Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

NGHIÊN cứu NGUYÊN NHÂN, đặc điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG và NHẬN xét kết QUẢ điều TRỊ ở TRẺ mắc LOẠN sản PHẾ QUẢN PHỔI tại KHOA điều TRỊ TÍCH cực BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.54 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN DUY MẠNH

NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
CẬN LÂM SÀNG VÀ NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ
MẮC LOẠN SẢN PHẾ QUẢN PHỔI TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ
TÍCH CỰC BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Hà Nội – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN DUY MẠNH
NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
CẬN LÂM SÀNG VÀ NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ
MẮC LOẠN SẢN PHẾ QUẢN PHỔI TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ
TÍCH CỰC BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Chuyên ngành: Nhi khoa
Mã số: 8720106


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Phạm Văn Thắng

Hà Nội – 2018


MỤC LỤC

PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


5

ĐẶT VẤN ĐỀ

Loạn sản phế quản phế quản phổi (Bronchopulmonary dysplasia –
LSPQP) là bệnh phổi mạn tính thường xảy ra ở những trẻ sinh non, đôi khi ở
trẻ đủ tháng, đây là hậu quả từ các biến chứng liên quan đến tổn thương phổi
trong quá trình điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh bằng oxy và thông khí áp
lực dương kéo dài. Bệnh được đặc trưng bởi tổn thương viêm, hoại tử niêm
mạc, xơ hóa, phì đại cơ trơn đường thở, và sự phát triển bất thường của đường
thở [1],[2].
Đây là một bệnh nặng, điều trị khó khăn, tốn kém, có tỉ lệ tử vong cao,
để lại di chứng nặng nề ảnh hưởng tới sự tăng trưởng, phát triển của cơ thể.
Do đó mục tiêu chính vẫn là phòng ngừa đẻ non và loạn sản phế quản phổi.

Trước đây, LSPQP thường gặp ở các nước phát triển, những nước có sự
phát triển trong lĩnh vực hồi sức và chăm sóc sơ sinh. Tỷ lệ mắc LSPQP được
báo cáo lên tới 77% ở trẻ sơ sinh có tuổi thai dưới 32 tuần với cân nặng sơ
sinh dưới 1000g, tỉ lệ này thay đổi theo từng nghiên cứu khác nhau. [2],[ 3],[
4] Đây thực sự là một gánh nặng cho hệ thống chăm sóc y tế và cho toàn xã
hội. Tại Việt Nam gần đây nhờ các đầu tư về con người, phương tiện, trang
thiết bị và thuốc điều trị như máy thở, surfactant… đã có những thành công
nhất định trong việc chăm sóc cà cứu sống các trẻ sinh non tháng, nhẹ cân. Do
đó các trường hợp LSPQP đã xuất hiện với số lượng ngày càng tăng.
Trẻ mắc LSPQP thường có thời gian nằm viện kéo dài, cần phải được
chăm sóc, theo dõi kĩ lưỡng sau khi xuất viện, nhất là để phòng chống các
bệnh nhiễm trùng vì nhóm trẻ này có nguy cơ cao tái nhập viện nói chung và
khoa PICU nói riêng trong 2 năm đầu đời. [5] Hiểu biết rõ các đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh hiện nay chắc chắn sẽ góp phần quan
trọng tiên lượng kết quả điều trị, làm giảm biến chứng, chi phí nằm viện cũng


6

như cải thiện sức khỏe cho trẻ bệnh. [6] Tuy nhiên ở nước ta hiện nay vẫn còn
hạn chế trong nghiên cứu về các yếu tố tiên lượng kết quả điều trị cho trẻ mắc
LSPQP nhập khoa PICU, do đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và
nhận xét kết quả điều trị ở trẻ mắc loạn sản phế quản phổi tại khoa Điều
trị tích cực Bệnh viện Nhi Trung ương”
Với 2 mục tiêu:
1.

Nghiên cứu nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của
trẻ mắc loạn sản phế quản phổi nhập khoa PICU.


2.

Nhận xét kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan ở trẻ mắc
loạn sản phế quản phổi tại khoa PICU.


7

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm về sự hình thành và phát triển của phổi
1.1.1. Các giai đoạn hình thành và phát triển của phổi [7],[ 8],[ 9]
Ở phôi người dài 4,5 mm, đầu dưới của thanh khí quản chia thành hai
mầm bên để tạo thành hai phế quản gốc. Do khí quản dài ra, những mầm ấy
dần dần di chuyển xuống phía dưới để tới vị trí vĩnh viễn trong lồng ngực. Do
sự lớn lên, chia nhánh và biệt hóa, những mầm của hai phế quản gốc sẽ tạo ra
hai lá phổi với các nhánh phế quản và phế nang. Ngày nay, nhiều tác giả quan
niệm sự phát triển của phổi có thể chia thành hai giai đoạn: giai đoạn tạo cơ
quan và giai đoạn tạo mô. Giai đoạn tạo cơ quan chủ yếu xảy ra trong thời kì
phôi, còn giai đoạn tạo mô chủ yếu xảy ra trong thời kì thai. Nhưng thực tế về
mặt thời gian hai giai đoạn này chồng lên nhau. Khi sự tạo cơ quan chưa
xong, sự tạo mô đã bắt đầu.
1.1.1.1. Tạo cơ quan
Giai đoạn tạo cơ quan của phổi tương đương với thời kì tuyến của quá
trình phát triển phổi theo quan niệm của các tác giả cổ điển. Thời kì này kéo
dài tới cuối tháng thứ 4 của đời sống trong bụng mẹ và được đặc trưng bởi sự
phát triển của cây phế quản như một tuyến kiểu ống – túi và bởi sự biệt hóa
của các nhánh phế quản. Sự biệt hóa ấy được đặc trưng bởi sự có mặt trong
bào tương tế bào biểu mô một bộ Golgi phong phú, những hạt RNA và những

hạt glycogen phân tán, còn các bào quan khác thì nghèo nàn.
1.1.1.2. Tạo mô
Giai đoạn tạo mô tương ứng với thời kì ống và thời kì nang của quá
trình phát triển phổi theo quan niệm của các tác giả cổ điển.
Thời kì ống bắt đầu từ cuối tháng thứ 2 và kết thúc vào tháng thứ 6 của
đời sống trong bụng mẹ. Các phế quản phân nhánh theo kiểu chia đôi. Sự


8

phân nhánh dừng lại ở cuối tháng thứ 6. Lúc đó phế quản đã phân nhánh 12
lần. Đống thời phổi tiếp tục di cư về phía đuôi phôi.
Thời kì nang kéo dài từ cuối tháng thứ 6 đến khi trẻ ra đời. Trong thời
kì này các tiểu phế quản tiếp tục phát triển và các phế nang biệt hóa. Ngoài ra,
sau khi trẻ ra đời, sự phát triển cây phế quản và sự tạo ra các phế nang vẫn
tiếp tục.
1.1.1.3. Những biến đổi của phổi sau khi trẻ ra đời
Sau khi trẻ ra đời phổi có vài biến đổi đáng chú ý là:
- Sự tiếp tục phân nhánh của cây phế quản. Sau khi trẻ ra đời, cây phế
quản tiếp tục phân chia thêm 6 lần nước để có có hình dáng vĩnh viễn.
- Phế quản hóa các phế nang. Các phế nang biến thành ống phế nang rối
những ống này biến thành phế quản tận.
- Sự tạo thành phế quản mới xảy ra tích cực cho đến khi trẻ 10 tuổi, có
thể do sự phát triển của các mầm phế quản mới được tạo ra, hoặc có thể do
ngăn các phế nang có sẵn.
- Sự nở to các phế nang. Sau khi đẻ, phế nang giãn nở to ra. Đường kính
phế nang ở trẻ mới sinh khoảng 60 micromet, ở trẻ em là 100 micromet, ở
người lớn trưởng thành là 300 micromet.
- Tăng trọng lượng tuyệt đối của phổi. Sự tăng trọng tuyệt đối của phổi
chủ yếu là do tăng trọng lượng máu lưu thông trong hệ thống mạch của phổi

sau khi trẻ ra đời. Sự tăng kích thước các phế nang, tăng số lượng các phế
nang và phế quản đóng vai trò không quan trọng trong sự tăng trọng lượng
tuyệt đối của phổi.
1.1.1.4. Dịch phổi bào thai
Phổi bào thai chứa đầy dịch. Thể tích dịch này tương đương với thể tích
cặn chức năng của trẻ sơ sinh, khoảng 20 – 30 ml/kg trọng lượng cơ thể. Dịch
này được hình thành do sự dịch chuyển của các chất dịch và nước qua lớp nội


9

mô của mao mạch và lớp biểu mô trong quá trình phát triển của phôi. Dịch
này được chuyển lên khí phế quản tới miệng và được nuốt cùng với nước ối.
Dịch này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của phổi vì nó
quyết định hình dạng và thể tích của đơn vị phổi ngoại biên. Sự dịch chuyển
nhanh của chất dịch ra khỏi các khoang chứa khí của phổi trong và sau đẻ là
điều kiện quan trọng để chuyển từ sự hô hấp nhờ nhau thai sang hô hấp qua
phổi. Chất dịch phổi được hấp thu qua mạch máu, bạch huyết, màng phổi,
trung thất và hô hấp trên.
1.1.1.5. Cử động thở trong tử cung
Giúp kích thích sự trưởng thành của phổi và sự di chuyển của dịch
trong phổi bào thai.
1.1.1.6. Surfactant
Được tế bào biểu mô phế nang type II tổng hợp từ tuần thứ 24 và được
tiết lên bề mặt phế nang vào tuần thứ 30 của thai kì. Vai trò của surfactant ở
đây là giảm sức căng bề mặt ngăn chặn hiện tượng xẹp phổi.
1.1.2. Đặc điểm sinh lí hô hấp của trẻ đẻ non [10]


Trẻ đẻ non

Định nghĩa: Theo tài liệu chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức

khỏe sinh sản của Bộ Y tế ban hành năm 2009: đẻ non là cuộc đẻ diễn ra từ
tuần 22 đến hết tuần 37.
Đánh giá sơ sinh non tháng: dựa vào các đặc điểm hình thái học, sự
trưởng thành của các cơ quan, tổ chức trong cơ thể người ta có thể đánh giá
được sơ sinh non tháng.
Có nhiều cách để tính tuổi thai. Có thể dựa vào ngày đầu tiên của kinh
cuối cùng bà mẹ hoặc siêu âm thai trong khoảng 10 – 12 tuần tuổi, thông qua
số đo vòng đầu, vòng ngực, chiều dài xương đùi, chỉ số đầu = đường kính
lưỡng đỉnh/đường kính trán đỉnh. Ngoài ra có thể đánh giá mức độ trưởng
thành theo thang điểm Ballard mới sau khi trẻ ra đời.


10



Đặc điểm sinh lý hô hấp ở trẻ đẻ non
Tất cả các trẻ đẻ non ít nhiều đều có biểu hiện thiếu sót về sự trưởng

thành của các cơ quan trong cơ thể, trong đó hệ hô hấp có một vai trò quan
trọng và biểu hiện ngay sau sinh.
Trẻ đẻ non thường khóc chậm sau đẻ, thở không đều, kiểu Cheyne –
Stock, thời gian ngừng thở dài (7 – 20 giây), rối loạn nhịp thở có thể tới 2 – 3
tuần sau đẻ hoặc lâu hơn tùy theo tuổi thai.
Những rối loạn trên do trung tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh nên sau khi
cắt rốn gây thiếu oxy máu và tăng CO2 làm ức chế quá trình hô hấp.
Khác với trẻ đủ tháng, phổi của trẻ đẻ non có các tế bào phế nang hình
trụ, tổ chức liên kết phát triển, tổ chức đàn hồi ít do đó làm phế nang khó giãn

nở, cách biệt với các mao mạch nên sự trao đổi khí càng khó khăn. Tuần hoàn
phổi chưa phát triển, thành mạch dày và lòng mạch hẹp gây nên tình trạng
tưới máu phổi không đầy đủ, các mao mạch lại tăng tính thấm nên dễ xung
huyết và xuất huyết.
Lồng ngực trẻ đẻ non hẹp, xương sườn mềm dễ biến dạng, cơ liên sườn
chưa phát triển, giãn nở kém cũng làm hạn chế di động lồng ngực.
Tất cả các yếu tố trên làm cản trở hô hấp của trẻ đẻ non, làm cho thể
tích khí lưu thông thấp (trẻ 1500g là 15ml/1 lần, bằng ½ trẻ đủ tháng ), phổi
dễ bị xẹp từng vùng hoặc xung huyết, xuyết huyết do suy hô hấp.
Cũng chính sự chưa trưởng thành của phổi trẻ đẻ non làm cho rất dễ bị
chấn thương do áp lực, thể tích khi thở máy hay tổn thương do quá trình viêm.
1.2. Loạn sản phế quản phổi
1.2.1. Định nghĩa
Loạn sản phế quản phổi còn gọi là bệnh phổi mạn tính, biểu mô các phế
quản nhỏ bị họi tử và sừng hóa, giảm chất hoạt diện (surfactant), mô kẽ tăng
sinh sợi, hậu quả gây xơ hóa phổi. Nguyên nhân của loạn sản phế quản phổi là
do thông khí áp lực cao hoặc thời gian dài.


11

1.2.1.1. Loạn sản phế quản phổi cổ điển [11]
Bệnh loạn sản phế quản phổi được William Northway, một bác sĩ
chuyên khoa x - quang tại trường đại học Stanford mô tả lần đầu tiên năm
1967. Northway đã chú ý những triệu chứng lâm sàng và những hình ảnh x –
quang phổi của những trẻ suy hô hấp cấp nặng, phải thở oxy và thở máy áp
lực đường thở cao có sự khác biệt so với những trẻ bị bệnh phổi khác. Tuổi
thai trung bình của những trẻ này là 34 tuần thai với cân nặng trung bình khi
sinh là 2400g. Tất cả những trẻ này đều cần nhu cầu oxy đến 28 ngày sau
sinh. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng suy hô hấp kéo dài với đặc điểm hạ

oxy và tăng CO2 máu, chụp x – quang phổi thấy gia tăng mật độ vùng phổi
xơ hóa. Giải phẫu bệnh nhu mô phổi cho thầy viêm hoại tử phế quản, thay đổi
mạch máu phù hợp với tăng áp lực động mạch phổi, thâm nhập tế bào viêm,
xẹp phổi và xơ hóa phổi. Bệnh này được gọi là LSPQP để thấy rằng tổn
thương cả đường dẫn khí và nhu mô phổi.
Như đã mô tả ở trên, LSPQP cổ điển được định nghĩa là một bệnh phổi
mạn tính ở trẻ đẻ non bị suy hô hấp sau sinh, phải thở oxy hoặc thở máy ở 28
ngày sau sinh hoặc ở 36 tuần tuổi thai hiệu chỉnh. Có 4 giai đoạn được phân
loại dựa trên thay đổi hình ảnh x – quang và các thay đổi bệnh lý liên quan.
Giai đoạn I và II mô tả tình trạng cấp tính và bán cấp tính của hội chứng suy
hô hấp. Giai đoạn III và IV liên quan đến bệnh phổi mạn tính.
Giai đoạn I (2 – 3 ngày) là giai đoạn cấp RDS cấp tính. Những hình ảnh
X – quang tương tự RDS nặng, không thể phân biệt được.
Giai đoạn II (4 – 10 ngày) là giai đoạn tái tạo. X – quang cho thấy đám
mờ gần như toàn bộ phổi làm khó xác định ranh giới tim và phổi. Mô bệnh
học ở những trẻ tử vong cho thấy có sự hoại tử và sửa chữa các biểu mô phế
nang tổn thương.
Giai đoạn III (10 – 20 ngày) là một giai đoạn chuyển tiếp của bệnh phổi
mạn tính. Trong giai đoạn này các tế bào biểu mô phế nang tiếp tục tổn
thương cùng với quá trình tái tạo hình thành các vùng quá sản và dị sản giống.


12

Giai đoạn IV (> 4 tuần) là thời kì bệnh mạn tính. Trẻ tím nếu như
không được thở oxy hoặc khi quấy khóc, ran ẩm lan tỏa hai trường phổi hoặc
ở đáy phổi, x – quang thấy phổi xơ hóa đáng kể và phù nề lan tỏa kẽ phổi.
Định nghĩa của Northway ít liên quan trong thực tế hiện nay, kể từ khi
chăm sóc và điều trị RDS được cải thiện, tỉ lệ sống của trẻ đẻ non có tuổi thai
thấp tăng lên rất nhiều. Những trẻ này thường được điều trị corticoid trước

sinh, sử dụng surfactant sau sinh, mức độ suy hô hấp nhẹ hơn và đòi hỏi hỗ
trợ hô hấp với thời gian ngắn hơn so với những trẻ mắc LSPQP trước đây.
1.2.1.2. Loạn sản phế quản phổi mới [12]
Định nghĩa ban đầu của Northway đã thực sự thay đổi rất nhiều trong 4
thập kỉ qua. Năm 1979, Bancalari và cộng sự đưa ra những thay đổi với 3 tiêu
chuẩn cơ bản là: cần nhu cầu oxy kéo dài đến 28 ngày sau sinh,những biểu
hiện bất thường trên phim x – quang phổi, thở nhanh với tiếng ran ở phổi
hoặc rút lõm lồng ngực. Sau đó, năm 1988, Shennan và cộng sự đã đề xuất
thêm rằng việc bổ sung oxy tới 36 tuần thai hiệu chỉnh là tiêu chí chính xác,
tiêu chuẩn này làm giảm số lượng lớn các trẻ sinh non tương đôi khỏe mạnh
mà định nghĩa của Bancalari và các tác giả khác đã chỉ ra. Năm 2001, nhóm
nghiên cứu của Jobe và Bancalari đã tóm tắt kết quả của hội nghị đồng thuận
về LSPQP tại Viện quốc gia về sức khỏe trẻ em và phát triển con người
(National Institute of Child Health and Human Development – NICHD) vào
tháng 6 năm 2001, với định nghĩa của LSPQP dựa trên mức độ nặng của bệnh
(nhu cầu oxy và sự cần thiết hỗ trợ hô hấp). Định nghĩa này đưa ra 2 nhóm
tuổi thai là < 32 tuần và ≥ 32 tuần.


Trẻ < 32 tuần tuổi được đánh giá vào tuần thứ 36 (theo tuổi hiệu
chỉnh) hoặc khi được xuất viện.



Trẻ ≥ 32 tuần tuổi được đánh giá trong khoảng từ ngày 29 đến ngày
55 sau sinh hoặc khi được xuất viện.


13


Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán LSPQP theo NICHD
Tuổi thai
Thời điểm đánh gia

Nhu cầu oxy
Nhẹ

Trung bình

Nặng

Tiêu chuẩn chẩn đoán
< 32 tuần
≥ 32 tuần
36 tuần tuổi hoặc khi Trong khoảng từ > 28 ngày
xuất viện
những < 56 ngày sau sinh
hoặc khi được xuất viện
> 21% trong ít nhất 28 ngày
Phân loại mức độ bệnh
Thở khí phòng ở thời Thở khí phòng tới 56 ngày
điểm 36 tuần hiệu sau sinh hoặc khi xuất viện
chỉnh hoặc khi xuất
viện
Thở oxy < 30% ở thời Thở oxy < 30% ở thời điểm
điểm 36 tuần thai hiệu 56 ngày sau sinh hoặc khi
chỉnh hoặc khi xuất xuất viện
viện
Thở oxy ≥ 30% và/hoặc Thở oxy ≥ 30% và/hoặc cần
cần thông khí áp lực thông khí áp lực dương ở

dương ở thời điểm 36 thời điểm 56 ngày sau sinh
tuần thia hiệu chỉnh hoặc khi xuất viện
hoặc khi xuất viện

Tuy nhiên các nhà lâm sàng có thể đặt ra các tiêu chuẩn nhu cầu oxy
khác nhau để có phạm vi bão hòa oxy phù hợp. Sự không thống nhất này có
thể làm thay đổi tỉ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của bệnh LSPQP ở trẻ sơ
sinh non tháng. Để khắc phục hạn chế do chủ quan trong “nhu cầu oxy”,
Walsh và cộng sự gần đây có phát triển một khái niệm sinh lý của LSPQP.
Theo định nghĩa này, ở độ tuổi 36 tuần thai hiệu chỉnh, trẻ sơ sinh được điều
trị bằng máy thở, thở áp lực dương liên lục (CPAP) hoặc thở oxy với nồng độ
oxy trong khí thở vào (FiO2) ≥ 30 % mà độ bão hòa oxy (SpO2) đạt 90 – 96
% được chẩn đoán LSPQP mà không cần làm thử nghiệm bổ sung. Trẻ sơ sinh
thở nồng độ oxy < 30% lúc nghỉ có độ bão hòa oxy 90 – 96% sẽ được làm test


14

“room air” trong vòng 30 phút để khẳng định chẩn đoán. Đối với trẻ sơ sinh
được cung cấp oxy bằng lều, oxy được cai dần mỗi lần giảm FiO2 là 2%. Đối
với trẻ cung cấp oxy gọng mũi, nếu nồng độ oxy lúc đầu là 1 – 2 l/phút, mỗi
lần sẽ giảm xuống 0,5 l/phút, nếu cung cấp 0,1 – 0,99 l/phút mỗi lần giảm
xuống 0,1 l/phút đến khi trẻ tự thở bằng khí trời (ngoài ra oxy chỉ được cung
cấp trong lúc ăn ). Những trẻ giảm FiO2 không thành công (sau giảm dần
FiO2 mà SpO2 giảm nhanh < 90%) được chẩn đoán LSPQP. Ngược lại những
trẻ không cần cung cấp oxy mà độ bão hòa oxy hơn 90 % hoặc vượt qua thời
gian test giảm O2 được xem là không có LSPQP. Định nghĩa sinh bệnh học
này thuận tiện cho đánh giá LSPQP trên lâm sàng.
Hiện nay tiêu chuẩn của Jobe và Banclari (2001) được sử dụng trong
lâm sàng để chẩn đoán LSPQP và mức độ nặng của bệnh.

1.2.2. Dịch tễ học bệnh LSPQP
Tỷ lệ mắc LSPQP là khác nhau giữa các tổ chức nghiên cứu về bệnh,
nó phản ánh các yếu tố nguy cơ của trẻ sơ sinh, chăm sóc lâm sàng và sự khác
biệt trong định nghĩa lâm sàng của LSPQP [13],[ 14]
Trẻ nhỏ có cân nặng lúc sinh < 1250 gram có 97% khả năng mắc
LSPQP. [15]
Tỉ lệ mắc LSPQP tăng nếu tuổi thai càng nhỏ, điều này đã được chứng
minh trong một báo cáo của mạng lưới nghiên cứu trẻ sơ sinh của NICHD.
Trong nghiên cứu đa trung tâm này có 9575 trẻ nhỏ sinh trong khoảng thời
gian từ năm 2003 đến năm 2007 tới tuổi thai trong khoảng từ 22 đến 28 tuần
và cân nặng lúc sinh từ 401 gram đến 1500 gram. Trong nhóm bệnh nhân này,
tỉ lệ mắc LSPQP theo định nghĩa cổ điển phân bố theo tuổi thai lần lượt là:


22 tuần: 85%



23 tuần: 73%



24 tuần: 69%


15



25 tuần: 55%




26 tuần: 44%



27 tuần: 34%



28 tuần: 23%

Cũng trong nghiên cứu ngày, tỉ lệ mác LSPQP không thay đổi theo thời
gian trong suốt 5 năm nghiên cứu. Tuy nhiên mức độ nặng của LSPQP lại có
xu hướng giảm. [4]
Một nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm ở Canada cho thấy có giảm tỉ lệ
tử vong giữa các trẻ sinh ra từ 1996 đến 1997 và 2006 đến 2007, nhưng một
sự gia tăng tương ứng về tỉ lệ mắc LSPQP. [16] Ngược lại, một nghiên cứu sử
dụng cơ sở dữ liệu của Hoa Kỳ báo cáo tỉ lệ LSPQP giảm 4.3 % mỗi năm cho
giai đoạn nghiên cứu từ năm 1993 đến năm 2006. Tuy nhiên lại có sự tăng chi
phí điều trị và thời gian nằm viện. [17]
Trẻ bị LSPQP nặng vẫn có nguy cơ mắc và tử vong do bệnh phổi suốt
thời kỳ 2 năm đầu tiên của cuộc đời. Trẻ bị LSPQP thường có nguy cơ nhập viện
nhiều lần vì nhiễm trùng đường hô hấp tái diễn, hen và sự phát triển tâm thần
kinh xấu. Sự gia tăng trong chi phí và thời gian nhập viện cho trẻ sơ sinh với
LSPQP cũng được ghi nhận. Nhìn chung các nghiên cứu cho thấy trẻ nam mắc
bệnh thường nặng hơn và tiên lượng phát triển tâm thần kinh xấu hơn trẻ nữ.
Ở Việt Nam theo nghiên cứu của Nguyễn Trọng Linh và cộng sự tại
bệnh viện Nhi Đồng I (2005 – 2007) thấy tỉ lệ mắc LSPQP vừa và nặng trong

số trẻ ≤ 1500 gram là 5 %. [18]
1.2.3. Cơ chế bệnh học
Gần đây, với sự tiến bộ trong chăm sóc sơ sinh, những trẻ sơ sinh cực
non tháng thường được sử dụng corticoid trước sinh và sử dụng surfactant sau
sinh, làm giảm mức độ suy hô hấp và đòi hỏi hỗ trợ hô hấp với thời gian ngắn
hơn so với những trẻ LSPQP trước đây. Ở trẻ sơ sinh cực non tháng bị LSPQP


16

này được gọi là LSPQP “mới”, với bệnh lý đặc trưng là sự gián đoạn phát
triển của phổi, giảm phân thùy và thiểu sản phế nang dẫn đến phế nang ít hơn,
lớn hơn cùng với việc giảm diện tích bề mặt trao đổi khí. Ngoài ra còn có mất
điều chỉnh phát triển mạch máu phổi (ví dụ: bất thường phân phối các phế
nang – mao mạch và dày lên của các lớp cơ các tiểu động mạch phổi mà kết
quả là làm tăng kháng trở mạch phổi). So với LSPQP “cũ”, tổn thương đường
hô hấp và viêm ít nổi bật. [19] [1]
Những phát hiện trái ngược với LSPQP “cũ” được thấy ở trẻ sơ sinh
trước khi có liệu pháp thay thế surfactant trước những năm 1980. Những phát
hiện bệnh lí nỏi bật trong LSPQP “cũ” là tổn thương biểu mô đường hô hấp,
viêm và xơ hóa nhu mô do thở máy và độc tính của oxy. Thay đổi tương tự có
thể được tìm thấy trong các chất hoạt động bề mặt ở trẻ sơ sinh được điều trị
và phát triển LSPQP nặng. Ở những trẻ này bị tổn thương nặng và xơ hóa lan
tỏa, phì đại cơ trơn phế quản, phù kẽ và xen kẽ những vùng giãn phế nang là
những vùng xẹp phổi, có thể giảm số lượng đặc trưng của phế nang và mao
mạch (giống như trong LSPQP “mới”). Tổn thương phổi cũng được kết hợp
với tăng đàn hồi và dày lên của các tổ chức kẽ. Trong một nghiên cứu khám
nghiệm tử thi, số lượng mô đàn hồi, dộ dày của vạch ngăn, đường kính phế
nang và ống dẫn khí tăng lên cùng với mức độ nghiêm trọng của LSPQP. [20]
1.2.4. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân của bệnh LSPQP là do nhiều yếu tố, các yếu tố trước và
sau sinh (thở máy, độc tính của oxy, nhiễm trùng… ), gây phá vỡ sự phát triển
bình thường của phổi, tổn thương phổi non.
Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây LSPQP:
1.2.4.1. Viêm màng ối [21],[ 22],[ 23],[ 24],[ 25]
Viêm màng ối là tình trạng viêm các màng nuôi của thai, được cho là
nguyên nhân có thể gây bệnh LSPQP. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nguy
cơ tăng lên của LSPQP là sự có mặt của viêm màng ối vủa mẹ. Giả thuyết này
dựa trên sự phát hiện có tăng các cytokine tiền viêm (IL-1, IL-6, IL-8). Năm


17

2009, Lahra và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu trong 13 năm, đưa ra
kết luận có sự tăng nguy cơ LSPQP ở những trẻ có bà mẹ bị viêm màng ối,
viêm mạch máu rốn và nhiễm khuẩn sơ sinh. Lahra đã tìm thấy tiền sử viêm
màng ối trong những bệnh nhân bị LSPQP nặng. Nguy cơ tăng lên khi có
viêm mạch máu ở cuống rốn. Năm 2011, Wright và Kirplani đã đưa ra giả
thuyết thai nhi phản ứng với viêm màng ối có vai trò trong phát triển bệnh và
cung cấp một cách nhìn tổng thể vè vai trò của yếu tố hạt nhân kB, sự viêm
nhiễm trong bệnh học của LSPQP.
Vai trò của họ vi khuẩn Ureaplasma trong sinh bệnh học của LSPQP
được biết đến trong vài năm gần đây. Vi khuẩn Ureaplasma urealyticum và
Ureaplasma parvum thường được tìm thấy ở màng đệm trong viêm màng ối có
thể cư trú trên da, mắt, màng nhầy, ống tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Nhiễm trùng
Ureaplasma urealyticum gây ra một đáp ứng viêm kéo dài, rối loạn quá trình
điều hòa phản ứng viêm, ảnh hưởng đến sự phát triển của phổi dẫn đến LSPQP.
1.2.4.2. Đẻ non [1],[24],[25]
LSPQP xảy ra phổ biến nhất ở trẻ sinh non. Những trẻ có cân nặng sơ
sinh rất thấp thường thiếu surfactant, nhu mô phổi chưa trưởng thành, thành

ngực mỏng, hô hấp chưa đầy đủ và hệ thống enzym chống oxy hóa kém phát
triển. Hầu hết những trẻ này cần thở oxy và thông khí hỗ trợ sau khi sinh để
trao đổi khí một cách đầy đủ. Cấu trúc và chức năng phổi non làm tăng nguy
cơ tổn thương phổi, phá vỡ cách vi mạch phổi và làm gián đoạn sự phát triển
bình thường của phổi. Phổi dễ bị tổn thương nhất trong giai đoạn từ 23 – 32
tuần thai. Trẻ sinh ra ở 23 – 28 tuần tuổi thai mới bắt đầu hình thành các mạch
máu xa của phổi, song song với sự phát triển của các mạng lưới mao mạch
phế nang. Sự phát triển của các phế nang bị trì hoãn bởi tình trạng thiếu oxy,
tình trạng viêm, sử dụng corticoid và thiếu dinh dưỡng. Còn ống động mạch
(PDA) gặp trong hầu hết trẻ sơ sinh có cân nặng rất thấp, PDA shunt T – P


18

làm tăng lưu lượng máu lên phổi và có thể dẫn đến phù phổi, tạo ra một nhu
cầu hỗ trợ máy thở lớn hơn với thời gian kéo dài hơn.
1.2.4.3. Thở máy [26],[ 27],[ 28],[ 29],[ 30]
Tổn thương phổi do thở máy là do sự quá tải về thể tích khí thở vào
hoặc do sự thở máy áp lực cao. Nhiều bằng chứng cho thấy rằng, thở máy tích
cực đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của LSPQP. Tổn thương
đường hô hấp có thẻ xảy ra sớm trong quá trình điều trị và có thể biểu hiện
bằng sự tăng sức cản đường thở. Trong một nghiên cứu về thở máy ở trẻ đẻ
non trong 5 ngày đầu sau sinh, cho thấy sức cản đường thở tăng hơn so với
những trẻ không phải thở máy.
Sự khác biệt trong việc sử dụng và quản lý thở máy, có thể giải thích
được sự khác biệt về tỉ lệ LSPQP giữa các bệnh viện. Điều này đã được chứng
minh trong một nghiên cứu với 452 trẻ sơ sinh cân nặng khi sinh rất thấp ở 2
trung tâm (bệnh viện ở Boston và New York) từ năm 1991 – 1993 cho thấy tỉ
lệ LSPQP ở Boston phổ biến hơn ở New York (22% so với 4%). Viện điều trị
RDS ban đầu ở Boston bao gồm thở máy (75% so với 29%) và sử dụng

surfactant ( 45% so với 10% ) trong thời gian nghiên cứu.
1.2.4.4. Ngộ độc oxy [31],[ 32],[ 33],[ 34]
Nồng độ cao của oxy trong khí thở vào có thể gây tổn thương phổi,
mặc dù mức độ chính xác hoặc thời gian tiếp xúc bao nhiêu là không an toàn
thì chưa được biết đến. Tế bào bị tổn thương do sản xuất quá mức các chất
oxy hóa gây độc tế bào (như các gốc tự do superoxide, hydrogen peroxide,
gốc hydroxyl tự do, gốc lipid…). Các gốc này cản trở hoạt động của các
enzym có gốc sulhydryle, đặc biệt trong chuyển hóa pyruvat… làm giảm sản
xuất năng lượng. Gốc lipid làm mất tính ổn định của tế bào. Trong khi đó, hệ
thống chống oxy hóa của trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ đẻ non chưa trưởng thành
vì thiếu dinh dưỡng (vitamin A và E, sắt, đồng, kẽm, selen ) hoặc các enzym


19

chống oxy hóa chưa trưởng thành (superoxide dismutase, catalase, glutathione
peroxidase, glutathione-S-tranferase). Ngoài ra còn có bằng chứng về biến dị
di truyền trong hệ thống chống oxy hóa.
1.2.4.5. Nhiễm khuẩn sau sinh và còn ÔĐM [21],[ 35],[ 36]
Nhiễm khuẩn sau sinh làm tăng nguy cơ của LSPQP. Điều này đã được
chứng minh qua nghiên cứu của Lahrz MM và cộng sự ở một trung tâm tai
Úc , với 789 trẻ đẻ non dưới 30 tuần từ năm 1992 đến năm 2004, nhiễm trùng
sơ sinh tăng nguy cơ LSPQP (OR = 2,71; CI 1,64 – 4,51). Trẻ sơ sinh bị nhiễm
nấm candida máu có nguy cơ cao phát triển LSPQP (OR = 8,68; 95% CI 1,65 –
45,63). Tỉ lệ mắc LSPQP cũng tăng lên khi nhiễm khuẩn huyết kết hợp với còn
ống động mạch. Luồng shunt trái – phải qua PDA làm tăng lưu lượng máu
phổi, ảnh hưởng xấu tới chức năng phổi và trao đổi khí, do đó làm tăng nguy
cơ LSPQP. Tình trạng nhiễm khuẩn toàn thân gây bất lợi trong việc đóng ống
động mạch và làm mở ống sau 1 tuần sau sinh, đồng thời gây kém đáp ứng với
thuốc điều trị đóng ống như indomethacin. Trong một nghiên cứu hàng loạt ca

bệnh với 119 trẻ có cân nặng khi sinh cực thâp có hoặc không có hội chứng suy
hô hấp ban đầu, nguy cơ phát triển LSPQP cao hơn đáng kể với trường hợp
mắc cả nhiễm khuẩn huyết và PDA (OR = 48,3) so với chỉ có PDA đơn thuần
(OR = 6,2) hoặc với nhiễm khuẩn huyết đơn thuần ( OR = 4,4 ).
1.2.4.6. Thiếu hụt surfactant [37]
Sự hồi phục chậm hoặc thiếu hụt surfactant sau sinh có thể đóng vai trò
quan trọng trong bệnh sinh của LSPQP. Trong một nghiên cứu trên 68 trẻ đẻ
non phụ thuộc vào máy thở (tuổi thai 23 – 30 tuần), 75% trẻ có nồng độ
surfactant thấp. Trong những mẫu này, protein hoạt động mề mặt A, B, C
tương ứng giảm 50, 80 và 72%.
1.2.4.7. Di truyền học [38],[ 39],[ 40],[ 41]


20

Khuynh hướng di truyền có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh.
Điều này đã được chứng minh trong nghiên cứu cặp song sinh đẻ non dưới 30
tuần. Tuy nhiên, nghiên cứu sâu hơn được yêu cầu để xác định có hoặc không
có yếu tố di truyền và nếu có thì yếu tố di truyền cơ bản là gì.
1.2.4.8. Dinh dưỡng, vitamin A
Không đủ dinh dưỡng có thể khuếch đại các tổn thương phổi do thở
máy đọc tính của oxy và cản trở sự sửa chữa và phục hồi phổi. Vitamin C dọn
sạch các gốc tự do. Vitamin A rất quan trọng trong việc điều chỉnh sự phát
triển phổi sớm và hình thành phế nang. Thiếu vitamin A có thể thúc đẩy bệnh
LSPQP do làm giảm sửa chữa phổi, tăng mất lông và giảm sản vảy tế bào,
tăng nhạy cảm với nhiễm trùng và giảm số lượng phế nang.
1.2.5. Triệu chứng lâm sàng [11],[ 42],[ 43]
Như đa trình bày ở trên, LSPQP thường xảy ra ở những trẻ cực non
tháng, có cân nặng sơ sinh thấp và có sự giảm cân rõ rệt trong 10 ngày đầu
đời. Nhu cầu hỗ trợ oxy hoặc thở máy tăng dần lên trong 2 tuần đầu đời. Từ

tuần thứ 2 đến tuần thứ 4, hỗ trợ oxy, thở máy hoặc cả hai tăng lên để duy trì
hô hấp cho trẻ
Trẻ mắc LSPQP biểu hiện các dấu hiệu của hội chứng suy hô hấp:


Thở nhanh.



Thở gắng sức: rút lõm lồng ngực ( RLLN ), di động ngực bụng
ngược chiều, thở rên, cánh mũi phập phồng.



Tím môi, đầu chi.



Nghe phổi có ran ẩm, ran ngáy, ran rít…



Nhịp tim nhanh.

1.2.6. Triệu chứng cận lâm sàng
1.2.6.1. Khí máu


21


Do sự bất tương xứng trong thông khí và tưới máu phổi, tăng khoảng
chết giải phẫu, vì vậy khí máu ở những bệnh nhân LSPQP có thể thấy tình
trạng nhiễm toan, tăng CO2 và giảm O2.
1.2.6.2. X - quang phổi
Là xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh LSPQP.
Có 4 giai đoạn thay đổi trên x – quang phổi ở LSPQP “cũ” được
Northway mô tả như sau:
Giai đoạn 1 ( 1 – 3 ngày ): sự xuất hiện bệnh lí của bệnh giống hệt bệnh
màng trong, có thể gặp cả biến chứng của bệnh màng trong như: tràn khí
màng phổi, khí phế thũng…
Giai đoạn 2 ( 4 – 10 ngày ): tổn thương phổi kéo dài đến phế quản tận
cùng, tổn thương phổi kẽ dạng mờ, tổn thương lan tỏa. Trong giai đoạn này có
sự tắc nghẽ phế quản các phế quản hoại tử, xơ hóa và loạn sản biểu mô dạng
vảy gây ra viêm tiểu phế quản tắc nghẽn. Hình ảnh màng trong có thể kéo dài
đến giai đoạn này. Có thể thấy ứ khí của phế nang.
Giai đoạn 3 ( 11 – 20 ngày ): đặc trưng bởi sự xuất hiện các bóng khí,
các khu vực dày đặc không đều, vùng mờ đậm.
Giai đoạn 4 ( > 1 tháng ): hình ảnh phổi giãn, các bóng khí to hơn, ứ
khí ở thùy đáy hơn là thùy đỉnh. Hình ảnh phổi giãn quá mức thấy trong các
trường hợp nặng.
Đến ngày thứ 3, thay đổi trên x – quang có thể xem như phù phổi. Đến
1 tuần, có thể thấy hình ảnh phù kẽ, dải vách, mất đường viền rõ nét của mạch
phổi. Những đám mờ đục có thể do ứ bạch huyết hoặc xẹp phổi. Bóng tim to
có thể thấy do PDA hoặc quá tải dịch. Tuần thứ 3, xơ hóa và/hoặc xẹp phổi có
thể thấy ở thùy trên.
Trong LSPQP “mới”, hình ảnh x – quang có thể thấy phổi mờ sương,
phản ánh tình trạng giảm thể tích phổi hoặc tăng ứ đọng dịch ở phổi. Đôi khi


22


có xẹp thùy hoặc phân thùy phổi hoặc viêm phổi nhưng không có hiện tượng
phồng căng phổi quá nhiều.
1.2.6.3. CT và MRI ngực
Chụp CT và MRI ngực có thể cung cấp những hình ảnh chi tiết hơn
chụp x – quang phổi, phát hiện những bất thường mà không xác định được
qua chụp x – quang phổi thông thường.
1.2.7. Điều trị
1.2.7.1. Hỗ trợ hô hấp


Thở máy [44]
Những trẻ LSPQP cần được phải thở máy thì một chế độ thở với thể tích

khí lưu thông nhỏ là phù hợp để hạn chế chấn thương phổi. Tuy nhiên, giãn
phế quản và tăng tỉ số Vd/Vt ở những bệnh nhân thở máy kéo dài ở những trẻ
sơ sinh cực nhẹ cân có thể cần cài đặt Vt cao hơn để duy trì thông khí hiệu
quả. Bên cạnh đó, duy trì một áp lực dương cuối thì thở ra PEEP từ 5 – 7
cmH2O có thể tránh xẹp phổi, chống lại sự phát triển của phù phổi. Bên cạnh
đó, đôi khi việc kéo dài thời gian thở ra 0,4 đến 0,5 giây là cần thiết để phổi
giản nở một cách đồng bộ, nhất là ở những bệnh nhân có tắc nghẽn đường thở
không đồng đều.
Để theo dõi những trẻ phụ thuộc thở máy, cần đo SpO2, làm khí máu ngắt
quãng để kiểm tra pH và PaCO2. Tần xuất theo dõi hoàn toàn phụ thuộc vào
tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. PaCO2 giữ trong khoảng 55 – 65 mmHg
được chấp nhận miễn là pH vẫn nằm trong giá trị bình thường. Ở những bệnh
nhân mắc các bệnh trầm trọng, PaCO2 có thể lên tới 70 mmHg để tránh tăng
các thông số máy thở.
Trong quá trình cai máy, một nỗ lực dài hạn cai máy chậm có thể được
thực hiện nhằm cải thiện tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. Ở những trẻ nhỏ

có thể duy trì mức PaCO2 cho phép với những thông số máy thở tối thiểu mà


23

không tăng công hô hấp có thể được chuyển sang thở CPAP và sau đó là hỗ
trợ oxy đơn độc.
Hút nội khí quản trong quá trình thở máy ở những bệnh nhân này cũng cần
được hạn chế tối thiểu. Trong quá trình hút, ống hút không nên vượt quá đầu xa
của ống nội khí quản để tránh làm tổn thương thêm niêm mạc đường thở.


Thở máy kéo dài và mở khí quản [45],[ 46]
Ngoài việc bị chấn thương phổi liên tục thì thở máy kéo dài còn dẫn đến

hẹp dưới thanh môn và tổn thương thanh quản, nhất là những trẻ phải đặt nội
khí quản nhiều lần. Thời gian phù hợp để mở khí quản ở trẻ thở máy kéo dài
chưa được biết rõ. Tuy nhiên việc mở khí quản được xem xét khi trẻ thở máy
được 48 – 52 ngày và dự kiến sẽ tiếp tục có nhu cầu thở máy.


Thở O2 [47],[ 48],[ 49]
Bổ sung O2 là cần thiết để đảm bảo cung cấp đầy đủ O2 cho mô tránh tình

trạng thiếu O2 phế nang mà hậu quả là làm tăng sức kháng trở mạch phổi. Thiếu
O2 máu cũng có thế làm tăng sức cản đường hô hấp ở trẻ sơ sinh LSPQP.
Tuy nhiên sự gia tăng nồng độ O2 trong khí thở vào, mặc dù sự thay đổi rất
nhỏ cũng có tác động tiêu cực đến quá trình bệnh, chẳng hạn như tăng nguy cơ
bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non hoặc làm nặng thêm rối loạn chức năng phổi.
Do đó, việc thở O2 ở những trẻ LSPQP là một khó khăn và thách thức vì

vậy cần cân nhắc cả 2 tình trạng thiếu O2 và thừa O2.
Xác định phạm vi tối ưu cho bão hòa O2 là một vấn đề đang được
nghiên cứu. Hai nghiên cứu ngẫu nhiên cho thấy nếu thở O2 để duy trì SpO2
ở mức cao hơn 95% sẽ làm tăng nguy cơ trẻ phải thở O2 ở 36 tuần thai hiệu
chỉnh, tăng sử dụng corticoid và thuốc lợi tiểu cho trẻ đẻ non khi so sánh với
nhóm trẻ thở oxy duy trì SpO2 ở mức thấp hơn 89 – 94%. Dựa trên các bằng
chứng cho thấy, SpO2 mục tiêu có thể duy trì ở mức 90 – 95% ở những trẻ


24

non tháng. Nhưng một khi võng mạc trẻ đã trưởng thành, SpO2 có thể duy trì
ở mức ≥ 95%.
1.2.7.2. Dinh dưỡng
Dinh dưỡng được cung cấp để đáp ứng nhu cầu năng lượng của trẻ sơ
sinh LSPQP và đảm bảo tăng trưởng thích hợp. Tổng nhu cầu nặng lượng có
thể đến 150 kcal/kg/ngày và lượng protein từ 3,5 – 4 g/ngày. Tuy nhiên tổng
lượng dịch không vượt quá 140 – 150 ml/kg/ngày để tránh phù phổi và cải
thiện chức năng phổi. Do đó, đậm độ năng lượng cần được tăng lên trong
lượng thức ăn đưa vào.
Khuyến cáo trẻ LSPQP cần được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ để đáp ứng
nhu cầu cho sự phát triển đầy đủ của trẻ vì những lợi ích từ sữa mẹ. Ngoài ra
cũng có thể bổ xung thêm sữa công thức.
Có nhiều nghiên cứu cho thấy vai trò của các vi chất trong đó lưu ý đặc
biệt tới:


Vitamin A: làm lành tổn thương phổi




Vitamin C: chống lại các chất oxy hóa



Vitamin E: ổn định màng tế bào và chống lại hiện tượng oxy hóa.

1.2.7.3. Hạn chế dịch [50],[ 51],[ 52]
Dựa vào các kinh nghiệm lâm sàng, ở những bệnh nhân LSPQP cần
được hạn chế dịch vào để tránh phù phổi và để nâng cao chức năng phổi. Mặc
dù các thử nghiệm lâm sàng so sánh vẫn còn hạn chế, nhưng những bệnh
nhân được hạn chế dịch vào có xu hướng có kết quả điều trị tốt hơn, giảm
nguy cơ mắc LSPQP cũng như giảm tỉ lệ tử vong. Đa số trẻ được hạn chế dịch
ở mức 140 đến 150 ml/kg/ngày. Ở những trẻ có tình trạng nặng, dịch vào cần
được hạn chế ở mức 110 đến 120 ml/kg/ngày.
1.2.7.4. Sử dụng thuốc


Lợi tiểu [53],[ 54],[ 55]


25

Mặc dù thuốc lợi tiểu được chứng minh làm cải thiện hoạt động của phổi
nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy việc sử dụng kéo dài thuốc lợi tiểu cải
thiện kết quả lâu dài của trẻ mắc LSPQP.
Furosemid là thuốc lợi tiểu có tác dụng ức chế tái hấp thu natri và clo ở
quai Henle, ngoài ra còn có tác dụng trực tiếp tái hấp thu dịch ở phổi, do đó
cải thiện chức năng phổi. Thời gian bán thải của thuốc khoảng 8 giờ ở trẻ sơ
sinh đủ tháng những có thể kéo dài đến 24 giờ ở trẻ sơ sinh non tháng. Sử

dụng thuốc kéo dài có thể gây mất natri, kali, calci và nguy cơ độc cho tai đặc
biệt khi dùng kết hợp với nhóm kháng sinh aminoglycosid. Nếu dùng
Furosemid sớm có thể làm tăng tỉ lệ PDA ở trẻ đẻ non do kích thích thận sản
xuất prostaglandin E2 gây mở ống động mạch. Thuốc có thể được sử dụng
trong trường hợp nếu lâm sàng và x – quang có phù phổi, với liều 0,5 – 1
mg/kg/ngày trong 1 – 2 ngày. Sau đó nếu có tác dụng thì dùng tiếp, không có
tác dụng thì ngừng thuốc.


Thuốc giãn phế quản [56],[ 57],[ 58]
Thuốc giãn phế quản beta – 2 tác dụng ngắn dạng hít hoặc tiêm dưới da

có tác dụng làm giảm sức cản đường hô hấp và tăng độ đàn hồi của phổi.
Albuterol là thuốc cường beta – 2 thường điều trị co thắt phế quản ở trẻ
em có bệnh LSPQP. Albuterol có thể cải thiện độ giãn nở phổi thông qua cơ
chế giảm sức cản đường thở bằng cách làm giãn các tế bào cơ trơn. Tác dụng
này ở phổi có thể kéo dài 4 – 6 giờ. Tác dụng phụ bao gồm tăng huyết áp và
tăng nhịp tim. Ipratropium bromide là thuốc giãn phế quản có liên quan đến
atropine, tuy nhiên nó có tác dụng giãn phế quản nhiều hơn albuterol. Cải
thiện phổi được chứng minh ở bệnh nhân LSPQP được dùng ipratropium
bromide đường hít. Phương pháp kết hợp albuterol và ipratropium có thể có
hiệu quả nhiều hơn khi dùng đơn lẻ. Không nên dùng thường quy hoặc kéo
dài các thuốc giãn phế quản này.


×