Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực BỆNH VIỆN lão KHOA TRUNG ƯƠNG năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.89 KB, 69 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN TH TRANG

TìNH TRạNG DINH DƯỡNG Và THựC TRạNG
NUÔI DƯỡNG ngời BệNH TạI KHOA HồI SứC
TíCH CựC
BệNH VIệN LãO KHOA TRUNG ƯƠNG NĂM 2017

CNG LUN VN THC S Y HC

H NI - 2017


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN TH TRANG

TìNH TRạNG DINH DƯỡNG Và THựC TRạNG
NUÔI DƯỡNG ngời BệNH TạI KHOA HồI SứC
TíCH CựC
BệNH VIệN LãO KHOA TRUNG ƯƠNG NĂM 2017
Chuyờn ngnh: Dinh dng


Mó s : 62727515
CNG LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS.TS. Phm Vn Phỳ
2. TS.BS. Nghiờm Nguyt Thu


HÀ NỘI - 2017
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
APACHE

Thang điểm đánh giá tình trạng bệnh mãn tính và các thông số
sinh lý giai đoạn cấp tính
(Acute Physiology And Chronic Health Evaluation)

BMI

Chỉ số khối cơ thể (Body mass index)

EN

Nuôi ăn đường ruột (Enteral Nutrition)

ICU

Hồi sức tích cực (Intensive Care Unit)

MNA

Đánh giá dinh dưỡng tối thiểu (Mini Nutrition Assessment)


NRS 2002

Sàng lọc nguy cơ suy dinh dưỡng (Nutrition Risk Screening)

NUTRIC

Nguy cơ dinh dưỡng bệnh nhân nặng
(Nutric Risk in Critically Ill)

PN

Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch (Parenteral Nutrition)

SOFA

Bảng điểm đánh giá suy tạng
(Sequential Organ Failure Assessment)

VB/VM

Vòng bụng/vòng mông

WHO

Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)


MỤC LỤC


PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Già hóa dân số đang diễn ra với tốc độ nhanh, đặc biệt là tại các nước
đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Già hóa dân số tạo gánh nặng lớn lên
hệ thống y tế, xã hội. Sự gia tăng dân số ở độ tuổi này làm tăng số bệnh nhân
cao tuổi phải nhập viện. Một nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng bệnh
nhân trên 65 tuổi chiếm 2/3 số giường tại các khoa ICU [1]. Suy dinh dưỡng
là tình trạng phổ biến ở bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện [2], nhưng chưa
được quan tâm đầy đủ. Nhiều thay đổi liên quan với quá trình lão hóa có thể
thúc đẩy suy dinh dưỡng như sự hấp thu và chuyển hóa chất đều giảm cùng sự
suy giảm chức năng sinh lý của các cơ quan, nhiều bệnh lý phối hợp, chịu
nhiều tác dụng phụ của thuốc, dễ biến chứng nặng trong quá trình điều trị.
Tình trạng dinh dưỡng kém của bệnh nhân cao tuổi gắn liền với sự chậm hồi
phục, kéo dài thời gian nằm viện, nguy cơ tái nhập viện, tăng nguy cơ nhiễm
trùng, làm thay đổi chất lượng cuộc sống và tăng tỷ lệ tử vong [3] [4] [5].
Hơn thế nữa, việc giảm sự thèm ăn, giảm lượng thức ăn ăn vào ở những bệnh
nhân cao tuổi, sự nuôi dưỡng bị gián đoạn do thực hiện các thủ thuật y tế
khiến tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân xấu đi trong thời gian nằm viện.
Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân được nuôi dưỡng tốt tăng cơ hội cải
thiện sức khoẻ, rất ít can thiệp nào khác đạt được lợi ích như thế mà ít tốn

kém hơn [6]. Mức độ lợi ích mà bệnh nhân được hưởng từ kế hoạch chăm sóc
dinh dưỡng còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh tật mỗi cá thể, đường nuôi, liều
lượng, thời gian, thành phần các chất dinh dưỡng, sự gián đoạn của việc nuôi
dưỡng, và các nỗ lực cải thiện tình trạng của người bệnh cũng như mức độ
hợp tác của các bác sĩ lâm sàng. Nghiên cứu thuần tập về tình trạng suy dinh
dưỡng của Canada cũng báo cáo rằng chỉ có 7% bệnh nhân nhập viện được hỗ
trợ dinh dưỡng trong tuần đầu nhập viện [7]. Khi tình trạng dinh dưỡng được


8

đánh giá ở các bệnh nhân nằm viện, người ta thấy rằng tỷ lệ suy dinh dưỡng ở
trẻ em có thể lên tới 50% và lên tới 76% ở người trưởng thành [8-9]. Một
nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng tỷ lệ nguy cơ suy dinh dưỡng ở bệnh
nhân trên 65 tuổi lúc nhập ICU là rất cao (71,24%) [10].
Tại Việt Nam đã có rất nhiều các nghiên cứu về dinh dưỡng nhưng các
nghiên cứu về dinh dưỡng lâm sàng còn ít. Đặc biệt chỉ có số lượng rất nhỏ
các nghiên cứu dinh dưỡng trên bệnh nhân nặng. Theo báo cáo của Ngô Quốc
Huy và cộng sự (2012) cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở người lớn nằm tại
khoa điều trị tích cực là 65% [11]. Hiện có rất ít nghiên cứu về nuôi dưỡng
cho bệnh nhân cao tuổi bệnh nặng cũng như về tỷ lệ suy dinh dưỡng của
người cao tuổi tại khoa ICU.
Bệnh viện Lão khoa Trung ương là bệnh viện chuyên khoa hàng đầu về
Lão khoa, là tuyến cao nhất trong hệ thống thăm khám, điều trị và chăm sóc
sức khỏe cho người cao tuổi tại Việt Nam. Với mong muốn cải thiện tình trạng
dinh dưỡng, nâng cao hiệu quả điều trị, đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng và
thực trạng nuôi dưỡng người bệnh tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện
Lão Khoa Trung ương năm 2017” được tiến hành nghiên cứu với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh tại khoa Hồi sức
tích cực, Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2017.

2. Mô tả thực trạng nuôi dưỡng người bệnh tại khoa Hồi sức tích cực,
Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2017.


9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về người cao tuổi
1.1.1. Định nghĩa người cao tuổi
Tại hội nghị quốc tế chuyên đề về Lão khoa tại Kiev năm 1963, Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại: 45-59 tuổi: người trung niên, 60-74 tuổi:
người cao tuổi, 75-90 tuổi: người già và trên 90 tuổi: người già sống lâu [12].
Dựa trên cơ sở các nghiên cứu về sinh học và xã hội học, Đại hội thế
giới về người già tại Viên (thủ đô Áo) năm 1982 đã thống nhất quy định
những người từ 60 tuổi trở lên (không phân biệt giới tính) được xếp vào nhóm
người già. Ở Việt Nam, pháp lệnh về người cao tuổi do uỷ ban thường vụ
Quốc hội ban hành vào tháng 11 – 2009 đã quy định những người trên 60 tuổi
trở lên (không phân biệt giới tính) là người già. Nhưng gần đây ở Việt Nam
đang sử dụng danh từ ‘Người cao tuổi’ thay cho ‘người già’, vì ‘Người cao
tuổi’ bao hàm tính kính trọng, động viên hơn. Tuy nhiên về mặt khoa học,
thuật ngữ ‘Người già’ hay ‘Người cao tuổi’ đều được sử dụng với ý nghĩa
tương tự nhau.
Theo quy định pháp lệnh này, chúng ta định nghĩa người cao tuổi là công
dân Nước cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên.
1.1.2. Già hóa dân số tại Việt Nam
Sự già hóa dân số tại Việt Nam biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm số người từ
60 tuổi trở lên trong tổng dân số. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt
Nam là sự cải thiện chất lượng cuộc sống, mức sinh giảm xuống và tuổi thọ
bình quân gia tăng đã thúc đẩy già hóa dân số ở Việt Nam. Theo số liệu của

các cuộc Tổng điều tra Dân số Việt Nam cho thấy trong khi tổng tỷ suất sinh
thấp nhất trong giai đoạn 1989 đến 1999 thì tuổi thọ bình quân tăng cao nhất


10

trong giai đoạn 1999-2009 đã khiến cho Việt Nam bước vào giai đoạn già hóa
dân số từ năm 2010. Lúc này, tỷ trọng người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên bắt
đầu tăng, tỷ trọng thanh thiếu niên dưới 15 tuổi bắt đầu giảm và tỷ trọng số
người trong tuổi lao động, sau một thời gian tăng nhanh đã bắt đầu dừng lại
[13]. Tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên năm 2010 là 9,3%, năm 2011 là 9,8% và
dự báo tỷ lệ này là 20,7% vào năm 2040 đến 24,8% vào năm 2049. Ngược lại,
tỷ lệ dân số là trẻ em dưới 15 tuổi có xu hướng giảm dần, từ 24,1% năm 2010
còn 23,8% năm 2011 và dự báo là 17,9% năm 2040 và 17,6% năm 2049 [14].
Sau năm 2035, tỷ số già hóa và tỷ số phụ thuộc già sẽ tăng rất mạnh, tạo nên
một đoàn hệ người cao tuổi lớn nhất trong lịch sử [13].
Gìa hóa dân số theo giới tính: Số liệu dự báo dân số của Qũy dân số liên
hợp quốc đến năm 2030 cho thấy ở Việt Nam số cụ bà từ 60-79 tuổi nhiều gấp
khoảng từ 1,2 đến 1,8 lần so với số các cụ ông, nhưng từ 80 tuổi trở lên thì
gấp từ 2 lần tới 4-6 lần. Số liệu Tổng điều tra dân số từ 1979 đến 2009 cũng
cho thấy cùng kết quả [13]. Số liệu trong Bảng sống Việt Nam chia theo giới
tính, điều tra năm 2015, tuổi thọ trung bình chung và của cả hai giới đều tăng
0,1 tuổi so với năm 2014. Cụ thể, tuổi thọ trung bình chung là 73,3 tuổi, của
nam giới là 70,7 tuổi thấp hơn của nữ giới là 76,1 tuổi [15]. Trên phương diện
nhân khẩu học, trong quần thể NCT có sự chênh lệch về cơ cấu giới tính và
nhóm tuổi càng cao thì sự chênh lệch này càng lớn do tuổi thọ của nữ giới cao
hơn nam giới, dẫn đến tình trạng “nữ hóa dân số cao tuổi” [16].
Gìa hóa có liên quan tới những thay đổi về mặt thể chất của con người,
đặc biệt là ở lứa tuổi càng cao. Ở các quốc gia phát triển, mối quan tâm hàng
đầu về sức khoẻ là phòng ngừa và điều trị các bệnh không lây nhiễm, mà chủ

yếu mà các bệnh mãn tính (như tim mạch, ung thư, tiểu đường, rối loạn
chuyển hoá, Alzheimer.. trong đó các bệnh mãn tính trở thành nguyên nhân
hàng đầu gây bệnh tật và giảm chất lượng cuộc sống.). Trong khi các quốc gia


11

đang phát triển vừa phải đối 12 mặt với các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng
và cả với sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh không lây truyền trong điều
kiện hệ thống chăm sóc sức khoẻ còn thiếu thốn [17]. Người cao tuổi Việt
Nam hiện nay có tình trạng sức khỏe kém. Trung bình mỗi người phải chịu 14
năm bệnh tật trong tổng số 73 năm cuộc sống [18]. Báo cáo năm 2006 cho
thấy số người cao tuổi tự đánh giá về sức khỏe bản thân là khá tốt mới có
5,7% và 22,9% đánh giá sức khỏe kém [19]. Điều tra về người cao tuổi năm
2011 cũng chỉ ra rằng hơn 55% và trên 10% số người đánh giá sức khỏe bản
thân là yếu và rất yếu. Nghiên cứu này cũng cho thấy tỷ lệ người cao tuổi gặp
ít nhất một loại khó khăn về vận động là gần 72 % và gặp ít nhất một trở ngại
trong sinh hoạt hàng ngày là 37,6% [20].
1.2. Đặc điểm bệnh tật và vai trò của dinh dưỡng với bệnh nhân cao tuổi
tại khoa ICU
- Bệnh phối hợp: Bệnh nhân cao tuổi thường nhập viện với nhiều vấn đề
và do nhiều nguyên nhân gây nên. Đặc điểm bệnh lý chung ở người cao tuổi
là biểu hiện thường không điển hình và đa bệnh lý. Người cao tuổi thường
mắc nhiều bệnh đồng thời. Trung bình, một người cao tuổi mắc 2,7 bệnh [18].
- Người cao tuổi thường sử dụng nhiều thuốc. Theo thống kê tại Anh,
tình trạng sử dụng nhiều thuốc (từ 5 thứ thuốc trở lên) xảy ra ở 40-60% [21].
Người cao tuổi tại Việt Nam dù chưa có thống kê chính thức nhưng đa số toa
thuốc dành cho bệnh nhân lớn tuổi đều chứa từ 4 loại thuốc trở lên.
- Sụt cân: Sự thay đổi liên quan đến tuổi tác dẫn đến sự giảm khối lượng
cơ thể. Sự suy giảm này thường diễn ra nhanh hơn sau tuổi 60 và có liên quan

tới tỷ lệ tử vong [22] [23]. Do đó, sự trao đổi chất cơ bản hoặc nhu cầu năng
lượng cho người cao tuổi giảm khoảng 100 kcal/ ngày/ thập kỷ. Mặc dù khối
lượng nạc cơ thể giảm do những thay đổi bình thường liên quan đến tuổi tác
[24] nhưng giảm lớn hơn 4% trên một năm là yêu tố tiên đoán độc lập với tỷ lệ


12

tử vong. Phát hiện và can thiệp dinh dưỡng sớm có thể ngăn ngừa các di chứng
bệnh tật [23] Đối với một số người cao tuổi, có thể khó đáp ứng các yêu cầu về
vi chất dinh dưỡng hàng ngày với lượng calo tiêu thụ giảm. Để phòng chống sự
thiếu hụt này, cần bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho người cao tuổi, đặc
biệt là những người có lượng calo thấp dưới 1500 kcal/ ngày.
- Mất cơ: Trong một số người cao tuổi nhập viện bị suy dinh dưỡng hoặc
có nguy cơ suy dinh dưỡng, mất khối cơ rất phổ biến và làm gia tăng nguy cơ
tử vong trong thời gian ngắn [25]. Tuổi tác là một trong những yếu tố nguy cơ
quan trọng nhất đối với suy giảm chức năng với những hậu quả nghiêm trọng
về sức khoẻ bao gồm té ngã và thương tích liên quan, rối loạn chức năng nhận
thức, phụ thuộc, tỷ lệ tử vong. Protein trong chế độ ăn được đề xuất là yếu tố
có khả năng điều chỉnh, duy trì hoạt động thể chất ở người cao tuổi. Tuy
nhiên, ảnh hưởng của việc bổ sung protein vào hoạt động thể chất ở người cao
tuổi và mức độ vẫn phải được làm rõ. Yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến sức
mạnh cơ suy giảm theo thời gian cũng là tuổi tác. Tuy nhiên, sức mạnh cơ bắp
cùng tốc độ suy giảm bị ảnh hưởng bởi sự phân bố hoặc số lượng protein
trong các cơ quan còn hoạt động tốt ở những người cao tuổi [26]. Có sự liên
quan chặt chẽ giữa mất khối cơ, giảm sức mạnh cơ và tăng nguy cơ té ngã
cũng như giảm khả năng hoạt động ở người cao tuổi. Nhiều bằng chứng cho
thấy người có suy dinh dưỡng nhưng được can thiệp dinh dưỡng sẽ giảm nguy
cơ này [27].
- Suy dinh dưỡng protein năng lượng: Suy dinh dưỡng protein năng

lượng sẵn có và tiếp tục kéo dài là vấn đề phổ biến tại bệnh viện, nhưng tình
trạng này rất khó đánh giá chính xác, nguyên nhân một phần do tăng dị hóa
cùng các bệnh lý mạn tính phối hợp ở người cao tuổi. Thêm vào đó, chán ăn,
mệt mỏi, trầm cảm, suy giảm chức năng sinh lý các hệ cơ quan, tác dụng phụ
trong điều trị cũng như các biến chứng y tế hoặc phẫu thuật khác, góp phần


13

làm tăng mức độ trầm trọng của suy dinh dưỡng Suy dinh dưỡng protein năng
lượng trên bệnh nhân mắc bệnh nặng có liên quan tới sự yếu cơ, tăng nguy cơ
nhiễm trùng, kéo dài thời gian lành vết thương và thời gian hồi phục. Giảm
cân 40% -50% thường không tương thích với sự sống còn, ít nhất là ở người
lớn tuổi, trong khi sự suy giảm mô nạc nhẹ có thể gây ra các bất thường về
chức năng sinh lý và chức năng quan trọng khác. Những bất thường này, cùng
với rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch sẽ trở nên rõ ràng sau khi giảm cân
không chủ đích vượt quá 10% và rối loạn sinh lý trầm trọng khi giảm cân
vượt quá 15% khối lượng cơ thể. Hậu quả lâm sàng của nó bao gồm yếu cơ và
rối loạn chức năng, giảm khối lượng cơ tim và cơ hô hấp, hạ thân nhiệt và
giảm lượng protein cơ thể. Nhiều chiến lược đã được đề xuất trong các thử
nghiệm đối chứng ngẫu nhiên và các phân tích gộp để cải thiện tình trạng
dinh dưỡng như dinh dưỡng ruột sớm/ muộn, bổ sung dinh dưỡng ruột non,
nuôi ăn liên tục, thời gian thức ăn đưa vào, chất dinh dưỡng có chức năng/ vai
trò cụ thể và được bổ sung trong thức ăn [28].
Cung cấp năng lượng và protein đủ liên quan tới việc cải thiện tiên lượng
lâm sàng của những bệnh nhân nặng, đặc biệt là khi BMI<25 hoặc ≥35 [29].
Vincent đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng bệnh nhân ICU
bằng một loại khẩu hiệu đơn giản nhưng hấp dẫn - "FAST HUG" (FeedingĂn, Analgesia - Giảm đau, Sedation, Thromboembolic prophylaxis- Dự
phòng tắc nghẽn, Head end elevation- Nâng cao đầu, Ulcer prophylaxis- Dự
phòng loét, and Glucose control- Kiểm soát đường huyết) [30]. Bắt đầu hỗ trợ

dinh dưỡng tối ưu là rất quan trọng để giảm dị hóa, giảm nguy cơ đối mặt
những bất lợi như thở máy kéo dài, nằm lâu, tử vong.
Các bệnh nhân bị tổn thương mô nặng thường phát triển hội chứng đáp
ứng viêm toàn thân có tên gọi là SIRS, được xác định bởi sự có mặt của 2
hoặc nhiều yếu tố sau: sốt (hoặc hạ nhiệt sâu), nhịp tim nhanh, thở nhanh và


14

tăng bạch cầu. Các đặc điểm khác của SIRS bao gồm sự thay đổi nồng độ
protein huyết thanh giai đoạn cấp, tăng nhu cầu năng lượng và protein trong
cơ thể, chán ăn và mất protein [31]. Việc mất protein là biểu hiện chuyển hóa
cho việc huy động các axit amin để chữa lành vết thương và tổng hợp các tế
bào miễn dịch và protein [32]. Hỗ trợ dinh dưỡng là một phần quan trọng của
liệu pháp nhưng nó được mong đợi hạn chế hơn là có thể đảo ngược sự mất
mát protein trong cơ thể. Sự trao đổi chất bất thường do lượng chất đạm
không đủ, cũng như ảnh hưởng của bệnh gan, thận hoặc ruột, sẽ làm giảm
thêm tình trạng dinh dưỡng tổng thể của bệnh nhân cao tuổi. Suy dinh dưỡng
protein làm tăng nguy cơ chấn thương như gãy cổ xương đùi ở bệnh nhân cao
tuổi [33] [34]. Trong khi đó, việc bổ sung protein đã giúp nâng cao hiệu quả
điều trị ở bệnh nhân trên 65 tuổi [35].
- Loét do tỳ đè ở bệnh nhân cao tuổi khoa ICU: Sau khi duy trì được
chức năng sống cho bệnh nhân thì việc chăm sóc dinh dưỡng chống loét đảm
bảo cho công tác hồi sức thành công một nửa [36]. Nhiều nghiên cứu cho thấy
mối liên hệ giữa các biểu hiện suy dinh dưỡng (albumin máu giảm, giảm
lượng protein ăn vào, không tự ăn được, sụt cân) và loét. Những nghiên cứu
khác đã chứng minh độ loét liên quan với mức độ nặng của suy dinh dưỡng.
Những bằng chứng mới nhất cho thấy bổ sung dinh dưỡng cho đối tượng có
nguy cơ giúp giảm nguy cơ tương đối bị loét lên tới 25%. Một vài bằng chứng
cho thấy bổ sung dinh dưỡng giàu protein (24%-25% protein) cải thiện tình

trạng loét và mục tiêu cung cấp 30- 35 kcal/ kg/ ngày và 1,25-1,5g/ kg protein
hàng ngày. Người bị loét hay có nguy cơ loét bị suy dinh dưỡng nên cần được
đánh giá tình trạng dinh dưỡng để xác định thiếu hụt và bổ sung khi có chỉ
định. Cung cấp vitamin và khoáng chất hàng ngày được khuyến cáo ở những
người có nghi ngờ thiếu hụt [37].


15

- Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng do
nhai hoặc nuốt khó khăn, có thể làm giảm hấp thụ chất dinh dưỡng do không
phá vỡ thức ăn trước khi nuốt. Nếu bệnh nhân có vấn đề nha khoa không thể
giải quyết một cách dễ dàng một cách kịp thời, bổ sung dinh dưỡng dạng lỏng
có thể là một yếu tố quan trọng của điều trị [38].
- Rối loạn nuốt: Người cao tuổi gặp những thay đổi trong quá trình nuốt
bởi những thay đổi về sinh lý tuổi già, bao gồm giảm khối lượng cơ, sức
mạnh cơ và độ đàn hồi mô, tăng thời gian vận chuyển thức ăn từ miệng xuống
dạ dày [39]. Điều này có thể thúc đẩy nguy cơ xuất hiện khó nuốt, và hậu quả
là các vấn đề dinh dưỡng như giảm lượng thức ăn ăn vào dẫn đến suy dinh
dưỡng. Cùng với đó, việc giảm khả năng nhận cảm mùi vị, giảm chức năng hệ
tiêu hóa như giảm vận động thực quản, viêm dạ dày cùng các thay đổi về hấp
thu tại ruột [40] gây ra chán ăn, thiếu hụt vitamin B12 và giảm hấp thu sắt
[41].Trong một nghiên cứu tỷ lệ dân số dựa trên dân số sống một cách độc lập
hơn 70 năm, chứng khó nuốt là phổ biến hơn cùng với sự gia tăng tuổi (36,4%
ở những người 80 tuổi, so với 21,7% ở 70-79 tuổi). Trải nghiệm khó chịu này
làm thay đổi thói quen ăn uống, giảm lượng thức ăn ăn vào, ngại ăn uống, và
lo lắng về bữa ăn. Trong nghiên cứu của Mann và cộng sự, những bệnh nhân
nuốt khó bị thiếu chất xơ, canxi, magiê, kẽm, vitamin D, E và K và folate, chỉ
đạt 44,9% so với nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị [42].
- Rối loạn nhận thức: Nghiên cứu trước đây cho thấy dinh dưỡng có thể

làm tăng khả năng nhận thức ở người lớn tuổi [43]. Can thiệp các biện pháp
đơn giản để quản lý tình trạng thiếu dinh dưỡng bằng một ngành liên ngành
bác sĩ lâm sàng, bác sĩ dinh dưỡng, điều dưỡng có thể tạo ra sự khác biệt đáng
kể để cải thiện sức khoẻ dinh dưỡng của người cao tuổi [44].


16

1.3. Phương pháp sàng lọc và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân
người cao tuổi tại ICU
1.3.1. Phương pháp đánh giá dinh dưỡng tối thiểu [3]
Tất cả bệnh nhân người cao tuổi đều cần được sàng lọc dinh dưỡng ban
đầu trong vòng 48 giờ kể từ khi nhập viện. Tuy nhiên, bệnh nhân nhập khoa
ICU đòi hỏi đánh giá dinh dưỡng một cách đầy đủ hơn. Có nhiều phương
pháp xác định nguy cơ suy dinh dưỡng, bao gồm chẩn đoán lâm sàng, cận lâm
sàng, khám thực thể, số liệu nhân trắc, khẩu phần ăn và đánh giá chức năng.
Trong đó, phương pháp đánh giá dinh dưỡng tối thiểu MNA là công cụ sàng
lọc dinh dưỡng phù hợp để sử dụng ở người cao tuổi [45]. Được phê chuẩn
vào năm 1994, MNA đã được sử dụng trong hàng trăm nghiên cứu và được
dịch sang hơn 20 thứ tiếng. Nó là một công cụ có độ nhạy, độ đặc hiệu và độ
tin cậy cao. Ở những người cao tuổi sống ngoài cộng đồng, MNA giúp phát
hiện nguy cơ suy dinh dưỡng và các đặc điểm cuộc sống liên quan đến nguy
cơ dinh dưỡng trong khi mức albumin và BMI có thể vẫn ở giới hạn bình
thường. Ở bệnh nhân nằm viện, MNA dự đoán kết cục và chi phí chăm sóc. Ở
các nhà dưỡng lão hoặc trong điều kiện có điều dưỡng chăm sóc tại nhà,
MNA có liên quan đến điều kiện sống, mô hình bữa ăn và bệnh lý mãn tính và
cho phép can thiệp có mục đích. MNA đã được sử dụng thành công trong việc
đánh giá kết quả can thiệp dinh dưỡng, các chương trình giáo dục dinh dưỡng,
và các chương trình can thiệp về thể chất ở người cao tuổi [46]. MNA-SF cho
phép sàng lọc nhanh để xác định nguy cơ suy dinh dưỡng của một người. Phát

hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng là rất quan trọng để cho phép can thiệp
dinh dưỡng có mục tiêu. MNA là một công cụ sàng lọc đơn giản, không xâm
lấn và được khuyến cáo để phát hiện sớm nguy cơ suy dinh dưỡng ở người
cao tuổi. MNA, với quy trình hai bước (sàng lọc với MNA-SF theo sau là
đánh giá, nếu cần, bởi MNA đầy đủ) có thể dễ dàng sử dụng bởi các bác sĩ đa


17

khoa và các chuyên gia y tế tại bệnh viện. MNA có các đặc điểm sau: MNA
gồm hai bước: (1) MNA-SF để sàng lọc về suy dinh dưỡng; (2) đánh giá tình
trạng dinh dưỡng với MNA đầy đủ. MNA là một bảng câu hỏi 18 mục bao
gồm các phép đo nhân trắc (BMI, chu vi vòng giữa cánh tay và giảm cân) kết
hợp với một bảng hỏi về chế độ ăn (số lượng bữa ăn tiêu thụ, thức ăn và
lượng chất lỏng, và), a Đánh giá toàn thể (lối sống, thuốc đang dùng, bệnh đi
kèm, stress, và sự hiện diện của chứng mất trí và trầm cảm) và tự đánh giá (tự
nhận thức về sức khoẻ và dinh dưỡng). MNA > hoặc =24 xác định bệnh nhân
có tình trạng dinh dưỡng tốt. Kết quả từ 17 đến 23,5 xác định những bệnh
nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng. Những bệnh nhân này vẫn chưa giảm cân
và có albumin huyết tương bình thường nhưng có khẩu phần năng lượng thấp
hơn so với khuyến cáo. Nếu điểm MNA dưới 17, bệnh nhân có suy dinh
dưỡng protein năng lượng. Điều quan trọng ở giai đoạn này là định lượng
mức độ nghiêm trọng của suy dinh dưỡng (bằng cách đo các thông số sinh
hóa như albumin huyết tương hoặc nồng độ prealbumin, điều tra khẩu phần 3
ngày và đo các chỉ số nhân trắc như trọng lượng, BMI, chu vi vòng cánh tay)
[46]. MNA-SF bao gồm 6 mục từ 18. MNA là bộ công cụ phù hợp. Nó tương
quan cao với các đánh giá lâm sàng và các chỉ số khách quan về tình trạng
dinh dưỡng (mức albumin, BMI, lượng năng lượng, và tình trạng thiếu hụt
vitamin). Điểm số MNA thấp có thể dự đoán kết quả của bệnh nhân và có thể
được sử dụng để theo dõi sự thay đổi tình trạng dinh dưỡng. Ở trên 10.000

người cao tuổi, tỷ lệ suy dinh dưỡng do MNA đánh giá là 1% đến 5% đối với
người cao tuổi và bệnh nhân ngoại trú ở cộng đồng, 20% số bệnh nhân nhập
viện, 37% số người cao tuổi tại các cơ sở từ thiện. Sự can thiệp về mặt dinh
dưỡng rõ ràng là cần thiết và phải dựa trên những mục tiêu có thể đạt được
được thiết lập sau một cuộc đánh giá toàn diện về người cao tuổi. MNA có ích
cho sự can thiệp dinh dưỡng cũng như theo dõi. Hơn nữa, khi can thiệp dinh


18

dưỡng thành công, điểm số MNA tăng [47]. Tuy nhiên, MNA cũng như các
công cụ khác như SGA, MUST,…tập trung hầu hết chỉ vào tình trạng dinh
dưỡng và có nguy cơ suy dinh dưỡng hay không nhưng không thực sự phù
hợp để sử dụng tại ICU [48]. Nhiều tiêu chuẩn khó thu thập ở bệnh nhân
nặng, ví dụ bệnh nhân thở máy, tai biến mạch não, lú lẫn nên khó thu thập
khẩu phần ăn. Các thông tin về triệu chứng tiêu hóa trước khi nhập viện cũng
khó thu thập do thay đổi người chăm sóc thường xuyên. Đánh giá thay đổi
cân nặng bị ảnh hưởng bởi tình trạng ứ dịch toàn thân hay cục bộ (bệnh nhân
có phù hoặc cổ chướng), vì bệnh nhân được truyền nhiều dịch nhằm duy trì
huyết động. Việc giảm khối cơ, mỡ có thể bị che lấp bởi triệu chứng phù của
bệnh nhân. Nhiều công cụ truyền thống không cung cấp thông tin về tình
trạng bệnh lý của bệnh nhân.
1.3.2. Phương pháp sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng 2002
Phương pháp sàng lọc dinh dưỡng NRS 2002 là phương pháp tầm soát
nguy cơ suy dinh dưỡng, gồm 3 thành phần: Thành phần một dựa vào các tiêu
chí: BMI, giảm cân, lượng thức ăn đưa vào trong tuần trước, thành phần hai
và ba đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh và tuổi tác (Nutrition Risk
Screening) [49]. Bệnh nhân cao tuổi đặc biệt dễ bị suy dinh dưỡng. Hơn nữa,
những nỗ lực để cung cấp cho họ đủ dinh dưỡng thường gặp khó khăn. Vì nhu
cầu dinh dưỡng của họ không được xác định rõ. Bởi vì khối nạc cơ thể và tỷ

lệ trao đổi chất cơ bản đều suy giảm theo tuổi, nhu cầu năng lượng trên một
kilogam trọng lượng cơ thể cũng giảm [49]. Sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng
đánh giá tình trạng dinh dưỡng và nguy cơ dinh dưỡng có thể xảy ra với bệnh
nhân nhập viện, sử dụng các thông số về tình trạng dinh dưỡng và tình trạng
bệnh lý hiện mắc, có thể dùng để xác định bệnh nhân nào là người cần hỗ trợ
dinh dưỡng. Sau 128 cuộc thử nghiệm ngẫu nhiên, người ta thấy rằng trong
khi các công cụ khác tập trung vào chẩn đoán suy dinh dưỡng dựa trên những


19

nguy cơ của nó, NRS 2002 tìm cách xác định những bệnh nhân có nhiều khả
năng được hưởng lợi ích nhờ can thiệp dinh dưỡng [50]. Ngoài ra, NRS 2002
được coi là tốn ít thời gian hơn và ít đòi hỏi trình độ của người thực hiện hơn
các công cụ khác [49]. Sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng giúp xác định hoặc dự
đoán nguy cơ phát triển bệnh cùng các nguy cơ biến chứng, tử vong, chi phí y
tế [51]. Một nghiên cứu thuần tập sử dụng công cụ này trên 2566 bệnh nhân
cũng cho rằng NRS 2002 là đáng tin cậy để dự đoán suy dinh dưỡng và có giá
trị tiên đoán về tiên lượng bệnh nhân thông qua thời gian nằm viện [49].
1.3.3. Phương pháp đánh giá điểm nguy cơ dinh dưỡng trên bệnh nhân nặng
Phương pháp đánh giá điểm nguy cơ dinh dưỡng trên bệnh nhân nặng
(NUTRIC SCORE) là một công cụ do Heyland và cộng sự xây dựng, sử dụng
phương pháp tính điểm riêng, để xác định bệnh nhân có lợi nhất từ việc hỗ trợ
dinh dưỡng tích cực tại ICU. NUTRIC đánh giá cả mức độ nặng của bệnh và
khẩu phần dinh dưỡng để xác định nguy cơ dinh dưỡng. Nó được rút ra từ các
thử nghiệm lâm sàng trong chăm sóc tích cực [52] và được hiệu chỉnh ở các
cơ sở ICU [53]. Các số liệu liên quan đến hệ thống tính điểm này đã chỉ ra
rằng bệnh nhân có nguy cơ cao nếu được hỗ trợ dinh dưỡng đủ gần với mức
nhu cầu đích bằng các công thức dinh dưỡng sẽ có kết quả đầu ra tốt như
giảm biến chứng, giảm tỷ lệ nhiễm trùng và tử vong [53] [54].

NRS 2002 và NUTRIC được khuyến cáo sử dụng trên bệnh nhân nặng
do khả năng xác định tình trạng dinh dưỡng liên quan đến mức độ nặng của
bệnh [48]. Sau khi sàng lọc, đánh giá dinh dưỡng được thực hiện để xác định
những bệnh nhân bị suy dinh dưỡng [55]
1.4. Phương pháp nuôi dưỡng bệnh nhân nặng
1.4.1. Các công thức tính toán nhu cầu khuyến nghị
Việc áp dụng phép đo năng lượng gián tiếp để biết nhu cầu năng lượng
bị giới hạn bởi tính sẵn có và giá thành. Tại ICU, sự chính xác của phép đo


20

năng lượng gián tiếp còn bị ảnh hưởng ở những bệnh nhân đeo gọng oxy mũi,
thở máy, chạy thận nhân tạo, gây mê [56]. Theo sự đồng thuận của các chuyên
gia, phương trình ước tính nhu cầu năng lượng dựa trên cân nặng là thích hợp
cho hầu hết các bệnh nhân. Nhu cầu năng lượng có thể được ước tính qua
công thức đơn giản 25-30 kcal/ kg/ ngày. Nếu bệnh nhân có phù hoặc cổ
trướng thì công thức sẽ được tính theo cân nặng bình thường của bệnh nhân
[48]. Ở những bệnh nhân có BMI quá cao hoặc quá thấp, ước tính ít chính xác
hơn [57].
Đối với bệnh nhân nằm tại khoa ICU, protein trở thành chất dinh dưỡng
quan trọng nhất cho việc chữa lành vết thương, hỗ trợ chức năng miễn dịch và
duy trì khối nạc. Hầu hết các bệnh nhân tại ICU có nhu cầu protein cao, và
khó có thể đạt được thông qua công thức nuôi ăn đường ruột [48]. Công thức
ước tính dựa trên cân nặng, ví dụ 1,2-2,0 g/ kg/ ngày có thể được sử dụng để
theo dõi tình hình cung cấp protein thông qua so sánh lượng protein ăn vào và
lượng được chỉ định, đặc biệt khi các nghiên cứu cân bằng nitơ không sẵn có
để đánh giá nhu cầu [58], [59]. Hầu hết các bệnh nhân trong các cơ sở điều trị
tích cực đều sẽ dung nạp với các công thức nuôi dưỡng đường ruột chuẩn (đa
phân tử, liều 1,0 – 1,5 kcal/mL) nhưng cũng có thể dùng các công thức khác

nhau cho từng trường hợp cụ thể. Các công thức có arginin, dầu cá, và
nucleotides có hiệu quả để giảm nhiễm trùng và thời gian nằm viện trên các
bệnh nhân phẫu thuật nhưng người ta không thấy cải thiện được kết quả lâm
sàng nhiều ở các bệnh nhân nặng tại ICU nội khoa [10]. Các số liệu trước đây
ủng hộ việc sử dụng các công thức có các lipid kháng viêm chứng minh rằng
dầu cá omega-3 cung cấp bằng cách truyền liên tục đã mang lại lợi ích lâm
sàng trên các bệnh nhân bị tổn thương phổi cấp hoặc suy hô hấp có thở máy
[60] nhưng gần đây nhiều nghiên cứu cho thấy các acid béo omega-3 được
đưa vào ngắt quãng dường như không đạt được hiệu quả sinh lý hoặc lợi ích


21

lâm sàng, một số còn chỉ ra rằng phương pháp này có thể còn gây hại [61]
[62]. Ngoài các vấn đề về cung cấp liên tục hay ngắt quãng, các nghiên cứu
về các công thức có các loại lipid chống viêm có sự khác biệt về phương
pháp, điều này có thể đã góp phần vào việc kết quả khác nhau. Một thử
nghiệm lam sàng ngẫu nhiên gần đây đã thất bại trong việc chứng minh lợi
ích của việc kết hợp chất chống oxy hóa, bao gồm bổ sung selen vào chế độ .
Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chứng minh được lợi ích của phức hợp có selen
với liều selen cao [61].
1.4.2. Đường nuôi dưỡng
-

Dinh dưỡng đường tiêu hóa

Khi lựa chọn đường nuôi dưỡng, đường ruột là lựa chọn được ưu tiên
[63-64].
Các khuyến cáo hiện nay ủng hộ việc nuôi dưỡng sớm cho bệnh nhân
trong 24 giờ ở ICU thông qua đường ruột. EN hỗ trợ tính toàn vẹn về cấu trúc

và chức năng của ruột bằng cách duy trì mối liên kết chặt chẽ giữa các tế bào,
kích thích lưu thông máu và kích thích sự phóng thích các tác nhân nội sinh
(ví dụ, cholecystokinin, gastrin, bombesin, và muối mật), IgA tạo ra từ các tế
bào miễn dịch (tế bào B và tế bào plasma), mô bạch huyết ruột (GALT- gutassociated lymphoid tissue) [48]. Sự thay đổi tính thấm do mất tính toàn vẹn
của ruột xuất hiện vài giờ sau tổn thương, gây ra thẩm lậu vi khuẩn, nguy cơ
nhiễm trùng hệ thống, rối loạn chức năng đa cơ quan. Vậy nên dinh dưỡng
đường ruột, do đảm bảo được tính toàn vẹn của hệ tiêu hóa, gần như trở thành
đường nuôi dưỡng được ưu tiên nhất, giảm nguy cơ nhiễm trùng, suy chức
năng cơ quan, và giảm thời gian nằm viện. Những ảnh hưởng có lợi của EN
so với PN đã được ghi nhận trong nhiều thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng
(RCTs) trên các quần thể bệnh nặng bao gồm chấn thương, bỏng, chấn thương
đầu, phẫu thuật lớn, và viêm tụy cấp [65]. Mặc dù một vài nghiên cứu cho


22

thấy tác động khác nhau về tỷ lệ tử vong, hiệu quả kết cục nhất quán từ EN là
giảm tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm (thông thường, viêm phổi và nhiễm trùng
máu ở hầu hết các bệnh nhân; đặc biệt là áp xe bụng ở những bệnh nhân chấn
thương) và giảm thời gian nằm tại ICU. Tuy nhiên vẫn còn tranh cãi về mức
độ hỗ trợ dinh dưỡng, thành phần, các chất bổ sung, thời gian cho ăn. Các
khuyến cáo vững chắc về việc sử dụng các cách thức cho ăn ở những bệnh
nhân bệnh nặng đang được mong đợi. Tuy nhiên, một phương pháp kết hợp
việc sử dụng prokinetics_ thuốc hỗ trợ nhu động ruột, bắt đầu dần dần lượng
thức ăn và nâng khả năng dung nạp dạ dày nên được xem xét để tối ưu hóa
việc cung cấp dinh dưỡng ruột cho những bệnh nhân lớn tuổi bị bệnh nặng. Ở
những bệnh nhân trải qua tình trạng không dung nạp thức ăn (tồn dư dạ dày,
xuất huyết cao), prokinetics như metoclopramide phải được xem xét để cải
thiện chức năng dạ dày và tăng cường nhu động ruột [64]. Khi chỉ định nuôi
ăn đường ruột cần thiết phải nâng đầu giường lên đến 45o để giảm nguy cơ hít

sặc và giảm tỷ lệ viêm phổi liên quan đến thở máy.
Việc nuôi ăn hỗng tràng được chỉ định khi không thể cho ăn qua dạ dày
được, đặc biệt trong điều kiện có nguy cơ hít phải cao (đang sử dụng thuốc an
thần, thuốc kháng thần kinh cơ) hoặc khi có nguy cơ cao giảm dung nạp thức
ăn do thuốc (ví dụ thuốc co mạch tăng huyết áp). Âm ruột chỉ biểu hiện tình
trạng co bóp và không liên quan đến tính toàn vẹn của niêm mạc, chức năng
rào cản, hay khả năng hấp thụ. Không bắt buộc phải có âm ruột và bằng
chứng về chức năng của ruột (tức là trung tiện hoặc đại tiện) để bắt đầu cho
ăn đường ruột [48].
Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch hoàn toàn khi có chống chỉ định nuôi
qua đường tiêu hóa, bao gồm: Viêm phúc mạc, tắc ruột, giai đoạn đầu hội
chứng ruột ngắn, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa ồ ạt, tiêu chảy nặng kéo dài,
nôn liên tục [66].


23

Mục tiêu hỗ trợ dinh dưỡng cho đến thời gian gần đây đã được hạn chế để
duy trì khối lượng cơ thể nạc, duy trì chức năng miễn dịch và ngăn ngừa các
biến chứng về chuyển hóa. Hỗ trợ dinh dưỡng giờ đây tập trung hơn vào việc
làm giảm sự đáp ứng chuyển hoá đối với stress, ngăn ngừa tổn thương tế bào,
và điều chỉnh đáp ứng miễn dịch, bao gồm: dinh dưỡng ruột sớm, phân phối
các chất và vi chất dinh dưỡng thích hợp, và kiểm soát đường huyết cẩn thận.
Tranh cãi kéo dài trong các hướng dẫn về dinh dưỡng hỗ trợ khác nhau
về thời gian bắt đầu, số lượng calo, theo dõi, sử dụng các liệu pháp bổ trợ như
probiotic / suy dinh dưỡng, chỉ định và thời gian dinh dưỡng ngoài đường tiêu
hóa và hỗ trợ trong những điều kiện cụ thể. Hỗ trợ dinh dưỡng trong các ICUs
trên toàn thế giới đã được chứng minh là chưa đạt tới mức tối ưu [67]. Nhiều
nghiên cứu có sẵn trong tài liệu về sự hỗ trợ dinh dưỡng và sự so sánh của nó
với kết cục lâm sàng của bệnh nhân. Một nghiên cứu từ một bệnh viện chăm

sóc bậc đại học ở Ấn Độ cho thấy rằng việc cung cấp chất đạm và calo cho
người bệnh nặng ít hơn so với khuyến cáo và điều này có liên quan đến tỷ lệ
tử vong cao hơn [67]. Nhận thức của nhân viên y tế về điều trị dinh dưỡng là
rất quan trọng đối với việc quản lý tổng thể bệnh nhân trong ICU [68].
Kết quả chăm sóc đặc biệt được đo bằng tần suất bệnh và tử vong thay
đổi ở bệnh nhân ICU suy dinh dưỡng nặng, và sự hỗ trợ dinh dưỡng của
người bệnh nặng được chấp nhận như một tiêu chuẩn chăm sóc. Các khuyến
cáo hiện nay đề nghị bắt đầu cho ăn đường tiêu hóa càng sớm càng tốt bất cứ
khi nào đường tiêu hóa hoạt động. Bất lợi của sự hỗ trợ ruột là việc thiếu năng
lượng và lượng chất đạm có thể xuất hiện. Nhận xét hiện tại tập trung vào một
số phát hiện gần đây về hỗ trợ dinh dưỡng của bệnh nhân nặng và đề xuất
tăng cường hỗ trợ dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa kết hợp với dinh dưỡng
đường tiêu hóa bất cứ khi nào dinh dưỡng đường ruột là không đủ. Bổ sung
PN kết hợp với EN có thể là một lựa chọn hiệu quả để đạt được 100% mục


24

tiêu về năng lượng và protein vào ngày thứ 4, khi EN đơn lẻ không đạt được
mục tiêu lớn hơn 60% vào ngày thứ 3 [28].
Bổ sung dinh dưỡng đường ruột và đường tĩnh mạch một cách không cần
thiết không chỉ gây ra các vấn đề về chuyển hóa như tăng đường huyết, tăng
áp lực thẩm thấu, quá tải dịch mà còn làm tăng lên chi phí y tế [49].
- Dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa
Mục đích nuôi dưỡng người bệnh hoàn toàn qua đường tĩnh mạch được
thực hiện bằng cách luồn một ống thông dẻo vào tĩnh mạch lớn để truyền một
lượng protein, glucid, lipid đáng kể trong một thể tích hạn chế. Phải dùng một
tĩnh mạch lớn có lưu lượng máu lớn để nhanh chóng hòa loãng dung dịch,
tránh kích thích nội mạc mạch. Nuôi ăn đường tĩnh mạch được chỉ định cho
bệnh nhân nặng, cần hồi sức trong những ngày đầu có rối loạn tiêu hóa khi

cho ăn qua ống thông dạ dày hoặc người bệnh không thể nuôi dưỡng qua ống
thông dạ dày như mới phẫu thuật đường tiêu hóa trên, tự tử (uống acid mạnh
hoặc kiềm mạnh), tâm thần phân liệt thể không chịu ăn, chán ăn, viêm tụy
cấp. Nhược điểm của phương pháp này là các biến chứng như tắc ống thông,
nhiễm khuẩn, tăng hoặc hạ đường máu.
1.5. Thực trạng suy dinh dưỡng và vấn đề nuôi dưỡng bệnh nhân cao tuổi
tại ICU trên Thế giới và tại Việt Nam
1.5.1. Tình hình ngoài nước
Gần hai phần ba số giường bệnh viện nói chung và khoa cấp cứu nói riêng
được sử dụng bởi những người từ 65 tuổi trở lên [69]. Nghiên cứu ở các nước
phát triển cho thấy 15% số người già ở trong cộng đồng, 23% đến 62% số bệnh
nhân nhập viện và 85% số người ở nhà dưỡng lão bị suy dinh dưỡng [39].
Các khuyến cáo truyền thống về sàng lọc dinh dưỡng, đánh giá và can
thiệp đôi khi không đầy đủ hoặc bị bỏ qua. Trong một cuộc khảo sát toàn châu
Âu về dinh dưỡng bệnh viện chỉ có một nửa số đơn vị báo cáo thường xuyên


25

sử dụng sàng lọc dinh dưỡng. Ngay cả khi mục tiêu dinh dưỡng được đề ra và
lượng năng lượng đưa vào được tính toán, có khoảng một nửa số bệnh nhân
không đạt được nhu cầu năng lượng. Theo Tổ chức Dinh dưỡng Anh quốc,
hơn 60% bệnh nhân trong bệnh viện thiếu hụt dinh dưỡng trong thời gian nằm
viện [70]. Viện Dinh dưỡng và Tiết chế cùng Hiệp hội Hoa Kỳ về Dinh dưỡng
trong và ngoài đường tiêu hóa đã cùng nhau phát triển sáu tiêu chí đánh giá
giúp phân biệt suy dinh dưỡng vừa và nặng. Sự có mặt từ hai tiêu chí trở lên
xác định sự có mặt của suy dinh dưỡng [71]:
-

Năng lượng đưa vào không đủ so với nhu cầu năng lượng ước tính


-

Giảm cân, bao gồm cả giảm cân không mong muốn xảy ra ở bất kỳ chỉ số
khối cơ thể

-

Giảm khối lượng cơ

-

Mất lớp mỡ dưới da

-

Tích đọng dịch lỏng ở một bộ phận hoặc toàn thân

-

Hoạt động chức năng giảm ước lượng bằng sức nắm của bàn tay
1.5.2. Tình hình trong nước
Các rào cản chính khiến phần lớn bệnh nhân chưa nhận được dinh dưỡng
đầy đủ có thể đến từ sự thiếu ưu tiên, quan tâm, hợp tác, kiến thức dinh dưỡng
giữa các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cũng như trách nhiệm chưa rõ ràng
của các chuyên khoa [72].
Bệnh viện Lão khoa Trung ương thành lập năm 1983 thuộc bệnh viện
Bạch Mai. Ngày 18/5/2006, Bệnh viện Lão khoa Trung ương chính thức được
thành lập, trực thuộc Bộ Y Tế, hoạt động độc lập với Bệnh viện Bạch Mai, có
chức năng cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng tuyến cuối

cho người cao tuổi trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa
có nhiều nghiên cứu có hệ thống về nuôi dưỡng bệnh nhân cao tuổi tại đơn vị
ICU. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tại ICU cũng ít được nghiên cứu.


×