Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THĂNG BẰNG và một số yếu tố LIÊN QUAN TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.18 KB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ VĂN CHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THĂNG BẰNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN
NGƯỜI CAO TUỔI

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Hà Nội – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ VĂN CHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THĂNG BẰNG
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN
NGƯỜI CAO TUỔI
Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số


: 60720140

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Vũ thị Thanh Huyền

Hà Nội – 2017


MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADA

: Amerrican Diabetes Association ( Hiệp hội
đái tháo đường Hoa kì)

BMI

: Body Mass Index ( Chỉ số khối cơ thể)

ĐTĐ

: Đái tháo đường

ĐH

: Đường huyết


FTSTS

: Five times sit to stand ( năm lần đứng lên
ngồi xuống)

FR

: Function Reach ( chức năng với)

GDS – 15

: The 15 – item Geriatric depression scale (
hang điểm đo mức độ trầm cảm 15 mục)

HDL – C

: Lipoprotein tỷ trọng cao

HA

: Huyết áp

HHTT

: Huyết áp tâm thu

HATTr

: Huyết áp tâm trương


IDF

: Internatinal Diabetes Federation ( Liên đoàn
đái tháo đường Quốc tế)

IADL

: Instrumental Activities of Daily Living
( mức độ hoạt động cụ thể hàng ngày)

LDL – C

: Lipoprotein tỷ trọng thấp

MMSE

: Mini Mental Status Examination ( kiểm tra
trạng thái tâm thần)

NCT

: Người cao tuổi

THA

: Tăng huyết áp

WHO


: World Health Organization (Tổ chức y tế thế
giới)

BBS

: Berg balance scale ( thang điểm đánh giá
chức năng cân bằng)


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chức năng thăng bằng là khả năng duy trì tư thế độc lập của một người
trong các hoạt động hàng ngày như sự di chuyển, ngồi đứng từ ghế hoặc đứng
dậy khỏi giường…, nó được đảm bảo nhờ phối hợp nhịp nhàng của nhiều yếu tố
như hệ thần kinh cảm giác – giác quan, thần kinh vận động, trung tâm xử lý các
thông tin và một số yếu tố khác về tâm thần, khả năng nhận thức, các bệnh lý
phối hợp cũng như tác dụng phụ của các thuốc đang dùng [1]. Sự suy giảm chức
năng thăng bằng thường thể hiện sớm bằng việc hạn chế các động tác, giảm
khả năng phối hợp các động tác cũng như duy trì tư thế.
Tỷ lệ người cao tuổi trên toàn thế giới ngày một tăng, hiện chiếm
khoảng 8,3% dân số thế giới và dự kiến sẽ lên đến 30% vào năm 2050[2],[3]
Việt Nam là nước đang có xu hướng già hóa về dân số, tỉ lệ người cao tuổi
theo báo cáo năm 2009 là 9,5% [4], dự báo có thể lên tới 16,8 % vào năm 2029

[5]. Ngoài các vấn đề lão hóa tuổi già gặp phải như trầm cảm, suy giảm nhận
thức, teo cơ, suy giảm thị lực, giảm thính lực thì vấn đề ĐTĐ ở NCT cũng làm
tăng nguy cơ ngã do các biến chứng mãn tính hay cấp tính của ĐTĐ gây ra. [6].
Suy giảm chức năng thăng bằng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ngã
ảnh hưởng nhiều đến chức năng ở NCT gây ra những hậu quả nặng nề như chấn
thương, tàn tật hoặc tử vong. Ngã cũng làm nặng thêm các tình trạng bệnh hiện
có, làm tăng chi phí điều trị, ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý và chất lượng cuộc
sông của bệnh nhân. [7]
Nnodim và cộng sự năm 2015 có khoảng 20% - 30% những NCT bị
ngã trong 1 năm và 10 % trong só đó có chấn thương nặng hoặc gẫy xương.
Chính vì lý do đó làm tăng chi phí điều trị, nặng nề thêm tình trạng bệnh
đang có, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị [7]


8

Theo Yi-Ju Tsai và cộng sự (2016) chỉ ra rằng những người cao tuổi mắc
ĐTĐ có tỷ lệ suy giảm chức năng thăng bằng nhiều hơn. Trong đó có việc suy
giảm thị lực, nhạy cảm và sức mạnh của bàn chân, thường xuất hiện sớm là
nguyên nhân gây suy giảm chức năng thăng bằng ở người ĐTĐ cao tuổi [8], [9].
Tại Việt Nam, cho đến nay cũng có một số nghiên cứu cho thấy ảnh
hưởng của quá trình lão hóa tuổi già như nghiên cứu của Phạm Thắng ( 2007)
điều tra dịch tễ tình hình bệnh tật NCT cho thấy có sự thoái hóa chức năng ở
NCT như Bệnh về xương khớp phổ biến là thoái hóa khớp (33,9%), thấp
khớp (9%) và loãng xương (10,4%). Có tới 76,7% NCT có dấu hiệu giảm thị
lực, 70,3% ở nhóm tuổi 60 - 74 tăng lên tới 93% ở nhóm tuổi trên 75; gần 58
% số người mắc bệnh đục thuỷ tinh thể và đặc biệt cao ở người trên 75 tuổi
(79,6%). Tương tự, tỷ lệ người bị giảm thính lực là trên 40%.[11] Nhưng tại
Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về đánh giá chức năng thăng bằng và các
yếu tố liên quan trên NCT. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Đánh giá chức năng thăng bằng và một số yếu tố liên quan trên người
cao tuổi” với 2 mục tiêu:
1.
2.

Mô tả chức năng thăng bằng ở người cao tuổi
Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chức năng thăng ở người
cao tuổi.


9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Chức năng thăng bằng và một số yếu tố liên quan
1.1.1 Định nghĩa
Chức năng thăng bằng là khả năng duy trì tư thế độc lập của một người
trong các hoạt động hàng ngày như sự di chuyển, ngồi đứng từ ghế hoặc đứng
dậy khỏi giường…, nó được đảm bảo nhờ phối hợp nhịp nhàng của nhiều yếu tố
như hệ thần kinh cảm giác – giác quan, thần kinh vận động, trung tâm xử lý các
thông tin và một số yếu tố khác về tâm thần, khả năng nhận thức, các bệnh lý
phối hợp cũng như tác dụng phụ của các thuốc đang dùng [1].
1.1.2. Các yếu tố liên quan duy trì chức năng thăng bằng
Để đảm bảo duy trì chức năng thăng bằng các cơ quan phối hợp nhịp
nhàng hỗ trợ nhau như hệ thần kinh cảm giác, vận động, trung tâm xử lý các
thông tin tiếp nhận, và một số yếu tố liên quan khác.
Thần kinh cảm giác:
Có thể nhận biết được tính chất đặc điểm của thế giới bên ngoài nhờ cảm
giác mà các sự vật hiện tượng gây ra cho cơ thể. Các cảm giác được các bộ phận
nhận cảm cảm giác đặc hiệu tiếp nhận rồi truyền về thần kinh trung ương – nhất

là vỏ não, để được phân tích từ đó cơ thể có những đáp ứng phù hợp.
Thông thường người ta chia các cảm giác thành cảm giác thân thể bao gồm
cảm giác nông (như xúc giác, nóng lạnh, đau), cảm giác sâu (như cảm giác ở xương
khớp) và các giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác) tất cả các cảm giác đều cung
cấp thông tin về sự thay đổi môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể, chỉ khác
nhau về cơ quan cảm nhận, về phân bố các cơ quan này, về đường dẫn truyền trong
hệ thần kinh và nơi tận cùng trong hệ thần kinh trung ương [10].


10

Các tổn thương gây mất hoặc giảm cảm giác kiến bệnh nhân có những
đáp ứng nhạy cảm không phù hợp, gây loạng choạng, yếu cơ, thay đổi dáng đi,
là yếu tố chủ yếu gây tăng tỷ lệ ngã ở bệnh nhân
- Thị giác
Đặc điểm của cảm giác thị giác:
- Cơ chế cảm nhận ánh sáng là cơ chế quang hóa học và do tế bào que
cảm nhận thông qua việc phân giải chất rhodopsin có trong tế bào que thành
scotopsin và retinal.
- Cơ chế nhìn màu do tế bào hình nón đảm nhiệm. Chất nhạy cảm với với
màu của tế bào nón là phức hợp của retinal và photopsin.
- Nhìn là sự phối hợp của hai cơ chế hóa học và vật lý, có sự tham gia của
nhiều bộ phận như hệ thống thấu kính hội tụ của mắt, đồng tử, võng mạc, các
receptor, đường dẫn truyền thần kinh, trung tâm nhận cảm cảm giác của vỏ não.
- Nhờ sự kết hợp hình ảnh của vật trên hai võng mạc và trên hai vùng
chẩm của vỏ não mà có được hình ảnh nổi của vật.
- Nhờ sự phối hợp giữa nhìn, sờ và nhờ cử động của nhãn cầu mà thấy
được các khoảng cách và sự di chuyển của các vật. [10]
Giảm thị lực khiến bệnh nhân không nhân biết được các vật thể, các mối
nguy hại, khoảng cách giữa các vật thể làm tăng nguy cơ gây ngã ở ngườ cao

tuổi có ĐTĐ. Theo nghiên cứu của Yi- Ju tsai và cộng sự năm 2016 cho thấy
những người có thị lực giảm làm tăng nguy cơ mất thăng bằng cao hơn những
người có thị lực bình thường là 41 % so với 33 %.[8]
- Thính giác – tiền đình
Cơ quan cảm nhận thính giác là tai, tai người cảm nhận các âm có tần
số từ 16 đến 20.000 Hz. Giới hạn trên có thể bị giảm xuống 500 Hz ở người
cao tuổi.
Bản chất của cơ chế nghe chính là cơ chế truyền âm và khuếch đại âm.
Nghe là chức năng sinh lý nhờ sự phối hợp hoạt động bình thường của nhiều bộ


11

phận của tai như ống tai ngoài, màng nhĩ, chuỗi xương nhỏ, cửa sổ bầu dục,
đường dẫn truyền và trung tâm cảm giác thính giác. Ngoài ra ở tai trong có cơ
quản cảm nhân thăng bằng là tiền đình tai và một bộ phận xoán ốc nằm trong
xương đá là ốc tai. Đây là cơ quan đảm nhiệm việc định hướng các chiều trong
không gian có vai trò quan trọng trong việc giữ ổn định thăng bằng cho cơ thể.
Tổn thương các bộ phận này sẽ ảnh hưởng đến chức năng nghe và khả năng giữ
thăng bằng, định hướng âm thanh trong không gian [10].
Suy giảm thính giác – tiền đình làm bệnh nhân không nhận biết được tín
hiệu âm thanh, không định hướng được âm thanh dấn đến khó khăn trong việc đi
chuyển, giữ vững tư thế làm tăng nguy cơ ngã cao.
Thần kinh vận động: [10]
Hệ thống thần kinh kiểm soát vận động có ý thức của cơ thể bao gồm vỏ
não, trung tâm dưới vỏ và tủy sống. Vỏ não là nơi xuất phát của các ý định ra
lệnh thực hiện và kiểm soát việc thực hiện động tác tùy ý. Các trung tâm dưới
vỏ bao gồm các nhân xám trung ương, tiểu não, thân não chịu trách nhiệm
điều hòa, phối hợp vận động để hoàn thành động tác. Tủy sống là nơi có “con
đường chung cuối cùng” qua đó các động tác được thực hiện. Các receptor

đưa thông tin cảm giác bản thể và cảm giác có ý thức phản hồi về hệ thần
kinh trung ương. [10].
Rối loạn, tổn thương thần kinh vận động đều lầm ảnh hưởng đến việc suy
trì khẳ năng thang bằng của người bệnh: mất hoặc rối loạn cung phản xạ tủy dẫn
đến rối loạn phối hợp các động tác. Việc điều hòa các động tác tùy ý và phức tạp
diễn ra theo trình tự nhất định cũng như điều hòa trương lực cơ, giữ thăng bằng
sẽ rối loạn nếu có các tổn thương hoặc mất chức năng cả tiểu não.
Đái tháo đường:
Đái tháo đường (ĐTĐ) được định nghĩa là một bệnh rối loạn chuyển
hóa gây tăng đường huyết mạn tính do khiếm khuyết bài tiết insulin, khiếm
khuyết hoạt động insulin, hoặc cả hai, gây ra tổn thương biến chứng cấp và


12

mạn tính ở nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và
mạch máu…có thể gây tử vong hoặc tàn phế [11]. nó đang là vấn đề cấp bách
mang tính chất toàn cầu bởi tốc độ gia tăng nhanh và gặp phổ biến ở NCT. Theo
kết quả điều tra dịch tễ học ĐTĐ năm 2012 của Bệnh viện nội tiết Trung ương
có gần 10 % số người trong độ tuổi 60 – 69 mắc đái tháo đường [12]. ĐTĐ được
xếp thứ 6 trong số các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở NCT và làm tăng
gấp 2 lần nguy cơ gây suy giảm chức năng ở NCT không có ĐTĐ [6]
Ngoài các hậu quả của quá trình lão hóa tuổi già người ta thấy rằng ĐTĐ
làm nặng thêm các tình trạng bệnh do các biến chứng mạch máu và biến
chứng thần kinh của ĐTĐ gây ra


Biến chứng mạch máu lớn: do xơ vữa động mạch
+ Bệnh mạch vành như cơn đau thắt ngực và nặng nhất là gây nhồi
máu cơ tim.

+ Bệnh mạch máu não gây đột quỵ: nhồi máu não, xuất huyết não.
+ Bệnh mạch máu ngoại vi, hay gặp nhất là bệnh mạch máu chi dưới
gây tắc mạch, hoại tử dẫn đến cắt cụt chi.



Biến chứng mạch máu nhỏ:
+ Tổn thương võng mạc,
+ Tổn thương cầu thận do ĐTĐ dẫn đến bệnh thận ĐTĐ và bệnh thận
giai đoạn cuối
+ Biến chứng thần kinh ngoại vi

như giảm thị lực, giảm thính lực, các biến chứng thần kinh do ĐTĐ ( thần
kinh tự động, thần kinh cảm giác) làm tăng nguy cơ gây hạ huyết áp tư thế,
rối loạn, mất cảm giác làm nặng thêm tình trạng rối loạn dáng đi… tất cả các
yếu tố trên dẫn đến tăng nguy cơ mất thăng bằng, ngã.


Biến chứng thần kinh do ĐTĐ
+ Tổn thương võng mạc,


13

+ Tổn thương cầu thận do ĐTĐ dẫn đến bệnh thận ĐTĐ và bệnh thận
giai đoạn cuối
+ Biến chứng thần kinh ngoại vi
như giảm thị lực, giảm thính lực, các
Bệnh lý thần kinh ngoại vi là một biến chứng mạn tính quan trọng của
bệnh ĐTĐ. Tỷ lệ ngày càng tăng theo thời gian mắc bệnh, thường có tổn

thương đa dây thần kinh giác quan – vận động, đối xứng.
- Các tổn thương về thần kinh cảm giác: Mất hoặc giảm cảm giác là
hình thái tổn thương hay gặp ở bệnh lý thần kinh ĐTĐ. Các triệu chứng về
thần kinh cảm giác thường nổi trội hơn về bệnh lý thần kinh vận động.
- Tổn thương những dây thần kinh lớn sẽ mất cảm thụ bản thể gây dáng
đi loạng choạng, yếu cơ tứ chi.
- Tổn thương thần kinh nhỏ sẽ gây mất cảm giác về đau, nhiệt gây hậu
quả xấu như không nhận biết được các vật thể nhọn, sắc đâm vào chân thậm
chí bị bỏng do nhiệt.[13],[10]
Các nguyên nhân khác: Ngoài các yếu tố trên một số nguyên nhân khác
ảnh hưởng đến khản năng duy trì thăng bằng như tình bệnh lý người giá: teo cơ,
loãng xương, thoái hóa khớp, trầm cảm, sa sút trí tuệ, tác dụng phụ của thuốc
hay bệnh lý mắc phải…nó cũng đóng vai trò làm tăng tỷ lệ ngã ở người cao tuổi.
1.2.3 Hậu quả của suy giảm chức năng thăng bằng
- Ngã, chấn thương: theo nghiên cứu của Nnodim và cộng sự năm
2015 có khoảng 20% - 30% những NCT bị ngã trong 1 năm và 10 % trong
só đó có chấn thương nặng hoặc gẫy xương. Chính vì lý do đó làm tăng chi
phí điều trị, nặng nề thêm tình trạng bệnh đang có, ảnh hưởng lớn đến hiệu
quả điều trị [7]
- Tinh thần: ngoài việc gây ra ngã suy giảm thăng bằng còn ảnh hưởng
lớn đến tinh thần cử người bệnh. Khoảng một phần ba số người cao tuổi đã


14

từng bị ngã luôn có một nỗi sợ hãi là sẽ bị ngã tiếp. Những trường hợp nặng
có thể có biểu hiện trầm cảm hoặc lo lâu, cảm giác bất lực, cô đơn hoặc hội
chứng căng thẳng sau chấn thương, thậm chí có có mê sảng. Về mặt chức
năng, nỗi lo sợ, cộng với hạn chế do vận động, có thể dần đàn khiến cho bệnh
nhân mất đi sự tự tin, giảm các hoạt động hàng ngày và dần cách ly với xã

hội, sự phụ thuộc trong các hoạt động chức năng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.[14]
1.2 Đặc điểm người cao tuổi.
1.2.1 Định nghĩa NCT
Theo WHO người cao tuổi được xác định là những người có độ tuổi
trên 60 tuổi. Trên thế giới người cao tuổi đang có xu thế gia tăng nhanh chóng
hiện đang chiếm khoảng 8,3% dân số dự báo đến năm 2050 tăng lên 30% [5].
Tại Việt Nam xu hướng già hóa dân số cũng đang diễn ra nhanh chóng. Theo
báo cáo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 tỷ lệ người cao tuổi chiếm
9,5% và sẽ tăng lên 16,8% vào năm 2029 [4].
1.2.2. Chức năng thăng bằng ở NCT
Ở NCT hậu quả của quá trình lão hóa tuổi già khiến họ gặp rất nhiều
vấn đề về sức khỏe, suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ dẫn đến những khó
khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, theo báo cáo năm 2006 cho
thấy số NCT tự đánh giá về sức khỏe bản thân là khá tốt mới có 5,7% và
22,9% đánh giá sức khỏe kém(16). Điều tra về NCT năm 2011 cũng chỉ ra
rằng hơn 55% và trên 10% số người đánh giá sức khỏe bản thân là yếu và rất
yếu. Nghiên cứu này cũng cho thấy tỷ lệ NCT gặp ít nhất một loại khó khăn
về vận động là gần 72 % và gặp ít nhất một trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày
là 37,6% [35]. Tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính khá cao và thường mắc nhiều
bệnh đồng thời với tỷ lệ trung bình một người mắc gần 2,7 bệnh [36]. Một số
loại bệnh thể hiện sự thoái hóa chức năng ở cơ thể người già gây ảnh hưởng


15

đến khả năng giữ thăng bằng, duy trì ổn định tư thế trong các hoạt động hằng
ngày như bệnh về xương khớp, thị giác, thính giác. Bệnh về xương khớp phổ
biến là thoái hóa khớp (33,9%), thấp khớp (9%) và loãng xương (10,4%). Có
tới 76,7% NCT có dấu hiệu giảm thị lực, 70,3% ở nhóm tuổi 60 - 74 tăng lên

tới 93% ở nhóm tuổi trên 75; gần 58 % số người mắc bệnh đục thuỷ tinh thể
và đặc biệt cao ở người trên 75 tuổi (79,6%). Tương tự, tỷ lệ người bị giảm
thính lực là trên 40%. Các tình trạng sa sút về sức khỏe đáng kể khác ở cả
nam giới và nữ giới cao tuổi là các bệnh tiểu đường [34]
Về tinh thần, những thay đổi về xã hội, tâm lý, sức khỏe suy giảm,
bệnh tật và những lo toan trong cuộc sống, làm cho NCT bị sự suy sụp về tinh
thần và mắc các bệnh lý tâm thần trầm trọng. Theo nghiên cứu, tỷ lệ NCT gặp
phải tình trạng khó ngủ là 67%, lo lắng về cuộc sống là 51%, buồn rầu là
40%, chán nản là 42% và mệt mỏi thường xuyên là 34% [34] Tỷ lệ NCT sa
sút trí tuệ là 4,9% (trong đó, người trên 75 tuổi có tỷ lệ là 9,8%, cao hơn hẳn
so với tỷ lệ 3,9 % ở nhóm người từ 60 đến 74 tuổi) [34]. Những đặc điểm về
sức khỏe, chức năng thăng bằng ở NCT trên cho thấy việc đánh giá chức năng
thăng bằng và các yếu tố liên quan là một trong những buuowc quan trọng
làm hạn chế những hậu quả nghiêm trọng của ngã lên sức khỏe, tinh thần của
NCT từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân NCT
1.3. Các phương pháp đánh giá chức năng thăng bằng
+ Kiểm tra thị lực:
Đánh giá bằng bảng kiểm tra thị lực Snellen [37]
Cách tiến hành:
Bệnh nhân được khám từng mắt, và đọc to các chữ cái của mỗi hàng, bắt
đầu ở đầu bảng. Hàng nhỏ nhất có thể được đọc một cách chính xác cho thấy thị
lực ở mắt đó.


16

Hình 1.1: bảng kiểm tra thị lực Snellen
* Đánh giá kết quả:
Thị lực của từng mắt tương ứng với dòng chữ bệnh nhân đọc được.
Bình thường: Bình thường 20/20, nếu có suy giảm thị lực < 20/20

+ Kiểm tra thính lực: (Wishper test)[15]
Cách tiến hành: Bệnh nhân không được nhìn miệng người khám, đứng
vuông góc với người khám và hướng tai khám về phía người khám, tai không
khám phải được bịt lại.
Lúc đầu người khám đứng cách xa bệnh nhân 5m, sau đó tiến dần về
phía bệnh nhân, đến lúc bệnh nhân nghe được và lặp lại đúng câu nói của thầy
thuốc, ghi lại khoảng cách.
+ Đo bằng tiếng nói thầm: nói thầm là nói bằng giọng hơi không thành
tiếng, nói từng câu 3 đến 5 từ, nói các từ quen thuộc và yêu cầu bệnh nhân
nhắc lại.
+ Đo tiếng nói thường: chỉ đo khi khoảng cách nghe tiếng nói thầm dưới
1m vì tai bình thường nghe được tiếng nói thường ở khoảng cách 5m. Cách


17

đo tương tự như trên thay tiếng nói thầm bằng tiếng nói thường như trong
giao tiếp sinh hoạt.
* Đánh giá kết quả:
Bình thường: Nói thầm: nghe được xa 0,5 m. Nói thường: nghe được xa 5 m.
+ Kiểm tra biến chứng thần kinh ngoại vi: Test monofilamen[16]
- Cách tiến hành: Bệnh nhân được yêu cầu nhắm mắt, thực hiện thử
trên tay trước để bệnh nhân cảm nhận được áp lực, sau đó kiểm tra tại 10 vị trí
trên bàn chân
- Đánh giá: khi mất 2/10 điểm là có rối loạn cảm giác nông, mất >=
4/10 điểm là có biến chứng thần kinh đái tháo đường.
+ Đánh giá mức độ hoạt động hàng ngày ADL và IADL[17]
Là một trong những chỉ số thường dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe
cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
Các hoạt động của mức sinh hoạt hàng ngày có thể chia làm các nhóm nhỏ

như mức chăm sóc cá nhân hay các hoạt động cơ bản( basic ADL) và các hoạt
động trong cộng đồng, trong nhà có sử dụng phương tiện( Instrmental ADL)
Mức hoạt động hàng nhày giảm là một tình trạng nghiêm trọng hạn chế khả
năng tự chủ của NCT khiến cuộc sống của họ trở nên phụ thuộc yêu cầu phải có
trợ hoặc chăm sóc đặc biệt.
Bảng đánh giá hoạt động hàng ngày ADL
- Cách tiến hành:
Phỏng vấn bệnh nhân hoặc người chăm sóc về các hoạt động sinh hoạt
hàng ngày của bệnh nhân theo 6 câu hỏi về các hoạt động: ăn uống, đi vệ sinh,
mặc quần áo, chăm sóc bản thân, đi lại, tắm rửa.
Bệnh nhân/người chăm sóc trả lời từng câu theo cách chấm điểm tương
ứng với tình trạng của bệnh nhân (1 hoặc 0 điểm).
- Đánh giá kết quả:


18

Điểm tối đa đối với một người bình thường khỏe mạnh là 6 điểm; dưới 6
điểm là có suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày. Điểm càng thấp tương ứng
với khả năng tự chủ của bệnh nhân càng thấp và người chăm sóc phải phục vụ
bệnh nhân nhiều hơn.
+ Bảng đánh giá hoạt động hàng ngày có sử dụng phương tiện, dụng cụ
(Instrument Activity Dailly Living/IADL)
- Cách tiến hành:
Phỏng vấn bệnh nhân/người chăm sóc theo 8 câu hỏi về các hoạt động sinh
hoạt hàng ngày của bệnh nhân khi sử dụng các dụng cụ phương tiện: sử dụng
điện thoại, mua bán, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, sử dụng phương tiện
giao thông, sử dụng thuốc, khả năng quản lý chi tiêu.
Bệnh nhân/người chăm sóc trả lời từng câu theo cách chấm điểm tương
ứng với tình trạng của bệnh nhân (1 hoặc 0 điểm).

- Đánh giá kết quả:
Điểm tối đa đối với một người bình thường khỏe mạnh là 8 điểm; dưới 8
điểm là có suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày có sử dụng dụng cụ,
phương tiện. Điểm càng thấp tương ứng với sự phụ thuộc của bệnh nhân càng
cao và người chăm sóc phải phục vụ bệnh nhân nhiều hơn.
+ Đánh giá trầm cảm:[18] (phụ lục 1)
Sử dụng Thang điểm đánh giá trầm cảm ở người cao tuổi (Geriatric
Depression Scale 15/GDS 15) để đánh giá tình trạng tình cảm của đối tượng
nghiên cứu.
- Cách tiến hành: phỏng vấn đối tượng nghiên cứu lần lượt từng câu hỏi
trong 15 câu hỏi của thang điểm đánh giá trầm cảm GDS, mỗi câu hỏi có đáp án
“có” hoặc “không” để bệnh nhân trả lời, khoanh vòng hoặc gạch chân vào đáp
án “có” hoặc “không” tương ứng với câu trả lời của bệnh nhân.


19

Câu trả lời là “có” ở các câu 2,3,4,6,8,9,10,12,14,15 được in đậm và câu trả
lời là “không” ở các câu 1,5,7,11,13 được in đậm. Mỗi câu trả lời in đậm được
tính 1 điểm.
- Đánh giá kết quả: Thang điểm tối đa cho đánh giá này là 15 điểm.
Từ 0-5 điểm: ít khả năng bị trầm cảm.
Từ 6-9 điểm: có thể bị trầm cảm.
Từ 10-15 điểm: nhiều khả năng bị trầm cảm.
+ Đánh giá sa sút trí tuệ [19]
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị được dùng để đánh giá sa sút trí
tuệ trong đó thang điểm điểm Mini – Cog với sự kết hợp test nhớ 3 từ và test
vẽ đồng hồ để đánh giá vừa chức năng trí nhớ và chức năng điều hành, là test
đánh giá tương đối đơn giản và dễ làm để đánh giá.
Bước 1: Người khám đọc chậm rãi 3 từ đơn giản. Yêu cầu người cao tuổi

nhớ để nhắc lại sau 5 phút.
- Sau 5 phút, yêu cầu người cao tuổi nhắc lại 3 từ trên. Mỗi từ nhắc lại đúng
được 1 điểm.
Đánh giá:
- Nếu nhắc lại được cả 3 từ: Không có suy giảm nhận thức. Không cần làm
tiếp bước 2.
- Nếu không nhắc lại được từ nào: Có suy giảm nhận thức. Không cần làm
tiếp bước 2.
- Nếu nhắc lại được 1-2 từ: yêu cầu làm tiếp bước 2.
Bước 2: Yêu cầu người cao tuổi vẽ mặt đồng hồ với đủ các chữ số và kim
đồng hồ chỉ 11 giờ 10 phút. Nếu vẽ đồng hồ đúng theo yêu cầu được 2 điểm, vẽ
không đúng được 0 điểm.
Đánh giá:
- Nếu vẽ đồng hồ bình thường: Không có suy giảm nhận thức


20

- Nếu vẽ đồng hồ bất thường: Có suy giảm nhận thức
* Đánh giá chung theo điểm:
- Từ 0-2 điểm: Có suy giảm nhận thức.
- Từ 3-5 điểm: Không có suy giảm nhận thức.
+ Đánh giá chức năng cân bằng tĩnh và động (BBS test – Berg
balance scale test):[20] (phụ lục 2)
Là bài test được đặt theo tên nhà khoa học Katherine Berg, nó được
sử dụng rộng rãi và coi như tiêu chuẩn vàng để đánh giá khả năng cân bằng
tĩnh, động của một người. bài kiểm tra yêu cầu bệnh nhân thực hiện các
động tác cho trước bao gồm 14 bài nhỏ mỗi bài được cho điểm theo 5 mức
độ từ 0 -4 điểm:
0 điểm là mức độ thấp nhất bệnh nhân không thực hiện được

4 điểm là mức bệnh nhân có thể thực hiện độc lập
Điểm tối đa cho bài kiểm tra là 56 điểm trong đó;
Từ ≤ 20 điểm: sử dụng xe lăn
Từ 21 - ≤ 40 đi lại cần sự trợ giúp
Từ 41 – 56 điểm: hoạt động độc lập
+ Đánh giá tầm với ( FR – Function reach)[21]
Tầm với là hoạt động quan trọng trong cuộc sống hàng ngày giúp bệnh
nhân duy trì các hoạt động đọc lập không cần trợ giúp, việc thực hiện động
tác với mà không gây ngã, yêu cầu người bệnh phải có khả năng duy trì tư thế
ổn định và khả năng giữ thăng bằng do đó FR test là một đánh gái quan trong
cho thấy sự suy giảm, rối loạn chức năng thăng bằng ở người bệnh.
Cách tiến hành:


21

Hình 1.2. ảnh minh họa đánh giá FR
- Chuẩn bị: Thước dây dài 1m, gắn trên mặt phẳng tường, độ cao ngang
với vai bệnh nhân khi đứng.
- Thực hiện: Bệnh nhân đứng thẳng lưng, 2 tay giữ thẳng hướng về phía
trước, song song với thước dây, không được chạm tay hoặc tỳ tay vào tường
trong suốt quá trình thực hiện. Nhân viên y tế sẽ đo vị trí đầu ngón tay lúc
này. Hướng dẫn bệnh nhân rướn người về phía trước với tư thế 2 tay không
đổi, đo khoảng cách thay đổi tối đa mà bệnh nhân vẫn giữ được thăng bằng.
- Đánh giá:
Bình thường: 20 – 40 (cm);
Nam: 41.8 ± 4.8 (cm)
Nữ: 36.6 ± 4.5 (cm)
+ Đánh giá khả năng phối hợp các động tác (Five times sit to stand)[22]
- Cách tiến hành: bệnh nhân được yêu cầu ngồi trên ghế có độ cao 43

cm, hai tay khoanh trước ngực sau đó thực hiện liên tiếp năm lần đứng lên
ngồi xuống nhanh nhất có thể mà không dùng tay, không mất cân bằng. Bài


22

kiểm tra tính theo thời gian bệnh nhân hoàn thành động tác. Thời gian tính từ
lúc bắt đầu cho đến lần thứ năm bệnh nhân chạm mông lên ghế. [22]

Hình 1.3: Ảnh minh họa đánh giá FTSTS
Đánh giá:
Bình thường: < 15 giây
Giảm: ≥ 15 giây
+ Đánh giá sức cơ 2 tay ( Hand Grip Strength test)[23]
- Cách tiến hành: Bệnh nhân được hướng dẫn ngồi thẳng lưng, cánh tay
ép sát bên người, cảng tay đưa lên vuông góc với cánh tay, sau đó được hướng
dấn cầm nắm vào dụng cụ đo bóp từ từ đến mạnh nhất có thể trong vòng 4-5
giây, làm lần lượt 2 tay người khám ghi lại kết quả bệnh nhân thực hiện được
trên đồng hồ đo lực gắn ở dụng cụ


23

Hình 1.4: Ảnh minh họa kiểm tra sức cơ tay (hand grip strength test)
Đánh giá:
Bình thường

Nam
≥ 26 kg


Nữ
≥18 kg

+ Đánh giá khả năng quay người 180 độ ( TURN 180 độ)
Trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày hiếm khi người bệnh chỉ di chuyển
theo hướng thẳng, họ thường quay lại hay rẽ thay đổi hướng với nhu cầ nhất
định, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ ngã ở bệnh nhân thay đổi hướng đi
nhiều hơn là đi thẳng và nguy cơ ngã có trấn thương cũng cao hơn. TURN 180
độ là bài test hữu hiệu đánh giá khả năng duy trì tư thế, giữ thăng bằng trong quá
trình bện nhân thực hiện động tác quay[24]
Chuẩn bị: ghế cao 43cm
Cách tiến hành: bệnh nhân được yêu cầu ngồi trên ghế có độ cao 43 cm
sau hai tay để tự nhiên không vịn vào ghế. Sau đó được yêu cầu đứng lên và
quay, Người khám quan sát bệnh nhân thực hiện động tác và ghi lại số bước
để hoàn thành động tác quay lại mà không ngã.


24

Cách đánh giá:
Giảm: ≥ 6 bước
Bình thường: < 6 bước
1.5. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
+ Trên thế giới: Theo nghiên cứu của Cordeiro và cộng sự tại Brazil
năm 2009 trên bệnh nhân cao tuổi ĐTĐ điều trị ngoại trú cho thấy có sự suy
giảm chức năng thăng bằng liên quan đến nhiều yếu tố như tuổi, khuyết tật,hạ
huyết áp tư thế, suy giảm hoặc mất cảm giác. [25]. Yi- ju Tsai và cộng sự
thực hiện năm 2016 trên 2 nhóm bệnh nhân cao tuổi có ĐTĐ và không có
ĐTĐ nhận thấy trên nhóm ĐTĐ có mối liên quan đến mức độ chỉ số khối cơ
thể cao hơn, suy giảm cảm giác, giảm sức mạnh và sức bền của chi dẫn đến

thực hiện phối hợp các động tác giảm, độ giảm giữa các động tác khác nhau
cũng khác nhau [8].
+ Tại Việt Nam: Hiện chưa có nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến
chức năng thăng bằng cũng như mối liên quan cảu các yếu tố dẫn đến ngã ở
bệnh nhân cao tuổi ĐTĐ.


25

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân khám và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương (bao
gồm cả ngoại trú và nội trú), từ 60 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Bệnh nhân từ 60 tuổi đồng ý tham gia nghiên cứu được chẩn đoán
ĐTĐ dựa theo tiêu chuẩn WHO – 2006 khi có ít nhất một trong ba tiêu
chuẩn sau: [13]


Đường huyết tương bất kỳ ≥ 200mg/dl (11,1mmol/l) kèm theo các triệu
chứng của tăng đường huyết (khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, gầy sút).



Đường huyết tương lúc đói (nhịn ăn 8-14 giờ) ≥ 126mg/dl (7,0mmol/l)
trong 2 buổi sáng khác nhau.




Đường huyết tương 2 giờ sau khi uống 75g glucose ≥ 200mg/dl (11,1
mmol/l) (Nghiệm pháp tăng đường huyết).

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu
-

Bệnh nhân đang có tình trạng bệnh lý cấp tính, không thực hiện được các test
thăng bằng
- Nghiện rượu.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2017 đến tháng 6/2018
- Địa điểm: Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang


×