BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐAI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN THANH TÙNG
NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ PHẪU THUẬT
NỘI SOI ĐIỀU TRỊ U BUỒNG TRỨNG TẠI
BỆNH VIỆN SẢN NHI VĨNH PHÚC
ĐỂ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
HÀ NỘI – 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐAI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN THANH TÙNG
NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ PHẪU THUẬT
NỘI SOI ĐIỀU TRỊ U BUỒNG TRỨNG TẠI
BỆNH VIỆN SẢN NHI VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Sản phụ khoa
Mã số: 60720131
ĐỂ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Lê Hoàng
HÀ NỘI – 2017
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BV
: Bệnh viện
BN
: Bệnh nhân
BVPSTƯ
: Bệnh viện Phụ sản trung ương
CS
: Cộng sự
ĐHY
: Đại Học Y
LNMTC
: Lạc nội mạc tử cung
NMTC
: Nội mạc tử cung
PPPT
: Phương pháp phẫu thuật
PTNS
: Phẫu thuật nội soi
TGPT
: Thời gian phẫu thuật
VMC
: Vết mổ cũ
VTC
: Vòi tử cung
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................3
1.1. Sơ lược lịch sử phát triển, ứng dụng, triển vọng của PTNS trên thế giới
.......................................................................................................................3
1.2. Tình hình ứng dụng và phát triển PTNS ở Việt Nam.............................3
1.3. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý, mô học của buồng trứng: [1], [12] [13]....4
1.3.1. Giải phẫu buồng trứng.....................................................................4
1.3.2. Sinh lý [13], [14] [15]......................................................................6
1.3.3. Mô học [13], [16], [17] [18]............................................................6
1.4. Phân loại các khối u buồng trứng [13], [19], [20], [21], [22].................6
1.4.1. Đại thể.............................................................................................6
1.4.2. Vi thể...............................................................................................7
1.5. Chẩn đoán u buồng trứng.......................................................................9
1.5.1. Lâm sàng.........................................................................................9
1.5.2. Cận lâm sàng.................................................................................10
1.6. Các phương pháp điều trị u buồng trứng [17], [23], [26], [28], [29],
[30]..............................................................................................................13
1.6.1. Chọc hút u dưới siêu âm................................................................13
1.6.2. Phẫu thuật mở bụng.......................................................................13
1.6.3. Phẫu thuật qua nội soi ổ bụng.......................................................13
1.7. Phẫu thuật nội soi u buồng trứng..........................................................13
1.7.1. Chỉ định và chống chỉ định [4], [31], [34].....................................13
1.7.2. Các phương pháp điều trị U buồng trứng bằng PTNS..................14
1.7.3. Các bước tiến hành PTNS u buồng trứng [4], [31], [35]...............17
Chương 2........................................................................................................20
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................20
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................20
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.......................................................................20
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................20
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................20
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................20
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu........................................................................20
2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu.....................................................20
2.2.4. Xử lý số liệu..................................................................................22
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.........................................................22
Chương 3........................................................................................................23
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................23
3.1. Đặc điểm dịch tễ của nhóm đối tượng nghiên cứu...............................23
3.1.1. Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu.........................................23
3.1.2. Phân bố theo nghề nghiệp.............................................................23
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo địa dư......................................................24
3.1.4. Tiền sử sản khoa............................................................................24
3.1.5. Tiền sử VMC ổ bụng.....................................................................24
3.2. Đặc điểm lâm sàng u buồng trứng trước phẫu thuật............................25
3.2.1. Hoàn cảnh phát hiện khối u...........................................................25
3.2.2. Vị trí u dựa trên lâm sàng, siêu âm, nội soi...................................25
3.2.3. Kích thước u buồng trứng.............................................................25
3.2.4. Mức độ di động của khối u trên lâm sàng và mức độ dính của khối
u khi nội soi.............................................................................................26
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng u buồng trứng trước phẫu thuật......................26
3.4. Kết quả phẫu thuật................................................................................27
3.4.1. Tỉ lệ PTNS u buồng trứng trên tổng số phẫu thuật u buồng trứng 27
3.4.2. Tỉ lệ thành công.............................................................................27
3.4.3. Phương pháp phẫu thuật................................................................28
3.4.4. Thời gian phẫu thuật (TGPT) và các yếu tố liên quan..................30
3.5. Kết quả giải phẫu bệnh.........................................................................30
3.6. Hậu phẫu...............................................................................................31
3.6.1. Biến chứng sau mổ........................................................................31
3.6.2. Sử dụng kháng sinh.......................................................................31
3.6.3. Thời gian trung tiện.......................................................................32
Chương 4........................................................................................................33
DỰ KIẾN BÀN LUẬN..................................................................................33
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu.................................................................23
Bảng 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp......................................................................................23
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo địa dư.............................................................................24
Bảng 3.3. Tiền sử sản khoa......................................................................................................24
Bảng 3.4. Tiền sử VMC ổ bụng................................................................................................24
Bảng 3.5. Hoàn cảnh phát hiện khối u....................................................................................25
Bảng 3.6. Vị trí u dựa trên lâm sàng, siêu âm, nội soi............................................................25
Bảng 3.7. Kích thước u buồng trứng.......................................................................................25
Bảng 3.8. Mức độ di động của khối u trên lâm sàng và mức độ dính của khối u khi nội soi 26
Bảng 3.9. Tính chất khối u trên siêu âm..................................................................................26
Bảng 3.10. Nồng độ CA-125.....................................................................................................26
Bảng 3.11. Tỉ lệ PTNS u buồng trứng trên tổng số phẫu thuật u buồng trứng......................27
Bảng 3.12. Tỉ lệ thành công.....................................................................................................27
Bảng 3.13. Nguyên nhân chuyển mổ mở................................................................................27
Bảng 3.14. Phương pháp phẫu thuật......................................................................................28
Bảng 3.15. Tương quan giữa tuổi bệnh nhân và PPPT...........................................................28
Bảng 3.16. Tương quan giữa kích thước u và PPPT................................................................28
Bảng 3.17. Tương quan giữa số lượng con và PPPT...............................................................29
Bảng 3.18. Tương quan giữa mức độ dính của khối u khi nội soi PPPT.................................29
Bảng 3.19. Tỉ lệ vỡ u khi không chọc hút trước......................................................................29
Bảng 3.20. Tương quan giữa thời gian phẫu thuật và PPPT...................................................30
Bảng 3.21. Tương quan giữa TGPT và kích thước u buồng trứng..........................................30
Bảng 3.22. Tương quan giữa TGPT và số lượng u buồng trứng.............................................30
Bảng 3.23. Kết quả giải phẫu bệnh..........................................................................................30
Bảng 3.24. Biến chứng sau mổ................................................................................................31
Bảng 3.25. Sử dụng kháng sinh...............................................................................................31
Bảng 3.26. Thời gian trung tiện...............................................................................................32
Bảng 3.27. Thời gian nằm viện sau mổ...................................................................................32
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Giải phẫu tử cung - buồng trứng.......................................................................4
Hình 1.2. Hình ảnh nang có dịch trong trên siêu âm [23]................................................7
Hình 1.3. Hình ảnh u buồng trứng có vỏ sần sùi, nhú trên siêu âm [23].........................7
Hình 1.4. Hình ảnh u buồng trứng dạng có nhú trong nang trên siêu âm và trên đại thể
[23]...................................................................................................................................11
Hình 1.5 . Bóc u không chọc hút trước [23]....................................................................14
Hình 1.6. Chọc vỏ u bằng trocart 5 mm [23]...................................................................14
Hình 1.7. Dùng 2 kìm có mấu kẹp và kéo 2 mép nhu mô buồng trứng lành ngược nhau,
bộc lộ u buồng trứng bên trong [23]..............................................................................15
Hình 1.8. Đốt các nốt lạc nội mạc tử cung trên vỏ u lạc nội mạc tử cung [23]..............16
Hình 1.9. U buồng trứng sau phúc mạc: mở phúc mạc bóc u [23]................................17
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
U buồng trứng là một bệnh thường gặp ở phụ nữ trong tuổi hoạt động sinh
dục, thường không có dấu hiệu lâm sàng điển hình, trong khi đó rất dễ dẫn đến
biến chứng phải can thiệp kịp thời như xoắn nang, vỡ nang, có thể gây ra hậu
quả nghiêm trọng. Đặc biệt ung thư hóa là nguyên nhân gây tử vong chính cho
phụ nữ trong các bệnh ung thư bộ phận sinh dục vùng tiểu khung [1].
Việc chuẩn đoán u buồng trứng không khó nhưng thái độ xử lí trong
từng trường hợp cũng là vấn đề các nhà phụ khoa quan tâm .
Trước đây thường xử trí u buồng trứng bằng phẫu thuật mở bụng, qua
phẫu thuật mở bụng có thể cắt bỏ hoặc bóc tách khối u buồng trứng bảo vệ
mô lành [2].
Tuy nhiên, những năm gần đây nhờ sự tiến bộ của phẫu thuật nội soi, đặc
biệt là trong phẫu thuật phụ khoa cho nên phần lớn các bệnh nhân u buồng
trứng lành tính đã được phẫu thuât qua nội soi ở nhiều nước trên thế giới. Đặc
biệt là các nước châu âu, phẫu thuật nội soi người ta có thể thực hiện cắt u
buồng trứng, bóc tách khối u và bảo tồn buồng trứng lành.
Ở Việt Nam phẫu thuật nội soi cắt u buồng trứng được áp dung đầu tiên
tại bệnh viện Từ Dũ năm 1993, Bệnh viện phụ sản Trung ương áp dụng từ
năm 1996 [3].
Tuy vậy vẫn còn những trường hợp phẫu thuật nội soi phải chuyển mổ
mở bụng và phẫu thuật nội soi u buồng trứng lành tính là cần thiết đối với các
cơ sở y tế trong đó có bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc.
Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc là bệnh viện mới được đi vào hoạt động từ
10/2010, đây là nột trong những bệnh viện vệ tinh của bệnh viện Phụ Sản
Trung Ương, được bệnh viện Phụ Sản Trung Ương đào tạo, hướng dẫn và
chuyển giao kĩ thuật PTNS trong sản phụ khoa cho các bác sĩ của viện. Tại đây
2
PTNS được bắt đầu áp dụng thực hiện từ 2011, đến nay PTNS u buồng trứng
cũng đã được triển khai sâu rộng và trở thành một phẫu thuật thường quy.
Ở thời điểm hiện tại cũng chưa có nghiên cứu nào tổng kết về công tác
điều trị phẫu thuật nội soi u buồng trứng tại Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc
Chính từ những thực tế trên, việc nghiên cứu đánh giá tình hình PTNS u
buồng trứng tại Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc trong thời điểm hiện nay là cần
thiết. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu kết quả
phẫu thuật nội soi điều trị u buồng trứng tại Bệnh viên Sản Nhi Vĩnh
Phúc trong 5 năm từ 7/2013 đến 7/2018 ” nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng u buồng trứng lành tính
được phẫu thuật nội soi.
2. Nhận xét kết quả phẫu thuật nội soi u buồng trứng lành tính tại
Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc từ T7/2013 đến T7/2018.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược lịch sử phát triển, ứng dụng, triển vọng của PTNS trên thế
giới
Nội soi ổ bụng với mục đích chẩn đoán đã phát triển từ gần một thế kỷ
nay và mang lại những lợi ích đáng kể cho y học. Năm 1987 Philippe Mouret
(Lyon-Pháp) đã thực hiện thành công ca cắt túi mật qua nội soi đầu tiên, mở
ra một thời kỳ mới cho ngành phẫu thuật nói chung và ngành PTNS nói
riêng. PTNS nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi và phát triển mạnh tại các
nước Châu Âu, Châu Mỹ và trên toàn thế giới [4], [5], [6].
Tại Hoa kỳ năm 1992 đã có hơn 80% các phẫu thuật viên chấp nhận
phương pháp phẫu thuật này. PTNS phát triển rất mạnh tại các nước
phát triển. Theo một báo cáo vào tháng 9/1994 cho thấy tại Pháp có từ
70.000 - 90.000 trường hợp PTNS/năm, ở Hoa Kỳ năm 1990 có 500.000
trường hợp PTNS, ở Úc năm 1991 có 20.000 - 25.000 trường hợp PTNS.
Sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị ứng dụng như nguồn sáng lạnh,
cáp quang, camera, monitor truyền hình và hệ thống bơm hơi ổ bụng đã góp
phần to lớn trong sự phát triển của PTNS. Cho đến nay, PTNS đã thực sự phát
triển không những ở các nước phát triển mà còn phổ biến ở nhiều nơi trên thế
giới [3], [4], [6]
1.2. Tình hình ứng dụng và phát triển PTNS ở Việt Nam
Tháng 9/1992, Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng PTNS cắt túi mật đầu tiên
tại Việt Nam.
Bệnh viện Việt Đức triển khai PTNS từ tháng 11/1993. Cũng trong
năm 1993, Bệnh viện Từ Dũ ứng dụng PTNS trong phụ khoa.
BVPSTƯ ứng dụng PTNS từ năm 1996, đến nay đã thành công trong
rất nhiều loại phẫu thuật như điều trị chửa ngoài tử cung, u buồng trứng, vô
4
sinh, lạc nội mạc tử cung, cắt tử cung hoàn toàn…
Năm 1999 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội ứng dụng PTNS trong điều trị
chửa ngoài tử cung và u buồng trứng.
Sau 19 năm được áp dụng tại Việt Nam, PTNS nói chung và PTNS
trong phụ khoa nói riêng đã được triển khai tại rất nhiều cơ sở phẫu thuật trên
cả nước từ BV tuyến trung ương, tuyến tỉnh đến tuyến huyện, trong đó có
bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc. PTNS cũng đã trở thành lựa chọn hàng đầu
trong nhiều bệnh lý thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau. [4], [7], [8], [9],
[10], [11]
1.3. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý, mô học của buồng trứng: [1], [12] [13]
1.3.1. Giải phẫu buồng trứng
Hình 1.1. Giải phẫu tử cung - buồng trứng.
(Atlat giải phẫu người – NXB Y Học – 2008)
- Có 2 buồng trứng nằm trong hố buống trứng, sát thành bên chậu
hông, cách eo trên 10 mm.
- Buồng trứng gắn vào mặt sau dây chằng rộng qua mạc treo buồng
5
trứng, là cơ quan duy nhất trong ổ bụng không có phúc mạc bao phủ.
- Hình dạng và kích thước:
+ Hình dạng: Buồng trứng có hình hạt thị hơi dẹt với hai mặt trong và
ngoài, hai cực trên và dưới.
+ Kích thước: Dài 4 cm, rộng 2 cm, dày 1 cm ở người trưởng thành.
- Trọng lượng trung bình 6 - 8 gam.
- Liên quan:
+ Mặt ngoài liên quan với thành bên chậu hông, nằm trong hố buồng
trứng. Hố buồng trứng được giới hạn:
+ Phía trên là động mạch chậu ngoài
+ Phía sau là động mạch tử cung
+ Phía trước là nơi bám của dây chằng rộng vào thành chậu hông
+ Mặt trong: liên quan với vòi tử cung, ruột non, bên phải liên quan
với ruột thừa, bên trái liên quan với đại tràng sigma.
- Các phương tiện giữ buồng trứng tại chỗ:
+ Mạc treo buồng trứng: là nếp phúc mạc nối buồng trứng vào mặt
sau dây chằng rộng.
+ Dây chằng tử cung - buồng trứng: nối sừng tử cung với cực dưới
buồng trứng cùng bên.
+ Dây chằng thắt lưng - buồng trứng: đính buồng trứng vào thành bên
chậu hông, bên trong có cuống mạch và thần kinh buồng trứng.
+ Dây chằng vòi - buồng trứng: đi từ loa vòi tới cực trên buồng trứng.
- Động mạch, tĩnh mạch, thần kinh:
+ Động mạch: buồng trứng được cung cấp máu bởi các nhánh của hai
động mạch là động mạch buồng trứng và động mạch tử cung cùng bên
Động mạch buồng trứng: xuất phát từ động mạch chủ bụng, dưới
nguyên ủy của động mạch thẹn và chạy trong dây chằng treo buồng trứng sau
6
đó chia thành hai nhánh tận là động mạch buồng trứng ngoài đi vào buồng
trứng và động mạch vòi tử cung ngoài chạy dọc phía dưới vòi tử cung.
Động mạch tử cung: tách ra các nhánh cùng đẻ tiếp nối với các nhánh
của động mạch buồng trứng
+ Tĩnh mạch: đi kèm động mạch.
+ Thần kinh: tách từ đám rối liên mạc treo và đám rối thận đi theo
động mạch buồng trứng để vào buồng trứng.
1.3.2. Sinh lý [13], [14] [15]
Buồng trứng vừa là một tuyến ngoại tiết, vừa là tuyến nội tiết:
- Ngoại tiết: sản xuất ra noãn.
- Nội tiết: tiết ra hormon estrogen và progesteron.
1.3.3. Mô học [13], [16], [17] [18]
- Phôi thai: buồng trứng có nguồn gốc từ ụ sinh dục.
- Buồng trứng chia làm hai phần là vùng vỏ và vùng tủy
+ Vùng tủy: ở trung tâm, hẹp
+ Vùng vỏ: có hai lớp:
• Biểu mô: có nguồn gốc từ biểu mô phủ mầm tuyến sinh dục.
• Mô liên kết: dưới lớp biểu mô, cấu tạo bởi các tế bào sợi non
hình thoi và các chất gian bào. Trong mô liên kết chứa các khối
hình cầu gọi là các nang trứng ở các lứa tuổi khác nhau từ nguyên
thủy tới trưởng thành.
1.4. Phân loại các khối u buồng trứng [13], [19], [20], [21], [22]
1.4.1. Đại thể
7
Hình 1.2. Hình ảnh nang có dịch trong trên siêu âm [23]
1.4.1.1. Loại lành tính
Nang nước: có vỏ mỏng, dịch vàng chanh, không có sùi trong hay
ngoài vỏ nang.
Nang bì: chứa dịch trắng đục, xương, tóc và răng. Nang nhầy: chứa dịch
quánh.
U thể đặc chứa tổ chức đồng nhất. Mạch máu trên bề mặt nang:
+ Nang cơ năng: mạch máu hình san hô
+ Nang thực thể: mạch máu hình răng lược.
1.4.1.2. Loại ác tính
Hình 1.3. Hình ảnh u buồng trứng có vỏ sần sùi, nhú trên siêu âm [23]
Vỏ nang sần sùi, có nhiều mạch máu tân tạo.
Nang có nhiều thùy trong và ngoài nang. Dính vào các tạng lân cận, vỡ.
Chứa nhiều tổ chức đặc hơn lỏng.
1.4.2. Vi thể
8
1.4.2.1. U biểu mô buồng trứng
Có mật độ xuất hiện cao, chiếm 75% các khối u buồng trứng và
khoảng 90% các ung thư buồng trứng, gồm:
+ U có dịch trong: lành và ác tính
+ U dịch nhầy: lành và ác tính
+ U dạng nội mạc tử cung: lành và ác tính
+ U hỗn hợp trung bì: thường có dạng ung thư tuyến ở nhiều mức độ
khác nhau
+ U Brenner: lành và ác tính
+ U tế bào sáng: lành và ác tính
+ U hỗn hợp biểu mô: phối hợp ít nhất hai trong năm loại mô học
chính của u biểu mô thông thường.
1.4.2.2. U mô đệm dây giới bào (u mô đệm dục)
+ U hạt vỏ bào: u hạt bào và u vỏ bào
+ U sợi: lành và ác tính
+ U nam hóa – u tế bào Sertoli và Laydig
+ Gynandroblastom: rất hiếm gặp, ác tính.
1.4.2.3. U mầm bào
+ U nghịch mầm: lành và ác tính
+ U xoang nội bì phôi
+ Carcinom: gồm các tế bào nguyên thủy đa năng
+ U đa phôi: hiếm gặp
+ Carcinom đệm nuôi
+ U quái: không trưởng thành, trưởng thành và u quái với chủ yếu một
loại mô
+ U hỗn hợp mầm bào: hai hoặc nhiều thành phần ác tính
+ U nguyên bào sinh dục.
1.4.2.4. U buồng trứng do di căn [24]
9
+ U di căn đại tràng
+ U Krukenberg: di căn từ đường tiêu hóa
+ U di căn từ vú
+ U lympho di căn
1.5. Chẩn đoán u buồng trứng
Với sự phát triển của các phương tiện cận lâm sàng hiện nay, đặc biệt là
siêu âm thì việc chẩn đoán một khối u buồng trứng không khó, song vấn đề
là cần phân biệt u buồng trứng lành tính hay ác tính, u buồng trứng cơ năng
hay thực thể để có phương pháp điều trị thích hợp.
1.5.1. Lâm sàng
1.5.1.1. Cơ năng [13], [17], [19], [20]
- Nang nhỏ: triệu chứng nghèo nàn, phần nhiều được phát hiện tình cờ
khi đi khám phụ khoa, siêu âm hoặc khám vô sinh.
Theo một số nghiên cứu trước phát hiện u qua khám phụ khoa và siêu
âm:
Đỗ Khắc Huỳnh [7]
Đỗ Thị Ngọc Lan [9]
Nguyễn Bình An [25]
Khám phụ khoa
47,0% số trường hợp
29,7% số trường hợp
24,5% số trường hợp
Siêu âm
23,5% số trường hợp
27,7% số trường hợp
25,0% số trường hợp
- U buồng trứng lớn: bệnh nhân có cảm giác tức, nặng bụng dưới, đôi
khi có rối loạn đại - tiểu tiện khi khối u buồng trứng to chèn ép bàng quang,
trực tràng. Bệnh nhân có thể tự sờ thấy u.
Đau bụng là triệu chứng hay gặp, theo nghiên cứu của Nguyễn Bình An
[25] 42,5%, Đỗ Thị Ngọc Lan [9] 30,4%, Đỗ Khắc Huỳnh [7] 17,6%.
- Rối loạn kinh nguyệt: không thường gặp. Theo Đỗ Khắc Huỳnh [7]
10,6%, Đỗ Thị Ngọc Lan [9] 8,1%, Nguyễn Bình An [20] 3%.
- Nhiều trường hợp phát hiện khi u có biến chứng xoắn, vỡ.
1.5.1.2. Khám thực thể
10
•Thăm âm đạo kết hợp khám bụng để xác định:
- Vị trí u và số lượng u.
- Kích thước u.
- Độ di động của u.
- Bề mặt u: nhẵn hay gồ ghề.
- Mật độ u: tùy loại u.
- Ấn đau hay không đau.
- Dịch cổ trướng.
Dấu hiệu nghĩ tới u lành tính: bề mặt nhẵn, di động tốt, không có dịch
cổ trướng.
Dấu hiệu nghi ngờ ác tính: bề mặt u gồ ghề lổn nhổn, di động kém, dính
vào các tạng xung quanh, mật độ chắc, có dịch cổ trướng. [26]
1.5.2. Cận lâm sàng
1.5.2.1. Siêu âm [2]
Qua đường bụng, đường âm đạo hoặc kết hợp cả hai đường có thể phân
biệt vị trí, số lượng, kích thước và bản chất khối u qua siêu âm, nghi ngờ ác
tính có thể siêu âm doppler mạch máu buồng trứng.
Nang nước: một thùy, thành mỏng, ranh giới rõ, dịch thuần nhất. Nang
nhầy: nhiều thùy, thành dày, dịch thuần nhất.
Nang bì: không thuần nhất do có các mảnh sụn, răng, tóc, tổ chức nhày...
Nang lạc nội mạc tử cung: thành dày, chứa máu nên phản âm không
đồng nhất.
U ác tính: có nhiều tổ chức đặc hơn dịch, có vách và sùi trong hay
ngoài u, có hiện tượng tăng sinh mạch máu trên siêu âm doppler.
Có thể có cổ trướng.
11
Hình 1.4. Hình ảnh u buồng trứng dạng có nhú trong nang
trên siêu âm và trên đại thể [23]
12
1.5.2.2. Chụp X quang không chuẩn bị
Hiện nay ít áp dụng, có thể thấy nốt vôi hóa, hình răng, xương nghĩ tới
u bì buồng trứng.
1.5.2.3. Soi ổ bụng
- Xác định lại chẩn đoán: có u hay không, u buồng trứng hay tổn
thương cơ quan khác.
- Xác định bản chất khối u: nang cơ năng hay thực thể, lành tính hay
nghi ngờ ác tính.
1.5.2.4. Chọc dò túi cùng Douglas
Lấy dịch ổ bụng, làm tế bào học, tìm tế bào ung thư, 90% ung thư
buồng trứng giai đoạn muộn có tế bào ung thư dương tính.
1.5.2.5. Chất đánh dấu khối u: [20], [27]
- CA-125 là chất đánh dấu khối u, có giá trị chẩn đoán trong ung thư
buồng trứng.
- Giá trị bình thường: < 35UI/ml (99% ở người khỏe mạnh), 80% ung
thư buồng trứng trong giai đoạn III và IV có nồng độ CA-125 tăng cao.
Tuy vậy CA-125 cũng có thể tăng trong một số ung thư khác như ung
thư cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, ung thư vú.
- CA-125 còn có vai trò trong theo dõi tái phát ung thư buồng trứng,
thông thường sau phẫu thuật CA-125 trở về bình thường sau 3 tháng.
1.5.2.6. Chụp CT Scanner ổ bụng
Xác định bản vị trí, kích thước, số lượng, bản chất khối u. CT Scanner
hiện nay đươc áp dụng rộng rãi.
1.5.2.7. Chụp MRI [22]
- Là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại
- Giúp đánh giá vị chí, cấu trúc, mức độ xâm lấn của khối u một cách chi
tiết, rõ nét
- Sự chi tiết của MRI làm cho MRI trở thành công cụ vô giá trong chẩn
đoán thời kỳ đầu và trong đánh giá các khối u trong cơ thể.
13
1.6. Các phương pháp điều trị u buồng trứng [17], [23], [26], [28], [29], [30]
1.6.1. Chọc hút u dưới siêu âm
- Sau khi tiền mê, chọc hút u qua âm đạo dưới sự hướng dẫn của siêu
âm đầu dò âm đạo.
- Hiện nay hầu như không được sử dụng.
1.6.2. Phẫu thuật mở bụng
Mở bụng để bóc u, cắt cả buồng trứng hoặc phần phụ tùy từng trường
hợp và tùy tuổi bệnh nhân [4], [30], [31]
1.6.3. Phẫu thuật qua nội soi ổ bụng
Khi chắc chắn là u lành tính, không dính và đường kính u dưới 10cm
thì có thể bóc u, cắt u hoặc cắt cả phần phụ. Trong trường hợp u dính hoặc
nghi ngờ ác tính thì có thể phải mở bụng để xử lý triệt để [4],[30],[31], [32],
[33]
1.7. Phẫu thuật nội soi u buồng trứng
1.7.1. Chỉ định và chống chỉ định [4], [31], [34]
1.7.1.1.Chỉ định
U buồng trứng lành tính có kích thước ≤ 10 cm.
U buồng trứng kích thước > 10 cm: hiện nay vẫn có chỉ định PTNS, tùy
thuộc vào bản chất khối u, trình độ của phẫu thuật viên và điều kiện của từng
cơ sở phẫu thuật.
1.7.1.2. Chống chỉ định
- Chống chỉ định của gây mê:
+ Mắc các bệnh tim, gan, phổi, thận cấp tính.
+ Béo phì.
+ Đái đường.
- Chống chỉ định của phẫu thuật:
+ Lao phúc mạc.
14
+ Sẹo mổ cũ ổ bụng dính nhiều.
+ Ung thư hoặc nghi ngờ ung thư.
1.7.2. Các phương pháp điều trị U buồng trứng bằng PTNS
1.7.2.1. Bóc u trong ổ bụng [4], [30]
* Bóc bỏ u buồng trứng để lại buồng trứng lành. Có hai kỹ thuật:
- Đối với u nhỏ thì để nguyên u và bóc tách u.
Hình 1.5 . Bóc u không chọc hút trước [23]
- Đối với lớn lớn thì chọc hút trước khi bóc u. Dùng trocart 5 mm
chọc vào chỗ không có mạch máu, cách xa mạc treo vòi tử cung, hút rửa hết
tổ chức trong u rồi bóc tách u.
Hình 1.6. Chọc vỏ u bằng trocart 5 mm [23]
15
* Kỹ thuật bóc u:
- Cố định vỏ buồng trứng bằng một kìm có mấu, dùng dao điện một
cực đốt vỏ u buồng trứng đường dài khoảng 1cm, sâu 1- 2 mm, dùng 2 kìm
có mấu kéo 2 mép nhu mô vỏ u lành ngược chiều nhau; hoặc một kìm có
mấu kẹp vào phần buồng trứng lành, một kìm không có mấu kẹp vào u và
kéo ngược chiều nhau để bóc tách u ra khỏi phần buồng trứng lành. Nếu chảy
máu thì dùng dao điện 2 cực cầm máu.
- Phần buồng trứng lành còn lại có thể để nguyên hoặc khâu bằng 1- 2
mũi chỉ vicryl hoặc chữ X hoặc bằng clip.
- Lấy u bằng túi qua lỗ chọc trocart 10 mm hoặc mở rộng thành bụng
qua`một lỗ trocart, hoặc mở cùng đồ sau lấy khối u.
- Rửa lại vùng tiểu khung bằng nước muối sinh lý, ấm.
Hình 1.7. Dùng 2 kìm có mấu kẹp và kéo 2 mép nhu mô buồng trứng
lành ngược nhau, bộc lộ u buồng trứng bên trong [23]
1.7.2.2. Bóc u qua thành bụng:
- Áp dụng: u bì, teratome lành tính, u to
- Kỹ thuật: có thể rạch một đường ngắn ở thành bụng, dùng kìm kéo u
16
qua thành bụng dưới sự kiểm soát của nội soi rồi tiến hành bóc u ở ngoài
thành bụng. Cầm máu và khâu phục hồi lại phần buồng trứng lành rồi đưa lại
buồng trứng vào trong ổ bụng.
1.7.2.3. Cắt buồng trứng hay cắt phần phụ:
- Áp dụng: u chiếm hết cả buồng trứng hay đối với phụ nữ đã mạn kinh.
- Kỹ thuật: đầu tiên dùng dao điện 2 cực đốt cầm máu rồi cắt dây
chằng thắt lưng - buồng trứng, hoặc khâu buộc hoặc bằng clip. Tiếp đó đốt và
cắt dây chằng tử cung - buồng trứng rồi đến mạc treo vòi tử cung. Nếu bệnh
nhân không còn nguyện vọng đẻ thì cắt cả vòi tử cung. Lấy u bằng túi qua
thành bụng hoặc qua túi cùng sau âm đạo.
- Đối với u lạc nội mạc tử cung có tính chất vỏ mỏng, dễ vỡ, khó bóc
tách thì chọc hút, rửa kỹ rồi dùng dao điện lưỡng cực hoặc laser CO 2 đốt
kỹ tất cả các thành của vỏ u.
Hình 1.8. Đốt các nốt lạc nội mạc tử cung trên vỏ u lạc nội mạc tử cung
[23]
17
Hình 1.9. U buồng trứng sau phúc mạc: mở phúc mạc bóc u [23]
1.7.3. Các bước tiến hành PTNS u buồng trứng [4], [31], [35]
1.7.3.1. Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ
- Gây mê nội khí quản.
- Vệ sinh, đặt thông tiểu.
- Đặt cần nâng tử cung bằng nến Hégar số 6 hoặc cần bơm thuốc tử
cung, vừa có tác dụng chủ động thay đổi tư thế tử cung vừa có thể bơm xanh
methylen kiểm tra độ thông hai vòi tử cung nếu cần.
- Tư thế bệnh nhân: hai chân duỗi thẳng, dạng rộng. Mông sát mép bàn,,
đầu thấp (tư thế Trendlenburg). Thông thường chọn tư thế đầu thấp 10-15 o
cùng việc bơm CO2 sẽ giúp tạo phẫu trường tốt cho phép thực hiện
phẫu thuật. Trong một số trường hợp có thể đặt người bệnh ở tư thế thấp
hơn tới 20o hoặc 30o trong một thời gian ngắn.
1.7.3.2. Tiến hành
Thì 1: Vào ổ bụng:
- Kỹ thuật đặt trocart mở (open laparoscopy – Hansson technique )
Kỹ thuật Hasson (kỹ thuật đặt trocart mở): không chọc mù qua thành bụng
để bơm hơi mà rạch ngay một lỗ vừa đủ rộng với trocart ngay ở vị trí sẽ đặt
trocart đầu tiên. Mở dần qua các lớp cân cơ thành bụng cho tới lớp phúc mạc,
mở phúc mạc, quan sát trong ổ bụng rồi luồn trocart có đầu tù vào trong ổ bụng,