Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG của bài THUỐC lục vị kỷ cúc TRONG điều TRỊ rối LOẠN THẦN KINH THỰC vật TRÊN BỆNH NHÂN TIỀN mãn KINH, mãn KINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.93 KB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ KIM DINH

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC LỤC VỊ KỶ CÚC
TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT
TRÊN BỆNH NHÂN TIỀN MÃN KINH, MÃN KINH

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

HÀ NỘI – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ KIM DINH

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC LỤC VỊ KỶ CÚC
TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT
TRÊN BỆNH NHÂN TIỀN MÃN KINH, MÃN KINH
Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: 60720201


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Thái Thị Hoàng Oanh
2. TS. Ngô Quỳnh Hoa

HÀ NỘI – 2016


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BN

Bệnh nhân

HA

Huyết áp

N0

Ngày đầu tiên trước điều trị

N10

Ngày thứ 10 sau điều trị

N30

Ngày thứ 30 sau điều trị


TMK

Tiền mãn kinh

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại


MỤC LỤC


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


6

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn thần kinh thực vật (thần kinh tự chủ) không phải là một căn
bệnh cụ thể, nó là một rối loạn có ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể
bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi, tiêu hóa…Đây là bệnh ngày càng phổ
biến tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng tác động rất lớn tới sinh hoạt
của người bệnh.
Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của hai hệ thống giao
cảm và phó giao cảm. Hai hệ thống này về cơ bản gần như trái ngược nhau

nhưng đôi khi có tác dụng hiệp đồng trong phạm vi hẹp. Bệnh lý thần kinh
chủ có thể được gây ra bởi số lượng lớn bệnh và vấn đề hoặc là tác dụng phụ
của điều trị cho các bệnh không liên quan đến hệ thống thần kinh. Một số
nguyên nhân phổ biến của bệnh lý thần kinh tự chủ bao gồm: bệnh tự miễn,
đái tháo đường,tổn thương thần kinh do phẫu thuật hoặc chấn thương, tác
dụng phụ của một số thuốc (kháng cholinergic, thuốc chống ung thư…)
Thời kỳ tiền mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên ở mọi phụ nữ, xuất
hiện ở độ tuổi khoảng 40 đến 50 tuổi [10]. Trong giai đoạn này có sự giảm sút
nồng độ nội tiết tố buồng trứng đây là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề khó
chịu cho phụ nữ. Một trong những vấn đề hay gặp là rối loạn thần kinh thực
vật. Rối loạn thần kinh thực vât kéo dài làm ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng
ngày làm giảm chất lượng sống.
Hiện nay YHHĐ điều trị rối loạn thần kinh thực vật chủ yếu bằng các
thuốc điều trị triệu chứng: thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc giảm
nhịp tim... Nhược điểm của các thuốc này là chỉ điều trị từng đợt và có nhiều
tác dụng phụ.
Theo YHCT rối loạn thần kinh thực vật thuộc phạm vi nhiều chứng
bệnh như: chính xung, đầu thống, thất miên…Nguyên nhân gây bệnh là do


7

sang chấn về tinh thần (lo nghĩ, hoạt động thần kinh quá độ),sự rối loạn hoạt
động chức năng các tạng phủ [7]. Rối loạn thần kinh thực vật ở phụ nữ tiền
mãn kinh có nguyên nhân là do khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh có sự
suy giảm công năng của ngũ tạng đặc biệt là thận khí suy. Thận suy chủ yếu là
tinh, huyết suy gây nên âm dương mắt cân bằng, ảnh hưởng tới sự hoạt động
của các tạng phủ khác như tâm,can, tỳ… Trên lâm sàng hay gặp thể bệnh can
thận âm hư. Để điều trị thể bệnh này có rất nhiều bài thuốc cổ phương trong
đó có bài “Lục vị kỷ cúc”.

Với phương châm kết hợp YHHĐ và YHCT để tận dụng tối đa ưu điểm
của từng phương pháp, tăng hiệu quả điều trị hạn chế tối thiểu nhược điểm
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác dụng của bài thuốc
Lục vị kỷ cúc trong điều trị rối loạn thần kinh thực vật ở phụ nữ tiền
mãn kinh, mãn kinh ” với 2 mục tiêu:
1.

Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Lục vị kỷ cúc” trong điều trị rối
loạn thần kinh thực vật ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh.

2.

Đánh giá tác dụng của bài thuốc đối với hội chứng tiền mãn kinh,
mãn kinh.


8

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. QUAN NIỆM CỦA YHHĐ VỀ RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC
VẬT VÀ HỘI CHỨNG TIỀN MÃN KINH, MÃN KINH
1.1.1. Rối loạn thần kinh thực vật
1.1.1.1. Đặc điểm giải phẫu, chức năng của hệ thần kinh thực vật
Hệ thần kinh thực vật còn được gọi là hệ thần kinh tự chủ gồm các sợi
thần kinh đi từ hệ thần kinh trung ương đến các cơ trơn (của các tuyến, các
tạng, các mạch máu) và cơ tim.
Hệ thần kinh tự chủ được chia làm hai phần là phần giao cảm và phần
đối giao cảm, hoạt động theo nguyên tắc đối nghịch nhau. Hệ thần kinh tự chủ

có cấu tạo:
- Trung khu thần kinh tự chủ: gồm các nhân ở trong não hay tuỷ gai.
- Các sợi thần kinh từ các nhân trung ương đi ra ngoại biên gồm hai loại:
sợi trước hạch (từ nhân tới các hạch) và sợi sau hạch (từ hạch đến cơ quan).
- Các hạch thần kinh tự chủ gồm có 3 loại:
+ Hạch cạnh sống nằm dọc hai bên cột sống.
+ Hạch trước sống hay hạch trước tạng.
+ Hạch tận cùng ở ngay gần các cơ quan.


9

- Các đám rối thần kinh tự chủ là các mạng lưới sợi thần kinh giao cảm
và đối giao cảm đan nhau chằng chịt trước khi đi vào một cơ quan.
* Hệ giao cảm
- Phần trung ương: Nhân trung gian bên ở đoạn tuỷ từ ngực 1đến thắt
lưng 3 (T1 - L3).

- Phần ngoại biên:
+ Sợi trước hạch theo rễ trước thần kinh gai sống vào nhánh thông
trắng đến các hạch giao cảm cạnh sống hoặc đi xuyên qua các hạch này để
đến các hạch trước sống.
+ Các hạch cạnh sống: có hai chuổi hạch giao cảm ở hai bên cột sống từ
đáy sọ đến xương cùng. Mỗi chuỗi có 23 hạch, nối với nhau bởi các nhánh
gian hạch, tạo thành một thân giao cảm và gồm các phần như sau:
• Ở cổ có hạch cổ trên, hạch cổ giữa và hạch cổ dưới; hạch cổ dưới

thường kết hợp với hạch ngực 1 để tạo thành hạch sao.
• Ở vùng ngực, thắt lưng và cùng: có 11 đến 12 hạch ngực, 3 đến 4


hạch thắt lưng, 4 đến 5 hạch cùng.
• Ở vùng cùng cụt hai thân giao cảm tiến lại gần nhau và hoà lẫn

thành một hạch cụt.
+ Hạch trước sống: có hạch tạng, hạch mạc treo tràng trên, hạch mạc
treo tràng dưới, hạch chủ thận và hạch hoành.


10

+ Sợi sau hạch: từ các hạch cạnh sống hoặc các hạch trước sống, các
sợi thần kinh giao cảm đi qua nhánh thông xám, rồi vào các thần kinh gai
sống để đến cơ quan mà chúng chi phối.
* Hệ đối giao cảm
- Trung ương gồm hai phần:
+ Ở não bộ là nhân các thần kinh sọ: III, VII, IX, X.
+ Ở tuỷ gai là cột nhân trung gian bên đoạn cùng 2 đến 4 (S2-4).
- Ngoại biên
Sợi trước hạch: tùy theo nguồn gốc khác nhau.
Từ trung ương phần não bộ: theo các thần kinh sọ III, VII, IX, X để đến
các hạch tận cùng (hạch mi, hạch chân bướm khẩu cái, hạch dưới hàm).
Từ trung ương phần tuỷ gai: theo rễ trước các thần kinh gai sống đến
các hạch tận cùng ở vùng chậu hông.
Hạch tận cùng: nằm gần hoặc ngay trong thành của các cơ quan mà
chúng chi phối.
Sợi sau hạch: rất ngắn, từ hạch tận cùng đi vào cơ quan.
* Tác dụng của hệ thần kinh tự chủ
Cơ quan

Giao cảm


Ðối giao cảm

Mống mắt

Giãn đồng tử

co

Tuyến lệ

Ít hoặc không tác dụng Kích thích tiết


11

lên sự tiết
Tuyến nước bọt

Giảm lượng tiết

Tăng lượng tiết

Phế quản

Giãn

Co

Tim


Tăng nhịp, tăng co bóp

Giảm nhịp

Ức chế

Kích thích

Cơ vòng dạ dày, ruột

Co thắt

Giãn

Cơ quan sinh dục

Co rút ống dẫn tinh,
túitinh, tiền liệt tuyến Giãn mạch
và cơ tử cung, co mạch

Bàng quang

Ít hoặc không tác dụng

Co thành bàng quang

Tuỷ thượng thận

Kích thích tiết


Ít hoặc không tác dụng

Dạ dày, ruột (nhu động
và tiết dịch)

Mạch máu ở thân và
Co
chi

Không tác dụng


12

Hình 1.1. Sơ đồ hệ thần kinh tự chủ
1. Dây thần kinh IX 2. Dây thần kinh X 3. Hạch tạng
4. Sợi đối giao cảm chậu 5. Hạch cạnh sống
1.1.1.2. Triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật
Hệ thần kinh thực vật gồm hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Sự mất cân
bằng của hệ giao cảm và phó giao cảm dẫn đến bệnh lý của hệ thần kinh thực
vật. Tùy thuộc vào loại rối loạn mà biểu hiện thành các triệu chứng lâm sàng
đa dạng khác nhau:
* Với hệ thần kinh: rối loạn vận mạch gây đau đầu khi thay đổi thời tiết gây rối
loạn tuần hoàn não, giảm trí nhớ, giảm tập trung, ngủ kém, lo âu, buồn bực vô cớ.
* Với hệ tim mạch: gây hồi hộp, hụt hơi, tim nhanh hoặc chậm, huyết áp tăng
giảm thất thường, đau thắt ngực, thiểu năng mạch vành, khó thích ứng với


13


hoạt động thể lực, nhịp tim thay đổi một cách chậm chạp hoặc không thay đổi
để đáp ứng kịp thời với hoạt động thể lực hoặc tập thể dục.
* Với hệ tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, do rối loạn chức năng co bóp của dạ dày,
ruột. Gây ra cảm giác nhanh no sau khi ăn, ăn không ngon, tiêu chảy, táo bón,
đầy hơi, buồn nôn, nôn, khó nuốt và ợ hơi. Kích thích đại tiện khi căng thẳng.
* Với hệ tiết niệu: Rối loạn tiết niệu, bao gồm tiểu khó, tiểu không tự chủ,
kích thích tiểu tiện khi căng thẳng và tiểu không hết nước tiểu, có thể dẫn đến
nhiễm trùng đường tiết niệu.
* Với hệ bài tiết: Rối loạn tiết mồ hôi, giảm tiết hoặc tăng tiết quá mức, ảnh
hưởng tới khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể, nóng lạnh bất thường.
* Với hệ hô hấp: co thắt cơ trơn phế quản gây khó thở, tăng khi thay đổi thời
tiết hoặc căng thẳng. Hụt hơi khó thở, tức ngực. Ngạt mũi do giãn cuốn mũi.
* Với hệ cơ xương khớp: máy cơ, buồn bực chân tay, đau nhức xương khớp
khi trở trời.
* Với hệ sinh dục: Rối loạn tình dục, bao gồm cả vấn đề đạt được hoặc
duy trì sự cương cứng (rối loạn chức năng cương dương) hoặc các vấn đề
xuất tinh ở nam giới và khô âm đạo, khó đạt cực khoái ở phụ nữ. Rối loạn
kinh nguyệt.
* Với hệ lông tóc móng: có thể gây rụng tóc, da khô, hư móng, co giãn mạch
ngoài da ...
* Các triệu chứng khác : Mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, ớn lạnh, đau
mỏi vai gáy, đau mỏi cột sống, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn lo âu, có người
cảm giác không sống nổi, như sắp chết. Phản ứng sinh học chậm chạp với ánh
sáng và gây ra những khó khăn khi lái xe vào ban đêm
1.1.2. Tiền mãn kinh
1.1.2.1. Khái niệm
Tiền mãn kinh là giai đoạn có rối loạn kinh nguyệt trước khi xảy ra mãn



14

kinh, người phụ nữ có rối loạn hoặc hết kinh nguyệt, không còn hiện tượng
phóng noãn nồng độ hormone sinh dục giảm thấp [3].
1.1.2.2. Triệu chứng
- Rối loạn kinh nguyệt: kinh mau, kinh thưa, thiểu kinh, vòng kinh ngắn
dần, lượng kinh ít dần, chu kỳ kinh nguyệt đến sớm muộn thất thường, lượng
ít hoặc có khi rất nhiều (băng kinh hoặc ngừng kinh đột ngột) [3],[4].
- Rối loạn vận mạch: có những cơn bốc hỏa nóng bừng ở phần trên của
cơ thể, lan lên cổ, lên mặt, làm người nóng, giãn mạch nên mặt đỏ, lạnh đầu
chi, ra mồ hôi về ban đêm người lúc nóng lúc lạnh. Chóng mặt, nhức đầu do
rối loạn thăng bằng, có cảm giác như say tàu xe [4].
- Rối loạn về tâm thần kinh: hay lo lắng, hồi hộp, nhiều khi tim đập
nhanh, giảm trí nhớ, hay quên, không tập trung tư tưởng, thay đôiỉ tính
tình,cáu gắt, hờn giận, mất bình tĩnh mất tự tin, dễ buồn nản và lâm vào tình
trạng trầm cảm do những bất thường trong hệ thống dẫn truyền ở trung khu
cảm xúc và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của bệnh Alzheimer [4].
- Rối loạn về sinh dục tiết niệu: niệu đạo ngắn, trương lực cơ bàng quang
kém, yếu nên dễ bị són tiểu, nước tiểu lắng đọng ở bang quang dễ viêm đường
tiết niệu, do thiếu estrogen nên biểu mô vùng tam giác của bang quang bị teo, dễ
bị kích thích nên có thể gây đái buốt đái dắt. Các cơ vòng niệu đạocổ bang
quang bị teo nhỏ,yếu dẽ hở gây đái són, đái không tự chủ hoặc bí đái [4].
Tử cung nhỏ dần, nội mạc tử cung mỏng, teo đét, các mô liên kết ở dưới
biểu mô niêm mạc bị teo mỏng khiến lòng âm đạo hẹp, hơn nữa biểu mô âm đạo
mỏng, các tuyến nhờn âm đạo và âm hộ teo nên chế tiết rất ít hoặc không chế tiết
chất nhờn. Âm đạo, cổ tử cung có rất nhiều mạch máu nên khi niêm mạc bị teo
mỏng khiến lòng âm đạo rất dễ bị tổn thương khi va chạm và gây chảy máu [12].
- Dấu hiệu về cơ xương khớp: mất xương là quá trình không thể tránh
khỏi của tất cả phụ nữ TMK dù thuộc bất kỳ chủng tộc hay dân tộc nào. Phụ



15

nữ bắt đầu bị mất xương xốp ở tuổi 35 và mất xương đặc ở tuổi 40. Nhưng
mất xương được xem như một hiện tượng sinh lý bình thường. Từ tuổi 50
lượng xương mất đi ở 2 giới đều tăng lên nhưng tốc độ mất xương ở nữ giới
cao hơn. Đến tuổi mãn kinh người phụ nữ mất 6 – 12% xương/năm, vì mất
lượng canxi trong xương và đồng thời lượng canxi hấp thu kém đi [4], [8].
- Những thay đổi ở hệ thống tim mạch.
Theo thống kê của WHO thì bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu ở phụ nữ trên toàn thế giới. Nguy cơ tim mạch ở nữ giới thấp hơn
nam, nhưng khi tuổi cao thì nguy cơ tăng với cả 2 giới [29].
Mạch bị xơ vữa làm giảm tính đàn hồi của thành mạch, tăng sức cản
ngoại vi, làm tim phải hoạt động mạnh để chống lại sức cản của ngoại vi nên
huyết áp có xu hướng tăng lên
- Các biến đổi về hình thể và đinh dưỡng: phụ nữ thời kỳ TMK có một
số biến đổi về tầm vóc và hình thái như giảm chiều cao do sự hẹp lại của các
đĩa đệm vì tình trạng loãng xương do giảm estrogen, kèm theo sự phân bố lại
lớp mỡ dưới da, chủ yếu tích mỡ ở trung tâm, đặc biệt là lớp mỡ bụng [3].
1.1.2.3. Điều trị
Các phương pháp điều trị nhằm giải quyết nguyên nhân chính của các rối
loạn do sự thiếu hụt estrogen gây ra [30], [31], [33].
- Dùng liệu pháp hormone thay thế:
+ Liều estrogen và progestogen cố gắng càng thấp càng tốt
+ Khi sử dụng liệu pháp nội tiết thay thế kéo dài phải khám bệnh định kỳ
Đối với phụ nữ bình thường nên dùng them progestogen để bảo vệ nội
mạc tử cung với các chế phẩm:
Thuốc Utrogestan là loại chế phẩm progestogen tự nhiên bao gồm thuốc
tiêm và thuốc uống
Thuốc Progestogen tổng hợp: Dydrogesteron, Crinon…



16

Các biện pháp khắc phục tác dụng phụ của liệu pháp hormone thay thế
- Bổ sung testosterone: dùng băng dán testosterone, phun sương testosterone [20].
1.1.3. Các nghiên cứu trong nước và nước ngoài của YHHĐ về hội chứng
tiền đình và tiền mãn kinh
1.1.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Theo báo cáo của Viện quốc gia về chứng điếc và rối loạn giao tiếp khác
Mỹ (NIDCD) 80% người từ 65 tuổi trở lên bị chóng mặt và chóng mặt do rối
loạn tiền đình là phổ biến nhất. Là nguyên nhân của 50% số chóng mặt ở
người lớn tuổi. Chóng mặt do rối loạn tiền đình chiêm 1/3 của tất cả các
nguyên nhân chóng mặt.
Cũng đã có rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới về giai đoạn TMK.
Burger và cộng sự đã tiến hành định lượng FSH và estradiol ở phụ nữ TMK –
MK cho thấy nồng độ estrogen trung bình giảm khoảng 2 năm trước khi MK,
giảm rất nhanh vào thời điểm MK và có trạng thái cao nguyên ảo sau MK 2
năm. Ngược lại, nồng độ trung bình của FSH tăng nhanh trong 2 năm trước
MK, tăng Rất nhanh trong 10 tháng trước MK và trạng thái cao nguyên ảo
khoảng 2 năm sau MK [25].
Kinlay đã tiến hành nghiên cứu dọc ở 1178 phụ nữ TMK – MK, thấy tỷ
lệ cơn bốc hỏa là 10% ở giai đoạn TMK, 30% ở giai đoạn quanh MK, 50%
trong giai đoạn MK và giảm đi một cách có ý nghĩa sau MK 2 năm [35].
1.1.3.2. Các nghiên cứu trong nước
- Nghiên cứu của Phạm Khánh Hòa về rối loạn chức năng tiền đình ở
người có tuổi cho thấy 35% người từ 40 tuổi trở lên đã từng trải qua một vài
cơn rối loạn tiền đình.
- Nghiên cứu của Lương Chí Thành và cộng sự cho thấy huyết áp tăng
dần theo tuổi, thời kỳ TMK huyết áp ở nữ cao hơn nam giới [9].

- Theo Lê Thị Thanh Vân khi nghiên cứu 503 bệnh nhân rong kinh trong


17

thời kỳ TMK có 38% rong kinh rong huyết cơ năng, bệnh nhân trước khi rong
kinh thường có rối loạn vòng kinh, chủ yếu là vòng kinh dài hơn [23].
- Nghiên cứu của Đặng Quang Vinh (1998) có 8,2% số phụ nữ TMK có
nguy cơ suy động mạch vành [18].
1.2. QUAN NIỆM CỦA YHCT VỀ HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH VÀ TIỀN
MÃN KINH
1.2.1. Hội chứng tiền đình
1.2.1.1. Đại cương
Theo YHCT hội chứng tiền đình thuộc phạm vi chứng huyễn vựng.
Huyễn là hoa mắt, vựng là có cảm giác chòng chành như ngồi trên thuyền,
quay chuyển không yên, gọi chung là chóng mặt. Nhẹ thì hết ngay khi nhắm
mắt lại, nặng thì kèm thêm buồn nôn, nôn, ra mồ hôi, có thể ngã … [7]
1.2.1.2. Triệu chứng và điều trị
* Can dương thượng cang:[7]
+ Triệu chứng: ù tai, đầu căng đau, tăng khi suy nghĩ, căng thẳng. Mặt
đỏ, phiền táo dễ cáu, ngủ ít hay mơ, miệng khô táo. Chất lưỡi đỏ, rêu vàng,
mạch huyền.
+ Pháp điều trị: Bình can tiềm dương, thanh hỏa tức phong.
+ Phương dược: Thiên ma câu đằng ẩm gia giảm
- Gia giảm:
. Can hỏa thiên thịnh: mặt đỏ, mắt đỏ họng đau rõ: gia Long đởm thảo,
Đan bì để thanh can tiết nhiệt hoặc dùng Long đởm tả can thang gia Thạch
quyết minh, Câu đằng… để thanh can tả hỏa.
. Nếu kèm phủ nhiệt táo bón: gia Đại hoàng, Mang tiêu để thông phủ
tiết nhiệt.

. Nếu can dương vượng sinh phong: huyền vựng muốn nằm, đau đầu như
búa bổ… có thể dùng Mẫu lệ, Đại giả thạch sắc uống cùng bột Linh dương


18

giác để kiềm tỏa can tức phong hoặc dùng Linh dương giác thang gia giảm để
phòng biến chứng trúng phong.
. Các triệu chứng này là biểu hiện của tiêu thực chứng, nhưng cũng có
thể đồng thời xuất hiện biểu hiện của bản hư là chứng thận âm hư hoặc can
thận âm hư. Nếu xuất hiện thì nên gia các vị thuốc có tác dụng tư dưỡng can
thận, bình can tiềm dương như: Mẫu lệ, Qui giáp, Miết giáp, Hà thủ ô, Sinh địa.
Nếu can thận âm hư nặng nên tham khảo chứng thận tinh bất túc để điều trị.
* Đàm trọc trung trở: [7]
+ Triệu chứng: Đầu choáng, nặng nề không minh mẫn, ngực phiền buồn
nôn, nôn ra đờm dãi, ăn ít, hay mơ. Chất lưỡi bệu, rêu dầy bẩn hoặc trắng dầy
nhớt, mạch hoạt hoặc huyền hoạt hoặc nhu hoãn.
+ Pháp điều trị: Táo thấp trừ đàm, kiện tỳ hòa vị
+ Phương dược: Bán hạ bạch truật thiên ma thang gia giảm
- Gia giảm:
. Huyền vựng nặng, nôn mửa: gia Đại giả thạch, Toàn phúc hoa, Đởm
nam tinh để trự đàm giáng nghịch.
. Rêu lưỡi dầy, thủy thấp đình lưu: phối hợp với Ngũ linh tán khiến lợi
tiểu tiện, thấp theo đó mà ra ngoài.
. Bụng đầy không muốn ăn: gia Bạch khấu nhân, Sa nhân để hóa thấp
tỉnh vị.
. Nếu ù tai nặng tai: gia Sinh khương, Thạch xương bồ, Viễn trí để thông
dương khai khiếu.
. Chứng này tuy lấy tiêu thực là chính nhưng trên lâm sàng thường áp
dụng nguyên tắc trị bệnh tất cầu kỳ bản nên nếu tỳ hư sinh đàm thì nên dùng

Lục quân tử thang gia Hoàng kỳ, Trúc nhự, Đởm nam tinh, Bạch giới tử…
Nếu hàn ẩm nội đình có thể dùng Linh quế truật cam thang gia Can khương,
Phụ tử, Bạch giới tử… để ôn hóa hàn ẩm. Nếu đàm uất hóa hỏa nên dùng Ôn


19

đởm thang gia Hoàng liên, Hoàng cầm, Thiên trúc hoàng… để hóa đàm tiết
nhiệt hoặc phốithạch đàm hoàn để giáng hỏa trừ đàm. Nếu phẫn nộ uất ức,
đàm hỏa can phong cùng đốt dùng Nhị trần thang hợp Đương qui long cối
hoàn đồng thời tùy chứng mà gia các vị tức phong như: Thiên ma, Câu đằng,
Thạch quyết minh…
* Khí huyết hư nhược: [7]
+ Triệu chứng: Đầu choáng mắt hoa, nặng lên khi gắng sức, đoản khí,
nói nhỏ, tinh thần mệt mỏi, ngại nói, sắc mặt trắng nhợt, môi và móng tay
móng chân không nhuận, tâm quí, ngủ ít, ăn uống kém. Chất lưỡi nhợt bệu, có
hằn răng, ít rêu hoặc rêu trắng mỏng, mạch tế nhược.
+ Pháp điều trị: Bổ ích khí huyết, kiện vận tỳ vị
+ Phương dược: Thập toàn đại bổ thang gia giảm
- Gia giảm:
. Tỳ dương hư nhược, trung tiêu vận hóa không tốt biểu hiệnsợ lạnh,
chân lạnh, môi và móng tay móng chân nhợt: bỏ Địa hoàng, Kỷ tử, Ngưu tất;
gia Can khương, Thục phụ phiến… để ôn vận trung dương.
. Chứng này dùng pháp kiện tỳ ích khí sinh huyết làm chính. Vì tỳ vị là
gốc hậu thiên, nguồn sinh hóa khí huyết nên nếu tâm tỳ lưỡng hư biểu hiện
tâm quí ngủ ít, hay quên rõ có thể chọn dùng Qui tỳ thang để bổ huyết dưỡng
tâm an thần.
. Khí huyết hư nhược mà huyết hư là chính thường có tiền sử mất máu:
có thể dùng Đương qui bổ huyết thang gia vị để trên cơ sở đại bổ nguyên khí
khiến huyết được sinh ra. Cũng có thể dùng phương này gia Hoàng tinh, Sơn

dược, Kỷ tử, Kê huyết đằng…Nếu có xuất huyết nên tìm vị trí và nguyên
nhân mất máu, có thể tham khảo biện chứng huyết chứng để điều trị.
* Thận tinh bất túc: [7]
+ Triệu chứng: Đầu choáng váng, trống rỗng, tinh thần uể oải, ngủ ít hay


20

mơ, hay quên, ù tai, mỏi thắt lưng, di tinh, răng rụng hoặc lung lay. Nếu thiên
về âm hư: gò má đỏ, họng khô, phiền nhiệt, người gầy, lưỡi có gai đỏ, ít rêu
hoặc trơn bóng, mạch tế sác.Nếu thiên về dương hư:Tứ chi không ấm, người
lạnh, sợ lạnh, chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế vô lực.
+ Pháp điều trị: Bổ thận dưỡng tinh, sung dưỡng não tủy.
+ Phương dược: Tả qui hoàn gia giảm
- Gia giảm:
. Thiên về âm hư có biểu hiện của nội nhiệt: gia Trích miết giáp, Tri mẫu,
Hoàng bá, Đan bì, Cúc hoa, Địa cốt bì… để tư âm thanh nhiệt.
. Thiên về dương hư nên bổ thận trợ dương: gia các vị ôn nhuận trợ
dương mà không hại âm như Ba kích, Tiên linh tỳ…, cũng có thể dùng Hữu
qui hoàn làm chính.
. Nếu di tinh ngày một nặng: gia Liên tu, Khiếm thực, Tang phiêu tiêu,
Bạch tật lê, Phúc bồn tử… để cố thận sáp tinh.
. Huyền vựng do thận tinh bất túc lâu ngày âm tổn thương tới dương
khiến âm hư ở dưới, dương phù ở trên: nên phối hợp Long cốt, Mẫu lệ, Trân
châu mẫu… để kiềm phù dương. Đồng thời nên chú ý theo dõi chặt chẽ phòng
phát sinh trúng phong. Khi bệnh tình thuyên giảm nên dùng Lục vị địa hoàng
hoàn, Kỷ cúc địa hoàng hoàn hoặc Hoàn tinh tiễn lâu dài để trị vào gốc bệnh.
1.2.2. Tiền mãn kinh
1.2.2.1. Đại cương
Phụ nữ trước và sau khi mãn kinh thường xuất hiện các triệu chứng

như: triều nhiệt, các cơn bốc hỏa, mặt nóng đỏ ra mồ hôi, tinh thần mệt mỏi,
hay hoa mắt chóng mặt, phiền táo, dễ cáu giận, ù tai, mất ngủ, hay hồi hộp
đánh trống ngực, vai lưng đau mỏi, lòng bàn tay bàn chân nóng và thường
kèm theo rối loạn kinh nguyệt…. tất cả đều liên quan tới vấn đề hết kinh và
gọi là “kinh đoạn tiền hậu chứng”, hay là “tuyệt kinh tiền hậu chứng”. Những
triệu chứng này xuất hiện có thể nhiều hoặc ít, số lần và thời gian xuất hiện


21

không theo quy luật, quá trình bị bệnh có thể dài ngắn khác nhau (từ vài tháng
đến vài năm) [13].
Các y văn cổ không có bệnh danh này nhưng từng biểu hiện riêng lẻ
của bệnh đều được nhắc đến cả về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, biểu hiện
lâm sàng cho tới thuốc điều trị. Dựa vào các biểu hiện khác nhau trên lâm
sàng mà phân thành các bệnh danh khác nhau như: chứng tạng táo, bách hợp
bệnh trong Kim quĩ yếu lược; chứng lão niên huyết băng trong Phó Thanh
Chủ nữ khoa…
1.2.2.2. Triệu chứng và điều trị
Trên lâm sàng được phân ra 2 thể bệnh chính thời kỳ TMK [11], đó là:
- Thể thận âm hư: gồm thể Âm hư nội nhiệt, Âm hư can vượng và Tâm
thận bất giao.
- Thể thận dương hư: gồm thể Thận dương bất túc,Tỳ Thận dương hư.
* Âm hư nội nhiệt:
+ Triệu chứng: Phụ nữ trước sau mãn kinh lưng gối đau mỏi, đầu choáng
tai ù, bốc hỏa vã mồ hôi, triều nhiệt, gò má đỏ hoặc lòng bàn tay bàn chân
nóng hoặc tiểu ít, đại tiện táo, rối loạn kinh nguyệt, kinh trước kỳ lượng ít
hoặc nhiều, hoặc băng hoặc lậu. Chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
+ Pháp điều trị: Tư âm, giáng hỏa
+ Bài thuốc: Tri bá địa hoàng thang [11]

Thục địa

16g

Phục linh

6g

Hoàng bá 6g
Tri mẫu 6g

Sơn thù

8g

Trạch tả

6g

Hoài sơn

8g

Đan bì

6g

Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
* Âm hư can vượng:
+ Triệu chứng: Trước sau mãn kinh đau lưng mỏi gối, đau đầu chóng

mặt, táo dễ cáu, bốc hỏa vã mồ hôi, hai mắt khô sáp. Chất lưỡi đỏ, rêu ít,


22

mạch huyền tế sác.
+ Pháp điều trị: Tư bổ can thận, tiềm dương.
+ Bài thuốc: Kỷ cúc địa hoàng thang gia giảm [11]
Thục địa

16g

Phục linh

6g

Kỷ tử

6g

Cúc hoa

4,5g

Sơn thù

8g

Trạch tả


6g

Hoài sơn

8g

Đan bì

6g

- Gia giảm:
. Nếu đau đầu, hoa mắt chóng mặt nặng: gia Thiên ma 10g, Câu đằng
15g để bình can tức phong.
* Tâm thận bất giao:
+ Triệu chứng:Trước sau mãn kinh đau lưng mỏi gối, đầu choáng tai ù,
bốc hỏa vã mồ hôi, tâm quí, chính xung, tâm phiền không yên, ngủ kém hay
mơ nặng thì tinh thần thất thường. Đầu lưỡi đỏ, rêu mỏng, mạch tế sác.
+ Pháp điều trị: Tư âm giáng hỏa, giao thông tâm thận
+ Phương dược: Lục vị địa hoàng hoàn hợp Hoàng liên a giao thang
gia giảm [11].
Thục địa

16g

Phục linh

6g

Hoàng liên


4g

Sơn thù

8g

Trạch tả

6g

Hoàng cầm 12g

Hoài sơn

8g

Đan bì

6g

A giao

Bạch thược 12g

12g

Kê tử hoàng 2 quả

Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần
- Gia giảm:

. Nếu suốt đêm không ngủ: gia Long xỉ 30g, Trân châu mẫu 30g để trấn
tĩnh an thần.
. Nếu tinh thần thất thường: gia Trích cam thảo 12g, Cù tiểu mạch 30g,
Đại táo 5 quả để cam nhuận dưỡng tâm tỳ.
* Thận dương bất túc:


23

+ Triệu chứng:Trước sau mãn kinh thắt lưng mỏi, lạnh đau, người
lạnh, chi lạnh, tinh thần uể oải, tiểu trong dài, tiểu đêm nhiều lần, mặt chi
phù thũng, ăn kém, đại tiện lỏng nát nặng thì ngũ canh tả, kinh nguyệt
lượng nhiều hoặc băng lậu, sắc tối nhợt. Chất lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng,
mạch trầm tế nhược.
+ Pháp điều trị: Ôn thận phù dương.
+ Bài thuốc: Hữu qui hoàn gia giảm [11]
Kỷ tử

8g

Nhục quế 4-8g

Sơn thù 6g

Đỗtrọng 8g

Thục địa16g

Phụ tử chế 4-12g


Đương quy 12g

Thỏ ty tử 8g

Lộc giác giao 8g

Hoài sơn 8g

- Gia giảm:
. Nếu kinh nguyệt lượng nhiều hoặc băng lậu: gia Xích thạch chi 15g, Bổ
cốt chi 15g để ôn thận cố xung chỉ huyết.
. Nếu đại tiện nát lỏng: gia Bạch truật sao 25g, Phục linh 15g, Bổ cốt chỉ
15g để ôn thận kiện tỳ, táo thấp chỉ tả.
* Tỳ thận dương hư:
+ Triệu chứng: lưng đau, tay chân lạnh, sợ lạnh, người mệt mỏi, đại tiện
phân nát lỏng, xuất hiện chứng “ngũ canh tả”, người có thể phù nề, lượng
kinh nguyệt có lúc nhiều, lúc ít đôi khi xuất hiện băng lậu. Chất lưỡi nhợt, rêu
lưỡi trắng nhuận, mạch trầm trì.
+ Pháp điều trị: Ôn bổ Tỳ Thận
+ Bài thuốc: Hữu quy thang phối hợp với Lý trung thang [11]
Kỷ tử

8g

Nhục quế

4-8g

Sơn thù


6g

Đỗ trọng

8g

Đẳng sâm

8-16g

Phụ tử chế 4-12g

Đương quy

12g

Bạch truật

8-16g

Chích cam thảo 4-8g

Bào khương

4-8g Thỏ ty tử

8g

Lộc giác giao 8g


Hoài sơn

8g


24

Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
1.2.3. Các nghiên cứu trong nước và nước ngoài cuả YHCT về hội chứng
tiền đình và tiền mãn kinh
* Các nghiên cứu nước ngoài:
- Nghiên cứu của Nguyễn Đạo Dũng và cộng sự (1991) [32].
Sử dụng 2 bài thuốc: “Bài thuốc 1” gồm các vị:
Sinh địa

12g

Hắc táo nhân 12g

Câu đằng

10g

Phục linh

12g

Liên tâm

1g


Hạ liên thảo 2g

Long xỉ

20g

Nữ trinh tử

12g

Bài thuốc 2 gồm các vị:
Tiên linh tỳ 10g

Phòng kỷ

10g

Hợp hoan bì

10g

Tiên mao

Phục linh

12g

Hoàng kỳ


12g

10g

Hắc táo nhân 10g

Tục đoạn 10g

Đẳng sâm 12g

Cả 2 bài thuốc đều sử dụng: sắc uống ngày 1 thang,chia 2 lần, liệu trình
điều trị 30 ngày.
Kết quả nghiên cứu trên lâm sàng:
Bài 1: Điều trị hội chứng MK thể âm hư trên 50 BN, kết quả tốt là
87,3%.
Bài 2: Điều trị hội chứng MK thể âm dương hư trên 50 BN, kết quả tốt
là 77,8%.
- Nghiên cứu của Trương Lệ Dung và cộng sự (1995) [11] dùng bài
“Canh niên an” điều trị cho 382 bệnh nhân hội chứng TMK thể âm hư can
vượng đạt kết quả tốt là 98,2%.
Bài thuốc “ Canh niên an” gồm các vị:
Sinh địa

12g

Thục địa

12g

Phục linh


12g

Hoài sơn 12g

Hà thủ ô

12g

Tiên mao

12g


25

Trạch tả

9g

Sơn thù

9g

Đan bì

6g

Sắc uống ngày 1 thang chia làm 2 lần, liệu trình điều trị 2 tháng.
* Các nghiên cứu trong nước:

- Nghiên cứu của Đỗ Xuân Bách [1] sử dụng viên “Tiêu dao đan chi”
trên 37 bệnh nhân mãn kinh đạt kết quả tốt và khá là 75,6%.
- Nghiên cứu của Trần Thu Trang [20] sử dụng Nhĩ châm các điểm Thần
môn, Giao cảm, Nội tiết, trong 30 ngày liên tục và được thay hạt dán trong 4
lần trong liệu trình điều trị trên 30 BN với kết quả đạt loại tốt là 36,7%, loại
khá là 60% và chỉ có 3,3% không đạt kết quả. Kết quả như nhau hai thể Can
Thận âm hư và âm hư hỏa vượng.
1.3. HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH VÀ GIAI ĐOẠN TIỀN MÃN KINH
Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn
kinh có tỷ lệ rối loạn tiền đình cao hơn những phụ nữ trẻ tuổi. Nguyên nhân là
do trong giai đoạn này có sự sụt giảm nội tiết tố sinh dục dẫn đến một loạt các
vấn đề như: rối loạn vận mạch,rối loạn thần kinh thưc vật, xơ vỡ mạch, thay
đổi về tâm sinh lý. Tất cả các vấn đề trên đều làm cho phụ nữ TMK dễ mắc
phải hội chứng tiền đình mà đặc biệt là hội chứng tiền đình trung ương
Theo y lý YHCT phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh có sự suy
giảm công năng của các tạng phủ. Bắt đầu từ thận hư và sự mất cân bằng của
thận thủy và thận hỏa đẫn đến ảnh hưởng chức năng của các tạng phủ mà đặc
biệt là tạng can. Nguyên lý ở phụ nữ theo YHCT là âm thường bất túc dương
thường hữu dư. Đây chính là điểm cốt yếu trong cơ chế bệnh sinh trong hội
chứng đoạn kinh, tuyệt kinh. Như vậy biện chứng luận trị về cơ bản gốc của
bệnh của hội chứng tiền mãn kinh vẫn là thận âm hư và can âm hư [22]. Đây
cũng chính là một trong những căn nguyên gây nên chứng huyễn vựng. Đó
cũng chính là lý do để chúng tôi lựa chọn thể bệnh can thận âm hư để tiến


×