Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Nghiên cứu kết quả cắt đốt nội soi điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt đã có bíến chứng bí đái cấp tại bệnh viện 103

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 88 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
U phì đại lành tính tuyến tiền liệt (Benign Prostatic Hyperplasia -
UPĐLTTTL) là bệnh hay gặp ở nam giới cao tuổi. Khi nền kinh tế phát triển,
tuổi thọ được kéo dài thì tỉ lệ bệnh u phì đại lành tính tuyến tiền liệt ngày
càng cao.
Ở Việt Nam nếu từ những năm 40 của thế kỷ trước, Hồ Đắc Di và Tôn
Thất Tùng chỉ gặp từ 3 - 4 trường hợp/năm, thì ngày nay số bệnh nhân này đã
chiếm vị trí số hai trong các bệnh về đường tiết niệu, sau bệnh sỏi tiết niệu.
Theo điều tra dịch tễ của Trần Đức Hoè (1995) ở 1000 nam giới tuổi từ 40 trở
lên thấy tỷ lệ mắc bệnh ở lứa tuổi 50 là 50%, lứa tuổi 60 là 60%, lứa tuổi 70 là
70% và lứa tuổi trên 80 là 100% [11].
U phì đại lành tính tuyến tiền liệt gây nên các biến chứng: Bí đái cấp,
nhiễm khuẩn niệu, sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang, dãn niệu quản, dãn
đài bể thận, suy thận, tăng huyết áp
Trong đó bí đái cấp là biến chứng hay xảy ra, theo Verhamme KM tỷ lệ
bí đái cấp do u phì đại lành tính tuyến tiền liệt ở độ tuổi 40 - 49 là 2,2/1000
nam giới trên năm, tỷ lệ này tăng 11/1000 ở độ tuổi trên 80 [81]. Tại Việt
Nam bệnh nhân thường đến muộn tỷ lệ bí đái cấp trong các nghiên cứu cắt
đốt nội soi điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt chiếm khoảng 50% [37].
Cho đến nay cắt nội soi điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt vẫn
được coi là tiêu chuẩn vàng trong điều trị các rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra.
Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị bằng cắt đốt nội soi tại các nước phát triển có
giảm đi, nhưng lại tăng lên ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Khi có biến chứng bí đái cấp phải đặt thông tiểu là nguyên nhân chính
gây nhiễm khuẩn niệu ngược dòng, thời gian lưu sonde càng dài nguy cơ
nhiễm khuẩn niệu càng lớn, tỷ lệ nhiễm khuẩn niệu tăng 3 – 10% mỗi ngày
lưu sonde [47], sau đặt sonde niệu đạo – bàng quang 4 – 7 ngày có tới 50%
1
bệnh nhân bị nhiễm khuẩn niệu với hệ thống dẫn lưu kín và > 90% với hệ
thống dẫn lưu hở [59]. Tình trạng nhiễm trùng niệu trước mổ làm tăng sinh
mạch máu, tăng thể tích tuyến tiền liệt.


Cắt đốt nội soi điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt trên bệnh nhân
đang có bí đái cấp đặt thông tiểu làm tăng nguy cơ xuất hiện tai biến, biến
chứng trong điều trị, mặt khác khi có biến chứng bí đái cấp, sự tổn thương của
cơ detrusor ảnh hưởng tới sự cải thiện triệu chứng sau mổ của bệnh nhân như
thế nào?
Kết quả cắt nội soi trên những bệnh nhân bí đái cấp, sự cải thiện triệu
chứng sau phẫu thuật chưa được nghiên cứu nhiều trên lâm sàng.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, để góp phần nâng cao chất lượng điều
trị, chúng tôi tiến hành đề tài:
“ Nghiên cứu kết quả cắt đốt nội soi điều trị u phì đại lành tính tuyến
tiền liệt đã có bíến chứng bí đái cấp tại Bệnh viện 103 ” nhằm hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm bệnh
nhân u phì đại lành tính tuyến tiền liệt đã có biến chứng bí đái cấp.
2. Đánh giá kết quả cắt đốt nội soi điều trị u phì đại lành tính tuyến
tiền liệt trên nhóm bệnh nhân đã có biến chứng bí đái cấp.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm giải phẫu hình thể
1.1.1. Hình thể
Tuyến tiền liệt (TTL) là một tuyến sinh dục phụ ở nam giới, bao gồm
nhiều tuyến nhỏ nằm ở lớp hạ niêm mạc phần niệu đạo sát cổ bàng quang bao
quanh niệu đạo dài 2,5 cm [33].
Tuyến tiền liệt có màu trắng ngà, mật độ chắc hình tháp tứ giác ngược
đỉnh ở dưới cụt, đáy ở trên và các góc tù gồm:
- Mặt trước hơi phẳng hoặc lồi ở mặt ngang hướng về trước và hơi lên
trên [13].
- Mặt sau chúc về phía dưới và ra trước, lồi có rãnh để ngăn cách hai
thuỳ bên, rất rõ ở phía trên [13].
- Hai mặt bên lồi ở hai chiều.

- Mặt đáy phía trên có gờ ngang, mép trước ống dẫn tinh chia ra hai sườn.
+ Sườn phía trước hoặc bàng quang, chạy chéo xuống dưới và ra trước,
có lỗ niệu đạo sau chạy qua, bao quanh nó là cơ thắt vân [13].
+ Sườn phía sau hoặc còn gọi là túi tinh, chạy chéo xuống dưới và ra sau
chia hai phần bởi vết đứt chạy ngang ở sâu, hình cong lõm ở trước, ở đó là
các ống túi tinh đổ vào các ống dẫn tinh hợp thành ống xuất tinh. Chỗ lõm đó
bao gồm: ở phía trước là mép trước các ống dẫn tinh và phía sau là một gờ
ngang là mép sau của ống dẫn tinh, chạy ở giữa là rãnh giữa của TTL.
- Đỉnh ở phía dưới hay là mỏm tiền liệt tuyến có niệu đạo chạy ra ở mặt sau.
Tiền liệt tuyến ở người lớn có: chiều cao 30 milimet và ở đáy rộng
35milimet và dày 25milimet, nặng độ 20g. Bao quanh là bao xơ tế bào liên
3
kết mảnh, có nhiều sợi cơ và đàn hồi, có các dải đi vào sâu phân chia các nhân
tuyến [13].
- Tuyến tiền liệt nằm sau xương mu, mặt sau TTL liên quan với túi tinh
ống dẫn tinh và ngăn cách với trực tràng bởi cân Denonvilliers, Cân này có
hai lớp dính vào nhau (lá trước và lá sau), trải dài từ túi cùng Douglas đến
nhân xơ của tầng sinh môn [13].

Hình 1.1: Thiết đồ đứng dọc giữa qua chậu hông [22]
( Trích Nguyễn Quang Quyền (1997) Atlas giải phẫu người)
1.1.2. Giải phẫu vùmg của tuyến tiền liệt
Có nhiều quan điểm khác nhau về mô tả giải phẫu nhu mô phân chia các
vùng TTL, nhưng trước hết TTL không phải chỉ là một khối các tổ chức tuyến
hợp thành [8], [13], [32], [36].
4
- Lowsley 1912 cho rằng: TTL có 5 thuỳ mà nguồn gốc từ bào thai đã
phân biệt được: thuỳ sau, hai thuỳ bên, một thuỳ trước và một thuỳ trung gian
chỉ có ở bào thai sẽ teo mất đi sau khi sinh.
- Quan điểm này được Frank công nhận năm 1954.

- Gil vernet đã mô tả và coi như là giải phẫu hiện đại của TTL, ông cho
rằng tuyến này không đồng nhất nó chia ra hai phần đầu và đuôi, ngăn cách
bởi một vùng chuyển tiếp hay trung gian.
- Mc Neal chia TTL thành 5 vùng, có ý nghĩa về mặt cấu trúc hình thái,
chức năng và bệnh lý riêng [13], [32].
+ Vùng trung tâm:chiếm 20 - 25% khối lượng của tuyến tạo thành phần
trên sau của tuyến, trong đó có hai ống xuất tinh. Đó là nơi phát sinh 5 - 8%
ung thư TTL.
+ Vùng ngoại vi: chiếm 70% khối lượng của tuyến, tạo thành phần sau
dưới và ở bên, là nơi các ống xuất tinh đổ vào phần dưới ụ núi (phần lớn ung
thư TTL ở vùng này).
+ Vùng chuyển tiếp: chiếm khoảng 5 - 7% khối lượng của tuyến, có
nhiều tổ chức đệm, có hai thuỳ ở hai bên đoạn niệu đạo gần. Các ống tuyến đổ
vào ụ núi ngay phía trên chỗ đổ vào của các ống xuất tinh. Đây là nơi phát
sinh UPĐLTTTL.
+ Vùng quanh niệu đạo: chiếm gần 1% khối lượng nằm xung quanh niệu
đạo gần từ cổ bàng quang đến ụ núi làm vai trò cơ thắt nhẵn (còn gọi là cơ
thắt trong).
+ Tổ chức xơ cơ ở phía trước Làm nhiệm vụ ngăn cản chắc chắn chống
ung thư xâm lấn.
5
ZP: Vùng ngoại vi
ZC:Vùng trung tâm
ZT:Vùngchuyển tiếp
SFMA: Mảng tổ chức
xơ cơ phía trước
SL: Cơ thắt nhẵn
Hình 1.2: Giải phẫu vùng TTL [60]
(Theo Mc Neal J.E. (1981) “The zona anatomy of the prostate”)
1.1.3. Mạch máu, thần kinh

* Động mạch
Tuyến tiền liệt được nuôi dưỡng bởi các nhánh của động mạch chậu
trong gồm [13], [36]:
Hình 1.3: Động mạch cấp máu tuyến tiền liệt
- Động mạch sinh dục bàng quang: bắt nguồn từ nhánh trước động
mạch chậu trong hoặc là nhánh chung với động mạch thẹn trong, chạy ở
hố chậu xuống dưới ra trước và vào trong phân chia ra:
+ Động mạch túi tinh, thừng tinh: chạy ở trong lớp cân Denonvilliers để
phân nhánh vào túi tinh và phần cuối của ống dẫn tinh và chỉ một phần cho
tiền liệt tuyến;
6
+ Một nhánh chạy trong rãnh bàng quang - tiền liệt tuyến phân
nhánh cho bàng quang;
+ Một nhánh chính chạy vào tiền liệt tuyến ở phía dưới và trong góc sau
ngoài tiền liệt tuyến;
+ Một nhánh không thường xuyên ở phía sau đi áp sát vào mặt sau
tiền liệt tuyến.
- Động mạch trực tràng giữa cho nhánh ở nền bàng quang, các túi
tinh và mặt sau tiền liệt tuyến.
* Tĩnh mạch:
Các tĩnh mạch TTL cùng với tĩnh mạch mu dương vật, tĩnh mạch
mu,tĩnh mạch bàng quang dưới tao nên đám rối Santorini bao quanh mặt
trước và hai bên tuyến tiền liệt. Từ đám rối này tách ra tĩnh mạch thẹn trong
và các tĩnh mạch bên TTL chạy về tĩnh mạch chậu trong. tĩnh mạch chảy vào
tĩnh mạch hạ vị [13], [36].
1.2. Cơ chế bệnh sinh
Cho đến nay việc xác định cơ chế bệnh sinh của UPĐLTTTL vẫn còn
nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các tác giả đều thừa nhận rằng:
Sự phát triển của UPĐLTTTL cần đến sự có mặt của androgen tinh hoàn
trong suốt quá trình phát triển của TTL từ tuổi dậy thì đến lúc già (Mc.

Conell, 1995, Marcelli và Cunningham, 1999). Bằng chứng là ở những người
đã cắt bỏ tinh hoàn trước tuổi dậy thì sẽ không bị UPĐLTTTL, ngoài ra nội
tiết tố nữ, chất prolactin, tuổi cao… ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của
UPĐLTTTL [21], [32].
- Cơ chế tác động của nội tiết tố nam đối với TTL.
7
Hình 1.4: Cơ chế tác động của nội tiết tố nam [5]
Testosterone được sản xuất chủ yếu từ tế bào Leidig của tinh hoàn và
một phần rất nhỏ từ các tuyến thượng thận. Testosteron tự do không gây ra
UPĐLTTTL nhưng dưới tác dụng của 5α – reductase chuyển thành DTH
(Dihydrotestosteron). DTH kết hợp với các thụ thể androgen trong nhân tế
bào và thông tin gen chuyển mệnh lệnh tăng trưởng và biệt hóa tế bào.
- Vai trò của nội tiết tố nữ:
Estrogen có rất ít ở nam giới (khoảng 100ng/l) từ hai nguồn chủ yếu từ
hiện tượng ướp thơm (aromatisation) của testosteron, còn phần rất ít bài tiết từ
các tế bào Sertoli của tinh hoàn, hoạt hoá bởi chất FSH (folliculo stimuline
hormone) ở dưới đồi [15]. Từ tuần thứ 20 của bào thai, estrogen của người mẹ
và của nhau thai đã thúc đẩy quá trình biệt hoá của TTL trong bào thai.
Các chất nội tiết tố nữ kích thích trực tiếp đến sự phát triển của TTL,
đồng thời hiệp đồng với nội tiết tố nam.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở tuổi già lượng testosteron trong máu giảm,
trong khi đó lượng estrogen lại tăng. Mà chính estrogen lại làm tăng sự nhạy
cảm của các thụ cảm thể androgen, do đó tác động của testosteron tự do càng
lớn đối với mô tuyến. Theo Mc Neal (1979) cho rằng quá trình tăng sản của
tuyến tiền liệt là sự “thức tỉnh” quá trình hình thành tự nhiên của TTL như
trong thời kỳ bào thai. Ở tuổi già thì TTL càng nhạy cảm với androgen.
8
- Tuổi cao, bắt đầu từ 45 tuổi trở lên, ở độ tuổi này có sự mất cân bằng
giữa androgen và estrogen. Estrogen tăng lên nhờ sự chuyển hóa ngoại vi của
testosteron gây kích thích quá trình tăng sản mô đệm và biểu mô TTL, dưới

ảnh hưởng của điều hòa nội tiết các trung gian Fibroblast Growth Factor
(FGF) và Epidermal Growth Factor (EGF).
Isaass (1990), Tenniswood (1986) cũng nêu lên một sự mất cân bằng
khác ở tuổi già, giữa khu vực tế bào đang tăng trưởng và khu vực tế bào định
hướng chết theo chương trình (apoptosis). Chính các yếu tố tăng trưởng đã
làm mất sự hằng định (homeostatic) của mô tuyến làm cho các “tế bào gốc”
phát triển nhanh trong khi quá trình chết theo chương trình của tế bào biệt hóa
bị chậm lại. Hiện tượng này có thể tăng lên do viêm hay do các yếu tố miễn
dịch. Kết quả là số tế bào mầm tăng trưởng nhanh hơn là sự chết theo chương
trình (apoptosis) của tế bào còn lại.
- Vai trò của prolactine
Prolactine được bài tiết ở dưới đồi, nhưng chỉ có vai trò thứ yếu đối với
sự phát triển của TTL thông qua cơ chế:
+ Kích thích để hình thành các nội tiết tố nam.
+ Có tác dụng làm tăng khả năng liên kết giữa testosterone với các tế
bào biểu mô của TTL mà ở đó có các tiếp nhận, tác động hiệp đồng với nội
tiết tố nam.
Ngoài ra còn phải kể đến vai trò của yếu tố tăng trưởng GH (growth
hormone). Các nguyên nhân khác như viêm, tinh dịch trào ngược…hệ thống
miễn dịch dưới tác động của các tế bào Lympho T hoạt hóa có thể sản xuất
các loại yếu tố tăng trưởng khác gây nên tăng sản [32].
1.3. Sinh lý bệnh u phì đại lành tính tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt bao gồm các tuyến nhỏ nằm ở lớp hạ niêm sát cổ bàng
quang, khi TTL to làm chít hẹp cổ bàng quang, niệu đạo sau bị kéo dài ra
khúc khuỷu và chít hẹp lại, cổ bàng quang bị đội lên phía trên sàn. Trương lực
9
của cơ trơn bao xơ tuyến tiền liệt và cổ bàng quang tăng làm cho bàng quang
tống nước tiểu ra ngoài khó khăn [15], [17], [32].
Thể hiện trên lâm sàng là đái khó:
+ Khi đái bệnh nhân phải rặn mạnh

+ Tia tiểu nhỏ, yếu, thậm chí không thành tia mà nhỏ thành từng giọt
ngay dưới mũi bàn chân.
+ Bệnh nhân cảm giác muốn đi tiểu nhưng chưa đi được ngay, đang đi
tiểu không thể ngừng đái ngay mà còn nhỏ giọt ở cuối bãi tiểu, cảm giác đi
không hết nước tiểu.
- Bàng quang phải tăng co bóp mỗi khi rặn tiểu làm cho lớp cơ của bàng
quang phì đại ở giai đoạn còn bù, có chỗ dày lên thành các cột cơ. Thành
bàng quang dày lên còn các điểm yếu của lớp cơ cùng với niêm mạc sẽ bị
thoát vị tạo thành các túi thừa. Ở người cao tuổi khi mà các lớp cơ thành bụng
rất yếu thì túi thừa bàng quang có thể thoát vị qua ống bẹn xuống hạ nang tạo
thành bàng quang hai ngăn. Những hình ảnh trên gọi là hình ảnh bàng quang
chống đối mà ta có thể thấy được khi soi bàng quang. Nếu tình trạng tắc
nghẽn kéo dài lớp cơ bàng quang bị biến đổi thành các sợi tạo keo, các tận
cùng thần kinh giao cảm thưa dần trong khi các tận cùng thần kinh giải phóng
adrenalin tăng, thành bàng quang dãn mỏng không còn khả năng co bóp gây
nên ứ đọng nước tiểu trong lòng bàng quang.
- Bình thường các niệu quản đổ vào bàng quang theo đường xuyên vát
tạo thành một đường ở lớp dưới niêm mạc (đoạn trong thành bàng quang)
có tác dụng như một hệ thống van ngăn không cho nước tiểu trào ngược từ
bàng quang lên niệu quản. Do cổ bàng quang bị tắc nghẽn, thành bàng
quang dãn mỏng nên hệ thống van khép ở lỗ niệu quản bị yếu hoặc mất tác
dụng. Áp lực gia tăng ở trong bàng quang lan truyền lên niệu quản, lên các
xoang đài, bể thận làm cho nó bị phì đại bù trừ và sau đó dãn ứ niệu [15].
10
- U phì đại lành tính tuyến tiền liệt làm tắc nghẽn lưu thông nước tiểu,
lượng nước tiểu tồn dư trong bàng quang tăng dần đó là nguy cơ gây nhiễm
khuẩn niệu, nhất là khi đã có biến chứng bí đái cấp phải đặt sonde tiểu.Túi
thừa bàng quang, nước tiểu tồn dư, nhiễm khuẩn niệu đó là điều kiện thuận lợi
cho việc hình thành sỏi không những ở bàng quang mà còn dễ tạo thành sỏi ở
đài bể thận.

- U phì đại lành tính tuyến tiền liệt chèn ép vào các mạch máu nuôi
dưỡng chính nó, tạo nên các vùng nhồi máu và thiếu máu. Hiện tượng này
gây ra đái máu hoặc bí đái cấp một phần hay toàn bộ [15].
1.4. Bí đái cấp và nhiễm trùng niệu trong u phì đại lành tính tuyến tiền liệt
Quá trình phát triển của UPĐLTTTL đã gây nên các biến chứng: Bí đái,
nhiễm khuẩn, túi thừa bàng quang, sỏi bàng quang, dãn niệu quản, dãn đài bể
thận, suy thận, cao huyết áp
1.4.1. Bí đái cấp
Bí đái cấp (Acute urinary retention - AUR) là biến chứng hay xảy ra, nó
là tình trạng đột ngột bàng quang không thể tống được nước tiểu dẫn đến đau
đớn, bàng quang căng đầy nước tiểu và ngay lập tức cần phải giảm áp lực
trong bàng quang bằng thông tiểu [81].
Verhamme KM đã tiến hành điều tra 56958 nam giới (tuổi trung bình 58
trong 2,8 năm) cho thấy tỷ lệ bí đái cấp do UPĐLTTTL là 2,2/1000 người
trên năm, tỷ lệ này tăng theo tuổi, tuổi 40 - 49 là 2,2/1000, 11/1000 ở độ tuổi
trên 80 [81].
* Cơ chế
Ngày nay có nhiều giả thuyết lý giải cho bí đái cấp ở người bị
UPĐLTTTL.
- Yếu tố cơ học
+ U phì đại lành tính tuyến tiền liệt to làm chít hẹp cổ bàng quang, niệu
đạo sau bị kéo dài ra khúc khuỷu và chít hẹp lại. Cổ bàng quang bị đội lên
11
phía trên sàn, nhất là khi UTTL to cả ba thuỳ làm tắc lưu thông niệu đạo gây
ra bí đái cấp.
+ Sỏi bàng quang, cục máu đông làm cho cổ BQ bị phù nề. Nhiễm khuẩn
niệu làm tăng sinh mạch máu, tăng thể tích TTL làm tắc nghẽn gây bí đái cấp.
+ Tuyến tiền liệt bị nhồi máu, xung quanh chỗ nhồi máu phù nề làm cho
thể tích tuyến to lên chít hẹp cổ bàng quang gây bí đái cấp [15].
- Những yếu tố chức năng

Do tác động của hệ thần kinh giao cảm thông qua thụ cảm thể

α
1
(thụ
cảm thể này tập trung nhiều ở niệu đạo, TTL đặc biệt ở cổ BQ) làm căng các
sợi cơ trơn ở niệu đạo, TTL và cổ bàng quang. Trong khi cơ thắt bàng quang
lại suy giảm, không đủ sức tống nước tiểu ra ngoài gây nên bí đái cấp.
Cơ thắt BQ suy giảm thường xảy ra sau một thời gian dài, do tắc nghẽn
lâu, BQ mất trương lực và bị căng dãn hoặc do người bệnh dùng thuốc như:
Atropin, thuốc chống trầm cảm, thuốc dãn cơ (myorelaxamts hoặc
ganlioplegiques).
Như vậy bí đái cấp xảy ra do nhiều nguyên nhân trên cơ địa đã có tổn
thương thực thể, làm tắc nghẽn cơ học, tăng trương lực cơ trơn ở (cổ BQ,
TTL, NĐ), cơ thắt BQ suy giảm [15].
1.4.2. Nhiễm khuẩn niệu
* Nguyên nhân NKN niệu thường là do VK nhưng trong một số trường
hợp nấm…VK thưòng gặp nhất trong NKN là: E. coli, P. mirabilis, P.
aeruginosa……
* Cơ chế bệnh sinh của NKN:
- Tuổi đời cao ở bệnh nhân UPĐLTTTL có sự suy giảm miễn dịch tế
bào, thay đổi cơ chế bảo vệ BQ do cản trở đường dẫn niệu, tăng nhạy cảm của
tế bào biểu mô đường tiết niệu, giảm các yếu tố kháng khuẩn của TTL (thay
đổi pH nước tiểu, giảm chất nhày đường niệu, thay đổi về hormon) [57], [74].
12
- Tắc nghẽn và ứ đọng nước tiểu, trào ngược nước tiểu tạo điều kiện cho
vi khuẩn gây viêm, nhiễm khuẩn tại chỗ và nhiễm khuẩn ngược dòng [15],
[17], [20], [19].
- Dị vật đường tiết niệu: đặt thông tiểu là nguyên nhân chính gây NKN
ngược dòng [19], [76], [79].

* Tiêu chuẩn chẩn đoán NKN [19], [54], [72].
- Cấy khuẩn nước tiểu ≥ 10
5
VK/ml (< 2 mầm bệnh được phân lập) là
tiêu chuẩn chính.
- Hội chứng nhiễm trùng
- Hội chứng kích thích BQ (đái buốt, đái dắt, nước tiểu đục hoặc có máu ).
- Xét nghiệm nước tiểu khác: Soi tươi ≥ 3 BC/ vi trường nước tiểu không
ly tâm.
* Biểu hiện của nhiễm trùng niệu tại các cơ quan trên hệ tiết niệu.
- Viêm niệu đạo: Biểu hiện khi có dịch nhầy chảy ra từ niệu đạo (NĐ),
trong dịch nhầy có sự hiện diện của bạch cầu (BC) đa nhân. Viêm ngược
dòng, từ đó có thể gây viêm BQ và TTL hay xa hơn nữa. Niệu đạo cũng có
thể bị nhiễm khuẩn từ TTL, bàng quang xuống [20].
- Viêm BQ có thể do VK từ trên xuống hoặc ngược dòng từ NĐ lên, ở
nam giới không bao giờ có viêm BQ đơn độc do VK gây ra, phải kiểm tra
nhiễm khuẩn từ thận xuống hoặc do nhiễm khuẩn ngược dòng [20], [53].
- Viêm TTL đường vào chủ yếu từ NĐ nhất là khi làm các thủ thuật ở
NĐ (thông tiểu, nong niệu đạo…) làm cho TTL phù nề, xung huyết tăng thể
tích u gây nên tình trạng tắc nghẽn càng trầm trọng hơn.
- Thận bị nhiễm khuẩn thường do ngược dòng từ dưới lên, nhất là trong
UPĐLTTTL. Biểu hiện: đau vùng thận, sốt cao, đái đục, bạch cầu tăng cao
Ngoài ra NKN còn biểu hiện viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn…
13
1.4.3. Sự liên quan giữa bí đái cấp và nhiễm khuẩn niệu
Tình trạng nhiễm khuẩn niệu và bí đái cấp do UPĐLTTTL có sự liên
quan chặt chẽ với nhau, vừa là nguyên nhân vừa là kết quả.
- Một trong những nguyên nhân quan trọng gây bí đái cấp là do nhiễm
khuẩn niệu gây viêm tăng sinh mạch máu, tăng thể tích TTL làm cho rối loạn
tiểu tiện và bí đái cấp thêm trầm trọng.

- Bí đái cấp gây ứ đọng, trào ngược nước tiểu tạo điều kiện thuận lợi cho
VK gây viêm nhiễm tại chỗ và nhiễm khuẩn ngược dòng [15], [17], [20], [19].
- Đặt thông tiểu ở BN bí đái cấp là nguyên nhân chính gây NKN ngược
dòng thời gian lưu sonde càng dài nguy cơ NKN càng lớn, tỷ lệ NKN tăng 3 –
10% mỗi ngày lưu sonde [60], sau đặt sonde NĐ – BQ 4 – 7 ngày có tới 50%
BN bị NKN với hệ thống dẫn lưu kín và > 90% với hệ thống dẫn lưu hở [59].
1.5. Các phương pháp điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt
U phì đại lành tính tuyến tiền liệt là bệnh không ảnh hưởng trực tiếp đến
tính mạng, tuy nhiên nó ảnh ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Do
đó mục đích điều trị là cải thiện triệu chứng rối loạn tiểu tiện mang lại sự
thoải mái cho người bệnh.
* Mục tiêu cụ thể của điều trị UPĐLTTTL:
- Trả lại sự dễ chịu của chức năng tiểu tiện.
- Lặp lại các chỉ số khách quan của bãi đái
- Dự phòng các biến chứng
- Điều trị các biến chứng
* Các phương pháp điều trị:
- Điều trị nội khoa
- Điều trị bằng các phương pháp ít sang chấn
- Điều trị ngoại khoa
1.5.1. Điều trị nội khoa
14
Điều trị nội khoa đã được thực hiện từ nhiều thế kỷ nay, là phương pháp
điều trị sớm, lâu dài nhằm ngăn chặn hội chứng kích thích, hội chứng bít tắc
và chỉ nên áp dụng khi chưa có biến chứng.
Cain (1975) và Lepor (1984) nhận thấy có hai yếu tố chính gây rối loạn
tiểu tiện trong UPĐLTTTL là:
+ Do bản thân sự phì đại của tuyến tiền liệt
+ Do trương lực cơ trơn ở cổ BQ và tuyến tiền liệt. Các cơ trơn này chịu
ảnh hưởng của thần kinh giao cảm thông qua thụ thể α1 - adrenergic. Việc

điều trị nội khoa nhằm tác động vào hai yếu tố trên [28].
* Các thuốc
- Nhóm thuốc ức chế thụ cảm thể α1 - adrenergic tác động lên các thụ
thể α1 - adrenergic ở cổ bàng quang và TTL làm giảm trương lực cơ trơn:
+ Prazosin 2mg và Alfuzosin 5mg Các thuốc này có tác dụng phụ, có
thể làm hạ huyết áp, chóng mặt, nhức đầu
- Nhóm ức chế enzym 5 α-Reductaza do đó Testosteron không chuyển
thành dihydrotestosteron được. Thuốc tác dụng lên mô tuyến, hạn chế và làm
nhỏ tuyến sau nhiều tháng, thuốc có một số tác dụng phụ như giảm cảm hứng
tình dục, bất lực. Các thuốc hay dùng: Narolin, fulatmide…
- Một số thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc: Tadenan được chiết suất từ
cây Pygeum africanun ở châu phi – Denkeroort (1977), ở Việt Nam có chế
phẩm được chiết suất từ cây trinh nữ hoàng cung bước đầu cho kết quả tốt.
* Chế độ chăm sóc theo dõi:
Chế độ luyện tập trong đó chú ý các bài tập tăng cường cho cơ bụng và
tầng sinh môn, điều trị các bệnh mạn tính, tránh ngồi lâu một tư thế sẽ gây ứ trệ
máu vùng tầng sinh môn, làm tăng các triệu chứng của bệnh. Trong quá trình
điều trị nội khoa nếu xuất hiện biến chứng cần chuyển phương pháp điều trị.
1.5.2. Các phương pháp điều trị ít sang chấn
* Áp nhiệt (Transurethral thermotherapy: T.U.M.T)
15
Là phương pháp đưa điện cực qua niệu đạo vào TTL để áp nhiệt, gây
hoại tử và xơ hoá, bằng máy Prostatron. Tuy nhiên tác dụng phụ của nó có thể
hun nóng các tổ chức cơ quan ở ngoài TTL.
* Đốt điện làm bốc hơi: (Transurethral electrovaporisation of the
prostate: TEVP, TUVP, TUEVP).
Các công trình nghiên cứu đều cho kết quả đáng khích lệ, nhưng tỉ lệ
đái máu sau mổ còn cao.
* Đốt bằng Laser Nd - YAG: Cũng là đốt để bốc hơi, gây hoại tử tổ chức
tế bào, kết quả cũng chỉ giải quyết đươc hiện tượng tắc nghẽn, về sau hiện

tượng kích thích vẫn còn [28], [13].
Ngoài ra loại Laser Holmiun YAG dùng để phá sỏi tiết niệu cũng dùng
để bốc hơi PĐLTTTL. Holmiun YAG ngoài việc làm cháy bốc hơi tổ chức,
còn có tác dụng cầm máu tốt ở bề mặt mới đốt.
Người ta cũng dùng Laser để đốt u tuyến dưới mắt nhìn: VLAP (Visual
laser ablation of the prostate) hoặc dùng Laser đốt rạch u tuyến TULIP
(Transurethral laser incision of the prostate).
Cuối cùng là Laser interstitiel để đốt bằng cách dùng điện cực diode
830 nm Indigo, chọc xuyên qua niệu đạo vào u tuyến. Biện pháp này ít sang
chấn, nhưng còn tuỳ thuộc vào các điểm chọc dò vào nhiều hay ít ở u tuyến.
* Dùng siêu âm cường độ cao phá u (High intensity focused ultrasound -
HIFU) Sóng siêu âm được phát ra từ một đầu phát đặt trong trực tràng, tạo
nên nhiệt độ từ 80
0
C - 200
0
C gây hoại tử mô TTL ngay tức thì.
* Điều trị bằng sóng radio và sóng siêu âm
Dùng một ống thông đầu có hai kim xuyên vào mô TTL. Sóng vô tuyến
tần số 490 KHz sẽ tạo ra nhiệt độ từ 80
0
C - 100
0
C

làm chết tế bào, gây hoại tử
tổ chức làm giảm thể tích tuyến tiền liệt mà không ảnh hưởng đến niêm mạc
niệu đạo. (TUNA – Transurethral needle ablation)
16
1.5.3. Điều trị ngoại khoa

Hiện nay điều trị ngoại khoa là phương pháp mang lại kết quả rõ ràng
hơn cả [13]. Điều trị ngoại khoa bao gồm phẫu thuật bóc u và cắt đốt nội soi.
* Chỉ định chung trong điều trị ngoại khoa
- Bí đái hoàn toàn không hồi phục sau khi rút sonde niệu đạo.
- Nhiễm khuẩn niệu kéo dài, hay tái phát.
- Đái ra máu do UPĐLTTTL.
- Sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang kết hợp.
- Các biến chứng ảnh hưởng đến chức năng thận.
- Ngoài ra còn áp dụng với các trường hợp không có điều kiện chăm sóc
và điều trị nội khoa, rối loạn tiểu tiện ảnh hưởng đến tới sức khỏe và công tác
của người bệnh.
* Phẫu thuật mở bóc UPĐLTTTL
Điều trị ngoại khoa UPĐLTTTL đã được Covillard, Good Fellow và
Young thực hiện từ năm 1639. Đến năm 1886, Mc Gill và Blfield đã áp dụng
bóc UTTL trên xương mu. Năm 1895, Fuller. E đã hoàn thiện kỹ thuật bóc
UPĐLTTTL ở trong vỏ tuyến. Năm 1904, Freyer đã nghiên cứu bóc u qua
đường bàng quang trên xương mu, Hryntchak (1927) cũng đã thực hiện bóc u
qua đường mở vào bàng quang và kỹ thuật cầm máu kỹ ở cổ bàng quang nhất
là điểm 5 giờ và 7 giờ.
Cho đến năm 1945, Millin đã thực hiện thành công kỹ thuật bóc UTTL
bằng đường mổ trước bàng quang sau xương mu [3], [17].
Ở Việt Nam năm 1938, Hồ Đắc Di và Tôn Thât Tùng lần đầu tiên mổ
bóc UTTL.
Hiện nay phẫu thuật mở bóc u tuyến tiền liệt thường áp dụng phương
pháp của Haris Hrynschak và Millin.
- Phương pháp Haris Hrynschak
17
(Theo J Sokeland, Benign prostate hyperplasia)
Hình 1.5: Phương pháp Haris Hrynschak [56]
Mở bàng quang bóc u và cầm máu các mạch máu BQ - TTL, được chỉ

định cho mọi kích thước u, đặc biệt các u có trọng lượng u trên 60 gam, có
các bệnh lý bàng quang (sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang ). Dù sao thì
phương pháp này cũng gây nhiều sang chấn hiện nay chỉ áp dụng trong
khoảng 10% các trường hợp:
- Phương pháp Millin
Mổ bóc u sau xương mu, mở bao tuyến tiền liệt trực tiếp bóc u và cầm máu.
Ưu điểm là cầm máu thuận lợi, ít nhiễm trùng, thời gian nằm viện ngắn.
Tuy nhiên không áp dụng cho bệnh lý BQ như: u, sỏi bàng quang
- Ưu nhược điểm của phẫu thuật mở.
+ Ưu điểm:
. Bóc u tương đối triệt để, chỉ định cho u có trọng lượng lớn, kết hợp
giải quyết: túi thùa, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản 1/3 dưới
. Cải thiện chức năng tiểu tiện tốt.
+ Nhược điểm: tổn thương nhiều tổ chức, dễ nhiễm trùng, mất máu
nhiều, thời gian điều trị kéo dài.
18
Sonde Foley
Sonde Retzius

( Theo J Sokeland, Benign prostate hyperplasia)
Hình 1.6: Phẫu thuật Millin [56]
1.5.4. Phẫu thuật nội soi u phì đại lành tính tuyến tiền liệt
* Lịch sử cắt nội soi u phì đại lành tính tuyến tiền liệt
Cắt nội soi UTTL qua niệu đạo là phương pháp điều trị UTTL có nhiều
ưu việt được coi là chuẩn mực hiện nay. Tiền đề của phương pháp điều trị này
nhờ vào các phát minh ra máy soi bàng quang của Nitze (1877) [41]. Năm
1926, Stern đã chế tạo ra quai cắt, đến năm 1931, Mc Carthy đã cải tiến và
hoàn chỉnh kỹ thuật máy cắt trên cơ sở máy của Stern có gắn với hệ thống
thấu kính quang học: gồm ống kính có góc độ nhìn nghiêng cho phép nhìn
thấy trực tiếp điện cực khi cắt. Năm 1935 với sự ra đời hệ thống rửa bàng

quang của Thompson đã tạo điều kiện cho việc cắt và cầm máu cũng như
quan sát các tổn thương khác trong lòng bàng quang [21], [24], [26], [28,
[50], [70].
Năm 1955 ánh sáng “lạnh” ra đời và được áp dụng trong cắt đốt nội soi
UPĐLTTTL, Hopkin (1976) chế tạo máy cắt nội soi có sợi quang học giúp
giúp cắt được rõ. Thập niên 80 của thế kỷ XX với việc áp dụng camera –
video vào phẫu thuật cắt nội soi UPĐLTTTL nhờ đó không những cho phép
phẫu thuật viên thao tác thuận lợi, chính xác mà còn tạo thuận lợi cho sự phối
hợp giữa phẫu thuật viên và kíp gây mê.
Averous (1980), Bertrand (1981) nghiên cứu về hội chứng nội soi ở BN
được cắt nội soi UPĐLTTTL với tỷ lệ 0,7% và nó phụ thuộc vào: dung dịch
19
tưới rửa trong mổ, thời gian cắt, áp lực BQ khi tưới rửa và cắt xâm phạm vào
lớp vỏ của TTL hay không [78], [85].
Tuy nhiên những năm gần đây các nhà tiết niệu tỏ ra thận trọng hơn
trong việc chỉ định cắt đốt nội soi đối với UPĐLTTTL. Vì bên cạnh những
thành công của nó ra thì tỷ lệ tai biến, biến chứng không nhỏ. Do vậy một loạt
các phương pháp điều trị mới ra đời như làm hoá hơi TTL bằng điện, bằng
laser, bằng nhiệt Các phương pháp này tuy ít sang chấn nhưng cho đến nay
hiệu quả còn hạn chế chỉ áp dụng cho những u có nhỏ [9], [30].
Cùng với sự phát triển về phương tiện kỹ thuật thì việc nghiên cứu phác
đồ, đánh giá kết quả điều trị, tai biến, biến chứng, săn sóc bệnh nhân sau mổ
kết hợp với trình độ, kinh nghiệm phẫu thuật viên ngày một nâng cao. Do vậy
qui trình phẫu thuật cắt đốt nội soi UPĐLTTTL ngày càng hoàn thiện.
* Ưu nhược điểm của phẫu thuật cắt nội soi UPĐLTTTL
- Ưu điểm:
+ Phẫu thuật nhẹ nhàng, ít sang chấn.
+ Ít biến chứng, không có sẹo mổ.
+ Rút ngắn thời gian nằm điều trị, cải thiện chức năng tiểu tiện tốt [9].
- Nhược điểm:

+ Không triệt để, tỉ lệ tái phát còn cao.
* Chỉ định và chống chỉ định
- Chỉ định
Chìa khóa thành công của TURP là lựa chọn bệnh nhân thích hợp và đúng
chỉ định, các chỉ định đều dựa vào: IPSS,QoL, PRV, Qmean, Qmax.
Chỉ định cắt đốt nội soi UPĐLTTTL gồm [28]:
+ Bệnh nhân có UPĐLTTTL chỉ số điểm IPSS > 20 điểm và có các
triệu chứng sau:
20
+ Bí đái hoàn toàn không hồi phục sau khi rút sonde niệu đạo.
+ Nhiễm khuẩn niệu tái phát.
+ Đái máu nặng nguyên nhân do UPĐLTTTL.
+ Sỏi bàng quang.
+ Suy thận do UPĐLTTTL.
+ Trọng lượng u ≤ 60g
- Chống chỉ định:
+ Các bệnh toàn thân: Bệnh tim mạch, lao tiến triển, rối loạn đông máu
và nhiễm khuẩn chưa điều trị ổn định…
+ Tại chỗ hẹp niệu đạo không đặt được máy, cứng khớp háng, dị dạng
không đặt được tư thế
+ Đang nhiễm trùng niệu điều trị chưa ổn định.
* Kết quả của cắt đốt nội soi
Cắt đốt nội soi là phẫu thuật phục hồi chức năng nhằm phục hồi chức
năng tiểu tiện bình thường cho bệnh nhân, tính hiệu quả của phẫu thuật chủ
yếu dựa vào sự cải thiện các chỉ số: IPSS, Q0L, PVR, Qmean…
Không có sự khác biệt rõ ràng về kết quả giữa phẫu thuật mở bóc u và
cắt đốt nội soi qua theo dõi 631 BN trong 2 năm bằng cắt đốt nội soi. Trong
khi đó cắt đốt nội soi rút ngắn ngày nằm điều trị sau mổ, hậu phẫu nhẹ nhàng,
tránh được biến chứng rò và nhiễm trùng vết mổ [86], [89].
Cắt đốt nội soi là phương pháp có hiệu quả cao, tỷ lệ thành công đạt trên

90% [66], [73]. Sự cải thiện triệu chứng sau mổ là rất sớm và duy trì trong 2
năm đạt 91% [86].
* Dịch rửa trong cắt đốt nội soi
Cắt đôt nội soi là phẫu thuật thực hiện trong môi trường nước (dịch) do
đó có một số tai biến, biến chứng trong và sau mổ liên quan đến dịch rửa:
21
dịch rửa hấp thu vào máu gây tan máu dẫn đến suy thận cấp, dịch rửa làm
loãng máu, giảm natri huyết tương gây ra hội chứng nội soi.
- Các yêu cầu của dịch rửa
+ Vô khuẩn
+ Đẳng trương
+ Không dẫn điện
+ Không tạo khói khi cắt, đặc biệt khi dùng dao điện
- Các yếu tố đánh giá dịch rửa
+ Sự hấp thu dịch vào tuần hoàn: trung bình có 20ml dịch chảy vào máu
mỗi phút cắt. Cứ 1g tổ chức được cắt thì có 6 - 12 ml dịch rửa được hấp thu
vào máu và trọng lượng cơ thể tăng lên 61g và 9,2ml dịch được hấp thu thì
mất 1ml máu [14].
Dịch rửa hấp thu vào máu qua các xoang tĩnh mạch bị cắt làm tan máu
gây thiếu máu, lượng huyết sắc tố trong máu cao làm tắc các ống góp của thận
dẫn đến suy thận biểu hiện ure máu cao, thiểu niệu, vô niệu [14], [9].
+ Thời gian bán thải ở huyết tương,
+ Độ pha loãng máu và sự xuất hiện các chất chuyển hoá có thể gây độc
cho cơ thể.
Hiệu quả của một dung dịch rửa phụ thuộc vào áp lực thẩm thấu và độc
tính của nó. Dung dịch lý tưởng khi đẳng trương với huyết tương, không gây
huyết tán, không độc, không dẫn điện, không cản trở hiệu quả của dao điện
đảm bảo cho cắt thuận lợi và hiệu quả kinh tế [9].
* Các kỹ thuật cắt UTTL nội soi.
Năm 1943, Reed Nesbit và Roger Barnes lần đầu tiên công bố về cách

cắt TTL qua ngả niệu đạo. Qua nhiều lần cải tiến bởi Reed Nesbit, Iglesias,
Baumruker, Bumbpus và Wappler chúng ta có bộ cắt đốt hoàn chỉnh như
ngày hôm nay, cũng từ đó kỹ thuật cắt đốt ngày càng hoàn thiện.
22
Hiện nay có nhiều kỹ thuật được các phẫu thuật viên lựa chọn trong cắt
đốt nội soi UPĐLTTTL như kỹ thuật Nesbit, Reuter, Barnes, Williams R, Fair
và kỹ thuật của JP Blendy [5], [13], [15], [24].
Ngoài các thì như nong niệu đạo, đặt máy, thì kiểm tra đánh giá và kết
thúc. Thì cắt cũng có nhiều kỹ thuật được các tác giả đưa vào áp dụng.
- Kỹ thuật Nesbit:
+ Bắt đầu mép trước u từ cổ bàng quang tại vị trí 12h, sau đó cắt xuống
vị trí 9h theo kiểu bậc thang tới sát vỏ, bám theo vỏ cắt tới vị trí 7h. tương tự
làm như vậy với bên đối diện và kết thúc ở nền và thuỳ giữa.
+ Cắt và sửa quanh ụ núi.
Kỹ thuật này có nhiều ưu điểm vì:
. Vị trí 12h khó cắt nhất được cắt đầu tiên khi trường mổ còn quan sát
rõ, các mảnh cắt tự rơi xuống sàn.
. Hai thuỳ bên còn trơ lại như búp măng, khi cắt hai thuỳ bên từ trên
xuống dưới ít chảy máu do các mạch máu đã được khống chế [69].
- Kỹ thuật Reuter:
+ Mới đầu cắt u từ vị trí 6h, nếu có thuỳ giữa thì bắt đầu cắt từ thuỳ
giữa và giải phóng ụ núi bằng việc cắt chân hai thuỳ bên.
+ Cắt mép trước và đỉnh hai thuỳ bên.
Ưu điểm của kỹ thuật này là:
. Giải phóng và quan sát tốt ụ núi, đây là mốc quan trọng trong cắt nội soi.
. Cắt điểm 6h giờ trước tạo điều kiện cho nước ra vào thuận lợi.
. Có thể áp dụng trong những trường hợp bệnh nhân già yếu không thể
kéo dài cuộc phẫu thuật ta có thể tạo một đường hầm tối thiểu tại vị trí 6h.
- Kỹ thuật cắt theo William R Fair
+ Cắt mở đường từ phía nền TTL hoặc thuỳ giữa, từ điểm 6h tới trước

ụ núi, mở rộng ra hai bên ở 4h và 8h, cho phép nước ra vào dễ dàng.
23
+ Cắt tiếp hai thuỳ bên từ 4h đến 12h và từ 8h đến 12h hoặc theo vòng
tròn từ 4h đến 12h tiếp đến 8h.
+ Cắt mỏm TTL
+ Cắt mép trước.
+ Cắt và sửa phần còn sót lại quanh cơ thắt ngoài.
- Kỹ thuật cắt theo JB Blandy
+ Cắt ở điểm 6h từ cổ bàng quang tới ụ núi, mở rộng sang hai bên ở
điểm 5h và 7h, cầm máu Badenoch ở 5h và 7h.
+ Cắt tiếp từ 12h đến hai thuỳ bên.
+ Cắt tỉa vùng còn lại ở đỉnh tưyến và quanh cơ thắt ngoài.
- Xẻ cổ bàng quang
Thường áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Xơ hẹp cổ bàng quang.
+ U phì đại tuyến tiền liệt có trọng lưọng < 30g, không có thuỳ giữa,
bệnh nhân còn trẻ cần giữ chức năng sinh dục.
Kỹ thuật: xẻ từ cổ bàng quang tới sát ụ núi, xẻ sâu tới vỏ tuyến.
Có hai cách xẻ:
+ Xẻ một đường ở điểm 6h.
+ Xẻ hai đường theo hình chữ V theo hướng từ ụ núi tới lỗ niệu quản
trái và lỗ niệu quản phải.
- Phương pháp này ít gây sang chấn, đơn giản, phục hồi tiểu tiện nhanh.
* Tai biến trong phẫu thuật:
Mặc dù được coi là kỹ thuật được ưu tiên lựa chọn, nhưng vẫn có thể
xảy ra các tai biến, biến chứng sau đây [10], [31], [64]:
- Chảy máu lớn trong mổ
Trung bình lượng máu mất trong quá trình cắt u là 1,9 - 37ml/1g tổ
chức tuyến được cắt bỏ [58]. Như vậy việc chảy máu trong cắt đốt nội soi là
tất yếu xảy ra, tuy nhiên lượng máu mất lớn làm ảnh hưởng đến toàn trạng

24
của bệnh nhân thì được gọi là biến chứng. Theo Kirollos thì hiện tượng được
coi là chảy máu trong mổ khi nồng độ Hb giảm 10 – 15g/lít (8 – 10%).
+ Các nguyên nhân có thể dẫn đến chảy máu trong phẫu thuật là:
. Viêm TTL nên tăng sinh nhiều mạch máu, đặc biệt là trên những bệnh
nhân đã có biến chứng bí đái phải đặt sonde tiểu gây nhiễm khuẩn niệu.
. U tuyến tiền liệt quá to, thời gian phẫu thuật kéo dài.
. Bệnh nhân bị cao huyết áp.
. Rối loạn đông máu trong khi máu lại bị pha loãng bởi dịch rửa.
. Do kỹ thuật cắt quá sâu làm thủng vỏ TTL, làm tổn thương các xoang
tĩnh mạch, cầm máu không tốt trong phẫu thuật.
+ Các loại chảy máu thường gặp
. Chảy máu động mạch.
Thường ở vị trí 5h và 7h hoặc 11h và 13h là nơi động mạch tới cấp máu
cho TTL, máu thường phun mạnh, đỏ tươi. Quan sát trên phẫu trường ta thấy
các tia máu phun thẳng dài, cầm máu thường dễ dàng bằng que cắt hoặc bằng
qủa cầu. Để cầm máu hiệu quả lát cắt phải dài, phẳng, kết thúc vùng cắt nào
phải cầm máu kỹ trước khi chuyển sang vùng cắt vùng khác.
. Chảy máu tĩnh mạch
Trường hợp chảy máu ở tĩnh mạch nhỏ thì việc cầm máu tương đối dễ
dàng, nhưng nếu tổn thương xoang tĩnh mạch thì việc cầm máu trở nên khó
khăn, lòng mạch mở rộng tạo điều kiện cho hội chứng nội soi.
Xử trí đặt sonde Foley 3 chạc 20Ch, bơm bóng 50ml cột nơ kéo liên tục
10 - 15 phút.
- Thủng vỏ tuyến tiền liệt
Chiếm khoảng 2% các trường hợp nếu nghi ngờ thủng vỏ TTL phải tiến
hành cầm máu kỹ và kết thúc cuộc mổ càng sớm càng tốt. Đặt sonde kích
thước 18 - 20Ch lưu trong niệu đạo, 90% các trường hợp ổn định mà không
phải mổ mở [1], [10], [31], [77].
25

×