Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

________________

LÂM TUẤN LẬP

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HCM, tháng 02 năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

______

LÂM TUẤN LẬP

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VŨNG TÀU

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG

TP.HCM, tháng 02 năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan là công trình tự nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng
và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Người thực hiện cam đoan

Lâm Tuấn Lập


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT - ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vị nghiên cứu ........................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3
4.1.

Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................ 3


4.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4

5. Sơ khảo tài liệu và điểm mới của đề tài ................................................................... 4
5.1.

Sơ khảo tài liệu nghiên cứu ............................................................................... 4

5.1.1.

Nghiên cứu ngoài nước ...................................................................................... 4

5.1.2.

Nghiên cứu trong nước ...................................................................................... 6

5.2.

Điểm mới của đề tài ........................................................................................... 8

6. Kết cấu luận văn ........................................................................................................ 9
CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH
VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ .................................................................................... 10
1.1.

Khái niệm ngân hàng thương mại, chức năng và nghiệp vụ của NHTM. 10

1.1.1.


Khái niệm ngân hàng thương mại.................................................................... 10

1.1.2.

Chức năng của ngân hàng thương mại ............................................................ 10

1.1.2.1.

Chức năng trung gian tín dụng ..................................................................... 10

1.1.2.2.

Chức năng trung gian thanh toán ................................................................. 11

1.1.2.3.

Chức năng tạo tiền ....................................................................................... 11


1.1.3.

Phân loại NHTM theo hình thức sở hữu.......................................................... 12

1.1.3.1.

Ngân hàng sở hữu tư nhân ........................................................................... 12

1.1.3.2.


Ngân hàng sở hữu của các cổ đông (Ngân hàng cổ phần) ........................... 12

1.1.3.3.

Ngân hàng sở hữu Nhà nước ........................................................................ 12

1.1.3.4.

Ngân hàng liên doanh................................................................................... 13

1.2.

Khái niệm, đặc điểm và vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ .................. 13

1.2.1.

Khái niệm ngân hàng bán lẻ ............................................................................ 13

1.2.2.

Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ .......................................................... 14

1.2.3.

Vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong nền kinh tế .................................. 16

1.3.

Các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu của dịch vụ ngân hàng bán lẻ ............. 17


1.3.1.

Huy động vốn dân cư ....................................................................................... 17

1.3.2.

Tín dụng bán lẻ ................................................................................................ 17

1.3.3.

Dịch vụ thanh toán ........................................................................................... 18

1.3.4.

Dịch vụ thẻ ....................................................................................................... 18

1.3.5.

Dịch vụ bảo lãnh .............................................................................................. 19

1.3.6.

Các loại dịch vụ khác ....................................................................................... 19

1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. ...... 20

1.4.1.


Nhân tố chủ quan ............................................................................................. 20

1.4.2.

Nhân tố khách quan ......................................................................................... 21

1.5.

Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của một số

ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Vietcombank. .................. 23
1.5.1.

Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của một số

Ngân hàng trên thế giới ............................................................................................. 23
1.5.1.1.

Ngân hàng Citibank...................................................................................... 23

1.5.1.2.

Ngân hàng HSBC ......................................................................................... 25

1.5.2.

Kinh nghiệm về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các NHTM ở Việt

Nam ......................................................................................................................... 28
1.5.2.1.


Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu .................................................... 28

1.5.2.2.

Ngân hàng Thương mại Cổ phẩn Đầu tư và Phát triển Việt Nam ............... 29

1.5.3.

Bài học kinh nghiệm ........................................................................................ 30


Tóm tắt chương 1......................................................................................................... 33
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH VŨNG TÀU .......................................... 34
2.1.

Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam –

Chi nhánh Vũng Tàu ............................................................................................... 34
2.1.1.

Giới thiệu về ngân hàng ................................................................................... 34

2.1.2.

Quá trình hình thành và phát triển của Vietcombank Vũng Tàu ..................... 35

2.2.


Thực trạng triển khai và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân

hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu .. 38
2.2.1.

Thực trạng triển khai các loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu ................... 38
2.2.2.

Thực trạng về phát triển nguồn nhân lực trong hoạt động NHBL –

Vietcombank Vũng Tàu ............................................................................................ 57
2.2.3.

Thực trạng nâng cao cơ sở vật chất và phát triển mạng lưới kênh phân phối. 58

2.2.4.

Thực trạng công tác truyền thông và marketing cho dịch vụ NHBL .............. 59

2.2.5.

Thực trạng về năng lực tài chính và quản lý rủi ro cho phát triển dịch vụ ngân

hàng bán lẻ................................................................................................................. 61
2.2.6.

Thực trạng áp dụng hệ thống công nghệ thông tin cho phát triển dịch vụ ngân


hàng bán lẻ................................................................................................................. 62
2.3.

Đánh giá chung về việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của

Vietcombank Vũng Tàu .......................................................................................... 64
2.3.1.

Đánh giá thông qua điều tra, khảo sát khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán lẻ64

2.3.2.

Nhận xét chung ................................................................................................ 70

Tóm tắt chương 2......................................................................................................... 77
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH VŨNG TÀU ..................................................................................... 78
3.1.

Định hướng phát triển của ngân hàng Vietcombank Vũng Tàu............... 78

3.1.1.

Dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời


gian tới ....................................................................................................................... 78
3.1.2.


Định hướng chiến lược của Vietcombank trong giai đoạn 2019-2020 và tầm

nhìn đến năm 2025 .................................................................................................... 79
3.1.3.

Phân tích ma trận SWOT của Vietcombank Vũng Tàu về phát triển dịch vụ

NHBL ........................................................................................................................ 82
3.2.

Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Bà Rịa

Vũng Tàu .................................................................................................................. 83
3.2.1.

Giải pháp đa dạng hóa và phát triển sản phẩm dịch vụ ................................... 83

3.2.2.

Nâng cao và phát triển nguồn nhân lực cho dịch vụ ngân hàng bán lẻ ........... 84

3.2.3.

Xây dựng cơ sở vật chất hiện đại và phát triển mạng lưới kênh phân phối .... 87

3.2.4.

Tăng cường hoạt động marketing và chăm sóc khách hàng ............................ 87


3.2.5.

Giải pháp quản trị tài chính và quản lý rủi ro trong hoạt động NHBL............ 89

3.2.6.

Phát triển hệ thống Công nghệ thông tin và ngân hàng điện tử....................... 90

3.2.7.

Một số giải pháp khác ...................................................................................... 91

Tóm tắt chương 3......................................................................................................... 94
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

ATM


Máy rút tiền tự động

BIDV

Ngân hàng Thương mại Cổ phẩn Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BRVT

Bà Rịa-Vũng Tàu

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CNTT

Công nghệ thông tin

DVNH

Dịch vụ ngân hàng

DVTT

Dịch vụ thanh toán

ĐVCNT

Đơn vị chấp nhận thẻ


GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GDV

Giao dịch viên

HĐVBL

Huy động vốn bán lẻ

HSBC

Ngân hàng Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên HSBC

IBPS

Thanh toán điện tử liên ngân hàng

NHBB

Ngân hàng bán buôn

NHBL

Ngân hàng bán lẻ

NHĐT


Ngân hàng điện tử

NHTM

Ngân hàng Thương mại

NHTMCP

Ngân hàng Thương mại Cổ phần

NHTMNN

Ngân hàng Thương mại Nhà nước

POS

Máy thanh toán tiền bằng thẻ

SME

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

SPDV

Sản phẩm dịch vụ

TCTD

Tổ chức tín dụng


TMCP

Thương mại Cổ phần

TTBQ

Tỷ trọng bình quân


Vietcombank
Vietcombank VT

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi
nhánh Vũng Tàu

Vietinbank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam

VND

Việt Nam đồng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Giới thiệu về ngân hàng…………………………………….……….....…35
Bảng 2.2: Huy động vốn bán lẻ của Vietcombank Vũng Tàu giai đoạn 2014-2018..39
Bảng 2.3: Các chương trình khuyến mãi huy động vốn năm 2018 – 2019………....41
Bảng 2.4: Tín dụng bán lẻ của Vietcombank Vũng Tàu giai đoạn 2014-2018…......44

Bảng 2.5: Dịch vụ thanh toán của Vietcombank Vũng Tàu giai đoạn 2014 – 2018..46
Bảng 2.6: Các dịch vụ thanh toán đang được áp dụng tại Vietcombank…………....48
Bảng 2.7: Doanh số thanh toán thẻ tại các ĐVCNT năm 2014……….…….…..…..52
Bảng 2.8: Dịch vụ thẻ của Vietcombank Vũng Tàu giai đoạn 2014 – 2018…………53
Bảng 2.9: Dịch vụ bảo lãnh của Vietcombank Vũng Tàu giai đoạn 2014 – 2018……53
Bảng 2.10: Thu dịch vụ khác của Vietcombank Vũng Tàu giai đoạn 2014 – 2018...55
Bảng 2.11: Số lượng CBCNV được đào tạo riêng năm 2018…………………….….58
Bảng 2.12: Bảng điều tra khảo sát sản phẩm NHBL mà khách hàng biết đến….……60
Bảng 2.13: Chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Vietcombank Vũng Tàu….…...67
Bảng 3.1: Dự báo một số chỉ tiêu hoạt động NHBL từ 2019 -2020…………………81
Bảng 3.2: Phân tích ma trận SWOT ……..……..…………………………………….83
Bảng 3.3: Bảng đề xuất người lao động tập huấn phát triển dịch vụ NHBL……........85
Bảng 3. 4: Các công tác cần triển khai với đội ngũ nhân viên bán hàng trong thời gian
sắp tới ..…………………………………………………………………….…………86


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Bộ máy tổ chức của Vietcombank – Chi nhánh Vũng Tàu……………..…36
Hình 2.2: Biểu đồ tình hình huy động vốn 2014-2018………………………………40
Hình 2.3: Biểu đồ tình hình tín dụng bán lẻ 2014-2018…………………………….45
Hình 2.4: Biểu đồ tình hình dịch vụ thanh toán 2014-2018……………………..….47
Hình 2.5: Biểu đồ thị phần thẻ tại Việt Nam thời điểm 31/12/2014…………….…..50
Hình 2.6: Biểu đồ thị phần thẻ tại Việt Nam…………………………………………51
Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ các nhân tố ảnh hưởng đến khách hàng giao dịch với
Vietcombank……………………...…………………………………………………..61
Hình 2.8: Biểu đồ tỷ lệ khách hàng đến giao dịch………………………..…….…....64
Hình 2.9: Biểu đồ tỷ lệ mẫu về nghề nghiệp khách hàng………………………..…..65
Hình 2.10: Biểu đồ tỷ lệ mẫu về số năm đã giao dịch của khách hàng…….……….66



TÓM TẮT - ABSTRACT
PHẦN TIẾNG VIỆT
1. Tiêu đề: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM – CHI NHÁNH VŨNG TÀU
2. Tóm tắt:
Hiện nay, các NHTM đang chú trọng tới phát triển dịch vụ ngân hàng nói
chung và dịch vụ NHBL nói riêng trên nền tảng công nghệ hiện đại. Bên cạnh
những mặt tích cực, dịch vụ NHBL vẫn còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục.
Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài này.
Mục tiêu trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp để
phát triển dịch vụ bán lẻ tại Vietcombank VT.
Kết hợp bốn phương pháp nghiên cứu vấn đề bao gồm: thống kê mô tả, thống
kê so sánh, điều tra khảo sát và phân tích ma trận.
Trên cơ sở phân tích nghiên cứu, một bức tranh toàn cảnh về thực trạng cung
cấp dịch vụ NHBL của Vietcombank Vũng Tàu được thể hiện rõ, tạo thuận lợi
cho việc đánh giá và đưa ra các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng dịch
vụ.
Tác giả hy vọng đề tài sẽ không chỉ giúp cho Lãnh đạo Vietcombank VT đưa ra
các giải pháp để nâng cao được chất lượng dịch vụ NHBL tại đơn vị, mà còn
giúp cho các chi nhánh khác trong hệ thống Vietcombank nói riêng và trong
toàn ngành nói chung có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình phát
triển dịch vị NHBL hiện đại, hội nhập sâu rộng hơn nữa, tiệm cận trình độ phát
triển của kinh tế thế giới.
3. Từ khóa: DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ


ENGLISH

1. Title: SOLUTIONS FOR DEVELOPING RETAIL BANKING SERVICES AT

JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR FOREIGN TRADE OF
VIETNAM - VUNG TAU BRANCH

2. Abstract:
Currently, commercial banks are focusing on developing banking services in
general and retail banking services in particular on modern technology
platform. In addition to the positive aspects, retail banking service still has
many limitations to overcome. That's why the author chose this topic.
Objectives on the basis of reasoning, analyzing the situation and proposing
some solutions to develop retail services at Vietcombank VT.
Combining four research methods of problems including: descriptive statistics,
comparative statistics, survey and matrix analysis.
Based on the research analysis, a comprehensive picture of the status of
providing banking services of Vietcombank Vung Tau is clearly shown,
facilitating the evaluation and making specific solutions to improve the quality.
service.
The author hopes that the thesis will not only help Vietcombank VT leaders to
provide solutions to improve the quality of retail banking services at the units,
but also help other branches in the Vietcombank system in particular and
throughout the industry in general can be used as a reference in the process of
developing modern retail banking service, further integration, approaching the
level of development of the world economy.

3. Keywords: RETAIL BANKING SERVICES


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế, các NHTM phải đảm bảo phát triển đầy đủ nhiều yếu tố nhưng một
trong những yếu tố quan trọng nhất là phát triển đa dạng các dịch vụ và ứng dụng công
nghệ hiện đại. Đây là hai yếu tố góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng
thương mại.
Hiện nay, các ngân hàng thương mại đang chú trọng tới phát triển dịch vụ ngân
hàng nói chung và dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng trên nền tảng công nghệ hiện đại
đang hướng tới khách hàng mục tiêu với sản phẩm đa dạng, hoạt động phân phối rộng
khắp.
Dịch vụ NHBL là cung ứng sản phẩm, DVNH tới từng cá nhân riêng lẻ, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh, các khách hàng cũ hiện có
hoặc thông qua các phương tiện CNTT để sử dụng các sản phẩm dịch vụ hiện đại.
Dịch vụ NHBL giữ vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, nâng cao năng
lực cạnh tranh, tạo nguồn vốn trung và dài hạn đảm bảo, góp phần đa dạng hóa hoạt
động ngân hàng, đem lại doanh thu chắc chắn, ít rủi ro, đa dạng hóa các sản phẩm và
dịch vụ phi ngân hàng, từ đó gia tăng và phát triển mạng lưới khách hàng hiện tại và
khách hàng tiềm năng của NHTM. Dịch vụ NHBL có tác dụng đẩy nhanh quá trình
luân chuyển tiền tệ, tận dụng tiềm năng to lớn về vốn của các thành phần kinh tế để
cho vay cải thiện đời sống người dân, hạn chế thanh toán tiền mặt, góp phần tiết kiệm
chi phí và thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng.
Vietcombank cũng đang chuyển dịch hoạt động kinh doanh vào ba trụ cột chính
là hoạt động bán lẻ, kinh doanh vốn, dịch vụ; kiểm soát chặt chẽ và nâng cao chất
lượng tài sản; chuyển dịch cơ cấu thu nhập; tăng cường kiểm soát chi phí… và đặc
biệt là chuyển dịch mạnh mẽ sang ngân hàng số (Vietcombank, 2017). Như vậy, dịch
vụ NHBL là một trong những mảng hoạt động kinh doanh quan trọng, chiếm tỷ trọng
doanh thu lớn và được định hướng chiến lược ngày càng đóng góp nhiều hơn vào
thành công chung của Vietcombank. Mặc dù được đánh giá là ngân hàng hàng đầu tại
Việt Nam xét về vốn hóa thị trường, hiệu quả hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời,



2
chất lượng tài sản… nhưng Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
vẫn còn rất nhiều thử thách trong lộ trình cơ cấu lại giai đoạn 2016 – 2020 để hoàn
thành mục tiêu tổng quát đến năm 2020 trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam mà
dịch vụ NHBL được định hướng phát triển chiến lược. Hướng đến một trong 100 ngân
hàng lớn nhất châu Á, một trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất, được quản
trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Ngân hàng Nhà
nước, các cơ quan quản lý, đông đảo đối tác, cổ đông và hàng triệu khách hàng đã giao
nhiệm vụ và gửi gắm niềm tin.
Tỷ trọng huy động vốn của riêng khách hàng cá nhân tăng qua các năm và
chiếm 55% so với tổng huy động trong năm 2017. Cho vay khách hàng SME và cá
nhân với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012-2017 tương ứng là 17,6%/năm.
Các kênh phân phối hiện đại cũng được Vietcombank đẩy mạnh triển khai theo hướng
an toàn, hiệu quả, đồng thời gia tăng tương tác với khách hàng thông qua internet
banking, mobile banking, trung tâm chăm sóc khách hàng 24/7. Song song với việc
nghiên cứu cải tiến chất lượng các sản phẩm dịch vụ thông qua việc đầu tư toàn diện
từ hệ thống công nghệ, các quy trình quản lý rủi ro đến đơn giản hóa chính sách, thủ
tục và đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp. Tuy nhiên, khi các sản phẩm dịch vụ
của Vietcombank Vũng Tàu khi đi vào hoạt động vẫn còn phát sinh một số sự cố như
nhân viên chưa nắm, cập nhật kịp thời quy trình, gói sản phẩm; bị lỗi mạng, hệ thống;
bị ngưng đường truyền hay thời gian bảo trì máy móc tương đối lâu dẫn đến sai sót,
chậm trễ trong việc phục vụ khách hàng một cách chính xác, kịp thời. Vì vậy, việc
nghiên cứu đề tài: “Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu” có ý
nghĩa cấp thiết nhằm góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Vietcombank
Vũng Tàu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng
bán lẻ trên cơ sở xem xét các thực trạng phát triển dịch vụ này tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu.



3
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
-

Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các

NHTM bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
dịch vụ NHBL.
-

Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng Thương mại

Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu.
-

Đề xuất một số giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân

hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vị nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương

mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu.
-

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu dịch vụ ngân hàng bán lẻ.


Hướng trọng tâm vào nghiên cứu các dịch vụ bán lẻ truyền thống và hiện đại. Trong
đó đối tượng được cung cấp dịch vụ là người dân và các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu.
-

Thời gian nghiên cứu: Số liệu thứ cấp từ năm 2012-2017; Số liệu sơ cấp

được điều tra khảo sát từ tháng 05/2018 đến 08/2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Dữ liệu nghiên cứu
-

Dữ liệu thứ cấp: Được lấy từ các báo cáo và các văn bản của Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank); Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vũng (Vietcombank Vũng Tàu),
Bộ Tài chính; Số liệu từ niên giám thống kê; Các báo cáo kế hoạch của Phòng ban tại
Vietcombank Vũng Tàu và các bài báo, bài nghiên cứu khác…
-

Dữ liệu sơ cấp: Điều tra, khảo sát, thu thập ý kiến từ khách hàng về dịch vụ

ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi
nhánh Vũng (Vietcombank Vũng Tàu).


4
4.2.
-


Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp thu thập số liệu, tóm tắt trình

bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối
tượng nghiên cứu.
-

Phương pháp thống kê so sánh: Thông qua các chỉ tiêu số tuyệt đối, chỉ số

tương đối để so sánh cho thấy được sự thay đổi của hiện tượng nghiên cứu.
-

Phương pháp điều tra, khảo sát: Sử dụng phiếu điều tra khảo sát khách

hàng đến giao dịch tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi
nhánh Vũng Tàu để đánh giá chất lượng dịch vụ bán lẻ của ngân hàng.
-

Phương pháp phân tích ma trận: Sử dụng phương pháp phân tích ma trân

SWOT để tìm ra phương hướng phát triển dịch vụ của ngân hàng bán lẻ trong thời
gian sắp tới.
5. Sơ khảo tài liệu và điểm mới của đề tài
5.1. Sơ khảo tài liệu nghiên cứu
5.1.1. Nghiên cứu ngoài nước
Dịch vụ NHBL nói chung là một hoạt động kinh doanh truyền thống của hầu
hết các NHTM và đã được đề cập nhiều trong các trong các nghiên cứu dưới nhiều
khía cạnh khác nhau như: các loại hình dịch vụ NHBL, những nhân tố tác động đến
việc phát triển dịch vụ NHBL tại một ngân hàng cụ thể hay như tìm hiểu, phân tích vai

trò của dịch vụ NHBL cũng như nghiên cứu thị phần chiếm lĩnh của dịch vụ NHBL tại
một số ngân hàng ở các quốc gia khác nhau, …
Nghiên cứu về dịch vụ NHBL ở Bang New York của Cassy Glesson và Akua
Soadwa (2008) đã khảo sát 207 NHBL trên toàn bang để hiểu rõ thêm về các hàng hóa
và sản phẩm dịch vụ mà các ngân hàng này cung cấp cho khách hàng và các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu đã chỉ ra hơn 10 sản phẩm mà các ngân hàng này cung
cấp, chi phí cũng như lợi nhuận mà các hoạt động này mang lại như: cho vay tài chính,
dịch vụ chuyển tiền, hỗ trợ thanh toán thuế thu nhập cá nhân…
Nghiên cứu Bethlendi (2009) về “Nghiên cứu về thị trường tín dụng Hungary,
xu hướng thị trường, các hệ quả ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính” (Studies on the
Hungarian credit market, market trend, macroeconomic and financial stability


5
consequences) đã đánh giá hệ thống ngân hàng Hungary và thị trường tín dụng đã thay
đổi về cơ bản sau khi chuyển đổi sang hệ thống ngân hàng hai cấp từ giữa những năm
1990. Hoạt động tín dụng đã mở rộng hơn cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp
Hungary. Tác giả tập trung nghiên cứu thị trường cho vay hộ gia đình và các DNVVN,
bao gồm cho vay, tín dụng thuê mua, nghiên cứu thị trường cho vay thế chấp và hoạt
động cho vay thế chấp bằng ngoại tệ.
Nghiên cứu của Reynold E.Byers và Phillip J.Lederer (2001) đã đi vào nghiên
cứu chiến lược dịch vụ NHBL: mô hình truyền thống, điện tử và những sự chọn lựa
phân phối hỗn hợp. Theo nghiên cứu này thì việc xây dựng chiến lược phân phối dịch
vụ NHBL là một vấn đề quan trọng trong ngành công nghiệp ngân hàng. Nghiên cứu
này chỉ ra ảnh hưởng của công nghệ phân phối điện tử như PC bank là sự chọn lựa
trong chiến lược bán lẻ này. Những phân tích trong nghiên cứu này cho thấy: sự thay
đổi trong thái độ và ứng xử của khách hàng, thay thế cấu trúc chi phí của ngân hàng
với ảnh hưởng to lớn của công nghệ mới có ảnh hưởng đến sự chọn lựa chiến lược
phân phối của ngân hàng. dịch vụ NHBL có vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh
của các ngân hàng “Một chi nhánh ngân hàng thiếu dịch vụ ngân hàng cá nhân là một

ngân hàng có chiến lược tồi vì DVNH cá nhân thường chiếm đến hơn 40% tổng số
giao dịch”.
Nghiên cứu của Balaceanu (2011) đã phân tích các yếu tố của các DVNH, sự
phát triển của DVNH và thị trường sản phẩm ngân hàng, tình hình cung cấp các
DVNH ở Rumani, các tác động của toàn cầu hóa đến các DVNH, mục tiêu và vai trò
của việc thúc đẩy các DVNH,… Tác giả đã phân tích cho toàn bộ DVNH, đề xuất hình
thành chiến lược marketing và nêu ra quan điểm về đa dạng hóa DVNH.
Một số nghiên cứu của Tiwari và Buse (2006); Brunner và cs (2004) thì lại đi
vào nghiên cứu khái niệm về dịch vụ NHBL và đưa ra những nghiên cứu định lượng
về đóng góp của dịch vụ này trong sự tăng trưởng của các ngân hàng thương mại.
Theo đó, NHBL là loại ngân hàng mà ở đó khách hàng cá nhân sử dụng các sản phẩm
dịch vụ tại các chi nhánh địa phương của các NHTM lớn. Dịch vụ cung cấp gồm: cầm
cố, tiết kiệm, cho vay cá nhân, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng… NHBL thường đề cập đến
các ngân hàng mà trong đó giao dịch trực tiếp với khách hàng cá nhân nhiều hơn là với


6
các công ty và các ngân hàng khác. Trong các nghiên cứu này cũng đề cập đến dịch vụ
NHBL là tổ hợp các dịch vụ tài chính.
Trong nghiên cứu của hệ thống nghiên cứu Ngân hàng Trung ương Châu Âu
(ECB) về "Thị trường của những dịch vụ tài chính bán lẻ - Phát triển, hội nhập và ảnh
hưởng kinh tế", Ashcraft and Schuermann (2008) đi sâu phân tích tính đảm bảo trong
nghiệp vụ tín dụng cầm cố của ngân hàng.
Ngoài ra, còn có nhiều các nghiên cứu khác liên quan đến hoạt động dịch vụ
bán lẻ của ngân hàng.
5.1.2. Nghiên cứu trong nước
Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới với các hướng tiếp cận khác
nhau như đã đề cập ở phần trên nhưng do nhiều yếu tố khách quan các nghiên cứu liên
quan đến hoạt động ngân hàng bán lẻ vẫn chưa được đầu tư nghiên cứu đầy đủ, có tính
khoa học nên chưa được ứng dụng rộng rãi tại thị trường Việt Nam. Các công trình

khoa học, các bài báo đề cập đến lý luận phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung như:
Nghiên cứu của Trịnh Bá Tửu (2008) "Cần đổi mới nhận thức về dịch vụ ngân
hàng hiện đại" được đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 07 (2004) về đổi mới nhận thức
về dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Nghiên cứu của Lê Văn Huy, Phạm Thị Thanh Thảo (2008) “Phương pháp đo
lường chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng: Nghiên cứu lý thuyết” được đăng
trên Tạp chí Ngân hàng số 06 (2008) về nghiên cứu phương pháp định vị dịch vụ thẻ
ngân hàng biểu đồ nhận thức và lược đồ Radar về giá trị thỏa mãn khách hàng, tìm
kiếm các phương pháp đo lường dịch vụ ngân hàng.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Giàu (2008) "Cải cách và mở cửa dịch vụ ngân
hàng" được đăng trên Thời báo Ngân hàng số 1CT về cải cách, mở cửa dịch vụ ngân
hàng và ứng dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam.
Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phong (2011) “Đa dạng hóa sản phẩm kinh
doanh của Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”
; Võ Kim Thanh (2001) “Đa dạng hoá các nghiệp vụ ngân hàng mhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh của Vietinbank”; … thì lại tiếp cận dịch vụ ngân hàng nói chung và


7
dịch vụ NHBL nói riêng qua việc đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ, các sản phẩm
ngân hàng hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh, khả năng cạnh tranh và chủ động
trong hội nhập.
Hầu hết các công trình, bài báo, tạp chí trên mới chỉ đề cập đến quan niệm, dịch
vụ ngân hàng nói chung mà chưa phân tích cụ thể dịch vụ NHBL hoặc một loại hình
dịch vụ NHBL cụ thể. Chỉ đề cập đến tính cấp thiết phải đa dạng hóa DVNH nói
chung chứ chưa đi sâu vào phân tích cụ thể vai trò của dịch vụ NHBL đối với hoạt
động của các NHTM.
Nhóm các công trình khoa học, các bài báo về phát triển các loại hình dịch vụ
ngân hàng mới cũng có đề cập đến vai trò của dịch vụ NHBL đối với việc phát triển,

nâng cao năng lực cạnh tranh: Anh Hòa (2008) "Dịch vụ ngân hàng di động thị trường
nhiều tiềm năng" được đăng trên Thời báo Ngân hàng số 82; Ngô Thị Liên Hương
(2005) "Đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, một giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
của Ngân hàng thương mại" được đăng trên Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ số 5.
Thẻ thanh toán, dịch vụ ngân hàng hiện đại, Internet banking, Ebanking, SMS
banking… cũng đã được nhiều học giả trong nước nghiên cứu.
Trong các nghiên cứu này, dịch vụ NHBL với những đặc trưng của nó vẫn chỉ
được tiếp cận khá mờ nhạt, ở những khía cạnh khác nhau.
Nghiên cứu của Văn Chiến (2004), “Ngân hàng bán lẻ và dịch vụ ATM của các
NHTM ở Việt Nam” đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 3 (2004) đã nêu một cách khái
quát về hoạt động ngân hàng bán lẻ trong giai đoạn khởi đầu ở Việt Nam và đi sâu
nghiên cứu về mảng dịch vụ ATM của các NHTM. Tuy đã đưa ra được cái nhìn tổng
quan về dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam thời điểm đó nhưng bài viết chỉ tập
trung chủ yếu vào dịch vụ ATM mà chưa nghiên cứu đến các mảng dịch vụ khác của
NHTM. Các công trình khoa học, các bài báo đề cập về cạnh tranh phát triển DVNH
trên thị trường Việt Nam cũng có đề cập đến dịch vụ NHBL: Anh Tuấn (2005) "Từ
cạnh tranh lãi suất đến cạnh tranh dịch vụ" đăng trên Thời báo Ngân hàng đề cập đến
cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại từ cạnh tranh lãi suất sang
cạnh tranh dịch vụ; Phạm Thị Nguyệt (2007) "Hệ thống NHTM cổ phần trong cuộc
cạnh tranh mới về dịch vụ" trên Tạp chí Ngân hàng bàn về Ngân hàng TMCP trong


8
cuộc cạnh tranh mới về dịch vụ. Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp, đặc biệt giữa các NHTM vô cùng gay gắt. Các công trình khoa học, các
bài báo trên phần nào đã nêu lên sự cạnh tranh quyết liệt giữa các NHTM trên thị
trường.
Vũ Thị Ngọc Dung (2007) với nghiên cứu “Phát triển các dịch vụ ngân hàng
bán lẻ - một xu hướng phát triển tất yếu của các ngân hàng” đăng trên Tạp chí Ngân
hàng số 7 (2007) đã đưa ra cái nhìn tổng quát và đẩy đủ hơn về xu hướng phát triển

dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở các ngân hàng Việt Nam hiện nay, tuy nhiên không đi sâu
nghiên cứu thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ của cụ thể một ngân hàng
nào.
Ngoài ra, còn có một vài đề tài nghiên cứu về hoạt động ngân hàng bán lẻ như:
Mai Văn Sắc (2007) có đề tài“Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ ngân
hàng bán lẻ đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Gia Lai”; Lê Thị Mai
Phương (2009) với đề tài “Giải pháp ứng dụng Marketing trong việc phát triển các
dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng BIDV Hải Dương”... Tuy nhiên do mục đích
và yêu cầu khác nhau và đặc thù riêng của từng ngân hàng mà các nghiên cứu trên chỉ
tập trung phân tích, đánh giá và đưa ra các kiến nghị cho từng ngân hàng cụ thể và gần
như không thể áp dụng các giải pháp đó cho các đơn vị khác.
5.2.

Điểm mới của đề tài

Dịch vụ NHBL đã có từ lâu nhưng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại
thương Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu rất ít thậm chí chưa có nhiều luận văn quan
tâm, nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này.
Đề tài này đã nghiên cứu đầy đủ thực trạng việc phát triển của dịch vụ NHBL
như: cơ sở vật chất, chất lượng sản phẩm của dịch vụ, năng lực tài chính của ngân
hàng, năng lực quản trị điều hành và chiến lược nguồn nhân lực, công tác quảng bá
dịch vụ ngân hàng. Nghiên cứu thực trạng, cùng với những hạn chế về chất lượng dịch
vụ NHBL của ngân hàng và nguyên nhân của những hạn chế được đề tài xác định cụ
thể từ quy trình thủ tục, biểu phí áp dụng, cho đến năng lực cán bộ … Trên cơ sở đó,
một bức tranh toàn cảnh về thực trạng cung cấp dịch vụ NHBL của Vietcombank


9
Vũng Tàu được thể hiện rõ, tạo thuận lợi cho việc đánh giá và đưa ra các giải pháp cụ
thể để nâng cao chất lượng dịch vụ.

Với những đóng góp này, tác giả hy vọng đề tài sẽ không chỉ giúp cho Lãnh
đạo Vietcombank Vũng Tàu đưa ra các giải pháp để nâng cao được chất lượng dịch vụ
NHBL tại đơn vị, mà còn giúp cho các chi nhánh khác trong hệ thống Vietcombank
nói riêng và trong toàn ngành ngân hàng nói chung có thể dùng làm tài liệu tham khảo
trong quá trình phát triển dịch vị NHBL hiện đại, hội nhập sâu rộng hơn nữa, tiệm cận
trình độ phát triển của kinh tế thế giới.
6. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm có các mục và chương sau:
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại và dịch vụ về ngân hàng bán
lẻ.
Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại
Vietcombank Chi nhánh Vũng Tàu.
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Vietcombank Chi
nhánh Vũng Tàu.
Phần kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục


10
CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH
VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ
1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại, chức năng và nghiệp vụ của
NHTM
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tài chính có vị trí quan trọng nhất
và có số lượng rất lớn trong nền kinh tế. Sự có mặt của NHTM trong hầu hết các mặt
hoạt động của nền kinh tế xã hội đã chứng minh rằng: ở đâu có một hệ thống NHTM
phát triển thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế xã hội và ngược lại

(Trần Xuân Hiển, 2017: tr 8).
Theo Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) định nghĩa: “Ngân hàng thương mại
là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công
chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng nguồn lực đó
cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.
Tại Việt Nam cũng có rất nhiều khái niệm về ngân hàng thương mại. Theo
Nghị định Chính phủ số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 có nêu: “Ngân hàng thương
mại là ngân hàng được thực hiện toàn bjộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh
doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh
tế của Nhà nước”. Trong đó, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và
dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để
cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Tóm lại, từ những định nghĩa trên về ngân hàng, có thể rút ra được ngân hàng
thương mại là loại hình ngân hàng giao dịch trực tiếp với các doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế và cá nhân thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền tiết kiệm rồi sử dụng số vốn đó
để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng các dịch vụ
ngân hàng cho các đối tượng trên.
1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại
1.1.2.1.

Chức năng trung gian tín dụng

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của
ngân hàng thương mại vì nó phản ánh bản chất của ngân hàng thương mại là đi vay để


11
cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đồng thời nó cũng là cơ
sở để thực hiện các chức năng khác (Phan Thị Thu Hà, 2007: tr 16)
Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai

trò là cầu nối giữa người dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn thông qua việc huy
động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, tập hợp lại để cung cấp tín dụng cho nền
kinh tế.
Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đã góp phần tạo lợi
ích cho tất cả các bên tham gia bao gồm: người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay
đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
1.1.2.2.

Chức năng trung gian thanh toán

Ngân hàng thương mại đóng vai trò như là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá
nhân khi thực hiện các lệnh thanh toán chuyển khoản, lệnh thu chi, dịch vụ tài khoản
cho khách hàng bằng cách cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán
khác nhau như: uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc, thanh toán qua hệ thống thẻ, máy
POS … Tuỳ theo nhu cầu mà mỗi khách hàng có thể lựa chọn phương thức thanh toán
phù hợp với mình. Nhờ có chức năng trung gian thanh toán mà khách hàng không phải
dự trữ số lượng lớn tiền mặt, không phải đem tiền mặt đi thanh toán trức tiếp … qua
đó giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí, giảm thiểu rủi ro như rủi ro về tiền giả,
trộm cướp …; thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu
chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế (Nguyễn Thị Minh Hiền, 2011). Đồng
thời, việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được lượng tiền mặt
trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm
nhận, bảo quản tiền... (Phan Thị Thu Hà, 2009 : tr 76)
Đối với ngân hàng thương mại, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận
cho ngân hàng thông qua việc thu phí thanh toán và là cơ sở hình thành chức năng tạo
tiền của ngân hàng thương mại.
1.1.2.3.

Chức năng tạo tiền


Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng vốn huy động
được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa,
thanh toán dịch vụ đối với nhà cung cấp... Số tiền thanh toán cho nhà cung cấp lại


12
được gửi vào tài khoản của nhà cung cấp tại ngân hàng với tên gọi là tiền gửi thanh
toán (Phan Thị Thu Hà, 2007: tr 24). Ngân hàng của nhà cung cấp lại sử dụng nguồn
tiền tạm thời này để cho vay với các đối tượng khác …
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của Ngân hàng
thương mại. Với mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận các Ngân hàng thương mại với
nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức
năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức
năng khác của Ngân hàng thương mại là chức năng trung gian tín dụng và chức năng
thanh toán (David Cox, 1997: tr 54)
Với chức năng này, hệ thống Ngân hàng thương mại đã làm tăng tổng phương
tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.
1.1.3. Phân loại NHTM theo hình thức sở hữu
1.1.3.1.

Ngân hàng sở hữu tư nhân

Là Ngân hàng do cá thể thành lập bằng vốn của cá nhân. Loại Ngân hàng này
thường nhỏ, phạm vi hoạt động thường là trong từng địa phương và thường gắn liền
với doanh nghiệp và cá nhân ở địa phương.
1.1.3.2.

Ngân hàng sở hữu của các cổ đông (Ngân hàng cổ phần)

Ngân hàng này được thành lập thông qua phát hành (bán) các cổ phiếu, việc

nắm giữ các cổ phiếu cho phép người sở hữu có quyền tham gia quyết định các hoạt
động của Ngân hàng, tham gia chia cổ tức từ thu nhập của Ngân hàng đồng thời phải
chịu tổn thất có thể xảy ra. Do vốn sở hữu được hình thành thông qua tập trung, các
Ngân hàng cổ phần có khả năng tăng vốn nhanh chóng vì vậy thường là các Ngân
hàng lớn và có phạm vi hoạt động rộng, đa năng, có nhiều chi nhánh hoặc công ty con.
(Nguyễn Thị Quý, 2008)
1.1.3.3.

Ngân hàng sở hữu Nhà nước

Đây là loại hình Ngân hàng mà vốn sở hữu do nhà nước cấp, có thể là nhà nước
Trung ương hoặc tỉnh, thành phố. Các Ngân hàng này được thành lập nhằm thực hiện
một số mục tiêu nhất định, thường là do chính sách của chính quyền Trung ương hoặc
địa phương quy định. ở các nước đi theo con đường phát triển xã hội chủ nghĩa, Nhà
nước thường quốc hữu hóa các Ngân hàng tư nhân hoặc cổ phần lớn, hoặc tự xây dựng


×