BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
ĐỖ THỊ THÁI HẰNG
PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG
TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN
TRUNG ƢƠNG NĂM 2015
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
HÀ NỘI – 2016
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
ĐỖ THỊ THÁI HẰNG
PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG
TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN
TRUNG ƢƠNG NĂM 2015
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ:
CK 60720412
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng
Nơi thực hiện: Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội
Bệnh viện Y học cổ truyền trung ƣơng
Thời gian thực hiện: Từ 18/07/2016 đến 18/11/2016
HÀ NỘI – 2016
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó trưởng bộ môn Quản lý và kinh
tế Dược, Trường đại học Dược Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau
Đại học, các bộ môn và các thày cô giáo đã tận tình giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho chúng tôi.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc bệnh viện y
học cổ truyền Trung ương, Khoa Dược, Khoa đông y thực nghiệm, Phòng
công nghệ thông tin, Phòng kế hoạch tổng hợp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Hà nội, năm 2016
Học viên
Đỗ Thị Thái Hằng
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1:
TỔNG QUAN ........................................................................... 3
1.1. Danh mục thuốc bệnh viện..................................................................... 3
1.1.1.Một số khái niệm .............................................................................. 3
1.1.2. Nguyên tắc xây dựng DMT bệnh viện ............................................. 3
1.1.3.Các bước xây dựng danh mục thuốc ................................................ 4
1.1.4.Mô hình bệnh tật(MHBT) ................................................................. 4
1.1.5.Hướng dẫn điều trị chuẩn (HDĐTC) ............................................... 7
1.1.6. Danh mục thuốc thiết yếu................................................................ 7
1.1.7.Danh mục thuốc chủ yếu ................................................................ 10
1.1.8. Một số phương pháp phân tích DMT ............................................ 12
1.2. Thực trạng sử dụng thuốc ở Việt Nam................................................. 13
1.2.1.Tình hình sử dụng thuốc ở Việt Nam ............................................. 13
1.2.2.Thực trạng cơ cấu DMT tại một số bệnh viện ở Việt Nam ............ 15
1.3.Vài nét về Bệnh viện YHCT Trung ương ............................................. 18
1.3.1. Lịch sử hình thành ......................................................................... 19
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ...................................................................... 19
1.3.3. Mô hình bệnh tật bệnh viện năm 2015 .......................................... 19
1.3.4.Mô hình tổ chức bệnh viện ............................................................. 21
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 23
2.2.1.Các biến số nghiên cứu .................................................................. 23
2.2.2.Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 24
2.2.3.Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 24
2.2.4. Mẫu nghiên cứu............................................................................. 25
2.2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu........................................ 25
Chƣơng 3 :
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 27
3.1. Mô tả cơ cấu DMT sử dụng tại Bệnh viện năm 2015 .......................... 27
3.1.1.Tỷ trọng tiền thuốc của bệnh viện năm 2015 ................................. 27
3.1.2. Tỷ lệ thuốc được sử dụng trong DMTBV………………………… 27
3.1.3.Cơ cấu DMTSD năm 2015 theo nhóm thuốc ................................. 28
3.1.4. Cơ cấu DMTSD theo nguồn gốc xuất xứ ...................................... 29
3.1.5. Cơ cấu DMT theo nhóm tác dụng…………………………………30
3.1.6.Tỷ lệ thuốc chủ yếu trong DMTSD ................................................ 34
3.1.7. Tỷ lệ thuốc thiết yếu trong DMTSD .............................................. 35
3.1.8. Cơ cấu DMT theo đường dùng ..................................................... 37
3.2.Phân tích cơ cấu DMT tân dược .......................................................... 38
3.2.1. Tỷ lệ thuốc theo tên generic-tên biệt dược.................................... 38
3.2.2. Tỷ lệ thuốc đơn – đa thành phần................................................... 39
3.2.3.Cơ cấu DMT tiêm theo nguồn gốc xuất xứ .................................... 39
3.2.4. Cơ cấu nhóm thuốc tim mạch, huyết áp, hạ mỡ máu .................... 40
3.2.5.Cơ cấu nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiếm khuẩn.....41
3.2.6.Phân tích DMT tân dược sử dụng theo phương pháp ABC……...42
Chƣơng 4:
BÀN LUẬN ............................................................................. 47
4.1.Kinh phí tiền thuốc năm 2015 ............................................................... 47
4.2. Tỷ lệ nhóm thuốc YHCT và tân dược.................................................. 47
4.3. Nguồn gốc xuất xứ của thuốc .............................................................. 48
4.4. Tỷ lệ thuốc theo nhóm tác dụng ........................................................... 49
4.5.Tỷ lệ thuốc chủ yếu, thuốc thiết yếu ..................................................... 51
4.6. Tỷ lệ thuốc tiêm trong DMT bệnh viện ............................................... 51
4.7. Nguồn gốc xuất xứ của thuốc tiêm ...................................................... 52
4.8. Cơ cấu nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn .......... 53
4.9. Thuốc đơn thành phần, đa thành phần ................................................. 54
4.10. Thuốc mang tên generic, tên biệt dược .............................................. 55
4.11. Phân tích DMT tân dược theo phương pháp ABC ............................ 55
KẾT LUẬN .................................................................................................... 57
1.Ưu điểm .................................................................................................... 57
2. Một số tồn tại .......................................................................................... 57
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 58
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BHYT
ĐK
ĐKTW
DMT
DMTCY
DMTSD
DMTTY
GTSD
GTTT
HDĐTC
HĐT&ĐT
KM
MHBT
TTY
TW
WHO
YHCT
YHCTTW
YHHĐ
Ý nghĩa
Bảo hiểm y tế
Đa khoa
Đa khoa trung ương
Danh mục thuốc
Danh mục thuốc chủ yếu
Danh mục thuốc sử dụng
Danh mục thuốc thiết yếu
Giá trị sử dụng
Giá trị thành tiền
Hướng dẫn điều trị chuẩn
Hội đồng thuốc và điều trị
Khoản mục
Mô hình bệnh tật
Thuốc thiết yếu
Trung ương
Tổ chức y tế thế giới
Y học cổ truyền
Y học cổ truyền trung ương
Y học hiện đại
DANH MỤC BẢNG
Tên bảng
STT
Trang
5
1.1
Các bệnh mắc cao nhất toàn quốc 2009-2013
1.2
Xu hướng bệnh tật, tử vong toàn quốc
6
1.3
Mô hình bệnh tật bệnh viện YHCTTW năm 2015
20
2.4
Các biến số nghiên cứu
23
3.5
Tỷ trọng tiền thuốc của bệnh viện năm 2015
27
3.6
27
3.7
Tỷ lệ thuốc đã sử dụng và không sử dụng trong
DMTBV
Cơ cấu DMTSD theo nhóm thuốc
3.8
Cơ cấu DMTSD theo nguồn gốc
29
3.9
Cơ cấu DMTYHCT theo nhóm tác dụng
30
3.10
Cơ cấu DMT tân dược theo nhóm tác dụng dược lý
32
3.11
Tỷ lệ thuốc trong-ngoài DMT chủ yếu
34
3.12
Cơ cấu DMT trong –ngoài DMTTY
35
3.13
Cơ cấu DMT theo đường dùng
37
3.14
Cơ cấu DMT theo tên generic-tên BD
38
3.15
Tỷ lệ thuốc đơn thành phần-đa thành phần
39
3.16
Cơ cấu DMT tiêm theo nguồn gốc xuất xứ
39
3.17
Cơ cấu nhóm thuốc tim mạch theo nguồn gốc
40
3.18
Cơ cấu nhóm thuốc tim mạch theo tên generic-tên
41
28
biệt dược
3.19
Cơ cấu nhóm thuốc kháng sinh theo tỷ lệ các phân
41
nhóm
3.20
Cơ cấu nhóm kháng sinh theo nguồn gốc xuất xứ
42
3.21
Cơ cấu DMT theo phân tích ABC
42
3.22
Cơ cấu thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược lý
43
3.23
Cơ cấu thuốc hạng A theo nguồn gốc xuất xứ
44
3.24
Danh sách 10 thuốc hạng Acó GTSD cao nhất
45
3.25
Một số thuốc hạng A , B có cùng hoạt chất
46
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
1.1
Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
21
2.2
Các nội dung nghiên cứu
22
3.3
Biểu đồ cơ cấu DMT trong-ngoài DMTCY
35
3.4
Biểu đồ tỷ lệ thuốc trong-ngoài DMTTY
36
3.5
Biểu đồ tỷ lệ thuốc tiêm theo nước sản xuất
40
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị
trường dược phẩm Việt Nam cũng có sự tăng trưởng đáng kể đáp ứng đủ
thuốc cho nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tiền thuốc
bình quân đầu người ngày một tăng: năm 2000 vào khoảng 9 USD, năm 2010
là 22,25 USD, năm 2015 là 37,97 USD. Tại các bệnh viện tỷ lệ chi phí tiền
thuốc chiếm hơn 50% tổng chi của bệnh viện, trong đó tiền chi cho thuốc
nhập khẩu, thuốc biệt dược chiếm tỷ lệ rất lớn. Tình trạng lạm dụng kháng
sinh cũng đến mức báo động, tỷ lệ chi phí cho nhóm thuốc kháng sinh luôn
cao nhất ở hầu hết các bệnh viện. Các thuốc bổ trợ, vitamin cũng được kê đơn
sử dụng rất nhiều. Thị trường dược liệu vô cùng đa dạng, phong phú nhưng
nguồn nguyên liệu dược liệu trong nước không đủ cung cấp nên phần lớn
nhập của nước ngoài qua con đường chính ngạch hoặc không chính ngạch kể
cả trôi nổi, do vậy rất khó kiểm soát.
Trước những thực tế trên, Bộ y tế đã soạn thảo nhiều văn bản mới chỉ
đạo, điều hành, quản lý việc cung ứng và sử dụng thuốc trong bệnh viện. Sử
dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả, kinh tế là một trong những mục tiêu
được Bộ y tế đề ra, đây là một vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết nhằm nâng
cao chất lượng khám chữa bệnh cho bệnh nhân dân, củng cố và nâng cao
được lòng tin của nhân dân với ngành y tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay,
ngành y tế đang đứng trước rất nhiều khó khăn, các bệnh viện chuẩn bị bước
sang giai đoạn tự chủ hoàn toàn thì vấn đề sử dụng thuốc lại càng cần được
quản lý một cách chặt chẽ để giảm bớt chi phí cho bệnh viện. Phân tích danh
mục thuốc sử dụng là một việc làm cần thiết góp phần phát hiện ra những bất
hợp lý trong việc xây dựng danh mục thuốc và sử dụng thuốc của bệnh viện.
1
Bệnh viện y học cổ truyền Trung ương là bệnh viện đầu ngành về y học
cổ truyền – trung tâm hợp tác quốc tế về YHCT của Tổ chức Y tế Thế giới tại
Việt Nam. Với chức năng nhiệm vụ chính là kế thừa, phát huy và phát triển y
học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong điều trị và dự
phòng các bệnh thường gặp, bệnh mãn tính khó chữa, Bệnh viện Y học cổ
truyền Trung ương chuyên khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân
dân theo phương pháp y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại. Lượng
thuốc sử dụng hàng năm tại bệnh viện tương đối lớn bao gồm cả thuốc y học
cổ truyền và tân dược. Năm 2012, chi phí cho thuốc của bệnh viện là 30,5 tỷ
đồng, năm 2013 là 35 tỷ đồng, năm 2014 vào khoảng 41 tỷ đồng. Điều này
đòi hỏi bệnh viện cần có sự phối hợp thật tốt để đạt được kết quả cao nhất cho
người bệnh. Trong những năm qua, chưa có đề tài nào phân tích danh mục
thuốc sử dụng tại bệnh viện. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài:
“ Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện y học cổ truyền Trung
ương năm 2015”
Với hai mục tiêu :
1. Mô tả cơ cấu Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện năm 2015.
2. Phân tích cơ cấu Danh mục thuốc tân dược sử dụng.
Từ kết quả nghiên cứu trên đề tài xin đề xuất một số ý kiến góp phần cải thiện
công tác xây dựng và quản lý danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện.
2
Chƣơng 1:
TỔNG QUAN
1.1. Danh mục thuốc bệnh viện
1.1.1.Một số khái niệm
DMT bệnh viện:
Là danh mục những loại thuốc cần thiết thỏa mãn nhu cầu khám bệnh, chữa
bệnh và thực hiện y học dự phòng của bệnh viện, phù hợp với mô hình bệnh
tật, kỹ thuật điều trị và bảo quản, khả năng tài chính của từng bệnh viện và
khả năng chi trả của người bệnh. Những loại thuốc này trong một phạm vi
thời gian, không gian, trình độ xã hội, khoa học kỹ thuật luôn có sẵn bất cứ
lúc nào với số lượng cần thiết, chất lượng tốt, dạng bào chế thích hợp, giá cả
hợp lý[22].
Tại các bệnh viện chuyên khoa YHCT, DMT bệnh viện gồm hai loại DMT
YHCT và DMT tân dược, DMT YHCT gồm danh mục các vị thuốc YHCT và
danh mục thuốc thành phẩm YHCT.
Vị thuốc YHCT :
Là một loại dược liệu được chế biến theo lý luận và phương pháp của YHCT
dùng để sản xuất thuốc cổ truyền hoặc dùng để phòng bệnh, chữa bệnh[14].
Thuốc thành phẩm YHCT:
(thuốc đông y, thuốc từ dược liệu): là dạng thuốc YHCT đã qua tất cả các giai
đoạn sản xuất, kể cả đóng gói và dán nhãn, bao gồm: thuốc dạng viên, dạng
nước, dạng chè, dạng bột, dạng cao và các dạng thuốc khác[14].
1.1.2. Nguyên tắc xây dựng DMT bệnh viện
Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện giúp Giám đốc lựa chọn, xây dựng DMT
bệnh viện dựa theo các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị
trong bệnh viện
- Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật
3
- Căn cứ vào các hướng dẫn và phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp dụng
tại bệnh viện hoặc cơ sở khám chữa bệnh
- Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị
- Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện
- Thống nhất với DMTTY, DMTCY do Bộ y tế ban hành
- Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước[9].
1.1.3.Các bước xây dựng danh mục thuốc
- Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về số lượng và giá trị
sử dụng, phân tích ABC - VEN, thuốc kém chất lượng, thuốc hỏng, các phản
ứng có hại của thuốc, các sai sót trong điều trị dựa trên các nguồn thông tin
đáng tin cậy
- Đánh giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng một
cách khách quan;
- Xây dựng danh mục thuốc và phân loại các thuốc trong danh mục theo
nhóm điều trị và theo phân loại VEN;
- Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng danh mục (ví dụ như: thuốc hạn
chế sử dụng, thuốc cần hội chẩn, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần,…)[9]
1.1.4.Mô hình bệnh tật(MHBT)
Mô hình bệnh tật của một cộng đồng trong một giai đoạn là cơ cấu phần trăm
các nhóm bệnh, tỷ lệ tử vong của các bệnh trong cộng đồng ở giai đoạn đó.
Từ đó có thể xác định các nhóm bệnh phổ biến nhất, các nhóm bệnh có tỷ lệ
tử vong cao nhất để có cơ sở phòng chống bệnh tật trước mắt và lâu dài cho
cộng đồng[19].
Về mặt MHBT ở Việt Nam, các bệnh nhiễm khuẩn là những bệnh phổ biến
nhất, kể cả trong quá khứ, hiện tại và trong tương lai. Danh sách 10 bệnh mắc
cao nhất toàn quốc giai đoạn 2009-2013 được thể hiện qua bảng sau[15]
4
Bảng 1.1: Các bệnh mắc cao nhất toàn quốc 2009-2013
Đơn vị tính: Trên 100.000 dân
STT
Tên bệnh
Ca mắc
1
Các bệnh viêm phổi
469.99
2
Viêm họng và viêm amidan cấp
396.68
3
Tăng huyết áp nguyên phát
359.26
4
Các tổn thương khác do trấn thương xác 356.98
định và ở nhiều nơi
5
Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp
289.24
6
Ỉa chảy,viêm dạ dày, ruột non có nguồn 243.25
gốc nhiễm khuẩn
7
Viêm dạ dày và tá tràng
211.65
8
Bệnh virus khác
182.86
9
Sốt virus khác do tiết túc truyền và sốt 170.47
virus xuất huyết
10
Bệnh khác của cột sống
168.82
Tuy nhiên, là một đất nước đang phát triển, sự phát triển kinh tế kéo theo rất
nhiều các vấn đề như: ô nhiễm môi trường không khí, thức ăn, nước uống có
nhiều chất độc hại; làm việc quá sức, stress... , sự biến đổi khí hậu cũng là
một yếu tố gây ảnh hưởng lớn tới MHBT hiện nay.Tại Việt Nam, mô hình
bệnh tật hiện đang là mô hình kép, trong đó song song các bệnh truyền nhiễm
được đẩy lùi thì các bệnh không truyền nhiễm bao gồm ung thư, tim mạch,
đái tháo đường...đang có xu hướng gia tăng giống với các nước phát
triển[17].
Theo thống kê của ngành y tế, các bệnh không truyền nhiễm chiếm tới 71% tỷ
lệ mắc và 60% tỷ lệ tử vong ở người Việt Nam. Theo ước tính chưa đầy đủ
5
mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 150.000 ca mới mắc và trên 75.000 ca tử
vong do ung thư. Bên cạnh đó, bệnh do tai nạn, ngộ độc, chấn thương cũng
tăng đáng kể. Bảng sau cho thấy rõ xu hướng bệnh tật và tử vong toàn quốc từ
1976- 2013[15].
Bảng 1.2. Xu hướng bệnh tật tử vong toàn quốc
Đơn vị: %
Nhóm bệnh
1976
1986
1996
2006
2013
55,50
59,20
37,63
24,94
25,33
Chết
53,06
52,10
33,13
13,23
12,23
Mắc
42,65
39,00
50,02
62,40
63,50
Chết
44,71
41,80
43,68
61,62
69,63
Dịch lây
Mắc
Không lây
Tai
nạn, Mắc
1,84
1,80
12,35
12,66
11,17
ngộ
độc, Chết
2,23
6,1
23,20
25,15
18,15
chấn
thương
Mô hình bệnh tật bệnh viện cũng chịu sự ảnh hưởng của MHBT chung cả
nước. Mặc dù vậy mỗi bệnh viện có chức năng nhiệm vụ khác nhau, đặt trên
các địa bàn khác nhau có đặc điểm về địa lý- dân cư, dân trí, phong tục tập
quán khác nhau cho nên MHBT cũng có những đặc trưng riêng. Các bệnh
viện đa khoa có MHBT khác với bệnh viện chuyên khoa.
Mô hình bệnh tật bệnh viện là căn cứ quan trọng giúp bệnh viện không chỉ
xây dựng danh mục thuốc phù hợp mà còn làm cơ sở để bệnh viện hoạch định
phát triển toàn diện trong tương lai.
6
1.1.5.Hướng dẫn điều trị chuẩn (HDĐTC)
HDĐTC là một căn cứ quan trọng để xây dựng DMT, rất cần thiết có sự nhất
quán giữa DMT và HDĐTC để đảm bảo cải thiện chất lượng điều trị bệnh.
Thật là lý tưởng nếu như DMT được xây dựng trên cơ sở các hướng dẫn điều
trị các bệnh thường gặp. Ở nhiều nước khi bắt đầu xây dựng DMT thì đã có
sẵn những hướng dẫn điều trị hoặc những tài liệu tương tự để tham khảo và sử
dụng[33]. Theo WHO, các tiêu chí của một HDĐTC về thuốc gồm:
-Hợp lý: phối hợp đúng thuốc, đúng chủng loại, thuốc còn hạn sử dụng.
-An toàn: không gây tai biến, không làm cho bệnh nặng thêm, không có tương
tác thuốc.
-Hiệu quả: dễ dùng,khỏi bệnh hoặc không để lại hậu quả xấu hoặc đạt mục
đích sử dụng thuốc trong thời gian nhất định.
-Kinh tế: chi phí điều trị thấp nhất [21].
DMT và hướng dẫn DMT phải được xây dựng, duy trì dựa trên những đề xuất
điều trị từ các HDĐTC có sử dụng các tiêu chí lựa chọn thuốc rõ ràng đã được
thống nhất bởi tất cả các khoa phòng. Các HDĐTC có thể lấy hoặc điều
chỉnh từ các nguồn khác nhau hoặc xây dựng từ đầu. Trên cơ sở các tài liệu
đã xây dựng, các nhân viên y tế phải thường xuyên tham gia xây dựng, cập
nhật và nâng cao chất lượng về mặt nội dung, hình thức cũng như tính tiện
dụng của các hướng dẫn có sẵn.
Do HDĐTC rất quan trọng trong công tác theo dõi, giám sát và thúc đẩy hơn
nữa việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, HĐT&ĐT nên quan tâm đặc biệt tới
công tác xây dựng và khuyến khích sử dụng HDĐTC.
1.1.6. Danh mục thuốc thiết yếu
Thuốc thiết yếu là những thuốc cần cho chăm sóc sức khỏe của đa số nhân
dân, được Nhà nước đảm bảo bằng chính sách quốc gia, gắn liền nghiên cứu,
sản xuất, phân phối với nhu cầu thực tế chăm sóc sức khỏe của nhân dân,
7
được lựa chọn và cung ứng để luôn sẵn có với số lượng đầy đủ, dạng bào chế
thích hợp, chất lượng tốt, an toàn và giá cả phù hợp.
Từ năm 1975, quan niệm về thuốc thiết yếu (TTY) đã được WHO đề
xuất.Tổ chức này khuyến nghị các nước xây dựng một đường lối chính sách
về thuốc bao gồm các khâu nghiên cứu, sản xuất, phân phối sao cho phù hợp
với nhu cầu chăm sóc sức khỏe, luôn có sẵn thuốc chất lượng đảm bảo, dạng
dễ dùng và giá rẻ[31].
Chính sách TTY được coi là một trong những chiến lược quan trọng đem lại
sức khỏe cho mọi người bằng kỹ thuật thích hợp, ít tốn kém, có hiệu quả, dễ
được cộng đồng chấp nhận thể hiện từ khâu lựa chọn, tìm kiếm, dự trữ, phân
phối, sử dụng hợp lý, an toàn, rẻ tiền.
Hiện nay, hầu như các quốc gia đều có danh mục TTY.Tuy nhiên vẫn còn
nhiều nước thiếu sự cập nhật chính sách thuốc quốc gia.WHO đã xuất bản
sách hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật để phát triển các chính sách này. Nhìn
chung, theo khuyến cáo của WHO, các nước đều xây dựng cho mình đường
lối quốc gia về thuốc và phát triển chương trình TTY để đảm bảo nhu cầu
thuốc cho chăm sóc sức khỏe nhân dân[31]. Đến nay đã có hơn 150 quốc gia
trên thế giới áp dụng DMTTY. Số lượng tên thuốc có trong DMTTY của mỗi
quốc gia trung bình là 300 thuốc và vào tháng 3/2007 DMTTY lần thứ 15 đã
được ban hành bởi Ủy ban chuyên gia của WHO[27].
Ở Việt Nam, danh mục TTY quốc gia được ban hành đầu tiên năm 1985 gồm
225 TTY sử dụng chung cho các tuyến . Sau bốn năm, vào năm 1989, ban
hành DMTTY và tối cần lần hai gồm 116 TTY và 64 thuốc tối cần, trong đó
tuyến xã có 58 TTY và 27 thuốc tối cần [19].Danh mục TTY lần 3 được ban
hành năm 1995, gồm 255 thuốc phân chia theo trình độ chuyên môn của cán
bộ y tế: cơ sở có bác sĩ, cơ sở có y sĩ, cơ sở không có bác sĩ và y sĩ thì sử dụng
danh mục TTY gồm 83 loại[3].Ngày 28/7/1999, Bộ y tế ban hành DMTTY
lần thứ tư gồm cả TTY tân dược và YHCT trong đó có 346 thuốc tân dược,
8
81 thuốc YHCT, 60 cây thuốc nam và 185 vị thuốc bắc[4]. DMTTY Việt
Nam lần thứ V được ban hành kèm theo Quyết định số: 17/2005/QĐ-BYT
ngày 1 tháng 7 năm 2005 gồm có hai phần : phần TTY tân dược là 325
thuốc; phần TTY YHCT có 3 mục 30 cây thuốc tại vườn thuốc mẫu, 55 cây
thuốc phân theo nhóm bệnh, 215 vị thuốc kèm theo bản hướng dẫn sử dụng
DMTTY Việt Nam lần thứ V[5]. Năm 2013, để tăng cường sử dụng thuốc
YHCT, Bộ y tế ban hành thông tư 40/2013TT-BYT ngày 18/10/2013- Danh
mục TTY đông y và thuốc từ dược liệu lần VI gồm 186 thuốc đông y, thuốc
từ dược liệu và 334 vị thuốc, 70 cây thuốc nam mẫu, 65 cây thuốc phân theo
nhóm bệnh[10]. Cùng với đó là TT 45/2013TT-BYT ra ngày 26/12/2013,
Danh mục TTY tân dược lần VI gồm 466 thuốc tân dược[8].
Các tiêu chí lựa chọn TTY cũng được Bộ y tế quy định rõ[5][8]:
- Đảm bảo có hiệu lực, hợp lý, an toàn.
- Phải sẵn có với số lượng đầy đủ, có dạng bào chế phù hợp với điều kiện bảo
quản, cung ứng, sử dụng.
- Phù hợp với mô hình bệnh tật, phương tiện kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên
môn của tuyến sử dụng.
- Đa số là đơn chất, nếu là đa chất phải chứng minh được sự kết hợp đó có lợi
hơn khi dùng trong thành phần riêng rẽ về tác dụng cũng như độ an toàn. Nếu
có hai hay nhiều thuốc tương tự nhau phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá đầy
đủ về hiệu lực, độ an toàn, chất lượng, giá cả, khả năng cung ứng.
- Giá cả hợp lý.
Ngoài ra, thuốc thiết yếu YHCT còn được lựa chọn trên những nguyên tắc
sau:
- Những thuốc được đưa vào phần Danh mục thuốc chế phẩm phải là những
thuốc được cấp số đăng ký, sản xuất, lưu hành tại Việt Nam và hiện tại còn
hiệu lực của số đăng ký.
9
- Danh mục thuốc chế phẩm tập trung vào những chế phẩm cổ phương,
những chế phẩm có uy tín trên thị trường và những chế phẩm có công thức
trong Dược điển Việt Nam.
- Thuốc phải giữ được phương pháp bào chế truyền thống của thuốc cổ
truyền, đồng thời cải dạng thích hợp tiện cho việc sử dụng, bảo quản và lưu
thông phân phối, nhằm thực hiện tốt công tác kết hợp YHCT với YHHĐ.
Danh mục thuốc thiết yếu là cơ sở pháp lý để: Xây dựng thống nhất các chính
sách của Nhà nước về: Đầu tư, quản lý giá, vốn, thuế liên quan đến thuốc
phòng chữa bệnh cho người nhằm tạo điều kiện có đủ thuốc trong danh mục
thuốc thiết yếu phục vụ công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân
dân. Cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chủ trương, chính sách trong việc
tạo điều kiện cấp số đăng ký lưu hành thuốc, xuất nhập khẩu thuốc. Các đơn
vị trong Ngành Y tế tập trung các hoạt động của mình trong các khâu: Xuất
khẩu, nhập khẩu, sản xuất, phân phối, tồn trữ, sử dụng thuốc thiết yếu an toàn,
hợp lý đạt hiệu quả cao nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ chăm sóc và nâng cao
sức khoẻ nhân dân. Đồng thời DMTTY cũng là cơ sở để xây dựng DMTCY
tại các cơ sở khám chữa bệnh.
1.1.7.Danh mục thuốc chủ yếu
Ngày 1/2/2008 Bộ trưởng Bộ y tế đã ký quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ban
hành Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa
bệnh. DMTCY là cơ sở để các cơ sở lựa chọn thuốc, đảm bảo nhu cầu điều trị
và thanh toán cho các đối tượng bệnh nhân có thẻ BHYT[6].
Việc xây dựng DMTCY ngoài mục tiêu đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp
lý, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu điều trị của người bệnh còn đảm bảo được
quyền lợi cho bệnh nhân BHYT và phù hợp với khả năng chi trả của người
bệnh và của quỹ BHYT.
10
Bảo hiểm y tế là một chính sách quan trọng trong xã hội hiện đại, là sự quan
tâm, chia sẻ của toàn thể cộng đồng tới mỗi một bệnh nhân. Thuốc sử dụng
cho quỹ bảo hiểm y tế, vì thế phải thể hiện được chính sách nhân đạo, hướng
tới cộng đồng rộng lớn, cho đa số người dân và người nghèo. Nguồn kinh phí
chi trả tiền thuốc cho bảo hiểm y tế phải được quản lý chặt chẽ từ trung ương
đến địa phương và trong mỗi cơ sở khám chữa bệnh với mục tiêu vì quyền lợi
của người tham gia bảo hiểm. Việc sử dụng thuốc phải tiết kiệm, hợp lý và
hiệu quả[32].
Ngày 29/4/2010 Bộ y tế ban hành thông tư số 12/2010 về Danh mục thuốc
YHCT chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh, gồm có hai phần:
Danh mục vị thuốc y học cổ truyền: Bao gồm 300 vị thuốc được sắp xếp vào
27 nhóm theo phân nhóm tác dụng chữa bệnh của y học cổ truyền; Danh mục
thuốc chế phẩm y học cổ truyền : Bao gồm 127 chế phẩm thuốc y học cổ
truyền được phân thành 11 nhóm theo phân nhóm tác dụng chữa bệnh của y
học cổ truyền[11].
Thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11 tháng 7 năm 2011 ban hành và hướng
dẫn DMT chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh được quỹ
BHYT thanh toán và Thông tư số 10/2012/TT-BYT ngày 08/06/2012 bố sung
một số điều của TT 31/2011. Hiện nay, các cơ sở đang áp dụng thông tư mới
nhất là TT số 40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 ban hành và hướng dẫn thực
hiện DMT tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT gồm 845 hoạt
chất, 1064 thuốc tân dược, 57 thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu[12].Đồng
thời, với thuốc YHCT Bộ y tế cũng ban hành TT số 05/2015/TT-BYT ngày
17/3/2015 Danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ
truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT gồm hai phần: Danh mục
thuốc được sắp xếp thành 11 nhóm theo y lý YHCT và có 5 cột; Danh mục vị
thuốc có 349 vị thuốc từ cây, con, khoáng vật làm thuốc được sắp xếp thành
30 nhóm và có 6 cột[13].
11
So với các quốc gia tương đồng về điều kiện kinh tế - xã hội trên thế giới,
Việt Nam được đánh giá là một trong số ít quốc gia có danh mục thuốc
BHYT đầy đủ, đa dạng đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh.
DMTCY của Bộ y tế là cơ sở quan trọng giúp cho bệnh viện xây dựng DMT
sử dụng trong việc khám chữa bệnh cho nhân dân.
1.1.8. Một số phương pháp phân tích DMT
Phương pháp phân tích ABC
Là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và
chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách
cho thuốc của bệnh viện[9]. Phân tích ABC có thể:
-Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn mà có chi phí
thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường. Từ đó lựa chọn những thuốc
thay thế có chi phí điều trị thấp hơn.
-Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của
cộng đồng và từ đó phát hiện những vấn đề chưa hợp lý trong sử dụng thuốc,
bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật.
-Xác định phương thức mua các thuốc không có trong DMTTY của bệnh viện
Phương pháp phân tích VEN
Phân tích VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua sắm
và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ
các loại thuốc như mong muốn.Trong phân tích VEN, các thuốc được phân
chia thành 3 hạng mục cụ thể như sau:
- Thuốc V (Vital drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc
các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa
bệnh của bệnh viện;
12
- Thuốc E (Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít
nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật
của bệnh viện;
- Thuốc N (Non-Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh
nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn
chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi
ích lâm sàng của thuốc.
Phân tích nhóm điều trị
Là phương pháp phân tích sắp xếp các thuốc theo từng nhóm tác dụng dược
lý để xác định xem nhóm nào chiếm tỷ lệ chi phí cao nhất.
Phân tích nhóm điều trị giúp:
-Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi phí
nhiều nhất.
- Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử dụng
thuốc bất hợp lý.
- Xác định những thuốc đã bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu thụ
không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể
-Hội đồng thuốc và điều trị lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao
nhất trong các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay
thế.
1.2. Thực trạng sử dụng thuốc ở Việt Nam
1.2.1.Tình hình sử dụng thuốc ở Việt Nam
Bình quân tiền thuốc sử dụng trong chữa bệnh trong những năm gần đây tăng
lên nhiều lần so với trước. Trước thời kỳ đổi mới, tiền thuốc bình quân đầu
người/năm khoảng 0,45 USD/người, nhưng vào năm 2000, tiền thuốc bình
quân đầu người đã vào khoảng 9 USD, năm 2003 lên 12 USD. Đến năm 2010
là 22,25 USD năm 2015 là 37,97 USD tương đương khoảng 800.000 đồng.
13
Theo Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế, các loại thuốc có nhu cầu sử dụng nhiều
nhất trong năm 2015 là các loại thuốc kháng sinh, hạ nhiệt, giảm đau, chống
viêm, vitamin, thuốc bổ…Cũng trong năm 2015, tổng trị giá tiền thuốc mà cả
nước sử dụng là hơn 3 triệu USD; trong đó trị giá tiền thuốc sản xuất trong
nước chỉ chiếm hơn 1triệu USD, còn lại hơn 2 triệu USD là thuốc thành phẩm
nhập khẩu. Như vậy có thể thấy thuốc ngoại hiện vẫn đang áp đảo so với
thuốc nội.
Tại Việt Nam, tỷ lệ chi thuốc trên tổng chi khám, chữa bệnh nói chung và
khám, chữa bệnh BHYT đều cao hơn so với các nước khác. Cụ thể, năm
2011, 2012, 2013 tương ứng là 60%, 59,3% và 53,5%. Tổng chi cho thuốc từ
Quỹ BHYT năm 2013 tương ứng gần 24.000 tỷ đồng.
Theo kết quả nghiên cứu gần đây tại một số bệnh viện trên toàn quốc, kinh
phí sử dụng thuốc luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số kinh phí bệnh viện.Tổng
giá trị tiền thuốc sử dụng tại các bệnh viện chiếm tỷ lệ cao 47,9%( năm 2009)
và 58%( năm 2010) trong tổng số tiền viện phí hàng năm trong bệnh viện.
Trong tất cả các nhóm thuốc sử dụng tại bệnh viện thì kháng sinh là nhóm có
giá trị sử dụng chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 34,2% trong tổng giá trị tiền thuốc
tại bệnh viện. Nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương và cộng sự năm 2009,
nhóm thuốc kháng khuẩn có tỷ trọng lớn nhất tại tất cả các tuyến bệnh viện,
trung bình là 32,5%, cao nhất tại tuyến huyện với 43,1%, thấp nhất tại tuyến
TW với 25,7%. Kết quả này phù hợp với MHBT của Việt Nam về tỷ lệ các
bệnh nhiễm trùng[25].
Nguyên nhân của tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh không chỉ do người
bệnh mà cả thầy thuốc. Người bệnh khi đi khám hầu hết đơn thuốc nào cũng
có thuốc kháng sinh, thậm chí 2-3 loại kháng sinh, rất ít khi tìm hiểu về tiền
sử sử dụng thuốc của bệnh nhân.
Bên cạnh việc lạm dụng kháng sinh thì các thuốc bổ trợ, điều trị triệu
chứng, thuốc tiêm cũng bị lạm dụng tại các cơ sở y tế; các thuốc biệt dược
14
cũng được sử dụng rất nhiều so với các thuốc generic.
Song song với việc chữa bệnh bằng YHHĐ thì thuốc YHCT cũng được
nhân dân ta sử dụng rất nhiều. Trong nhiều năm qua, Đảng và nhà nước ta vẫn
luôn quan tâm phát triển nền YHCT, kết hợp với YHHĐ, nhiều bài thuốc hay,
cây thuốc quý được bảo tồn, duy trì.Việc nghiên cứu, sản xuất ra các chế
phẩm mới từ các bài thuốc, cây thuốc cũng được phát triển mạnh và được
nhân dân ta tin tưởng sử dụng .
Nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước ngày càng tăng và các doanh
nghiệp ngày càng tham gia nhiều vào lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ dược
liệu.Trong khi đó dược liệu Việt Nam ngày càng cạn kiệt do khai thác quá
mức và khai thác dược liệu ở nước ta hiện nay còn tự phát, quy mô nhỏ, chưa
có định hướng phát triển nên dẫn đến sản lượng dược liệu không ổn định, giá
cả biến động. Nguồn dược liệu hiện nay của ta chủ yếu nhập từ Trung Quốc
qua con đường phi mậu dịch. Một số dược liệu nhập không rõ nguồn gốc,
không rõ tiêu chuẩn, không có phiếu kiểm nghiệm. Chất lượng dược liệu nhập
khẩu khó quản lý, dược liệu giả trà trộn… Việc trồng trọt dược liệu trong
nước còn phát triển tự phát, chưa có quy hoạch. Nhiều cơ sở trồng trọt còn sử
dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định. Hiện nay, tại các
cơ sở khám chữa bệnh bằng YHCT có xu hướng sử dụng thuốc nam ít hơn
thuốc bắc. Vì vậy nhà nước ta cần có chính sách phát triển nuôi trồng dược
liệu, cây con làm thuốc.
1.2.2.Thực trạng cơ cấu DMT tại một số bệnh viện ở Việt Nam
Các phương pháp phân tích DMT hiện nay đã được nhiều tác giả áp dụng tại
bệnh viện mình .
Phương pháp phân tích ABC và VEN
Tại bệnh viện nông nghiệp năm 2013, tác giả Nguyễn Trọng Cường đã phân
tích cho kết quả : thuốc hạng A chiếm 27% về số lượng, 75% về GTSD; thuốc
15
hạng B chiếm 22% về số lượng và 15% về GTSD, còn lại là hạng C. Kết quả
này có sự sai khác so với qui định giúp bệnh viện tìm hiểu và phát hiện ra
những bất cập trong việc quản lý cung ứng và sử dụng thuốc[16].
Cũng tại bệnh viện Nông nghiệp theo phân tích VEN, nhóm V chiếm 28,4%
về số khoản mục thuốc và 52,3% về chi phí, các tỷ lệ này của nhóm E lần
lượt là 55,2% và , 42,9%, nhóm N là 16,4% và 4,8%. Tỷ lệ này là hợp lý cần
phát huy.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2015, tác giả Nguyễn Thị Trang cũng
đã phát hiện sự không hợp lý về tỷ lệ thuốc nhóm ABC: nhóm A chiếm
20,8% về số lượng ,70,35% về GTSD; nhóm B 21,6% về số lượng, 20,1% về
GTSD; nhóm C57,6% về số lượrg và 8% về GTSD[34]. Về phân tích VEN
cho thấy các thuốc V chiếm tỷ lệ GTSD cao nhất rồi đến thuốc E và N thấp
nhất. Tuy nhiên , khi phân tích ABC-VEN lại thấy có sự chưa hợp lý khi một
số thuốc không thực sự cần thiết có trong nhóm A, chiếm 4,9% GTSD thuốc ,
bao gồm 7 biệt dược chứa Me2B, Deniocal, L-ornithin-L-aspartat,
Biofil.Trong đó L-ornithin-L-aspartat được xếp vào 1 trong 5 thuốc có tác
dụng bổ trợ, hiệu quả chưa rõ ràng được khuyến cáo hạn chế sử dụng.
Tại bệnh viện đa khoa Đà Nẵng năm 2013, 79,14% kinh phí sử dụng thuốc
phân bổ cho 10% khoản mục nhóm A; 15,95% kinh phí sử dụng thuốc cho
17,53% tổng các khoản mục nhóm B ; 4,91% tổng kinh phí sử dụng thuốc
phân bổ cho 72,43% tổng số khoản mục thuốc nhóm C. Kết quả này phù hợp
với qui luật song tác giả lại phát hiện ra sự chưa hợp lý là có một số thuốc
không thực sự cần thiết, chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị có mặt trong nhóm A
như thuốc có hoạt chất L-orithinL-aspartat ( nhóm thuốc tiêu hóa), acid amin
(nhóm tiêm truyền)[18].
Kết quả phân tích tại bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2013
cho thấy tỷ lệ theo chủng loại các thuốc nhóm A,B,C tương ứng là 13,09%;
13,24%; 73,67% và kinh phí tương ứng là 74,04%; 14,98%; 9,98% là phù
16