Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG KHI NHẬP VIỆN và một số yếu tố LIÊN QUAN ở BỆNH NHÂN đái THÁO ĐƯỜNG TYPE II tại BỆNH VIỆN nội TIẾT TRUNG ƯƠNG, năm 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.33 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
----***----

VŨ THỊ NGÁT

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG KHI NHẬP VIỆN
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE II TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT
TRUNG ƯƠNG, NĂM 2017 - 2018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2014 – 2018


Hà Nội - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
----***----

VŨ THỊ NGÁT

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG KHI NHẬP VIỆN
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE II TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT


TRUNG ƯƠNG, NĂM 2017 - 2018
Chuyên ngành: Cử nhân dinh dưỡng
Mã số: 52720303
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2014 – 2018
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. BS. Nguyễn Trọng Hưng
2. Ths. Nguyễn Thị Thu Hà


Hà Nội - 2018

LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi là khóa sinh viên thứ hai của ngành Cử nhân Dinh Dưỡng sắp sửa
ra trường. Bốn năm trau dồi nhân cách và kiến thức tại mái trường Đại học Y Hà
Nội, chúng tôi được học tập và trưởng thành như ngày hôm nay là nhờ công ơn của
nhà trường và các thầy cô. Trước thời điểm đánh dấu kết quả học tập và rèn luyện
bốn năm đại học, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban giám hiệu, phòng
Đào tạo Đại học, Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm - Trường Đại học Y
Hà Nội đã luôn tận tình giảng dạy, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập
tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.BS.Nguyễn Trọng Hưng,
phó trưởng khoa Dinh dưỡng Lâm sàng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cán bộ thính
giảng dạy tại Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm - Viện Đào tạo Y học dự
phòng và Y tế công cộng - Trường Đại học Y Hà Nội, người thầy đã hết lòng dạy
bảo, dìu dắt, cổ vũ và truyền lửa cho tình yêu với ngành học trong tôi trong suốt
quá trình học tập và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Với lòng kính trọng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ths.Nguyễn Thị
Thu Hà giảng viên Bộ môn Tổ chức và Quản lý y tế - Viện Đào tạo Y học dự phòng
và Y tế công cộng - Trường Đại học Y Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho

tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS.BS.Phan Hướng
Dương- Phó giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương và các anh, chị bác sỹ, cán
bộ nhân viên khoa Dinh dưỡng Lâm sàng & Tiết chế - Bệnh viện Nội tiết Trung
ương luôn tạo điều kiện, chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm tạ và lời chúc sức khỏe đến các
bệnh nhân trong khoa đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu.


Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng chấm khoá luận đã
cho tôi nhiều ý kiến quý báu để hoàn thiện luận văn.
Cuối cùng, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình,
bạn bè và những người thân yêu nhất đã dành cho tôi sự yêu thương, đã động viên
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Sinh viên làm khoá luận

Vũ Thị Ngát


LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi:
- Phòng đào tạo Đại học Trường Đại học Y Hà Nội.

- Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
- Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm.
- Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Tình trạng dinh dưỡng khi nhập
viện và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type II tại Bệnh viện
Nội tiết Trung ương, năm 2017 - 2018” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả được nêu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố
trong bất kỳ một nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Sinh viên làm luận văn

Vũ Thị Ngát


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...................................................................................3
1.1. Định nghĩa, chẩn đoán, phân loại và hậu quả của bệnh đái tháo đường..........3
1.1.1. Định nghĩa.................................................................................................3
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán................................................................................3
1.1.3. Phân loại...................................................................................................3
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường type II...................................................4
1.1.5. Hậu quả các biến chứng............................................................................4
1.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng người bệnh....................................................5
1.2.1. Định nghĩa tình trạng dinh dưỡng.............................................................5

1.2.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng.................................................................5
1.2.3. Các nội dung đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân...................5
1.3. Một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường type II........................................5
1.3.1. Một số yếu tố liên quan không thể thay đổi được......................................5
1.3.2. Một số yếu tố liên quan thay đổi được......................................................6
1.4. Dinh dưỡng trong điều trị đái tháo đường type II............................................8
1.5. Dịch tễ học đái tháo đường trên thế giới và tại Việt Nam..............................11
1.5.1. Dịch tễ học trên thế giới..........................................................................11
1.5.2. Dịch tễ học tại Việt Nam.........................................................................13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................15
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................15
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................................15
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu...............................................................................15
2.2.2. Thời gian nghiên cứu..............................................................................15
2.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................15
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.................................................................................15
2.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu.............................................................................15
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu...........................................................................16
2.3.4. Các biến số nghiên cứu...........................................................................16


2.4. Phương pháp, công cụ thu thập và các chỉ tiêu đánh giá...............................17
2.4.1. Phương pháp, kĩ thuật, công cụ thu thập số liệu......................................17
2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá...............................................................................20
2.5. Xử lý, phân tích số liệu..................................................................................21
2.6. Các hạn chế, sai số và biện pháp khắc phục..................................................21
2.6.1. Các loại sai số.........................................................................................21
2.6.2. Biện pháp khắc phục...............................................................................22
2.7. Đạo đức nghiên cứu.......................................................................................22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................24

3.1. Đặc điểm chung.............................................................................................24
3.2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu..........................................27
3.3. Một số yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu........................................31
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.....................................................................................37
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..................................................37
4.2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu..........................................39
4.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu
.............................................................................................................................44
4.4. Hạn chế trong nghiên cứu..............................................................................48
KẾT LUẬN............................................................................................................49
KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADA

: Hội Đái tháo đường Mỹ (American Diabetes Assocition)

BMI
ĐTNC
ĐTĐ
IDF
HĐTL
HDL-C
LDL-C
RLCH
RLLM

TC-BP
THA
TNLTD
TTDD
Tp. HCM
VB
VM
WHO

: Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)
: Đối tượng nghiên cứu
: Đái tháo đường
: Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế
: Hoạt động thể lực
: Cholesterol có tỷ trọng cao (High Density Lipoprotein-cholesterol)
: Cholesterol có tỷ trọng thấp (Low Density Lipoprotein-cholesterol)
: Rối loạn chuyển hóa
: Rối loạn lipid máu
: Thừa cân – Béo phì
: Tăng huyết áp
: Thiếu năng lượng trường diễn
: Tình trạng dinh dưỡng
: Thành phố Hồ Chí Minh
: Vòng bụng
: Vòng mông
: Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1.

Chỉ số đường huyết của một số loại thực phẩm..................................10

Bảng 1.2.

Mười quốc gia có số người mắc bệnh ĐTĐ cao nhất năm 2017 và ước
tính năm 2045....................................................................................12

Bảng 2.1.

Biến số và chỉ số nghiên cứu..............................................................16

Bảng 2.2.

Phân loại BMI theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới dành cho
người châu Á (phân loại của WPRO) 2004 .......................................20

Bảng 3.1.

Thông tin đặc điểm chung của ĐTNC................................................24

Bảng 3.2.

Phân bố điều kiện kinh tế của đối tượng theo khu vực sống..............25

Bảng 3.3.

Đặc điểm tiền sử gia đình của ĐTNC.................................................25


Bảng 3.4.

Phân bố tỷ lệ ĐTNC đã điều trị một số bệnh lý..................................26

Bảng 3.5.

Đặc điểm các mức độ glucose máu lúc đói trong 3 tháng gần đây.....26

Bảng 3.6.

Đặc điểm phân bố béo bụng theo khu vực sống.................................28

Bảng 3.7.

Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần 24 giờ........................................29

Bảng 3.8.

Thực trạng tiêu thụ lương thực, thực phẩm của ĐTNC......................30

Bảng 3.9.

Mức tiêu thụ rau xanh và quả chín theo khẩu phần 24 giờ.................30

Bảng 3.10.

Mức độ kiểm soát các chỉ số sinh hóa theo ADA 2017......................31

Bảng 3.11. Đặc điểm TTDD của ĐTNC theo đặc điểm nhân khẩu học...............31
Bảng 3.12.


Mối liên hệ giữa HbA1c và TTDD.....................................................32

Bảng 3.13.

Mối liên quan giữa khẩu phần 24 giờ và TTDD.................................33

Bảng 3.14.

Phân bố thói quen sử dụng thực phẩm trong 6 tháng..........................34

Bảng 3.15.

Mối liên quan giữa HĐTL, lối sống với TTDD..................................35

Bảng 3.16.

Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và HĐTL..............................36


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biều đồ 3.1. Tần suất kiểm tra đường máu của ĐTNC............................................27
Biều đồ 3.2. Phân bố TTDD theo phân loại WPRO...............................................27


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mạn tính có đặc trưng bởi tình trạng tăng

nồng độ glucose máu mạn tính cùng với RLCH carbonhydrat, protein, lipid do
giảm bài tiết insulin, giảm khả năng hoạt động của insulin hoặc cả hai [2]. Cuối thế
kỷ XXI mặc dù có những tiến bộ khoa học quan trọng trong ngành y tế nhưng bệnh
ĐTĐ vẫn đang là một thách thức lớn đối với sức khỏe toàn cầu. Hiện nay, ĐTĐ
type II đang là 1 trong 4 bệnh mạn tính không lây nhiễm (ĐTĐ, tim mạch, ung thư,
tâm thần) có tỉ lệ gia tăng và phát triển nhanh trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang
phát triển trong đó có Việt Nam.
Sự gia tăng không ngừng của bệnh ĐTĐ và biến chứng của nó đã khiến công
tác phòng ngừa và điều trị trở thành ưu tiên hàng đầu của ngành y tế. Theo IDF,
năm 2017 (trong độ 20 - 79 tuổi) có 425 triệu người đang chung sống với bệnh
ĐTĐ với trên 50% số đó chưa được chẩn đoán và điều trị, dự kiến tới năm 2045,
con số ĐTĐ sẽ là 629 triệu người và con số này sẽ gia tăng mạnh mẽ tại các nước
đang phát triển đặc biệt ở Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á [17]. Trong số đó, có
khoảng 90% là bệnh ĐTĐ type II, còn lại ĐTĐ type I, khi đó chỉ có khoảng 6% số
người bệnh đạt mục tiêu điều trị [17].
Việt Nam là quốc gia có số người mắc ĐTĐ nhiều nhất trong số các quốc
gia Đông Nam Á với kết quả điều tra STEPwise về các yếu tố nguy cơ của bệnh
không lây nhiễm do Bộ Y Tế thực hiện năm 2015, ở nhóm tuổi từ 18-69, cho thấy tỷ
lệ ĐTĐ toàn quốc là 4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6% [12].
Trên thế giới, ĐTĐ nói chung, ĐTĐ type II thường được phát hiện muộn với
những biến chứng nặng nề, chi phí điều trị và quản lý bệnh rất tốn kém, bệnh đang
trở thành dịch bệnh nguy hiểm trên toàn cầu, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Dinh dưỡng là phương pháp điều trị cơ bản, quan trọng và cần thiết cho
người bệnh ĐTĐ type II ở bất kì loại hình điều trị nào, một chế độ ăn cân đối và
hoạt động thể lực hợp lý, điều hòa không những rất hữu ích nhằm kiểm soát đường
huyết mà còn ngăn ngừa các biến chứng ĐTĐ và duy trì chất lượng cuộc sống của
người ĐTĐ type II. Sự thống nhất ba yếu tố dinh dưỡng, lối sống và thuốc trở thành
phương pháp điều trị ĐTĐ không thể thay đổi hiện nay.



2

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, những thay đổi về xã hội, văn hóa, kinh
tế, công nghệ thông tin ảnh hưởng không nhỏ tới chế độ dinh dưỡng đặc biệt là các
nước đang phát triển như Việt Nam chế độ ăn truyền thống nhiều tinh bột, ít chất béo
và nhiều chất xơ đã bị thay đổi bằng chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều calo, ít chất xơ,
thêm vào đó quá trình đô thị hóa và lối sống hạn chế vận động điều này góp phần
thừa năng lượng là những yếu tố lớn ảnh hưởng đến tỉ lệ gia tăng mắc ĐTĐ.
Tại Việt Nam, hiện nay đã có những công trình nghiên cứu về TTDD của
bệnh nhân ĐTĐ tuy nhiên chưa nhiều hoặc chưa thực sự toàn diện và đầy đủ về các
yếu tố liên quan gây ĐTĐ type II. Bệnh viện Nội tiết Trung ương là một bệnh viện
hàng đầu điều trị bệnh nội tiết và chuyển hóa trong đó có bệnh ĐTĐ type II. Khoa
Dinh dưỡng Lâm sàng & Tiết chế là khoa phụ trách dinh dưỡng cho toàn bệnh viện
và đồng thời khoa là một trong các nhóm khoa nội chung của bệnh viện Nội tiết
Trung ương. Với mong muốn tìm hiểu các yếu tố liên quan gây bệnh ĐTĐ type II
nhằm cải thiện TTDD của bệnh nhân ĐTĐ type II góp phần nâng cao kết quả điều
trị, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng khi nhập viện và một số
yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type II tại Bệnh viện Nội tiết
Trung ương, năm 2017 - 2018” nhằm hai mục tiêu sau:
1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng khi nhập viện của bệnh nhân ĐTĐ type II
tại khoa Dinh dưỡng Lâm sàng & Tiết chế - Bệnh viện Nội tiết Trung
ương, năm 2017 - 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân ĐTĐ type II tại khoa Dinh dưỡng
Lâm sàng & Tiết chế - Bệnh viện Nội tiết Trung ương, năm 2017 - 2018.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa, chẩn đoán, phân loại và hậu quả của bệnh đái tháo đường

1.1.1. Định nghĩa
ĐTĐ là RLCH của nhiều nguyên nhân, bệnh được đặc trưng tình trạng tăng
đường huyết mạn tính phối hợp với RLCH carbohydrat, lipid và protein do thiếu hụt
của tình trạng tiết insulin, tác dụng của insulin hoặc cả hai [1].
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán
- Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ (ADA) dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây [4]:
a) Glucose huyết tương lúc đói (FPG) ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Bệnh
nhân phải nhịn ăn ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 - 14 giờ), hoặc:
b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp
glucose đường uống 75g (OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L). Nghiệm pháp
dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của WHO.
c) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở
phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
d) Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức
glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
- Nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu
nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm chẩn đoán
a, b, d ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian thực
hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.
- Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản và
hiệu quả để chẩn đoán ĐTĐ là định lượng glucose huyết tương lúc đói 2 lần ≥ 126
mg/dL (hay 7 mmol/L). Nếu HbA1c được đo tại phòng xét nghiệm được chuẩn hóa
quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán ĐTĐ.
1.1.3. Phân loại


4

- ĐTĐ type I là do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn đã tấn công các
tế bào


trong tuyến tụy làm cho tế bào này không sản suất được insulin, dẫn tới cơ

thể không sử dụng được glucose, do đó glucose máu tăng cao. Người bệnh phụ
thuộc hoàn toàn vào insulin ngoại sinh. Bệnh thường phát hiện ở trẻ em, cũng có thể
gặp ở người trưởng thành.
- ĐTĐ type II được đặc trưng bởi kháng insulin, giảm tiết insulin, tăng sản
xuất glucose từ gan và bất thường chuyển hóa mỡ. Bệnh tiến triển dần dần theo thời
gian, glucose sẽ tăng cao trong máu. Ít vận động, béo phì đặc biệt béo phì trung tâm
là nguy cơ cao phát triển ĐTĐ type II [16].
- ĐTĐ thai kỳ: Là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào,
khởi phát hoặc phát hiện lần đầu khi mang thai và đa số bệnh tự hết sau khi sinh,
một số ít tiến triển thành ĐTĐ type II. ĐTĐ thai kỳ thường không có triệu chứng
nên phải làm nghiệm pháp dung nạp glucose [1].
- Thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ do các nguyên nhân khác, như ĐTĐ sơ sinh
hoặc ĐTĐ do sử dụng thuốc và hoá chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị
HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô…[12].
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh ĐTĐ type II
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do cơ chế tự miễn [61]:
- Rối loạn tiết insulin: Tế bào

của tụy bị rối loạn về chức năng sản xuất

insulin bình thường cả số lượng và chất lượng để đảm bảo chuyển hóa glucose bình
thường. Rối loạn này có thể là bất thường về nhịp tiết và động học của bài tiết
insulin hay bất thường về số lượng tiết insulin, bất thường về chất lượng tế bào
peptid có liên quan đến nồng độ insulin trong máu.
- Giảm tiết insulin.
- Tình trạng đề kháng insulin và hội chứng chuyển hóa.
1.1.5. Hậu quả các biến chứng

Gồm biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính.


5

- Biến chứng cấp tính: Hôn mê nhiễm toan ceton, hôn mê tăng áp lực
thẩm thấu.
- Biến chứng mạn tính: Biến chứng vi mạch, biến chứng mạch máu lớn, biến
chứng bàn chân và biến chứng nhiễm khuẩn.
1.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng người bệnh
1.2.1.

Định nghĩa tình trạng dinh dưỡng
TTDD là tập hợp các chỉ số sức khỏe (về đặc điểm chức phận, cấu trúc, hóa

sinh,…) phản ánh mức đáp ứng các chất dinh dưỡng từ khẩu phần so với nhu cầu
của cơ thể. Trong đó, người ta chỉ sử dụng những chỉ số biến đổi nhậy trước ảnh
hưởng của dinh dưỡng để đánh giá TTDD [35], [9].
1.2.2.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Đánh giá TTDD là xác định chi tiết, đặc hiệu và toàn diện TTDD người bệnh.

Việc đánh giá được thực hiện bởi cán bộ y tế được đào tạo về dinh dưỡng. Đánh giá
TTDD là cơ sở cho hoạt động tiết chế dinh dưỡng. Quá trình đánh giá TTDD giúp
xây dựng kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân và cũng là cơ sở cho việc
theo dõi các can thiệp về dinh dưỡng cho người bệnh [35], [9].
Đánh giá TTDD bệnh nhân giúp việc theo dõi diễn biến bệnh trong quá trình
điều trị, tiên lượng bệnh tật cũng như đánh giá hiệu quả can thiệp dinh dưỡng [36].
Để xác định TTDD của người bệnh thông qua các thông tin về kinh tế xã hội, bệnh

sử, ăn uống, quá trình điều trị, khám thực thể, các số đo nhân trắc và chỉ số hóa sinh [35].
1.2.3.

Các nội dung đánh giá TTDD cho bệnh nhân

Đánh giá TTDD của người bệnh một cách có hệ thống bao gồm [35]:
- Tiền sử: dinh dưỡng, chế độ ăn, tiền sử về quá trình điều trị.
- Tìm hiểu về khẩu phần dinh dưỡng và các thông tin về thói quen ăn uống.
- Thăm khám lâm sàng để phát hiện các triệu chứng thiếu dinh dưỡng.
- Đánh giá các chỉ số nhân trắc.
- Tình trạng dự trữ năng lượng của cơ thể.
- Xét nghiệm: hóa sinh, huyết học, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng…
1.3. Một số yếu tố liên quan đến ĐTĐ type II
1.3.1. Một số yếu tố liên quan không thể thay đổi được


6

 Yếu tố dân tộc/chủng tộc
Độ nhạy cảm của ĐTĐ type II ở mỗi chủng tộc là khác nhau. Tỷ lệ ĐTĐ ở
người da đen, người Tây Ban Nha, da đỏ châu Mỹ và người Mỹ gốc châu Á có nguy
cơ mắc cao hơn [36].
 Yếu tố gia đình và yếu tố di truyền
Nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc ĐTĐ type II sẽ tăng gấp 2 - 6 lần ở
người có bố mẹ, anh chị em ruột mắc ĐTĐ. Tiền sử gia đình là một dữ liệu quan trọng
và hữu ích giúp đánh giá khả năng mắc ĐTĐ. Tuy nhiên, yếu tố gia đình có thể không
liên quan đến yếu tố di truyền mà do ảnh hưởng bởi cùng một môi trường sống.
ĐTĐ type II thường xảy ra trên sinh đôi đồng hợp tử nhiều hơn sinh đôi dị hợp
tử chứng tỏ yếu tố di truyền có vai trò quan trọng trong việc quyết định tính nhạy
cảm của bệnh này. Theo thống kê, các nghiên cứu trên các cặp sinh đôi đồng hợp tử

cho tỷ lệ đương đồng cùng tỷ lệ mắc ĐTĐ type II lên tới 90%, kể cả trọng lượng cơ
thể không bằng nhau. Mặc dù vậy, không phải sinh đôi đồng hợp tử nào cũng đều
mắc ĐTĐ type II nếu có một người mắc bệnh [53].
 Yếu tố tuổi
Qua nhiều nghiên cứu cho thấy tuổi liên quan tới sự phát triển của bệnh ĐTĐ
type II, tuổi càng cao tỷ lệ ĐTĐ càng lớn. Tuy nhiên, địa điểm nơi ở sẽ làm cho sự
phát triển ĐTĐ theo độ tuổi là khác nhau như: châu Á tỷ lệ mắc ĐTĐ type II cao từ
30 tuổi trở lên, ở châu Âu thì những người từ 50 tuổi trở đi chiếm 85 - 90% số
người mắc ĐTĐ [47]. Theo công bố của Bệnh viện Nội tiết Trung ương trước đây
bệnh ĐTĐ type II thường gặp ở người 40 - 45 tuổi thì nay các bác sĩ đã phát hiện
bệnh này ở lứa tuổi học sinh. Bệnh nhi trẻ tuổi nhất là 11 tuổi sống tại Hà Nội [48].
1.3.2 Một số yếu tố liên quan thay đổi được

 Yếu tố TC - BP và yếu tố tỷ lệ mỡ cơ thể
TC - BP được đánh giá theo chỉ số khối cơ thể (BMI). Theo kết quả nghiên
cứu của Hoàng Kim Ước cho thấy những người có BMI > 23kg/m 2 có nguy cơ
ĐTĐ type II cao gấp 2,89 lần so với người bình thường [50].
Bao gồm mỡ dưới da và mỡ nội tạng. Mỡ nội tạng là loại chất béo được dự trữ
trong ổ bụng và một số cơ quan nội tạng như ruột, gan, tụy… chiếm tỷ trọng cao.


7

Béo bụng ngay cả những người có BMI chưa thực sự xếp vào TC - BP vẫn là một
trong những nguyên nhân gây tình trạng đề kháng insulin và các RLCH khác nếu
không kiểm soát tốt có khả năng tiến triển thành ĐTĐ. Theo nghiên cứu của Đỗ Thị
Ngọc Diệp và cộng sự (2014) tại Tp.HCM, tỷ lệ phần trăm mỡ trong cơ thể của
người ĐTĐ là 28,6% [43].
 Ít HĐTL
Ít HĐTL là yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh ĐTĐ type II do làm giảm tính nhạy

cảm của insulin [60]. HĐTL góp phần vào chiếc kiềng ba chân giúp điều trị bệnh
ĐTĐ type II, giúp tăng nhạy cảm insulin và dung nạp glucose. Theo kết quả nghiên
cứu của Kimm SY và cộng sự, những người có HĐTL trung bình ít nhất 30
phút/ngày và 5 ngày/tuần có BMI thấp hơn so với những người ít HĐTL [63]. Ít
HĐTL là yếu tố nguy cơ cao đến bệnh do tính nhạy cảm của insulin giảm [54].
 Khẩu phần và thói quen ăn uống
Hiện nay, chế độ ăn là một trong ba yếu tố kết hợp điều trị ĐTĐ type II. Với
chế độ tiêu thụ nhiều rau, trái cây (chất xơ), cá, thịt gia cầm và ngũ cốc đã làm giảm
tình trạng mắc ĐTĐ type II. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất béo ảnh hưởng tới
chuyển hóa glucose và sự nhạy cảm insulin. Ngoài ra, insulin còn được kích thích
sản xuất liên tục bởi chế độ ăn nhiều cacbonhydrat và dẫn tới làm giảm khả năng
tiết insulin gây tình trạng ĐTĐ type II trẻ hóa [52]. TTDD ảnh hưởng bởi chế độ ăn
và thói quen ăn uống. Một chế độ không cân đối (thiếu hoặc thừa năng lượng) đều
ảnh hưởng đến TTDD. Nghiên cứu chỉ ra rằng có 60 - 80% người mắc béo phì
nguyên nhân là do dinh dưỡng và bên cạnh còn có thể do RLCH trong cơ thể.
Sử dụng thuốc lá, rượu bia
Thuốc lá và chất cồn là những chất kích thích gây hại, ảnh hưởng tới sức khỏe,
chất làm nặng thêm các RLCH. Những người mắc ĐTĐ nếu có lối sống uống nhiều
rượu, bia và hút thuốc thì bệnh thường nặng hơn những người không sử dụng. Bỏ
thuốc lá luôn song hành cùng tăng cân do hội chứng cai nicotin sau khi ngừng hút
thuốc. Tuy nhiên, so với tiếp tục hút thuốc lá thì bỏ thuốc lá có lợi ích cho sức khỏe
lớn hơn rất nhiêu. Theo nghiên cứu của Tô Văn Hải, bệnh nhân ĐTĐ nam giới có tỷ
lệ hút thuốc lá 16,8% và uống rượu bia là 22,3% [51]. Một trường Đại học tại Anh


8

tiến hành 25 cuộc nghiên cứu trên 1,2 triệu đối tượng cho kết quả những người hút
thuốc là có tới 44% nguy cơ mắc ĐTĐ type II [47].
 Yếu tố môi trường và lối sống

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ TC - BP song hành cùng hiện tượng giảm
HĐTL và lối sống tĩnh tại. Nhiều bằng chứng chỉ ra rằng thể dục hàng ngày, cường
độ phù hợp với thể lực, môi trường sống trong lành, thói quen ăn uống hợp lý, quản
lý được cân nặng, VB/VM… là những yếu tố quan trọng quyết định đến tình trạng
bệnh ĐTĐ type II.
 Bệnh lý kèm theo
RLCH và các lipoprotein: Tăng lipid máu sau ăn và sự tích tụ mỡ động mạch
liên quan đến béo phì nội tạng. Theo tác giả Nguyễn Hải Thủy, acid béo tự do gia
tăng trong máu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ĐTĐ type II thông qua
cơ chế kháng insulin [55]. Các xét nghiệm có triglycerid và LDL - C cao là một
trong những yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh ĐTĐ type II [56].
THA đóng vai trò quan trọng phát triển bệnh ĐTĐ type II. Có tới 2/3 người
ĐTĐ mắc THA. Người mắc ĐTĐ huyết áp nên được kiểm soát dưới 130/80 mmHg
và nên được kiểm tra 2 - 4 lần/năm [57]. Người mắc THA có ĐTĐ gây biến chứng
tim mạch nặng [55]. Tỉ lệ THA ở bệnh nhân ĐTĐ type II tăng theo tuổi đời, tuổi
bệnh, BMI… theo công bố của Viện Tim mạch những người trên 16 tuổi sống ngoại
thành Hà Nội cho thấy tỉ lệ VB/VM và BMI càng cao thì nguy cơ THA càng lớn [64].
 Stress
Stress cấp liên quan đến việc đề kháng insulin và là đề kháng có khả năng hồi
phục.. Stress gây đề kháng insulin trực tiếp hay gián tiếp thông qua sự tương tác với
leptin dẫn tới tăng nồng độ leptin trong máu và ức chế các hoạt động của leptin,
thúc đẩy tình trạng đề kháng leptin và đóng góp sự đề kháng insulin [55].
 Tiền sử ĐTĐ thai kỳ và sinh con nặng trên 4kg
Theo báo cáo từ các nghiên cứu những người mắc ĐTĐ thai kỳ sau 10 - 20
năm có tới 35 - 60% mắc ĐTĐ type II [58]. Các bà mẹ sinh con lớn hơn 4kg thường
nguy cơ mắc ĐTĐ type II cao hơn phụ nữ bình thường và nguy cơ đó cũng xảy ra
với đứa trẻ, những đứa trẻ thường bị TC - BP từ rất nhỏ và mắc các RLCH [59].


9


1.4. Dinh dưỡng trong điều trị ĐTĐ type II
 Mục đích của chế độ ăn
Chế độ ăn là một trong những nền tảng cơ bản điều trị ĐTĐ với mục tiêu đảm
bảo cung cấp dinh dưỡng hợp lý, cân đối và đầy đủ cả về số lượng và chất lượng
nhằm đưa mức glucose máu trở về giới hạn bình thường hoặc trong mức an toàn để
ngăn ngừa và giảm biến chứng. Mục tiêu chế độ ăn cho người ĐTĐ [12]:
- Hỗ trợ kiểm soát glucose máu, giảm nồng độ HbA1c trong máu
- Hỗ trợ điều chỉnh RLCH lipid máu, các rối loạn chức năng thận, THA và
triệu chứng của các bệnh nền khá.
- Kiểm soát cân nặng.
 Nguyên tắc chế độ ăn
- Cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng theo lứa tuổi, tình trạng sinh lý,
tình trạng lao động, bệnh tật kèm theo.
- Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn, không làm hạ đường máu lúc xa ăn.
- Duy trì cân nặng lý tưởng, VB, VB/VM trong giới hạn bình thường.
- Duy trì HĐTL bình thường.
- Không làm tăng các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được.
- Phù hợp với tập quán của địa phương và tôn giáo.
- Không nên thay đổi quá nhanh và phức tạp. Thuận tiện và dễ thực hiện.
 Nhu cầu năng lượng
Nhu cầu năng lượng của mỗi cá nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tuổi, giới,
loại hình lao động, thể trạng, tình trạng sinh lý và bệnh lý kèm theo.
Năng lượng:
- Người lớn: 30 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.
- Người thừa cân: 25 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày. Mục tiêu giảm cân từ từ.
- ĐTĐ kết hợp bệnh lý thận: 30-35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.
Tỷ lệ các chất dinh dưỡng:
- Glucid: 55 - 60% tổng năng lượng. Dùng thực phẩm có chỉ số đường huyết
thấp, glucid phức hợp. Không ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao đơn độc.



10

- Protein: 15 - 20% tổng năng lượng.
- Lipid: 20 - 30% tổng năng lượng. Hạn chế chất béo bão hòa <7% năng lượng
khẩu phần, tăng cường ăn dầu thực vật. Khẩu phần ăn cholesterol <200mg/ngày.
- Chất xơ: 14g/1000kcal/ngày, trong đó có đủ lượng chất xơ hòa tan. Chất xơ có
tác dụng giảm nguy cơ tăng đường huyết sau ăn, giảm cholesterol, chống táo bón.
- Vitamin và chất khoáng: đảm bảo cung cấp đủ theo nhu cầu khuyến nghị.
- Muối: < 5g/ngày
- Nước: 40 ml/kg cân nặng/ngày (trừ người có phù, tràn dịch màng phổi,
người già giảm theo tuổi).
- Chất cồn: cần hạn chế 1 đơn vị đối với nữ, 2 đơn vị đối với nam.
1 đơn vị tương đương với 1 chén rượu mạnh (30ml, 40 độ); 1 ly rượu vang
(100ml; 13,5 độ); 1 vại bia hơi 330ml; 2/3 chai hoặc lon bia 330ml.
- Phân bố bữa ăn trong ngày: 4 - 6 bữa, nên ăn bữa phụ tối tránh hạ đường
huyết ban đêm. Ăn đúng giờ và đúng bữa.
Bảng 1.1. Chỉ số đường huyết của một số loại thực phẩm
Nhóm thực phẩm
Bánh mì

Lương thực

Tên thực phẩm
Bánh mì trắng
Bánh mì toàn phần
Gạo trắng
Lúa mạch
Bột dong

Gạo giã rối
Khoai lang
Khoai sọ
Khoai bỏ lò
Khoai tây luộc
Khoai tây nghiền
Cháo
Cháo kê
Dứa nguyên
Chuối
Táo
Dưa hấu
Cam
Xoài

Chỉ số đường huyết (%)
100
99
83
31
95
72
54
58
135
78
87
78
67
59

53
53
72
66
55


11

Quả chín

Rau
Đậu

Sữa

Đường

Nho
Mận
Nhãn
Vải (90g)
Vải (120g) - châu Á
Cà rốt
Rau muống
Lạc
Đậu tương
Hạt đậu

43

24
56 - 69
56 - 69
79
49
10
19
18
49

Sữa chua trái cây
Sữa đậu nành
Sữa gầy
Sữa chua
Fructose
Sucrose
Glucose
Mật ong

41
34
32
52
15
65
103
61

1.5. Dịch tễ học đái tháo đường trên thế giới và tại Việt Nam
1.5.1. Dịch tễ học trên thế giới

ĐTĐ type II là bệnh mạn tính liên quan đến đô thị hóa thay đổi TTDD và lối sống
tĩnh tại đang gia tăng nhanh chóng trên toàn cầu, bệnh tăng nhanh theo tốc độ phát triển
của nền kinh tế - xã hội. Theo báo cáo của IDF, năm 1994 toàn thế giới có 110 triệu
ĐTĐ, năm 2010 con số lên tới 246 triệu người, tới năm 2017 có 425 triệu người mắc
trên thế giới, dự kiến số người ĐTĐ sẽ tăng lên 629 triệu người vào năm 2045 và một
nửa trong số đó không biết mình mắc bệnh [17]. Điều đáng chú ý, cứ 4 trong số 5
người mắc bệnh ĐTĐ sống trong những quốc gia có mức thu nhập thấp đến trung bình
[17]. Châu Á hiện nay là châu lục gia tăng nhanh chóng đặc trưng bởi BMI thấp và trẻ
tuổi so với người da trắng [18], [19]. Nghiên cứu Frank B. cho biết do dinh dưỡng kém
khi mang thai và thời kì nhỏ cộng với dinh dưỡng dư thừa trong cuộc sống sau này đã
góp phần gia tăng bệnh ĐTĐ hiện nay của người dân châu Á [18].


12

Bệnh nhân ĐTĐ hiện nay khi phát hiện thường có nhiều biến chứng, theo báo cáo
có tới 50% bệnh nhân có biến chứng tim mạch, điều đó chứng tỏ bệnh rất âm thầm và
các biến chứng có thể từ thời kỳ tiền ĐTĐ và không có triệu chứng [21], [22].
Khu vực Miền Tây và Thái Bình Dương có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao nhất, năm 2017
có khoảng 159 triệu người và dự tính tới năm 2045 con số lên tới 183 triệu người
mắc ĐTĐ, tăng 15% [14]. Tại Campuchia, một nghiên cứu năm 2005 tỷ lệ mắc
ĐTĐ từ 25 tuổi trở lên tại Siemreap chiếm 5% và ở Kampomg Cham chiếm 11%
[24]. Tại Trung Quốc, tỷ lệ người mắc ĐTĐ là 2% trong khi người Trung Quốc ở
Mauritius chiếm 13% [25] cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ gia tăng nhanh ở nhiều quốc gia
trong thời kỳ chuyển tiếp về lối sống, dinh dưỡng, cộng đồng di cư.
ĐTĐ thực sự đang là gánh nặng cho nền kinh tế, xã hội toàn thế giới trong thế
kỷ XXI. Năm 2013, theo ước tính chi phí trực tiếp và gián tiếp cho bệnh ĐTĐ
khoảng 827 tỉ đô la Mỹ. Theo IDF ước tính chi phí cho căn bệnh ĐTĐ đã tăng gấp 3
lần từ 2003 đến 2013. Một nghiên cứu khác ước tính chi phí toàn cầu của bệnh
ĐTĐ hàng năm là 1,7 nghìn tỉ USD trong đó 900 tỉ USD là của nước phát triển và

800 tỉ USD của các nước có thu nhập trung bình và thấp [34].
Bảng 1.2. Mười quốc gia có số người mắc bệnh ĐTĐ cao nhất năm 2017
và ước tính năm 2045 [17]
Năm 2017
Số người mắc
STT
Quốc gia
(triệu người)
1
Trung Quốc
48,6
2
Hoa Kỳ
36,8
3
Indonesia
27,7
4
Ấn Độ
24,0
5
Brazil
14,6
6
Mexico
12,1
7
Nhật Bản
12,0
8

Pakistan
8,3
9
Thái Lan
8,2
10
Nigeria
7,7
1.5.2. Dịch tễ học tại Việt Nam

Năm 2045
Số người mắc
Quốc gia
(triệu người)
Trung Quốc
59,9
Hoa Kỳ
43,2
Ấn Độ
41,0
Indonesia
35,6
Brazil
20,7
Mexico
20,6
Nigeria
17,9
Pakistan
16,7

Ethiopia
14,1
Nhật Bản
10,3


13

Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp, sau nhiều năm đổi mới, kinh tế
phát triển, cuộc sống và sức khỏe người dân có phần cải thiện rõ rệt, tuy nhiên công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước dẫn theo nhiều hệ lụy liên quan tới lối sống đặc
biệt ảnh hưởng tới người dân các khu đô thị, thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM
làm mất cân bằng giữa nhận năng lương và tiêu thụ năng lượng dẫn tới mô hình
bệnh tật thay đổi sâu sắc dẫn đến nhóm bệnh mạn tính không lây đang ngày càng
gia tăng như bệnh TC - BP, THA, RLLM, đặc biệt bệnh ĐTĐ là một con số đáng
báo động.
Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ĐTĐ nói chung và ĐTĐ type II nói riêng
đang gia tăng nhanh chóng [31]. Tại các thành phố lớn, năm 1990, tỷ lệ mắc ĐTĐ
từ 20 - 74 tuổi tại Hà Nội chiếm 1,2%; tại Huế chiếm 0,96% và tại Tp.HCM là
2,52% đến năm 2002 - 2003, toàn quốc lứa tuổi 30 - 64 tuổi chiếm 2,7% số người
mắc ĐTĐ và các thành phố lớn chiếm 4,4% [32], chỉ 5 - 6 năm tốc độ đã gia tăng
nhanh chóng lên tới 7 - 10% vào năm 2008 [33]. Theo nghiên cứu Nguyễn Huy
Cường, năm 1999 - 2001, đã tiến hành 3.555 người từ 15 tuổi trở lên với xét nghiệm
máu mao mạch lúc 17 giờ có trị số trên 105 mg/dl rồi tiếp tục làm nghiệm pháp
dung nạp glucose ghi nhận tỷ lệ mắc ĐTĐ chung của nội và ngoại thành Hà Nội
chiếm 2,42%, trong số 64% mới phát hiện, tỷ lệ nội thành là 4,31%; 0,61% ngoại
thành [29].
Tại Việt Nam có rất nhiều công trình điều tra dịch tế học ĐTĐ tại nhiều tỉnh
thành cho nhiều kết quả khác nhau. Nghiên cứu Trần Minh Long và cộng sự (2010),
tỷ lệ ĐTĐ type II tại Nghệ An là 9,39% [27]. Kết quả của Bệnh viện Nội tiết Trung

ương được công bố năm 2013 khi thực hiện trên 11.000 người tuổi từ 30 - 69 tại 6
vùng: miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ kết quả cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ chiếm
5,7% . Đồng thời, kết quả cho thấy người trên 45 tuổi có nguy cơ mắc ĐTĐ type II
cao gấp 4 lần người dưới 45 tuổi. Người có THA có nguy cơ cao gấp 3 lần người
bình thường. Người có VB lớn nguy cơ cao gấp 2,6 lần. Có 75,5% người chưa có
kiến thức hoặc kiến thức rất thấp về bệnh ĐTĐ [28]. Theo nghiên cứu của Doãn Thị


14

Tường Vi và cộng sự, năm 2011, tại Bệnh viện 198 với cỡ mẫu trên 2358 đối tượng
từ 30 - 60 tuổi đến khám sức khỏe có tới 3,6% số người mắc ĐTĐ và 12,4% số
người rối loạn glucose máu lúc đói [30]. Theo kết quả cuộc điều tra của Bệnh viện
Nội tiết Trung ương được công bố, tại Việt Nam tỷ lệ người trưởng thành mắc ĐTĐ
là 5,42% và tỷ lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63,6% [28]. Tốc độ
tăng lên 211% sau 10 năm [62].
Với mức tăng từ 8 - 20%, Việt Nam hiện nằm trong nhóm các nước đang phát
triển ở Tây Thái Bình Dương có tỷ lệ gia tăng bệnh ĐTĐ nhanh nhất thế giới [49]. Tại
các nước đang phát triển khác, trình độ hiểu biết của người dân còn hạn chế, số người
mắc ĐTĐ được phát hiện muộn và đến viện khi có những biến chứng nặng nề còn cao
và có tới 60% số người mắc bệnh ĐTĐ không được chẩn đoán và điều trị [34].


15

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành trên bệnh nhân ĐTĐ type II được điều trị tại khoa Dinh

dưỡng Lâm sàng & Tiết chế - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tại thời điểm nghiên cứu.
 Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Đối tượng được chẩn đoán xác định ĐTĐ type II đang điều trị nội trú tại
khoa tại thời điểm nghiên cứu. Lấy thông tin đối tượng lần đầu trong thời gian
nghiên cứu đối với bệnh nhân vào viện nhiều lần.
+ Đối tượng từ 20 tuổi trở lên, được giải thích đầy đủ thông tin và tự nguyện
tham gia nghiên cứu. Đối tượng có hồ sơ lưu trữ đầy đủ tại bệnh viện.
+ Đối tượng đã được điều trị hoặc chưa được điều trị đều được lựa chọn.
 Tiêu chuẩn loại trừ
+ Đối tượng không thể thu thập được thông tin (câm, điếc…). Đối tượng
không tỉnh táo, đang có biến chứng nặng, cấp tính như hôn mê, đột quỵ não.
+ Đối tượng bị gù vẹo cột sống. Đối tượng đang mang thai.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Dinh dưỡng Lâm sàng & Tiết chế - Bệnh
viện Nội tiết Trung ương.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang.
2.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu
Tính theo công thức:
n Z12  / 2

p (1  p )
(p) 2


×