Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SÀNG, VI KHUẨN học và ĐÁNH GIÁ kết QUẢ điều TRỊ PXE QUANH AMIĐAN tại BỆNH VIỆN BẠCH MAI và BỆNH VIỆN TAI mũi HỌNG TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.93 MB, 88 trang )

B GIO DC V O TO
B Y T
TRNG I HC Y H NI
-----***-----

TH DUNG

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn
học
và đánh giá kết quả điều trị pxe quanh
Amiđan tại bệnh viện bạch mai và bệnh
viện
tai mũi họng trung ơng

LUN VN THC S Y HC


HÀ NỘI - 2017


B GIO DC V O TO
B Y T
TRNG I HC Y H NI
-----***-----

TH DUNG

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn
học
và đánh giá kết quả điều trị của ápxe
quanh Amiđan tại bệnh viện bạch mai và


bệnh viện
tai mũi họng trung ơng
Chuyờn ngnh: Tai mi hng
Mó s: 60720155
LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. Lấ CễNG NH


HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại bộ môn Tai Mũi Họng trường Đại Học Y Hà
Nội, được sự giúp đỡ tận tình của nhà trường và bệnh viện, Tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến:
 Đảng uỷ, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Bộ môn Tai Mũi
Họng trường ĐH Y Hà Nội
 Đảng uỷ, Ban giám đốc bệnh viện Tai Mũi họng trung ương.
 Đảng uỷ, Ban giám đốc bệnh viện Bạch Mai
Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành gửi lời cảm
ơn đến PGS.TS. Lê Công Định – Trưởng khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Bạch
Mai - người thầy mẫu mực, đã tận tình chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho tôi
trong suốt thời gian qua và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Lương
Thị Minh Hương - Bộ môn Tai Mũi Họng Trường Đại học Y Hà Nội.
Cùng toàn thể các thầy, cô của Bộ môn Tai Mũi Họng và Bệnh viện Tai
Mũi Họng Trung ương và đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và truyền cho tôi
những kinh nghiệm trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới tập thể:

 Khoa Cấp Cứu bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
 Khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Bạch Mai
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin trân trọng biết ơn tới tất cả những người thân yêu
trong gia đình đã chia sẻ những khó khăn vất vả, động viên tôi trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Hà Nội ngày 18 tháng 10 năm 2017


Đỗ Thị Dung

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Đỗ Thị Dung, lớp bác sĩ nội trú khóa 40, Trường Đại học Y Hà
Nội, chuyên ngành Tai Mũi Họng, xin cam đoan.
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Lê Công Định.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2017
Người viết cam đoan

Đỗ Thị Dung



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BN


: Bệnh nhân

I

: Intermediate (Trung gian)

R

: Resistant (Kháng)

S

: Susceptible (Nhạy cảm)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN..........................................................................3
1.1. GIẢI PHẪU AMIĐAN........................................................................3
1.1.1. Giải phẫu Amiđan..........................................................................3
1.1.2. Khoang quanh amiđan...................................................................5
1.1.3. Liên quan mạch máu......................................................................6
1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VỀ APXE QUANH AMIĐAN.................11
1.2.1. Trên thế giới.................................................................................11
1.2.2. Ở Việt Nam..................................................................................12
1.3. BỆNH HỌC ÁPXE QUANH AMIDAN............................................14
1.3.1. Định nghĩa...................................................................................14
1.3.2. Nguyên nhân................................................................................14
1.3.3. Bệnh sinh.....................................................................................16
1.3.4. Triệu chứng lâm sàng..................................................................16

1.3.5. Thể lâm sàng................................................................................19
1.3.6. Cận lâm sàng...............................................................................20
1.3.7. Xét nghiệm vi sinh.......................................................................21
1.3.8. Biến chứng...................................................................................21
1.3.9. Chẩn đoán xác định.....................................................................22
1.3.10. Chẩn đoán phân biệt..................................................................23
1.3.11. Điều trị.......................................................................................23
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........26
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................................26
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.........................................................26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân.....................................................26


2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.....................................................................26
2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu...................................................27
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu...............................................................29
2.2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................30
2.2.5. Các chỉ số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá.................................31
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu...........................................................35
2.2.7. Đạo đức nghiên cứu........................................................................35
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................36
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ VI KHUẨN HỌC CỦA ÁP XE
QUANH AMIĐAN...........................................................................36
3.1.1. Đặc điểm chung...........................................................................36
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng............................................38
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ.........................................................................50
3.2.1. Các phương pháp điều trị............................................................50
3.2.2. Thời gian điều trị trung bình........................................................51
3.2.3. Kết quả điều trị............................................................................52

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN...........................................................................53
4.1. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ VI KHUẨN HỌC......................53
4.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu............................................53
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng......................................................................56
4.1.3. Đặc điểm vi khuẩn học................................................................59
4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ....................................................63
KẾT LUẬN..................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi.......................................................................36
Bảng 3.2. Tiền sử về amiđan......................................................................38
Bảng 3.3. Tiền sử các bệnh lý toàn thân...................................................39
Bảng 3.4. Điều trị trước khi vào viện........................................................39
Bảng 3.5. Thời gian từ khi mắc bệnh đến khi vào viện...........................40
Bảng 3.6. Triệu chứng toàn thân...............................................................40
Bảng 3.7. Triệu chứng cơ năng..................................................................41
Bảng 3.8. Biểu hiện tại amiđan .................................................................42
Bảng 3.9. Triệu chứng của các cấu trúc quanh amiđan .........................43
Bảng 3.10. Phân bố các thể lâm sàng..........................................................44
Bảng 3.11. Kết quả xét nghiệm vi khuẩn....................................................44
Bảng 3.12. Số loại vi khuẩn phân lập được trong một mẫu bệnh phẩm
.....................................................................................................45
Bảng 3.13. Kết quả xét nghiệm vi khuẩn....................................................45
Bảng 3.14. Kết quả kháng sinh đồ của Streptococcus pyogenes................46
Bảng 3.15. Kết quả kháng sinh đồ của Streptococcus viridians................47
Bảng 3.16. Kết quả kháng sinh đồ của Streptococcus pneumonia............48
Bảng 3.17. Kết quả kháng sinh đồ của Staphylococus aureus..................49

Bảng 3.18. Phương pháp điều trị.................................................................50
Bảng 3.19. Thời gian điều trị trung bình....................................................51
Bảng 3.20. Kết quả điều trị..........................................................................52
Bảng 3.21. Kết quả định danh vi khuẩn của các BN phải chuyển phác
đồ điều trị.....................................................................................52


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Amiđan bình thường .....................................................................3

Hình 1.2.

Giải phẫu amiđan bình thường nhìn từ phía trước .......................4

Hình 1.3.

Vùng amiđan và các khoang quanh họng .....................................5

Hình 1.4.

Mạch máu nuôi amiđan ................................................................7

Hình 1.5.

Các tĩnh mạch của amiđan ............................................................7

Hình 1.6.


Hình ảnh ápxe quanh amiđan thể trước trên .............................18

Hình 1.7.

Ví dụ về kết quả kháng sinh đồ trên thạch Mueller-Hinton........29

Hình 2.1.

Máy nội soi Tai Mũi Họng..........................................................30


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới.......................................................................37
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo mùa......................................................................37


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Amiđan nằm ngay cửa ngõ đường hô hấp và đường tiêu hóa, thức ăn
và không khí vào họng miệng đều phải đi qua amiđan nên amiđan là vùng dễ
bị nhiễm trùng. Amiđan có chức năng miễn dịch quan trọng, tham gia bảo
vệ cơ thể. Khi amiđan bị viêm tái phát nhiều lần sẽ trở thành ổ nhiễm khuẩn
và ápxe quanh amiđan là một biến chứng tại chỗ do viêm amiđan không
được điều trị kịp thời. Ápxe quanh amiđan là giai đoạn mưng mủ của tổ chức
liên kết giữa khối amiđan và thành họng [1], [2]. Ápxe quanh amiđan thường
do biến chứng của viêm amiđan cấp, amiđan mạn hồi viêm, một vài trường
hợp là do biến chứng của răng khôn hàm dưới [1].
Nếu mủ lan rộng ra mô liên kết lỏng lẻo theo các khoang giải phẫu tự

nhiên của họng thì ổ ápxe có thể lan lên mặt hoặc xuống ngực gây nên bệnh
cảnh nhiễm trùng nhiễm độc nặng nề. Nếu không xử trí kịp thời bệnh có thể
gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm tấy hạch góc hàm, nhiễm trùng
vùng cổ sâu, viêm trung thất, viêm phổi…Nhưng nếu phát hiện sớm và xử trí
bệnh kịp thời sẽ rút ngắn thời gian điều trị, tránh được các biến chứng nguy
hiểm [1], [3].
Ápxe quanh amiđan là một bệnh lý thường gặp và là một cấp cứu Tai
Mũi Họng [3]. Ở Mỹ cứ 100.000 người dân có 30 trường hợp mắc bệnh [4].
Theo Sana S. (2005), thì bệnh lý này chiếm 1,11% trong các cấp cứu tai mũi
họng [5]. Trong nước, tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Lâm Đồng từ 1/200012/2002 đã tiếp nhận 44 trường hợp viêm tấy hoặc ápxe quanh amiđan [6]. Tại
bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh từ 2001- 2002 có 214 bệnh
viêm tấy – ápxe quanh amiđan đến khám và điều trị [7].
Năm 2006, Sim Keo Pich đã nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị của viêm tấy, ápxe quanh amiđan tại


2

bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương [8]. Trong 10 năm qua, bệnh cảnh lâm
sàng, vi khuẩn gây bệnh đã có nhiều thay đổi, cùng với sự cập nhật của xét
nghiệm vi khuẩn và các loại kháng sinh thế hệ mới đã giúp cho chẩn đoán và
điều trị bệnh có nhiều tiến bộ, tiên lượng bệnh được tốt hơn. Tuy nhiên việc
sử dụng kháng sinh một cách rộng rãi đã gây nên tình trạng kháng thuốc của
vi khuẩn làm cho chẩn đoán và điều trị ápxe quanh amiđan vẫn còn là một
thách thức với các nhà lâm sàng. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên
cứu đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn học và đánh giá kết quả điều trị ápxe
quanh Amiđan tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Tai Mũi Họng
Trung Ương” nhằm hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn học ápxe quanh amiđan.
2. Đánh giá kết quả điều trị ápxe quanh amiđan tại Bệnh viện Tai

Mũi Họng trung ương và Bệnh viện Bạch Mai.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. GIẢI PHẪU AMIĐAN VÀ CÁC KHOANG QUANH HỌNG
1.1.1. Giải phẫu Amiđan

Lưỡi gà
Amidan

Hình 1.1. Amiđan bình thường [9]
Amiđan khẩu cái là một khối tổ chức lympho, là bộ phận lớn nhất của
vòng bạch huyết Waldeyer. Mỗi người đều có hai amiđan nằm ở thành bên
họng trong hốc amiđan. Amiđan có hình bầu dục, có hai mặt, hai bờ và hai
cực [10]. Kích thước amiđan thay đổi to nhỏ khác nhau tùy theo từng người.
Ở trẻ em Amiđan thường to trong khi ở người già thường nhỏ, không dễ
nhận thấy. Phần nhìn thấy của Amiđan chỉ phản ánh một phần kích thước
thật của nó vì phần lớn Amiđan bị lưỡi che lấp và bị vùi trong khẩu cái mềm.
Khi phát triển đầy đủ thì kích thước trung bình của Amiđan là cao 2 cm,
rộng 1,5 cm, dày 1cm và nặng khoảng 1,5g [11].
Mặt ngoài: Dính với màn hầu, được bao bọc bởi một lớp vỏ xơ ngăn
cách amiđan với thành bên họng bởi một khoảng gọi là khoảng quanh


4

amiđan. Nửa dưới mặt ngoài có cuống amiđan là nơi có bó mạch thần kinh

chạy vào amiđan nên vùng này khó bóc tách và rất dễ chảy máu khi làm
phẫu thuật. Các phần còn lại của khoảng quanh amiđan chứa tổ chức liên kết
lỏng lẻo nên dễ dàng bị bóc tách, đây cũng là nơi dễ tụ mủ khi amiđan bị
viêm nặng tạo nên những ổ ápxe quanh amiđan.
Mặt trong: là mặt tự do, không nhẵn mà có những lỗ, mỗi lỗ đổ vào một
khoang hẹp khác nhau, niêm mạc mặt này liên tục với niêm mạc họng miệng.
Bờ trước: dính vào trụ trước và cơ lưỡi - màn hầu, trụ trước đi từ phía
ngoài của lưỡi gà xuống dưới, ra ngoài xuống đến rãnh lưỡi amiđan. Phía
dưới khối amiđan dính vào trụ trước tạo với đáy lưỡi nếp tam giác.
Bờ sau: dính vào trụ sau và cơ họng - màn hầu, trụ sau đi từ bờ tự do
của buồm hàm gần như đi thẳng xuống dưới liên tiếp với thành bên của họng
tạo nên cơ xiết họng giữa. Trụ sau là một nếp mỏng nhưng dày hơn trụ trước
và có lưới tĩnh mạch rất phong phú.
Hai cực: đều tự do. Cực trên cách vòm của hai trụ bởi một hố là hố
trên amiđan, nhiều khi hố này có khe Tourtual ăn sâu lấn ra phía trước, phía
ngoài, khe này hay bị nhiễm trùng gây ra áp xe quanh amiđan thể trước trên.
1.

Rãnh lưỡi Amiđan

2.

Trụ sau

3.

Trụ trước

4.


Khe liên hầu

5.

Ngách khẩu cái

6.

Xoang Tourtual

7.

Nếp bán nguyệt

8.

Nếp tam giác

Hình 1.2. Giải phẫu amiđan bình thường nhìn từ phía trước [9]


5

Hốc amiđan: các hốc amiđan như những hầm ngầm từ bề mặt đi sâu
vào nhu mô amiđan cho đến tận bao. Có khoảng 10-30 hốc cho mỗi bên
amiđan. Các hốc làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt của amiđan và cho phép
biểu mô dễ tiếp cận được các nang lympho. Về mặt lâm sàng, các hốc chính
là nơi ứ đọng cặn thức ăn, mảnh vỡ tế bào, vi khuẩn cư trú, gây nhiều khó
chịu và phiền toái.
1.1.2. Khoang quanh amiđan

Giữa khối amiđan và hố amiđan là khoang quanh amiđan, chứa tổ
chức liên kết lỏng lẻo gồm các sợi liên kết và sợi cơ do đó có thể bóc tách
amiđan khỏi hố amiđan một cách dễ dàng, nhất là ở trẻ em. Ở người lớn bị
viêm amiđan nhiều lần sẽ dễ hình thành ổ mủ ở khoảng quanh amiđan (ổ
ápxe quanh amiđan) [11].

1. Amiđan

2. Trụ trước
3.Trụ sau
4.Cơ khít hầu trên
5. Khoang quanh Amiđan
6. Động mạch khẩu cái
7. Khoang sau Amiđan

Hình 1.3. Vùng amiđan và các khoang quanh họng [9]


6

1.1.3. Liên quan mạch máu
Động mạch cảnh trong và cảnh ngoài thường nằm ở phía sau mặt
phẳng trán đi qua trụ sau.
Động mạch cảnh ngoài nằm ở phần trong, sâu của hố mang tai, đi từ
dưới lên hơi cong vào trong, ở xa bên ngoài và sau cực dưới của amiđan
khoảng 10-20 mm.
Động mạch cảnh trong nằm trong, sau màng trâm hầu, cách cực trên
của hố amiđan 10-20 mm, cách trụ sau 7-8 mm [10].
1.1.3.1. Động mạch nuôi amiđan khẩu cái
Nuôi dưỡng amian là một hệ thống khá nhiều động mạch và đều là

nhánh của động mạch cảnh ngoài, phân chia thành 2 nhóm chính:
Nhóm ở cực dưới amiđan là quan trọng nhất gồm:
+ Động mạch mặt: sau khi uốn vòng cung cách cực dưới 10 mm sinh
ra động mạch khẩu cái lên, động mạch này cho nhánh amiđan và tưới máu
cho thành bên họng, đôi khi động mạch amiđan xuất phát trực tiếp từ động
mạch mặt.
+ Động mạch lưỡi cũng cho 1 nhánh đi tới amiđan.
Nhóm ở cực trên gồm:
+ Động mạch hàm trong cho nhánh động mạch khẩu cái xuống kèm
với một nhánh cho amiđan.
+ Động mạch hầu lên cũng cho một nhánh tới amiđan.
Tất cả các động mạch của amiđan đều đi qua thành ngoài họng (cơ
khít họng) để vào hố amiđan rồi vào amiđan qua cuống của nó. Tại amiđan
chúng làm thành một đám rối rồi phân phối ra toàn amiđan qua các lớp mô
liên kết.


7

1.Động mạch cảnh trong
2. Động mạch cảnh ngoài
3. Động mạch mặt
4. Động mạch lưỡi
5. Động mạch họng trên
6. Động mạch khẩu cái xuống
Hình 1.4. Mạch máu nuôi amiđan [9]
1.1.3.2. Các tĩnh mạch của amiđan khẩu cái
Được chia làm 3 nhóm chính:
Nhóm các tĩnh mạch ở vùng sau trên của amiđan nhập vào hệ thống
tĩnh mạch chân bướm rồi về xoang tĩnh mạch hang nội sọ.

Các tĩnh mạch cuống trên của amiđan đi về tĩnh mạch cảnh ngoài.
Các tĩnh mạch cuống dưới đi về tĩnh mạch cảnh trong [10].
Bạch mạch: chạy vào hạch cổ sâu, nhất là hạch dưới cằm.
Thần kinh: tách từ một đám rối tạo nên bởi các nhánh của dây thần
kinh lưỡi.

1. Thân tĩnh mạch chung
giáp – lưỡi – mặt
2. Tĩnh mạch cảnh trong
3. Tĩnh mạch cảnh ngoài

Hình 1.5. Các tĩnh mạch của amiđan [9]


8

1.1.4. Giải phẫu khoảng quanh họng.
Khoảng quanh họng là những khoang ảo do các lá cân của cổ bao bọc các
cấu trúc của vùng cổ tạo thành, đây là vùng giải phẫu rất phức tạp bởi vị trí
nằm sâu, chứa nhiều cấu trúc thần kinh, mạch máu quan trọng của vùng cổ.
Khoảng quanh họng bao gồm có hai khoang:
- Khoang sau họng (khoang I)
- Khoang bên họng : + Khoang sau trâm (khoang II)
+ Khoang trước trâm (khoang III)
1.1.4.1. Khoang sau họng
Khoang sau họng nằm ở giữa họng và cột sống cổ khoang này còn được
gọi là khoang sau tạng hay khoang sau họng của Henkée
 Giới hạn
- Phía trước: là cơ siết họng trên và mạc hầu nền.
- Phía sau: là các cơ trước sống.

- Phía bên: là bao cảnh (vách thẳng của cân Charpy).
- Phía trên: là nền sọ.
- Phía dưới: khoang này chạy xuống đến chỗ chia đôi khí quản ở trung
thất trên tương ứng đốt ngực số 2, tại đây lá giữa của cân cổ sâu hoà nhập
vào mạc cánh của lớp sâu cân cổ sâu.
 Thành phần chứa đựng trong khoang
Trong khoang này chứa tổ chức liên kết, các hạch bạch huyết. Đặc biệt ở
trẻ em có hạch Gillet, ở người lớn có hạch sau bên họng của Rouvieve ở
ngang tầm đốt đội. Các hạch này nhận bạch huyết từ vòm, vòi Eustache,
thành sau bên họng, 1/3 sau hốc mũi và các xoang mặt…
 Liên quan
- Phía trước: là cân họng có niêm mạc phủ lên.
- Phía sau: liên quan với khoang trước sống.
- Phía trên:liên quan với nền sọ.
- Phía dưới: thông với khoang sau tạng và trung thất.
1.1.4.2. Khoang bên họng:
Còn gọi là khoang hàm họng, khoang cạnh họng, có hình tháp lộn ngược.
Đỉnh ở ngang mức xương móng, đáy ở nền sọ.
 Giới hạn và thành phần chứa đựng :
- Đáy (ở nền sọ) : giới hạn trên của khoang này là một phần nhỏ của xương
thái dương. Thành trong trên sát với cân nối giữa chân bướm trong đến gai
xương bướm.


9

- Phía dưới: được giới hạn bởi chỗ nối của bụng sau cơ nhị thân và sừng lớn
của xương móng. Tại đây các lá cân tập trung lại trở nên dầy, chắc hơn và có
tác dụng như một hàng rào yếu ớt ngăn cản nhiễm trùng lan rộng ra.
- Phía sau: được giới hạn bởi các lá cân bao phủ lên cột sống và cơ trước

sống.
- Phía trước : được giới hạn bởi dây chằng chân bướm hàm dưới và chân
bướm trong.
- Phía ngoài : được giới hạn bởi tuyến nước bọt mang tai, ngành lên xương
hàm dưới, cơ chân bướm trong và cơ liên chân bướm.
- Phía trong : chính là vách thẳng Charpy ngăn cách chia ra khoang sau họng
và khoang bên họng, cân này ở sau vùng cơ của trụ sau amidan.

Hình 1.6: Thiết đồ cắt dọc qua khoang bên họng [9].
Trong khoang bên họng này có mỏm trâm và bó Riolan (gồm: cơ trâm họng, cở trâm - lưỡi, dây chằng trâm – móng, dây chằng trâm – hàm), chia
khoang này thành hai khoang:
 Khoang trước trâm (còn gọi là khoang dưới tuyến mang tai trước


10

của Sébileau hay khoang cạnh amidan), khoang này nằm trước
mỏm trâm, có hình tam giác.
Thành phần chứa đựng : Chủ yếu chứa cơ, các mạch máu phụ
thuộc vào các cuống mạch của vùng họng như động mạch hàm
trong, thần kinh tai thái dương, thần kinh lưỡi họng IX, thần kinh
ổ răng dưới, đám rối họng của Haller, thuỳ sâu của tuyến mang
tai, các hạch bạch huyết, nhánh của động mạch cảnh ngoài.
 Khoang sau trâm (còn gọi là khoang dưới tuyến mang tai sau của
Sébileau), khoang có hình trụ tứ giác.
Thành phần chứa đựng : Chủ yếu chứa mạch máu và thần kinh, bao gồm :
Động mạch cảnh trong, tĩnh mạch cảnh trong, chuỗi giao cảm cổ, các dây
thần kinh sọ não IX, X, XI, XII và nhiều hạch lympho, đồng thời còn chứa
nhiều thành phần cận hạch xung quanh tĩnh mạch và động mạch cảnh theo
trục bó cảnh và dây X.



11

Ghi chú : Màu đỏ - khoang sau họng; Màu xanh- khoang sau trâm; Màu
hồng- khoang trước trâm
Hình 1.7: Thiết đồ cắt ngang qua khoảng quanh họng [9].
Tóm lại: Khoảng quanh họng có cấu trúc phức tạp và các khoang lại thông
trực tiếp, gián tiếp với nhau, nên khi ổ ápxe hình thành từ một trong các
khoang thì ổ mủ ít khi giới hạn ở một khoang nhất định mà dễ dàng lan
sang các khoang lân cận và có thể lan xuống trung thất gây ra các biến
chứng nặng nề hơn.
1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VỀ APXE QUANH AMIĐAN
1.2.1. Trên thế giới
- Ápxe quanh amiđan được mô tả lần đầu tiên vào thế kỉ thứ 14, tuy
nhiên chỉ từ khi thuốc kháng sinh xuất hiện vào thế kỉ 20 thì bệnh mới được
mô tả rộng rãi hơn.


12

- Năm 1911 và 1915, Winkler và Barnes đã lần đầu tiên nêu về việc cắt
amiđan trong thời gian ápxe (cắt amiđan nóng) tại Mỹ nhưng mãi từ năm
1930 đến 1970 việc điều trị cắt amiđan trong thời gian ápxe này mới được
thực hiện [12].
- Năm 1973, Bonding đã nghiên cứu về cắt amiđan nóng trong thời gian
ápxe, cho kết quả về thời gian điều trị nội trú của bệnh nhân là 6 ngày [13].
- Năm 1961, King đưa ra kiến nghị điều trị ápxe amiđan chỉ nên chọc
hút dẫn lưu mủ (không chích rạch), tuy nhiên kết quả không khả quan.
- Năm 1983, Eykyn nêu kinh nghiệm về sử dụng Metronidazol trong

điều trị nhiễm khuẩn kị khí [14].
- Năm 1991, Brook I đã nghiên cứu về các vi khuẩn ái khí và vi khuẩn
kị khí gây bệnh được xác định trong ápxe quanh amiđan với kết quả là vi
khuẩn ái khí chiếm 65% tổng số các trường hợp ápxe quanh amiđan [15].
- Năm 2002, Matsuda đã nghiên cứu về 724 trường hợp ápxe quanh
amiđan tại Nhật Bản trong khoảng thời gian từ năm 1988 – 1999. Theo
nghiên cứu này vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là nhóm α – Hemolytic
Streptococcus và gặp 13 trường hợp ápxe quanh amiđan gây biến chứng
nhiễm trùng vùng cổ sâu và viêm trung thất [16].
- Năm 2006, Wang- Yu báo cáo về 4 trường hợp ápxe quanh amiđan thể
dưới được điều trị thành công bằng kháng sinh (ampicillin + sulbactam) [17].
- Năm 2016, Chang B.A đã tống kết 11 nghiên cứu trên 624 bệnh nhân
ápxe quanh amiđan và so sánh hiệu quả của phương pháp chọc hút ổ ápxe
với chích rạch dẫn lưu ổ ápxe, kết quả cho thấy các bệnh nhân được chích
rạch dẫn lưu ổ ápxe có tỉ lệ tái phát thấp hơn các bệnh nhân được chọc hút
đơn thuần [18].
1.2.2. Ở Việt Nam
- Năm 1988, Lê Sỹ Lân đã nghiên cứu về 136 trường hợp ápxe quanh


×