Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ điều TRỊ UNG THƯ lưỡi GIAI đoạn i, II tại BỆNH VIỆN k từ năm 2010 – 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.95 KB, 44 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN MẠNH HÀ

§¸NH GI¸ KÕT QU¶ §IÒU TRÞ UNG TH¦ L¦ìI
GIAI §O¹N I, II T¹I BÖNH VIÖN K Tõ N¡M 2010 –
2016

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN MẠNH HÀ

§¸NH GI¸ KÕT QU¶ §IÒU TRÞ UNG TH¦ L¦ìI
GIAI §O¹N I, II T¹I BÖNH VIÖN K Tõ N¡M 2010 –
2016
Chuyên ngành: Ung Thư
Mã số:


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Hàn Thị Vân Thanh


HÀ NỘI – 2016
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BN

: Bệnh nhân

BVK

: Bệnh viện K

CS

: Cộng sự

GPBL

: Giải phẫu bệnh lý

Gy

: Gray (Đơn vị tính liều xạ)

HC


: Hoá chất

MBH

: Mô bệnh học

PN (-)

: Hạch chưa di căn vi thể PN

PN (+)

: Hạch di căn vi thể

PT

: Phẫu thuật

UTBM

: Ung thư biểu mô

UTL

: Ung thư lưỡi

XT

: Xạ trị



MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................3
1.1. Giải phẫu và liên quan định khu........................................................3
1.1.1. Hình thể ngoài.............................................................................3
1.1.3 .Mạch máu....................................................................................3
1.1.4. Thần kinh....................................................................................3
1.1.5. Giải phẫu hệ thống hạch vùng đầu mặt cổ..................................3
1.2. Mô học, sinh lý học............................................................................5
1.2.1. Mô học........................................................................................5
1.2.2. Sinh lý.........................................................................................5
1.3. Dịch tễ học và nguyên nhân gây bệnh...............................................5
1.3.1. Dịch tễ học:.................................................................................5
1.3.2. Nguyên nhân gây bệnh................................................................5
1.4. Các tổn thương tiền ung thư, sự tiến triển tự nhiên của ung thư lưỡi 5
1.4.1. Các tổn thương tiền ung thư........................................................5
1.4.2. Sự tiến triển tự nhiên...................................................................5
1.5.1. Triệu chứng lâm sàng: chia làm 2 giai đoạn...............................5
1.5.2. Cận lâm sàng...............................................................................6
1.6. Chẩn đoán..........................................................................................6
1.6.1.Chẩn đoán xác định......................................................................6
1.6.2.Chẩn đoán phân biệt.....................................................................6
1.6.3.Chẩn đoán giai đoạn.....................................................................6
1.7. Điều trị...............................................................................................8
1.7.1. Phẫu thuật...................................................................................8
1.7.2. Xạ trị...........................................................................................9



1.7.3. Hóa chất......................................................................................9
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....10
2.1.Đối tượng nghiên cứu.......................................................................10
2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.................................................10
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân...................................................11
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.............................................11
2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................11
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu....................................................................11
2.2.2. Công thức tính cỡ mẫu..............................................................11
2.2.3. Chọn mẫu..................................................................................11
2.2.4. Các bước tiến hành....................................................................12
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ........................................................17
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng....................................................17
3.1.1. Nhóm tuổi, giới.........................................................................17
3.1.2. Tiền sử và thói quen..................................................................18
3.1.3. Lý do và thời gian phát hiện bệnh.............................................19
3.1.4. Triệu chứng xuất hiện đầu tiên..................................................20
3.1.5. Chẩn đoán và điều trị tuyến trước.............................................20
3.1.6. Vị trí và hình thái tổn thương u.................................................21
3.1.7. Xếp loại giai đoạn.....................................................................22
3.1.8. Phương pháp điều trị.................................................................22
3.1.9. Giải phẫu bệnh..........................................................................23
3.1.10. Giải phẫu bệnh hạch sau mổ...................................................24
3.1.11. Độ mô học...............................................................................25
3.1.12. Đồ thị sống thêm 5 năm theo giai đoạn :...............................26
3.1.13. Đồ thị sống thêm 5 năm theo độ mô học:...............................26
3.1.14. Đồ thị sống thêm 5 năm theo giới :.........................................27


3.1.15. Đồ thị sống thêm 5 năm theo nhóm tuổi:................................27

3.1.16. Đồ thị sống thêm 5 năm theo di căn hạch vi thể :..................28
3.1.17. Đồ thị sống thêm 5 năm theo tình trạng tái phát :...................28
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................29
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..............................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi...........................................................17
Bảng 3.2. Tiền sử và thói quen........................................................................18
Bảng 3.3. Lý do và thời gian phát hiện bệnh...................................................19
Bảng 3.4. Triệu chứng xuất hiện đầu tiên........................................................20
Bảng 3.5.Chẩn đoán và điều trị tuyến trước....................................................20
Bảng 3.6.Vị trí và hình thái tổn thương u........................................................21
Bảng 3.7. Xếp loại giai đoạn bệnh..................................................................22
Bảng 3.8. Phương pháp điều trị.......................................................................22
Bảng 3.9. Mô bệnh học...................................................................................23
Bảng 3.10. Mô bệnh học hạch sau mổ............................................................24
Bảng 3.11. Bảng phân độ mô bệnh học...........................................................25
Bảng 3.12. Sống thêm theo giai đoạn bệnh.....................................................26
Bảng 3.13. Sống thêm theo độ mô học............................................................26
Bảng 3.14. sống thêm theo giới.......................................................................27
Bảng 3.16: Sống thêm theo di căn hạch vi thể...............................................28
Bảng 3.17: Sống thêm theo tình trạng tái phát................................................28


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư lưỡi là bệnh phát sinh do tăng sinh ác tính
của niêm mạc hoặc mô liên kết của lưỡi trong đó chủ yếu
là ung thư biểu mô vảy ( >95%) .Đây là ung thư thường
gặp nhất trong các ung thư khoang miệng chiếm tỷ lệ 3040%. Bệnh hay gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Theo thống kê
của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, trên toàn thế giới hàng năm
có khoảng 263.900 ca mới mắc và khoảng 128.000 trường
hợp tử vong . Ghi nhận ung thư của bệnh viện K năm
1995-1996 cho thấy: tỷ lệ mắc ung thư khoang miệng ở
nam: 2,7/100000 dân/năm, ở nữ: 2,9/100000 dân/năm.
Hầu hết các trường hợp ung thư lưỡi không tìm được
nguyên nhân bệnh sinh. Tuy nhiên người ta thấy rằng có
một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh bao gồm hút
thuốc lá, uống rượu, nhai trầu, tình trạng vệ sinh răng
miệng, nhiễm vi sinh vật, chế độ dinh dưỡng. Những tiến
bộ y học gần đây cho phép con người có những hiểu biết
sâu hơn về cơ chế sinh học phân tử của ung thư. Người ta
đã xác định được một số gen liên quan đến ung thư lưỡi
như gen Bcl- 2, Bax, P53 [35], [29], [39], [45].
Khoảng từ cuối những năm 1940 đến đầu năm 1950,
việc điều trị ung thư lưỡi bằng xạ trị vẫn được coi là
phương pháp thích hợp nhất. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của
phẫu thuật thì hiện nay phẫu thuật là phương pháp điều trị
đầu tiên đối với ung thư lưỡi di động. Điều trị ung thư lưỡi
giai đoạn sớm chủ yếu bằng phẫu thuật đơn thuần hoặc


2
phẫu thuật kết hợp xạ trị cho kết quả rất khả quan. Ở giai
đoạn I, II điều trị bằng phẫu thuật cắt lưỡi bán phần hoặc
trị xạ. Ở nước ta trước đây điều trị ung thư lưỡi giai đoạn I,

II chủ yếu bằng phẫu thuật đơn thuần hoặc phẫu thuật kết
hợp xạ trị. Theo Nguyễn Đức Lợi (2002) thời gian sống
thêm 5 năm giai đoạn T1,T2 là 62,7% . Theo Ngô Xuân
Qúy (2010) thời gian sống thêm 5 năm giai đoạn T1,T2 là
64,4%. Theo Decroix (1987) tỷ lệ sống thêm 5 năm với T1
là 80%, T2 là 56% . Theo các nghiên cứu về ung thư lưỡi
nói chung đều chỉ ra rằng nguyên nhân gây tử vong là do
tiến triển tại chỗ, tái phát u và hạch, những điều này gây
khó khăn trong điều trị và làm giảm thời gian sống thêm.
Hiện nay việc điều trị UTL ở giai đoạn I ,II bằng phẫu
thuật và xạ trị áp sát thường được áp dụng nhưng trên thực
tế tại Việt nam chưa triển khai được xạ trị áp sát vì thế
cùng với sự tiến bộ của phẫu thuật cho phép cắt bỏ rộng rãi
tổn thương đã hạn chế được tác dụng phụ của xạ trị thì hiện
nay tại BV K phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt căn
được ưu tiên hàng đầu đối với UTL di động.
Ngày nay bệnh UTL có thể phát hiện và chẩn đoán
sớm hơn trước kia, xu hướng gặp ở người trẻ tuổi nhiều
hơn , tỷ lệ bệnh nhân đến ở giai đoạn sớm cao hơn, các
phương pháp điều trị UTL có nhiều tiến bộ làm tăng đáng
kể thời gian sống thêm của bệnh nhân. Vì vậy chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị
ung thư lưỡi giai đoạn I, II tại bệnh viện K từ năm 2010
- 2016” nhằm 2 mục tiêu:


3
1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp
điều trị ung thư lưỡi giai đoạn I, II tại bệnh viện K từ năm 2010 - 2016.
2. Đánh giá kết quả điều trị của ung thư lưỡi giai đoạn I, II

qua thời gian sống thêm.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu và liên quan định khu
1.1.1. Hình thể ngoài
1.1.2 .Cấu tạo
1.1.3 .Mạch máu
1.1.4. Thần kinh
1.1.5. Giải phẫu hệ thống hạch vùng đầu mặt cổ

Hình 1.1. Các nhóm hạch cổ
(Trích trong" Neck dissection classification update"của Robbins K.T,
Clayman G, Levine PA)
IA. Nhóm dưới cằm
Các hạch nằm trong vùng giới hạn của bụng trước cơ nhị thân trên
xương móng và đường giữa.
IB. Nhóm dưới hàm
Các hạch nằm trong vùng giữa bụng trước, bụng sau cơ nhị thân và
thân xương hàm dưới.
II. Nhóm hạch cảnh trên


5
Các hạch nằm trong khoảng 1/3 trên của tĩnh mạch cảnh trong, vùng
dây thần kinh gai XI nằm sát cột sống, ngang mức chia đôi động mạch cảnh
(mốc phẫu thuật) hoặc xương móng (mốc giải phẫu lâm sàng) đến nền sọ.

Giới hạn sau là bờ sau của cơ ức đòn chũm, giới hạn trước là bờ trước của cơ
ức móng.
Nhóm này được chia ra IIa, IIb, bởi thần kinh XI.
III. Nhóm hạch cảnh giữa
Các hạch nằm trong khoảng 1/3 giữa của tĩnh mạch cảnh trong, xuất
phát từ chỗ chia đôi động mạch cảnh, ở trên cơ vai móng (mốc phẫu thuật)
hoặc ở dưới khe nhẫn giáp (khi thăm khám). Giới hạn sau là bờ sau của cơ ức
đòn chũm, giới hạn trước là bờ bên của cơ ức móng.
IV. Nhóm hạch cảnh dưới
Các hạch nằm trong khoảng 1/3 dưới của tĩnh mạch cảnh trong, xuất
phát từ phía trên cơ vai móng đến phía dưới xương đòn. Giới hạn sau là bờ
sau của cơ ức đòn chũm, giới hạn trước là bờ bên của cơ vai móng. Chia làm
hai nhóm.
Nhóm IVa: Dọc theo tĩnh mạch cảnh trong và sâu dọc đầu ức của cơ ức
đòn chũm.
Nhóm IVb: Dọc theo đầu đòn của cơ ức đòn chũm.
Hạch nhóm II, III, IV gọi là nhóm cảnh gồm các hạch gắn với tĩnh
mạch cảnh trong, mỡ, tổ chức liên kết ở phía trong và phía sau của cơ ức đòn
chũm. Đặc biệt, nhóm II liên quan mật thiết với dây thần kinh XI.
V. Nhóm hạch trước tam giác cổ sau
Gồm những hạch khư trú dọc theo nửa thấp của thần kinh XI và động
mạch cổ ngang.
Giới hạn trước là bờ sau cơ ức đòn chũm. Phía sau là bờ trước cơ
thang, phía dưới là xương đòn.


6
Bụng dưới cơ vai móng chia nhóm V thành 2 nhóm.
Nhóm Va: Hạch chạy dọc theo thần kinh XI
Nhóm Vb: Hạch chạy dọc động mạch cổ ngang

VI. Nhãm h¹ch thuéc tam gi¸c cæ tríc
Gồm các hạch trước và sau khí quản, hạch trước nhẫn (Delphian) và các
hạch quanh giáp, gồm cả các hạch dọc theo dây thần kinh thanh quản quặt
ngược. Giới hạn trên là xương móng, giới hạn dưới là hõm trên xương ức, giới
hạn bªn lµ c¸c động mạch cảnh chung và giới hạn sau là các c©n trước sống.
1.2. Mô học, sinh lý học
1.2.1. Mô học
1.2.2. Sinh lý
1.3. Dịch tễ học và nguyên nhân gây bệnh
1.3.1. Dịch tễ học:
1.3.2. Nguyên nhân gây bệnh
+ Hút thuốc lá:
+ Rượu:
+ Nhai trầu:
+ Tình trạng vệ sinh răng miệng:
+ Chế độ dinh dưỡng:
1.4. Các tổn thương tiền ung thư, sự tiến triển tự nhiên của ung thư lưỡi
1.4.1. Các tổn thương tiền ung thư
1.4.2. Sự tiến triển tự nhiên
1.5. Đặc điểm bệnh học
1.5.1. Triệu chứng lâm sàng: chia làm 2 giai đoạn
1.5.1.1. Giai đoạn đầu:
1.5.1.2. Giai đoạn toàn phát:


7
1.5.2. Cận lâm sàng
1.5.2.1. Tế bào học và mô bệnh học
1.5.2.2.Chụp X-Quang
1.5.2.3.Chụp CTscaner và MRI

1.5.2.4.Xạ hình toàn thân
1.5.2.5.Các xét nghiệm khác:
1.6. Chẩn đoán
1.6.1.Chẩn đoán xác định
1.6.2.Chẩn đoán phân biệt
1.6.3.Chẩn đoán giai đoạn
Theo hiệp hội quốc tế chống ung thư (UICC) năm 2002 ung thư lưỡi
được phân loại như sau:
T: U nguyên phát
+Tx: không đánh giá được u nguyên phát.
+To: không có u nguyên phát.
+Tis: ung thư biểu mô tại chỗ.
+T1: đường kính u ≤ 2cm.
+ T2: 2cm < đường kính u ≤ 4cm.
+T3: đường kính u >4cm.
+T4a: u xâm lấn lan rộng ra cơ quan lân cận: vỏ xương hàm dưới, trụ
trước amydal, cơ lưỡi, da, xương hàm.
+ T4b: u xâm lấn lan rộng ra xoang bướm, nền sọ, động mạch cảnh trong.


8

N: hạch vùng
+ Nx: không xác định được hạch vùng.
+ No: không di căn hạch vùng.
+ N1: di căn 1 hạch duy nhất cùng bên≤ 3cm.
+ N2: N2a: 3cm < di căn 1 hạch duy nhất cùng bên đường kính ≤6cm.
N2b: di căn nhiều hạch cùng bên đường kính ≤6cm.
N2c: di căn hạch 2 bên hoặc hạch đối bên đường kính≤6cm.
+ N3: hạch di căn đường kính >6cm.

M: di căn xa.


9
Mx: không đánh giá được tình trạng di căn
xa. Mo: chưa di căn xa.
M1: có di căn xa.
Giai đoạn bệnh:
+ Giai đoạn 0: TisNoMo
+ Giai đoạn 1:T1NoMo
+ Giai đoạn 2: T2NoMo
+ Giai đoạn 3: T3NoMo
T1,2,3N1Mo
+ Giai đoạn 4: T4N0,1M0
Bất kỳ T, N2,3M0
Bất kỳ T, bất kỳ N, M1
1.7. Điều trị
1.7.1. Phẫu thuật
1.7.1.1.Đối với u nguyên phát .
- T1: cắt rộng u, đảm bảo diện cắt cách rìa u >1cm. Nếu có điều kiện
làm sinh thiết tức thì diện cắt.
- T2, T3: phẫu thuật cắt lưỡi bán phần+ vét hạch cổ.
- T4: tùy theo tình trạng bệnh nhân có thể phẫu thuật rộng rãi: cắt nửa
lưỡi + cắt nửa sàn miệng + cắt xương hàm dưới+/- tạo hình sàn miệng bằng
vạt da cơ có cuống mạch máu nuôi thì I hoặc II + vét hạch cổ.
- Hiện nay đối với giai đoạn T3, T4 thì điều trị hóa chất trước phẫu
thuật nhằm mục đích thu nhỏ kích thước u sau đó phẫu thuật
1.7.1.2.Đối với hạch vùng:
- Vét hạch triệt căn:
- Vét hạch chức năng:

- Vét hạch chọn lọc:.


10
- Đối với hạch không sờ thấy trên lâm sàng: vét hạch chọn lọc
- Đối với hạch sờ thấy trên lâm sàng:
+ Kích thước hạch ≤ 3cm thì vét hạch cổ chức năng.
+ Kích thước hạch >3cm thì vét hạch cổ triệt căn
+ Hạch cố định, dính nhiều vào tổ chức xung quanh không có khả năng
phẫu thuật thì hóa trị hoặc xạ trị trước sau đó xét khả năng phẫu thuật.
1.7.2. Xạ trị
1.7.2.1.Xạ từ ngoài vào (máy Cobalt 60, máy gia tốc):
1.7.2.2 Xạ trị tại chỗ (xạ trị áp sát):
1.7.3. Hóa chất
1.7.3.1. Điều trị tái phát
1.7.3.2.Một số yếu tố tiên lượng:
* Kích thước u:.
* Độ xâm lấn của hạch cổ di căn:
* Tái phát:


11

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Đối tượng nghiên cứu
- Bao gồm các BN được chẩn đoán trước mổ là ung thư lưỡi di động
giai đoạn sớm (I,II) bằng xét nghiệm mô bệnh học qua sinh thiết là ung thư
biểu mô vảy , được phẫu thuật lấy rộng u hoặc cắt bán phần và vét hạch cổ tại
khoa ngoại đầu cổ bệnh viện K .

2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.
- Các BN ung thư lưỡi phần di động giai đoạn I, II theo phân loại của
UICC 2010.
- Các BN được điều trị lần đầu.
- Có chẩn đoán mô bệnh học tại u là ung thư biểu mô vảy.
- Có hồ sơ lưu trữ đầy đủ.
- BN không mắc ung thư khác trước đó.
- BN có toàn trạng còn tốt : chỉ số ASA I,II theo phân loại của hội gây
mê hồi sức hoa kỳ, trong đó :
+ ASA I : Bệnh nhân khỏe mạnh chỉ mắc bệnh phải mổ mà thôi.
+ ASA II : Bệnh nhân có 1 rối loạn chức năng hoặc bệnh còn kiểm soát
còn tốt ,không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
+ ASA III : Bệnh nhân có nhiều rối loạn chức năng hoặc bệnh còn kiểm
soát được tốt hoặc 1 rối loạn chức năng lớn ảnh hưởng đến cuộc sống
hằng ngày.
+ ASA IV : Bệnh nhân có 1 hoặc nhiều rối loạn chức năng hoặc bệnh


12
nặng không còn kiểm soát được tốt hoặc giai đoạn cuối.
+ ASA V : Bệnh nhân nguy kịch đe dọa tính mạng hoặc hấp hối
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- Hồ sơ lưu trữ không đầy đủ, thất lạc hồ sơ.
- Các bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn III, IV.
- Các bệnh nhân ung thư đáy lưỡi.
- Các bệnh nhân có chẩn đoán mô bệnh học là không phải ung thư
biểu mô tế bào vảy.
- Bệnh nhân có thể trạng chung yếu : ASA từ III đến V
- Bệnh nhân đã được điều trị phẫu thuật từ tuyến trước.
- BN bỏ điều trị.

- BN mắc ung thư khác trước ung thư lưỡi.
- BN cũ từ trước năm 2010 đến điều trị tiếp, vì tái phát, di căn.
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: khoa ngoại đầu cổ BV K cơ sở 3
- Thời gian : từ tháng 10/2010 đến tháng 11/2016
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu
Nhóm hồi cứu : Gồm tất cả BN đủ tiêu chuẩn từ T10/2010 đến
T10/2015
Nhóm tiến cứu: Gồm tất cả BN đủ tiêu chuẩn từ T11/2015 đến T11/2016
2.2.2. Công thức tính cỡ mẫu
2.2.3. Chọn mẫu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi dọc
Cỡ mầu:
Trong đó:


13
n : số bệnh nhân tối thiểu cần có
p: tỷ lệ mắc UTL giai đoạn I, II, lấy p = 0,07
ε: giá trị tương đối, lựa chọn ở mức 0,1
α: mức ý nghĩa thống kê = 0,05
Z: hệ số tin cậy = 1,96
2.2.4. Các bước tiến hành
2.2.4.1.Nghiên cứu lâm sàng
Các thông tin được khai thác qua hồ sơ bệnh án và trực tiếp hỏi ở tất cả BN.
- Hành chính:1 tên, tuổi, giới, địa chỉ, nghề nghiệp, ngày vào viện,
ngày ra viện.
- Tiền sử bản thân: liên quan đến yếu tố nguy cơ như: uống rượu, hút
thuốc, nhai trầu, bệnh lý răng miệng.

- Lý do khiến người bệnh đến khám bệnh: u sùi ở lưỡi, vết loét lưỡi,
đau tại u, chảy máu lưỡi…
- Thời gian từ khi phát hiện bệnh đến khi vào viện (tính theo tháng).
- Các triệu chứng đầu tiên khiến người bệnh chú ý đến bệnh: u lưỡi,
vết loét lưỡi, đau tại u, chảy máu lưỡi…
- Các thông tin thu được qua khám lâm sàng:
+ Tình trạng toàn thân: ghi nhận các yếu tố ảnh hưởng của bệnh tới
toàn thân như: gầy sút cân, sốt…
+ Vị trí và hình thái tổn thương u:
Bờ tự do lưỡi, mặt trên, mặt dưới, đầu lưỡi. Sùi, loét, sùi thâm nhiễm,
loét thâm nhiễm.
+ Vị trí và tính chất hạch: dựa theo phân nhóm hạch vùng đầu cổ để xác
định vị trí hạch di căn. Đánh giá kích thước, tính chất di động của hạnh.
+ Đánh giá giai đoạn T dựa vào đo kích thước u và đánh giá mức độ
thâm nhiễm, xâm lấn vào tổ chức xung quanh, sờ tổn thương bằng tay, xem


14
mức độ di động của lưỡi.
2.2.4.2.. Phân loại mô bệnh học và chẩn đoán
- Chẩn đoán mô bệnh học: dựa trên cơ sở các BN được xét nghiệm tại
BVK theo phương pháp cố định bằng formol 10%, vùi nến, cắt nhuộm H.E
(Hematoxylin - Eosin). Đọc kết quả dưới kính hiển vi quang học có độ phóng
đại 50,100, 200, 400 lần tại khoa giải phẫu bệnh của bệnh viện K.
- Chẩn đoán lâm sàng, xếp loại TNM và giai đoạn bệnh được quy về
theo cách phân loại của UICC 2002. Thông tin để xếp giai đoạn được ghi
nhận từ thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng và biên bản phẫu thuật.
Nghiên cứu về điều trị
* Các phương pháp điều trị phẫu thuật:
+ Nhận xét tỉ lệ các phương pháp điều trị phẫu thuật tại bệnh viện K

đối với u và hạch. Phân loại các phương pháp phẫu thuật dựa theo mô tả cách
thức phẫu thuật, tổn thương phẫu thuật và chẩn đoán phẫu thuật.
- Đối với U:
+ Cắt rộng u cách rìa u > 1cm
+ Cắt lưỡi bán phần
-

Đối với hạch :

+ Có vét hạch
+ Không vét hạch
- Xạ trị: chỉ định trong trường hợp có di căn hạch vi thể.
- Theo dõi sau điều trị: chúng tôi gửi thư thăm dò, thiết kế bộ câu hỏi
dễ hiểu, dễ trả lời để đánh giá tình trạng bệnh nhân sau điều trị. Một số trường
hợp chúng tôi trực tiếp khám BN và cho làm xét nghiệm khi nghi ngờ tái phát
hoặc di căn, kết hợp với kết quả của BN ghi trong hồ sơ sau những lần khám
lại. Thư được gửi 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 tuần, trường hợp cả 3 lần vẫn
không trả lời, thì chúng tôi coi như trường hợp đó không theo dõi được. Loại


15
trừ các trường hợp không điều trị hoặc mới ra viện hoặc không có thư trả lời.
Các thông tin được xử lý như sau:
* Căn cứ vào ngày vào viện, ngày có thông tin cuối cùng, ngày chết của
bệnh nhân, được coi là những mốc thời gian để phân tích thời gian sống thêm
sau điều trị.
- Thời gian sống thêm: được xác định bởi hai mốc:
+ Mốc thứ nhất: thời điểm chẩn đoán xác định, thống nhất lấy ngày
vào viện.
+ Mốc thứ hai: nếu BN đã chết, thì lấy ngày chết làm mốc thứ hai.

Trong trường hợp không có ngày chết thì bệnh nhân không được tính
đến khi nghiên cứu về sống thêm sau điều trị, ngày chết được qui định theo
dương lịch.
Nếu BN còn sống thì lấy ngày 30/11/2016 làm mốc thứ hai.
Thời gian sống thêm (tháng) = (Mốc 2 – Mốc 1):
Đánh giá kết quả điều trị
Dựa vào phân tích thời gian sống thêm sau điều trị
- Phân tích thời gian sống thêm:
+ Sống thêm toàn bộ sau 5 năm điều trị.
+ Sống thêm 5 năm theo giai đoạn.
+ Sống thêm 5 năm theo độ mô học.
+ Sống thêm 5 năm theo giới.
+ Sống thêm 5 năm theo nhóm tuổi.
+ Sống thêm 5 năm theo hạch di căn vi thể.
+ Sống thêm 5 năm theo tình trạng tái phát.
Xử lý số liệu
- Các thông tin được mã hóa và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Sử
dụng phương pháp thống kê y học thông thường trong xử lý và phân tích kết


16
quả. Đối với biến định tính sử dụng test so sánh  2, các so sánh có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05. Trong trường hợp mẫu nhỏ hơn 5 thì sử dụng test  2
có hiệu chỉnh Fisher. Đối với biến định lượng so sánh các giá trị trước và sau
điều trị bằng test t ghép cặp.
- Phân tích thời gian sống thêm:
+ Sử dụng phương pháp ước lượng thời gian theo sự kiện của
Kaplan - Meier.
+ So sánh sống thêm: kiểm định Logrank (p<0,05).
Các tiêu chuẩn đạo đức trong nghiên cứu

- Đề tài thực hiện được sự đồng ý của lãnh đạo bệnh viện.
- Bệnh nhân đồng ý tự nguyện cam kết tham gia.
- Các thông tin về kết quả nghiên cứu được giữ kín.
- Bệnh nhân có quyền lợi được chăm sóc, điều trị khi xảy ra tai biến.
- Kết quả nghiên cứu phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe của
nhân dân.
- Nghiên cứu không ảnh hưởng tới quá trình điều trị của BN.


17
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU

Lựa chọn BN ung thư lưỡi giai đoạn I, II
(2010-2016)
GPBL: UTBM vẩy

BN hồi cứu lâm sàng
10/2010 đến 10/2015)

MỤC TIÊU 1

MỤC TIÊU 2

BN tiến cứu
(11/2015 đến 11/2016)

Đặc điểm LS, CLS và
phương pháp điều trị.

Nghiên cứu kết quả điều trị, thời

gian sống thêm, tái phát, di căn.


×