Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

ĐẶC điểm lâm SÀNG và kết QUẢ điều TRỊ BỆNH THOÁI hóa GIÁC mạc GIẢI BĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.99 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
BỘ MÔN MẮT
NINH THỊ LOAN

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁI HÓA GIÁC MẠC
GIẢI BĂNG
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1. PGS.TS. Hoàng Thị Phúc
2. TS.BS. Lê Xuân Cung


ĐẶT VẤN ĐỀ
 Bệnh lý giác mạc dải băng (band keratopathy) là một dạng thoái
hóa giác mạc, là bệnh mạn tính tiến triển từ từ biểu hiện bằng
tổn thương màu xám hoặc trắng đục ở lớp nông của giác mạc
 Bệnh lý thoái hóa giác mạc giải băng được Dixon mô tả lần đầu
tiên vào năm 1948
 Bệnh có thể liên quan đến các bệnh về mắt và bệnh hệ thống,
trong đó các bệnh viêm mãn tính tại mắt hay gặp như viêm
màng bồ đào kéo dài, viêm giác mạc nông kéo dài...
 Điều trị bệnh lý giác mạc dải băng mục đích chính không phải là
điều trị nguyên nhân mà là lấy đi những lắng đọng canxi gây đục
và phục hồi bề mặt láng mịn cho giác mạc.


MỤC TIÊU
Mô tả đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị thoái hóa
giác mạc giải băng tại Bệnh viện Mắt Trung ương



1. Mô tả đặc điểm lâm
sàng của bệnh thoái
hóa giác mạc giải
băng

MỤC TIÊU

2. Nhận xét kết quả
điều trị bệnh thoái
hóa giác mạc giải
băng


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Giải phẫu, mô học và sinh lý giác mạc
 Cấu tạo giải phẫu
 Giác mạc có hình dạng hơi oval, đường kính dọc từ 9 - 11 mm,
đường kính ngang từ 11 – 12 mm.
 Độ dày giác mạc ở trung tâm khoảng 0,5 mm, ở ngoại vi
khoảng 0,7 mm. Chỉ số khúc xạ là 1,336
 Cấu trúc mô học: gồm 5 lớp từ trước ra sau
 Biểu mô
 Màng Bowman

 Màng Descemet
 Lớp nội mô

 Nhu mô
 Sinh lý: có hai chức năng cơ bản

 Chức năng quang học
 Chức năng bảo vệ


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Bệnh thoái hóa giác mạc giải băng
 Sinh bệnh học
 Cơ chế lắng đọng canxi ở giác mạc chưa được biết,
nhưng nó liên quan đến phơi nhiễm ở giác mạc, khi lắng
đọng canxi xảy ra chủ yếu ở khu vực tiếp xúc
 Yếu tố nguy cơ
 Có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh lý thoái hóa giác mạc
giải băng, trong đó thường gặp nhất là tình trạng viêm
mạn tính tại mắt


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Đặc điểm lâm sàng
 Tác nhân gây bệnh
 Triệu chứng lâm sàng
• Triệu chứng cơ năng
• Dấu hiệu thực thể.
• Một số thể lâm sàng.
Đặc điểm cận lâm sàng.
 Xét nghiệm sinh hóa.
 Xét nghiệm tế bào học
 Xét nghiệm khác.


TỔNG QUAN TÀI LIỆU

 Các phương pháp điều trị thoái hóa giác mạc giải băng
 Điều trị nội khoa
 Điều trị nguyên nhân
• Điều trị bệnh mạn tính tại mắt kèm theo.
• Điều trị bệnh lý toàn thân kèm theo.
 Điều trị triệu chứng
• Dinh dưỡng giác mạc
• Điều trị bằng các thuốc kháng sinh tại mắt, toàn thân sau
phẫu thuật.
• Dùng các thuốc giảm đau tại chỗ, toàn thân.


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
 Điều trị ngoại khoa
• Phẫu thuật gọt giác mạc
• Phương pháp cạo giác mạc bằng tay kết hợp với hóa chất
ethylenediaminetetraacetic acid
• Phẫu thuật cắt gọt cơ học / phẫu thuật cắt (keratectomy) 
• Phẫu thuật gọt giác mạc bằng laser (Excimer laser
phototherapeutic keratectomy (PTK)
• Phẫu thuật ghép màng ối


ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân bị bệnh
thoái hóa giác mạc giải băng
Địa điểm nghiên cứu
khoa Kết giác mạc Bệnh viện Mắt Trung ương
Thời gian nghiên cứu

từ 06/2018 đến 06/2019.


ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiêu chuẩn lựa chọn
- BN khám chẩn đoán, điều trị thoái hóa giác mạc giải băng với tiêu chuẩn:
+ Dựa vào các triệu chứng :
. Cơ năng: Đau nhức kích thích, cộm chói, giảm thị lực
. Thực thể: Đám lắng đọng canxi dưới biểu mô có ranh giới phía bờ sát
vùng rìa.
. Muộn hơn trên bề mặt giác mạc đám thoái hóa sẽ hình thành những nốt
hạt nổi gồ ghề, mặt giác mạc có thể thô ráp và có vùng tróc biểu mô
. Đục giác mạc từ độ I đến độ V, phần còn lại trong suốt. tổn thương nông
hoặc sâu ngay dưới lớp biểu mô và nhu mô giác mạc.
+ Có thể có tiền sử mắc các bệnh tại mắt mạn tính, toàn thân.
.

Hồ sơ bệnh án đầy đủ các thông tin để khai thác


ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiêu chuẩn loại trừ
Chúng tôi không chọn vào nhóm nghiên cứu những
trường hợp mắc bệnh toàn thân nặng, những bệnh nhân
không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán, những bệnh nhân không
đồng ý tham gia nghiên cứu và những bệnh nhân không
tuân thủ thời gian điều trị và theo dõi.


ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu
 Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả tiến cứu.
+ Bệnh nhân trong nghiên cứu được theo dõi đánh giá tại
các thời điểm đến khám nhập viện, sau điều trị 1 ngày, 2
ngày, 3 ngày, sau 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, tháng, 3 tháng, 6
tháng, 12 tháng.
+ Các thông tin được ghi chép vào mẫu bệnh án nghiên
cứu cho từng bệnh nhân.


ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
 Mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu.
- Cỡ mẫu.
n=

Z2(1-α/2).q.p
d2

Trong đó:
N: Cỡ mẫu nghiên cứu
Z(1- α/2)=1,96 (với độ tin cậy 95%)
P: tỷ lệ thành công của điều trị q=1- p
Chúng tôi lấy P trung bình là 90%
D: Sai số tự ấn định trong nghiên cứu (d=0,1)
Từ công thức trên ta có n = 35


ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu
Phương tiện nghiên cứu
- Bảng thị lực Snellen
- Bộ đo nhãn áp Maclakov
- Thuốc tê Dicain 2%
- Đo bề dày giác mạc,
- Kính volk
- Sinh hiển vi khám bệnh.
- Máy chụp ảnh
- Phiếu và bệnh án nghiên cứu.
- Phần mềm xử lý số liệu.


ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cách thức tiến hành nghiên cứu
Các bệnh nhân được khám và bị thoái hóa giác mạc
được sàng lọc để chọn lựa những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn
đưa vào nghiên cứu.
- Sàng lọc bệnh nhân => Chọn bệnh nhân
- Đánh giá lâm sàng => điền hồ sơ
- Lựa trọn phương pháp điều trị => điều trị
- Đánh giá kết quả điều trị ở các thời điểm 1 tuần, 2 tuần,
3 tuần, 1 tháng, 3 tháng 6 tháng, 1 năm => ghi hồ sơ.


ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cách thức tiến hành nghiên cứu
 Thông tin chung

Đặc điểm lâm sàng


- Tuổi: chia làm các nhóm tuổi:

- Chức năng mắt
- Triệu chứng cơ năng
- Triệu chứng thực thể
- Phương pháp điều trị:
+ Nội khoa
+ Ngoại khoa
+  Theo dõi sau PT

Từ 0 đến 6 tuổi; > 6 tuổi ≤ 18
tuổi; >18 tuổi.
- Giới tính: Nam và nữ.
- Địa chỉ: thành phố, nông thôn,
đồng bằng, miền núi.


ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các tiêu chí đánh giá trong nghiên cứu
 Đánh giá sự liên quan các nhóm tuổi và giới
 Đánh giá các đặc điểm lâm sàng
 Sự thay đổi triệu chứng cơ năng
• Không cải thiện
• Cải thiện ít
• Cải thiện rõ rệt
 Sự thay đổi dấu hiệu thực thể
 Đánh giá kết quả điều trị
 Khỏi bằng điều trị nội khoa
 Khỏi sau phẫu thuật gọt giác mạc

 Tái phát
 Bỏ điều trị


ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Xử lý số liệu
Các số liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm
thống kê y học SPSS.
Đạo đức trong nghiên cứu
- Các hoạt động được cơ sở nghiên cứu chấp nhận
- Chỉ định và phương pháp phẫu thuật được lãnh đạo khoa Kết
giác mạc và phòng kế hoạch tổng hợp BV Mắt TW thông qua.
- BN được giải thích rõ về tình hình PT và dự kiến kết quả PT
- Các buổi tư vấn và khám bệnh đều được sự đồng ý của BN và/
hoặc người đại diện cho BN.



EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
QUÝ THẦY CÔ !



×