Tải bản đầy đủ (.pptx) (24 trang)

CHẨN đoán và điều TRỊ xẹp đốt SỐNG LƯNG, THẮT LƯNG DO LOÃNG XƯƠNG BẰNG bơm CEMENT KHÔNG BÓNG QUA DA tạo HÌNH THÂN đốt SỐNG tại BỆNH VIỆN đại học y hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP 2

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ XẸP ĐỐT SỐNG LƯNG,
THẮT LƯNG DO LOÃNG XƯƠNG BẰNG BƠM CEMENT
KHÔNG BÓNG QUA DA TẠO HÌNH THÂN ĐỐT SỐNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Học viên: Nguyễn Ngọc Thức
HDKH:

1. PGS.TS. Kiều Đình Hùng
2. TS. Nguyễn Vũ


ĐẶT VẤN ĐỀ



Ngày nay tuổi thọ ngày càng tăng, con người càng phải đối mặt với nhiều căn bệnh nhiều bệnh lý của người
cao tuổi như: THA, XVĐM, THK, loãng xương.



Thống kê tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 700 000 – 1.000.000 trường hợp bị lún đốt sống do loãng xương. Tỷ lệ
phụ nữ > 50 tuổi XĐS ước khoảng 26% và tăng 80% ở người > 80 tuổi. 84% BN đau lưng mạn tính. Năm
1995, chi phí cho điều trị LĐS do loãng xương ước khoảng 5-10 tỷ đô la Mỹ, và tăng lên 17 tỷ đô la, bệnh
thường gặp nữ giới.




Khi đốt sống bị lún xẹp, mỗi khi xoay trở hoặc vận động, gây nên đau đớn cho BN. Việc điều trị bằng thuốc
chỉ đạt hiệu quả làm giảm sự mất chất xương, tăng khối lượng xương nhưng chưa hồi phục lại cấu trúc
xương cũng như giảm đau tạm thời.


ĐẶT VẤN ĐỀ



Kỹ thuật bơm xi măng qua da tạo hình thân đốt sống được tiến hành lần đầu tiên tại Pháp do giáo sư H.
Deramond vào năm 1984.



Kỹ thuật này đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới, tại Việt Nam, tạo hình thân đốt
sống ở BN lún xẹp do loãng xương bằng xi măng sinh học là một PP điều trị mới được áp dụng cho thấy có
hiệu quả cao.



Chỉ bằng một cuộc mổ nhỏ, gây tê tại chỗ rồi đưa kim vào đốt sống lún xẹp rồi bơm vào đó một lượng xi
măng sinh học với áp lực vừa đủ để xi măng tràn vào trám kín các bè xương, sau mổ chừng nửa giờ là BN
đã có thể xoay trở thoải mái trong tư thế nằm và chỉ vài giờ sau là có thể đi lại bình thường mà hiện tượng
đau đớn đã giảm đi rất nhiều hoặc hết hẳn.


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thường gặp của bệnh nhân xẹp

đốt sống lưng - thắt lưng do loãng xương.

2. Đánh giá kết quả điều trị xẹp đốt sống lưng - thắt lưng do loãng xương
bằng bơm cement không bóng.


TỔNG QUAN

 Lịch sử nghiên cứu
Thế giới


Năm 1984, Pierre Galibert, một nhà phẫu thuật thần kinh người Pháp, lần đầu tiên đã thực hiện
bơm cement vào thân đốt sống trong khi mổ.



Năm 1985 lần đầu tiên sử dụng kỹ thuật THĐSQD bằng bơm cement vào thân C2 bị phá hủy một phần
do u máu thân đốt sống tiến triển để giảm đau lâu dài được Hervé Deramond và Pierre Galibert. Sau đó
THĐSQD còn được ứng dụng để điều trị các trường hợp XĐS do loãng xương.


TỔNG QUAN

 Việt Nam


Từ tháng 8/2002 đến tháng 1/2008, Phạm Minh Thông và cộng sự đã THĐSQD bằng bơm
cement hóa học để điều trị 31 bệnh nhân: 12 trường hợp XĐS do loãng xương, 10 trường
hợp do u máu đốt sống, 3 trường hợp di căn đốt sống, với kết quả tốt là 66,7%.




Năm 2008, Nguyễn Văn Thạch và cộng sự khoa Phẫu thuật cột sống Bệnh viện Việt Đức đã
thực hiện thành công kỹ thuật THĐSQD bằng bơm cement sinh học cho những BN bị XĐS do
loãng xương và chấn thương cột sống.


TỔNG QUAN

 Loãng xương và xẹp đốt sống do loãng xương
 Định nghĩa


LX ở người trưởng thành là bệnh do sự suy giảm về lượng xương hoặc độ đặc của
xương khiến các vi kết cấu trong xương bị phá vỡ



Hậu quả có thể dẫn đến xương bị yếu đi tăng nguy cơ bị gãy xương


TỔNG QUAN



Phân loại XĐS: 1992, Kannis và cs đã mô tả XĐS ba dạng:




Loại 1: Xẹp hình chêm là dạng hay gặp nhất, giảm chiều cao bờ trước từ 20% trở
lên so với chiều cao bờ sau của thân đốt sống.



Loại 1

Loại 2: Xẹp hình lõm hai mặt trên và dưới, có giảm chiều cao phần giữa
thân đốt sống từ 20% trở lên so với bờ trước và sau



Loại 3: Xẹp khi chiều cao toàn bộ thân đốt sống giảm từ 20% trở lên so với
đốt sống kề cận.
Loại 2

Loại 3


TỔNG QUAN

Chẩn đoán lún xẹp đốt sống.
Lâm sàng xẹp đốt sốt:

Mức độ đau lưng được đánh giá bằng thang điểm VAS.


TỔNG QUAN




Triệu chứng lâm sàng lún đốt sống






X quang
Chụp cắt lớp vi tính
Chụp cộng hưởng từ
Đo mật độ xương: Đây là xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định BN loãng xương, thông qua đo mật độ
khoáng trong xương. Theo WHO có 4 loại

Phân loại

T-score

Bình thường

-1 hoặc cao hơn

Thiếu xương

Từ -1 đến -2,5

Loãng xương

-2,5 hoặc thấp hơn


Loãng xương nặng

-2,5 hoặc thấp hơn và có gãy xương do loãng xương.

Quá trình THĐSQD chỉ thực hiện với bệnh nhân có T-score ≤ -2,5


TỔNG QUAN

 Các PP điều trị xẹp đốt sống do loãng xương
 Tạo hình đốt sống qua da
Cơ chế tác dụng
+

Tác dụng giảm đau: XĐS tạo ra những gãy xương siêu nhỏ nội tại trong thân đốt sống
(vi chấn thương). Nguyên nhân gây đau là do sự trượt lên nhau của các bè xương tác
động vào các thụ cảm thần kinh.


TỔNG QUAN

+

Bơm cement sinh học có tác dụng hàn gắn lại các gãy xương siêu nhỏ. Do cement sinh học có
tính chất gần giống chất xương nên nó tạo ra những cầu nối giữa các xương gãy.

+

Tác dụng làm vững cột sống: XĐS bệnh lý là do giảm mật độ xương hay quá trình tiêu xương tạo
thành các hốc hủy xương trong thân đốt sống. Phản ứng trùng hợp của Methylmethacrylate monomer

tạo ra một vật liệu vững chắc nằm trong các hốc xương sẽ làm cho thân đốt sống cứng và
vững chắc hơn, tạo thuận lợi cho quá trình hàn gắn tự thân.


TỔNG QUAN

* Chỉ định
+

XĐS do loãng xương ở các đốt sống lưng, thắt lưng gây đau lưng từ mức độ trung bình đến
trầm trọng, tương ứng với vị trí tổn thương, không hoặc đáp ứng ít với điều trị nội khoa, trên
MRI có hình ảnh phù nề thân đốt sống.

+

XĐS do chấn thương mức độ nhẹ trên bệnh nhân bị loãng xương, đốt sống vững, không
hoặc có tổn thương một phần tường sau đốt sống, không có biểu hiện tổn thương thần kinh,
trên MRI có hình ảnh phù nề thân đốt sống.


TỔNG QUAN

* Chống chỉ định
+

Tường sau thân đốt sống bị phá hủy hoàn toàn.

+

Xẹp lớn hơn 66% chiều cao thân đốt sống.


+

XĐS do chấn thương mức độ nặng, cột sống mất vững, có mảnh rời chèn ép tủy sống, có biểu
hiện tổn thương thần kinh.

+

XĐS mà trên MRI không có hình ảnh phù nề thân đốt sống

+

BN bị rối loạn đông máu, bị suy hô hấp nặng.

+

BN đang trong bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết, viêm đĩa đệm hay viêm tủy xương tại đốt sống cần
bơm cement.

+

BN có tiền sử dị ứng với các thành phần của cement.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 Đối tượng nghiên cứu
 Tiêu chuẩn chọn



BN bị xẹp cột sống do loãng xương gây đau lưng mạn tính không đáp ứng với điều trị nội khoa



lún đốt sống, không có tổn thương thành sau thân đốt sống, trên MRI có hình ảnh phù nề thân đốt
sống.



BN loãng xương bị chấn thương cột sống mức độ nhẹ, đốt sống vững



BN không có biểu hiện chèn ép rễ thần kinh tại vị trí đốt sống lún xẹp.



Có kết quả đo mật độ xương và khẳng định là loãng xương.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 Tiêu chuẩn loại trừ


BN có biểu hiện chèn ép thần kinh



Có các bệnh lý tổn thương rễ thần kinh gây ảnh hưởng đến chẩn đoán và kết quả điều trị.




Lún đốt sống mức độ nặng trên 2/3 chiều cao thân đốt sống.



XĐS mà trên MRI không có hình ảnh phù nề thân đốt sống.



BN bị rối loạn đông máu, bị suy hô hấp nặng, trong bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết, viêm đĩa đệm
hay viêm tủy xương tại đốt sống cần bơm cement, có tiền sử dị ứng với các thành phần của cement


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu mô tả: hồi cứu và tiến cứu
 Số lượng bệnh nhân: tất cả các bệnh nhân được tiến hành THĐSQD hoặc trên 30 bệnh
nhân tại khoa Ngoại A Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

 Thời gian nghiên cứu: Từ 1 /2015 đến 4 /2017.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 Phương tiện, dụng cụ và kỹ thuật tạo hình đốt sống qua da



Máy C-arm KMC 650 để chụp, chiếu cột sống trong quá trình
bơm cement.



Máy theo dõi nhịp tim, huyết áp.



Hệ thống oxy trung tâm.



Bộ dụng cụ tạo hình đốt sống

Trocar & Bơm cement
Dụng cụ


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 Vật liệu:


Vật liệu tạo hình đốt sống (xương cement của hãng ArthroCare Spine) bao gồm hai thành
phần gói bột và ống dịch lỏng.

1. Gói bột

2 Ống dịch

Vật liệu


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 Kỹ thuật tạo hình thân đốt sống qua da: gồm 3 bước
Bước 1: Tư thế BN: BN được đặt nằm sấp trên bàn mổ, gấp nhẹ khớp háng

Đưa kim qua chân cung vào thân đốt sống
Bước 2: Vào thân đốt sống qua chân cung
Bước 3: Bơm cement vào thân đốt sống


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Kỹ thuật tạo hình
đốt sống qua da
Bơm xi măng không bóng
trên c.arm


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 Xử lý số liệu:


Số liệu sau khi được làm sạch được nhập và phân tích bằng phần mền SPSS 21.0

 Biện pháp khống chế sai số



Nắm vững các tiêu chuẩn chẩn đoán, lựa chọn và loại trừ BN để lựa chọn PP điều trị thích
hợp.



Quá trình nhập số liệu qua 2 máy và được kiểm tra đối chiếu 2 lần.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu


Việc nghiên cứu phải được sự đồng ý của trường Đại học Y Hà Nội, khoa Ngoại Bệnh viện Đại học
Y Hà Nội



Các bệnh nhân được lựa chọn để THĐSQD được tư vấn cẩn thận, hoàn toàn trên tinh thần tự
nguyện.



Các thông tin do bệnh nhân cung cấp được giữ bí mật tuyệt đối bằng mã hóa, khuyết danh trong
quá trình phân tích số liệu và báo cáo.



Nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho BN, không nhằm mục đích nào khác.



DỰ KIẾN KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi



×