Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ của điện CHÂM kết hợp KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH TRONG điều TRỊ THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN não mãn TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.16 KB, 74 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

HC VIN Y DC HC C TRUYN VIT NAM

V C HI

ĐáNH GIá HIệU QUả CủA ĐIệN CHÂM
KếT HợP KHí CÔNG DƯỡNG SINH
TRONG ĐIềU TRị
THIểU NĂNG TUầN HOàN NãO MãN
TíNH

CNG LUN VN THC S Y HC


H NI - 2018
B GIO DC V O TO

B Y T

HC VIN Y DC HC C TRUYN VIT NAM

V C HI

ĐáNH GIá HIệU QUả CủA ĐIệN CHÂM
KếT HợP KHí CÔNG DƯỡNG SINH
TRONG ĐIềU TRị
THIểU NĂNG TUầN HOàN NãO MãN
TíNH


Chuyờn ngnh : Y hc c truyn
Mó s: 8720115

CNG LUN VN THC S Y HC

Ngi hng dn khoa hc:
TS.BS. Phm Hng Võn


HÀ NỘI - 2018
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN

ĐNĐ

Điện não đồ

KCDS

Khí công dưỡng sinh

LHN

Lưu huyết não

SĐT

Sau điều trị

TBMMN


Tai biến mạch máu não

TĐT

Trước điều trị

THCSC

Toái hóa cột sông cổ

TNTHNMT

Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính

YHCT

Y Học cổ truyền

YHHĐ

Y Học hiện đại


MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG



DANH MỤC HÌNH


7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh lý hay gặp ở nước ta ở mọi lứa tuổi
nhưng phổ biến nhất là người cao tuổi [45], [48]. phần lớn do xơ vữa động
mạch làm hẹp dần động mạch nuôi não [25], và một nguyên nhân hay gặp
trên lâm sàng đó là thoái hóa đốt sống cổ mấu gai bên đốt sống chèn ép động
mạch đốt sống gây thiểu năng tuần hoàn não hệ động mạch đốt sống – thân
nền [27], [28]. Tỷ lệ mắc thiểu năng tuần hoàn não rất cao theo thống kê
khoang 2/3 người cao tuổi mắc bệnh này, chiếm 9-2,5% tổng số người tai biến
mạch máu não. Theo Tổ chức Y tế thế giới số người bị thiểu năng tuần hoàn
não mạn tính ở các nước chiếm từ 0,2-2,5% dân số [24]. Tỷ lệ tử vong của
bệnh mạch máu não chiếm 12-14% so với tỷ lệ tử vong chung.
Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính là một tình trạng bệnh lý có nhiều
biểu hiện lâm sàng khác nhau nhưng có chung một cơ chế bệnh sinh là thiếu
máu nuôi não [5], [2], do xơ vữa mạch máu não và các nguyên nhân khác gây
giảm lưu lượng tuần hoàn não [31] theo các số liệu trong y văn đều xác định
có khoảng 25-30% của tất cả các rối loạn tuần hoàn não có kèm theo thoái
hóa cột sống cổ. Các thống kê cho thấy những rối loạn tuần hoàn ở động
mạch đốt sống bao gồm 37% do xơ vữa động mạch, 27% do huyết khối, còn
36% là do động mạch bị chền ép bởi các mỏ xương [68], [88].
Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, chế độ ăn uống sinh hoạt lao
động dẫn đến gia tăng các bệnh về mạch máu như xơ vữa động mạch, huyết
khối, tăng mỡ máu, tăng đường huyết … và thoái hóa đốt sống cổ là nguyên
nhân làm tăng tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não mạn tính
ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng cuộc sống, đây cũng là

nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý mạch máu não (nhồi máu não, sa sút trí tuệ
…) .do vậy điều trị thiểu năng tuần hòan não mạn tính đang được quan tâm
của nhiêu chuyên nghành như: thần kinh, phục hồi chức năng, dược học, y
học cổ truyền [1], [24], [53].


8

Theo y học hiện đại việc điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính chủ
yếu là điều trị nội khoa, kết hợp với các biện pháp dự phòng, hiện nay thuốc
điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính rất phong phú, tác dụng theo nhiều
cơ chế khác nhau nhưng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và kết quả điều trị
được lâu dài [59], [62].
Theo Y học cổ truyền thiểu năng tuần hoàn não mạn tính với các triệu
chứng chủ yếu là nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ … được mô tả trong các
chứng “đàu thống”, “huyễn vựng“, ”thất miên“ … từ xa xưa y học cổ truyền
đã điều trị chứng bệnh này bằng các vị thuốc, bài thuốc và các phương pháp
không dùng thuốc như châm cứu, bấm huyệt, dưỡng sinh … trong các sách
kinh điển về châm cứu như Giáp ất kinh, Châm cứ đai thành châm cứu tiệp
hiệu diễn ca … đều giới thiệu những kinh nghiệm chữa bệnh bằng châm cứu
điều trị chứng bệnh này [57].
Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm quí báu của y học cổ truyền kết
hợp với y học hiện đại, nghành châm cứu đã ngày càng phát triển với nhiều
phương pháp tân châm trong đó có điện châm [71]. Điện châm là là sự kết
hợp có khoa học của y học hiện đại vào châm cứu. Từ nhiều thập kỷ nay điện
châm đã được áp dụng rộng rãi trong điều trị ở Việt Nam cũng như nhiều
nước trên thế giới đem lại những kết quả khả quan. Dù đã có nhiều công trình
nghiên cứu về chẩn đoán và điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính đã
được công bố và ứng dụng nhưng nghiên cứu ứng dụng điều trị bằng điện
châm mới chỉ dừng lại ở một nguyên nhân do vậy chúng tôi tiến hành đề tài

nghiên cứu này với mục tiêu sau:
1.

Đánh giá hiệu quả của điện châm kết hợp khí công dưỡng sinh trong
điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính trên lâm sàng.

2.

Đánh giá sự biến đổi lưu huyết não đồ, điện não đồ trước và sau điều
trị thiểu năng tuần hoan não mạn tính bằng phương pháp điện châm
kết hợp khí công dưỡng sinh.


9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm giải phẫu – Sinh lý tuần hoàn não
1.1.1. Mội số đặc điểm giải phẫu tuần hoàn não
Não được nuôi dưỡng bởi các mạch chính: hai động mạch cảnh trong và
hai động mạch đốt sống [63], [69].
* Động mạch cảnh trong: hai động mạch cảnh trong cung cấp máu cho

khoảng 2/ 3 trước bán cầu đại não. Mỗi động mạch cảnh trong có 4 nhánh tận,
mỗi nhánh lại chia ra 2 nghành nông và sâu.
Hai hệ thống động mạch ở nông và sâu của các nhánh tận hoàn toàn độc
lập với nhau, không có hệ thống nối thông.
* Hệ động mạch đốt sống - thân nền: cung cấp máu cho khoảng 1/3 sau

bán cầu đại não, thân não và tiêu não. Động mạch đốt sống tách ra từ động

mạch dưới đòn qua lỗ của mỏm ngang 6 đốt sống cổ trên, ra phía sau khối bên
của đốt đội, qua lỗ lớn của xương chẩm vào hộp sọ hợp với động mạch đốt
sống bên đối diện tạo thành động mạch nền. Động mạch nền tận kết bằng
cách chia 2 nhánh tận: hai động mạch não sau đối với hệ động mạch cảnh
trong qua động mạch thông sau ở đa giác Willis.
Động mạch đốt sống trước khi vào não phải đi qua một vùng rất bất lợi
giữa các cơ thang và ống động mạch chật hẹp, ngay cả một số động tác vận
động cổ quá mức cũng có thể gây chèn ép động mạch tạm thời, làm hạn chế
dòng máu lên não. Nếu có thêm các bệnh lý về đốt sống cổ hoặc có bất cứ
nguyên nhân gì gây co cứng cơ thang thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới động
mạch đốt sống làm giảm lưu lượng máu lên não, quá trình này kéo dài sẽ gây
thiếu máu mạn tính ở não [27], [99], [111].
Giữa các khu vực trung tâm và ngoại vi của nhu mô não có rất ít (hoặc
không có) những mạch nối có tầm quan trọng về lâm sàng, nhưng giữa ngoài


10

sọ và trong sọ mạng nối các mạch lại rất phát triển, có thể đảm bảo cho não
được cung cấp đủ máu ngay cả khi có một sự tắc rnạch.
Các mạch máu não có sự nối tiếp phong phú, đảm bảo cho sự tưới máu
được an toàn. Mạng nối thông của hệ thống tuần hoàn não có thể chia làm 3
mức khác nhau.
Mức 1: sự nối thông giữa động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài
Mức 2: sự nối thông giữa động mạch cảnh trong và động mạch thân
nền qua đa giác Willis.
Mức 3: sự nối thông giữa động mạch tận thuộc hệ động mạch cảnh
trong và động mạch thân nền vùng vỏ não. Mạng nối này được coi là nguồn
tưới máu bù quan trọng giữa khu vực động mạch não trước và não giữa, động
mạch não giữa và động mạch não sau, động mạch não trước và não sau.

Tuy nhiên, giá trị chức năng điều hoà tuần hoàn não của ba hệ thống
trên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: áp lực động mạch, thấu kính lòng
mạch, sự đàn hồi của thành mạch [63], [67].
Thần kinh chi phối hoạt động của các động mạch não gồm: đám rối
thần kinh của các động mạch cảnh và đám rối thần kinh của động mạch đốt
sống - thân nền. Giống như các động mạch khác trong cơ thể, mạch máu não
chịu mọi tác động của các yếu tố thần kinh và thể dịch [37].
Có nhiều yếu tố liên quan tới hoạt động chức năng của não như: lưu
lượng máu não, tốc độ tuần hoàn não, sự tiêu thụ oxy và glucoza ở não, các
thành phần trong máu. Trong đó, lưu lượng máu não là yếu tố cơ bản nhất.
- Lưu lượng máu não: là lượng máu qua não trong một đơn vị thời gian
(phút). Bình thường có khoảng 700-750ml máu qua não trong một phút. Nếu
tính theo phương pháp của Kety và Schmid (1977) thì lưu lượng máu não là
50-55ml/100g/phút [63], [67].
Lưu lượng máu não có đặc điểm là rất ổn định. ít thay đổi trên cùng
một người và giữa người này với người khác. Nhưng lưu lượng máu não giảm


11

dần theo tuổi. Ở người trên 60 tuổi lưu lượng máu giảm rõ và có thể xuống tới
36ml/100g/phút [63].
- Tốc độ tuần hoàn não: Thời gian máu chảy qua não rất nhanh, khoảng 3
giây. Thời gian máu chảy qua màng não lâu hơn, khoảng 9 giây. Tốc độ tuần
hoàn não phụ thuộc vào áp suất động mạch cảnh [63].
Mức tiêu thụ oxy của não: Não tiêu thụ 18% tổng số oxy của toàn bộ cơ
thể. Trong 18% này thì 95% là để nuôi tế bào não. Não có khả năng dự trữ
oxy rất kém, có bao nhiêu oxy dùng hết bấy nhiêu, vì thế cần phải cung cấp
cho não một lượng máu không đổi [63], [86].
1.1.2. Hệ thống động mạch cảnh trong [34]

Động mạch cảnh trong đi vào hộp sọ, lướt ngang xương đá để vào xoang
hang, đi tiếp vào khoang dưới nhện và cho một nhánh đi vào hốc mắt,có tên là
động mạch mắt và tiếp đó chia thành bốn nhánh: động mạch não trước,động
mạch não giữa(động mạch sylvien); động mạch mạch mạc trước và động
mạch thông sau.
1.1.2.1. Động mạch não trước
Động mạch não trước đi bên trong hành khứu, tại đây hai động mạch não
trước nối với nhau bằng động mạch thông trước, đi tiếp lên và nằm trên thể
chai, tưới máu cho vùng vỏ - dưới vỏ gồm:
- Phần bề mặt vỏ - dưới vỏ não:
+ Phần trong của thùy chán và thùy đỉnh;
+ Bờ trên và khoảng 1/3 diện tích trên của bán cầu đại não
+ Phần trong của mặt dưới thùy chán ;
- Phần sâu: hay động mạch Heubner:
+ Đầu của nhân đuôi;
+ Phần trước của nhân đậu
+ Nửa trước của cánh tay trước bao trong
+ Phần trước của đồi thị


12

1.1.2.2. Động mạch não giữa
Đi ra phía ngoài qua rãnh thùy trán và thùy thái dương,đi tiếp hết rãnh
Sylvius,cung cấp máu cho:
-

Phần vỏ - dưới vỏ
Bao gồm:
+Phần lớn của mặt ngoài của bán cầu thùy trán ,đỉnh,ba hồi thùy

thái dương;
+Thùy đảo;
+Phần chất trắng dưới vỏ,đặc biệt là quang tuyến thị giác ;

-

Phần sâu
+ Phần lớn các nhân của thể vân
+Bao trong
+Ba ngoài và trước tường.

1.1.2.3. Động mạch mạch mạc trước
Cung cấp máu cho:
-

Giải thị; thể gối ngoài ;

-

Các hạt nhân xám.

-

Phần trước của vỏ hồi hải mã.

-

Cánh tay sau của bao trong.

-


Một số nhánh đi vào đám rối mạch mạc.

1.1.2.4. Động mạch thông sau
Động mạch này rất ngắn,nối thông động mạch não giữa với động mạch
não sau.
Cung cấp cho:
-

Đồi thị

-

Hạ khâu não ; ( vùng củ não – cuống phễu )

-

Cánh tay sau của bao trong;

-

Vùng thể Luys và chân cuống não.


13

1.1.3. Hệ thống động mạch đốt sống - thân nền [34]
Có hai động mạch đốt sống, chúng đi vào lỗ mỏm ngang của đốt sống cổ,
chúng đi quanh đốt đội đi tiếp vào lỗ chẩm, tại đây chúng cung cấp máu cho
nhánh động mạch tiểu não sau dưới (PICA), các nhánh động mạch cho mặt

bên hành tủy. Hai động mạch đốt sống gặp nhau tại rãnh hành - cầu làm thành
động mạch thân nền.
1.1.3.1. Động mạch thân nền
Có chiều dài từ rãnh hành - cầu tới rãnh cầu - cuống ,xuất phát một số
mạch và cung cấp cho:
Phần cao của hành não hay hố bên của hành và cầu não ;
Động mạch tiểu não giữa tưới cho flucculus và động mạch tai trong .
Động mạch tiểu não trên tưới cho phần trên còn lại của tiểu não
1.1.3.2. Động mạch não sau
Từ đoạn cuối của động mạch thân nền, chia thành hai động mạch não
sau,vừa rời khỏi chô bắt đầu, gặp động mạch thông sau, nối với động mạch
não giữa. Động mạch não sau chia thành các nhánh:
Những nhánh bàng hệ tưới cho não giữa và đồi thị, động mạch mạch
mạc sau; những nhánh tận tưới mặt dưới và trong thùy thái dương, phần sau
của thùy chai, thể gối ngoài và mặt trong thùy chẩm (rãnh cựa).
Tóm lại những vùng chi phối do động mạch đốt sống - thân nền phụ trách :
-

Phần cao của tủy sống cổ;

-

Toàn bộ thân não và tiểu não ;

Một phần tư sau của thùy thái dương.
1.1.4. Những con đường bổ sung [34]
Sự bố trí tự nhiên của hệ thống mạch máu não nhằm đảm bảo cho sự
tuần hoàn được thích hợp,nhờ ở những con đường bổ sung có ba cách :



14

1.1.4.1. Vòng Willis
-

Động mạch thông trước nối thông hai động mạch não trước \

-

Động mạch thông sau nối hai hệ thống mạch cảnh trong và động mạch đốt
sống - thân nền
1.1.4.2. Nối động mạch cảnh ngoài với động mạch cảnh trong qua động mạch
mắt và động mạch hàm trong
1.1.4.3. Những đường nối trên của vỏ não bán cầu
Trên các vùng khác nhau của não được nối thông bằng tận – tận,hoặc
bằng chia nhánh giữa các động mạch khác nhau đan lại.
Nhờ các con đường nối thông này, khi một động mạch nào đó bị tắc,
nghẽn, hệ thống khác có thể dẫn máu tới bổ sung.
1.1.5. Một số đặc điểm sinh lý tuần hoàn não
* Sự điều hòa lưu lượng máu não
- Cơ chế tự điều hoà (Hiệu ứng Bayliss): Nếu tim đưa máu lên não
nhiều thì các mạch máu co lại, làm máu lên não ít hơn; nếu tim đưa máu lên
não ít thì các mạch máu giãn ra, làm máu lên não nhiều hơn. Đây là phản xạ
thần kinh điều hoà vận mạch não mà bộ phận nhận cảm là các cảm thụ quan
về áp suất nằm ở xoang động mạch cảnh, nơi xuất phát của động mạch cảnh
trong. Khi huyết áp động mạch trung bình dưới 70 mmHg hoặc trên 140
mmHg thì lưu lượng máu não sẽ bị rối loạn do mất hiệu ứng Bayliss.
- Sự điều hòa về chuyển hóa: Dựa trên áp lực một phần của CO2 và
PaO2 nếu PaO2 tăng trong máu sẽ làm giãn mạch và nếu giảm thì gây co
mạch và cũng chỉ tác động ở các mạch nhỏ. Nếu PaO2 tăng sẽ làm giảm lưu

lượng tuần hoàn não. Người bình thường, nếu thở gấp và kéo dài sẽ có một sự
giảm áp lực CO2 (PaCO2) do CO2 máu bị đào thải ra nhiều và cung lượng
máu não giảm 30%. Nếu cho thở O2 nguyên chất không làm hạ cung lượng
máu não quá 12% pH máu giảm cũng làm tăng PaCO2.


15

- Sự điều hòa thần kinh: cơ chế này rất yểu và không dẫn đến sự thay
đổi quan trọng của tuần hoàn não. Nếu kích thích thần kinh giao cảm cổ sẽ
làm giảm lưu lượng máu não cùng bên (tác dụng qua động mạch ngoài não)
đồng thời làm giảm sự hoạt hóa của các mạch liên quan với sự biến đổi
PaCO2. Tuy nhiên cắt bỏ thần kinh giao cảm sẽ không làm thay đổi đường
kính các động mạch nội sọ [44].
Các thuốc tác dụng vận mạch (Papaverin, Nitrit) gây tăng lưu lượng
tuần hoàn não nhẹ khi não không có tổn thương khu trú do thiếu máu não
hoặc xuất huyết não [63], [111].

Hình 1.1. Sơ đồ các động mạch của não (theo Frank. Netter .MD) [93]


16

1.2. Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính theo y học hiện đại
Từ năm 1950, thiểu năng tuần hoàn não đã được nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu như Denny Brown (1950), Corday và cộng sự (1953), Millikan và
Sieckert (1955)... Các tác giả này cho rằng tất cả các loại thiếu máu não cục
bộ cấp tính hoặc mạn tính không có tổn thương thần kinh khu trú có thể được
gọi là thiểu năng tuần hoàn não [45].
1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh TNTHNMT có rất nhiều và phức tạp.
Theo Phạm Khuê [47] TNTHNMT chủ yếu do vữa xơ động mạch. Vữa xơ
động mạch thường tiến triển thầm lặng trong thời gian dài không có triệu
chứng, mảng xơ vữa làm động mạch mất dần tính đàn hồi, hẹp lòng mạch dẫn
đến giảm lưu thông máu gây thiếu máu mạn tính [25] , [45] , [47] .
- Biến đổi thoái hóa xương khớp, đĩa đệm cột sống cổ làm đè ép vào
động mạch đốt sống gây thiểu năng tuần hoàn hệ động mạch đốt sống - nền.
Kết quả nghiên cứu của Strek.p và cộng sự cho thấy có 79,1% số bệnh nhân
có thoái hoá cột sống cổ có biến đổi lưu huyết não [67], [109]. Trong thoái
hoá cột sống cổ khi làm các động tác quay cổ đột ngột, động mạch đốt sống
có thể bị kẹt cũng gây thiếu máu tạm thời cho não [27] , [95].
- Dị dạng bẩm sinh hay u sùi làm hẹp lòng mạch cũng dẫn tới TNTHNMT.
- Các bệnh toàn thân: huyểt áp thấp, thiếu máu... [95] , [103] , [110] . Đào
Phong Tần và các cộng sự khi nghiên cứu về lưu huyêt não trên các bệnh nhân
huyết áp thấp thấy rằng độ đàn hồi thường giảm nên dẫn tới TNTHNMT [59].
1.2.2. Lâm sàng của thiểu năng tuần hoàn não mạn tính
Triệu chứng lâm sàng của TNTHNMT rất phong phú và thường xuất
hiện sớm. Các triệu chứng này giữ hàng đầu trong các căn cứ để chẩn đoán
thiểu năng tuần hoàn não [27] , [45] , [100] .


17

* Biểu hiện chung:

- Đau đầu: Là triệu chứng hay gặp nhất đồng thời cũng là triệu chứng
xuất hiện sớm nhất, chiếm trên 91% các trường hợp. Đau đầu vùng chẩm và
lan tỏa khắp đầu, có cảm giác căng nặng trong đầu, đau tăng khi căng thẳng
thần kinh hay vận động thể lực.
- Chóng mặt: gặp trên 87%, bệnh nhân luôn có cảm giác bồng bềnh, có

khi thấy mọi vật quay xung quanh mình, nhất là khi thay đổi tư thế, xoay đầu,
có người chóng mặt, tối sẩm mặt mày, đứng không vững.
- Dị cảm: Là triệu chứng sớm, bệnh nhân có cảm giác tê bì, kiến bò, tê mỏi
chân tay. Một số người ù tai, có cảm nghe thấy tiếng ve kêu, tiếng xay lúa trong tai.
- Rối loạn giấc ngủ: Rất hay gặp và có đặc điểm là dai dẳng làm bệnh
nhân khó chịu. Có thể mất ngủ hoàn toàn hoặc rối loạn giấc ngủ.
- Rối loạn chú ý: cũng thường gặp từ giai đoạn đầu của bệnh, giảm khả
năng làm việc, rất khó chuyển sự chú ý từ việc này sang việc khác, về sau
nặng hơn có thể dẫn đến sa sút trí tuệ.
- Rối loạn về trí nhớ: Là biểu hiện sớm nhất và phổ biến nhất, có đặc
điểm là giảm trí nhớ gần. Giảm sút khả năng tư duy và trí tuệ, biếu hiện kém
minh mẫn và sáng tạo.
Ngoài ra còn rối loạn về tri giác, rối loạn về cảm xúc, thay đổi về nhân
cách và tính tình.
Các dấu hiệu khi thăm khám: nhin chung các dấu hiệu thực thể không
có gì đặc hiệu. Đôi khi có dấu hiệu run tay, tăng phản xạ gân gối không đối
xứng, rối loạn ngôn ngữ có thể có rối loạn điều phối động tác, rối loạn thăng
bằng... [45]
1.2.3. Chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não mạn tinh
Chẩn đoán TNTHNMT là một vấn điều rất quan trọng vì nó liên quan
đến việc đề phòng tai biến mạch máu não và điều trị để đảm bảo hoạt động tối
ưu cho não.


18

Trong các chỉ tiêu để chẩn đoán TNTHNMT, những triệu chứng lâm
sàng giữ vị trí hàng đầu. Những triệu chứng này nhiều khi hướng cho ta sử
dụng các phương pháp cận lâm sàng để xác định chẩn đoán [45] .
* Bảng tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng thiểu năng tuần hoàn não mạn


tính của Khadjev (1979).
Khadjev và cộng sự đã khám và điều tra cho 25000 người (1979), từ đó
đưa ra bảng tiêu chuẩn chẩn đoán TNTHNMT. Bảng tiêu chuẩn chẩn đoán
lâm sàng TNTHNMT của Khadjev gồm 20 tiêu chuẩn chính và điểm để đánh
giá từng tiêu chuẩn theo mức độ có, không. Nhiều nhà y học lâm sàng nghiên
cứu áp dụng đã khẳng định vị trí hàng đầu của các triệu chứng lâm sàng có
giá trị trong chẩn đoán TNTHNMT [97].
Tuy nhiên phương pháp khám này bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan của
người bệnh, đôi khi cả thầy thuốc. Do đó cần kết hợp các phương pháp cận
lâm sàng để chẩn đoán xác định TNTHNMT [45] , [47].
* Các phương pháp cận lâm sàng:

- X-quang: cột sống cổ các tư thế thẳng, nghiêng, chếch 3/4 phải trái để
đánh giá tình trạng thoái hóa đốt sống cổ: mất đường cong sinh lý, hẹp khe
gian đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương.
- Chụp cộng hưởng từ cột sống cổ cho biết chính xác vị trí và hình dạng
của các biến đổi bệnh lý do quá trình thoái hóa cột sống cổ gây ra [13], [51].
- Lưu huyết não (REG):
Lưu huyết não đồ là đường ghi sự biến thiên điện trở của não, khi có một
dòng điện xoay chiều, cường độ yếu, tần số cao (40-150kHz) chạy qua [54].
Lưu huyết não đồ cho phép đánh giá một cách khách quan tình trạng
của thành động mạch, trương lực mạch ở não, thể tích tưới máu và gián tiêp
đánh giá mức độ tổn thương vữa xơ động mạch não [6], [21].
Phương pháp ghi lưu huyết não để nghiên cứu hệ thống mạch máu não
được K.Polzer và F.Schuhfried sử dụng đầu tiên vào năm 1950 Iarullin Kh


19


(1953, 1966) E.A. Bagrịị (1965)...đã nghiên cứu sâu hơn, chỉ ra khả năng to
lớn của phương pháp này trong chẩn đoán các bệnh mạch máu não,
EJenkner (1959) đã khẳng định đường ghi LHN phản ánh tình trạng
máu trong hộp sọ và đạo trình Trán - Chũm phản ánh tình trạng tuần hoàn
máu não của hệ thống động mạch cảnh trong phía bán cầu tương ứng. larullin
Kh (1953, 1966) Dunaveva E.M và Sivukha T.A (1955) đã sử dụng đạo trình
Chũm - Chẩm để nghiên cứu tuần hoàn hệ động mạch đốt sống - thân nền
[71]. Nhiều tác giả khác như M.A Tavchunovskạịa, R.A Kyz (1965), Dương
Văn Hạng (1993) cũng đã công bố công trình nghiên cứu biến đổi đường ghi
LHN trong bệnh thoái hoá cột sống cổ [28].
Phương pháp ghi LHN được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng, có thể ghi
trong thời gian dài theo yêu cầu nghiên cứu, có thể ghi nhiều lần đê theo dõi
sự tiến triển của bệnh, hoặc tác dụng điều trị [6].
- Điện não đồ (EEG):
Ghi điện não đồ là phương pháp nghiên cứu chức năng của não dựa
trên việc ghi lại các điện thế phát sinh trong hoạt động sống của tế bào thần
kinh. Từ khi ra đời cho đến nay, với sự phát triển và hoàn thiện không ngừng,
ĐNĐ đóng góp vai trò đáng kể trong chẩn đoán, điều trị, tiên lượng bệnh của
hệ thống thần kinh trung ương [6].
ĐNĐ là bức tranh chân dung tâm sinh lý của con người, nó phản ánh
trạng thái, chức năng của hệ thần kinh trung ương. Cùng với lưu huyết não,
điện não đồ được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng như những chỉ tiêu theo dõi
khách quan của não trong lao động trí óc và đánh giá hiệu quả điều trị [3].
Theo Vũ Đăng Nguyên [54], dấu hiệu thiếu oxy não trong thiểu năng
tuần hoàn não được thể hiện trên ĐNĐ dưới dạng các nhịp chậm trên nên mất
tổ chức các nhịp.
Trong trường hợp thiểu năng tuần hoàn não hệ động mạch đốt sống thân nền do thoái hóa cột sống cồ có chèn ép động mạch đốt sống, những biến


20


đổi trên điện não đồ thường mang tính chất lan tỏa trong dạng giảm số nhịp
Alpha, giảm biên độ tất cả các sóng, xuất hiện sóng chậm Theta không đều
đặn [63], biên độ và chỉ số sóng Alpha trên điện não đồ nền giảm. Biên độ và
chỉ số sóng Theta tăng [45].
Theo Đào Phong Tần và các cộng sự [67] ghi đồng thời ĐNĐ và lưu
huyết não đồ là phương pháp không gây nguy hiểm, ít tốn kém, trong nhiều
trường hợp rất có giá trị để chẩn đoán sớm hội chứng TNTHNMT.
1.2.4. Điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính
Hiện nay ở nước ta cũng như trên thế giới điều trị TNTHNMT chủ yểu
bằng phương pháp nội khoa. Điều trị ngoại khoa chỉ đề cập đến khi bệnh nhân
có tai biến mạch máu não tạm thời hay thực thụ [25], [45], [100].
Thuốc điều trị TNTHNMT có nhiều loại khác nhau, công dụng và kết quả
cũng khác nhau. Các thuốc này tạm chia thành bốn nhóm [14] , [45] , [111]
Nhóm 1: Nhóm các chất tổng hợp hữu cơ
Nhóm 2: Nhóm các chất giống chất sinh học.
Nhóm 3: Nhóm các chất có nguồn gốc thực vật.
Nhóm 4: Nhóm gồm các thuốc có nguồn gốc khác.
Các thuốc này có thể tác động theo những cơ chế khác nhau để khắc
phục tình trạng và hậu quả của TNTHNMT. Thuốc có thể có tác dụng giãn
mạch, làm mở các mạng nổi tuần hoàn bàng hệ, làm trao đổi chất qua hàng
rào máu não dễ dàng hơn, làm cho tổ chức não nhận được nhiều oxy hơn,
cũng như giúp não chịu được tình trạng thiếu oxy tốt hơn [97], [104] .
Ngoài ra, còn có thể sử dụng biện pháp không dùng thuốc để điều trị
TNTHNMT. Phương pháp này vừa mang tính điều trị vừa mang tính dự
phòng, an toàn và có hiệu quả. Các phương pháp chủ yếu là chế độ ăn uống,
chế độ luyện tập... được nhiều nhà y học quan tâm nghiên cứu và đánh giá
cao [33].



21

1.3. Thiểu năng tuần hoàn não hệ động mạch đốt sống - thân nền do thoái
hóa cột sống cổ
- Thoái hóa đốt sống cổ gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp có thể gây rối
loạn tuần hoàn não [12] , [14] , [96].
Bệnh cảnh lâm sàng của thiểu năng tuần hoàn hệ động mạch đốt sống thân nền được Schott mô tả đầy đủ từ năm 1965 và được nghiên cửu qua các
công trình Wiliam và Wilson (1967), E.V.Charakine (1978), Phạm Khuê [45],
Hồ Hữu Lương [50], Nguyễn Xuân Thản [59]. Thiểu năng tuần hoàn não hệ
sống - nền chiếm 20-30% rối loạn tuần hoàn não nói chung, thường gặp ở lứa
tuổi từ 40-60 [3].
Về nguyên nhân của hội chứng thiểu năng tuần hoàn sống nền, trước
đây người ta chỉ công nhận một căn nguyên phổ biến đứng hàng đầu là vữa
xơ động mạch, nhưng trong mấy năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu
xác định rằng những biến đổi thoái hóa xương khớp, đĩa đệm ở cột sống cổ
giữ vai trò quan trọng trong bệnh sinh của thiểu năng sống nền. Ở những bệnh
nhân cao tuổi, thường hay kết hợp cả hai nguyên nhân làm cho bệnh lý mạch
máu não của người có tuổi trở nên phức tạp [63].
Hội chứng động mạch đốt sống thân nền chiếm khoảng 26,6 % trong
thoái hóa cột sống cổ [51], [68].
* Cơ chế bệnh sinh

Trong thoái hóa đĩa đệm xương khớp của cột sống cổ, quá trình sản
xương đã làm chồi lên những gai xương, mỏ xương, gồ dầy xương có thể
chèn đẩy động mạch đốt sống tại lỗ ngang đốt sống thường xuyên hay tạm
thời ở một vài tư thế cột sống cổ. Nguyên nhân, vị trí, kích thước động mạch
bị chít hẹp của động mạch đốt sống thường thấy trên quãng đường đi của
động mạch đốt sống phần lớn do mỏ xương thoái hóa, còn hẹp hay tắc ở gốc
động mạch đốt sống chủ yếu là do vữa xơ động mạch [51].



22

* Triệu chứng lâm sàng của thiểu năng tuần hoàn não hệ sống - nền rất

đa dạng và phong phú [63] , thường gặp là tam chứng: nhức đầu vùng
chẩm gáy, chóng mặt và mệt mỏi toàn thân. Nhức đầu thường kèm theo
đau dây thần kinh chẩm hoặc có triệu chứng cổ- vai- cánh tay do tổn
thương đám rối thần kinh [100]. Rối loạn tiền đình cũng thường gặp và
là triệu chứng quan trọng, cơn “sụp quỵ” (drop attacks) có giá trị lớn
trong tốn thương hệ sống - nên do thoái hoá cột sống cổ [45]. Bên cạnh
triệu chứng đau đầu, chóng mặt còn kèm theo các triệu chứng ù tai,
giảm thính lực tạm thời, rối loạn thăng bằng, giảm thị lực... Các triệu
chứng của thiểu năng tuần hoàn não hệ sống nền thường xuất hiện
trong những điều kiện đặc biệt như gắng sức, thay đổi tư thế từ nằm
sang ngồi [12] , [25] , [27] .
1.4 TNTHNMT Do xơ vữa động mạch
Năm 1957, Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa “bệnh xơ vữa động mạch
(VXĐM) là sự phối hợp những biến đổi của lớp nội mạc động mạch bao gồm
sự tích tụ tại chỗ của các lipid,phức hợp glucid,máu và các sản phẩm từ máu,
tổ chức xơ và calci kèm theo những biến đổi của lớp trung mạc. ”Bệnh
VXĐM là một bệnh rất phổ biến ở người lớn tuổi ở các nước có đời sống vật
chất cao, có nhịp độ làm việc và sinh hoạt căng thẳng, được coi là loại “bệnh
của nền văn minh” [34].
-

Tổn thương vữa xơ động mạch chủ gặp ở 23% số người thuộc lứa tuổi 18- 24
dưới dạng mạch lipid,tăng lên 58% ở lứa tuổi 25-29 và 100% ở lứa tuổi trên
30 tuổi ,mức độ nặng của mảng vữa xơ tăng dần theo tuổi [34].


-

Các tổn thương vữa xơ ở hệ thống mạch vành và động mạch não cũng thấy
rõ : trên 48 người thuộc lứa tuổi 25-29,tác giả thấy tổn thương vữa xơ đã có ở
6.2% động mạch vành phải, 10.4% động mạch liên thất trước, 2.1% động
mạch mũ,6.2% động mạch não sau, 4.2% thân nền, 8.3% vòng Willis. Trên 41


23

người thuộc lứa tuổi 30-39, tổn thương vữa xơ thấy có ở 14.6% động mạch
vành phải, 44% động mạch liên thất trước, 7.3% động mạch nhũ, 32% động
mạch não trước, 44% động mạch não giữa, 34% động mạch não sau, 44%
thân nền, 41% vòng Willis [34]
1.4.1. Tiến triển của bệnh vữa xơ động mạch
Bệnh thường tiến triển thầm lặng trong một thời gian rất dài không có
triệu chứng lâm sàng. Sau đó khi mảng vữa xơ phát triển làm động mạch mất
dần sự mềm mại và độ đàn hồi, rồi làm hẹp lòng mạch máu đến một mức độ
nhất định (thường trên 70%), nhất là đối với động mạch vành, động mạch não
động mạch chi ,thi lúc đó mới có các triệu chứng lâm sàng của thiếu máu cục
bộ tại khu vực của đông mạch nuôi dưỡng: với động mạch não thì gây thiểu
năng tuần hoàn não [34].
1.4.2. Vữa xơ động mạch não
- Bệnh cảnh xơ vữa động mạch não thay đổi tùy theo vị trí và giai đoạn
của bệnh nhân trên đai cương có thể phân ra hai loại, loại có tổn thương chủ
yếu ở vỏ não là loại rộng nhất và loại có tổn thương chủ yếu dưới vỏ não là
loại khu trú thành từng ổ, hai loại này cũng hay phối hợp với nhau. Loại vỏ
não lan tỏa thường gây những rối loạn tâm thần, loại dưới vỏ não thành từng ổ
thường gây những rối loạn thần kinh. Trong giai đoạn đầu (giai đoạn thiếu
máu cục bộ) các triệu chứng vỏ não và dưới vỏ não thường nhẹ và không

thường xuyên. Ở giai đoạn thứ hai (giai đoạn huyết khối hoại tử) đã có rối
loạn cấp tính như đột quị, cuối cùng não teo thu và xơ hóa, các rối loạn sẽ
không hồi phục [48].
- Những biểu hiện chính của vữa xơ động mạch não: thường gặp các rối
loạn tâm thần, biểu hiện ở quá trình giảm sút ức chế, những tính cách cá nhân
phát triển quá mức, bệnh nhân trở nên dễ kích động hay bực mình hay cáu
gắt, hay có rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ là một dấu hiệu sớm của bệnh, ngoài ra


24

giảm khả năng tư duy, tập trung tư tưởng chậm hiểu và hay quên, nhất là đối
với những việc mới xảy ra, về phương diện thân kinh hay nhức đầu, nhất là
khi làm việc trí óc, ù tai chóng mặt, biểu hiện của rối loạn tiền đình [48].
1.4.3. Thiếu máu não do vữa xơ động mạch cảnh
Mù nhất thời một bên mắt đột nhiên không nhin được một bên mắt, biểu
hiện chính là có cảm giác có một mành mành di động theo hướng dọc, ít khi
theo hướng ngang, thời gian dưới 5 phút, ít khi quá 10 phút, có các cơn mù một
bên do thiếu máu võng mạc, biểu hiện rối loạn tưới máu của động mạch cảnh
trong, liệt nhẹ một bên, rối loạn cam giác một bên, rối loạn ngôn ngữ [48].
* Điều trị TNTHNMT

- Kết hợp điều trị bệnh lý cột sống cổ với các thuốc tác động lên mạch
máu não thông qua các cơ chế như giãn mạch, giảm độ nhớt của máu, tăng
cường phân áp oxy, glucozen, chống gốc oxy hóa.
- Các biện pháp không dùng thuốc: châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, và
tập vận động cột sổng cổ nhẹ nhàng.
- Các phương pháp đặc biệt: kéo giãn cột sống cổ, đeo đai cổ.
- Điều trị phẫu thuật khi các dấu hiệu thần kinh tiến triển nặng hoặc
điều trị bảo tồn không hiệu quả [14].

* Dự phòng: cần tránh các yếu tố có thể là nguyên nhân gây bệnh hoặc

khởi phát bệnh hoặc làm bệnh trầm trọng thêm. Tránh mang vác, giữ lâu
cổ ở tư thế ưỡn ra sau, cúi cổ ra trước hay nghiêng cổ về một bên, không
vận động cổ quá mức, không lắc cột sống cổ. Đối với những người có
liên quan đến tư thế bất lợi của cột sống cổ, cần có chế độ nghỉ ngơi
thích hợp để thư giãn cột sống cổ, xoa bóp và tập vận động cốt sống cổ
nhẹ nhàng. Khi đã có triệu chứng bệnh lý, cần sớm đến khám và điều trị
bệnh ở các cơ sở chuyên khoa [51].
1.5. Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính theo quan niệm


25

của y học cổ truyền
Y học cổ truyền không có bệnh danh “thiểu năng tuần hoàn não mạn
tính” nhưng các biểu hiện lâm sàng thường được mô tả trong các chứng đầu
thống (đau đầu), huyễn vựng (chóng mặt), thất miên (mất ngủ)... trong Nam
dược thần hiệu [79], và Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh [80].
1.5.1. Bệnh nguyên
Theo YHCT: các chứng “đầu thống”, “huyễn vựng”, “thất miên” có
liên quan chặt chẽ đến các tạng can, tỳ, thận. Có rất nhiêu nguyên nhân ảnh
hưởng đến công năng hoạt động của 3 tạng này, như: Lo nghĩ quá độ, tinh
thần căng thẳng kéo dài làm can âm, can huyết hư, can dương cang thịnh,
hoặc như ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều đồ béo ngọt, làm cho tỳ vị bị
tổn thương, hoặc do mắc bệnh lâu ngày làm khí huyết cơ thể bị giảm sút, thận
tinh hư tổn...[70] , [79].
1.5.2. Cơ chế bệnh sinh
Trong sách Nội Kinh Tố vấn viết: “Thận hư thì đầu nặng, biển tuỷ
không đủ thì não chuyển ù tai” [57] .

Hải Thượng Lãn' Ông viết: “Âm huyết của hậu thiên hư thì hoả động lên,
chân thuỷ của tiên thiên suy thì hoả bốc lên mà gây chứng huyễn vựng”. Theo
ông, phần lớn đau đầu thuộc chứng hư (dương hư, huyết hư, nặng hơn là hoả hư,
thuỷ suy nên trong điều trị, nhẹ thì bổ khí huyết, nặng thì bổ thuỷ hoả [80].
Sách Linh khu viết: “Để nuôi dưỡng cơ thể không có gì quan trọng
bằng huyết”. Nếu vì một nguyên nhân nào đó làm cho huyết vận hành không
thông, ứ đọng lại thì sinh ra mọi thứ bệnh [36].
Trong khi đó não là bể của tuỷ, là cơ quan quan trọng của cơ thể, quan
hệ rất lớn đến đời sống, không được để hao tổn. Não tuỷ có công dụng là chủ
việc thông sáng của tai mắt, sự linh hoạt của chân tay mình mẩy, và mọi hoạt
động tinh thần. Tâm chủ thần minh tức là chủ về hoạt động tinh thần, ý thức,


×