
trọng. Hành vi này vừa vi phạm pháp luật, vừa vi phạm chuẩn
mực đạo đức làm người. Trước đây, xâm hại tình dục trẻ em
được quan niệm là một dạng của xâm hại thể chất. Như vậy


theo tôi quan niệm, xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về
thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em
dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua
bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.
Hiện nay, xâm hại trẻ em được hiểu theo cách phức tạp
hơn. Bởi vì, các hành vi xâm hại trẻ em sử dụng các công nghệ
mới, trong đó có thể xuất hiện xâm hại tình dục mặc dù không
hề có gì liên quan đến thể chất (ví dụ: sử dụng internet để chụp
và truyền bá hình ảnh xâm hại tình dục trẻ em; hoặc, sử dụng
điện thoại di động để chụp ảnh xâm hại trẻ em...). Mặc dù vậy,
xâm hại trẻ em là một dạng gây tổn thương khác biệt, có liên
quan đến trực tiếp và gián tiếp đến trẻ em. Gián tiếp có thể là
nguyên nhân gây tác động xấu cho trẻ giống như xâm hại tình
dục thể chất, bởi vì sự xâm hại ấy không chỉ là hành vi về thể

chất mà nó sẽ phơi bày bản chất xấu xa [35, tr.89].
Bàn về xâm hại thể chất của trẻ em, tác giả Tài Thanh
quan niệm: là một trong những dạng thức mà hành vi của nó
gây tổn hại không chỉ trực tiếp về cơ thể mà còn gián tiếp về
mặt tinh thần [47, tr.138]. Đồng nhất với quan điểm của tác giả
Tài Thanh, tác giả Vũ Thanh còn khẳng định: xâm hại trẻ em
các các hình thức như sao nhãng hay bỏ mặc không chăm sóc


trẻ em, xâm hại về thể chất, xâm hại về tinh thần và xâm hại
tình dục [47, tr.186]. Theo đó, hình thức xâm hại thể chất là
một dạng xâm hại trẻ em bao gồm: trừng phạt một đứa trẻ một
cách quá đáng; tát, véo, đánh, đá, lắc, làm bỏng, vồ, xô đẩy;
dùng một vật đánh vào người trẻ; để trẻ ở trong một tình thế
không thoải mái, không được coi trọng một thời gian dài hoặc
trong điều kiện môi trường nghèo nàn; buộc trẻ phải làm việc
trong điều kiện tồi tàn, hoặc làm việc không phù hợp với độ
tuổi của trẻ trong một thời gian dài; bạo lực theo hệ thống;
dùng quyền lực để làm hại trẻ; bắt nạt trẻ; đày đọa và xâm hại
cơ thể trẻ [47]. Kế thừa các khái niệm trên, theo tôi quan niệm:
xâm hại thể chất trẻ em là một dạng của xâm hại trẻ mà hành
vi của nó gây tổn hại không chỉ trực tiếp về cơ thể mà còn ảnh
hưởng tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em.
Khái niệm về phòng chống xâm hại thể chất cho trẻ em
Trẻ em phát triển chưa đầy đủ về mặt thể chất, trí tuệ nên
rất dễ bị tổn thương và ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành
nếu bị xâm hại. Do vậy, công tác phòng chống xâm hại trẻ em,
trong đó việc phòng chống xâm hại thể chất có ý nghĩa quan
trọng nhằm hình thành một thế hệ tương lai khỏe mạnh cả về
thể lực, trí lực và tâm lực.



Bàn về các hoạt động phòng chống xâm hại cơ thể trẻ, tác
giả Berger cho rằng: phòng chống xâm hại cơ thể trẻ là những
hoạt động hướng tới toàn thể cộng đồng với mục đích thúc đẩy
môi trường lành mạnh, an toàn và chăm sóc cho tất cả trẻ em,
cũng như phòng ngừa ngăn chặn trẻ em trở thành trẻ em trong
hoàn cảnh đặc biệt [57, tr.101]. Cũng theo hướng tiếp cận này,
tác giữa Việt Trinh cho rằng: Phòng chống xâm hại thể chất cho
trẻ là những hoạt động giáo dục, chăm sóc của chủ thể giáo dục
nhằm hướng tới toàn thể cộng đồng thúc đẩy xây dựng môi
trường lành mạnh, an toàn cho trẻ em, đồng thời phòng ngừa,
ngăn chặn trẻ em trở thành bị xâm hại [35, tr.146].
Như vậy, trên cơ sở khái niệm xâm hại trẻ trẻ em, xâm
hại thể chất trẻ; đồng thời các quan niệm của các tác giả trên
đây, theo tôi quan niệm: phòng chống xâm hại thể chất cho
trẻ em là hoạt động có tính mục đích của các chủ thể, một
phương thức phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi lệch
chuẩn, trái với chuẩn mực, giá trị xã hội, đồng thời quá đó
góp phần giảm nguy cơ trẻ em bị xâm hại; thúc đẩy sự phát
triển nhân cách, năng khiếu, khả năng thể chất và tâm thần
của trẻ em, giúp các em phát triển nhân cách toàn diện.


Khái niệm cộng đồng
Cộng đồng là khái niệm chỉ một nhóm người có cùng sở
thích hoặc cùng cư trú trong một vùng lãnh thổ nhất định, có
những quy tắc chung được mọi người thống nhất thực hiện
[54,tr.275]. Cộng đồng còn được hiểu là một nhóm xã hội của
các cơ thể sống chung trong cùng một môi trường, thường là

có cùng các mối quan tâm chung. Những kế hoạch, niềm tin,
các mối ưu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện khác có
thể có và cùng ảnh hưởng đến đặc trưng, sự thống nhất của
các thành viên trong cộng đồng.
Đặc tính chung của cộng đồng được thể hiện và tương
tác lẫn nhau bằng rất nhiều cách. Cộng đồng cũng chính là
những người được liên kết với nhau bởi lợi ích chung trên cơ
sở nghề nghiệp, sở thích, hợp tác hay hiệp hội có tổ chức; là
nơi sinh sống, học tập, vui chơi, là thôn, xóm, làng... Tuy hình
thức biểu hiện, tính phong phú của cộng đồng có khác nhau
nhưng vai trò của cộng đồng luôn được khẳng định trong mọi
hoạt động của đời sống xã hội.
Tiếp cận từ góc độ văn hóa, cộng đồng có sự liên kết cố
kết nội tại không phải do các quy tắc rõ ràng thành văn, mà do


các quan hệ sâu hơn, được coi như là một hằng số văn hóa.
Tiếp cận từ khía cạnh môi trường tự nhiên - xã hội, cộng đồng
là “một nhóm công dân chung sống tại một khu vực địa lý,
cùng chia sẻ một hệ thống giá trị, các nhu cầu và lợi ích
chung”. Tác giả Nguyễn Đức Vinh quan niệm: Cộng đồng
gồm những người có đặc điểm hoặc mối quan tâm, lợi ích
chung. Theo đó, tác giả quan niệm, cộng đồng được đặc trưng
bởi sự gắn kết các quan hệ, sự hỗ trợ lẫn nhau, sự tôn trọng,
chia sẻ, chấp nhận nhau và ý thức về lòng tự hào chung. Nó
tạo ra các cơ hội và sự tự do lựa chọn cho mọi người, tôn
trọng sự đa dạng, cộng tác để chia sẻ trách nhiệm vì mục đích
chung [53, tr.7].
Như bàn luận trên đây, có nhiều loại, dạng thức cộng
đồng đã, đang tồn tại trong xã hội. Những loại, dạng thức

cộng đồng không chỉ khác nhau về bản sắc, hình thức tổ chức,
nguyên tắc, cơ chế vận hành mà còn có vai trò khác nhau
trong đời sống hiện thực. Những loại hình, dạng thức phong
phú của cộng đồng vừa tồn tại độc lập tương đối, vừa lồng
ghép, đan xen, tích hợp với những mối tương tác nhiều chiều,
đa diện. Tuy loại hình, dạng thức cộng đồng có khác nhau,


nhưng đều có mẫu số chung là sức cố kết, là phản ánh sức
sống của cộng đồng nhất định, dựa trên ý thức cộng đồng.
Kế thừa những khái niệm trên đây, theo tôi quan niệm:
cộng đồng là toàn thể những người được tổ chức cùng chia sẻ
một hệ thống giá trị, các nhu cầu và lợi ích nhất định, có sự
liên hệ và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích chung và
riêng.
Khái niệm giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại thể
chất cho học sinh tiểu học
Giáo dục là hiện tượng xã hội - lịch sử; là quá trình
chuyển giao hệ thống tri thức, giá trị, thái độ và kinh nghiệm
hoạt động của thế hệ đi trước cho thế hệ đi sau nhằm hình
thành, phát triển nhân cách, bồi dưỡng kiến thức, kỹ xảo, kỹ
năng nghề nghiệp, đảm bảo cho cá nhân phát triển trong sự
tồn tại, phát triển xã hội. Giáo dục ở nhà trường là tổng thể
hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, chuẩn bị tâm lý cho
học sinh; là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể
giáo dục tác động đến người học nhằm thành ở họ tri thức,
tình cảm và hành vi phù hợp với yêu cầu của xã hội. Giáo dục
tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục nền tảng



quốc dân, “được thực hiện trong năm năm học. Tuổi vào học
lớp một là 6 tuổi;” [43, tr.46]; có nhiệm vụ xây dựng và phát
triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất cho các
em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện
nhân cách con người Việt Nam [47, tr.18]. Dựa vào nội dung
tiếp cận trên đây, giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại thể
chất cho HSTH được quan niệm là hoạt động có mục đích
của chủ thể giáo dục, trực tiếp là đội ngũ cán bộ, giáo viên
tiểu học phối hợp với các lực lượng thuộc cộng đồng xã hội
nhằm trang bị những hiểu biết cơ bản và kỹ năng cần thiết để
HSTH tự bảo vệ mình, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của quá
trình giáo dục đặt ra.
Theo từ điển tiếng Việt: Phối hợp là cùng chung góp,
cùng hành động ăn khớp để hỗ trợ cho nhau [50, tr.457].
Trong lịch sử giáo dục ở Việt Nam, sự phối hợp giữa nhà
trường và gia đình luôn được các tổ chức, cộng đồng xã hội
quan tâm. Thực chất của việc phối hợp giữa nhà trường với
gia đình là giáo viên và PHHS cùng thống nhất về nhận thức
và hành động hỗ trợ nhau thực hiện nhiệm vụ giáo dục thế hệ
trẻ. Mục đích của sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình là
phát huy thế mạnh của các chủ thể nhằm đạt chất lượng, hiệu


quả cao trong giáo dục học sinh. Chủ thể phối hợp là Hiệu
trưởng (phạm vi toàn trường), giáo viên chủ nhiệm (từng lớp)
và PHHS, Hội PHHS.
Luật Giáo dục quy định: “Mọi tổ chức, gia đình và công
dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với
nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường
giáo dục lành mạnh và an toàn” [43, tr.39]. Đối với bậc tiểu

học, nhà trường có trách nhiệm “chủ động phối hợp với gia
đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục” [43,
tr.109]; gia đình có trách nhiệm là “xây dựng gia đình văn
hoá, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi
có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà
trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục” [43, tr.110];
xã hội có trách nhiệm “góp phần xây dựng phong trào học tập
và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những
hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên và nhi
đồng; Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động
văn hoá, thể dục, thể thao lành mạnh; Hỗ trợ về tài lực, vật
lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục theo khả năng của
mình” [43, tr.112].


Từ cách tiếp cận giáo dục tiểu học và luận giải những
vấn đề cơ bản về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại thể
chất cho HSTH, theo tôi quan niệm: phối hợp giữa nhà
trường và cộng đồng trong giáo dục kỹ năng phòng chống
xâm hại thể chất cho HSTH là mối liên kết chặt chẽ, thống
nhất giữa nhà trường với cộng đồng cùng tạo sức mạnh tổng
hợp trong quá trình giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu,
nguyên lý giáo dục tiểu học đề ra.
Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại thể chất cho học
sinh tiểu học
Mục tiêu của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại
thể chất cho học sinh tiểu học
Tiểu học là bậc học phổ cập cơ sở. Mục tiêu, nội dung,
phương pháp giáo dục ở bậc tiểu học mang tính phổ thông cơ

bản, toàn diện. Trong đó, mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm
“giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát
triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học
cơ sở” [43, tr.47].


Thông qua hoạt động dạy học - giáo dục hình thành, phát
triển cho HSTH những năng lực cơ bản: năng lực thích ứng
với những thay đổi trong thực tiễn để tự chủ, tự lập, năng
động trong cuộc sống; năng lực hành động, nghĩa là biết làm,
biết giải quyết những tình huống thường nhật; năng lực cùng
sống và làm việc với tập thể, với cộng đồng; năng lực tự học
tập; kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống xâm hại thể chất,
như: nhận diện hành vi xâm hại thể chất, điều khiển suy nghĩ;
kỹ năng phòng ngừa xâm hại thể chất trong một số tình huống
cụ thể. Như vậy, mục tiêu của giáo dục kỹ năng phòng chống
xâm hại thể chất là nhằm giúp HSTH nhận biết được các tình
huống nguy cơ bị xâm hại thể chất; nắm bắt được các quy tắc
an toàn bảo vệ bản thân, có ý thức rèn luyện kỹ năng ứng phó
với nguy cơ bị xâm hại thể chất; giúp học sinh biết cách ứng
xử đúng trong các tình huống để không bị xâm hại.
Nội dung cơ bản của giáo dục kỹ năng phòng chống
xâm hại thể chất cho học sinh tiểu học
Tiểu học là bậc học phổ cập. Tính phổ cập là bắt buộc
các em học xong bậc tiểu học phải đạt được những yêu cầu tối
thiểu. Bậc tiểu học thể hiện tính dân tộc, tính thời đại được
quán triệt trong nội dung giáo dục. Nội dung giáo dục ở bậc



tiểu học bao gồm những tri thức thuộc các lĩnh vực khoa học,
trong đó giáo dục đạo đức, lối sống, thẩm mỹ và thể chất là
những nội dung cơ bản.
Nội dung của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại thể
chất bao gồm: trang bị cho HSTH những tri thức cần thiết về
giới tính, kỹ năng bảo vệ trẻ em, trong đó có kiến thức, kỹ
năng về phòng ngừa xâm hại tình dục, nhận biêt các vùng
nhạy cảm, tránh xa người lạ mặt và không cho người lạ vào
nhà; kỹ năng phòng chống bạo lực; cách đề phòng trường hợp
không may bị tấn công của kẻ xấu; dạy cho HSTH không sợ hãi
hay lo lắng khi có bất kỳ kẻ nào đe dọa hoặc làm tổn thương;
biết tự chăm sóc thể chất của cá nhân, quan tâm đến thể chất
các bạn cùng học trong quá trình hoạt động chung; nâng cao
khả năng tự bảo vệ bản thân trong quan hệ với người khác; biết
phân biệt tốt xấu, đúng sai trong hoạt động, giao tiếp, nắm bắt
được các quy tắc an toàn bảo vệ bản thân, kỹ năng ứng phó với
nguy cơ bị xâm hại thể chất. Lồng ghép nội dung giáo dục kỹ
năng phòng chống xâm hại thể chất phù hợp với các môn học
của cấp học tiểu học. Giải quyết mối quan hệ giữa phần kiến
thức cơ bản của môn học với việc lồng ghép giáo dục kỹ năng
phòng chống xâm hại thể chất cho HSTH. Lồng ghép vào các


hoạt động ngoài giờ lên lớp (sinh hoạt lớp - chi đội, tham quan
dã ngoại,...).
Nội dung cơ bản của cơ bản của giáo dục kỹ năng phòng
chống xâm hại thể chất cho học sinh tiểu học là trang bị cho
HS các kiến thức về phòng chống xâm hại thể chất cho HS,
nắm được các biểu hiện của xâm hại thể chất, cách phòng
ngừa, ứng phó khi bị xâm hại thể chất, rèn luyện các kỹ năng

tự vệ để bảo vệ bản thân.
Hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng phòng
chống xâm hại thể chất cho học sinh tiểu học
Yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông là “phát
huy tình tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;
phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng
phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm; rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [43, tr.49].
Cũng như các nội dung giáo dục khác, giáo dục kỹ năng
phòng chống xâm hại thể chất cho HSTH dạng thức giáo dục
chủ động và tương tác với học sinh bằng nhiều cách thức khác
nhau.


Biểu hiện ở phương pháp, hình thức tổ chức của nó là
khá đa dạng. Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục kỹ
năng phòng chống xâm hại thể chất cho HSTH, nhưng sử
dụng phương pháp, hình thức giáo dục ở các trường, lớp
không hoàn giống nhau. Tùy theo lứa tuổi (lớp 1, 2, 3, 4, 5) và
điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa phương
mà sử dụng phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp, mang
lại chất lượng, hiệu quả.
Các hình thức cơ bản thường sử dụng trong giáo dục kỹ
năng phòng chống xâm hại thể chất cho HSTH được biểu hiện
sinh động và rất cụ thể trong quá trình tổ chức hoạt động giáo
dục, như: thông qua giảng dạy, học tập tích hợp nội dung của
các môn học khác nhau giúp học sinh hình thành kỹ năng
phòng chống xâm hại thể chất; hoạt động ngoài giờ lên lớp;
thông qua tài liệu, sách, báo tranh ảnh; thông qua phương tiện

nghe, nhìn (CD,VCD, TV, máy tính, mạng intrernet,...); tổ
chức các buổi sinh hoạt, cũng như các cuộc thi hấp dẫn với
các chủ đề liên quan đến cách thức phòng chống xâm hại thể
chất cho học sinh; thông qua sự phối hợp các lực lượng giáo
dục gia đình, nhà trường và cộng đồng dân cư (sử dụng sổ
liên lạc điện tử, điện thoại).


×